Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát triển kinh tế số Việt Nam thời kỳ đại dịch COVID-19: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.27 KB, 10 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

12.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID-19:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TS. Đặng Thị Hồi*, ThS. Tống Thế Sơn*
Tóm tắt
COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ và
sâu rộng đến toàn bộ các ngành, khu vực và các đối tượng khác nhau. Trong bối cảnh đó, kinh
tế truyền thống đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và tầm quan trọng của kinh tế số ngày càng được
khẳng định. Việt Nam là một quốc gia vừa thốt khỏi nhóm các nước thu nhập thấp, nhưng lại
thành công trong chống dịch COVID-19. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để kinh tế Việt
Nam nói chung và kinh tế số Việt Nam nói riêng phát triển trong thời gian tới. Bài viết sẽ tóm
lược một số khái niệm căn bản về kinh tế số, phân tích ngắn gọn tình hình kinh tế Việt Nam và
thực trạng phát triển kinh tế số Việt Nam trong thời kỳ COVID-19, và đề xuất một số kiến nghị
nhằm phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong bối cảnh mới.
Từ khóa: COVID-19, giải pháp, Kinh tế số, Việt Nam, thực trạng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh của sự phát triển khoa học cơng nghệ trên tồn cầu, phát triển kinh tế số là
một xu hướng quan trọng của mỗi quốc gia. Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã khiến cho nền
kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ các ngành,
khu vực và các đối tượng khác nhau. Dịch COVID-19 càng khiến cho sự quan tâm của Chính
phủ và doanh nghiệp đối với kỹ thuật số mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh đó, “Kinh tế khơng tiếp
xúc” ngày càng nở rộ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho nền kinh tế số phát triển. Toàn văn Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ: nắm bắt thuận lợi, thời cơ,
vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
do COVID-19; định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2025 về kinh tế: kinh tế số
đạt 20% GDP. Việt Nam hiện nay đang đứng ở vị trí thứ 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi số
nhanh nhất thế giới, đồng thời đứng ở vị trí thứ 22 về phát triển số hóa (Bhaskar Chakravorti and


* Trường Đại học Thương Mại

150


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

Ravi Shankar Chartuvedi (2017)). Cùng với đó, Việt Nam được đánh giá là nước thành cơng thứ
2 trong số 98 quốc gia và vùng lãnh thổ về đối phó đại dịch COVID-19, chỉ sau New Zealand.
Do vậy, phát triển kinh tế số tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái quát về kinh tế số
Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu qua công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch
điện tử tiến hành thông qua Internet” (The Oxford Dictionary 2018). R.Bukht và R.Heeks (2017)
đề xuất khung khái niệm kinh tế số theo phạm vi là kinh tế số lõi (Core Digital Economy), kinh
tế số phạm vi hẹp (Digital Economy) và kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy). Ở Việt
Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt
động kinh tế số dựa vào nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu
để tạo ra mơ hình kinh doanh mới (Bộ Khoa học và Cơng nghệ, 2019).
2. Tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh COVID-19
Theo Bộ y tế, tính đến ngày 13/03/2021, Việt Nam có tổng cộng 2.554 ca nhiễm, đang điều
trị 429 ca, khỏi 2.086 ca và tử vong 35 ca. Trên thế giới có 109.469.508 ca nhiễm, tử vong
2.413.158 ca. Tới 06h53p, Việt Nam đã có 4.793 người được tiêm vắc-xin phịng COVID-19.
Virus cCorona gây hội chứng hơ hấp cấp tính nặng 2, viết tắt là SARS-CoV-2, trước đây có tên
là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019. Đó là
một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần
đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán,
Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành đại dịch tồn cầu.

