Kích thước và mật độ
của quần thể
1. Kích thước
Kích thước của quần thể là số lượng (số
cá thể) hay khối lượng (g, kg, tạ ...) hay
năng lượng (kcal hay calo) tuyệt đối của
quần thể, phù hợp với nguồn sống và
không gian mà quần thể chiếm cứ.
Những quần thể phân bố trong không
gian rộng, nguồn sống dồi dào có số
lượng đông hơn so với những quần thể
có vùng phân bố hẹp và nguồn sống bị
hạn chế.
Trong điều kiện nguồn sống bị giới hạn,
những loài có kích thước cá thể nhỏ
thường tồn tại trong quần thể đông,
nhưng sinh khối (khối lượng sinh vật
hay sinh vật lượng) lại thấp, ví dụ: vi
khuẩn, các vi tảo..., ngược lại những loài
có kích thước cá thể lớn hơn lại có kích
thước quần thể nhỏ nhưng sinh khối lại
cao, ví dụ như thân mềm, cá, chim, các
loài cây gỗ.... Mối quan hệ thuận nghịch
giữa số lượng quần thể và kích thước của
các cá thể được kiểm soát chủ yếu
bởi nguồn nuôi dưỡng của môi
trường và đặc tính thích nghi của từng
loài, đặc biệt là khả năng tái sản xuất của
nó.
Trong một loài, số lượng cá thể của quần
thể càng đông thì trường di truyền càng
lớn, trị sinh thái đối với các yếu tố môi
trường càng được mở rộng. Do vậy,
trong điều kiện môi trường càng biến
động mạnh thì ở những quần thể lớn, khả
năng sống sót của các cá thể cao hơn và
quần thể dễ dàng vượt được những thử
thách, duy trì được sự tồn tại của mình so
với những quần thể có kích thước nhỏ.
Ở vùng vĩ độ thấp, điều kiện môi
trường khá ổn định, quần thể thường
có kích thước nhỏ hơn so với vùng
ôn đới nơi điều kiện môi trường biến
động mạnh. Cũng nhờ số lượng ít,
nhiều quần thể sinh vật biển của vùng
vĩ độ thấp dễ dàng xâm nhập vào các
thuỷ vực nội địa, tham gia vào việc hình
thành các khu hệ động, thực vật nước
ngọt..
Kích thước của quần thể trong một
không gian và một thời gian nào đó
được diễn tả theo công thức tổng quát
sau:
Nt = N
0
+ B - D + I - E
Trong đó:
Nt : Số lượng cá thể của quần thể ở thời
điểm t
N
0
: Số lượng cá thể của quần thể ban
đầu, t = 0
B: Số cá thể do quần thể sinh ra trong
khoãng thời gian từ t
0
đến t
D: Số cá thể của quần thể bị chết
trong khoãng thời gian từ t
0
đến t
I: Số cá thể nhập cư vào quần thể
trong khoãng thời gian từ t
0
đến t
E: Số cá thể di cư khỏi quần thể trong
khoãng thời gian từ t
0
đến t.
Trong công thức trên, bản thân mỗi một
số hạng cũng mang những thuộc tính
riêng, đặc trưng cho loài và biến đổi một
cách thích nghi với sự biến động của các
yếu tố môi trường.
Ở một số quần thể sinh vật cố định như
thực vật bậc cao, trong quá trình khảo sát
kích thước quần thể người ta thường bỏ
qua hai thông số nhập cư và di cư.
2. Mật độ của quần thể
Mật độ của quần thể là số lượng cá thể
hay sinh khối, năng lượng của quần thể