Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Dạ Ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HOÀNG MINH HUỆ

THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NGÂN

Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn khoa học Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Dạ Ngân
là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

Thái Ngun, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Hoàng Minh Huệ



ii

LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự yêu mến và kính trọng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến cô giáo - TS. Lê Thị Ngân, người đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Báo chí truyền thơng
và Văn học, bộ phận Sau đại học - Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế
trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các thầy cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy cho tơi trong suốt khóa học.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành, sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Hoàng Minh Huệ


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................6
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .....................................................................7
6. Cấu trúc của luận văn: ...............................................................................................7
7. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................8
CHƯƠNG 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT VÀ MỐI QUAN TÂM

ĐẾN TRẺ THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN.............................................9
1.1. Khái lược về truyện viết cho thiếu nhi ...................................................................9
1.1.1. Sự hình thành và vận động của truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam .........9
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của truyện viết cho thiếu nhi ..........................................11
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật và những vùng thẩm mĩ trong sáng tác của Dạ
Ngân.............................................................................................................................13
1.2.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Dạ Ngân. ............................................13
1.2.2. Vùng thẩm mỹ trong sáng tác của Dạ Ngân ...............................................17
CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI TRẺ THƠ VỚI NHỮNG KHÚC XẠ CỦA HOÀN
CẢNH SỐNG TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN .............................................28
2.1. Trẻ thơ với nếp nhà và miệt vườn sông nước .......................................................28
2.1.1. Nếp nhà thiêng liêng và những bài học phép tắc gia đình ..........................28
2.1.2. Miệt vườn sơng nước và tâm hồn lãng mạn trẻ thơ ....................................37
2.2. Trẻ thơ trước ngột ngạt thị thành và những rạn nứt giá trị gia đình .....................47
2.2.1. Không gian thành thị với những tẻ ngắt và nhàm chán ..............................47
2.2.2. Mối quan hệ gia đình rạn nứt và những vết thương khó lành trong tâm
hồn trẻ thơ ....................................................................................................................54
CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT LÀM NÊN THẾ GIỚI TRẺ
THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN ............................................................66
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..............................................................................66
3.1.1. Khái lược về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................66


iv

3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................................67
3.2. Nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện .....................................................................78
3.2.1. Kết cấu tuyến tính .......................................................................................78
3.2.2. Kết cấu đảo tuyến........................................................................................80
3.2.3. Kết cấu lắp ghép..........................................................................................82

3.3. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ...............................................................86
3.3.1. Tình huống hành động ................................................................................86
3.3.2.Tình huống tâm trạng ...................................................................................88
3.3.3. Tình huống nhận thức .................................................................................89
TIỂU KẾT ...................................................................................................................91
KẾT LUẬN .................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................95


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nếu thơ ca mang đậm dấu ấn chủ quan của người sáng tạo thì truyện lại phản ánh
đời sống của con người trong tính khách quan thơng qua sự kiện, hành vi với một cách
miêu tả và kể chuyện riêng biệt. Với truyện, ta có thể dễ dàng nhận thấy nhân vật đóng
một vai trị vơ cùng quan trọng. Nhân vật là phương tiện cơ bản giúp các nhà văn miêu
tả các hiện tượng của đời sống xã hội. Vì vậy, trong nghiên cứu văn chương, nghiên cứu
dưới góc độ nhân vật cũng được quan tâm chú ý. Qua tìm hiểu nhân vật, nhiều vấn đề
về thể loại, về các trào lưu văn học, về đặc điểm của tác phẩm, phong cách của nhà
văn…được sáng tỏ. Văn học đã qua nhân vật (chủ thể của tác phẩm) để mơ hình hóa, tái
hiện cuộc sống thực tại. Như thế khi chiếm lĩnh một tác phẩm văn học, ta khơng thể
khơng tìm hiểu ở phương diện nhân vật.
1.2. Văn học viết cho thiếu nhi là một bộ phận thiết yếu không chỉ của nền văn học Việt
Nam mà còn của cả nền văn học thế giới. Văn học thiếu nhi có ý nghĩa đặc biệt đối với
đời sống văn hóa tinh thần của trẻ thơ bởi nó chính là nơi ni dưỡng tâm hồn và góp
phần hình thành nhân cách cho trẻ. Ở Việt Nam, văn học viết cho thiếu thi đã từng ghi
dấu nhiều tác giả với những tác phẩm nổi tiếng: Dế mèn phiêu lưu kí, Vừ A Dính của
Tơ Hồi, Cái tết của mèo con của Nguyễn Đình Thi, Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Bức
tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, Chú bé có tài mở khóa của Nguyễn Quang

Thân, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Trước mùa mưa bão của
Trần Nhật Minh, Những tia nắng đầu tiên của Lê Phương Liên, Kính vạn hoa của
Nguyễn Nhật Ánh, Cuộc phiêu lưu của những con chữ, Miền xanh thẳm của Trần
Hồi Dương, Bí mật hồ cá thần, Bầy chim chìa vơi của Nguyễn Quang Thiều... Có thể
thấy bằng sự gắn bó cùng tâm huyết và tình cảm của mình các nhà văn đã để lại những
dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí trẻ thơ nhiều thế hệ về một thế giới trong trẻo, thơ
mộng đầy sức cuốn hút. Thế giới ấy như một món quà kì diệu, kích thích sự tìm tịi,
khám phá đối với trẻ thơ. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội và văn học hiện nay, văn học
viết cho thiếu nhi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng mà nó vốn có. Chính vì lẽ đó, văn học thiếu nhi đang là một khoảng


2

trống, một mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng mà các nhà văn đương đại cần khai phá và
lấp đầy .
1.3. Dạ Ngân là một cây bút văn xuôi nữ đến từ miền Tây Nam Bộ, trưởng thành trong
đội ngũ các tác giả xuất hiện sau năm 1975. Bắt đầu sáng tác từ những năm 1978, đến
nay Dạ Ngân đã cho ra đời một số lượng tác phẩm khá lớn ở nhiều thể loại khác nhau
như: Quãng đời ấm áp (1986), Ngày của một đời (1989), Con chó và vụ ly hôn
(1990), Miệt vườn xa lắm (1992), Mẹ mèo (1992), Cõi nhà (1993), Nhìn từ phía
khác (2002), Gia đình bé mọn (2005), Tản mạn hồn quê (2007), Nước nguồn xuôi
mãi (2008), Người yêu dấu và những truyện khác (2017) … Tác phẩm của Dạ Ngân
tuy không gây được những tiếng vang lớn nhưng được giới phê bình đánh giá cao và
ln được bạn đọc hào hứng đón nhận dù ở lứa tuổi nào.
Bằng sự từng trải và với chất văn hồn hậu, tinh tế, phóng khống nhưng cũng cẩn
trọng đến từng chi tiết, những sáng tác của Dạ Ngân thực sự đã tạo được một chỗ đứng
vững vàng trong lòng độc giả. Đọc tác phẩm của Dạ Ngân người đọc dễ dàng nhận ra
tình yêu mà nhà văn dành cho q hương của mình đó là miệt vườn miền Tây đầy nắng,
đầy gió đậm đà hương sắc, phong vị Nam bộ. Người đọc cũng có thể hình dung thế giới

