Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng trên núi đá vôi tại khu dự trữ sinh quyển cát bà, hải phòng​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.48 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM THANH THẾ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI RỪNG TRÊN NÚI ĐÁ VÔI TẠI KHU
DỰ TRỰ SINH QUYỂN CÁT BÀ – HẢI PHÒNG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Xuân Trƣờng
2. TS. Triệu Thái Hƣng

Hà Nội, 2018


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.


Các số liệu và tài liệu được kế thừa từ đề tài khoa học và công nghệ cấp
quốc gia “Nghiên cứu xây dựng mơ hình cộng đồng bảo tồn và sử dụng
hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát
Bà, số:24/17/ĐTĐL.CN-XHNVTN”, tác giả là cộng tác viên của đề tài và đ
được sự đ ng , cho ph p s dụng d liệu của chủ nhiệm, c quan chủ trì đề
tài.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đ cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đ ng khoa học.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2018
Ngƣời cam đoan

Phạm Thanh Thế


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành theo chư ng trình đào tạo Cao học lâm
nghiệp K24B (2016 - 2018) tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Được sự nhất trí
của của Nhà trường và Ph ng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Lâm
nghiệp và Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Namđề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và đề xuất một số giải
pháp phục hồi rừng trên núi đá vôi tại khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Hải
Phòng” được đề xuất thực hiện.
Nhân dịp này, cho ph p tôi được bày tỏ l ng biết n sâu sắc nhất
tới PGS.TS. Lê Xuân Trường và TS. Triệu Thái Hưng là nh ng người đ trực
tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thơng tin bổ ích, tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tác giả có thể hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm n TS. Triệu Thái Hưng - Chủ nhiệm đề tài cấp

quốc gia đ cho ph p tôi được tham gia đề tài và s dụng các số liệu nghiên
cứu thí nghiệm trong luận văn.
Mặc dù đ rất cố gắng nhưng do kinh nghiệm và thời gian c n hạn chế
nên khơng tránh được nh ng sai xót. Rất mong được sự góp , bổ sung của
các thầy cơ, các bạn đ ng nghiệp để luận văn được hoàn thiện h n.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2018
Tác giả


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................i
Lời cảm n...............................................................................................................ii
Mục lục.................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt......................................................................................v
Danh mục các bảng............................................................................................vii
Danh mục các hình...........................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ............................................................ 3
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng ............................................................. 5
1.1.3. Một số nghiên cứu về rừng trên núi đá vôi ...................................... 7
1.1.4. Khu dự trữ sinh quyển thế giới......................................................... 8
1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 11
1.2.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng ..................................................................... 11
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng .................................................................. 17
1.2.3. Một số nghiên cứu về rừng trên núi đá vôi ở Việt Nam ................. 19

Chƣơng 2. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁPNGHIÊN CỨU………………………………………..……………..28
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 29
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 29
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 30
2.4. Phư ng pháp nghiên cứu………………..……………………………23
2.4.1. Kế thừa số liệu................................................................................ 30
2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp .................................................................... 31
2.4.3. Nội nghiệp ...................................................................................... 34
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘIKHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 41
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 41
3.1.1. Vị trí địa lí ...................................................................................... 41


iv

3.1.2. Địa hình địa mạo ............................................................................ 41
3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng ...................................................................... 42
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ........................................................................... 43
3.1.5. Thảm thực vật rừng ........................................................................ 45
3.1.6. Khu hệ động vật.............................................................................. 45
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 46
3.2.1. Thực trạng về dân số và lao động .................................................. 46
3.2.2. Cơ cấu sử dụng đất ........................................................................ 46
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 49
4.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng................................................ 49
4.1.1. Đánh giá sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3 ....................... 49
4.1.2. Đánh giá sinh trưởng của chiều cao vút ngọn Hvn......................... 51
4.1.3. Đánh giá sinh trưởng của đường kính tán lá (Dt) ......................... 52

4.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng ..................................................................... 53
4.2.1. Nghiên cứu tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng (IV%) . 54
4.2.2.Nghiên cứu mật độ .......................................................................... 56
4.2.3. Nghiên cứu độ tàn che.................................................................... 58
4.2.4. Nghiên cứu tầng thứ ....................................................................... 59
4.2.5. Phân bố cây rừng theo mặt phẳng nằm ngang .............................. 64
4.2.6. Mức độ thường gặp của các loài cây trong kiểu rừng...................... 65
4.3. Nghiên cứu tái sinh rừng....................................................................... 66
4.3.1. Tổ thành cây tái sinh ...................................................................... 67
4.3.2. Mật độ cây tái sinh ......................................................................... 69
4.3.3. Chất lượng cây tái sinh .................................................................. 71
4.3.4. Phân bố cây tái sinh ....................................................................... 73
4.3.5. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên ..... 75
4.4. Đề xuất một số giải pháp phục h i và phát triển rừng .......................... 79
4.4.1. Giải pháp về quản lý bảo vệ…………………….…………….……..74
4.4.2. Một số giải pháp lâm sinh……………………………………...………75
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ…………………………….84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTN

Bảo t n thiên thiên nhiên

ĐD


Đa dạng

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DTSQ

dự tr sinh quyển

TNTT

Tài nguyên thiên nhiên

OTC

Ô tiêu chuẩn


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số các x , thị trấn.............. 46
Bảng 3.2: Hiện trạng s dụng đất các x , thị trấn khu vực đảo Cát Bà ............... 47
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về D1.3 ................................... 49
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về Hvn .................................... 51
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về Dt ...................................... 53
Bảng 4.4. Công thức tổ thành tầng cây cao ........................................................... 54
Bảng 4.5. Cấu trúc mật độ của các trạng thái rừngtại khu vực nghiên cứu ........ 57
Bảng 4.6. Cấu trúc độ tàn che của các trạng thái rừngtại khu vực nghiên cứu ... 58

Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu định lượng bình quân trạng thái rừng nghèo khu vực
nghiên cứu ............................................................................................................... 59
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu định lượng bình quân trạng tháirừngtrung bình khu
vực nghiên cứu ........................................................................................................ 61
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu định lượng bình quân................................................... 62
Bảng 4.10: Kết quả xác định hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất ............... 64
Bảng 4.11: Mức độ thường gặp của các loài trong các kiểu rừng tại khu vực
nghiên cứu................................................................................................................ 65
Bảng 4.12: Công thức tổ thành cây tái sinh ở các trạng thái rừng theo N% ..... 67
Bảng 4.13: Mật độ cây tái sinh............................................................................... 70
Bảng 4.14: Chất lượng và ngu n gốc cây tái sinh ................................................ 72
Bảng 3.15: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất ........................................................ 74
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu tái sinh tự nhiêndưới các độ tàn che khác nhau ....... 76
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tư i đến tái sinh tự nhiênở khu vực
nghiên cứu................................................................................................................ 78


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Trắc đ rừng OTC N1.2 ................................................................... 60
Hình 4.2 Trắc đ rừng OTC 2.6 ...................................................................... 62
Hình 4.3 Trắc đ rừng OTC N1.5 ................................................................... 63


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng là một trong nh ng nhiệm vụ quan
trọng của các nhà lâm nghiệp. Nắm được đặc điểm lâm học, nhà lâm nghiệp

có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật tác
động chính xác vào rừng, góp phần quản l và kinh doanh rừng lâu bền.
Trên quan điểm sinh thái, đặc điểm lâm học rừng thể hiện rõ n t nh ng
mối quan hệ qua lại gi a các thành phần của hệ sinh thái rừng và gi a chúng
với môi trường. Việc nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng nhằm duy trì rừng
như một hệ sinh thái ổn định, có sự hài hồ của các nhân tố cấu trúc, lợi dụng
tối đa mọi tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy bền v ng các chức
năng có lợi của rừng cả về kinh tế, x hội và sinh thái.
Như vậy, để quản l và kinh doanh rừng có hiệu quả thì một trong nh ng
công việc không thể thiếu là nghiên cứu về đặc điểm lâm học. Mặc dù vậy,
cho đến nay nh ng nghiên cứu về đặc điểm lâm học vẫn chưa thể bao quát
cho mọi khu rừng, chưa thể làm nổi bật nh ng điển hình và đặc thù của mọi
loại hình rừng ở từng khu vực cụ thể, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi ở một
số địa phư ng khu vực Cát Bà, Hải Ph ng.
Trong thời gian qua, việc khai thác và s dụng quá mức, công tác quản
l bảo vệ rừng k m hiệu quả ở nhiều địa phư ng khiến các khu rừng, đặc biệt
là rừng trên núi đá vơi giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Nh ng tác động này đ ảnh hưởng lớn đến khả năng t n tại của rừng, làm xáo
trộn các quy luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng, diễn thế rừng đi theo
chiều hướng tiêu cực bởi sự thiếu hụt nh ng lồi cây có giá trị, đất đai bị thối
hố, rừng có sức sản xuất thấp và k m ổn định. Sự mất rừng đ k o theo sự
suy thoái về các ngu n tài nguyên thiên nhiên khác, đặc biệt là ngu n tài
nguyên nước. Tại nhiều khu vực hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng
thiếu nước nghiêm trọng. Từ đó, cuộc sống và sự phát triển kinh tế của các


2

cộng đ ng dân cư trong khu vực bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho cơng tác
phát triển rừng. Nh ng địa phư ng nghiên cứu của đề tài, n i c n t n tại các

khu rừng trên núi đá vơi cũng đang trong tình trạng như trên.
Vì vậy xác định các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm phục
h i và phát triển diện tích rừng trên núi đá vôi là một nhiệm vụ quan trọng.
Tuy nhiên, để có được nh ng biện pháp kỹ thuật tác động chính xác và hiệu
quả thì nh ng hiểu biết về đặc điểm lâm học, trong đó có đặc điểm cấu trúc và
tái sinh tự nhiên được xem là nh ng c sở quan trọng nhất.
Do thiếu nh ng nghiên cứu c bản và hệ thống về cấu trúc và tái sinh
rừng, ở nhiều n i người ta không dám tác động vào rừng bằng bất kỳ biện
pháp kỹ thuật nào, hoặc nếu có thì hiệu quả của các biện pháp tác động không
cao, gây nhiều hậu quả tiêu cực đối với rừng. Giải pháp kỹ thuật áp dụng cho
loại hình núi đá vơi hiện nay chủ yếu là khoanh ni phục h i tự nhiên mà ít
có biện pháp tác động mang tính đột phá nhằm phát huy tối đa sức sản xuất
cũng như các chức năng có lợi khác của rừng, đ ng thời vẫn bảo t n các
ngu n gen và tính đa dạng sinh vật ngu n tài nguyên thiên nhiên qu giá này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học và đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng trên núi đá vôi tại khu dự
trữ sinh quyển Cát Bà, Hải Phòng" được thực hiện nhằm góp phần bổ sung
nh ng hiểu biết mới về đặc điểm lâm học, tính đa dạng sinh vật và hướng
phát triển bền v ng hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi khu vực nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.1.1. Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Hệ sinh thái rừng mưa rất phức tạp, ngoài việc tuân theo quy luật vận
động chung nhất, bản thân từng nhân tố chung nhất, bản thân từng nhân tố lại

