Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.78 KB, 8 trang )



Mối quan hệ giữa các
cá thể trong quần thể



Mối quan hệ của các cá thể trong quần
thể thực chất là mối quan hệ trong nội bộ
loài, mối quan hệ này hướng đến việc
nâng cao tính ổn định của hệ thống và
làm tối ưu hoá mối tương tác giữa quần
thể với môi trường, cũng như khả năng
đồng hoá và cải tạo môi trường tốt hơn.
Những tín hiệu sinh học để tạo nên sự
liên kết giữa các cá thể trong quần thể là
các pheremon. Pheremon được chia
thành pheremon họp đàn, pheremon sinh
sản, pheremon báo động, pheremon làm
dấu, doạ nạt..Trong điều kiện mật độ cao,
những chất tiết, tiếng rú, kể cả những tác
động tâm sinh lý...lại là những tín hiệu
kìm hãm nhau.
1. Quan hệ cạnh tranh :
Đấu tranh trực tiếp
Đấu tranh trực tiếp giữa các cá thể trong
quần thể xảy ra do tranh giành về nơi ở,
nơi làm tổ trong mùa sinh sản, vùng dinh
dưỡng... hoặc còn biểu hiện trong việc
tranh giành con cái của các cá thể đực
trong mùa sinh sản, thường gặp ở nhiều


loài động vật, từ động vật không xương
sống đến động vật có xương sống như bọ
hung, cá chọi, chim, hươu tuần lộc. Tuy
đấu tranh quyết liệt nhưng con thua cuộc
thì bỏ chạy, không đến mức tiêu diệt kẻ
yếu như trong đấu tranh khác loài. Hơn
nữa đây cũng là cách chọn lọc con đực
khoẻ trong sinh sản, giúp cho thế hệ con
sinh ra có sức sống cao hơn.
Quan hệ ký sinh - vật chủ
Sống ký sinh vào đồng loại không phải
không có trong các quần thể nhưng
hiếm gặp. Ở một số loài cá sống ở
tầng sâu thuộc tổng họ Ceratoidei,
loài Edriolychnus schmidtii và
Ceratias sp., trong điều kiện sống khó
khăn của tầng nước không thể tồn tại một
quần thể đông, con đực thích nghi với lối
sống ký sinh vào con cái. Do cách sống
như vậy, con đực có kích thước rất nhỏ;
một số cơ quan tiêu giảm đi (như mắt);
cơ quan tiêu hoá biến đổi thành ống chứa
dịch; miệng biến thành giác hút, bám vào
cơ thể con cái và hút dịch, trừ cơ quan
sinh sản là phát triển, đảm bảo đủ khả
năng tụ tinh cho cá thể cái trong mùa
sinh sản.
Quan hệ con mồi - vật dữ
Mối quan hệ này thể hiện dưới dạng ăn
thịt đồng loại và xuất hiện trong các cá

thể của quần thể ở những hoàn cảnh khá
đặc biệt. Ví dụ ở cá vược (Perca
fluviatilis ) khi điều kiện dinh dưỡng xấu,
cá bố mẹ bắt con làm mồi bởi vì cá
vược trưởng thành là cá dữ, không có
khả năng khai thác nguồn thức ăn khác
là các sinh vật phù du (plankton) như các
con của mình.
Cá sụn (Chondrichthyes) chủ yếu thụ
tinh trong, đẻ ít, trứng và ấu thể phát
triển trong tuyến sinh dục của cơ thể mẹ,
các ấu thể nở trước ăn trứng chưa nở, ấu
thể khoẻ ăn ấu thể yếu. Do vậy trong
noãn sào con mẹ có thể có 14-15 trứng
được thụ tinh để sinh ra 14-15 con,
nhưng thực tế rất ít, thậm chí chỉ 1 con
non ra đời, rất khoẻ mạnh và dễ dàng
chống chịu được với cuộc sống khắt khe
của môi trường.
Tính ăn đồng loại của các loài động vật
có xương sống bậc cao rất hiếm gặp, trừ
một vài trường hợp khi con non mới sinh
bị chết, con mẹ ăn xác của chúng để
tránh ô nhiễm nơi nuôi con.
2. Quan hệ hỗ trợ :
Sự tụ họp hay tập trung thành bầy đàn
: Là hiện tượng phổ biến nhờ những
pheremon họp đàn và sinh sản. Sự họp

×