Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Các chiến thuật kinh doanh cổ phiếu! pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.76 KB, 5 trang )

Các chiến thuật kinh doanh cổ phiếu!
Xin giới thiệu một số chiến thuật kinh doanh cổ phiếu của những nhà kinh doanh
cổ phiếu lớn tại thị trường Mỹ, được đúc kết trong cuốn “Lessons from the
Greatest Stock Traders of All Time” - tạm dịch “Những bài học từ những nhà kinh
doanh cổ phiếu thành công nhất” của John Boik, và cuốn “The 21 Irrefutable
Truths of Trading” tạm dịch “21 sự thật về kinh doanh cổ phiếu” của John
Hayden.

Chiến thuật kinh doanh “không cảm xúc” và “phân tích cơ bản” của Bernard
Baruh

Bernard Baruh, xuất thân là nhân viên văn phòng của một công ty môi giới chứng
khoán, là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công. Ông kiếm được bộn tiền nhờ
vào dự đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1907 và 1929.
Không chỉ là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công, ông còn làm việc cho
chính phủ của Tổng thống Woodrow Wilson.

Bernard Baruh quan niệm rằng thị trường chứng khoán phản ảnh tình hình kinh tế,
chứ thị trường chứng khoán không quyết định được nền kinh tế. Và ông cũng tin
tưởng mãnh liệt rằng, kết quả kinh doanh được quyết định bởi tâm lý của những
người kinh doanh cổ phiếu. Ông sử dụng cái đầu “lạnh”, chứ không để cảm xúc
len vào khi kinh doanh chứng khoán. Ông là người đầu tiên đưa ra chiến lược
phân tích cơ bản trong kinh doanh. Trong đó ông nhấn mạnh đến ba yếu tố: độ lớn
tài sản của công ty, giá trị của sản phẩm đối với người mua, và năng lực của ban
lãnh đạo, trong việc chọn cổ phiếu của mình.

Chiến thuật “Kim tự tháp” và “Thăm dò” của Jess Livermore

Jess Livermore, xuất thân từ nhân viên của một công ty chứng khoán, là người có
những chuỗi thành công và cả thất bại lớn trên thị trường kinh doanh chứng
khoán. Ông cũng kiếm được cả núi tiền nhờ vào việc tiên đoán sự sụp đổ của thị


trường vào năm 1907 và 1929. Tuy vậy, năm 1940, ngay sau khi ông viết cuốn
sách nổi tiếng “How to Trade in Stocks”, ông bị thất bại, phá sản và tự tử.

Chiến thuật “Kim tự tháp” do ông phát triển: mua vào nhiều hơn những cổ phiếu
đang tăng giá và bán ra những cổ phiếu đang rớt giá, là một trong những chiến
thuật được các nhà kinh doanh cổ phiếu áp dụng cho đến bây giờ. Chiến thuật thứ
hai là chiến thuật “Thăm dò”. Trong chiến thuật này ông sẽ thực hiện việc mua có
tính cách thăm dò một số cổ phiếu. Sau một thời gian ngắn, dựa vào hiệu quả lợi
nhuận của những cố phiếu thăm dò này, hoặc là ông bán hẳn; còn không thì sẽ
mua thật nhiều để đưa vào kim tự tháp của mình. Jess Livermore, cũng giống như
phần lớn các nhà kinh doanh cổ phiếu lớn khác, quyết định dựa vào nghiên cứu và
phân tích của bản thân, chứ ít khi dựa vào tư vấn của các chuyên gia, hay các công
ty tư vấn.

Chiến thuật “kinh doanh tập trung” và “hành động nhanh” của Gerald M.
Loeb

Thừa hưởng một lượng tài sản lớn, Gerald Loeb có nhiều thuận lợi hơn các nhà
kinh doanh, đầu tư khác. Một điều khá lý thú là vào năm khi Benjamin Graham -
một trong những “ông tổ” về đầu tư, viết cuốn “Phân tích chứng khoán”, kêu gọi
các nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ lại để được nhận giá trị thật của cổ phiếu trong
tương lai, thì Gerald M. Loeb viết cuốn “Chiến đấu cho sự tồn tại trên trị trường
chứng khoán” với quan điểm hoàn toàn đối nghịch. Ông quan niệm rằng, các nhà
kinh doanh phải hết sức năng động trong việc mua bán, và thị trường là chiến
trường. Trái với quan điểm truyền thống của đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu
tư, chiến thuật của ông là “kinh doanh tập trung”, tức là chỉ mua một số loại cổ
phiếu sau khi đã lựa chọn kỹ càng và chấp nhận rủi ro của những cổ phiếu đó.
Chiến thuật thành công thứ hai của ông là “hành động nhanh”. Ông luôn quyết
định mua và bán thật nhanh trước khi những diễn biến lớn xảy ra.


