Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thứ tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo tồn​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN ĐẮC MẠNH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC THÚ
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ
LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI – 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN ĐẮC MẠNH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC THÚ
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ
LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN

Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ Tài nguyên rừng
Mã số: 60. 62. 68



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng

Hà Nội - 2008


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán
bộ trường Đại học Lâm nghiệp, cán bộ Viện sinh thái&tài nguyên sinh vậtViện khoa học và công nghệ Việt Nam.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn
Xuân Đặng - Phòng Động vật học Có xương sống- Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật đã hướng dẫn tơi hồn thành luận văn.
Tiếp theo, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s Đỗ Quang Huy,
TS. Đồng Thanh Hải- Trường Đại học Lâm nghiệp đã đóng góp những ý kiến
q báu giúp tơi hồn thiện cơng trình.
Xin bày tỏ lịng cảm ơn Bộ môn Động vật rừng, khoa Đào tạo sau đại học
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên Đa
Krơng, phịng Kỹ thuật, Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrơng, Ủy
ban nhân dân xã Ba Lịng, xã Húc Nghì, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ xây dựng luận văn.
Cảm ơn sự tài trợ về thiết bị nghiên cứu của tổ chức IDEA WILD cho
nghiên cứu này.
Xin được cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và khuyến khích động
viên tơi trong suốt q trình học tập và làm luận văn. Tôi xin được gửi lời
cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả
về tinh thần và vật chất để tơi n tâm hồn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu

đó!
Hà Nội, tháng10 năm 2008

NGUYỄN ĐẮC MẠNH


CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
System)

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Information System)

HGĐ

: Hộ gia đình

HST

: Hệ sinh thái

IUCN


: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (The World
Conservation Union)

KBT

: Khu bảo tồn

KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

KTXH

: Kinh tế xã hội

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nxb

: Nhà xuất bản

PRA

: Đánh giá nông thơn có sự tham gia (Participatory Rural
Appraisal)

QLBT

RRA

: Quản lý bảo tồn
Đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal)

VQG

: Vườn quốc gia

WWF

: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for
Nature)

WRI

Viện tài nguyên thế giới (World Resources Institute)

UBKHKT

Uỷ ban khoa học kỹ thuật


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1
1.1
1.2
1.3
CHƯƠNG 2

2.1
2.2
CHƯƠNG 3
3.1
3.2
3.3
3.4
CHƯƠNG 4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7

ĐẶT VẤN ĐỀ
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học
Lịch sử nghiên cứu đa dạng sinh học thú ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu đa dạng sinh học thú ở Quảng Trị
và khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế- xã hội
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thành phần phân loại của khu hệ thú ở KBTTN
ĐaKrông
Giá trị bảo tồn của khu hệ thú ở KBTTN ĐaKrông
Yêu cầu sinh thái và hiện trạng quần thể của các loài
thú ưu tiên bảo tồn tại KBTTN ĐaKrông
Các đe doạ đối với khu hệ thú và đa dạng sinh học ở
khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông
Khu vực ưu tiên bảo tồn thú trong KBTTN ĐaKrông
Vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên sinh
vật của cộng đồng địa phương
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng
sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1
3
3
6
12
14
14
25
28
28
28

30
31
41
41
45
49
56
65
72
81
84
87
92


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được xem là điểm nóng về đa dạng sinh học, theo thống kê có
khoảng 10% trong tổng số các loài sinh vật đã biết trên thế giới. Tuy nhiên, đa
dạng sinh học ở Việt Nam đã và đang bị suy thối một cách nhanh chóng. Sự
suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên đặc biệt suy thoái rừng nhiệt đới là
nguyên nhân cơ bản gây suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam trong những
năm qua (Richard B.P, 1999). Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa gây tổn thất đa
dạng sinh học ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới đó là
mâu thuẫn giữa cung và cầu mà thể hiện rõ nhất chính là việc khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những điều đó cộng với sự yếu kém
trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đã làm cho nhiều nhóm lồi
động- thực vật ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông được thành lập ngày 04 tháng 9 năm

2001, theo Quyết định số 768/QĐ-UB của ủy ban nhân nhân tỉnh Quảng Trị
nhằm bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng nhiệt đới núi thấp có giá trị đa
dạng sinh học cao và đặc trưng cho vùng Trung Trường Sơn Việt Nam. Được
đánh giá là một trong 200 vùng sinh thái trọng yếu của thế giới, khu bảo tồn
thiên nhiên ĐaKrông cũng là khu vực nhạy cảm và rất dễ bị tác động. Phần
đông người dân sống ở vùng đệm của khu bảo tồn là đồng bào dân tộc thiểu
số Vân Kiều và Pa Kơ, có trình độ dân trí thấp, canh tác nông nghiệp lạc hậu,
đời sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó việc săn bắt
động vật rừng và phá rừng làm nương rẫy là truyền thống của người Vân Kiều
và PaKô tại đây.
Ban quản lý khu bảo tồn đã được thành lập từ năm 2002 (theo quyết định
số 4343/QĐ-UB ngày 5/7/2002 của uỷ ban nhân nhân tỉnh Quảng Trị) nhưng
tài nguyên rừng của khu bảo tồn vẫn tiếp tục bị suy giảm; các đàn thú q
hiếm như Bị tót, Sao la, Vượn ngày một ít đi, rừng ở vùng thấp đã chuyển