nhân vật phong phú, đa dạng cùng các mối quan hệ xã hội phức tạp, đa chiều trong mỗi
sáng tác. Để rồi từ đó mỗi người sẽ tìm được sự u mến và đồng cảm riêng với thế giới
nghệ thuật ấy.
Trong số lượng tác phẩm khá đồ sộ của mình, bên cạnh những trang viết dành cho
những người phụ nữ, những người lính, người trí thức… nhà văn cũng khơng qn dành
một phần khơng nhỏ những trang viết của mình cho nhân vật trẻ thơ. Những tác phẩm
viết về trẻ thơ của Dạ Ngân tuy không nhiều nhưng mỗi trang văn viết về đề tài này của
bà đều là những trang văn xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc trong lịng độc giả. Thực
tế có rất nhiều người đã tìm hiểu về Dạ Ngân và các sáng tác của bà trên các bình diện
như: Thi pháp, phong cách sáng tác, yếu tố tự truyện, thế giới nhân vật…Tuy nhiên, đến
nay vẫn chưa có một cơng trình riêng biệt nào về thế giới trẻ thơ trong các tác phẩm của
Dạ Ngân để từ đó có thể thấy rõ hơn phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng như sự
đóng góp của bà với nền văn học thiếu nhi nước nhà trong giai đoạn hiện nay.


3

Chính vì những lí do trên, tơi lựa chọn đề tài: “Thế giới trẻ thơ trong sáng tác
của Dạ Ngân” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học Việt Nam sau 1975 đã ghi dấu một lớp nhà văn trẻ đầy tài năng và nhiệt
huyết. Trong đó khơng thể khơng kể đến sự đóng góp của các nhà văn nữ, với những
đột phá về phong cách đã mang đến cho bạn đọc những tác phẩm khá mới mẻ cả về nội
dung và hình thức nghệ thuật.
Dạ Ngân là một nhà văn khá thành công ở các mảng truyện ngắn và tiểu thuyết.
Sáng tác của bà đã được thời gian và công chúng khẳng định đó là: Giải nhì Tạp chí
Văn nghệ Qn đội (1987), giải nhì truyện ngắn báo Tuổi trẻ TP HCM (1989), Giải
nhất Hội nhà văn Hà Nội (2005), Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (2006), … Những
giải thưởng này đã phần nào ghi nhận những đóng góp của Dạ Ngân với nền văn học
nước nhà. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sáng tác của Dạ Ngân vẫn ít ỏi, tản mạn

chủ yếu là qua các bài viết ở dạng cảm nhận về một tập truyện ngắn hay một tiểu
thuyết, các bài viết trên báo mạng, trên tạp chí hay được nghiên cứu lồng ghép với các
sáng tác của những nhà văn khác.
Chu Huy khi đọc khi đọc truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân đã nhận xét:
“Dù viết về đề tài nào đi nữa, Dạ Ngân đều hướng người đọc tìm đến cội nguồn trực
tiếp hoặc gián tiếp, từ những tình cảm trong sáng, mãnh liệt, từ những nền tảng tư tưởng
không bao giờ mờ phai của những năm chiến tranh giải phóng đầy hi sinh gian khổ mà
rất đổi hào hùng”.[33]
Cũng nhận xét về truyện ngắn này, tác giả Nguyễn Hoàng Sơn với bài viết Duyên
văn (Dạ Ngân, Nguyễn Quang Thân – hai mươi năm tình yêu và tác phẩm) cũng đã
có nhận xét rất sâu sắc: “Tôi đọc truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân từ hồi nó
mới xuất hiện trên báo Văn nghệ. Đọc mà ngạc nhiên vì một cây bút ở tít tắp một vùng
quê Nam Bộ nào đó mà có được một truyện ngắn chững chạc như vậy, chững chạc từ
cốt truyện đến giọng điệu, câu chữ. Truyện ngắn này báo hiệu một cây bút giàu nữ tính,
có khả năng đi vào những tình huống phức tạp trong đời sống tinh thần của nhân vật”.
[67]


4

Khi nói về tập truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn (1990) của Dạ Ngân, Nhà văn Ngô
Ngọc Bội đã nhận xét : “Văn của Dạ Ngân lắng đọng, vừa ấm áp đôn hậu, vừa dữ dằn cay
đắng rất Nam Bộ, để rồi hướng tới cái thiện… Cái mạnh nhất, quý nhất của Dạ Ngân là
nghệ thuật khắc họa, cách nhìn của chị góc cạnh. Khai thác tâm lý nhận vật, tình tiết, chi
tiết và sử dụng ngơn ngữ thật tài hoa”. [81]
Trong bài viết Bức tranh lịch sử của người mở cõi phương Nam, Nhà văn Tơ
Hồi đã nhận xét về tác phẩm Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân: “Đọc Miệt vườn xa lắm ,
mỗi đoạn, mỗi chữ dường như tôi lẫn lộn những làng mạc và vườn tược ven sông trong
trang sách và trong kỷ niệm của tơi, những câu hị khơng phân biệt được xưa kia hay chỉ
mới đây.” [29]

Tác giả Mai Quỳnh trong bài viết Nhà văn Dạ Ngân “đua đường trường” với
truyện ngắn thì nhận định: “Chất trí tuệ, tự biện trong mỗi truyện đều mỗi lúc một
giàu thêm. Nhờ vậy, đôi khi cốt truyện thật đơn giản mà người đọc vẫn bị cuốn hút,
vẫn gợi ra những suy nghĩ, trăn trở. Ở truyện nào ta cũng gặp những điều mới mẻ.”
[66]
Trong bài viết 4 lời bình về Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, tác giả Hoài Nam
nhận xét: “Một lần nữa người ta lại thấy ở Dạ Ngân những phẩm chất từng làm nên thế
mạnh ngòi bút của bà: sự cẩn trọng và tinh tế trong câu chữ; khả năng kết hợp nhuần
nhuyễn giữa mỹ văn và ngôn ngữ đời thường của người Nam Bộ; sự sắc sảo trong phác
họa nhân vật bằng một vài chi tiết đắt giá, nhanh gọn; và sau cùng là một cái nhìn - dù
với sự phê phán - những vẫn luôn đôn hậu.” [39]
Tác giả Tuy Hoà trong bài viết Nhà văn Dạ Ngân giữa nước nguồn xi mãi đưa
ra nhận định: “Ngón nghề của nhà văn Dạ Ngân trong tập Nước nguồn xuôi mãi là
khơi dậy những mẩu chuyện be bé và luận giải thấu đáo tâm trạng cá thể giữa xô đẩy
thời đại đang cưu mang chúng ta….”. [28]
Cũng trong bài viết này, nói về những chuyển biến trong bút pháp của Dạ Ngân,
tác giả Tuy Hòa cũng khẳng định : “Truyện ngắn Dạ Ngân không phải đọc để nắm bắt
cuộc sống mà đọc để nghĩ ngợi cuộc sống. Khơng cịn một Dạ Ngân náo nức xơng thẳng
vào những xung đột nhân tình, mà là một Dạ Ngân xao xác thương lượng với những