vận động theo quy luật riêng. Chính sự phức tạp ấy đ làm nhiều nhà khoa
học quan tâm dày công nghiên cứu; Tiêu biểu là:
Richard P.W (1952) [16], đ phân biệt tổ thành thực vật rừng mưa
thành hai loại: Rừng mưa hỗn hợp có tổ thành lồi cây rất phức tạp và rừng
mưa đ n ưu có tổ thành loài cây đ n giản và trong nh ng điều kiện đặc biệt
thì rừng mưa đ n ưu chỉ bao g m một vài loài cây.
Baur G.N (1964) [1], đ nghiên cứu về c sở sinh thái học trong kinh
doanh rừng mưa, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho từng rừng mưa tự nhiên.
Odum E.P (1971)[22], đ hoàn thành học thuyết về hệ sinh thái trên c
sở thuật ng về hệ sinh thái của Tansley A.P, năm 1935.các sinh vật và hoàn
cảnh bên ngoài của chúng ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ở trạng
thái thường xuyên có tác động. Từ đó, khái niệm về hệ sinh thái được làm
sáng tỏ và c sở nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học.
1.1.1.2. Mơ tả hình thái cấu trúc rừng
Catinot R (1965) [21], nghiên cứu nh ng cấu trúc sinh thái thông qua
việc mô tả phân loại và đưa ra nh ng khái niệmđa dạng sống, tầng phiến.Biểu
diễn các đặc trưng cấu trúc rừng mà hình thái của chúng bằng nh ng phẫu đ
rừng.
Roollet (1971) (theo Phạm Ngọc Giao, 1995)[5] đ mơ tả cấu trúc hình


4

thái rừng mưa bằng các phẫu đ , biểu diễn các mối tư ng quan gi a chiều cao
vút ngọn và đường kính ngang ngực, tư ng quan gi a đường kính tán và
đường kính ngang ngực bằng các năm h i quy.
Kraf (1884) (theo Phùng Ngọc Lan, 1986) [12], tiến hành phân chia
nh ng cây rừng trong cùng một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh
trưởng kích thước và chất lượng của cây rừng.

Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ, hầu hết các tác giả đưa ra nh ng nhận
x t mang tính định tính, chưa thực sự phản ánh được sự phức tạp về cấu trúc
của rừng tự nhiên nhiệt đới.
1.1.1.3. Nghiên cứu về quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D 1..3 )
Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính là một quy luật kết cấu c
bản của lâm phần và đ được nhiều tác giả nghiên cứu. Hầu hết các tác giả
đều s dụng hàm tốn để mơ phỏng các quy luật này. Có thể điểm qua một số
cơng trình tiêu biểu sau:
Meyer (1934) s dụng phư ng trình tốn học có dạng đường cong giảm
liên tục để mơ tả phân bố số cây theo cỡ đường kính, về sau gọi là hàm Meyer
(theo Phạm Ngọc Giao ,1995) [5].
Belley (1973) đ s

dụng hàm Weibull để mơ phỏng hóa cấu trúc

đường kính lồi, chiều cao thơng theo mơ hình của Shumacher và Coile (heo
Lê Sáu, 1996 [17]). Loestch (1973) đ dùng hàm Beta để nắn các phân bố
thực nghiệm ( dẫn theo Trần Cẩm Tú, 1999 [20]).
Diatchenko, Z.N s dụng phân bố Gamma để biểu thị phân bố số cây
theo cỡ đường kính lâm phần Thơng ơn đới. J.L.F Batista và H.T.Z Docuto
(1992), đ dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố N/D khi nghiên cứu rừng
nhiệt đới tại Marsanhoo – Brazin ( dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995 [5]).
Ngoài ra, một số tác giả s

dụng hàm Hyperbol, họ đường cong

Pearson, phân bố Boisson… để mô phỏng quy luật phân bố này.


5


1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Do sự phát triển công nghiệp thế kỷ XIX, trong ngành lâm nghiệp của
thế giới đ hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo
năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Nhưng sau thất bại về
tái sinh nhân tạo ở Đức và một số nước nhiệt đới mà Beard (1947) đ gọi là
"bệnh sởi trồng rừng" do thiếu sinh tố sinh thái học, nhiều nhà khoa học đ
nghĩ tới việc quay trở lại với tái sinh tự nhiên.
Khi đề cập vấn đề điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đ s dụng
cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với ơ đo đếm
điều tra tái sinh có diện tích từ 1 đến 4 m2. Do diện tích ơ điều tra nhỏ nên
việc đo đếm gặp nhiều thuận lợi nhưng số lượng ơ phải đủ lớn và trải đều trên
diện tích khu rừng mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng.
Trong phư ng thức rừng đều tuổi của Malaysia (MUS, 1945), nhiệm vụ
đầu tiên được ghi trong lịch trình là điều tra tái sinh theo ô vuông 1/1000 mẫu
Anh (4 m2), để biết xem tái sinh có đủ hay khơng và sau đó mới tiến hành các
tác động tiếp theo.
Richards P.W (1952) [16] đ tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các
ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong
khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955)đ đề nghị một phư ng pháp
"điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ơ đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo
giai đoạn phát triển của cây tái sinh.
Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới châu Á như
Bara (1954), Budowski (1956), có nhận định, dưới tán rừng nhiệt đới nhìn
chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc đề xuất các biện
pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh này là cần thiết. Nhờ nh ng nghiên
cứu này nhiều biện pháp tác động vào lớp cây tái sinh đ được xây dựng và
đem lại hiệu quả đáng kể.