2

thành nương rẫy và các cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao nay đang chuyển
dần sang kiểu rừng thứ sinh nhân tác (Ban quản lý KBTTN ĐaKrông, 2006).
Do vậy, nếu không thực hiện ngay các giải pháp quản lý bảo tồn hợp lý thì
trong tương lai khơng xa tài ngun rừng khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrơng sẽ
bị suy thối.
Thú (Mammalia) là lớp động vật có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì
sự cân bằng của hệ sinh thái rừng, có giá trị kinh tế cao và là đối tượng rất
nhạy cảm với các tác động của con người cũng như những biến đổi của môi
trường nên chúng thường được ưu tiên quản lý bảo tồn hơn so với các nhóm
động vật khác. Những nghiên cứu về khu hệ thú khu bảo tồn thiên nhiên
ĐaKrơng cịn hạn chế. Ngoài một số đợt điều tra thống kê thành phần loài mà
chủ yếu tập trung vào các loài thú lớn, chưa có những nghiên cứu đánh giá về

tính đa dạng sinh học thú và các đặc điểm sinh thái nhân văn của khu hệ làm
cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp quản lý, bảo tồn hữu hiệu khu hệ thú
này.
Vì vậy, chúng tơi đã chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng sinh
học thú tại Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị làm cơ sở
khoa học cho các giải pháp quản lý, bảo tồn”. Với mong muốn cung cấp các
thông tin đầy đủ hơn về tình trạng khu hệ thú nhằm phục vụ cơng tác qui
hoạch, quản lý bảo tồn thú nói riêng và tài nguyên rừng nói chung tại khu bảo
tồn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Thuật ngữ “đa dạng sinh học” được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1988
(Wilson,1988) và đã trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm khi Chương
trình Nghị sự 21 cơng bố tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro,
Brasil năm 1992. Từ đó đến nay, có rất nhiều khái niệm được đưa ra về
ĐDSH, trong số đó WWF (1989) đề xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự
phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và
vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái
vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong mơi trường” [28].
Như vậy khi nói đến đa dạng sinh học chúng ta phải đề cập đến 3 cấp độ;
đa dạng về gen, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái.
Đa dạng về gen là sự khác biệt về vật chất di truyền trong nội bộ của một
lồi. Tính đa dạng gen biểu hiện ra ngồi tự nhiên chính là những quần thể
cùng lồi nhưng sống ở các sinh cảnh (vùng) khác biệt nhau và những biến dị
của các cá thể trong cùng một quần thể.

Đa dạng về loài chỉ mức độ phong phú về loài trong một sinh cảnh hay khu
vực nhất định. Tính đa dạng lồi được biểu hiện trên hai khía cạnh; thứ nhất
là số lượng loài và mối quan hệ họ hàng giữa các loài, thứ hai là cấu trúc tổ
thành giữa các loài.
Đa dạng về hệ sinh thái được phản ánh bởi sự đa dạng về sinh cảnh qua
mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường. Việc phân chia các hệ sinh
thái là rất khó khăn vì ranh giới giữa chúng khơng rõ ràng. Tuỳ thuộc vào
nhóm sinh vật nghiên cứu (đối tượng nghiên cứu), đúng hơn là mối quan hệ


4

của nhóm sinh vật đó với mơi trường mà có cách phân chia sinh cảnh (hay hệ
sinh thái) hợp lý.
Trong đề tài này tính đa dạng sinh học thú được mơ tả chính là số lồi thú
và mối quan hệ họ hàng giữa chúng, cấu trúc tổ thành các loài thú trong khu
vực, các đàn thú sống ở các sinh cảnh khác biệt nhau, một số cá thể thú có đặc
điểm khác biệt so với các cá thể trong loài và số sinh cảnh có thể phân chia
được khi nghiên cứu mối quan hệ của thú với môi trường sống.
Sau khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (1993), thuật ngữ “đa
dạng sinh học” đã được đưa vào văn bản pháp luật của các quốc gia (các bên)
tham gia công ước. Việt Nam cũng là một thành viên của Công ước Đa dạng
sinh học, nên thường sử dụng khái niệm: “Thuật ngữ dùng để mô tả sự phong
phú và đa dạng của giới tự nhiên. Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi
cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và
các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên.
Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay đa
dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh
thái). Đa dạng sinh học bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ
thể hay các phần của cơ thể, các quần thể hay các hợp phần sinh học khác

của hệ sinh thái, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho
lồi người” [3].
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, khái niệm ĐDSH đã đề cập đến mối
quan hệ tương hỗ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội, gắn yếu tố con
người (human) với ĐDSH. Trong một khái niệm về ĐDSH của WRI (2005)
có đề cập “…lồi người phụ thuộc hoàn toàn vào quần xã sinh vật – sinh
quyển,…đa dạng sinh học là một giới hạn bao trùm sự giàu có về sinh vật tự
nhiên, điều đó củng cố cho sức khỏe và sự sống của con người…”. [44]