5

quan hệ xã hội. Nước nguồn xuôi mãi nôn nao nhìn vào những góc khuất chứa đựng
nhiều bất an nhưng lúc nào cũng phải cố nương nhẹ đi, để khỏi tổn thương, để đỡ giày
vị, để bớt day dứt” [28].
Ngồi ra cịn có một số bài viết trên các trang báo mạng viết về Dạ Ngân cũng như
các sáng tác của bà như: Nhà văn Dạ ngân – những lời tự thú chân thật (24/07/2007 – Tạp
chí Đẹp), Nhà văn Dạ Ngân: người đàn bà mang dấu chấm thiên di (7/11/2007 – Báo An
ninh), Nguyễn Quang Thân – người yêu dấu của Dạ Ngân (5/3/2017 – Báo Tiền phong),

Nhà văn Dạ Ngân – lặng lẽ trước mùa xuân (17/2/2018 – Báo Đại đồn kết) …
Những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sĩ viết về đặc điểm sáng tác, phong
cách nghệ thuật, thế giới nhân vật, yếu tố tự truyện … trong sáng tác của Dạ Ngân đó là:
Sáng tác của Dạ Ngân (2006, Cao Thị Huệ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Phong
cách truyện ngắn Dạ Ngân (2009, Hoàng Thị Kim Cúc - Đại học Vinh), Đặc điểm văn
xuôi nghệ thuật Dạ Ngân (2011, Dương Thế Thuật – ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh ),
Nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (2013, Nguyễn Văn Tân – Đại học sư phạm 2), Thế
giới nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân ( 2014, Đặng Thị Cúc – Đại học khoa học
xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia), Yếu tố tự truyện trong Gia đình bé mọn (Dạ
Ngân) và Tiền định (Đoàn Lê) ( 2018, Phạm Thị Nhung - Đại học khoa học - Đại học
Thái nguyên), Tự truyện văn học trường hợp Gia đình bé mọn của Dạ Ngân (2018,
Lường Thị Dung – Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên)…
Có thể thấy, thời điểm hiện tại chưa có một cơng trình nghiên cứu chuyên biệt nào
nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về các tác phẩm viết về thiếu nhi của Dạ Ngân.
Tuy nhiên, những nhận định của của các nhà phê bình và những cơng trình nghiên cứu
của những người đi trước sẽ là những gợi ý quý báu và giúp tơi có thêm nhiều góc nhìn
về sáng tác của Dạ Ngân. Từ đó có thể khảo sát một cách có hệ thống về những tác phẩm
viết về thiếu nhi cũng như những tác phẩm có liên quan tới trẻ thơ của nhà văn để thấy
được những đóng góp của bà đối với văn học viết cho thiếu nhi nói riêng và với nền
văn học hiện đại Việt Nam nói chung.


6

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những sáng tác của Dạ Ngân viết về thế giới
tuổi thơ.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hành trình sáng tác, phong cách sáng tác của nhà văn Dạ Ngân.

Tìm hiểu thế giới tuổi thơ qua những sáng tác của Dạ Ngân để từ đó chỉ ra nét độc
đáo riêng cùng những đóng góp của Dạ Ngân về mảng đề tài này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát qua một số tập truyện ngắn và tiểu thuyết của Dạ Ngân:
Truyện ngắn:
- Quãng đời ấm áp - tập truyện - NXB Phụ Nữ 1986.
- Con chó và vụ ly hơn - tập truyện - NXB Hội Nhà văn 1990.
- Cõi nhà - tập truyện - NXB Thanh Niên 1993.
- Nhìn từ phía khác - tập truyện - NXB Hà Nội 2002.
- Tản mạn hồn quê - Tạp văn - NXB Phụ nữ 2007.
- Nước nguồi xuôi mãi - Tập truyện - NXB Phụ nữ 2008
Tiểu thuyết, truyện dài:
- Mẹ Mèo - tiểu thuyết (cho thiếu nhi) - NXB Kim Đồng 1992.
- Miệt vườn xa lắm - truyện dài - NXB Kim Đồng 1992
- Gia đình bé mọn - tiểu thuyết - NXB Phụ Nữ tháng 7/2005
Tản văn:
- Mùa đốt đồng – Tản văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2000
- 100 tản mạn hồn quê - Tản văn, NXB Phụ Nữ, Hà Nội 2006


7

5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu những kiến thức lí luận chung có liên quan đến bộ phận văn học
viết cho thiếu nhi.
Luận văn tìm hiểu về hành trình sáng tác, quan điểm nghệ thuật của nhà văn Dạ Ngân.
Luận văn cũng khảo sát và chỉ ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong
những tác phẩm viết về thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Dạ Ngân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê phân loại:
Từ việc tiếp cận tác phẩm, thống kê, phân loại các tuyến nhân vật để từ đó có cái
nhìn khách quan, khoa học trong đánh giá.
- Phương pháp phân tích văn bản:
Phương pháp này được sử dụng góp phần tìm hiểu cụ thể về nội dung và nghệ thuật
của các văn bản từ đó làm rõ các luận điểm của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tổng hợp các tài liệu và nghiên cứu tài liệu để đưa ra những cơ sở lý luận sâu sắc
để đánh giá nội dung tác phẩm.
- Phương pháp liên ngành:
Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa để khám phá dấu ấn văn hóa Nam
Bộ trong sáng tác của Dạ Ngân.
- Phương pháp thi pháp học:
Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu các yếu tố về thời gian, khơng gian nghệ
thuật, miêu tả ngoại hình, tâm lí…
6. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm các
chương sau:


8

Chương 1: Hành trình sáng tạo nghệ thuật và mối quan tâm đến trẻ thơ trong sáng
tác của Dạ Ngân.
Chương 2: Thế giới trẻ thơ với những khúc xạ của hoàn cảnh sống trong sáng tác
Dạ Ngân.
Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật làm nên thế giới trẻ thơ trong sáng tác của
Dạ Ngân.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ ít nhiều đóng góp chung vào cái nhìn tồn cảnh về phong cách sáng

tác và những chủ đề chính trong sáng tác của Dạ Ngân. Trong đó có mảng đề tài về thế
giới tuổi thơ và những thủ pháp nghệ thuật xoay quanh hệ thống nhân vật này.


