Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn văn yên công ty cổ phần lâm nông sản thực phẩm yên bái​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM NGỌC THANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN VĂN YÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NƠNG SẢN
THỰC PHẨM N BÁI
Ngành: Khoa học mơi trường
Mã số ngành: 8.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Nơng

Thái Ngun - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM NGỌC THANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN VĂN YÊN
CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NƠNG SẢN
THỰC PHẨM N BÁI


Ngành: Khoa học mơi trường
Mã số ngành: 8.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Nơng

Thái Ngun - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hồn tồn
trung thực của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Ngọc Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, những lời động viên và chia sẻ chân thành của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn đến trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, cũng như Khoa Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi
có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình trong điều kiện tốt nhất.
Tơi cũng xin được gửi lời cám ơn đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông,
người đã trực tiếp hướng dẫn và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt
q trình làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tơi cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè,
những người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 9 năm 2020

Học viên

Phạm Ngọc Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................................ 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 3
Chương 1 .................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 4
1.1. Một số vấn đề chung về môi trường....................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm môi trường ....................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường ........................................................................... 5
1.1.3. Khái niệm về ô nhiễm nước ............................................................................... 5
1.1.4. Các nguồn gây ô nhiễm nước ............................................................................. 7
1.2. Khái niệm nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp ................................ 8
1.2.1. Khái niệm nguồn nước thải ................................................................................ 8
1.2.2 Đặc điểm nước thải công nghiệp ......................................................................... 9
1.3. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 9
1.4. Thực trạng môi trường nước trên thế giới và Việt Nam .......................................... 12
1.4.1. Thực trạng môi trường nước trên Thế giới......................................................... 12
1.4.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam............................................. 14
1.4.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Yên Bái ............................................... 17
1.5. Tổng quan các kết quả nghiên cứu đánh giá hệ thống xử lý nước thải, chất lượng nước
thải của các Nhà máy chế biến tinh bột sắn ................................................................. 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





iv
Chương 2 ................................................................................................................ 22
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 22
2.1.1. Đối tượng ...................................................................................................... 22
2.1.2. Phạm vi ......................................................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 22
2.2.1. Tìm hiểu tình hình cơ bản của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ..................... 22
2.2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Nhà máy chế biến tinh
bột sắn Văn Yên ...................................................................................................... 22
2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý nước thải và tuần hoàn nước của
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ..................................................................... 23
2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 23
2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ........................................ 23
2.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin sơ cấp ................................................. 23
2.5.3. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 29
2.5.4. Phương pháp chuyên gia.................................................................................. 29
Chương 3 ................................................................................................................ 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................ 30
3.1. Tìm hiểu tình hình cơ bản của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ..................... 30
3.1.1. Vị trí nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ..................................................... 30
3.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển ...................................................................... 31
3.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động ................................................................................ 31
3.1.4. Công suất và sản phẩm .................................................................................... 31
3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Nhà máy ...................... 34
3.2.1. Công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy ........................................................... 34
3.2.2. Kinh phí đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Nhà máy ............................... 45
3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ........ 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
3.3.1. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ..... 45
3.3.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý môi trường và người dân về hệ thống xử lý nước thải của
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên .......................................................................... 45
3.2.3. Thực trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn
Văn Yên .................................................................................................................. 52
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý nước thải và giải pháp tuần hoàn
nước thải sau hệ thống xử lý của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên .............................. 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 71
1. Kết luận .............................................................................................................. 71
1.1. Về tình hình cơ bản của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ............................ 71
1.2. Thực trạng hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ................ 71
1.3. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý chuyên môn và của người dân trên địa bàn về hệ thống xử lý
nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ........................................................ 71
1.4. Đề xuất một số giải nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn
Yên ........................................................................................................................ 72
2. Đề nghị ............................................................................................................... 72
2.1. Đối với Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái........................................... 72
2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn............................................................. 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN





vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thời gian lấy mẫu, tọa độ vị trí lấy mẫu ........................................ 25
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích một số thơng số ......................................... 26
Bảng 3.1. Tình hình hoạt động sản xuất của Nhà máy từ năm 2015 - 2020... 32
Bảng 3.2: Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất của Nhà
máy (tính cho cả vụ sản xuất) ......................................................................... 33
Bảng 3.3. Thống kê lượng nước thải phát sinh hàng tháng ............................ 33
Bảng 3.4. Các hạng mục bể, thiết bị và chức năng hoạt động ........................ 44
Bảng 3.5. Tổng hợp một số ý kiến đánh giá chính của các cán bộ quản lý về
mơi trường đối với Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên ......................... 46
Số lượng người được phỏng vấn: 20 người. ................................................... 46
Bảng 3.6. Tổng hợp một số ý kiến đánh giá chính tình trạng nước thải của
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên trước và sau năm 2017 ................... 48
Bảng 3.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân đối với Nhà máy chế biến
tinh bột sắn Văn Yên ....................................................................................... 50
Bảng 3.8. Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý của Nhà máy chế
biến tinh bột sắn Văn Yên 1 năm 2016 ........................................................... 60
Bảng 3.9. Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý của Nhà máy chế
biến tinh bột sắn Văn Yên 1 năm 2017 ........................................................... 61
Bảng 3.10. Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý của Nhà máy
chế biến tinh bột sắn Văn Yên 1 năm 2018 .................................................... 62
Bảng 3.11. Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý của Nhà máy
chế biến tinh bột sắn Văn Yên 2 năm 2016 .................................................... 63
Bảng 3.12. Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý của Nhà máy
chế biến tinh bột sắn Văn Yên 2 năm 2017 .................................................... 64
Bảng 3.13. Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý của Nhà máy
chế biến tinh bột sắn Văn Yên 2 năm 2018 .................................................... 65

Bảng 3.15. Chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý của Nhà máy
chế biến tinh bột sắn Văn Yên 2 năm 2020 .................................................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sắn là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ
thầu dầu Euphorbiaceae.
Sắn hiện được trồng tại hơn 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt
đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Tổ chức Nông lương
Liên hợp quốc (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang
phát triển sau lúa gạo, ngơ và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan
trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người thuộc các nước thế giới thứ 3
(www. TTTA. Food market, 2009). Đồng thời, sắn cũng là một thành phần
nguyên liệu quan trọng trong thức ăn chăn nuôi tại nhiều nước trên thế giới và
cũng là hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn
liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.
Đặc biệt, sắn là ngun liệu chính cho cơng nghiệp chế biến nhiên liệu
sinh học (ethanol) tại một số quốc gia châu Á. Từ 2008, sản lượng sản xuất
ethanol của Trung Quốc đã đạt 1 triệu tấn và đang tiếp tục tăng lên. Trung
Quốc trở thành nước nhập khẩu nguyên liệu sắn để sản xuất ethanol từ các
quốc gia lân cận như Thái lan, Việt Nam, Campuchia và Indonesia. Tại Thái
lan và Viet Nam, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được xây
dựng trong giai đoạn từ 2008-2012. Indonesia, Philippine đã lên kế hoạch sử
dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ

năm 2010. Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria,
Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol
(OECD-FAO Agriculture outlook 2009-2018).
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa
và ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương, thực thực phẩm
thành cây cơng nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Sản xuất sắn là
nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




2

đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Nghiên cứu
và phát triển cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn
là việc làm có hiệu quả cao, đây là hướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện Đề
án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/2007/ QĐ-TT
ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Từ vai trò là cây lương thực được chuyển đổi thành cây cơng nghiệp
hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao, nên cây sắn và các sản phẩm từ sắn là một
trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam từ
năm 2012.
Theo báo cáo của Hiệp hội Sắn Việt Nam, hiện cả nước có 120 nhà
máy sản xuất tinh bột sắn quy mơ cơng nghiệp, chưa kể đến các nhà máy có
cơng nghệ thủ cơng và quy mơ hộ gia đình. Sản lượng tinh bột hàng năm trên
5 triệu tấn, trong đó 80% xuất khẩu. Tại tỉnh Yên Bái có 02 Nhà máy chế biến
tinh tột sắt có quy mơ cơng nghiệp đó là Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất
khẩu n Bình của Cơng ty TNHH Thương mại Đầu tư Yên Bình và Nhà

máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên - Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực
phẩm Yên Bái.
Quá trình chế biến tinh bột sắn sẽ phát sinh một lượng lớn nước thải, trong
nước thải có chứa các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin,
đường có trong nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ơ nhiễm cao cho các
dịng nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn, cũng như hoạt động của Nhà
máy chế biến tinh bột sắn hiện này, thì nước thải sinh ra từ nhà máy sản xuất tinh
bột sắn có các thơng số đặc trưng: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao,
thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), TSS rất cao, các chất dinh dưỡng
chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học
(COD), …với nồng độ rất cao và trong thành phần của vỏ sắn và lõi củ sắn có
chứa Cyanua (CN-) một trong những chất độc hại có khả năng gây ung thư. Nếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

như nước thải không được xử lý hoặc xử lý không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân. Xuất phát từ thực tiến đó, em
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đối với Nhà máy chế biến
tinh bột sắn Văn Yên” để xem xét việc ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường
xung quanh và sức khoẻ của nhân dân xung quanh khu vực, đồng thời xem xét đề
xuất để sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý nước thải của Nhà máy chế biến
tinh bột sắn Văn Yên.
- Đánh giá được hiệu quả hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy chế biến
tinh bột sắn Văn Yên qua ý kiến cán bộ chuyên môn và người dân trên địa bàn.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải và giải pháp
tuần hoàn, tái sử dụng nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra nhưng kinh nghiệm thực tế
phục vụ công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được tình hình thu gom và xử lý nước thải của Nhà máy chế
biến tinh bột sắn Văn Yên.
- Đề xuất giải nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của Nhà máy chế biến
tinh bột sắn Văn Yên, nhằm giảm chi phí sản xuất cho Cơng ty, tăng hiệu quả
của việc sử dụng nước và khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
- Với việc đề xuất giải pháp tái tuần hoàn sử dụng nước thải sẽ áp dụng
được đối với những cơ sở phát sinh nước thải xử lý đảm bảo theo quy chuẩn
và nước thải phục vụ sản xuất khơng địi hỏi q cao về chất lượng nước phục
vụ sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề chung về môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau,đặc biệt sau hội nghị Stockholm về Môi trường năm 1972. Tùy vào

mục đích nghiên cứu, lĩnh vực mà người nghiên cứu có những định nghĩa cho
phù hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến định nghĩa
mơi trường ta có những định nghĩa sau:
Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959, 1970): “Môi trường
chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất
định xã hội lồi người có quan hệ trực tiếp với nó, nghĩa là mơi trường có
quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con
người” (S.V.Kalesnik, 1970).
Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) đã đưa ra định
nghĩa môi trường như sau: “Môi trường là khung cảnh của lao động, của cuộc
sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó mơi trường tự nhiên là cơ
sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.
Tuy nhiên để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa
trong “Luật bảo vệ môi trường 2014” được Quốc hội khóa XIII thơng qua
ngày 23/06/2014 tại kỳ họp thứ 7 định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (theo
khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014).
Khái niệm chung về môi trường trên đây được cụ thể hóa đối với từng
đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ngày nay, thuật ngữ ô nhiễm được sử dụng rất nhiều để diễn tả các

hành động phá hoại Mơi trường tự nhiên.
Ơ nhiễm mơi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng
lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà mơi trường khó chấp nhận (Từ
điển OXFORD).
Ơ nhiễm mơi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng
thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác
hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Ơ
nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
1.1.3. Khái niệm về ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hố
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mơ ảnh hưởng thì ơ
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. (Ơ nhiễm mơi trường,
Hồng Văn Hùng, 2008)
Ơ nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm
Hiến chương châu Âu về nước đã đưa ra khái niệm ô nhiễm môi trường
nước: “Ơ nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các lồi hoang dã”.
Hiện tượng ơ nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại
vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





