Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SKKN mot so bien phap khac phuc hoc sinh co suc batkem hoc mon nhay cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.83 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHỊNG GIÁO DỤC V ĐO TẠO QUẬN NGŨ HAÌNH</b>
<b>SƠN</b>


<b>TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM </b>


------Tên đề tài:



<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC</b>


<b>HỌC SINH </b>



<b>CÓ SỨC BẬT KÉM - HỌC MÔN NHẢY</b>


<b>CAO</b>



<i>Người thực hiện: </i>

<b>Nguyễn Trường </b>


<b>Hùng</b>



<i>Chức vụ : Giáo viên</i>



<i>Tổ chuyên môn : Sử - Địa - Thể dục</i>



<i>Đơn vị</i>

<i> : Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm</i>


<i>Năm học : 2007-2008</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Tên đề tài</b>


<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH CÓ SỨC BẬT KÉM</b>
<b>HỌC MÔN NHẢY CAO</b>


<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>



<b>1. Lý do chọn đề tài:</b>


Sức khoẻ và trí tuệ là hai thứ q nhất, là tài sản vơ giá của mỗi
con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia. Sức khoẻ và trí tuệ có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau cùng bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Có sức khoẻ tốt
con người mới minh mẫn, sáng tạo, hưng phấn trong học tập và cơng
tác; có sức khoẻ tốt góp phần đem lại hiệu quả cao trong lao động, học
tập cũng như phục vụ cho Tổ quốc.


Luật Giáo dục đã xác định "<i>Mục tiêu của giáo dục phổ thông là</i>
<i>giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm</i>
<i>mỹ và các kỹ năng khác nhằm hình thành nhân cách con người Việt</i>
<i>Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị tiếp</i>
<i>tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo</i>
<i>vệ Tổ quốc</i>".


Để thực hiện được mục tiêu đó, nhân tố con người có ý nghĩa
quyết định, Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII đã nêu: “<i>Con người phát triển cao về trí tuệ, cường</i>
<i>tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là</i>
<i>động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của</i>
<i>chủ nghĩa xã hội</i>”


Với mục tiêu trên, các trường học, các thầy cô giáo đã không
ngừng ra sức giáo dục và rèn luyện cho học sinh thông qua công tác
giảng dạy bộ môn, các phong trào, các hoạt động ngoại khố, cơng tác
phối kết hợp với gia đình, đồn thể... Đặc biệt, cơng tác giáo dục, phát
hiện tập luyện những học sinh còn kém về sức bật. Nhằm đào tạo những
học sinh có chất lượng cao để mang lại những giá trị tinh thần và vật
chất to lớn cho nhà trường, cho xã hội.



<b>2. Mục đích của việc nghiên cứu</b>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thể chất, năng lực và những khác biệt về yêu cầu cũng như điều kiện
kinh tế - xã hội giữa các vùng dân cư khác nhau.


Qua vận dụng thực tiễn cho thấy, hầu hết học sinh đều có những
năng lực thể thao nhất định (97,0%), trong đó khoảng 3,0% học sinh
cịn yếu kém về sức bật.


<b>3. Đối tượng nghiên cứu</b>:


Học sinh ở lứa tuổi 12-13 (lớp 6-7) đang hình thành được nhân
cách, tâm sinh lý và các khả năng về hình thái các hoạt động; có ý thức
và trách nhiệm cao trước mọi vấn đề nên chọn tôi chọn đối tượng học
sinh này.


Giáo dục thể chất trong trường học phổ thông. Nhằm giúp cho học
sinh có một sức khoẻ tốt để học tập và thu kiến thức về cả môn khoa học.
Giúp cho học sinh phát triển một cách tồn diện về trí tuệ cũng như thể chất.
Một đầu óc minh mẫn, một tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát khơng thể có ở
một thân hình ốm yếu. Giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở chủ yếu
nhằm phát triển các tố chất nhanh, chậm, bền, khéo léo và phát triển các
nhóm sức bật như bật cao, bật xa...


Trong chương trình học thể dục của học sinh cơ sở chủ yếu tập trung
vào hai phần chính đó là: Thể dục và điền kinh vì ở mơn điền kinh nó phát
triển đầy đủ các tố chất và các nhóm sức bật.