9

CHƯƠNG 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT VÀ MỐI QUAN TÂM ĐẾN TRẺ
THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN
1.1. Khái lược về truyện viết cho thiếu nhi
1.1.1. Sự hình thành và vận động của truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam
Nhìn lại tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, ta có thể dễ dàng nhận thấy
bộ phận văn học thiếu nhi luôn tồn tại song hành với nền văn học dân tộc. Sự góp mặt
của bộ phận văn học này đã làm phong phú, trọn vẹn cho diện mạo văn học dân tộc.
Từ khi ra đời cho tới nay, ta thấy bộ phận văn học phục vụ đối tượng thiếu nhi đã
có những bước phát triển đáng kể. Nếu như ở văn học dân gian và văn học Trung đại
văn học viết cho thiếu nhi chiếm số lượng ít ỏi, nghèo nàn chỉ tập trung vào những bài
đồng dao, những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngơn hay ở hiếm hơi trong những sáng
tác của Nguyễn Trãi thì bước sang nền văn học hiện đại từ đầu thế kỷ XX, văn học viết
cho thiếu nhi thật sự đã có những khởi sắc. Có thể kể đến thành cơng của Ngun Hồng
với Những ngày thơ ấu, Tơ Hồi với Dế Mèn phiêu lưu kí, Thạch Lam với Hai đứa
trẻ , Nam Cao với Bài học quét nhà, Con mèo mắt ngọc… Tuy số lượng truyện viết
cho thiếu nhi chưa thực sự nhiều, đề tài còn hạn hẹp song bộ phận văn học này đã bước
đầu định hình được vị trí của mình trên văn đàn.
Bộ phận văn học thiếu nhi đã có bước phát triển tồn diện và phong phú kể từ sau
cách mạng tháng tám 1945. Lúc này, viết truyện cho thiếu nhi đã được chú trọng. Các
nhà văn đã dành nhiều tâm huyết thật sự cho các sáng tác của mình. Trong thời kỳ chống
Pháp 1946 - 1954, nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi đã ra đời. Thời kỳ này những câu
chuyện viết cho thiếu nhi tập trung bám sát vào thực tế lịch sử đất nước, khám phá những
tấm gương tuổi nhỏ làm việc lớn. Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Hai bàn

tay chiến sĩ, Tìm mẹ, Điện Biên của chúng em, Hà Ngọc Hợi học sinh gương mẫu,
chiến sĩ calô của Nguyễn Huy Tưởng. Chú Giao làng Sen của Nguyễn Tn, Hoa Sơn
của Tơ Hồi… Những tác phẩm này tập trung nói về tấm gương mưu trí dũng cảm của
các em nhỏ trong thời kỳ kháng chiến. Người đọc nhìn thấy ở các em lịng u nước,
tinh thần dũng cảm, tuổi nhỏ làm việc nhỏ giúp cho kháng chiến.


10

Bước vào thời kỳ chống Mỹ ở miền Nam và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc (1954 – 1975), đội ngũ viết truyện cho thiếu nhi đã tăng lên đáng kể về số
lượng và chất lượng. Lúc này, trong sáng tác của nhà văn, ta không chỉ bắt gặp hình ảnh
những người anh hùng nhỏ tuổi kiên cường, tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ q
hương đất mà ở đó ta cịn bắt gặp hình ảnh những tấm gương nhỏ tuổi nhưng sáng tạo,
biết quý trọng lao động, cố gắng rèn luyện mình để trở thành những người có ích cho
tương lai như trong tác phẩm: Mái trường thân yêu của Nguyễn Khắc Hoan, Viết bé
Ly của Bùi Minh Quốc, Chú bé sợ toán của Hải Hồ. Đặc biệt trong giai đoạn này có
hai tác phẩm xuất sắc viết của thiếu nhi được khai thác từ đề tài lịch sử đã tạo nên tiếng
vang lớn đó là: Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung của tác giả
Nguyễn Huy Tưởng.
Sau 1975, đất nước thống nhất công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thực sự
bước sang một giai đoạn mới. Để đáp ứng nhu cầu của thời đại, văn học có những bước
chuyển mình. Lúc này, mảng truyện viết cho thiếu nhi tập trung và việc nêu cao tinh
thần vượt khó, ý chí xây dựng đất nước, nghị lực phi thường của những tấm gương nhỏ
tuổi. Bên cạnh các thể loại như truyện, thơ ca còn xuất hiện nhiều thể loại mới như: ký,
tự truyện. Đặc biệt, việc ra đời của truyện khoa học viễn tưởng đã làm cho diện mạo của
văn học thiếu nhi có những thay đổi lớn. Văn học thiếu nhi thời kỳ này tập trung giáo
dục cho các em tình yêu, niềm say mê với khoa học, ý thức tự khám phá sáng tạo biết
quý trọng các thành tựu khoa học. Các tác phẩm tiêu biểu như: Thảm xanh trên ruộng
của Thế Dũng, Bí mật khu rừng của Hồng Bình Trọng, Đỉnh núi nàng Ba của Phạm

Ngọc Tồn, Tình thương của Phạm Hổ, Chú bé có tài mở khóa của Nguyễn Quang
Thân, Trước mùa mưa bão của Trần Nhật Minh, Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật
Ánh…. Tất cả đã cho ta thấy sự lớn mạnh và trưởng thành không ngừng của văn học
dành cho thiếu nhi.
Hiện nay, văn học viết cho thiếu nhi ngày càng được quan tâm và phát triển. Không
thể phủ nhận văn học thiếu nhi đã có những bước tiến đáng kể cả về thể loại, đề tài đến
đội ngũ sáng tác. Hàng năm có rất nhiều cuộc thi, cuộc vận động viết cho thiếu nhi được
tổ chức, đầu tư kỹ lưỡng khiến cho số lượng và chất lượng các tác phẩm viết về thiếu
nhi cũng tăng lên đáng kể. Tiếp nối những thành tựu của các tác giả đi trước như: Tô


