Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN Thao luan theo nhom nho trong day hoc lich su otruong pho thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.23 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN ---------------. Tên đề tài:. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. Taùc giaû :. Leâ Thò Hoa. Chức vu ï: Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Ngô Quyền Naêm hoïc: 2010-2011. A. PHẦN MỞ ĐẦU:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. Lý do chọn đề tài: Vào những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được đề cao ở tất cả các bộ môn nói chung và môn Lịch Sử nói riêng đã có những bước chuyển biến lớn. Tuy nhiên chất lượng bộ môn Lịch Sử vẫn còn chưa cao. Vì thế mà hằng năm ở các kì thi tuyển hết cấp cũng như vào Đại học thường gây xôn xao dư luận về việc học sinh nhầm lẫn nghiêm trọng các sự kiện lịch sử. Lịch sử là nguồn gốc cuả dân tộc, là cái đọng lại đến muôn đời sau về sự kết tinh giá trị đạo lý, tríết lý nhân bản của từng thời kỳ. Vậy mà thế hệ kế tục một số người được học lại thờ ơ hoặc học một cách mơ hồ để đi đến nhầm lẫn các sự kiện, không nắm vững các kiến thức, không hiểu được nguồn gốc tổ tiên mình, đó là điều không thể chấp nhận được. Giáo sư Trần Văn Giàu đã nhắc nhở: “Một đòi hỏi sử chúng ta có thể không nhớ hết những niên đại với chi chít những tháng ngày, các thế hệ đế vương với hàng trăm niên hiệu. Nhưng một đời làm người thì quyết không thờ ơ với những bài học kinh nghiệm quí báu của các đấng tiền bối”. Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta một kho tàng lịch sử về đấu tranh dựng nước và giữ nước, về giá trị nhân bản, bản chính nhân văn của một dân tộc. Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn, kế thừa và phát huy hơn nữa. Chính điều đó đòi hỏi mỗi công dân phải học tập một cách nghiêm túc về lịch sử của dân tộc mình nói riêng và lịch sử loài người nói chung. Vì vậy những người làm công tác giáo dục, nhất là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất, để các em có thể lĩnh hội được kiến thức một cách nhanh chóng và tự nhiên, không buộc các em phải gò bó nhồi nhét kiến thức trong tiết học, để đặt nền móng ban đầu khi các công dân bé nhỏ còn ngồi trên ghế nhà trường cơ bản nắm được nguồn gốc tổ tiên mình, lịch sử đấu tranh của cha ông qua các thời kỳ, từ đó học sinh có lòng tự hào về tổ tiên dân tộc, các em xác định được mục tiêu học tập là học đi đôi với hành để xây dựng quê hương đất nước. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử, tôi nhận thấy phương pháp tối ưu để phát huy tính chủ động tích cực cho học sinh trong quá trình học lịch sử. Đó là phương pháp: “Thảo luận theo nhóm nhỏ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”. Đây chính là lý do tôi chọn và nghiên cứu đề tài này. II. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tạp chí đổi mới phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo trên cơ sở lý luận xây dựng đề tài. - Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. - Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức, kỷ năng môn lịch sử trung học cơ sở..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và mục đích của đề tài: - Học sinh khối 6, 7, 8, 9 trường THCS. - Các trường THCS của huyện Thăng Bình, phần lịch sử dân tộc. - Nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Tự bản thân các em có thể lĩnh hội được kiến thức một cách nhanh nhất thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. IV. Nhiệm vụ đề tài: - Tìm ra biện pháp để thực hiện phương pháp thảo luận nhóm tốt nhất. - Mỗi học sinh nhận thấy vai trò, nhiệm cụ của mình trong hoạt động thảo luận nhóm trong vấn đề lĩnh hội tiếp thu và khắc sâu kiến