Việt Nam là một quốc gia có độ mở về nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu và rộng, đồng
thời là một quốc gia có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc, nên kinh tế Việt Nam chịu
ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch mặc dù nước ta có sự kiểm sốt dịch thành cơng bước đầu.
Theo Tổng cục thống kê, GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý
III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011
- 2020 nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam do mức tăng trưởng năm 2020 thuộc
nhóm cao nhất thế giới.
Tổng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2020, bao gồm vốn đăng ký
cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt
28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019. Trong đó, có 2.523 dự án được cấp phép mới với số
vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD, giảm 35% về số dự án và giảm 12,5% về số vốn đăng ký so với
năm trước; có 1.140 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với
số vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%.
Cán cân thương mại của Việt Nam được cải thiện trong nửa đầu năm do kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa giảm nhanh so với kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm
1,1% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với mức tăng 7,2% cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất
khẩu nông phẩm vẫn đứng vững do giá gạo tăng cao trên thị trường quốc tế mặc dù hải sản giảm

151


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

8%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm 3% (so với cùng kỳ 2019), trong 6 tháng đầu 2020, so
với mức tăng 8,9% cùng kỳ 2019.
Chính phủ Việt Nam có đã và đang có khả năng ứng phó với cú sốc COVID-19. Trong 6
tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính phát hành 96,1 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn
bình quân 14,1 năm và lãi suất hàng năm bình quân khoảng 3%, nghĩa là thấp hơn 14% so với
2019. Chính phủ chưa phải vay hoặc yêu cầu các đối tác truyền thống hỗ trợ cho ngân sách.

Về phía hộ gia đình, theo khảo sát từ Worldbank, trong khoảng từ tháng 2 tới tháng 6 năm
2020, đã có khoảng 70% hộ gia đình bị giảm mức thu nhập. Trong đó, các hộ ở nơng thơn chiếm
tỷ lệ cao nhất với khoảng 71,3%, cao hơn 5% so với các hộ thành thị là 66,1%. Nguyên nhân của
sự suy giảm thu nhập của các hộ gia đình khá đa dạng, phụ thuộc vào ngành nghề và hình thức
lao động của các hộ. Tỷ lệ nguyên nhân suy giảm thu nhập do mất việc làm là khá cao, chiếm
khoảng 38,4% trong tất cả các nhóm. Điều đó chứng tỏ COVID-19 có tác động mạnh mẽ và có
ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động tại Việt Nam.
Bảng 1. Sự suy giảm thu nhập và các nguyên nhân (% số hộ)
Kể từ tháng
2/2020

Tất cả
các nhóm
Hộ
thành thị
Hộ
nơng thơn
60%
giàu nhất
40%
nghèo nhất
Dân tộc
Kinh
Dân tộc
thiểu số

Trong số các hộ bị giảm thu nhập, 5 nguyên nhân chính được nêu là

% số hộ bị
giảm thu nhập


Mất
việc làm

Giảm thu
nhập từ
hoạt động
kinh doanh
hộ gia đình

69,5

38,4

27,2

12,1

11,1

8,7

66,1

33,3

37,1

3,8


5,1

12,4

71,3

40,9

22,3

16,1

14,0

6,9

70,0

35,5

31,9

8,5

9,9

10,5

68,8


43,2

19,5

17,8

13,0

5,9

70,3

37,4

28,8

10,3

10,4

9,6

65,5

44,8

17,6

22,8


15,5

3,6

Gián đoạn
hoạt động
trồng trọt,
chăn ni,
nghề cá

Giảm giá đầu
ra sản xuất
nơng nghiệp/
kinh doanh

Đóng cửa
hộ kinh
doanh
cá thể

Nguồn: [12]
Đối với các doanh nghiệp, việc điều chỉnh việc làm là một trong những cách thức giúp cho
doanh nghiệp khắc phục được gánh nặng trả lương cho người lao động khi tình hình kinh tế suy
giảm. Theo khảo sát từ WorldBank, đa số các doanh nghiệp được khảo sát chọn hình thức giảm
lương và giảm giờ làm. Trong tháng 6/2020, số doanh nghiệp chọn hình thức giảm lương vào
khoảng 20% và giảm giờ làm là 23% so với cùng kỳ năm 2019.