11

Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ…có các thế hệ nhà văn đi sau như: Nguyễn Nhật
Ánh, Nguyễn Quang Thiều, Dương Thuấn, Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Châu Giang…
Các tác giả này đã cho ra đời những tác phẩm phong phú về nội dung cũng như đề tài.
Văn học thiếu nhi thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu trong tiến trình vận
động và phát triển của nền văn học dân tộc
Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì mảng văn học viết
cho thiếu nhi vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Mảng văn học này chưa thực sự hấp dẫn và gợi
được hứng thú với bạn đọc nhỏ tuổi bởi viết cho thiếu nhi là một việc khơng hề dễ dàng.
Điều này địi hỏi các nhà văn phải đầu tư thời gian công sức và khơng ngừng khai phá,
tìm tịi sang tạo hơn nữa.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của truyện viết cho thiếu nhi
Văn học là một loại hình nghệ thuật vốn rất phong phú và đa dạng. Sự phong phú
và đa dạng ấy xuất phát từ chính đối tượng tiếp nhận, đối tượng tiếp nhận là yếu tố tạo
nên sức sống của tác phẩm. Mỗi đối tượng tiếp nhận tùy vào hoàn cảnh sống, trình độ,
giới tính mà có sự cảm thụ văn học khác nhau.
Với những tác phẩm văn học hướng đến đối tượng là thiếu nhi, để tạo được sức
sống bền lâu không phải là dễ bởi đặc trưng của lứa tuổi này tưởng chừng như đơn giản

mà lại vô cùng phức tạp. Đây là lứa tuổi mà các em có những cảm xúc hồn nhiên trong
trẻo vô tư nhất nhưng cũng là lứa tuổi các em bộc lộ rõ nhất những nhu cầu của mình
đó là nhu cầu hiểu biết, nhu cầu bộc lộ cá tính, nhu cầu được giãi bày ước mơ, nhu cầu
được vui chơi giải trí… Vì vậy, văn học viết về thiếu nhi phải lấy chính các em làm đối
tượng trung tâm và quan tâm đến việc bồi đắp, xây dựng nhân cách phẩm chất cho các
em. Điều này đòi hỏi nhà văn phải thể hiện tác phẩm của mình một cách độc đáo. Nó
thực sự là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để các nhà văn thử sức và thể hiện bản
lĩnh nghệ thuật của mình.
Văn học viết cho thiếu nhi trước tiên phải là những sáng tác phù hợp với tâm lí lứa
tuổi của trẻ em. Vì thế, người viết phải xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự
nhiên để có những trang viết chân thực nhất, để có thể hấp dẫn các em. Bất kì một tác
phẩm văn học nào viết cho trẻ em phải được nhìn bằng con mắt của trẻ thơ, phải xuất


12

phát từ cảm xúc hồn nhiên, trong sáng nhất phù hợp với tâm hồn trẻ nhỏ. Các tác phẩm
phải nói lên những suy nghĩ của chính các em; cảm thơng, chia sẻ, cảm hóa các em bằng
những bài học nhân ái, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Một tác phẩm viết cho thiếu nhi thực sự có giá trị khi nội dung của nó khơng chỉ
dừng lại ở giá trị giải trí mà cần chú trọng việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả
về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ. Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng
phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí
tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái
đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn…
Một trong những yêu cầu để tạo nên sự thành công của một tác phẩm viết cho
thiếu nhi là người viết cần điều tiết được văn phong của mình sao cho phù hợp với thị
hiếu, sở thích riêng từng lứa tuổi của các em và hướng các em tới những điều tốt đẹp
trong nhận thức và trong q trình hình thành nhân cách. Tóm lại, nhà văn muốn viết
cho trẻ em, và muốn tác phẩm của mình thực sự sống cùng tuổi thơ của các em cần phải

tạo ra được sự đồng cảm, nói được những suy nghĩ của các em đồng thời phải chia sẻ
được với các em những bài học về lòng nhân ái một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Có
như vậy tác phẩm mới thực đạt đến sự thành công.
Thực ra, một tác phẩm viết cho thiếu nhi khơng địi hỏi một lối viết cầu kì, cao
siêu. Ngược lại, sự giản đơn lại chính là điểm nhấn của nghê thuật. Nhưng có một điều
chắc chắn, một tác phẩm dành cho thiếu nhi nhất thiết phải giàu chất thơ, chất truyện.
Chất thơ hịa với trí tưởng tượng bay bổng của trẻ, giúp trẻ em sau khi được nghe ông
bà, cha mẹ kể chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu điều kì diệu, từ đó chắp cánh cho
những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ. Mỗi một tác phẩm viết cho trẻ đều phải khiến
cho các em nhìn thấy chính mình, được sống với những giờ phút lãng mạn, thăng hoa
bay bổng nhất của tâm hồn mình.
Yếu tố hài hước, dí dỏm cũng là một đặc trưng cơ bản của tác phẩm viết cho thiếu
nhi. Lứa tuổi thiếu nhi là lứa tuổi hồn nhiên, vơ tư và trong sáng nhất. Chính vì vậy, mỗi
tác phẩm viết cho các em địi hỏi phải chứa đựng những tiếng cười hóm hỉnh, hồn nhiên.
Yếu tố đó giúp tác phẩm dễ dàng xóa bỏ khoảng cách, gianh giới giữa tác phẩm với độc


13

giả. Cuộc đối thoại giữa tác giả với các bạn nhỏ cũng gần gũi, hịa hợp hơn. Vì thế mà
có thể hấp dẫn và chinh phục các em.
Cho đến nay, truyện viết cho thiếu nhi dù đã được quan tâm, nhưng vẫn cịn ở vị
trí khiêm nhường. Tuy vậy, bộ phận văn học này cũng đã có những thành tựu đáng kể
góp phần làm phong phú diện mạo văn thơ Việt Nam. Với những đặc trưng riêng về tâm
lí lứa tuổi thiếu nhi, các tác giả văn học khi sáng tác đã chú ý điều tiết ngịi bút của mình
để vừa phản ánh những cảm xúc hồn nhiên, trong sáng của các em, vừa sống cùng niềm
vui, nỗi buồn của các em trên từng trang viết của mình. Qua đó, các tác giả cũng đã
chứng minh được tài năng, tâm huyết và tình yêu của mình dành cho con trẻ.
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật và những vùng thẩm mĩ trong sáng tác của Dạ
Ngân

1.2.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Dạ Ngân.
Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga, sinh ngày 6 tháng 2 năm 1952 ở Vĩnh Viễn,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Dạ Ngân Là bút danh ngồi ra nhà văn cịn có một số
bút danh khác như Lê Long Mỹ, Dạ Hương. Tuổi thơ của Dạ Ngân gắn bó với miệt vườn
sơng Tiền – một vùng đất đầy nắng và gió với những con người hồn hậu và yêu nước.
Đó cũng là một vùng văn hóa phía Nam gắn liền với những những đặc trưng vùng miền
độc đáo của miền sơng nước mặn mịi. Tất cả đã trở thành hơi thở, thành máu trong
huyết quản và chảy dài trên trang văn của bà. Nét văn hóa miệt vườn trong văn của Dạ
Ngân khơng chỉ đơn thuần là yếu tố kiến tạo nên những đặc trưng văn hóa mà cịn can
dự, tác động vào đời sống tinh thần và nhiều khi quyết định số phận của con người hay
số phận nhân vật trong mỗi tác phẩm đặc biệt là có sức ảnh hưởng lớn trong sự hình
thành và phát triển nhân cách của thiếu nhi. Đây chính là yếu tố làm nên nét riêng biệt
trong sáng tác của Dạ Ngân.
Dạ Ngân sinh ra trong một gia đình có truyền thống u nước - cha bị tù khổ sai
và hi sinh ở Côn Đảo. Giống như rất nhiều gia đình yêu nước Nam Bộ trong kháng
chiến, tất cả chị em gái trong gia đình của Dạ Ngân đều tham gia kháng chiến để trả “nợ
nước thù nhà”. Sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh ác liệt, nhà văn phải chịu
nhiều thiệt thòi. Bản thân Dạ Ngân khơng có điều kiện được học hành đến nơi đến chốn