5

Blaikie và Jeanemaud (1995) đã minh họa điều đó bằng sơ đồ về ĐDSH
như sau:
Hệ thống tự nhiên







Di truyền
Loài
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái


Hệ thống xã hội








Văn hóa
Cơng nghệ
Kinh tế
Kiến thức bản địa
Thông tin


ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA
HAI HỆ THỐNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Sơ đồ 1-1: Quan niệm về ĐDSH theo Blaikie and Jeanemaud (1995)
Nguồn: Hồng Văn Thắng, Phạm Bình Quyền, Trương Quang Học, 1998 [33]

Như vậy, có thể thấy rằng: ĐDSH bao gồm sự phong phú của thế giới sinh
vật; thể hiện bằng tất cả các dạng, các mức độ và sự tổ hợp của chúng trong
mối tương hỗ giữa chúng với mơi trường tự nhiên và xã hội. Đó khơng chỉ là
tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả
các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau, với thế giới vô
sinh và với con người.
Biến động của ĐDSH phụ thuộc vào mối tương tác nói trên. Mặt khác, sự
phát triển của các hệ thống xã hội là khơng đồng đều và có những đặc thù
riêng do đó mức độ tác động đến ĐDSH ở mỗi nơi là khác nhau. Ở Việt Nam,
trình độ phát triển xã hội cịn hạn chế về khoa học cơng nghệ, cơng tác qui

hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã ảnh hưởng đến sự suy giảm
ĐDSH. Tuy nhiên, Việt Nam lại có một hệ thống kiến thức bản địa và văn


6

hóa truyền thống đa dạng đã góp phần làm phong phú hơn và hình thành các
khu vực có tính đặc thù về ĐDSH – nhân văn khác nhau.
Quan điểm ĐDSH là sự tương tác giữa hai hệ thống tự nhiên và xã hội đã
khắc phục sự hạn chế và tính cô lập trong bảo tồn nặng về kỹ thuật, mà đã chỉ
ra rằng cần có cách tiếp cận tích hợp, cần đặt nghiên cứu bảo tồn ĐDSH trong
một mối quan hệ hữu cơ giữa hai hệ thống tự nhiên và xã hội. Nghiên cứu
này, ngồi việc mơ tả tính đa dạng sinh học thú về mặt tự nhiên cịn mơ tả các
đặc điểm sinh thái nhân văn của khu hệ, để làm cơ sở khoa học cho các giải
pháp quản lý bảo tồn thú tại KBTTN ĐaKrông.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THÚ Ở VIỆT NAM
Lịch sử nghiên cứu đa dạng sinh học thú ở Việt Nam gắn liền với lịch sử
nghiên cứu động vật giới Việt Nam và có thể chia thành 3 giai đoạn chính
như sau:
1) Trước năm 1954: Bước đầu nghiên cứu lập danh lục thú của cả nước;
2) Từ 1955 đến 1975: Nghiên cứu khu hệ thú các địa phương ở Miền Bắc;
3) Từ 1975 đến nay: Nghiên cứu khu hệ thú các địa phương trên toàn quốc
phục vụ qui hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học.
• Thời kỳ trước năm 1954
Cuối thế kỷ 19, với sự xâm chiếm của thực dân Pháp các nhà khoa học
nước ngoài bắt đầu xâm nhập nước ta và tiến hành các cuộc điều tra thăm dò
động vật giới Việt Nam như: Milne-Edwards, 1867-1874; Morice, 1875;
Billet, 1896-1898; Butan, 1900-1906; De Pousargue, 1904; Menegaur, 19051906; Bonhote, 1907; Kloss, 1920-1926,... Tới đầu thế kỷ 20, việc xây dựng
danh lục vẫn được tiếp tục bởi Osgood, 1932; Delacour, 1940, 1951; Bourret,
1942-1944;.... Một số nghiên cứu tiêu biểu trong thời kỳ này như:

Nghiên cứu của đoàn Pavie (Đoàn nghiên cứu về lịch sử tự nhiên của Đông
Dương) từ năm 1879 đến năm 1898 tại Đông Dương (gồm Việt Nam, Lào,