152



KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

Hình 1. Tỷ lệ phần trăm (%) doanh nghiệp điều chỉnh việc làm so với cùng kỳ năm 2019
Điều chỉnh việc làm so với cùng kì, % doanh nghiệp
40
35
30
25
20
15
10
5
0

Thuê thêm lao Sa thải lao động Cho nghỉ khơng Nghỉ có lương
động
lương
Tháng 6

Giảm lương

Giảm giờ làm

Tháng 9/10

Nguồn: [11]




Các doanh nghiệp đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Theo khảo sát của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp là khá lớn và có khoảng 93,9%
các doanh nghiệp được điều tra khảo sát đánh giá COVID-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của họ. Sự sụt giảm nguồn thu để bù đắp cho các chi phí phát sinh là một
trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải. Cụ thể, có khoảng 20,2% doanh
nghiệp bị sụt giảm từ 80% doanh thu trở lên. Ngồi ra, cịn rất nhiều những khó khăn khác như:
hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành dưới mức bình thường, khơng có nguồn thu để bù đắp
các chi phí phát sinh, thiếu hụt vốn sản xuất kinh doanh, hàng hóa sản xuất khơng tiêu thụ được
trong nước,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chịu rất nhiều gánh nặng như: chi phí thuê mặt
bằng, chi phí trả nhân công lao động, chi trả lãi vay ngân hàng, chi phí hoạt động thường xun
khác,…
Hình 2. Khó khăn của các doanh nghiệp

Nguồn: [10]

153


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Đứng trước những khó khăn do COVID-19 mang lại, Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp Việt Nam đã và đang cần phải có những sự chuyển biến và thích nghi mới trong các hoạt
động kinh tế. Do vậy, COVID-19 là một trong những cú hích tạo ra đột phá mới cho quá trình
phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
3. Thực trạng phát triển kinh tế số Việt Nam thời kỳ đại dịch COVID-19
*Về chính sách
Ngày 29/05/2020, kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch
COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đã nêu: Đẩy mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế
số, xã hội số, đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ; Tập trung nguồn lực để phát triển

một số nền tảng công nghệ dùng chung, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi; Bảo đảm hạ
tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin; Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm đổi mới sáng
tạo cấp quốc gia, vùng và địa phương; Hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định rõ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5% - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng
4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng
45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình qn trên 6,5%/năm; tỷ lệ đơ thị hóa khoảng 45%;
tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.
Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới sớm ban hành chuyển đổi số quốc gia,
chiến lược về một quốc gia số. Ngoài ra, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ cịn ban hành
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
*Doanh nghiệp và ứng dụng số
COVID-19 đã tạo ra những tác động nhất định đến nền kinh tế truyền thống của mỗi quốc
gia. Đứng trước hồn cảnh đó, doanh nghiệp tại Việt Nam đã hiểu và nhận thức rõ về việc chuyển
đổi, áp dụng các mơ hình kinh doanh mới qua nền tảng số. Hàng loạt các lĩnh vực đã được doanh
nghiệp ứng dụng cơng nghệ số, có thể kể đến như: marketing, lên kế hoạch sản xuất, bán hàng,
quản lý kinh doanh,…
Hình 3. Ứng dụng CNS trong các lĩnh vực

Nguồn: [11]

154


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

Để ứng phó với những tác động tiêu cực từ COVID-19 lên các hoạt động kinh doanh truyền
thống, các doanh nghiệp đã tăng cường sử dụng các nền tảng công nghệ số một cách mạnh mẽ.

Trong giai đoạn tháng 9 - 10/2020, đã có khoảng gần 60% doanh nghiệp thực hiện hoặc tăng
cường nền tảng số. Tính tới tháng 9/2020, đầu tư vào cơng nghệ số vào khoảng hơn 10%.
Hình 4. Cơ chế điều chỉnh vốn
Cơ chế điều chỉnh, % doanh nghiệp
70
60
50
40
30
20
10
0

Tăng cường sử dụng CN số

Đầu tư vào CN số
Trước tháng 6

Thay đổi cơ cấu sản phẩm

Từ tháng 6 - 9/10

Nguồn: [11]

