Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Công tác dân vận của lực lượng công an nhân dân giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 219 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG
CÔNG AN NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI – 2021


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG
CÔNG AN NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Mã số: 931 02 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Văn Giang

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng, khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học đã công bố.
Nghiên cứu sinh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ANQG

An ninh quốc gia

ANTQ

An ninh Tổ quốc

ANTT

An ninh trật tự

CAND

Công an nhân dân

CTQG

Chính trị Quốc gia


CTDV

Cơng tác dân vận

CHXHCNVN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

NXB

Nhà xuất bản

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................... 5

1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi liên quan đến đề tài luận án .. 5
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án .. 15
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng tình đã cơng bố có liên

quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ....... 25
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN
DÂN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................... 29

2.1. Lực lượng Công an nhân dân - Chức năng, nhiệm vụ, vai trò,
đặc điểm ............................................................................................... 29
2.2. Dân vận và công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân- khái
niệm, nội dung, vị trí, vai trị, đặc điểm ................................................ 43
CHƯƠNG 3: CƠNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN
DÂN - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM....................... 67

3.1. Thực trạng công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân từ năm
2001 đến nay .......................................................................................... 68
3.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm ...................................................... 101
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
ĐẾN NĂM 2030 ...................................................................................................... 117

4.1. Dự báo những yếu tố thuận lợi, khó khăn tác động đến công tác
dân vận của lực lượng Công an nhân dân và phương hướng đến năm
2030..................................................................................................... 117
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác dân vận của lực
lượng Công an nhân dân đến năm 2030 ............................................. 128
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 160
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 163


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cơng tác dân vận (CTDV) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của các đảng cộng sản. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chỉ giành thắng lợi
khi có sự tham gia của đơng đảo quần chúng nhân dân, phải thu phục, tập hợp,
tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, năng lực hoạt động thực
tiễn cho quần chúng nhân dân. Để đạt tới yêu cầu đó, Đảng phải làm tốt CTDV.
Ngay từ khi ra đời đến nay, trong đường lối cách mạng cũng như trong thực tiễn
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định CTDV là
một trong những nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng,
là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh tổng hợp
đưa cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống
chính trị và các lực lượng vũ trang phải làm CTDV.
Đối với lực lượng Công an nhân dân (CAND), trải qua 75 năm xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành, mỗi chiến công và thành tích vẻ vang của lực lượng
CAND đều gắn liền với sự giúp đỡ, ủng hộ tích cực và nhiệt tình của Nhân dân.
Do đó, CTDV của lực lượng CAND được xác định là cơng tác cơ bản, mang tính
xun suốt trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND.
Lý luận và thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT của lực lượng CAND ở nước
ta trong những năm qua đã chứng minh điều đó.
Nhận thức rõ vấn đề đó, thời gian qua,lực lượng CAND đã chú trọng tiến
hành CTDV. Nhờ đó, CTDV của lực lượng CAND đã đạt được những kết quả
quan trọng. Thơng qua đó, lực lượng CAND đã phát huy được vai trò to lớn
của nhân dân trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
CTDV của lực lượng CAND vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cả về nhận
thức, trách nhiệm và triển khai tổ chức thực hiện làm giảm mối liên hệ mật thiết
giữa nhân dân đối với Đảng và lực lượng CAND. Cùng với đó, tình hình thế
giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường: Chiến tranh cục



2

bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền biên
giới, biển đảo diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định chính
trị. Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, nhân tố tích cực, đan xen những nguy
cơ và thách thức lớn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thực tiễn
tình hình an ninh trật tự (ANTT). Vì thế CTDV của lực lượng CAND đang
đứng trước những nhiệm vụ và yêu cầu mới; đòi hỏi phải được nhận thức một
cách toàn diện, sâu sắc.
Trên phương diện lý luận, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới nhiều
góc độ, khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau về CTDV nói chung hoặc CTDV của
lực lượng Công an gắn với địa bàn cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng
trình nào tiếp cận một cách hệ thống, tồn diện về CTDV của lực lượng CAND.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng CTDV của lượng
CAND, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác này
trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên, được sự đồng ý của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu đề tài “Công tác dân vận của
lực lượng Công an nhân dân giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ
ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về CTDV của lực lượng CAND
giai đoạn hiện nay, từ đó luận án đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường CTDV
của lực lượng CAND đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ của luận án

- Tổng quan các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về CTDV của lực lượng CAND (khái
niệm, nội dung, vai trò, đặc điểm CTDV của lực lượng CAND)
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng CTDV của lực lượng CAND, chỉ ra


3

nguyên nhân và kinh nghiệm trong CTDV của lực CAND.
- Dự báo tình hình, đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi tăng cường
CTDV của lực lượng CAND đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác dân vận của lực lượng CAND
giai đoạn hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn CTDV của lực lượng CAND ở góc độ lực lượng CAND vận động nhân dân
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (không đi sâu vào mặt CTDV đối với cán bộ,
chiến sĩ trong nội bộ lực lượng CAND).
Không gian nghiên cứu: luận án thực hiện nghiên cứu, khảo sát CTDV của lực
lượng CAND ở Bộ Công an và các tỉnh trong cả nước, trong đó chủ yếu tập trung
vào các nội dung CTDV của lực lượng CAND hướng đến Nhân dân.
Thời gian nghiên cứu: Khảo sát CTDV của lực lượng CAND từ năm 2001
đến nay và đề xuất giải pháp thực hiện đề tài luận án đến 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTDV.
4.2. Cơ sở thực tiễn