6

như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các
bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hố
chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ… sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không
qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự
làm sạch của các loại ao, hồ, sơng, suối.
Nguồn nước bị ơ nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ...)
- Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và
vô c cơ, xuất hiện các chất độc hại...).
- Lượng ôxi hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để
ơxi hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về lồi và về số lượng. Có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá
dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Để đánh giá mức ô nhiễm
vi sinh vật của nước, người ta thường dùng chỉ tiêu Coliform.
Nguồn nước bị ơ nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thủy sinh vật và
việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan chung. Theo
Escap (1994), chất lượng nước được đánh giá bởi các thơng số, các chỉ tiêu đó là:
- Các thơng số lý học, ví dụ như:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các q trình sinh hố diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất
lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật

trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

trình đơng tụ hố học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm sốt sự ăn mịn. Trong
hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế
trong phạm vi thích hợp đối với các lồi vi sinh vật có liên quan, pH là yếu tố
mơi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi
sinh vật trong nước.
- Các thơng số hố học, ví dụ như:
+ BOD: Là lượng ôxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
+ COD: Là lượng ôxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong
nước.
+ NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa nitơ
trong nước thải.
+ Các yếu tố kim loại nằng: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ
trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, Cacdimi, Fe, Mn… ở hàm
lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động,
thực vật như khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh
vật và con người thơng qua chuỗi mắt xích thức ăn.
- Các thơng số sinh học, ví dụ như: Colifom: Là nhóm vi sinh v ật quan
trọng trong chỉ thị Môi trường, xácđịnh mức độ ô nhi ễm bẩn về mặt sinh học
của nguồn nước.
1.1.4. Các nguồn gây ơ nhiễm nước
- Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Sự ơ nhiễm có nguồn gốc tự

nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão, lũ lụt... Nước mưa rơi xuống
mặt đất, mái nhà, đường phố đô thi công nghiệp, kéo theo các chất bẩn xuống
sông, hồ hoặc các sản phẩm từ hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác
chết của chúng. Sự ơ nhiễm này cịn gọi là ơ nhiễm khơng xác định được nguồn.
- Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu
do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thơng v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

ận tải, thu thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón trong nơng nghiệp,
giao thơng đường biển…
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc phân loại theo nguồn thải
bao gồm nguồn điểm và nguồn diện. Hoặc phân loại theo tính chất của ơ
nhiễm như ơ nhiễm sinh học, ơ nhiễm hóa học, ơ nhiễm vật lí. Hoặc theo
nguồn gốc phát sinh như nước thải sinh hoạt, công nghiệp…Hay người ta cịn
phân loại theo vị trí khơng gian như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm.
Tùy vào mục đích và hồn cảnh mà ta áp dụng cách phân chia.
1.2. Khái niệm nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp
1.2.1. Khái niệm nguồn nước thải
- Khái niệm: Nguồn nước thải là ngu ồn phát sinh ra nước thải và là
nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.
- Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải. Phân loại theo
nguồn thải: Có 2 loại là nguồn gây ô nhiễm xác định và nguồn gây ô nhiễm
không xác định.
+ Nguồn xác định (hay nguồn điểm): Là nguồn gây ơ nhiễm có thể xác
định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ơ nhiễm (ví

dụ như mương xả thải).
+ Nguồn khơng xác định: Là nguồn gây ơ nhiễm khơng có điểm cố
định, khơng xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và tác nhân gây ơ
nhiễm. Nguồn này rất khó để quản lý (VD: như mưa chảy tràn vào ao hồ,
kênh rạch).
Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm gồm có tác nhân lý hố, tác nhân
hố học, tác nhân sinh học.
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì gồm có 4 nguồn nước thải là
nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và
nguồn nước thải tự nhiên (Lê Văn thiện, 2007).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