7

Camphuchia, Thái Lan và phần biên giới Thái Lan- Miến Điện). Tại Việt
Nam, đoàn Pavie hoạt động chủ yếu ở miền Nam. Những tài liệu về thú do
đoàn Pavie thu thập đã giao cho De Pousargue nghiên cứu và kết quả được
công bố trong bộ sách của Pavie xuất bản năm 1904. Có thể coi đó là cơng
trình nghiên cứu thú đầu tiên, tương đối hồn chỉnh ở Đơng Dương về mặt
khu hệ. Trong đó, De Pousargue đã thống kê được 200 lồi và lồi phụ thú
(kể cả thú ni) phân bố ở Đông Dương. Riêng ở Việt Nam đã phát hiện được
117 loài và loài phụ.
Năm 1932, H. Osgood đã tập hợp rất nhiều những tài liệu nghiên cứu trước
đó (của H. Stevens, F.R. Wulsin, Delacour, Delacour et Lowe, đồn KelleyRoosevelt) và đưa ra thơng báo chung về thú (Osgood, 1932). Trong tài liệu
này Osgood đã ghi nhận được 251 lồi và lồi phụ, trong đó có 19 dạng mới.
Trong phạm vi Việt Nam đã gặp tới 172 loài và loài phụ, kèm theo những địa
điểm sưu tầm. Đây là một cơng trình có giá trị về mặt nghiên cứu phân loại và
khu hệ.
Từ năm 1945 đến 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác
liệt trên toàn quốc đã làm gián đoạn các hoạt động khảo sát động vật hoang dã
ở Việt Nam.
• Thời kỳ từ 1955 đến 1975
Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), các hoạt động nghiên cứu về thú
hoàn toàn do những cán bộ khoa học Việt Nam đảm nhiệm. Lực lượng điều
tra nghiên cứu thời kỳ này chủ yếu là Phòng Động vật học của UBKHKT Nhà
nước; Khoa Sinh vật học- Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Viện Điều tra
Quy hoạch rừng- Tổng Cục Lâm nghiệp và Khoa Sinh vật học- Trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội. Ngồi ra, cịn một số cơ quan khác trong lĩnh vực công

tác cũng có liên quan nhiều đến việc sưu tầm thú, mà chủ yếu là thú gặm
nhấm dạng chuột như; Viện vệ sinh dịch tễ học, Viện sốt rét- ký sinh trùng,


8

Viện quân y. Kết quả nghiên cứu về thú trong thời kỳ đầu miền Bắc giải
phóng cịn nhiều hạn chế, do lực lượng cán bộ mỏng, địa bàn điều tra hẹp, chỉ
tập trung vào thu thập mẫu vật và thống kê thành phần lồi.
Từ sau năm 1959, đã có một số đợt điều tra tổng hợp về động vật với lực
lượng cán bộ và số cơ quan tham gia ngày càng lớn. Phạm vi điều tra được
mở rộng trên toàn miền Bắc. Nội dung điều tra cũng phong phú hơn, bao gồm
cả điều tra thành phần loài, nghiên cứu sinh học, sinh thái, phát hiện trữ lượng
và khả năng khai thác sử dụng các lồi có giá trị kinh tế. Đặc biệt, UBKHKT
Nhà nước đã tổ chức và chủ trì “Đoàn điều tra liên hợp động vật-ký sinh
trùng” với sự tham gia của 5 cơ sở nghiên cứu lớn, trong đó Bộ mơn Động
vật học của Trường Đại học Tổng hợp và Phòng Động vật học của UBKHKT
Nhà nước đảm nhận phần điều tra động vật có xương sống. Trong thời gian
các năm 1962-1966, Đoàn đã thực hiện được 5 đợt điều tra tại 12 tỉnh miền
Bắc: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu,
Yên Bái, Sơn La, Thanh Hố, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An.
Kết quả của các đợt điều tra trong thời kỳ 1955-1975, đã được các nhà
khoa học trong nước phân tích và công bố (Đào Văn Tiến, 1960-1985; Đặng
Huy Huỳnh, 1968-1981; Lê Hiền Hào, 1962-1973; Cao Văn Sung, 19761980; Phạm Trọng Ảnh, 1974;... ). Mỗi tác giả công bố kết quả nghiên cứu về
một nhóm thú riêng, đặc biệt Đào Văn Tiến (1985) đã tập hợp các cơng trình
điều tra cơ bản động vật học và cơng bố tồn miền Bắc có 129 lồi [31]
Ở miền Nam, do bị đế quốc Mỹ chiếm đóng nên cơng tác điều tra nghiên
cứu thú hầu như không được tiến hành. Đáng chú ý Van Peenen và cộng sự
(1965-1969) đã khảo sát ở một số tỉnh và ghi nhận được 151 lồi thú [43].
• Thời kỳ từ 1975 đến nay

Sau khi miền Nam giải phóng (1975), đất nước được thống nhất thì cơng
tác nghiên cứu đa dạng sinh học thú đã có những bước phát triển lớn. Địa bàn