thức mới trong học lịch sử. V. Cơ sở lý luận: Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi phải phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học người giáo viên phải đóng vai trò là người xây dựng kế hoạch nhận thức, tổ chức cho học sinh nhận thức và tự nhận thức, lĩnh hội các kiến thức, kỷ năng cần thiết của môn học. Do đó trong giảng dạy bộ môn lịch sử một phương pháp đóng vai trò quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh đó là tổ cức dạy học thảo luận theo nhóm nhỏ (có thể 2, 4, 6 hoặc 8). Qua hoạt động thảo luận nhóm các em làm việc độc lập với SGK, với tư liệu lịch sử để rút kiến thức, kỷ năng cần thiết theo yêu cầu do giáo viên đặt ra cho học sinh. Qua hoạt động thảo luận nhóm, học sinh hình thành nhu cầu nhận thức mới, từ đó kích thích các em tham gia vào các hoạt động tập thể tốt hơn. Bên cạnh đó muốn tổ chức tốt hoạt động thảo luận nhóm cho học sinh, giáo viên phải giúp học sinh có nhu cầu nhận thức và lĩnh hội kiến thức, cùng những kỷ năng cần thiết của môn học. Muốn cho học sinh hình thành nhu cầu đó, trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để xây dựng bài tập thảo luận. Một phương pháp để kích thích và tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh là xây dựng bài tập phản biện trong hoạt động thảo luận. bài tập phản biển sẽ tạo ra tình huống có vấn đề. Các em sẽ tự tranh luận trong nhóm, tranh luận với giáo viên, các em sẽ háo hức tìm tòi tài liệu, đọc SGK, hỏi ý kiến người khác để tranh luận, để chứng minh là ý kiến của mình đúng. Hứng thú học tập của các em được nâng cao, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn với các em hơn. Qua hoạt động tranh luận, thảo luận học sinh sẽ huy động tối đa các hoạt động tư duy như phân tích, tổng hợp, đánh giá, khái quát hoá, kĩ năng đọc và quan sát tranh ảnh, … nên phát huy được tính tích cực, sáng tạo và trí lực của học sinh. Thông qua việc đọc tài liệu, nghiên cứu SGK và các tư liệu lịch sử, qua trao đổi với bạn bè, thầy cô các em sẽ lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng cơ bản cùng với vốn hiểu biết nhất định về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới. Bài tập phản biện là.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trong phương pháp thảo luận nhóm hình thức để mở rộng nâng cao kiến thức kỹ năng cho học sinh. Phương pháp thực hiện nhóm cùng với bài tập, phản biện là một trong những tình huống có vấn đề giúp giáo viên nâng cao khả năng chuyển tải kiến thức trong dạy học và tạo hứng thú học tập cho học sinh. VI. Cơ sở thực tiễn của đề tài: Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử của giáo viên ở các trường phổ thông tuy có đưa ra phương pháp thảo luận nhóm, nhưng thực hiện rất ít, chưa trở thành phương pháp giảng dạy chủ đạo. Trong khi đây là phương pháp tối ưu gây hứng thú học tập cho học sinh. Với lý do như ở lớp 9 bài quá dài vì sợ mất thời gian nên giáo viên thường sử dụng phương pháp đàm thoại trong quá trình giảng dạy, trong hoạt động đàm thoại giáo viên có sử dụng câu hỏi phản biện nhưng không nhiều. Vấn đề đưa ra chưa tạo được mâu thuẫn, hạn chế của phương pháp này là: - Nếu giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại trên lớp sẽ gây cho học sinh sự nhàm chán. - Phương pháp đàm thoại chỉ thu hút được bộ phận nhỏ học sinh (chủ yếu là học sinh khá và giỏi). Tham gia xây dựng bài, còn lại đại bộ phận các em chỉ ngồi nghe nhưng không có tham gia, gây ra hiện tượng thụ động trong giờ học. Nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên là: + Giáo viên còn khó khăn trong việc xác định nội dung dành cho hoạt động thảo luận nhóm, nếu chưa xây dựng được kế hoạch, nội dung làm việc cụ thể cho nhóm một cách có hiệu quả. + Do