6

Van Steenis (1956) đ nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống).
Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà c n thấy cả ở rừng
thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự
nhiên, nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết
cấu quần thụ, cây bụi, thảm tư i được đề cập thường xuyên. Baur G.N.,
(1962) [1] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến
phát triển của cây con c n đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm,
ảnh hưởng này thường khơng rõ ràng. Ngồi ra, các tác giả nhận định, thảm
cỏ và cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh.
Mặc dù ở nh ng quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi k m phát triển nhưng
chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng
lồi cây trên một đ n vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Nhưng
số lượng lồi cây có giá trị kinh tế thường khơng nhiều và được chú

h n,

c n các lồi cây có giá trị kinh tế thấp lại ít được quan tâm mặc dù chúng có
vai tr sinh thái quan trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải
đề cập một cách đầy đủ tất cả các loài cây xuất hiện trong lớp cây tái sinh để
có nh ng đánh giá chính xác tình hình tái sinh rừng và có nh ng biện pháp
tác động phù hợp.
Như trên đ đề cập, mục tiêu thứ hai của các tác động x l ở rừng mưa
nhiệt đới là tạo lập tái sinh bằng mọi cách nhằm thực hiện tái sinh thành công.
Việc áp dụng hàng loạt các biện pháp kỹ thuật nhằm gây dựng và duy trì lớp
cây tái sinh trong tình trạng lành mạnh, đưa lớp cây tái sinh này tới tuổi thành
thục được coi là nền tảng của một phư ng thức lâm sinh.

Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu được đề cập trên đây phần nào làm
sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên nói chung


7

và rừng nhiệt đới nói riêng. Đó là nh ng c sở để lựa chọn cho việc nghiên
cứu cấu trúc và tái sinh rừng trong đề tài này. Việc nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc và tái sinh tự nhiên là việc làm hết sức quan trọng nên với từng đối tượng
cụ thể, cần có nh ng phư ng pháp nghiên cứu phù hợp.
1.1.3. Một số nghiên cứu về rừng trên núi đá vôi
Nh ng nghiên cứu phục h i rừng trên núi đá ở các nước ôn đới diễn ra
một cách thầm lặng vì phần lớn núi đá ở các nước này là khơng có cây cối
hoặc nếu có cũng là các cây bụi nhỏ b .
Khi nghiên cứu thảm thực vật trên núi đá, đặc biệt trên núi đá vôi ở
nhiệt đới, nhiều chuyên gia về thực vật, địa l thực vật, thổ nhưỡng đ rất
ngạc nhiên trước hệ sinh thái hùng vĩ có vẻ đẹp kỳ diệu và lại cho nhiều sản
phẩm qu giá. Đ ng thời nh ng nghiên cứu này cũng khuyên cáo rằng: Một
khi rừng núi đá vơi bị tàn phá nặng nề thì rừng rất khó có thể tự phục h i trở
lại, đặc điểm này khác hẳn với vùng núi đất. Sau khi thảm thực vật núi đá vôi
bị mất, dưới các trận mưa lớn và cường độ mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
(như ở Việt Nam), đất đá lại ít và mỏng, vách núi gần như dựng đứng, sau
thời gian không lâu phần lớn đất sẽ bị gột r a xuống chân núi. H n n a núi
đá khi không có tán rừng che phủ, biên độ nhiệt cao, phong hóa sẽ rất mạnh,
đá nút thành từng tảng và sạt lở r i xuống chân núi gây ra nhiều thiệt hại đe
doạ đời sống và sản xuất của nhân dân (dẫn theo Trần H u Viên, 2004).
Trên thế giới, phát triển bền v ng, đặc biệt là sự tham gia của cộng
đ ng là vấn đề được chú trọng trong quản l , s dụng ĐDSH ở dải núi đá vơi
nói riêng. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thay đổi cần thiết cho sự
phát triển của x hội sinh thái học bền v ng.

Thực tế tại New Zealand cho thấy, vào nh ng năm 1980, mạng lưới các
VQG ở nước này bắt đầu phát triển và liên tục, vừa bảo vệ các vùng nhỏ, vừa
tạo ra các khu giải trí cho cộng đ ng.


8

Ngoài ra, phục h i rừng nghèo trên núi đá vôi như: Viện khoa học
Quảng Tây và Quảng Đông - Trung Quốc đ nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là
nghiên cứu đặc điếm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi: Toona
sinensis, Delavaya toxocarpa, Chukrasia tabular is, Excentrodendron
tonkinensis,... trong thời kỳ 1985 -1998. Nh ng nghiên cứu đó đ được tổng
kết s bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với
sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của Trung Quốc,
bên cạnh đó các hướngdẫn về kỹ thuật phục h i rừng trên núi đá vôi đ được
xây dựng, g m một số nguyên l : Là một trong nh ng HST rất nhạy cảm, có
sự cân bằng mỏng manhvà điều kiện sống rất khắc nghiệt; Tốc độ tăng trưởng
của cây trên núi đá vôi rấtchậm (tr lượng gỗ bình quân 1 ha rừng nguyên
sinh trên núi đá vơi chỉ bằng ½ tr lượng gỗ bình qụân rừng ngun sinh trên
đất); HST núi đá vơi có tính chốngchịu cao; HST núi đá vơi có khả năng phục
h i rất khó vì thiếu các yếu tố lập địacần thiết. Tuy nhiên, nh ng nguyên lý
phục h i và phát triển rừng trên núiđá vôi chưa được tổng kết một cách có hệ
thống nên việc áp dụng nh ng hướngdân này cho nhiều quốc gia khác gặp rất
nhiều khó khăn.
1.1.4. Khu dự trữ sinh quyển thế giới
1.1.4.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của UNESCO: “Khu Dự trữ sinh quyển thế giới
(DTSQ) là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy
các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển
bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận”. Một số đặc