9

nghiên cứu được mở rộng ra toàn quốc và các nghiên cứu hướng đến mục tiêu
ứng dụng để phục vụ công tác qui hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo tồn
đa dạng sinh học. Tuy nhiên các công trình được cơng bố ở thời kỳ đầu chủ
yếu dựa trên kết quả khảo sát thú ở miền Bắc trước đó, đáng chú ý là các cơng
trình nghiên cứu của các tác giả: Đào Văn Tiến (1985), Đặng Huy Huỳnh
(1986), Cao Văn Sung (1980), Phạm Trọng Ảnh (1982),...
Trong những năm tiếp theo, để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng,
để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế cịn yếu của mình
nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Vì thế rừng đã bị tàn phá nặng nề
trong chiến tranh nay lại càng thu hẹp hơn, tài nguyên động vật hoang dã bị
giảm sút nhanh chóng đặc biệt là nhóm thú. Nhận thức được việc mất rừng là
tổn thất nghiêm trọng đang đe doạ sức sinh sản lâu dài của các nguồn tài
nguyên có khả năng tái tạo, năm 1986 Chính phủ Việt Nam đã thành lập một
hệ thống 87 khu rừng đặc dụng với diện tích 1.169.000ha. Nhưng hầu hết các
khu rừng này hoạt động kém hiệu quả do thiếu kinh phí và thiếu cán bộ kỹ
thuật, người quản lý không biết cụ thể hiện trạng tài nguyên trong khu vực
mình quản lý.
Trong giai đoạn này, cơng trình “Sách Đỏ Việt Nam-Phần Động vật” của
Bộ Khoa học, Công nghệ và Mơi trường (1992) và cơng trình “Danh lục các
loài thú (Mammalia) Việt Nam” của Đặng Huy Huỳnh và các cộng sự (1994)
ra đời đã góp phần giải quyết những khó khăn trên. Bản danh lục gồm 12 bộ,
37 họ và 223 lồi thú đã tìm thấy ở Việt Nam tính đến năm 1994, trong đó có
77 lồi nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, 1992 [18]. Đây là công trình đầu tiên

thống kê thành phần phân loại thú trên toàn lãnh thổ Việt Nam và chỉ ra một
số loài thú cần ưu tiên bảo vệ.


10

Đặc biệt, trong giai đoạn này đã phát hiện thêm nhiều loài thú mới cho
Việt Nam và một số loài mới cho khoa học. Việc phát hiện và mô tả một số
loài và phân loài thú lớn mới cho khoa học như: Sao la (Pseudoryx
nghetinhensis Vu Dung et al., 1993), Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis Do Tuoc et al.,1994), Mang trường sơn (Muntiacus
truongsonensis Giao et al., 1998), Chà vá chân xám (Pygathrix cinereus
Nadler, 1997), Cầy tây nguyên (Viverra tainguensis Sokolov, Roznov &
Pham, 1997), Thỏ vằn (Nesolagus timminsii Averianov et al., 2000), ... đã thu
hút được sự quan tâm đặc biệt của thế giới đối với khu hệ thú Việt Nam.
Năm 2000, Lê Vũ Khôi đã cập nhật những phát hiện mới của khu hệ thú
Việt Nam để cho ra cơng trình: “Danh lục các loài thú ở Việt Nam”. Bản danh
lục gồm 252 loài (289 loài và phân loài) thú thuộc 40 họ và 14 bộ. Với mỗi
taxon tác giả trình bày; tên khoa học đầy đủ theo danh pháp quốc tế, tên tiếng
Việt và các dân tộc Việt Nam, tên tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga. Đây
như là “Cuốn từ điển” tên các loài thú Việt Nam [20].
Trong những năm gần đây, quan điểm về đa dạng sinh học và bảo tồn
nguồn tài nguyên thú hoang dã tại Việt Nam có nhiều thay đổi theo xu thế
chung của thế giới. Để đạt được mục tiêu sử dụng hợp lý tài ngun và bảo
tồn đa dạng sinh học, thì ngồi các nghiên cứu cơ bản về tài nguyên thú hoang
dã cần có những nghiên cứu về kinh tế- xã hội, đặc biệt các nghiên cứu xác
định nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng sinh học. Trung tâm nghiên cứu
tài nguyên và môi trường- Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ
quan của Việt Nam đi đầu trong hướng tiếp cận này. Phạm Bình Quyền và
Trương Quang Học (1998) đã nhận định: “Nguyên nhân của sự thất thoát đa

dạng sinh học là một phức hệ đặc trưng cho từng địa phương hay từng khu
vực,...”


11

“Tại Việt Nam, nguyên nhân trực tiếp bao gồm: các hoạt động nông
nghiệp mà quan trọng nhất là mở rộng đất canh tác vào đất rừng, đất ngập
nước, gây ô nhiễm do hố chất nơng nghiệp, thay thế các giống cây con địa
phương bằng các giống mới cao sản; khai thác quá mức tài nguyên thiên
nhiên như khai thác gỗ, các sản phẩm ngoài gỗ, săn bắn; sự tàn phá trực tiếp
của chiến tranh, ô nhiễm môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao
thông,... Nhưng đằng sau các nguyên nhân này là những nguyên nhân sâu xa
về kinh tế xã hội và chính sách như sự đói nghèo, tăng dân số,...Hơn thế nữa,
các nguyên nhân này có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại với
nhau qua các hệ thống thang bậc phức tạp nhất định (địa lý, thời gian, chế độ
chính trị,...”[27].
Tuy nhiên, đây là các nguyên nhân chung gây suy thoái đa dạng sinh học
trên tồn lãnh thổ Việt Nam chứ khơng cụ thể cho nhóm thú. Và cũng như các
tác giả đã nhận định thì nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học sẽ thay
đổi theo từng địa phương hay khu vực.
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học thú tại Việt Nam
Thời kỳ