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn CTDV của lực lượng
CAND từ năm 2001 đến nay và tham khảo các sản phẩm tổng kết chuyên đề,
báo cáo thống kê về CTDV của lực lượng CAND.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên
ngành: Phân tích kết hợp tổng hợp; logic kết hợp lịch sử; tổng kết thực tiễn; điều
tra xã hội học; thống kê so sánh; phương pháp chuyên gia…


4

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án làm rõ khái niệm, nội dung CTDV của lực lượng CAND giai
đoạn hiện nay.
- Rút ra các kinh nghiệm thực hiện CTDV của lực lượng CAND.
- Đề xuất 02 giải pháp có tính đặc thù để thực hiện tốt CTDV của lực
lượng CAND giai đoạn hiện nay, đó là: Xây dựng, hồn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật và các quy định để cụ thể hóa nhiệm vụ, nội dung, phương thức
dân vận cho từng lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng CAND; Đổi
mới nội dung công tác dân vận, vận dụng linh hoạt, sáng tạo hình thức, phương
pháp dân vận, cơng tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
bảo đảm thiết thực, phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý
luận về CTDV của lực lượng CAND.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho các cấp lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ CAND trong CTDV của lực

lượng CAND, nhằm thực hiện tốt công tác này trong thực tiễn.
Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy, học tập về CTDV của lực lượng CAND.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 04 chương, 09 tiết.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
- Chương 2: Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn
- Chương 3: Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân - Thực
trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm
- Chương 4: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường công
tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân đến năm 2030


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN

Do sự khác biệt về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tôn giáo, dân tộc,
đặc biệt là quan điểm về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia nên sự tiếp cận
vấn đề vai trò của nhân dân và vận động nhân dân tham gia bảo vệ ANQG ở mỗi
quốc gia có những nét riêng.
1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò của nhân dân và vận động nhân dân
Ở các nước phương Tây, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã
hội là hai chức năng, nhiệm vụ tương đối độc lập, có sự khác biệt về chủ thể, phương

thức tiến hành và phạm vi, mức độ huy động vận động nhân dân.
An ninh quốc gia luôn được xem là một vấn đề hệ trọng và bảo vệ an
ninh quốc gia là trách nhiệm của lực lượng chuyên trách của Chính phủ như
an ninh, tình báo, qn đội, vai trị của quần chúng nhân dân chưa được đề
cao và phát huy.
Đối với lĩnh vực bảo đảm TTATXH thì vai trị của nhân dân lại được chú ý
khai thác, sử dụng. Nhiều học giả, nhà khoa học và hoạt động thực tiễn đã quan tâm
nghiên cứu vấn đề vấn đề xây dựng mối quan hệ cộng tác chặt chẽ giữa lực lượng
cảnh sát và các cộng đồng dân cư trong trong nhiệm vụ giữ gìn trật tự, trị an. Các
cụm từ Community, Policing, Community based policing hoặc Community oriented
Policing (tạm dịch là: Hoạt động cảnh sát dựa vào Cộng đồng) xuất hiện ngày càng
nhiều trong các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu của các học giả, chuyên gia hàng
đầu trên lĩnh vực tội phạm học và hoạt động của cảnh sát như Skogan, Robert R.
Friedmann,… Các học giả không chỉ nghiên cứu, làm rõ nội hàm khái niệm
Community Policing mà còn xây dựng các mơ hình cụ thể về việc thiết lập mối quan
hệ giữa cảnh sát và cộng đồng dân cư cũng như xác định các điều kiện cần thiết để
phát huy tốt vai trò của quần chúng nhân dân. Chẳng hạn:


6

Robert R. Friedmann (Đại học Georgia) (1992), “Community Policing: From
Officer Smiley to Inter - Agency Cooperation”(tạm dịch: Cảnh sát dựa vào Cộng
đồng: Từ trường hợp của sĩ quan Smiley tới sự hợp tác liên ngành)[65]. Cuốn sách
đã phân tích, so sánh các mơ hình cảnh sát huy động cộng đồng dân cư trong hoạt
động phịng chống tội phạm, giữ gìn trật tự ở Canada, Anh, Isreal và Mỹ, từ đó rút ra
10 đặc tính nổi bật của mối quan hệ này.
Skogan và Hartnett (1997), “ChicagoS AIternative Policing Strategy” (tạm
dịch: Chiến lược hoạt động mới của cảnh sát Chicago) [123]. Tác giả đã nghiên cứu,
làm rõ những đặc trưng cơ bản của hoạt động huy động nhân dân tham gia bảo

vệ trật tự và phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát. Tác giả khẳng định
mơ hình cảnh sát dựa vào cộng đồng để thực thi nhiệm vụ không phải là một sản
phẩm mà là một quá trình được cấu thành bởi ba yếu tố quan trọng, mang tính
chiến lược, đó là sự phân quyền giữa nhà chức trách với quần chúng; sự tham gia
tích cực của cộng đồng và cách thức giải quyết vấn đề .
Ngồi những cơng trình mang tính lý luận chung về vấn đề này, các học giả
cũng đã tiến hành những cơng trình nghiên cứu, khảo sát và đánh giá về các mơ hình
Cảnh sát - Cộng đồng cụ thể ở các quốc gia, thành phố trên thế giới. Một số tác phẩm
tiêu biểu như “A new blue line: Police innovation in 6 American Cities” (năm 1988)
(tạm dịch: Con đường màu xanh mới: Sự đổi mới của lực lượng Cảnh sát ở 6 thành
phố của Mỹ) của Giáo sư SkoInicI và Bayley [124]; “Community policing in Canada
and Britain” (năm 1993) (tạm dịch: Hoạt động cảnh sát dựa vào cộng đồng ở Canada
và Anh) của Giáo sư B Koch và T Bennett [91]; “Community Police as a strategy for
crime prevention in Uganda: a case study of Lira district 1998- 2008” (năm 2008)
(tạm dịch: Hoạt động cảnh sát dựa vào cộng đồng - một chiến lược phục vụ cơng tác
phịng chống tội phạm ở Uganda: Nghiên cứu trường hợp Quận Lira giai đoạn 1998
- 2008) của tác giả A Popet Odia Godfrey…
Những cơng trình này khơng chỉ nghiên cứu, góp phần phải làm rõ nhận thức
cơ bản về mơ hình hoạt động dựa vào cộng đồng của lực lượng cảnh sát mà còn tiến
hành khảo sát, phân tích thực tế các mơ hình này ở những đơn vị, địa phương cụ thể,
trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tính ưu việt của mơ hình, những yếu