Tỷ lệ đầu tư vào công nghệ số ở các doanh nghiệp lớn vào khoảng xấp xỉ 30%, trong khi các
doanh nghiệp nhỏ chỉ dưới 10% và doanh nghiệp vừa là gần 20%. Sở dĩ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đầu tư vào cơng nghệ số ít hơn là do họ chỉ cần đầu tư vào các khâu đơn giản như bán hàng,
thanh tốn, địi hỏi khoản đầu tư nhỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn sẽ đầu tư vào các khoản
lớn, các công đoạn phức tạp hơn như sản xuất, quản lý, vận hành,…
Hình 5. Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ số

Đầu tư vào CN số, % doanh nghiệp
35
30
25
20
15
10
5
0
DN nhỏ

DN vừa
Trước tháng 6

DN lớn

Từ tháng 6 đến tháng 9/10

Nguồn: [11]

*Thương mại điện tử Việt Nam
Năm 2019, doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam đạt 10,08 tỷ USD, tăng hơn 2 tỷ
USD so với năm 2018.

155


KỶ YẾU HỢI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Hình 6. Doanh thu B2C và tăng trưởng


Nguồn: [2]

Số người tham gia mua sắm và giá trị mua sắm trực tuyến của một người tăng đều từ năm
2015 - 2019. Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng cả nước cũng tăng từ 2,8% - 4,9% từ 2015 - 2019.
Bảng 2. Quy mơ thị trường TMĐT B2C VIệt Nam
2015

2016

2017

2018

2019

Ước tính số người tham gia mua sắm (triệu người)

30,3

32,7

33,6

39,9

44,8

Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người (USD)


160

170

186

202

225

Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng 2,8%
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước

3%

3,6%

4,2%

4,9%

54,2% 58,1%

60%

66%

Tỷ lệ người dân sử dụng Internet


54%

Nguồn: [2]

Năm 2019, theo khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp lớn có lao động chuyên trách về thương mại
điện tử chiếm 41% trong số các doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát, trong khi các doanh nghiệp
SME chỉ khoảng 26%.
Hình 7. Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thương mại điện tử
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
SME

Doanh nghiệp lớn


Khơng

Nguồn: [6]
156


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021


ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), tỷ lệ 53% dân số
tham gia mua bán trực tuyến đã đưa thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2020
tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng cả nước. Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 ghi nhận trên 113 triệu lượt
xem và tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến của Online Friday, thị trường
ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60h, tăng 267% so với cùng kỳ. Theo tính tốn
dự báo của Google, Temasek và Bain&Company, với tốc độ tăng trưởng 29% trong cả giai đoạn
2020 - 2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và
giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
4. Một số khuyến nghị
Một là, tăng cường cơng tác phịng và đẩy lùi COVID-19 nhằm hồi phục nền kinh tế nói
chung, tiếp tục tận dụng cơ hội phát triển kinh tế số nói riêng và nhanh chóng khơi phục trạng
thái bình thường mới khi kiểm soát được dịch bệnh.
Hiện tại, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới chống dịch COVID-19 hiệu
quả. Tuy nhiên, khả năng dịch bệnh bùng phát trở lại, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế vẫn còn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do vậy, tiếp tục nâng cao ý thức phòng dịch, tận dụng hiệu quả “kinh tế
không tiếp xúc” là một trong những giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh hiện tại. Khi đã kiểm sốt
được dịch bệnh, các hoạt động kinh tế có thể tiếp tục được diễn ra trong trạng thái bình thường
mới, nhưng không chủ quan, gây nguy cơ bùng phát dịch.
Hai là, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chương trình hành động về phát triển kinh
tế số, chuyển đổi số, đặc biệt phải nhanh chóng đưa Nghị quyết Đại hội 13 vào thực tiễn. Nhà
nước cần kịp thời đưa ra các chỉ thị phù hợp với điều kiện trong nước cũng như quốc tế nhằm
hạn chế ảnh hưởng từ các cú sốc kinh tế tới Việt Nam.
Ba là, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, đầu tư công nghệ số, áp dụng
khoa học, kĩ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Áp dụng công nghệ số và sử dụng các mơ hình kinh
doanh trên nền tảng số sẽ tạo ra quy mô và tăng trưởng. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần thúc
đẩy tích hợp cơng nghệ số hóa, phát triển những giải pháp sản xuất, kinh doanh dựa trên số hố;
thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn để tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ ra quyết định và tạo