Số liệu cơ bản

Trước1954

117 loài& loài phụ
172 loài& loài phụ

129 loài ở miền Bắc

1955- 1975

1975- nay

Phương pháp nghiên cứu

Nguồn thông tin

Khảo sát thực địa
Pousargue (1904)
Tổng hợp tài liệu
H. Osgood (1932)
Tổng hợp tài liệu& Khảo sát Đào Văn Tiến
thực địa
(1985)
151 loài ở miền Nam
Khảo sát thực địa
Van Peenen và cs
(1969)
223 loài thuộc 37 họ Tổng hợp tài liệu& Phân tích Đặng Huy Huỳnh
và 12 bộ
mẫu vật
và cs (1994)
252 loài thuộc 40 họ Tổng hợp tài liệu
Lê Vũ Khôi (2000)
và 14 bộ
Các nguyên nhân Khảo sát thực địa & Tổng hợp Phạm Bình Quyền
gây suy thoái đa tài liệu

và cs (1998)
dạng sinh học


12

1.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THÚ Ở TỈNH
QUẢNG TRỊ VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG
Trước năm 1994, công tác nghiên cứu khảo sát thú ở tỉnh Quảng Trị đã
được tiến hành. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở khảo sát thực địa để
cùng với những cuộc khảo sát thực địa ở các địa phương khác hình thành nên
các cơng trình về thú ở miền Bắc hay toàn Việt Nam.
Năm 1994, tổng kết các kết quả điều tra khảo sát thú ở Việt Nam, Đặng
Huy Huỳnh và cộng sự đã cơng bố 62 lồi thú được ghi nhận có ở Quảng Trị.
Sau 1995, cơng tác nghiên cứu thú tại Quảng Trị tiếp tục được phát triển
với sự tham gia của các nhà khoa học trong nước và sự hỗ trợ của các tổ chức
quốc tế (Birdlife Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên
nhiên,…). Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào 2 khu vực chính
là huyện ĐaKrơng và huyện Hướng Hoá với mục tiêu xây dựng các khu bảo
tồn thiên nhiên và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học trong vùng nghiên cứu.
Tiêu biểu là các nghiên cứu của: Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2002), Le
Trong Trai et al. (1999), Đặng Huy Phương (2005), Đặng Huy Huỳnh và
Nguyễn Mạnh Hà (2005), Nguyễn Mạnh Hà (2004, 2005, 2007), Nguyễn
Xuân Đặng và cộng sự (2007), Lê Mạnh Hùng và cộng sự (2002, 2004).
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học thú tại ĐaKrơng
Năm

Số liệu cơ bản

Phương pháp nghiên cứu


1999

43 lồi thú

Khảo sát thực địa

2005

60 loài thú

Tổng hợp tài liệu

2005

- 66 loài thú
- Các ngun nhân
gây suy thối đa
dạng sinh học thú
82 lồi thú

Khảo sát thực địa.

2007

Tổng hợp tài liệu& Khảo sát
thực địa

Nguồn thông tin
Le Trong Trai et al.

(1999)
Đặng Huy Phương
(2005)
Đặng Huy Huỳnh
và Nguyễn Mạnh
Hà (2005)
Nguyễn Xuân Đặng
và cs (2007)


13

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về đa dạng sinh học thú ở KBTTN
ĐaKrông mới dừng lại ở việc thống kê thành phần loài. Đặng Huy Huỳnh và
Nguyễn Mạnh Hà (2005) có đề cập đến các nguyên nhân gây suy thoái đa
dạng sinh học thú, tuy nhiên các nguyên nhân này là những vấn đề chung gây
suy thoái đa dạng sinh học do đó ít có ý nghĩa trong việc đề xuất các giải pháp
quản lý bảo tồn nhóm thú. Lê Trọng Trải và cộng sự (1999) ngoài thống kê
thành phần lồi thú cịn thống kê các hợp phần khác của đa dạng sinh học
như; thực vật bậc cao, chim, bò sát, ếch nhái, bướm của cả hai khu ĐaKrơng
và Phong Điền. Ngồi ra cơng trình cịn đánh giá giá trị của đa dạng sinh học
và các đặc điểm kinh tế- xã hội tại khu vực để làm cơ sở quy hoạch thành lập
khu bảo tồn. Tuy nhiên các đánh giá này mang tính tổng thể và chú trọng vào
mục tiêu quản lý bảo tồn nhóm chim hoang dã.
Vì vậy nghiên cứu về tính đa dạng sinh học thú tại khu vực sẽ xác định lại
sự có mặt và vắng mặt của các loài thú nơi đây. Hơn nữa, nghiên cứu sẽ đánh
giá giá trị bảo tồn của khu hệ thú, xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn thú và
mô tả các đặc điểm sinh thái nhân văn của khu hệ thú.