trưng c bản của các khu DTSQ thế giới như sau:
* Chức năng chính:1) Bảo t n: thực hiện chức năng bảo t n hệ sinh
thái, đóng góp một cách tích cực nhất vào việc bảo t n đa dạng di truyền, loài,
hệ sinh thái và cảnh quan;2) Phát triển: phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế


9

bền v ng về sinh thái cũng như các giá trị văn hoá truyền thống; 3) Hỗ trợ: trợ
giúp nghiên cứu, giám sát, giáo dục, trao đổi thông tin gi a các địa phư ng,
quốc gia, quốc tế về bảo t n và phát triển bền v ng.
1.1.4.2. Một số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại các khu dự trữ sinh quyển trên
thế giới
* Khu DTSQ Yellowstone, Mỹ:là một trong nh ng khu DTSQ đầu
tiên trên thế giới, được thành lập năm 1976. Khu DTSQ này có ngu n gốc từ
VQG Yellowstone được thành lập từ h n 100 năm trước, nằm tại bang phía
tây Wyoming, Montana và Idaho, Mỹ (Agengst, 1999). Khu DTSQ
Yellowstone nổi tiếng với các loài động vật hoang d , các mạch nước phun
cũng như hệ sinh thái cận núi cao, đa dạng và luôn nằm trong danh sách
nh ng khu vực cần được bảo t n nhất hành tinh (Romme, 1982).
* Khu DTSQ Manas, Ấn Độ: có diện tích khoảng 200.000 ha, nằm ở
phía Đơng Bắc Ấn Độ. Các khu vực rừng ở đây bị đe dọa bởi việc chặt phá
rừng trái ph p từ nh ng năm 1990. Kakoijana là một rừng cách ly trong khu
DTSQ Manas có tổng cộng 34 ngơi làng, tuy nhiên 95% diện tích rừng bị chặt
phá (Horwich và cs, 2013). Các làng này đ thành lập các Ban quản l Lâm
nghiệp với mục đích tr ng và phục h i các khu vực rừng bị suy thoái, đ ng
thời hình thành nhóm tự giúp đỡ nhằm mục đích nâng cao điều kiện kinh tế
làng. Sự phối hợp gi a các ban lâm nghiệp và các nhóm tự giúp đỡ đ củng
cố sức mạnh của cộng đ ng trong việc bảo vệ diện tích rừng đặc dụng
(Horwich và cs, 2015)..

* Khu DTSQ Camargue, Pháp: đây là vùng đất ngập nước lớn nhất ở
Pháp, có tính đa dạng sinh học cao với 272 lồi chim nước. Camargue nằm ở
phía nam Arles, phía Đơng Nam nước Pháp, gi a biển Địa Trung Hải và hai
nhánh sông ở vùng hạ lưu sông Rhôme, có diện tích 13.117 ha (Weller,
1978). Nh ng điều kiện về thổ nhưỡng và nh ng bất thường về thời tiết làm


10

thay đổi cấu trúc của quần thể thực vật, ảnh hưởng đến n i cư trú của các loài
chim nước tại đây. Vì vậy, mục tiêu quản l là duy trì nguyên trạng các điều
kiện, chế độ thủy văn, thảm thực vật. Vấn đề khó khăn trong tạo mơi trường
sống cho các lồi chim nước là kiểm sốt thực vật. Nhiều mơ hình để kiểm
sốt thực vật đ được s dụng là cắt c học, thuốc diệt cỏ, chăn thả một số
loài động vật (Westhoff, 1971; Bakker, 1978; Vlassic, 1978). Ngồi ra,
Mathevet (2011) đ nghiên cứu về xây dựng mơ hình trí tuệ con người dựa
trên phân tích nh ng khác biệt về văn hóa, ngu n lực, chính sách liên quan
đến quản l đất ngập nước khu DTSQ Camargue. Kết quả đ đưa ra các đặc
điểm đặc trung cho mỗi nhóm cộng đ ng và xây dựng nh ng bài tập huấn,
cách tiếp cận đối với mỗi nhóm khác nhau.
* Khu dự trữ sinh quyển Noosa (Úc): có diện tích 150.000 ha được
quản l bởi chính phủ Úc, Ủy ban Tiểu bang Queensland, Hội đ ng phân
vùng ven biển, Ban quản l khu DTSQ Noosa. Noosa đang lưu tr giá trị đa
dạng sinh học toàn cầu với 1.300 loài thực vật, 570 lồi động vật trong đó có
khoảng 300 lồi chim. Mơ hình quản l chung được áp dụng theo nhóm mục
tiêu và hoạt động, liên quan đến mơi trường, tự nhiên, x hội, văn hóa, du lịch
, giáo dục, kinh tế (MAB Australia, 2009). Để tăng cường hiệu quả quản lý,
mơ hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái đ được thực hiện từ năm 2000. Mặc dù
vậy, khơng có một c chế nào chung cho tất cả các loại dịch vụ mơi trường.
Chính phỉ và các c quan chức năng có thẩm quyền thiết yếu và điều tiết, cộng