Chiến thuật “Kỹ thuật và cơ bản” và “lý thuyết hộp” của Nicolar Darvas

Nicolar Darvas là một nhà kinh doanh nghiệp dư. Nghề nghiệp chính của ông là
vũ công. Thế nhưng, với sự tập trung cao độ vào kinh doanh, ông đã kiếm được 2
triệu đô la, đó là số tiền lớn vào những năm 50 của thế kỷ trước. Ông là người phát
triển lý thuyết hộp. Theo lý thuyết này, giá cổ phiếu lên và xuống trong những giới
hạn nhất định, và tạo ra một cái “hộp”. Đến một thời điểm nào đó, giá của cổ
phiếu sẽ vượt qua cái hộp này, và tạo ra một cái “hộp” mới. Mua vào những cổ
phiếu ngay giai đoạn nó thoát ly cái hộp cũ sẽ tạo ra những lợi nhuận cao. Ông
cũng là người đề ra phương pháp phân tích kỹ thuật - phối hợp với cơ bản. Tuy
quan tâm cả hai, nhưng ông nghiêng về yếu tố kỹ thuật - chuyển động của giá, và
số lượng cổ phiếu mua bán - hơn là yếu tố cơ bản - tình hình kinh doanh và năng
lực quản lý của công ty

Chiến lược CANSLIM của William J. O’Neil

Xuất thân là một người môi giới chứng khoán, William O’Neil trở thành nhà kinh
doanh thành công và vẫn tiếp tục kinh doanh cho đến bây giờ. Ông là người sáng
lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều sách về đầu tư và kinh doanh cổ
phiếu. Ông là người phát triển lý thuyết kinh doanh chứng khoán gọi là
CANSLIM. Theo lý thuyết này của ông, giá một cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng khi có
một hay nhiều đặc điểm sau đây:

C - Current Quarter: Lợi nhuận trong quí tăng trưởng ít nhất 25%.
A - Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%.
N - New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới.
S - Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao.
L - Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng
đầu.
I - Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu.

M - Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng
của nó.

Những điểm quan trọng

Mặc dù những nhà kinh doanh thành công có những chiến thuật, chiến lược khác
nhau nhưng họ chia sẻ những điểm chung sau:

* Cần có một khoản tiền dự trữ đề phòng những rủi ro. Khoản dự trữ này sẽ giúp
nhà kinh doanh tiếp tục kinh doanh chứ không thụ động phụ thuộc vào kết quả của
những “phi vụ” trước.
* Cắt lỗ càng sớm càng tốt. Khi đã lỡ mua cổ phiếu bị xuống giá, cắt ngay. Không
bao giờ giữ cố phiếu đang giảm giá và chờ giá sẽ cao trở lại.
* Mua giá cao và bán giá cao hơn. Để kinh doanh thành công, không chỉ là mua
thấp bán cao, mà còn là mua giá cao và bán ra cao hơn.
* Đôi khi rút khỏi thị trường. Không phải lúc nào nhà kinh doanh cũng thành
công, mà phải biết rút khỏi thị trường.

O’Neil, Darvas và Loeb thường không thích tham gia thị trường đang xuống giá,
trong khi đó Livermore lại không tham gia khi thị trường đều đặn, bình ổn.

* Mua tập trung chứ không nên đa dạng hóa danh mục đầu tư.
* Quan tâm đặc biệt đến khối lượng giao dịch và giá. Đối với những nhà kinh
doanh cổ phiếu, hai chỉ số này quan trọng hơn bất cứ chỉ số nào, kể cả P/E, các
loại tỷ suất lợi nhuận.
* Sau khi thực hiện các phi vụ, phải bỏ thời gian phân tích để rút kinh nghiệm, tại
sao mình thua hay thắng phi vụ đó.
* Cống hiến toàn thời gian. Để kinh doanh thành công, phải dành công sức, thời
gian. Ngay cả trường hợp Darvas là vũ công nhưng cũng dành một thời gian lớn
hàng ngày (trên 8 tiếng) để theo dõi và thực hiện việc kinh doanh.

* Thực hiện các cuộc nghiên cứu phân tích độc lập, các nhà kinh doanh cổ phiếu
thành công phải biết tự nghiên cứu và phân tích, không nên dựa vào ý kiến tư vấn
của người khác.
* - Quyết định dựa vào dữ kiện, không dựa vào cảm xúc. Ví dụ như nhà kinh
doanh không tiếc khi phải bán ra cổ phiếu, không quá mừng rỡ mà bán lúa non khi
giá cổ phiếu vẫn còn đang lên.
* Quan trọng nhất là phải chấp nhận rủi ro. Một chiến lược đầu tư gọi là hiệu quả
khi có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cao lợi nhuận. Trong khi đó, các chiến lược
kinh doanh hầu như phải chấp nhận mức rủi ro cao vì chính rủi ro cao đó là nguồn
gốc của lợi nhuận cao. Nhà kinh doanh vì vậy phải chấp nhận những phi vụ thất
bại, và đừng nên kỳ vọng rằng lúc nào họ cũng thắng được thị trường.

×