Trong q trình giảng dạy nhiều đồng nghiệp của tơi có nhiều đề tài


nhằm phát triển các tố chất và sức bật rất hay. Riêng tôi qua q trình giảng
dạy các mơn chạy ngắn, chạy bền, nhảy cao, nhảy xa, đánh bóng... Tất cả các
giờ lên lớp tất cả các em học sinh đều tiếp thu một cách nghiêm túc và đa số
các em tiếp thu và thực hiện yêu cầu các nội dung rất tốt. Tuy vậy đối với các
em học sinh lớp 6-7 ở mơn nhảy cao bước qua vẫn cịn một số em khi học
nhảy cao thường chạy đà sau đó chui qua xà hoặc lao vào xà, chứ khơng
nhảy được. Làm cho tôi cảm thấy giờ dạy của mình chưa đạt, khi quan sát và
tìm hiểu nhiều em học sinh trong trường của các khối, lớp và một số em ở
trường bạn tơi cũng thấy tình hình chung như vậy, sau khi quan sát kỹ tập
nhiều tiết tôi nhận thấy những sai lầm của học sinh và đưa ra một số bài tập
dưới đây.


<b>II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:</b>


Nguyên nhân chính mà các em sợ xà là:


1. Nhóm đối tượng các em này phần đơng là sức bật yếu đó chính là
ngun nhân mà các em không nhảy qua, mà sợ xà.


2. Các em chưa xác định được chân giậm nhảy.


3. Khi chạy đà xong đến giậm nhảy, chân giậm nhảy không tạo lên
được mà lao vào xà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

5. Do những nguyên nhân trên nên các em rất nhút nhát, tâm lý không
vững vàng, không giám nhảy. Khi thực hiện theo nhóm thì làm chiếu lệ trốn
nhiều đùn đẩy nhau.


Căn cứ vào những nguyên nhân trên nên đối với những em này cần
phải cho nhiều bài tập sức bật hơn.



<b>Bài tập 1:</b>


Cho các em tập bật cao tại chỗ. Đứng hai chân rộng bằng vai, chừng
đầu gối xuống. Dùng sức của toàn thân bật hai chân rời khỏi mặt đất, hai tay
đánh mạnh từ dưới về trước lên trên, bài tập này thực hiện nhiều lần.


<b>Bài tập 2:</b>


Bài tập bật cao nhiều lần bằng hai chân tiến về phía trước thực hiện 2
lần 20m.


<b>Bài tập 3:</b>


Bật cao tại chỗ bằng một chân (rơi xuống bằng chân thuận) một chân
thực hiện 10 lần, sau đó đổi chân lặp lại 3 lần.


<b>Bài tập 4</b>:


Bật cao về phía trước chân khơng thuận gập gối lại tay giữ ở phía sau,
chân thuận bật về phía trước, thực hiện 2 lần x 20m.


Sau khi tập được cho các em bật chân thuận rời khỏi mặt đất có nghĩa
là khi nhảy cao, chân giậm nhảy bắt buộc phải bật lên khỏi mặt đất.


<b>Bài tập 5:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thực hiện một bước nhuần nhuyễn, sau đó kéo dài ra 3 bước, giáo viên
đếm nhịp 1-2-3 đặt chân và rơi xuống như động tác 1 bước đặt chân giậm
nhảy đá lăng.



<b>Bài tập 6: </b>


Cho các em tập chạy đà, kết hợp giậm nhảy đá lăng với vật chuẩn cao
phía trước trên đầu, có thể ở trường chọn những cành bàng cao phía trên đầu,
trước mặt cho các em nhảy đá 1-2-3 giậm nhảy đá lăng rơi xuống bằng chân
giậm.


<b>Bài tập 7</b>:


Bài tập với hố nhảy bỏ xà ở mức rất thấp cho các em chạy đà chính
diện một bước bật chân giậm, qua xà rơi xuống đất bằng chân giậm nhảy,
còn chân lăng chỉ làm nhiệm vụ ke thẳng hay tay đá mạnh xốc từ dưới lên
trên giữ lại. Sau khi thuần thục thì thực hiện 3 bước đầu chính diện bậc qua
xà rơi xuống bằng chân giậm và nâng dần mức xà lên để các em bật tốt qua
xà.


<b>Chú ý</b>: Phải xốy sâu vào bài tập này vì bài tập này có tác dụng bổ trợ
chân giậm nhảy rất lớn, qua bài tập này sức bật của các em tăng lên rõ rệt.


- Giáo viên hướng dẫn kỷ cho các em cách đo đà và chạy đà và lưu ý
các em khi chạy đà nhảy cao, nhảy cao phải chạy đà cả bàn chân, phải hạ
thấp trọng tâm thân thể thì lực giậm đà mới lớn. Trong quá trình giảng dạy
giáo viên cần chú ý sửa sai kịp thời vừa làm mẫu, vừa sửa sai và động viên
các em để các em quên đi cảm giác sợ xà.