14

Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI
CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
KBTTN ĐaKrơng nằm về phía Nam huyện ĐaKrơng tỉnh Quảng Trị, có
toạ độ địa lí: 16023' - 16009’ vĩ độ Bắc và 106052' - 107009’ kinh độ Đơng.
Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Triệu Phong. Phía Nam giáp huyện A
Lưới (Thừa Thiên Huế). Phía Tây giáp sơng ĐaKrơng và đường Hồ Chí
Minh. Phía Đơng giáp KBTTN Phong Điền (huyện Phong Điền- Thừa Thiên
Huế). Như vậy, KBTTN ĐaKrông nằm ở khu vực giáp ranh giữa 4 huyện, 2
tỉnh và cách biên giới Việt – Lào gần nhất là 8 km (cửa khẩu La Lay)
Diện tích KBTTN ĐaKrơng là 37.640 ha, bao gồm một phần hoặc tồn bộ
diện tích của 7 xã; Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Tà Long, Húc Nghì, A
Bung (thuộc huyện Đa Krơng, tỉnh Quảng Trị) và xã Hồng Thuỷ (thuộc
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).


15

Hình 2- 1:

SƠ ĐỒ QUY HOẠCH KBTTN ĐAKRƠNG


16

2.1.2. Địa hình

Địa hình khu bảo tồn thuộc phần phía Nam của dãy Trường Sơn Bắc, chủ
yếu là đồi núi thấp và trung bình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dọc
ranh giới 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Trong đó các đỉnh cao điển
hình từ Bắc vào Nam: Tà Lao (813m), Đá Bàn (678m), Ba Sai (848m), Ba Lê
(1069m), Ton Bhai (1143m), Ca cút (1315), A Phong (1021m),
Valadut(1208m), ADoa (1155m), Cay Đrụt (871m) rồi thấp dần xuống đến
đèo Peke là yên ngựa của dãy núi Dốc Con Mèo. Đây cũng là nơi xuất phát
của các dòng suối vùng thượng nguồn sông Đa Krông, với độ cao, độ dốc
giảm dần dọc theo thung lũng sông ĐaKrông đến đồng bằng Ba Lịng.
Nhìn chung, địa hình KBTTN ĐaKrơng bị chia cắt khá mạnh do lịch sử
kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành, chúng có đặc điểm chung là: núi thấp,
dốc ngắn, độ chia cắt sâu và độ dốc khá lớn.
2.1.3. Thuỷ văn
Sông ĐaKrông là một nhánh lớn nhất của sơng Thạch Hãn bao kín gần như
cả 3 mặt của khu bảo tồn (phía Nam, phía Tây và phía Bắc). Sơng ĐaKrơng
có ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển hàng hoá theo đường thuỷ, thuỷ lợi,
thuỷ điện, tưới tiêu cho các cánh đồng vùng hạ lưu. Tổng diện tích lưu vực là
1.300km2. Lưu lượng mùa hè 7.000m3/s, lưu lượng mùa kiệt 10m3/s. Dịng
sơng dài hơn 145km, chiều rộng biến động 50 - 200m. Ngồi ra, trong vùng
cịn có hệ thống suối có nước quanh năm và khe cạn chỉ có nước trong mùa
mưa.
Nhìn chung, hệ thống sơng suối trong KBTTN ĐaKrông khá dầy đặc
nhưng các sông suối thường ngắn, dốc, lắm ghềnh thác, cửa sông hẹp nên
mùa mưa lượng nước sông thường dâng cao. Mùa khô lưu lượng nước của
các con sông giảm xuống, nước triều thường chảy ngược lên nguồn xa cửa
sông đến 15 – 20 km gây ảnh hưởng mặn đối với ruộng đồng hai bên bờ sông.


17


(Hình 2-2: Bản đồ địa hình - thuỷ văn của KBTTN ĐaKrông)


18

2.1.4. Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrơng nằm trong miền khí hậu Đơng Trường
Sơn. Về cơ bản vùng này có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng cịn tương
đối lạnh. Tuy nhiên, địa hình khu vực bị chia cắt mạnh đã ảnh hưởng đến hồn
lưu khí quyển và tạo nên sự khác biệt/phân hố lớn khí hậu trong khu vực.
Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm bình quân từ 22-230C, tương đương với tổng
nhiệt năng từ 8300- 85000C.
+ Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng
Bắc. Nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 200C, và nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 150C (Trạm Khe Sanh 15,10C, Trạm
Alưới 13,80C).
+ Mùa hè; do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất nóng và khơ, kéo
dài 3 - 4 tháng (tháng 5- tháng 7), nhiệt độ trung bình lên trên 250C. Tháng
nóng nhất là tháng 6, tháng 7 nhiệt độ trung bình lên tới 290C. Nhiệt độ cao
nhất tuyệt đối lên tới 39 - 400C. Độ ẩm trong các tháng này có thể xuống dưới
30%.
Chế độ mưa ẩm:
+ Vùng này có lượng mưa rất lớn, trung bình hàng năm tổng lượng mưa đạt
tới 2500 - 3000mm, 90% tập trung trong mùa mưa. Hai tháng có lượng mưa
lớn nhất là tháng 10, tháng 11 và thường kèm theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 2
đến tháng 7, tuy nhiên từ tháng 2 – tháng 3 còn có mưa phùn vì ảnh hưởng
của gió mùa Đơng Bắc, tháng 4, 5, 6 và tháng 7 là những tháng khô nhất và
lượng mưa bốc hơi cũng cao nhất.
+ Độ ẩm khơng khí trung bình đạt 85 - 87%. Trong mùa mưa độ ẩm lên tới

90%. Tuy vậy, những giá trị cực đoan thấp về độ ẩm vẫn thường đo được
trong thời kì khơ nóng kéo dài.