đ ng địa phư ng tham gia và là người trực tiếp thực hiện mơ hình này.
* Khu dự trữ sinh quyển Dana (Jorrdan): có diện tích 30.800 ha, lưu
tr 833 loài thực vật, 449 loài động vật trong đó có 215 lồi chim và 38 lồi
thú. Nhiều lồi hiện nay nằm trong danh sách các loài qu hiếm có nguy c
tuyệt chủng như mèo cát, sói Syria, chim ưng nhỏ, thằn lằn gai (Rfou, 2013).
Thông qua một số tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về bảo


11

t n ĐDSH cho thấy, hiện nay trên thế giới đ phát triển cách tiếp cận nhằm
hài h a gi a bảo t n và phát triển KT-XH "Bảo t n cho phát triển và Phát
triển cho bảo t n"; "Bảo t n dựa vào cộng đ ng". Như vậy, để công tác bảo
t n ĐDSH đạt hiệu quả mong muốn, cần thiết phải quan tâm, phát triển sinh
kế của cộng đ ng sinh sống trong và xung quanh các khu bảo t n, cần gắn
trách nhiệm của cộng đ ng địa phư ng, doanh nghiệp trong công tác bảo t n
ĐDSH. Đây cũng là giải pháp để giải quyết xung đột gi a mục tiêu bảo t n
với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phư ng và sinh kế của người dân địa
phư ng. Vai tr của các chủ thể (nhà nước, doanh nghiệp, người dân) cần
được xác định rõ trong kế hoạch quản l các khu bảo t n trên c sở một
khung chia sẻ lợi ích được xác lập. Đây sẽ là nh ng luận cứ khoa học tốt cho
việc xây dựng các mơ hình quản l các HST và ĐDSH ở Khu DTSQ quần
đảo Cát Bà.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong
nh ng nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Tuy
nhiên, cấu trúc rừng là một vấn đề có nội dung phong phú và đa dạng, nên ở
đây, chỉ nh ng đặc trưng cấu trúc có liên quan đến đề tài mới được đề cập.
Trần Ngũ Phư ng (1970) [14] đ chỉ ra nh ng đặc điểm cấu trúc của

các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên c sở kết quả điều tra tổng
quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Nhân tố cấu
trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật
phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn
sản xuất.
Thái Văn Trừng (1978) [18] đ tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt
đới thành 5 tầng: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán


12

(A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Việc áp dụng phư ng pháp vẽ
"biểu đồ phẫu diện" sau khi đ đo tính chính xác vị trí, chiều cao và đường
kính thân cây, bề rộng và bề dày tán lá của toàn bộ nh ng cây gỗ (tầng A)
trên một dải hẹp điển hình của khu tiêu chuẩn theo Richards và Davis (1934)
đ thể hiện khá rõ sự phân chia theo tầng của thực vật trong hệ sinh thái rừng.
Bên cạnh đó, tác giả này c n dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm
thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế của nh ng thực vật trong tầng
cây lập quần, độ tàn che nền đất đá của tầng ưu thế, hình thái sinh thái lá và
trạng mùa của tán lá. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt
để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.
Nguyễn Văn Trư ng (1983) [19] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài
đ xem x t sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao
một cách c giới. Từ nh ng kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, Vũ
Đình Phư ng (1987) [15] đ nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá
rộng thường xanh là hoàn toàn hợp l và cần thiết, nhưng chỉ trong trường
hợp rừng có sự phân tầng rõ rệt (khi đ phát triển ổn định) mới s dụng
phư ng pháp định lượng để xác định giới hạn của các tầng cây. Đào Công
Khanh (1996) [11] đ tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá
rộng thường xanh ở Hư ng S n, Hà Tĩnh làm c sở đề xuất một số biện pháp

lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng. Nguyễn Anh Dũng (2000) [3]
đ tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ cho hai trạng thái
rừng là IIA và IIIA1 ở lâm trường Sơng Đà - Hồ Bình. Các nghiên cứu này sẽ
được đề tài xem x t và lựa chọn để vận dụng vào các nội dung nghiên cứu.
Phùng Văn Phê (2006) [13] khi nghiên cứu về kiêu rừng kín lá rộng
thường xanh mưa á nhiệt đới núi thâp ở rừng đặc dụng Yên T , Quảng Ninh
cho thây câu trúc rừng g m 4 tầng:
Tầng ưu thế sinh thái (A2) là tầng chính của rừng có chiều cao trung


13

bình từ 10 - 15 m, đường kính từ 20 - 30 cm, nh ng cây gỗ có đường kính
trên 40 cm không đáng kể, độ kh p tán ngang cao. Thành phần các loài thực
vật c bản là Vối thuốc, Dẻ cau lá bạc, Giổi lá bạc, Rè, Re, Súm. Ngồi ra c n
có Thơng tre lá ngắn, Sến mật, là nh ng loài thực vật qu hiếm của Việt Nam
Tầng dưới tán (A3) g m các loài cây gỗ nhỏ như Mai v ng, C ng núi,
Đa quả nhỏ, Vú b .
Tầng cây bụi thường thưa thớt, sức sinh trưởng của cây bụi không đ ng
đều, ở nh ng n i có độ kh p tán thấp cây bụi phát triển khá h n.
Tầng thảm tư i nằm sát mặt đất g m các lồi cỏ, Câu tích, Mua đất,
Bảy lá một hoa, Trầu tiên, Cốt cắn...
Nguyễn Mạnh Tuyên (2009) [21] khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng
cây cao của rừng đặc dụng tại Hư ng S n, Mỹ Đức, Hà Nội cho thấy số loài
ghi được là 79 lồi trong đó trạng thái rừng IIIA1 có số lượng lồi là 55 lồi,
trạng thái rừng IIB có số lượng loài là 40 loài. Hầu hết các cây tham gia vào
công thức tổ thành cả 2 trạng thái trên chủ yêu là cây gỗ tạp và loài cây tiên
phong ưa sáng mọc nhanh.
Khi nghiên cứu một số quy luật kết cấu lâm phần thì kết quả cho thấy
hàm Weibull mô phỏng tốt quy luật N/D1.3, N/H. Tất cả các ô tiêu chuẩn

