1/3
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: DU LỊCH MICE
CHƯƠNG V: BÁN SẢN PHẨM DU LỊCH MICE
(5 tiết lý thuyết + 10 tiết thảo luận)
1. Phân đoạn thị trường
Thị trường MICE quốc tế sẽ là thị trường mà nơi xuất phát là các công ty, trụ sở tại
nước ngòai, tất cả các yêu cầu, quyết định về hình thức dịch vụ, chất lượng đến giá cả,
thanh toán... đều do công ty tại nuớc ngoài quyết định và thực hiện.
Các điểm tham quan phản ảnh đời sống văn hóa riêng biệt của dân cư phải được
đầu tư quy hoạch đúng mức để đủ sức gây ấn tượng cho khách. Các trung tâm ẩm thực
với các món phải được quy họach xây dựng tạo thành một điểm mạnh.
2. Đánh giá các phân đoạn thị trường
Tỷ trọng của ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa cao, chỉ đạt 36-37% trong GDP (tính
quy luật chung là 45%). Ngoài ra xu thế tỷ trọng này đã giảm từ 37,1% năm 1995 xuống
còn 36,1% năm 2002…
Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau.
Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến.
Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp thị, nghiên cứu thị
trường… đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn
thông, cơ sở hạ tầng…chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và dịch vụ viễn thông
mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5% …
Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm tuy nhiên,ước tính ở Việt Nam mới chỉ có
25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Với sức ép hàng năm Việt Nam
cần phải tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động, trong khi đó ngành công nghiệp và nông
nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành dịch vụ cần phải tạo ra
2/3
0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính mỗi năm,
chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động.
3. Lựa chọn phân đoạn thị trường
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai
thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh
vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.
- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt
động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính
viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.
- Đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển các dịch vụ văn hoá, giáo dục y tế, thể dục thể
thao, dịch vụ việc làm…theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân
dân và từng bước hội nhập quốc tế.
- Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong
tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ
hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho
các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
4. Đánh giá thị phần khách hàng MICE
Khách MICE đa số là các nhân vật có thành tích, có vị trí trong các tổ chức. Họ là
những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm một cách chu đáo. Khách
MICE là những khách sử dụng những dịch vụ cao cấp và có những yêu cầu mang tính đa
dạng bao gồm yêu cầu cả lợi ích kinh tế của tổ chức lẫn lợi ích hưởng thụ cá nhân. Yêu
cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau chuyến đi, nhà tổ chức phải đạt được mục đích kinh
tế của chuyến đi.
Có thể nhận định một cách tổng quát như sau: thị trường MICE nội địa sẽ là thị
trường mà nơi xuất phát các yêu cầu là từ các công ty, trụ sở đặt tại Việt Nam và nơi
quyết định và thực hiện từ hình thức, tính chất của sự kiện và thanh toán cho toàn bộ sự
kiện là các công ty, trụ sở tại Việt Nam.
MICE là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trong những năm gần đây ở
nhiều nước trên thế giới, đem lại hiệu quả tích cực đối với hoạt động phát triển du lịch.
Để phát triển du lịch MICE, một số yêu cầu chủ yếu đối với địa điểm được lựa chọn bao
3/3
gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hiện nay nhiều phòng hội nghị, hội thảo còn được
trang bị những thiết bị cần thiết để tổ chức hoạt động hội nghị với sự tham gia của các đại
biểu từ xa không có điều kiện tham dự trực tiếp.
Ngoài các khu hội nghị, hội thảo riêng biệt được xây dựng riêng cho mục đích này,
các khách sạn cao cấp (4-5 sao) cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này với quy mô nhất
định. Các khu vui chơi giải trí và mua sắm.