lợi thế cạnh tranh; tối ưu hóa mơ hình sản xuất, kinh doanh, phát triển kỹ năng mới cho từng cá
nhân và tổ chức; sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thơng minh; có giải pháp quản lý tài sản trí
tuệ trong thời đại số, phù hợp với những mơ hình kinh doanh và các mơ hình hợp tác mới; thích
ứng với các mơ hình thuế mới.
Cuối cùng, COVID-19 và kinh tế số tạo ra nhiều tổn thương tới các nhóm đối tượng yếu
thế trong xã hội, gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội. Nhóm người nghèo chịu sự tác động từ
COVID-19 do giãn cách xã hội, mất việc làm, cùng với đó là sự thiếu thốn các cơng cụ và vốn
cho các giao dịch, thanh toán điện tử. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách an sinh xã hội
nhằm giảm bớt các rủi ro và chênh lệch xã hội.

157


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

KẾT LUẬN
COVID-19 là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói
riêng. Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm khơi phục trạng thái bình thường mới
cho kinh tế - xã hội. COVID-19 có thể sẽ là cú hích cho kinh tế số Việt Nam phát triển trong thời
gian tới. Do vậy, Việt Nam cần có các định hướng, chính sách, giải pháp phù hợp nhằm hạn chế
những rủi ro do COVID-19 mang lại cho kinh tế - xã hội, và tạo điều kiện cho kinh tế số phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhaskar Chakravoti and Ravi Shankar Chartuvedi (2017), Digital Planet: How competitiveness
and trust in digital economies vary across the world.
2. Bộ Công Thương (2020), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020.
3. Bộ Chính trị (2020), Kết luận số 77-KL/TW Về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch
COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2019), truy cập ngày 12/03/2021.
5. Rumana Bukht and Richard Heeks (2017), Defining, Conceptualising and Measuring the
Digital Economy, Paper No.68, Centre for Development Informatics, Global Development

Institute, SEED.
6. Phạm Thị Hồng Điệp, Tống Thế Sơn (2020), Về điều kiện phát triển kinh tế số ở Việt Nam,
Hội thảo khoa học quốc gia về Nền kinh tế số: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, 75 - 85,
tháng 10/2020, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2020), Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2020.
8. Tống Thế Sơn (2020), Điều kiện phát triển kinh tế số: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.
9. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020, https://
www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoiquy-iv-va-nam-2020/. Truy cập ngày: 12/03/2021.
10.The Oxford Dictionary (2018), Digital Economy - definition.
11.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), Báo cáo Đánh giá tác động của COVID-19 đến
nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách. />HomePage/ThongBao/2020/2020_4/FormatFactory%20PDF%20Joiner%20BIA%201%20
bao%20cao_1.pdf. Truy cập ngày: 12/03/2021.
12.Worldbank (2020), Tác động của đại dịch COVID-19 lên doanh nghiệp Việt Nam. http://
documents1.worldbank.org/curated/en/263801607440046723/pdf/Impacts-of-COVID19-on-Firms-in-Vietnam-Results-from-the-Second-Round-of-COVID-19-Business-PulseSurvey.pdf. Truy cập ngày: 12/03/2021.

158


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

13.Worldbank (2020), Theo dõi tác động của COVID-19 đối với hộ gia đình Việt Nam. http://
documents1.worldbank.org/curated/en/343501601911350072/pdf/Monitoring-COVID19-Impacts-on-Households-in-Vietnam-Results-snapshot-from-a-High-Frequency-PhoneSurvey-of-Households.pdf. Truy cập ngày: 12/03/2021.
14.Worldbank (2020), Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao, http://documents1.
worldbank.org/curated/en/831571595431608855/pdf/Taking-Stock-What-will-be-the-NewNormal-for-Vietnam-The-Economic-Impact-of-COVID.pdf. Truy cập ngày: 12/03/2021.
15. Truy cập ngày: 12/30/2021.
16. Truy cập ngày: 12/03/2021.
17. Truy cập ngày: 12/03/2021.


159



×