không phù hợp với phân bố Meyer. Phân bố số lồi theo cỡ kính nhìn chung
số lượng lồi giảm khi đường kính tăng.
Nguyễn Văn H ng (2010) [9] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên tại
BQL rừng đặc dụng Hư ng S n, Hà Tĩnh đưa ra kết luận ở các trạng thái
IIIA1 mật độ tư ng đối thưa (480 cây/ha), phân bố không đều, độ tàn che đạt
0,53. Trạng thái IIB độ tàn che 0,41, mật độ thấp 390 cây/ha chủ yếu là cây
ưa sáng. Hàm Weibull mô phỏng tốt quy luật phân bố N/D, N/H. Tất cả các ô
tiêu chuẩn đều không phù hợp với hàm Meyer
Bùi Thị Diệp (2012) [4] khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tại khu bảo t n


14

thiên nhiên - văn hoá Đ ng Nai cho thấy tổ thành và số lượng loài cây trong
khu vực nghiên cứu phong phú, phân bố số cây theo đường kính tuân theo
quy luật phân bố khoảng cách, đỉnh phân bố tư ng ứng với cỡ kính 12cm.
Phân bố số cây theo chiều cao tuân theo quy luật phân bố của hàm Meyer và
giá trị a biến động từ 2,4 đến 2,8; phân bố số cây theo chiều cao có dạng phân
bố một đỉnh lệch trái.
Lê H ng Việt (2012) [20] khi nghiên cứu về cấu trúc của ba trạng thái
rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo ở khu vực M Đà, tỉnh Đ ng Nai cho
thấy: phân bố số cây theo đường kính N/D của cả ba trạng thái rừng đều có
dạng phân bố giảm và có thể biểu diễn bằng mơ hình N = a*exp(-b*D) + k;
phân bố số cây theo chiều cao N/H có dạng phân bố nhiều đỉnh.
Nguyễn Tuấn Bình (2014) [2] khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng
thứ sinh thuộc rừng kín thường xanh nhiệt đới khu vực M Đà, Đ ng Nai cho
thấy rừng thứ sinh có 6 lồi cây gỗ ưu thế và đ ng ưu thế đó là Dầu song
nàng, Ch nhai, Làu táu, Trường, Cầy và Bằng lăng ổi. Mật độ trung bình của
quần thụ là 737 cây/ha trong đó 6 lồi cây ưu thế và đ ng ưu thế đóng góp
294 cây/ha c n lại 142 lồi cây gỗ khác. Tiết diện ngang trung bình là

15,1m2/ha trong đó 6 lồi cây gỗ ưu thế và đ ng ưu thế đóng góp 7,1 m2/ha.
Tr lượng trung bình là 106,6 m3/ha, trong đó 6 lồi ưu thế và đ ng ưu thế là
53 m3/ha. Tổ thành trung bình của 6 lồi cây gỗ ưu thế và đ ng ưu thế là
45,5% cao nhất là Dầu song nàng (16,3%), thấp nhất là Bằng lăng ổi (3,6%).
Rừng có độ tàn che trung bình 0,8.
Phùng Văn Khang (2014) [10] khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của
rừng kín thường xanh h i âm nhiệt đới ở khu vực m Đà, tỉnh Đ ng Nai cho
thấy phân bố N/D của ba trạng thái nghiên cứu IIB, IIIA2 và IIIA3 đều có dạng
phân bố giảm, phân bố N/H đều dạng một đỉnh lệch trái, phân bố liên tục.
Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Thị Thu Hà (2014) [7] khi nghiên cứu một


15

số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Vườn quốc gia Vũ
Quang - Hà Tĩnh cho thấy tổng giá trị về chỉ số quan trọng (IV%) của tổ hợp
lồi ưu thế ở 6 ơ tiêu chuân định vị có biến động rất lớn từ 11,9% đến 48,4%.
Chỉ số IV% của các loài ưu thế chưa cao. Phân bố N/D được mô phỏng tốt
bằng hàm khoảng cách, đường cong phân bố số cây theo cỡ đường kính có
dạng giảm.
Võ Đại Hải (2014) [6] khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái rừng
IIA tại khu vực rừng ph ng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổ thành
rừng tự nhiên trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng với nhiều
loài cây khác nhau, dao động từ 28 đến 45 lồi, trong đó chỉ có từ 4 - 7 lồi
tham gia vào cơng thức tổ thành; lồi Dóc nước là lồi ưu thế chính của tầng
cây cao. Các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu
đều có 2 tầng tán là tầng tán chính và tầng dưới tán, độ tàn che thấp từ 0,3 0,5. Quy luật phân bố số cây theo đường kính và quy luật phân bố số cây theo
chiều cao có thể mơ phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng cách.
Đoàn Thị Hoa (2015) [8] khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái rừng
IIA, IIB, IIIA2 tại Khu di tích lịch s và cảnh quan môi trường Mường Phăng,