19

2.1.5. Thổ nhưỡng
Được hình thành trên một nền địa chất phức tạp (có nhiều đứt gãy và nhiều
loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cộng với sự phân chia khí hậu, thuỷ văn đa
dạng và phong phú nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực:
- Đất Felarit có mùn trên núi trung bình (FH): được hình thành trong điều
kiện; nóng ẩm và khơng có nước đọng, khơng kết vón, phát triển trên đá
Macma bazơ và trung tính. Đất có tỷ lệ đá lẫn cao, thành phần cơ giới mịn và
nặng, tầng đất trung bình, màu đỏ, có nhiều mùn do còn nhiều rừng che phủ.
Loại đất này phân bố ở độ cao từ 800m đến 1500m, tập trung trên dãy núi
thuộc ranh giới giữa Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Nhóm đất Feralit đỏ phát triển ở vùng đồi núi thấp (F): là loại đất có q
trình Feralit điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ. Loại đất này
phân bố ở độ cao dưới 800m. Trong đó điển hình là:
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs): thành phần cơ
giới nặng, tầng đất dày, đất tốt, khơng có đá lẫn. Phân bố ở Triệu Nguyên, Ba
Lòng, Hải Phúc.
+ Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Macma bazơ và trung tính (Fk):
thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, màu nâu, kết cấu tốt, khơng có đá lẫn
trong tầng đất. Phân bố chủ yếu ở các xã Tà Long, Húc Nghì và A Bung.
- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất
phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt
nhẹ, giàu dinh dưỡng. Phân bố dọc các sông suối trong vùng, tập trung nhiều
ở vùng hạ lưu sông ĐaKrông (địa phận xã Ba Lịng).
2.1.6. Thảm thực vật

Thảm thực vật KBTTN Đa Krơng thuộc 2 kiểu rừng chính là; rừng kín
thường xanh nhiệt đới ở độ cao dưới 800m so với mặt biển và rừng kín


20

thường xanh á nhiệt đới ở độ cao trên 800m. Tuy nhiên, các kiểu rừng này đã
bị tác động và chuyển thành các dạng khác nhau của quá trình diễn thế:
a)Rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp
Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 800m đến 1500m, tập trung dọc theo
ranh giới giữa Quảng Trị và Thừa Thiên Huế từ đỉnh Ba Lê đến đỉnh A Doa
có diện tích; 5.000 ha, chiếm 13,3% tổng diện tích khu bảo tồn.
Kiểu rừng này ít bị tác động, về cơ bản cịn giữ được ngun sinh. Rừng có
cấu trúc 4 tầng, độ tàn che 0,7 - 0,8. Thực vật chiếm ưu thế là các loài cây lá
rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu
(Euphoribiaceae), họ Đậu (Leguminoisae), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ
Sến (Sapotaceae). Trong đó phải nói đến các lồi cây đóng vai trò lập quần
như Cà ổi (Castanopsis indicac), Sồi (Lithocarpus dussaudi), Dẻ đá
(Lithocarpus coatilus), Dẻ cau (Quercus fleuhy) thuộc họ Dẻ, hay loài Cứt
ngựa (Archidendron tonkinense) thuộc họ Thầu dầu, một số loài trong chi Re
(Cinnamomum) thuộc họ Long não và các loài gỗ tốt thuộc họ Ngọc Lan như:
Vàng

Tâm

(Manglietia

dandy,

Manglietia


fordiana),

Giổi

thơm

(Tsoongiodendron). Ở các đỉnh núi cao trên 1.200m vai trò lập quần thuộc về
loài Dẻ lá tre (Quercus bambusae folia), Cứt ngựa, Re, Côm tầng (Elaeo
carpus dubius), Giổi,.... Cũng ở độ cao này, đáng lưu ý là Thơng nàng
(Dacrycarpus imbricatus), Hồng đàn giả (Dacrydium eletum) và Thơng tre
(Podocarpus neryifoliu) là các lồi cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao và
kích thước cao lớn, chiếm tầng vượt tán của lâm phần.
Các lồi cây gỗ của kiểu rừng này có đường kính tương đối lớn, trung bình
25 - 30 cm, chiều cao bình quân 20 - 25m, trữ lượng bình quân 200 250m3/ha. Những nơi đất bằng, dễ dàng gặp các cây có đường kính lớn trên
50cm, thậm chí trên 100cm đó là các lồi Sến mật, Dẻ, Giổi, thơng Nàng
(Podocarpus imbricatus), Gội (Aglaia)...


×