7

tố tạo nên sự thành công, hiệu quả của mô hình cũng như những yêu cầu đặt ra đối
với các chủ thể tham gia mơ hình, đặc biệt là lực lượng cảnh sát để nâng cao chất
lượng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ trật tự, an tồn xã hội.

1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về công tác vận động nhân dân

của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự
Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến vai trò của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Các sách chuyên khảo và tham khảo:
- IU. V. An- Đrơ - Pốp (1982), Vì sự nghiệp bảo vệ ANTQ Xô Viết (do
Nguyễn Quốc Bảo dịch) [ 88], từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, tác giả đãkhẳng
định vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung, sự nghiệp
bảo vệ ANTT nói riêng. Các tác phẩm đều đã đề cập đến sự cần thiết phải tăng
cường, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, trong đó
có lực lượng Cơng an với quần chúng nhân dân. Các tác phẩm của các nhà khoa
học Liên Xô đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến thức lý luận cơ bản,
cần thiết giúp nghiên cứu sinh trong quá trình phân tích làm rõ những vấn đề lý
luận về CTDV của Đảng nói chung, CTDV của lực lượng CAND nói riêng.
- Bộ Chính trị, Ban Tun huấn Trung ương Đảng nhân dân cách mạng
Lào:“Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách
mạng Lào (1945 - 1975)”[16], cuốn sách tổng kết lại toàn bộ quá trình lãnh đạo
của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với cuộc vận động, tuyên truyền để huy
động sức mạnh của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước thời kỳ chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược; chỉ
rõ và nhấn mạnh về bản chất, truyền thống, giá trị của việc thường xuyên tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTDV, nâng cao tinh thần đoàn kết toàn
dân tộc nhằm phát huy mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân
dân với quân đội là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng .
Những nội dung luận án có thể tham khảo và kế thừa đó là kinh nghiệm


8

vận động nhân dân của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với nhân dân, đánh
giá đúng tầm quan trọng của nhân dân và tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân

dân trong sự nghiệp cách mạng.
- Hồ Nham, Ban nghiên cứu giảng dạy Chủ nghĩa xã hội khoa học, trường
Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2010), Nghiên cứu kinh nghiệm
xử lý vấn đề dân tộc của Trung Quốc, Tài liệu học tập phục vụ cho lớp nghiên
cứu của cán bộ cấp Cục, Vụ Đảng và Nhà nước Việt Nam, Trường Đảng Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh [84]. Bài viết đã đề cập 10 quan
điểm lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với vấn đề dân tộc. Khi giải
quyết vấn đề dân tộc, cần hết sức chú ý qn triệt chính sách tơn giáo của Đảng.
Bài viết cũng đưa ra những kinh nghiệm chủ yếu của Trung Quốc trong xử lý
vấn đề dân tộc, gồm: 1. Kiên trì bình đẳng dân tộc và tất cả xuất phát từ thực tế;
2. Kiên trì và hồn thiện chế độ tự trị khu vực dân tộc; 3. Kiện tồn và tích cực
chấp hành các chính sách, quy định pháp luật về dân tộc.
Những nội dung mà luận án có thể tham khảo đó là kinh nghiệm xác định
phương thức lãnh đạo phù hợp trong quá trình giải quyết các vấn đề dân sinh
trên các địa bàn đặc thù dân tộc, tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt nam và lực
lượng CAND.
- Hội đồng lý luận Trung ương (2012), Làm tốt cơng tác quần chúng trong
tình hình mới - Kinh nghiệm Trung Quốc, Kinh nghiệm Việt Nam [85]. Các nhà
khoa học, lý luận Trung Quốc đã khẳng định nhân dân là người sáng tạo chân
chính của lịch sử và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh
cách mạng giành thắng lợi vĩ đại. Trong các bài viết, nổi bật là bài viết của đồng
chí Lưu Vân Sơn với nhan đề: “Kiên trì mục tiêu giá trị “nhân dân là tối
thượng”, thiết thực làm tốt cơng tác quần chúng trong tình hình mới”. Tác giả đã
nêu bật những bài học kinh nghiệm trong công tác quần chúng của Đảng Cộng
Sản Trung Quốc trong gần 100 năm qua, gồm kiên định đường lối quần chúng,
chân thành với nhân dân; giữ vững lập trường quần chúng, thực hiện tôn chỉ
phục vụ nhân dân, tập trung giải quyết những vấn đề lợi ích mà quần chúng quan