1.2.2 Đặc điểm nước thải công nghiệp
Hiện nay người ta quan tâm nhi ều tới 3 nguồn thải chính là nguồn nước
thải bệnh viện, nguồn nước thải công nghiệp và nguồn thải sinh hoạt. Đặc biệt
nguồn nước thải công nghiệp là một thách thức lớn cho hệ thống sông hồ của
nhiều nước trên thế giới và nhất là ở Việt Nam do những đặc tính độc hại của nó.
Đặc điểm nguồn nước thải cơng nghiệp chứa nhiều hố chất độc hại (kim
loại nặng như Hg, As, Pb, Cd,…); các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học
(phenol, dầu mỡ...); các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học từ cơ sở sản xuất
thực phẩm. Tuy nhiên nước thải công nghiệp khơng có đặc điểm chung mà
thành phần tính chất tuỳ thuộc vào q trình sản xuất cũng như quy mơ xử lý
nước thải. Nước thải của các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm có chứa
nhiều chất phân huỷ sinh học; trong khi nước thải công nghiệp lại chứa nhiều

kim loại nặng…
1.3. Cơ sở pháp lý
* Một số Văn bản liên quan đến quản lý Tài nguyên nước:
- Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014, tại Mục 4. Quản lý nước
thải, tại các Điều 99, Điều 100, Điều 101 quy định:
“Điều 99. Quy định chung về quản lý nước thải
1. Nước thải phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật mơi
trường.
2. Nước thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản
lý theo quy định về chất thải nguy hại.
Điều 100. Thu gom, xử lý nước thải
1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước
mưa và nước thải.
2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu
gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật mơi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định của
pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng
quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.
Điều 101. Hệ thống xử lý nước thải
1. Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử
lý nước thải tập trung.
2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các u cầu sau:
a) Có quy trình cơng nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;
b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thốt phải đặt ở vị trí thuận lợi
cho việc kiểm tra, giám sát;
đ) Phải được vận hành thường xuyên.
3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định
kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ
để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mơ xả thải lớn và có
nguy cơ tác hại đến mơi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải
tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 151. Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
1. Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường sau:
a) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;
b) Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải
nguy hại, khu chơn lấp chất thải;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

c) Xây dựng trạm quan trắc môi trường;
d) Xây dựng cơ sở cơng nghiệp mơi trường, cơng trình bảo vệ mơi

trường phục vụ lợi ích cơng cộng;
đ) Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường;
e) Chuyển đổi hoạt động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21/6/2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, quy định thẩm quyền tổ
chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
“a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Mục I
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc
phịng, an ninh;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê
duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ khơng có cơ quan chun mơn về
mơi trường để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì bộ, cơ
quan ngang bộ gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác
động môi trường do chủ dự án trình tới Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để lấy ý kiến trước khi xem xét,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong thời hạn 15 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ do bộ, cơ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





12

ngang bộ gửi tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh phải có văn bản trả lời các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được
nêu tại Phụ lục kèm theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này gửi bộ, cơ quan ngang bộ để làm cơ sở xem xét, phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
c) Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phịng, an
ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình,
trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc
đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này”.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Các Quy chuẩn áp dụng:
+ QCVN 40:2011-BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
+ QCVN 63:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải chế biến tinh bột sắn
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
1.4. Thực trạng môi trường nước trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Thực trạng môi trường nước trên Thế giới