sự chuẩn bị cho hoạt động nhóm của giáo viên còn sơ sài nên tổ chức hoạt động nhóm không thành công, thường do giáo viên xem nhẹ biện pháp dạy học này. + Hình thức tổ chức hoạt động nhóm còn đơn giản, chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức của học sinh. + Khi thảo luận nhóm giáo viên chỉ đưa ra các câu hỏi thông thường, thiếu định hướng rõ ràng. + Ở lớp 9 do dung lượng kiến thức nhiều, nếu tổ chức thảo luận nhóm chưa thành kỹ năng, đưa ra nội dung phù hợp sẽ làm mất thời gian. Trong dạy học lịch sử không có phương pháp độc tôn mà phải phối hợp nhiều phương pháp, nếu giáo viên lạm dụng phương pháp đàm thoại nhiều thì hiệu quả sẽ không cao mà còn đi ngược lại những gì mình mong muốn. Nhất là sự bộ môn mang tính giáo dục và giáo dưỡng cao..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên có thể khẳng định cần phải thường xuyên tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ “trong bộ môn lịch sử, cần xây dựng nội dung thảo luận, bài tập thảo luận để phát huy tính tích cực, sáng tạo năng lực tư duy để gây hứng thú học tập cho các em đối với bộ môn lịch sử. B. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I. VỊ TRÍ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP: “TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ”. Dạy học theo nhóm còn được gọi là dạy học tập thể. Dạy học theo nhóm mang đầy đủ các đặc điểm tích cực như là: hoạt động cơ động, có động cơ và tự nguyện của học sinh trong bối cảnh được giáo viên sẵn sàng hỗ trợ. Đặc trưng của nó thể hiện ở chỗ các hoạt động cá nhân của từng học sinh riêng biệt được tổ chức lại và liên kết với nhau trong một hoạt động chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập, đồng thời trong quá trình liên kết đó sẽ hình thành các quan hệ qua lại. Trong các quan hệ đó được thể hiện: a. Trò: Chủ thể tích cực, sáng tạo của hoạt động học tập. Dạy học theo nhóm nhỏ là khơi dậy được niềm hứng thú học tập và giải phóng tư duy sáng tạo của học sinh. Làm cho học sinh phải học tập bằng chính hoạt động của mình. Quá trình học sinh tự tìm ra tri thức cũng chính là quá trình học sinh tự phát hiện cách tìm ra tri thức lịch sử của bản thân mình. b. Nhóm học tập: Môi trường, phương tiện để lãnh hội tri thức, phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh. Suy nghĩ là hoạt động, hoạt động là hợp tác. Chân lý được sản sinh từ tranh luận lao động của cá nhân là điều kiện cần nhưng chưa đủ, phải bổ sung bằng lao động tập thể thì mới hoàn chỉnh được. Do vậy nhóm học tập là nơi hội tụ và phát huy tiềm năng của tập thể, việc tranh luận, thảo luận, trao đổi, trong nhóm một mặt là cơ hội cho sự cọ xác giữa các quan điểm chính kiến về trí thức. Mặt khác còn là điều kiện để học sinh tự đánh giá, so sánh mình với người khác về các định hướng, giá trị, từ đó tự khẳng định được mình, xác định đúng mình, hình thành năng lực tự đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của mình để cá em biết so sánh sự phát triển của lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, để từ đó xác định được mục tiêu học lịch sử của bản thân là học, để nâng cao lòng tự hào dân tộc, học để xây dựng đất nước. c. Trong hoạt động thảo luận nhóm, ở bộ môn lịch sử giáo viên là người thức tỉnh tổ chức và đạo diễn. Dạy học theo nhóm không làm học sinh mờ vai trò của giáo viên dạy lịch sử mà ngược lại với tài năng nghiệp vụ của mình, giáo viên luôn là người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Đây là phương pháp tối ưu giúp học sinh nắm bắt được kiến thức lịch sử nhanh nhất. II. NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO HỌC SINH:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Để xây dựng được nội dung và hình thức hoạt động