9


tâm nhất…Ngoài ra, những bài viết của các nhà khoa học Trung Quốc đều đã rút
ra một số kinh nghiệm trong công tác quần chúng của hai Đảng, đồng thời nêu
lên những kiến nghị, giải pháp cần thực hiện nhằm làm tốt hơn cơng tác quần
chúng trong tình hình mới; trong đó có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường
đổi mới CTDV của Đảng.
- Chương Tư Nghị (1986), Công tác chính trị của Qn Giải phóng nhân
dân Trung Quốc dùng cho các Học viện, nhà trường trong thời kỳ mới [109] đã
khẳng định vai trò của nhân dân và chỉ ra rằng các nhà cầm quyền giữ được
nước hay để mất nước là do có thu phục được nhân dân hay không và ngược
lại. Tác giả cuốn sách cũng nhấn mạnh để tăng cường mối quan hệ giữa quân
và dân trong Qn giải phóng nhân dân Trung Quốc thì một mặt, Quân đội phải
tích cực tham gia và giúp đỡ địa phương xây dựng XHCN; mặt khác, phải ra
sức tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tuyên truyền nêu gương điển
hình, kịp thời thơng báo tin tức kinh tế cho quần chúng, cung cấp hỗ trợ khoa
học kỹ thuật, thúc đẩy cải cách kinh tế, nâng cao năng suốt lao động. Đặc biệt,
tác giả khẳng định cần tiếp tục đẩy mạnh dân vận trên cơ sở phải thực hiện một
số quan điểm và biện pháp cụ thể.
Ngoài ra cịn nhiều cơng trình khoa học khác cũng nghiên cứu về vai trò
của dân chúng, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện
cơng tác vận động quần chúng. Do đó, lực lượng CAND Việt Nam thực hiện
CTDV cần chú ý công tác phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở để thực
hiện tốt CTDV.
* Tạp chí, bài viết và luận án có liên quan:
- Khương Dược, Ban Xây dựng Đảng, trường Đảng Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc (2010), Nghiên cứu vấn đề quy luật cầm quyền và xây dựng Đảng
cầm quyền, Tài liệu học tập phục vụ cho lớp nghiên cứu của cán bộ cấp Cục, Vụ
Đảng và Nhà nước Việt Nam, Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
[92]. Bài viết đã lý giải một loạt các vấn đề đặt ra đối với đảng cầm quyền. I. Làm thế
nào để củng cố và mở rộng nền tảng xã hội của Đảng, giành lấy sự ủng hộ càng rộng



10

rãi hơn? II. Làm thế nào để tăng cường việc giành lấy lịng dân bằng chính sách và
thành tích chính trị khi đứng trước khó khăn về ý thức hệ? III. Làm thế nào để tìm
kiếm sự cân bằng giữa hiệu quả và công bằng, nhằm thực hiện kinh tế phát triển bền
vững và xã hội hài hòa? IV. Làm thế nào để mở rộng dân chủ trong Đảng và dân chủ
xã hội, nâng cao sức cuốn hút và sức ảnh hưởng của Đảng? Làm thế nào để chống
tham nhũng, đề xướng liêm khiết, duy trì hình tượng cơng chúng trong sạch liêm
khiết? VI. Làm thế nào để ứng phó với thách thức của phương tiện thông tin đại
chúng, học biết tìm kiếm tồn tại, tìm kiếm phát triển trong điều kiện xã hội thơng tin?
Một chính đảng có thể duy trì địa vị cầm quyền hay khơng là do năng lực quản lý và
điều hành đất nước, có được sự tín nhiệm và ủng hộ của dân chúng hay khơng. Giành
lấy lịng dân, giành được sự ủng hộ là vấn đề giải quyết tính hợp pháp chính trị của
đảng cầm quyền.
- Tổ chuyên đề Ban nghiên cứu - giảng dạy Xây dựng Đảng, trường Đảng
Trung ương Trung Quốc, T/c “Tân Hoa văn trích”, số 21-2006; Kinh nghiệm của
Đảng Cộng sản Cu ba về tăng cường mối liên hệ với quần chúng, Tạp chí Thơng tin
những vấn đề lý luận, số 6-2007, [140]. Bài viết đã đặt ra và trả lời câu hỏi: là Đảng
cộng sản (ĐCS) duy nhất cầm quyền ở Tây bán cầu, vì sao ĐCS Cu Ba vẫn bảo vệ
được CNXH, vẫn duy trì được vị trí cầm quyền của Đảng trong điều kiện hết sức khó
khăn. Nguyên nhân căn bản nhất là ĐCS Cu Ba đã biết coi trọng mối liên hệ với quần
chúng nhân dân, không ngừng củng cố địa vị cầm quyền của Đảng, làm cho Đảng
tràn đầy sức sống. ĐCS đề ra nguyên tắc “4 tất cả” và định ra một loạt chính sách và
biện pháp đảm bảo chắc chắn cho sự liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng
nhân dân. Những chính sách cụ thể của ĐCS Cu Ba cùng với nguyên tắc “4 tất cả”,
đã tạo ra sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ giữa ĐCS và nhân dân Cu Ba, là bài học kinh
nghiệm quý giá đối với ĐCS Việt Nam hiện nay.
Các bài viết trên đều luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của CTDV dưới các

góc độ, phạm vị khác nhau. Các khái niệm, vai trò, đặc điểm của CTDV đối với từng
vùng, miền, từng đối tượng khác nhau, đánh giá đúng thực trạng CTDV của từng tổ
chức đảng, từng đảng bộ được nghiên cứu kể cả những ưu điểm và khuyết điểm, tìm


11

ra được những nguyên nhân của ưu, khuyết điểm đó; đồng thời, rút ra những
kinh nghiệm bước đầu rất quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ của CTDV
trong thời gian tới, đề xuất những giải pháp khoa học. Trong đó có nhiều nội
dung tham khảo bổ ích cho đề tài luận án về tăng cường CTDV của lực lượng
CAND trong giai đoạn hiện nay.