14

nhưng bà đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại của cuộc sống để trở thành một nhà văn tài
năng được công chúng yêu mến, ngưỡng mộ.
Dạ Ngân vào Sài Gòn làm báo từ rất sớm. Năm 1978, Dạ Ngân chính thức bắt đầu
nghiệp văn chương với một truyện ngắn được in trên tạp chí văn nghệ số tết . Từ bộ
phận làm tin của thuộc sở văn hóa thể thao tỉnh Hậu Giang, Dạ Ngân chuyển sang hội
văn nghệ tỉnh. Năm 1982, lần đầu tiên, truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân
được in trên tuần báo văn nghệ của hội nhà văn. Cùng thời gian đó, Dạ Ngân được mời
đi trại sáng tác của hội ở Vũng Tàu. Tại đây cuộc đời nhà văn bước sang một ngã rẽ

mới. Cuộc gặp gỡ với nhà văn Nguyễn Quang Thân (người chồng sau này của bà) đã
tạo nên một bước ngoặt lớn trong cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Mối tình của Dạ Ngân và nhà văn Nguyễn Quang Thân từng làm “dậy sóng” dư luận
thời bấy giờ. Mười một năm, trải qua bao sóng gió, chịu bao cái nhìn kì thị, soi mói của
người đời cuối cùng mối tình ấy cũng đã có một kết thúc tốt đẹp và viên mãn.
Dạ Ngân bước chân vào nghề khi viết văn lúc này đã một nghề phổ biến trong
cuộc sống.Vì vậy, Những địi hỏi dành cho người cầm bút ngày càng khắc nghiệt. Và
nhất là khi các đề tài trong văn chương đã được các tác giả cày xới và gặt hái được
những thành công đáng kể. Việc chọn cho mình một lối đi riêng, độc đáo nhưng không
xa lạ, hấp dẫn mà gần gũi, thân thuộc là một thử thách với Dạ Ngân. Với một tun ngơn
cho lối viết của mình: “cày xới khơng khoan nhượng hiện thực đời sống”, Dạ Ngân đã
lựa chọn việc tiếp cận và phản ánh hiện thực khách quan làm mạch nguồn cảm xúc cho
mọi tác phẩm văn chương của mình.
Cho đến nay, gia tài văn học của Dạ Ngân gồm có: 8 tập truyện, 6 tập tản văn, 5
tiểu thuyết và truyện dài, mỗi tác phẩm đều đóng góp một tiếng nói riêng, một giá trị
riêng vào nền văn học đương đại của nước nhà. Đặc biệt, tiểu thuyết Gia đình bé mọn
của Dạ Ngân đã được dịch sang tiếng Anh in ở Mỹ, tiếng Pháp in ở Paris và đang được
dịch sang tiếng Hàn. Hai giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội (2005) và Hội nhà văn
Việt Nam (2006) dành cho Gia đình bé mọn vừa là phần thưởng ghi nhận sự nỗ lực bứt
phá, vừa như một lời khẳng định hùng hồn về tài năng của một cây bút lấp lánh phận
người chiết ra từ miệt vườn Cao Lãnh.


15

Năm 1978, nhiều nguyên nhân đã thôi thúc Dạ Ngân bắt đầu cầm bút sáng tác.
Sản phẩm đầu tay của Dạ Ngân được in trên tạp chí văn nghệ tỉnh. Từ đây, Dạ Ngân
bắt đầu bước vào con đường văn chương. Là một nữ văn sĩ miệt mài sáng tạo, Dạ
Ngân đã từng bước khẳng định được địa vị nghệ thuật của mình trong nền văn xi
Việt Nam đương đại. Dạ Ngân sáng tác đa dạng ở nhiều thể loại và đã đạt được những

thành công nhất định. Bà phô diễn tài năng với truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn…
Trong đó, truyện ngắn chiếm số lượng lớn và khẳng định được cá tính, nét tài hoa,
sáng tạo của một nhà văn cũng như nội lực của bà.
Đầu năm 1982, truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân được in trên tuần báo
Văn nghệ của Hội nhà văn đã gây được sự chú ý của bạn đọc. Với văn phong chững
chạc, giàu chất nữ tính và đặc biệt là khả năng đi sâu vào những diễn biến tâm lí phức
tạp của nhân vật, truyện đã thuyết phục được đông đảo độc giả. Tác phẩm đó đã giúp
Dạ Ngân được đi dự trại sáng tác của Hội ở Vũng Tàu. Ở đây, Dạ Ngân có cơ hội gặp
gỡ nhiều nhà văn tên tuổi như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Quang
Thân, Nhật Tuấn, Nguyễn Mạnh Tuấn… Trong đó, có nhà văn Nguyễn Quang Thân.
Ơng đã thực sự có vai trị lớn trong cuộc đời cũng như sáng tác của Dạ Ngân. Nhà văn
từng tâm sự : “Những năm tháng ở bên Nguyễn Quang Thân là quãng thời gian đáng
sống, đáng yêu, đáng viết đến từng ngày của cuộc đời mình” [80].
Trong hành trình sáng tác của mình, Dạ Ngân đặc biệt thành công với thể loại
truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở những thể loại này, Dạ Ngân đã tạo được ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc với cách tiếp cận và phản ánh hiện thực ở mảng đề tài gia đình.
Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu:
Ở thể loại truyện ngắn, Dạ Ngân đã cho ra đời những tác phẩm:
- Quãng đời ấm áp - Tập truyện - NXB Phụ nữ 1986.
- Con chó và vụ ly hơn - Tập truyện - NXB Hội nhà văn 1990.
- Cõi nhà - tập truyện - NXB Thanh niên 1993.
- Dạ Ngân truyện ngắn chọn lọc - NXB Văn học 1995.
- Dạ Ngân và Nguyễn Quang Thân - Tập truyện - NXB Phụ nữ 1997.


