Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Chuong II HE QUAN TRI CO SO DU LIEU MICROSOFT ACCESS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.23 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Người dạy: Kiên Văn Mừng Môn: Tin học Lớp: 12. Chương II: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS BÀI 4: CẤU TRÚC BẢNG (Trang 33 SGK Tin Học 12) I . MỤC TIÊU: 1.KIẾN THỨC:  Học sinh hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc dữ liệu bảng: trường (Field), bản ghi (Record), kiểu dữ liệu (Data Type), khóa chính (Primary Key).  Biết tạo và sữa cấu trúc bảng, nhập dữ liệu vào bảng,cập nhật dữ liệu: thêm, xóa, sữa… 2. KĨ NĂNG:  Thực hiện được việc tạo, xóa sữa cấu trúc bảng.  Nhập dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ liệu  Thực hiện được việc chọn khóa làm khóa chính II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:  Phương tiện: Máy vi tính,máy chiếu (Projector) bảng đen.  Phương pháp: Trình chiếu,đối thoại, kết hợp nghe nhìn… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2. VÀO BÀI MỚI: Ở bài trước chúng ta đã biết Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu.Access bao gồm 7 đối tượng đó là: bảng (Table), Truy vấn (Query), Biểu mẫu (Form), Báo cáo (Report),Các lệnh chạy tự động( Macro), các trang(Papes) và đơn thể lập trình (Module).Thì tiếp theo hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn để biết được dữ liệu của chúng ta được tổ chức như thế nào trên bảng (Table)? A. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khái niệm của các thành phần trong Bảng (Table) A.1 Mục tiêu: Học sinh hiểu các khái niệm trường, bản ghi, kiểu dữ liệu..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A.2 Nội dung:  Bảng (Table) gồm các cột và các hàng. Bảng là thành phần cơ sở tạo nên cơ sở dữ liệu. Bảng là đối tượng chứa toàn bộ dữ liệu mà người dùng cần để khai thác.  Trường (Field) :Mỗi trường là một cột của bảng để thể hiện một thuộc tính của chủ thể cần quản lí.  Bản ghi (Record): Mỗi bản ghi là một hàng, một dòng của bảng gồm dữ liệu về các thuộc tính của chủ thể được quản lí.  Kiểu dữ liệu (Data Type): là kiểu của dữ liệu lưu trong một trường, mỗi trường có một kiểu dữ kiệu. A.3 Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN  Chiếu lên cho học sinh xem một cơ sở dữ liệu (H20 SGK) + Đăt câu hỏi: chủ thể được bảng HOC_SINH lưu trữ là gì? + Diễn giải: Bảng gồm nhiều hàng và nhiều cột. Mỗi hàng lưu thông tin về một học sinh, mỗi cột lưu một thuộc tính của học sinh. + Yêu cầu học sinh cho biết tên các trường trong bảng.. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH  Quan sát bảng danh sách học sinh. + Học sinh. + Maso, HoDem, Ten, GT, NgSinh, DoanVien, DiaChi, To.. B. Họat động 2: giới thiệu cách tạo cấu trúc bảng B.1 Mục tiêu: Học sinh biết được cách tạo cấu trúc cho bảng, cách chọn khóa chính và lưu cấu trúc bảng. B.2 Nội dung: - Tạo cấu trúc bảng:  Cách 1: Nháy đúp Create table in Design View  Cách 2: Nháy chuột vào nút lệnh New, rồi nháy đúp vào Design view Sau khi thực hiện một trong 2 cách trên sẽ xuất hiện thanh công cụ thiết kế bảng Table Design - Tạo một trường: + Gõ tên trường vào cột Field name + Chọn kiểu dữ liệu trong Data type bằng cách nhấp vào mũi tên xuống ở bên phải ô thuộc cột Data type rồi chọn một kiểu thích hợp. + Cột Description dùng để mô tả nội dung trường. ví dụ: Ngsinh la ngày sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Lựa chọn tính chất của trường trong Field Properties - Thay đổi tính chất của trường: + Bấm chuột vào dòng định nghĩa trường ,sau đó thực hiện sữa đổi cần thiết: tên trường và các tính chất của trường… - Chỉ định khóa chính: + Chọn trường cần làm khóa chính, nhấp vào biểu tượng Primary key hoặc chọn lệnh Edit Primary key. - Lưu cấu trúc bảng: + Chon Filesave, gõ tên bảng vào ô Table Name trong hộp thoại Save As0k B.3 Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH  Demo cách tạo cấu trúc bảng trên máy  Tập trung nhìn lên máy chiếu để học sinh biết các bước thực hiện chiếu  Nhấn mạnh với học sinh: Khi tạo cấu trúc bảng chỉ cần quan tâm đến tên các trường và kiểu dữ liệu của mỗi trường.  