1.1.3. Những nghiên cứu liên quan về công tác vận động nhân dân
của lực lượng vũ trang
* Sách tham khảo:
- Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Cục địa phương, cuốn sách:“Tập huấn
nghiệp vụ, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân của quân đội nhân dân Lào”,
[35]. Cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai trị, mục tiêu, u cầu, nhiệm vụ
quan trọng chiến lược lâu dài về chủ trương, chính sách, xây dựng thế trận chiến
tranh nhân dân, xây dựng tỉnh thành một hướng chiến dịch, xây dựng huyện thành
đơn vị chiến đấu độc lập, xây dựng làng bản thành căn cứ địa chiến đấu liên hồn
vững chắc. Đây là chính sách chiến lược nhất quán của Đảng nhân dân cách mạng
Lào đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Phấn đấu làm sao cho
đất nước thoát khỏi nạn đói nghèo trong năm 2020. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ
chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền QP, AN vững mạnh sẽ tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho sự triển kinh tế - xã hội; nếu kinh tế - xã hội phát triển
mạnh sẽ thúc đẩy nền QP, AN vững mạnh. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng thế trận
chiến tranh nhân dân ba cấp đủ mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân trở thành sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- A.P. Sheviakin (2005), Bí ẩn diệt vong của Liên Xơ, Lịch sử những âm
mưu và phản bội 1945 - 1991, Viện Chiến lược và khoa học, Bộ Công an [125].
Cuốn sách được Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an tổ chức biên dịch.
Nội dung cuốn sách đề cập đến nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tan rã của Liên
Xô, trong đó tác giả đã đi sâu vào phân tích về sự suy thối tư tưởng, chính trị,
đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thời kỳ đó, cũng như


12

ảnh hưởng của việc thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” của Mỹ và các
nước phương Tây như những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến sự diệt vong của
Liên Xơ. Nội dung luận án có thể tham khảo là sự khẳng định về tầm quan
trọng của nhân dân, niềm tin của nhân dân đối với Đảng ở các nước xã hội
chủ nghĩa là nhân tố quyết định sự bền vững của chế độ. Do đó trong cơng tác
vận động nhân dân phải đặt lợi ích của dân chúng lên hàng đầu. Đảng có được
sức mạnh đó là nhờ uy tín của Đảng được khẳng định khi nhận sự ủy thác của
Nhân dân. Đây là kinh nghiệm cho lực lượng CAND Việt Nam.
- Joseph E. Stiglitz (2008), Tồn cầu hóa và những mặt trái, Nhà xuất bản
Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh [126]. Cuốn sách đi sâu phân tích những mặt trái
của q trình tồn cầu hóa, theo đó, tồn cầu hóa như là một xu thế tất yếu
trong giai đoạn hiện nay, đồng thời, tác giả đã đặc biệt chú trọng phân tích
những ảnh hưởng của q trình “tồn cầu hóa” tới sự phát triển của mỗi quốc
gia, nhất là trên lĩnh vực bảo đảm ANTT, đến dư luận xã hội, đến người dân và
nội dung, phương thức vận động quần chúng. Có thể thấy, Cơng trình nghiên
cứu nêu trên đã đề cập khá cụ thể những vấn đề đặt ra trong bối cảnh quốc tế
mới, vấn đề toàn cầu hóa và sự tác động của nó tới mọi mặt của đời sống xã hội,
nhất là tác động đến người dân, đến quản lý xã hội và an ninh quốc gia. Mặc dù
được công bố đã lâu và không trực tiếp nghiên cứu về CTDV của lực lượng

CAND, nhưng có thể xem đây là những chỉ dẫn khoa học quan trọng, giúp tác
giả Luận án tham khảo nhằm định hình nội dung nghiên cứu và làm rõ hơn một
số nội dung liên quan trong quá trình thực hiện luận án.
- Chăn Thi Đươn Sa Vẳn:“CTDV của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong
giai đoạn đấu tranh giành chính quyền về chính trị và có sự hậu thuẫn bằng vũ
trang” (2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2, [147]. Tác giả đã đề cập một số nội
dung, hình thức, biện pháp tiến hành công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp
nhân dân, quán triệt, thu hút và hưởng ứng chủ trương đấu tranh của Đảng. Khẳng
định sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng trong xác định chủ trương đấu tranh giành
chính quyền; đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết phải thực hiện đồng bộ, thống nhất