16

- Nhìn từ phía khác - Tập truyện - NXB Hà Nội 2002.
- Tản mạn hồn quê - Tạp văn - NXB Phụ nữ 2007.
- Nước nguồn xuôi mãi - Tập truyện - NXB Phụ nữ 2008

Ở thể loại tiểu thuyết, truyện dài Dạ Ngân có những sáng tác:
- Ngày của một đời - Tiểu thuyết - NXB Văn nghệ tp Hồ Chí Minh 1989.
- Mẹ Mèo - Tiểu thuyết (cho thiếu nhi) - NXB Kim Đồng 1992.
- Miệt vườn xa lắm - Truyện dài - NXB Kim Đồng 1992 (In lần thứ ba tính đến
tháng 6/2006). Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2004.
- Gia đình bé mọn - Tiểu thuyết - NXB Phụ Nữ tháng 7/2005 (In lần thứ năm tính
đến tháng 3/2008).
- Người yêu dấu – Truyện dài - NXB phụ nữ 2017
Ngồi ra, Dạ Ngân cịn thành công ở thể loại tản văn với những trang viết:
- Mùa đốt đồng – Tản văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2000
- Lục bình mải miết - Tản văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2002
- 100 tản mạn hồn quê - Tản văn, NXB Phụ Nữ, Hà Nội 2006
- Nước nguồn xuôi mãi - Tản văn, NXB Phụ Nữ, Hà Nội 2008
- Phố của làng - Tản văn, NXB Thanh Niên , Hà Nội 2010
- Gánh đàn bà - Tản văn, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2010
Sau Ngày của một đời, Miệt vườn xa lắm thì Gia đình bé mọn là tác phẩm
thành công nhất của Dạ Ngân. Tác phẩm vinh dự nhận được hai giải thưởng của Hội
nhà văn Hà Nội với số phiếu tuyệt đối năm 2005 và giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam
năm 2006. Gia đình bé mọn trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam được nhà
xuất bản Curbstone Press dịch sang tiếng Anh, xuất bản ở Mỹ với sự chuyển ngữ của
bà Rosemary Nguyễn – một người được mệnh danh là thần đồng của ngôn ngữ Việt
Nam.


17

Năm 2017, với sự ra đời của truyện dài Người yêu dấu, Dạ Ngân tiếp tục khẳng
định dấu ấn mạnh mẽ của mình trên văn đàn. Buổi lễ mà NXB Phụ nữ và nhà văn Dạ
Ngân tổ chức buổi giao lưu và ra mắt tác phẩm mới nhất Người yêu dấu và những
chuyện khác của bà tại Đường sách TP.HCM đã thu hút đông đảo các nhà văn và độc

giả tới tham dự. Tại buổi lễ, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng: Người yêu dấu
của Dạ Ngân được viết ra bằng chính sự trải nghiệm và đồng cảm sâu sắc. Vì vậy, khi
đọc tác phẩm độc giả sẽ nhận ra một chiều kích tâm linh trong tác phẩm. Và đó chính
là kí ức hướng thiện, kí ức về những con người tử tế. Đây chính là sự tơn vinh đặc biệt
dành cho Người yêu dấu nói riêng và các sáng tác của Dạ Ngân nói chung.
Với hành trình sáng tác không mệt mỏi và đầy tâm huyết của mình, Dạ Ngân đã
nhận được sự yêu quý, đồng cảm của nhiều bạn đọc. Những giải thưởng cao quý mà nhà
văn nhận được đã khẳng định những đóng góp khơng nhỏ của bà cho nền văn học đương
đại Việt Nam
1.2.2. Vùng thẩm mỹ trong sáng tác của Dạ Ngân
Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ thường chọn cho mình một
mảnh đất thiêng, coi đó một “vùng sáng tác” để kí gửi tài năng cũng như tâm hồn của
mình. Giá trị vùng thẩm mỹ chỉ thực sự được nảy sinh khi nhà văn đó gắn bó máu thịt
hoặc có một xúc cảm thẩm mỹ đặc biệt để viết nên những tác phẩm mang dấu ấn đặc
trưng riêng biệt. Trong sự nghiệp cầm bút của mình, nhà văn Dạ Ngân đã định vị được
những vùng thẩm mỹ riêng. Đó là hiện thực vui buồn của cuộc sống cất lên từ quê hương
miệt vườn trong thời chiến cũng như trong thời bình; là những trang văn viết về đề tài
gia đình gắn liền với thân phận của những người phụ nữ....
1.2.2.1. Miệt vườn sông nước - từ quê hương đến những trang văn
Dạ Ngân là một cây bút gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác ở
nhiều thể loại khác nhau. Những tác phẩm ấy luôn tạo ra được sức hút với bạn đọc và
các nhà phê bình văn học. Trong một lần trả lời phỏng vấn của Thu Hà trên báo
Vnexpress, Dạ Ngân tâm sự: “Mỗi người có một miền sáng tác. Q hương trong tơi rất
đầy đặn, cho tôi trữ lượng dồi dào để sống và viết. Và có lẽ sự xa cách về khơng gian,
thời gian đã cho tơi cái nhìn đẹp nhất, trong sáng nhất về nơi mình sinh ra” [21]. Điều


18

này ta có thể thấy rất rõ trong sáng tác của Dạ Ngân. Trên phương diện khám phá và

phản ánh hiện thực, sáng tác của Dạ Ngân đi sâu khai thác triệt để đời sống trên mảnh
đất miền Tây – nơi nhà văn sinh ra, lớn lên, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn và thể chất của
của bà. Trên cơ sở sự trải nghiệm của chính bản thân, đất và người nơi đây hiện lên chân
thực đời thường nhưng không kém phần sinh động qua những trang văn về đời sống con
người thời chiến tranh và thời hậu chiến.
Tham gia chiến đấu trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ ác liệt, Dạ Ngân
đã từng nếm trải những đau thương, mất mát cùng dân tộc. Song bản thân nhà văn cũng
được sống trong những năm tháng hào hùng nhất của lịch sử dân tộc. Quê hương miệt
vườn cùng với những năm tháng không thể quên ấy đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong
những sáng tác của bà. Giống như những nhà văn cùng thời, đề tài chiến tranh được Dạ
ngân khai thác ngay từ những tác phẩm đầu tiên của mình. Nhưng điểm khác biệt của
Dạ Ngân là ở chỗ bà không đi sâu miêu tả hiện thực chiến tranh với những trận đánh
cam go ác liệt, một mất một còn giữa ta và địch mà ngòi bút của bà hướng tới một góc
khác của đời sống chiến tranh đó là những sinh hoạt thường nhật, là thế giới tình cảm
của con người trong hiện thực khốc liệt gắn liền với vùng đất miệt vườn miền Tây . Điều
này có thể thấy rõ qua các tác phẩm : Quãng đời ấm áp, Đường dây buôn người,
Người yêu dấu…
Ra khỏi chiến tranh, đất nước ta bước vào một thời kì đầy khó khăn. Bằng sự trải
nghiệm cuộc sống trong thời kì bao cấp bao cấp đầy khó khăn, thiếu thốn Dạ Ngân đã
đưa chúng ta đến với hiện thực đất nước bằng sự thấu hiểu một cách sâu sắc và tồn
diện. Nhà văn khơng né tránh những mặt trái, những tiêu cực tồn tại trong đời sống xã
hội. Hiện thực lúc này được nhà văn nhìn nhận và mổ xẻ ở một chiều sâu mới. Thời kì
này đề tài gia đình là mảng sáng tác nổi bật của Dạ Ngân. Hiện thực cuộc sống trong
mỗi gia đình lúc này không chỉ là nỗi lo của cơm áo gạo tiền mà còn là hiện thực cuộc
sống đầy nước mắt và đắng cay của những người phụ nữ đi qua chiến tranh, cô đơn buồn
tủi trong cảnh ngộ cá nhân như trong : Nhà khơng có đàn ơng, Trên mái nhà người
phụ nữ… Đó cịn là hiện thực cuộc sống của những con người mải chạy theo những giá
trị vật chất mà quên đi tình cảm máu mủ ruột rà thiêng liêng và cao quý trong : Người
của mỗi người… Đặc biệt với đề tài gia đình, Dạ Ngân đã đi sâu vào phản ánh cuộc