Giải thích một số tính chất thường dùng nhất của trường: cho ví dụ gọi học sinh trả lời.(kiểu dữ liệu text, field size 30 có ý nghĩ gì?)  Nếu kiểu dữ liệu là text và + Field size: cho phép qui định kích field size =30 thì dữ liệu thước tối đa cho dữ liệu lưu trong trường. nhập vào trường không quá + Fomat: qui định cách hiển thị và in dữ 30 kí tự. liệu. + Caption: Cho phép đổi tên trường bằng phụ đề cho dễ đọc. + Default value: Qui định giá trị ngầm định. Vd: với trường DiaChi ta cho Default value là : 12 Lê Lợi thì khi nhập liệu diều gì sẽ xãy ra?  Thực hiện các bước tạo trường Ma_so làm khóa chính.  Cứ khi thêm một bản Khóa chính là một số ít nhất các trường ghi,trường DiaChi sẽ được sao cho mỗi bộ giá trị của các trường trong mặc định sẵn địa chỉ là :12 khóa chính sẽ xác định duy nhất một bản Lê Lợi ghi.  Thực hiện các bước lưu cấu trúc bản..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> C. Hoạt động 3: Giới thiệu cách thay đổi cấu trúc Bảng (Table) C.1 Mục tiêu: Học sinh biết cách thay đổi thứ tự các trường,bổ sung thêm trường,xóa trường,thay đổi khóa chính. C.2 Nội dung: C.3 Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN  Giới thiệu thao tác thay đổi thứ tự trường GT ra sau NgSinh + Chọn trường GT,nhấn giữ và kéo chuột đến trường NgSinh rồi thả chuột.  Yêu cầu học sinh đổi ngược lại.  Giới thiệu thao tác chèn thêm một trường Lop trước trường DoanVien +bấm phải vào giới tínhInsert Rowsnhập tên trường là Lop,kiểu dữ liệu là text.  Giới thiệu thao tác xóa trường To + Chọn trường To ,chọn EditDelete Rows  Giới thiệu thao tác thay trường NgSinh thành khóa chính. + Chọn NgSinhEdit Primary Key  Yêu cầu học sinh dặt trường Lop làm khóa chính.. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH  Tập trung nhìn lên máy chiếu.  Chọn trường GT,nhấn giữ và kéo chuột đến trường NgSinh rồi thả chuột..  Theo dõi và thực hiện lại.. D. Hoạt động 4: Giới thiệu thao tác xóa Bảng (Table) và đổi tên bảng. D.1 Mục tiêu: Học sinh biết xóa và đổi tên bảng. D.2 Nội dung: - Xóa bảng: Chọn tên bảngchọn EditDeleteYes - Đổi tên bảng: Chọn tên bảngchọn EditRenameGõ tên mới cho bảng và gõ Enter. D.3 Các bước tiến hành:(Demo trên máy) VI. CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. a. -. CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ: Củng cố: Các khái niệm: trường, bản ghi, kiểu dữ liệu, khóa chính. Thao tác tạo cấu trúc bảng,thay đổi tính chất của trường,chỉ định khóa chính Thao tác thay đổi cấu trúc bảng: thay đổi thứ tự các trường, thêm trường, xóa trường - Thao tác xóa và đổi tên bảng. b. Đánh giá:  Câu hỏi 1: Field là gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của một field? Field là một cột trong bảng dữ liệu, mỗi field được xác định bởi tên cột(field name), kiểu dữ liệu (Data type), mô tả trường (Description) và các tính chất kèm theo (Field properties).  Câu hỏi 2 (trắc nghiệm):Tên cột (tên trường) được viết bằng chữ hoa hay thường? 1 . Không phân biệt hoa thường 2 . Bắt buộc viết hoa. 3 . Bắt buộc viết thường . 4 . Tùy theo trường hợp. 2. BÀI TẬP VỀ NHÀ - Trả lời các câu hỏi SGK trang 39. - Với thông tin như sau, hãy tạo cấu trúc bảng cho bảng Lop và MonHoc Field Name. Data Type. Description. MALOP TenLop SiSo MaKhoi. Text(3) Text(5) Number Text(3). Mã lớp Tên lớp Sĩ số Mã khối. Field Name. Data Type. Description. MaMon TenMon HeSo. Text(3) Text(30) Number. Mã môn học Tên môn học Hệ số môn học. Ghi chú: MALOP , MaMon là các thuộc tính khóa chính (Primary Key) - Xem trước BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×