13

giữa đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang là biện pháp quyết định
thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng và thiết lập một Nhà
nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Có thể nói, các cơng trình, bài viết nêu trên đều luận giải cơ sở lý luận và thực
tiễn của CTDV dưới các góc độ, phạm vi khác nhau: Các khái niệm, vai trò, đặc
điểm của CTDV đối với các đối tượng thuộc các vùng, miền khác nhau; đánh giá
đúng thực trạng CTDV của từng tổ chức đảng, từng đảng bộ, từng lực lượng được
nghiên cứu và chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm; tìm ra nguyên nhân của ưu,
khuyết điểm; đồng thời, rút ra những kinh nghiệm, giải pháp bước đầu rất quan
trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ của CTDV trong thời gian tới. Trong đó có nhiều
nội dung tham khảo bổ ích cho đề tài luận án về tăng cường CTDV của lực lượng
CAND Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
* Luận án có liên quan:
- Som Vay Neng Xay Khum (2013), “Công tác dân vận của tổ chức cơ sở
đảng bộ đội địa phương miền Nam Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai
đoạn hiện nay”. Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh [93]. Tác giả đã chỉ rõ vai trò quan trọng của CTDV của tổ chức cơ
sở đảng bộ đội địa phương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công
cuộc đổi mới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Lào trong những năm
qua. Sau khi phân tích một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn CTDV của tổ
chức cơ sở đảng bộ đội địa phương Miền Nam nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào trong giai đoạn hiện nay; tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi
mới CTDV của tổ chức cơ sở đảng bộ đội địa phương Miền Nam nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào hiện nay, trên cơ sở tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,
đồng thời phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, xây dựng mối quan hệ bền vững với nhân dân.
Những nội dung luận án có thể tham khảo, vận dụng và kế thừa: Lý luận
và thực tiễn đã chứng minh, dù ở bất cứ giai đoạn nào của cách mạng do Đảng


14

lãnh đạo thì các tổ chức cơ sở đảng ln là gốc rễ, là nền tảng của Đảng, là
hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, bảo đảm cho đường lối của Đảng đi vào
cuộc sống, đồng thời là cấp trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ
Đảng, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Do vậy, có thể khẳng
định CTDV của tổ chức cơ sở Đảng bộ địa phương là nền tảng có vai trị quan
trọng quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Lực lượng
CAND chỉ có thể thực hiện tốt CTDV khi phối hợp chặt chẽ với tổ chức cơ sở
đảng bộ địa phương tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia phong trào
toàn dân bảo vệ ANTQ.
- Sẳn Ti Súc Canh Phu Vông (2016), “CTDV của bộ đội địa phương các
tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”. Luận án tiến
sĩ khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [38]. Tác giả đã
đi sâu phân tích, luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận CTDV của bộ
đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào như quan

niệm, đặc điểm và những vấn đề có tính nguyên tắc CTDV của bộ đội địa
phương các tỉnh Tây Bắc Lào; rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất nội dung,
biện pháp tăng cường CTDV của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Lào giai
đoạn hiện nay. Hệ thống các giải pháp của luận án có đề cập đến việc “Đổi mới
nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp tiến hành
CTDV của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào”. Trong đó nhấn mạnh đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân
trong giai đoạn hiện nay cần tập trung làm cho mọi người nhận thức đúng và
chấp hành nghiêm chỉnh mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến
pháp, pháp luật của Nhà nước; nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống
phá cách mạng Lào. Bộ đội địa phương các tỉnh cần thường xuyên quán triệt các
nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị, hướng dẫn
của cấp trên, bám sát tình hình thực tiễn, nhất là tình hình địa phương và nhân
dân cũng như đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị để xác định
nội dung một cách kịp thời, thiết thực, sinh động, đúng định hướng. Nội dung,
phương thức tuyên truyền, vận động phải nhạy bén, năng động, thiết thực, cụ


15

thể, gắn với quyền lợi, nghĩa vụ của các tầng lớp nhân dân.
Những cơng trình khoa học và kinh nghiệm nêu trên có ý nghĩa quan trọng cả
về phương diện lý luận và thực tiễn, là nguồn tư liệu bổ ích, có giá trị tham khảo
thiết thực giúp tác giả luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu, hoàn thành đề tài luận án
một cách khoa học và chất lượng nhất. Đặc biệt là các số liệu thực tiễn và các luận
điểm khoa học mang tính kết luận, nhận định đã góp phần gợi mở phương pháp tư
duy, hướng tiếp cận để làm rõ vấn đề nghiên cứu của luận án. Tác giả trân trọng kế
thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học nêu trên trong q
trình triển khai luận án.
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN

Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về các nội dung khác
nhau về CTDV của Đảng nói chung, CTDV của lực lượng vũ trang nói riêng, trong
đó có CTDV của lực lượng CAND. Các cơng trình nghiên cứu này có thể được phân
loại theo các nhóm như sau:

1.2.1. Những nghiên cứu về cơng tác dân vận
* Sách chuyên khảo và tham khảo:
- Ban dân vận Trung ương “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác dân
vận trong tình hình mới”, Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, H.2005, [12]. Cuốn sách
đã bước đầu làm rõ khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân vận, góp phần vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người về CTDV
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Ban dân vận Trung ương (1995) , sách Tư tưởng Dân vận của chủ tịch Hồ
Chí Minh, [11, tr.202 - 204]. Cuốn sách là tập hợp 34 tham luận tại Hội thảo khoa
học về tư tưởng Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tập trung làm rõ quan
điểm lý luận chung về CTDV trong lịch sử, trong học thuyết Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh; nội dung, phương thức CTDV trong tư tưởng Hồ Chí Minh;
đồng thời liên hệ, vận dụng vào thực tiễn CTDV trong sự nghiệp đổi mới. Đáng
chú ý là tham luận "Suy ngẫm về định nghĩa dân vận của Bác Hồ", cho rằng:


16

CTDV phải đi sâu vào từng con người, khơi dậy và phát huy tính tích cực, sáng
tạo, tính chủ động và tự giác của mỗi người thể hiện ở tài trí, sức lực, tiền của của
mỗi người góp vào cơng việc chung… CTDV bao giờ cũng gắn với nhiệm vụ
chính trị. Kết quả của CTDV là tạo được phong trào hành động cách mạng của
quần chúng sôi nổi, rộng khắp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc

phịng, an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể vững mạnh.
* Đề tài khoa học:
- GS, TS.Phùng Hữu Phú (2002), Luận cứ khoa học và những giải pháp thực
tiễn tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở nước ta hiện nay, Đề tài
khoa học cấp Nhà nước, mã số KHXH. 05.06 thuộc chương trình KHXH.05, Hà
Nội [110]. Trên cơ sở phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân ở nước ta hiện nay, đề tài đã làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực
tiễn sự cần thiết, khả năng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở nước
ta; đồng thời trình bày có hệ thống những quan điểm và giải pháp khả thi nhằm
củng cố, phát triển mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở nước ta, phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện mới. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo
quý giá mà Luận án có thể kế thừa, phát triển, làm luận cứ hết sức thuyết phục để
đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc, luận chứng, làm rõ nội dung của
nguyên tắc. Tuy nhiên, đề tài được nhóm tác giả thực hiện từ năm 2002, trải qua 13
năm đất nước phát triển, đến nay tình hình các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt
Nam có nhiều biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực, thực tiễn đất nước
ngày càng phong phú, đòi hỏi phải thường xuyên tổng kết. Nhiệm vụ này sẽ được
giải quyết trong nội dung của Luận án.
- Hà Thị Khiết (2014), Nâng cao chất lượng, hiệu quả CTDV của Đảng
trong thời kỳ mới, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số: 03/2010/ĐTĐL [90]. Đề
tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về dân vận, nâng cao chất lượng và
hiệu quả CTDV của Đảng trong thời kỳ mới, chỉ ra kinh nghiệm vận động nhân
dân ở một số nước trên thế giới; phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng, hiệu
quả CTDV của Đảng trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, rút ra


17

nguyên nhân và kinh nghiệm. Đồng thời, đề tài đề xuất phương hướng, quan

điểm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả CTDV trong thời kỳ mới, trong
đó đã đưa ra 7 nhóm giải pháp: Nhóm 1, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về
CTDV cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; nhóm 2, thực hiện tốt các giải pháp
nhằm tăng cường, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà
nước; nhóm 3, tập trung các giải pháp trọng tâm làm chuyển biến rõ nét về
CTDV của các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp; nhóm 4, tăng cường, đổi
mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động các giai cấp, tầng lớp nhân
dân; nhóm 5, tăng cường đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể nhân dân, các
hội quần chúng trong tình hình mới; nhóm 6, nâng cao chất lượng, hiệu quả các
phong trào hành động cách mạng trong nhân dân; nhóm 7, tăng cường xây dựng,
củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ ban dân vận, MTTQ, đoàn thể nhân dân
các cấp. Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh thực tiễn CTDV, được Luận án
kế thừa, bổ sung, làm luận chứng trong đánh giá một số nội dung thực hiện
CTDV của lực lượng CAND.
* Tạp chí, bài viết liên quan:
- Trần Đình Huỳnh (8-2010), “Để giữ vững vai trò lãnh đạo, Đảng phải biết
lắng nghe và học hỏi quần chúng nhân dân”, Tạp chí Dân vận, [87]. Bài viết phân
tích luận điểm của Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của việc học từ nhân dân. Bác đã
từng nói là giành được chính quyền thì Đảng trao cho số đơng nhân dân nắm giữ.
Nhà nước ấy là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vậy khi đã có Nhà nước
dân chủ rồi thì đứng trước nhân dân Đảng có tư cách gì? Nhân dân cần gì ở Đảng?
Trên cơ sở khai thác sâu giá trị kinh điển trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả rút ra
kết luận: Suốt cuộc đời Hồ Chí Minh đã nói và đã gương mẫu thực hiện điều tâm
niệm rằng: Muốn làm cách mạng thì phải cách mạng bản thân trước đã, muốn lãnh
đạo, giáo dục quần chúng thì mình phải khiêm tốn, siêng năng học hỏi, học suốt đời,
học trong công việc, học lẫn nhau và học ở quần chúng. Quần chúng nhân dân là
người thầy vĩ đại, là nguồn tri thức không bao giờ vơi cạn, không khi nào khô cứng .



18

- PGS,TS. Nguyễn Trọng Phúc (2012), “Mối quan hệ giữa Đảng với nhân
dân - Đạo lý, trách nhiệm và niềm tin”, Tạp chí Tuyên giáo,( số 10), tr.19-23, tr.
47,[112]. Trên cơ sở phân tích những tư tưởng của Hồ Chí Minh về Dân vận,
gắn liền với quán triệt tinh thần NQ TW 4 khóa XI, tác giả tập trung đề xuất các
giải pháp đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên: một là, thực hành dân chủ rộng rãi, đưa
mọi vấn đề ra bàn bạc với dân, hỏi ý kiến nhân dân, nhất là những vấn đề liên
quan trực tiếp tới lợi ích và cuộc sống của nhân dân, trước khi đưa ra quyết định
trong chính sách, pháp luật và những chủ trương, biện pháp cụ thể; hai là, trong
quá trình thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà
tổ chức đảng, chính quyền hay cá nhân cán bộ, đảng viên phụ trách mắc
khuyết điểm, có việc làm khơng đúng, tổn hại tới lợi ích chính đáng và cuộc
sống của nhân dân thì cơng khai tự phê bình, nhận lỗi trước dân và cùng với
nhân dân tìm cách sửa chữa; ba là, tồn Đảng và cả hệ thống chính trị chăm
lo CTDV, tạo nên sự gắn bó đồn kết, đồng thuận trong xã hội.
- GS, TS. Mạch Quang Thắng: Đảng với dân, dân với Đảng, Tạp chí Tuyên
giáo, số 6 - 2008, tr. 25 - 29, [132]. Từ sự phân tích quan niệm dân của các triều đại
phong kiến Việt Nam, quan niệm về dân của các nhà dân chủ tư sản Việt Nam, bài
viết đi sâu phân tích vấn đề dân và trách nhiệm của dân đối với Đảng theo tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐCS VN. Bài viết cũng đề cập đến trách nhiệm của
Đảng đối với dân, nói một cách cơ đọng là phải hiếu với dân. Từ dẫn chứng một số
vụ việc điển hình về phản ứng của nhân dân đối với chính quyền một số địa phương,
tác giả bài viết khẳng định: Nếu Đảng xa rời dân thì Đảng sẽ đứng trước nguy cơ
thối hóa, biến chất, thậm chí dẫn đến tan rã. Nếu dân xa Đảng, Đảng xa dân thì
Đảng sẽ bị mất hết sức sống. Vấn đề đặt ra là phải hành động một cách tích cực, kiên
quyết và hiệu quả, bằng một số biện pháp sau: một là, phải tích cực hơn nữa trong
việc chống quan liêu; hai là, trong quan hệ với dân, phải sâu sát, tỉ mỉ, có phương
pháp tốt; ba là, coi trọng hơn nữa CTDV.