Điện Biên cho thấy tổ thành tầng cây cao tư ng đối đa dạng. Ở trạng thái IIA
và IIB có tổ thành tầng cây cao tư ng đối giống nhau nh ng loài cây có ý
nghĩa sinh thái trong quần x bao g m các loài cây Vối thuốc - Ba soi - Dẻ gai
đỏ - Dẻ gai Ấn Độ. Phần lớn là nh ng lồi cây ưa sáng, có

nghĩa lập quần

cao. Cụ thể, trạng thái rừng IIA bao g m 10 loài với mật độ trung bình 291
cây/ha, tiết diện ngang trung bình 5,51 m2/ha và tr lượng trung bình 27,29
m3/ha. Trạng thái rừng IIB bao g m 13 loài với mật độ trung bình 303 cây/ha,
tiết diện ngang trung bình 12,46 m2/ha và tr lượng trung bình 66,59 m3/ha.
Trạng thái rừng IIIA2 bao g m 18 loài với mật độ trung bình 209 cây/ha, tiết
diện ngang trung bình 14,28 m2/ha và tr lượng trung bình 103,14 m3/ha. Trạng


16

thái rừng IIA có 2 tầng là tầng tán chính A2 với chiều cao trung bình dao động
từ 12,77 - 13,04m; và tầng dưới tán A3 với chiều cao trung bình dao động từ
10,16 - 10,30m; độ tàn che trung bình của rừng 0,45. Trạng thái rừngIIB có 3
tầng tán đó là tầng vượt tán A1 có chiều cao trung bình dao động từ 15,70 16,25m; tầng tán chính A2 có chiều cao trung bình dao động từ 12,33 12,65m; tầng dưới tán A3 có chiều cao trung bình dao động từ 7,65 - 8,80m;
độ tàn che trung bình của rừng là 0,52. Trạng thái rừng IIIA2 có 3 tầng rõ rệt
đó là tầng vượt tán A1 có chiều cao trung bình dao động từ 21,25 - 21,50m;
tầng tán chính A2 có chiều cao trung bình dao động từ 17,00 - 17,42m; tầng
dưới tán A3 có chiều cao trung bình dao động từ 10,50 - 12,29m; độ tàn che
trung bình của rừng là 0,61. Phân bố số cây theo đường kính N/D 13 của 3
trạng thái rừng có thể mơ phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng
cách, đều có dạng đường cong một đỉnh. Phân bố số cây theo chiều cao N/Hvn
của trạng thái rừng IIA có thể mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố
khoảng cách; trạng thái rừng IIB và IIIA2 có thể mô phỏng tốt bằng phân bố

Weibull; các phân bố đều có dạng đường cong một đỉnh.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường
thiên về việc mơ hình hố các quy luật kết cấu lâm phần. Việc mơ hình hóa
quy luật phân bố số cây theo đường kính và chiều cao đ được các tác giả
quan tâm nhiều h n, đây được coi là quy luật c bản nhất trong các quy luật
kết cấu lâm phần. Biết được các quy luật phân bố, có thể xác định được số cây
tư ng ứng từng cỡ kính hay từng cỡ chiều cao, làm c sở xác định tr lượng
lâm phần.Biết được quy luật cấu trúc c bản lâm phần và kết cấu mật độ tầng
thứ để tác động phù hợp vào rừng nhằm điều chỉnh cấu trúc rừng, dẫn dắt
rừng đến cấu trúc có thể đáp ứng các mục tiêu mong muốn.
Như vậy, trong thời gian qua, việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta
đ có nh ng bước phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp nhằm nâng


17

cao hiểu biết về rừng, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu cũng như sản xuất
kinh doanh rừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường
thiên về việc mơ hình hố các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các
biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường thiếu yếu tố sinh thái nên chưa
thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Bởi lẽ bản chất
của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là giải quyết nh ng mâu thuẫn sinh thái
phát sinh trong quá trình sống gi a các cây rừng và gi a chúng với môi
trường. Muốn đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đ i hỏi
phải nghiên cứu cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm
tổng hợp về sinh thái học, lâm học và sản lượng. Mặt khác, các nghiên cứu về
đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên thường ít đề cập cụ thể đến đối tượng là loại
rừng trên núi đất hay trên núi đá, đặc biệt là rừng trên núi đá vơi. Vì vậy,
nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng trên núi đá vơi khơng chỉ có
nghĩa l luận mà c n có


nghĩa thực tiễn sâu sắc nhằm đề xuất nh ng biện

pháp kỹ thuật tác động hợp l .
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Ở nước ta, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ
thống về tái sinh rừng, đặc biệt là tái sinh tự nhiên. Một số kết quả nghiên cứu
về tái sinh thường được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu gần đây nhất
về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần cơng bố trên các
tạp chí như:
Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên tại BQL rừng đặc dụng Hư ng
S n, Hà Tĩnh, Nguyễn Văn H ng (2010) [9] đưa ra kết luận: cây tái sinh chủ
yếu là cây ưa sáng trong giai đoạn đầu, hầu hết các lồi cây sinh trưởng trung
bình, mật độ tái sinh ở trạng thái IIB là 5680 cây/ha, IIIA1 là 5360 cây/ha,
phần lớn có ngu n gốc từ hạt 78,1 %, phẩm chất tái sinh trung bình. Cây tái
sinh thưa thớt trên sườn và đỉnh núi đặc biệt là cây tái sinh có triển vọng do
lớp thực vật quá dày ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng cây tái


×