- Đối với một giờ học 45 phút mà giáo viên cứ tập trung sửa sai mà để
xà thấp cho những em đó tập sẽ ảnh hưởng đến lớp học. Do vậy sau khi chỉ
dẫn kỹ thì cho các em ra tập riêng ở một góc thích hợp và cử 1-2 em có kỹ
thuật tốt giúp đỡ những em đó.



- Theo tơi các em học bạn rất nhanh, mau tiến bộ vì các em có điều
kiện quan sát vừa có tính ganh đua trong học tập.


Sau khi đã tập được cho nhóm các em đó giậm nhảy tốt thì cho các em
vào cùng với lớp.


<b>Bài tập 8:</b>


Bỏ xà cao cho các em chạy ba bước đà chéo đá lăng rơi xuống bằng
chân giậm không qua xà.


Bài tập này thực hiện nhiều lần để các em quên cảm giác sợ xà và điều
chỉnh điểm đặt chân giậm nhảy tốt.


<b>Bài tập 9:</b>


Sau khi thuần thục các bài tập trên thì cho các em đo đà chéo nhảy với
xà thấp sau đó nâng dần xà lên. Khi các em đã thực hiện tốt kỹ thuật chạy đà
và giậm nhảy, thì mới giảng dạy kỹ thuật bay trên không và tiếp đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Và qua các bài tập trên thì khơng có em nào mà không nhảy cao được. Là
một giáo viên đứng lớp bản thân tôi khi hướng dẫn cho các em học được một
kỹ thuật khó tơi cảm thấy giờ dạy của mình có ý nghĩa hơn.


Trên đây là một số kinh nghiệm của tơi trong q trình giảng dạy môn
nhảy cao. Mong các đồng nghiệp tham khảo, xem và góp ý xây dựng cho giờ
dạy của tơi được phong phú hơn.


<b>III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:</b>



Kết quả ban đầu sau khi học bài tập trên tôi thấy các em học sinh sức
bật yếu đã có nhiều tiến bộ trong các giờ học sau.


Đối với những em đó ln ln có bài tập và mức xà phù hợp để tạo
cảm giác hứng thú học tập cho các em. Giáo viên phải sửa sai kịp thời cho
các em đó và phải làm động tác sai của học sinh để cho học sinh xem để sửa
và làm động tác đúng để các em xem so sánh.


Động viên các em tập luyện ở lớp, học tập ở bạn mình và phải có bài
tập thêm ở nhà, cũng như bài tập trên thêm một số kinh nghiệm tôi đem áp
dụng giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường. Kết quả sức
bật cao của các em tăng lên rõ rệt và trong cuộc thi hội khoẻ phù đổng cấp
quận, huyện luôn đạt thành tích cao.


<b>IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:</b>
<b>1. Kết luận:</b>


Từ thực tế nghiên cứu và giải quyết nhiệm vụ của bài tập trên tôi nhận
thấy:


Hầu hết các học sinh đều có năng lực thể thao nhất định (trừ các
trường hợp đặc biệt), trong đó một số học sinh có năng khiếu bẩm sinh di
truyền chính là đặt tiêu đề vật chất cho những tài năng tương lai. Các em học
sinh đã có những kỷ năng cơ bản để tiếp tục phát triển tốt hơn nữa về kỹ
thuật cũng như sức bật, ngoài ra bản thân của các em phải phấn đấu rèn
luyện, vượt lên khó khăn về cơ sở vật chất để đạt thành tích cao. Do vậy các
bài tập để rèn luyện học sinh yếu về sức bật tôi đã mang lại hiệu quả rất khả
quan cho quá trình học tập của các em ở các lớp tiếp theo và nâng cao thành
tích thể dục thể thao của nhà trường.



Qua đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo
nhà trường, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về
cơ sở vật chất, tinh thần, trang thiết bị thể dục thể thao đã giúp tơi hồn thành
tốt nhiệm vụ của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>2. Kiến nghị:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



<b>1.</b> Sách <i><b>Bốn nhân tố nâng cao thành tích tập luyện</b></i> của Bùi Thế
Hiển (dịch), NXB TDTT - Hà Nội, 1979


<b>2.</b> Sách <i><b>Sinh lý thể thao phổ thông</b></i> của R.Hedơman (Yên Thoa
dịch), NXB TDTT - Hà Nội, 1985.


<b>3.</b> Sách <i><b>Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất </b></i>của Nguyễn
Mậu Loan và Vũ Đào Hùng, NXB Giáo dục, 1998


<b>4.</b> Sách <i><b>Tâm lý học TDTT</b></i> của Nguyễn Mậu Loan, NXB Giáo
dục, 1999


<b>5.</b> Sách giáo viên Thể dục lớp 6, NXB Giáo dục, 2002


</div>

<!--links-->

×