- PGS,TS. Trương Thị Thông (2011), “Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước


19

và nhân dân theo tinh thần Đại hội XI và vận dụng vào nghiên cứu, giảng dạy tại
Học viện”, Tạp chí Lý luận chính trị, tr. 16-23, [135]. Bài viết đã tập trung làm
rõ mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Để thực
hiện tốt hơn nữa mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ theo quan điểm của Đại hội XI trong nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện,
theo tác giả cần chú ý những vấn đề sau: thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên và
nhân dân về mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;
thứ hai, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trị người
đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; thứ ba, thực hiện mạnh mẽ cuộc vận
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng đề ra cương lĩnh chính trị và đường lối
đúng đắn, là cơ sở để Nhà nước luật hóa một cách chính xác, xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên có chất lượng; thứ tư, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa
Đảng với nhân dân; thứ năm, đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
đủ sức thể chế hóa cương lĩnh, đường lối của Đảng thành hệ thống pháp luật
ngày càng hồn thiện và đồng bộ và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; thứ sáu,
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mối quan hệ
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu về dân vận của lực lượng Công
an nhân dân
* Sách chuyên khảo và tham khảo:
- Bộ Công an (2003), Tổng kết lịch sử Vận động quần chúng bảo vệ an ninh,
trật tự (1945 - 2000), Nhà xuất bản CAND, [21], đã khái quát quá trình vận động
quần chúng bảo vệ an ninh - trật tự qua các giai đoạn cách mạng và rút ra bài học

kinh nghiệm cho từng thời kỳ.
- Tô Lâm (2017), Quần chúng nhân dân - nhân tố quyết định thắng lợi
cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, sách chuyên khảo, Nxb. CAND, Hà Nội
[95]. Cuốn sách gồm 47 bài viết, phát biểu của đồng chí Bộ trưởng Tơ Lâm,
được tuyển chọn từ hàng trăm bài viết, bài nói, ý kiến chỉ đạo trong những năm
gần đây. Đây là cuốn sách mang tính tổng kết lý luận chỉ đạo thực tiễn về công


20

tác xây dựng phong trào, chỉ ra các bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực
tiễn và những nhiệm vụ, giải pháp công tác quan trọng, hiệu quả nhằm tiếp tục
xây dựng, phát huy phong trào cách mạng ngày càng phát triển, góp phần đắc
lực vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trần Đại Quang (2015), Nhân dân cội nguồn sức mạnh bảo vệ ANTQ,
Nxb. CAND, Hà Nội [116]. Cuốn sách tập hợp 44 bài phát biểu, báo cáo khoa
học, bài viết của Bộ trưởng Trần Đại Quang có liên quan đến cơng tác xây dựng
phong trào và công tác dân vận của lực lượng CAND.
- Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (2017), Cẩm nang
công tác xây dựng phong trào TDBVANTQ, Hà Nội, [44]. Cuốn sách gồm 2 phần,
phần I: Tổng hợp các bài giảng chuyên đề về công tác xây dựng phong trào
TDBVANTQ…; phần II là hệ thống các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ
Công an về công tác xây dựng phong trào TDBVANTQ trong tình hình hiện nay.
Cuốn sách đã tập hợp những vấn đề mang tính nguyên tắc nhằm quán triệt sâu sắc
những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy Cơng
an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về cội nguồn sức mạnh của CAND; đồng
thời cung cấp những kiến thức nghiệp vụ cơ bản về công tác vận động quần chúng;
vai trị của quần chúng trong cơng tác bảo vệ ANTT và phong trào TDBVANTQ;
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ ANTT.
* Đề tài khoa học:

- Nhóm đề tài khoa học cấp nhà nước nghiên cứu về quốc phòng, an ninh,
như: Đề tài “Xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới”, mã số
KX.31/11-15, do GS, TS Bùi Quảng Bạ làm chủ nhiệm [3]; đề tài “Bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội trong tình hình mới”, mã số: KX.24/11-15, do GS.TS. Nguyễn
Xuân Yêm làm chủ nhiệm; đề tài “Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia
trong tình hình mới”, mã số: KX.24/11-15, do Thượng tướng Võ Trọng Việt,
nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm chủ nhiệm… Các đề tài này đã tập trung
làm rõ những vấn đề lý luận, đồng thời khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bảo


×