19

sống với những xung đột tình cảm, đạo đức trong quan hệ vợ chồng với tất cả những
góc khuất của nó. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các tác phẩm của Dạ Ngân:
Con Chó và vụ ly hơn, Gia đình bé mọn… Tất cả cho ta hình dung rõ nét nhất về
những vấn đề nóng bỏng của đời sống gia đình thời kì hậu chiến.
Có thể thấy, trong hành trình sáng tác của Dạ Ngân, yếu tố hiện thực luôn được
nhà văn rất coi trọng. Hiện thực đời sống không chỉ được thu gọn trong các biến cố của
dân tộc và lịch sử mà nó cịn là hiện thực của đời sống cộng đồng, đời sống cá nhân với
những mối quan hệ phức tạp, sâu rộng. Chính điều này đã làm nên cảm quan nghệ thuật
rất riêng của Dạ Ngân.
Hiện thực trong sáng tác của nhà văn chỉ thực sự được lấp đầy khi hướng tới con
người bởi con người là trung tâm, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn hướng tới. Cũng
giống như các nhà văn cùng thời với mình, Dạ Ngân đã thể hiện sự chyển biến sâu sắc
và mới mẻ trong quan niệm về con người.
1.2.2.2. Phận người phụ nữ
Con người trong sáng tác của Dạ Ngân đi từ con người lịch sử, cộng đồng đến con
người cá nhân đầy mâu thuẫn và bí ẩn. Trong những sáng tác của mình, nhà văn đặc biệt
dành nhiều trang viết cho người phụ nữ. Mỗi người, mỗi cảnh, phần đa là chịu nhiều
thiệt thịi, dằn vặt, đau khổ trong cuộc sống gia đình không mấy bằng phẳng, hạnh phúc.
Người phụ nữ trong sáng tác của Dạ Ngân có một điểm chung: họ đều là những người
phụ nữ mạnh mẽ, quyết liệt. Có thể kể đến như nhân vật Hai Mận trong Trên mái nhà
người phụ nữ, Đoan trong Con chó và vụ li hơn, Tiệp trong Gia đình bé mọn, Thun
trong Người thương mến….
Ngồi ra, vấn đề tình dục và quyền được tìm đến tình u trọn vẹn, đích thực của
người cũng được đề cập đến rất nhiều trong sáng tác của Dạ Ngân. Người phụ nữ của
Dạ Ngân không cam chịu mà đấu tranh một cách rứt khoát và quyết liệt để tìm đến
hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình dù phải trải qua nhiều tổn thương và đau đớn.
Người phụ nữ trong sáng tác của Dạ Ngân cũng vô cùng chủ động, bản lĩnh và kiên

cường. Họ dám đối mặt và vượt qua những khó khăn, sóng gió để tìm đến bến bờ hạnh


20

phúc của đời mình. Tất cả những điều đó làm nên cái riêng, cái độc đáo cho từng tác
phẩm.
Đọc Miệt vườn xa lắm - một câu chuyện mang tính tự truyện về gia đình của
chính nhà văn Dạ Ngân ta có thể thấy rõ điều đó. Miệt Vườn xa lắm đưa ta về với
những kí ức tuổi thơ nơi miệt vườn Long Mỹ - Hậu Giang. Nơi ở đó cơ bé Tám Tiệp –
Tiệp Kiến Vàng có điều kiện để kể về gia đình cùng tuổi thơ của mình. Đó là những kỉ
niệm về ông bà nội, về cha mẹ, về chị em của cô. Và đặc biệt là kỉ niệm về cô Tư Ràng
– người nội tướng trong gia đình Tám Tiệp, người mà sau này có ảnh hưởng rất lớn đến
tính cách và con người Tiệp. Đọc truyện ta không chỉ thấy một thế giới tuổi thơ gắn liền
với miệt vườn sơng nước miền Tây mà ở đó ta còn thấy được cả nếp nhà cùng với các
phép tắc, nề nếp gia phong được gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi
những người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi và mất mát trong chiến tranh. Đó lá má Tiệp ,
là cơ Tư…Nề nếp gia phong như một sợi dây vơ hình gắn kết mỗi thành viên khiến quan
hệ gia đình trở nên bền vững. Mọi người trong gia đình đều yêu thương, giúp đỡ, bảo
bọc lẫn nhau để vượt qua những mất mát do chiến tranh. Trong Nàng ở đâu ra nhà văn
Dạ Ngân từng viết : “Nàng nhớ, từ hồi còn rất nhỏ, nàng đã mơ hồ hiểu rằng hạnh phúc
là phải sống cho người khác, là phải biết hi sinh cho đại gia đình, dù bé tí, cũng phải
cảm thấy tự hào mà vun vén…” [56, tr.77]. Người gìn giữ nếp nhà ấy chính là cơ Tư
Ràng, một người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh và mất mát do chiến tranh. Cơ là em út của
ba Tiệp. Góa chồng năm 28 tuổi, gác lại chuyện tình dun, cơ giao con mình cho nhà
nội để toàn tâm toàn ý thay anh trai lo cho cha mẹ già và đàn cháu dại. Nhọc nhằn bươn
chải cùng người chị dâu (má Tiệp) để chăm lo cho gia đình khi anh trai bị bắt tù nơi Côn
Đảo. Khi ba Tiệp mất, cô thực sự trở thành trụ cột trong gia đình. Chính vì thế, dưới con
mắt của chị em Tiệp, cơ chính là đại diện của nề nếp gia phong mà chị em Tiệp mãi mãi
tôn thờ và ngưỡng vọng. Sau này, khi đã trưởng thành và mặc dù cuộc sống của Tiệp

từng trải qua rất nhiều thăng trầm, biến cố song chưa bao giờ Tiệp thơi tơn kính và biết
ơn với người cơ của mình bởi những hi sinh cơ đã dành cho gia đình.
Đọc những sáng tác của Dạ Ngân, người đọc thấy được những vấn đề nóng bỏng
của thời đại, những góc khuất trong tâm hồn người phụ nữ. Nhà văn đã bằng sự trải


×