Theo Báo cáo mới đây của Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc
(UNEP) về chất lượng nước thế giới, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước mặt đang
ở mức báo động tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, đe dọa đời sống
người dân, gây thiệt hại kinh tế cho các quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Báo cáo của UNEP đã chỉ ra rằng, môi trường nước của hơn 50% các
dịng sơng ở 3 châu lục bị ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm hữu cơ, đồng thời,
nước bị nhiễm mặn cũng tăng gần 1/3. Khoảng 1/4 các con sông ở châu Mỹ
Latinh, 10 - 25% sông ở châu Phi và 50% các con sông ở châu Á bị ảnh
hưởng bởi ô nhiễm vi sinh vật, phần lớn là do việc xả nước thải, chất thải, rác
thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra sông. Đặc biệt, tại nhiều quốc gia, 90% người
dân sử dụng nước mặt bị ô nhiễm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc cho mục
đích tưới tiêu và bơi lội, tạo mối đe dọa lớn đến sức khỏe. Theo thống kê
trong Báo cáo của UNEP, trung bình mỗi năm có khoảng 3,4 triệu người chết
tại 3 châu lục do các bệnh liên quan đến vi sinh vật gây bệnh có trong nước
mặt như dịch tả, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan… và ước tính
khoảng 25 triệu người ở châu Mỹ Latinh, 164 triệu ở châu Phi, 134 triệu
người ở châu Á có nguy cơ lây nhiễm các bệnh trên.
Ngoài ra, nguồn nước mặt ở 3 châu lục hiện đang bị ô nhiễm hữu cơ
nghiêm trọng do nước thải, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp từ
các khu công nghiệp, đô thị, nhà máy… với nhiều loại chất hữu cơ phức tạp,
độc hại, ảnh hưởng đến các loại thủy sinh. Bên cạnh đó, nước thải từ các hoạt
động khai khoáng, hệ thống thủy lợi cùng với hiện tượng xâm nhập mặn cũng

làm gia tăng độ mặn trong nước sơng. 1/3 số dịng sơng ở 3 châu lục xảy ra
tình trạng nước bị nhiễm mặn.
30-50% lượng CO2 thải ra từ q trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị
đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp
thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Hậu quả chung của tình trạng ơ nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mạn tính liên quan đến ơ nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy,
ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày
càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




14

Ngồi ra ơ nhiễm nguồn nước cịn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất
kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen
để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung
thư da. Ngồi ra, asen cịn gây nhiễm độc hệ thống tuần hồn khi uống phải
nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm
asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm
Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư.
Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa
có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp,
bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây
bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt

cơn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm,
phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.
Chất tẩy trắng Xenon peroxyde, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp,
oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi
khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa,
nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ
ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
1.4.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sơng, suối dài hơn
10km và hàng nghìn hồ, ao. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của
các loài động, thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên, những nguồn nước
này đang bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ơ
nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ
đang “chết”. Lý do với tình trạng đơ thị hóa chóng mặt như hiện nay, cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




15

với khối lượng khổng lồ những chất thải, rác thải , nước thải đi vào môi
trường. Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công
nghiệp khi vào môi trường mà không qua xử lý sẽ tàn phá nghiêm trọng môi
trường, ảnh hướng trực tiếp tới cuộc sống của chính con người. Một số khác
thì hệ thống xử lý nước thải chưa tốt, hiệu xuất không cao, khơng thường
xun bảo trì hệ thống xử lý nước thải …. cũng là nguyên nhân,
Mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do khơng kiểm sốt
nguồn gây ơ nhiễm hiệu quả. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng

đến sức khỏe của người, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm
sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Tại một số địa phương của Việt Nam, khi
nghiên cứu các trường hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ, đã thấy 40 - 50%
là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trung
bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và
điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát
hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi
trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường nước
mặt lục địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Miền Bắc tập trung đông dân
cư (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng) lượng nước thải đô thị lớn hầu hết của
các thành phố đều chưa được xử lý và xả trực tiếp vào các kênh mương và
chảy thẳng ra sơng. Ngồi ra một lượng lớn nước thải cơng nghiệp, làng nghề
cũng là áp lực lớn đối với môi trường nước.
Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: Chất lượng sông Kỳ Cùng và
các sông nhánh trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sông Hiến,
sông Bằng Giang còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang) vài năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường
trong thời gian ngắn 3 - 5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16

các thông số vượt QCVN 08-MT:2015 - A1, một số địa điểm gần các nhà
máy thậm chí xấp xỉ B1 (đoạn sơng Hồng từ Cty Super Phốt phát và hóa chất
Lâm Thao đến Khu cơng nghiệp phía nam thành phố Việt Trì), các thơng số

vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sơng khác trong vùng, sơng Hồng có
mức độ ô nhiễm thấp hơn.
Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là
các đoạn sông chảy qua các đô thị, Khu công nghiệp và các làng nghề thuộc
tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong
những điển hình ơ nhiễm trên lưu vực sơng Cầu và tình trạng ơ nhiễm nặng
gần như không thay đổi. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới
mức báo động, vào mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… tại các
điểm đo vượt QCVN 08-MT:2015 - A1 nhiều lần. Sông Nhuệ bị ô nhiễm
nặng sau khi tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch. Lưu vực sông Mã riêng thông số độ
đục rất cao, do lượng phù sa lớn và hiện tượng xói mịn từ thượng nguồn.
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm
do việc đổi dịng phục vụ các cơng trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên
sông Ba vào mùa khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là
nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông
Đồng Nai khu vực thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực
hạ lưu (đoạn qua thành phố Biên Hịa) nước sơng đã bị ô nhiễm.
Sông Sài Gòn trong những năm gần đây mức độ ơ nhiễm mở rộng hơn
về phía thượng lưu. Sơng Thị Vải các khu vực ô nhiễm trước đây đã từng
bước được khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ. Hệ thống sông ở Đồng
bằng sông Cửu Long nước thải nơng nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân
bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước). Vì vậy chất lượng
nước sơng Tiền và sơng Hậu đã có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm
sông Tiền cao hơn sông Hậu). Sông Vàm Cỏ bị ơ nhiễm bởi nhiều yếu tố:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





17

Hoạt động sản xuất từ nhà máy, khu dân cư tập trung. Sơng Vàm Cỏ Đơng có
mức độ ơ nhiễm cao hơn sơng Vàm Cỏ Tây.
Có thể nói rằng, để khắc phục tình trạng ơ nhiễm nguồn nước hiện nay
cịn gặp nhiều khó khăn về tài chính, khi triển khai các biện pháp khắc phục
vẫn chưa có khung pháp lý cụ thể. Đây chính là những nguyên nhân dẫn tới
làng nghề Bình n (Nam Định) có kênh “bùn” cao hơn mặt ruộng dài
700m/tổng chiều dài 2 km đổ ra sông.
1.4.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Yên Bái
- Thực trạng ô nhiễm ô nhiễm nước các sông, suối chính
+ Thực trạng ơ nhiễm mơi trường tại các sơng: Theo kết quả quan trắc
định kỳ hằng năm của tỉnh Yên Bái diễn biến chất lượng nước sông Thao và
sông Chảy cho thấy chất lượng nước sông trên địa bàn tỉnh Yên Bái là tương
đối tốt, hầu hết tại các vị trí quan trắc, các thơng số quan trắc đều thấp hơn
QCVN 08: 2015-MT/BTNMT (B1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt. Riêng đối với hai thông số ơ nhiễm là COD, BOD5 tại 02 vị
trí quan trắc trên sông Thao (sau điểm xả thải của Nhà máy giấy Yên Hợp và
sau cửa Ngòi Xẻ-nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy giấy Minh Quân) đã
và đang có dấu hiệu bị ơ nhiễm COD và BOD5, Hàm lượng COD, BOD5 tại vị
trí này cao hơn so với quy chuẩn QCVN 08:2015-MT/BTNMT (B1) từ một
đến dưới 2 lần. Trong đó, năm 2013, 2014 cho thấy sự tăng đột biến của hai chỉ
số COD, BOD5 tăng gấp 2,1 lần và 2 lần. Các chỉ số quan trắc về kim loại
nặng đều thấp hơn QCVN 08:2015-MT/BTNMT (B1) rất nhiều lần; đối với
thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS), do sơng Hồng là dịng sơng có lượng phù xa
rất cao nên hàm lượng TSS trong nước luôn cao hơn quy chuẩn pho phép.
+ Thực trạng ô nhiễm môi trường tại ô nhiễm nước các suối chính: Qua
kết quả quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh Yên Bái cho thấy
một số con suối (Ngòi Thia tại Nghĩa Lộ, suối Minh An tại Văn Chấn, Suối
Khánh Hoà tại Lục Yên, Ngòi Lâu tại thành phố Yên Bái) là nguồn tiếp nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




×