nhóm phù hợp với đối tượng học sinh và dung lượng thời gian cho phép trong một tiết học giáo viên cần lưu ý các yêu cầu sau: 1. Nội dung thảo luận phải vừa sức với học sinh, đảm bảo về thời lượng cho phép là một tiết học: Nếu vấn đề giáo viên đưa ra thảo luận khó quá, nội dung nhiều quá sẽ làm học sinh bế tắc trong thảo luận dẫn đến thời gian thảo luận sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến thời lượng cho phép của một tiết học và phá vở cấu trúc chung của một tiết học dở. Ngược lại nội dung dễ quá, vun vặt sẽ vừa không đảm bảo về thời gian và không kích thích được nhu cầu tự nhận thức của học sinh làm cho học sinh mất hứng thú học tập bộ môn. 2. Nội dung thảo luận phải được giáo viên định hướng cụ thể rõ ràng làm cơ sở để học sinh làm việc với sách giáo khoa, với tư liệu lịch sử và các tài liệu khác bước đầu lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cần thiết. Trong đàm thoại, giáo viên có thể tiếp tục đưa ra câu hỏi gợi mở, dẫn dắt nếu vấn đề nêu ra khó khăn cho học sinh. Hoạt động thảo luận nhóm là hoạt động độc lập của học sinh dưới sự tổ chức của giáo viên. Giáo viên không thể hướng dẫn thêm trong khi thảo luận. Vì vậy, khi đưa ra nội dung thảo luận, giáo viên cần định hướng trước các hoạt động nhận thức của học sinh. 3. Nội dung thảo luận phải phong phú về hình thức với nhiều dạng như lập bảng, thực hiện bài tập điền khuyết, bài tập phản biện một luận đề, luận điểm không chỉ sử dụng quá nhiều câu hỏi thảo luận nhóm. Nếu đưa ra câu hỏi thảo luận quá nhiều lần học sinh sẽ nhàm chán, không kích thích được nhu cầu nhận thức và hứng thú học tập của học sinh. Tuỳ theo trình độ nhận thức chung của học sinh, của từng bài học giáo viên có thể đưa ra các bài tập thảo luận có tính phản biện để kích thích các em hình thành nhu cầu tranh luận, phát biểu. Nếu đạt được điều này, sẽ tạo cho học sinh hứng thú học tập cao, tiết dạy có hiệu quả và các em sẽ thuộc kĩ, nhớ lâu các kiến thức đã học. 4. Nội dung thảo luận cần chú ý định hướng trước để giáo viên có kế hoạch hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà, làm việc độc lập với sách giáo khoa trong quá trình chuẩn bị bài. Trên cơ sở đó, hoạt động nhóm trên lớp dễ thành công và đạt hiệu quả. 5. Cần chú trọng đến khâu dặn dò, thông qua khâu dặn dò để định hướng chuẩn cho nội dung thảo luận nhóm của học sinh. Thông thường có nhiều giáo viên ít chú trọng đến điề này cho nên khi tổ chức hoạt động nhóm trên lớp các em sẽ lúng túng, khó khăn khi tự mình giải quyết những vấn đề đặt ra trong thảo luận. Khi thời gian không có, không đủ nhưng giáo viên vẫn có thể hướng dẫn cụ thể cho học sinh thông qua nội dung học tập (hướng dẫn chuẩn bị bài)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 6. Cần chuyển tải nội dung thảo luận nhóm qua phiếu học tập. Thông thường, nhiều giáo viên sử dụng bảng phụ (hoặc ghi lên bảng) để chuyển tải yêu cầu thảo luận đến học sinh. Do sự giới hạn của bảng, giáo viên không thể định hướng thảo luận một cách rõ ràng cụ thể để học sinh làm việc với sách giáo khoa. Qua phiếu học tập, giáo viên có thể định hướng hoạt động nhận thức của học sinh. Nội dung thảo luận sẽ phong phú hơn và mất ít thời gian hơn cho một hoạt động. Đồng thời qua phiếu học tập, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động của các nhóm. 7. Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên lưu ý: Khi học sinh trình bày kết quả thảo luận, giáo viên chỉ nêu đánh giá, ghi nhận nội dung thảo luận của học sinh, bổ sung các kiến thức còn thiếu, mở rộng, khắc sâu những kiến thức cơ bản, cần thiết theo chuẩn kiến thức trong bài học và trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh ghi bài. Nhiều giáo viên thường hay vấp phải hạn chế là: khi thảo luận xong, giáo viên tiếp tục trình bày lại các kiến thức mà học sinh đã xây dựng và hình thành nên mất thời gian việc thảo luận nhóm trở nên hình thức, chiếu lệ, chưa thật sự phát huy tính tự chủ, sáng tạo của học sinh. III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM: * Bước 1: Học sinh nhận nhiệm vụ. - Nhiệm vụ được giáo viên đưa ra và yêu cầu, qui định rõ thời gian thảo luận nhóm phù hợp (từ 3 hoặc 5 phút), nội dung thảo luận được ghi ở phiếu học tập hoặc bảng phụ. Đây là bước hình thành động cơ nhận thức cho học sinh. Tuỳ theo mức độ yêu cầu của nội dung, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 hoặc 6. * Bước 2: Tiến hành thảo luận nhóm Đây là bước khai thác nội dung. Giáo viên quan sát theo dõi các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, phát hiện uốn nắn, gợi ý kịp thời đối với những nhóm làm việc chưa tốt, chưa hiệu quả. * Bước 3: Trình bày nội dung. Các nhóm cử nhóm trưởng trình bày kết quả trước lớp, hoặc đính nội dung thảo luận lên bảng. Để các nhóm cùng nhau nhận xét và so sánh kết quả. * Bước 4: Đánh giá kết luận. Sau khi học sinh làm việc xong giáo viên nhận xét khen thưởng các nhóm, chốt kiến thức đã chuẩn bị sẵn ở bảng phụ cho các em ghi bài vào vở nêu nội dung cần ghi. IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC THEO NHÓM:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. Nhóm tự quản: Có thể nhằm đào sâu kiến thức cũ, cũng có thể khai thác kiến thức mới. - Nhóm này được hình thành trên cơ sở tham gia tự nguyện, mỗi học sinh có một nhiệm vụ riêng biệt và hướng vào thực hiện nhiệm vụ chung, thông qua sự điều hành của nhóm trưởng, khi nhóm hoạt động, cá nhân sẽ tiến hành xen kẽ với tập thể. Sau khi giải quyết xong nhiệm vụ được giao nhóm tự giải tán. Như vậy đặc trưng của nhóm tự quản là cả nhóm chia trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất được thực hiện thông qua nhiệm vụ của từng người. Dưới sự điều hành của nhóm trưởng, nhóm tiến hành phân công mỗi người phụ trách mỗi phần việc chung. Cá nhân sau khi nhận nhiệm vụ và hoàn thành thì báo cáo lại kết quả trước nhóm. Nhóm tiến hành thảo luận chung cá nhân phải bảo vệ, các quan điểm, chính kiện của mình. Cuối cùng nhóm tổ chức “lắp ráp”, “dàn dựng”, các kết quả của cá nhân thành sản phẩm chung duy nhất. Trong tiến trình hoạt động của nhóm hiện có sự theo dõi, định hướng và điều khiển của giáo viên, đặc biệt là khâu phân chia nhiệm vụ thảo luận và lắp ráp sản phẩm. * Cách tổ chức của nhóm này là: Tổ chức theo địa bàn dân cư để học sinh dễ dàng sinh hoạt khi cần. Nếu địa bàn có nhiều dân cư thì tổ chức thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 6 em. - Mỗi tổ nhóm cử một nhóm trưởng có năng lực để vừa điều khiển vừa giúp đỡ các bạn trong nhóm học tập. Trong mỗi nhóm đều phải có các đối tượng: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. - Mỗi nhóm có một địa điểm cố định và thời gian biểu học tập nhất định. - Giáo viên phải thông báo thời gian, địa điểm học tập theo phương pháp thảo luận nhóm để phụ huynh biết và theo dõi học tập của con em. - Giáo viên đưa ra nội dung cụ thể để học sinh tìm hiểu và cùng thảo luận. Sau đó theo dõi nhằm kiểm tra uốn nắn, động viên để các nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc kiểm tra được tổ chức dưới các hình thức: Kiểm tra vở học sinh học nhóm hoặc thông qua nhóm trưởng báo cáo tình hình học tập của nhóm. Hằng tháng có tổng kết đánh giá để rút ra ưu điểm khen thưởng và những tồn tại để khắc phục. Ví dụ 1: Trong chương trình lịch sử lớp 8 để giúp các em khai thác kiến thức mới được tốt khi dạy bài 24 “Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1859”, giáo viên yêu cầu học sinh tự thảo luận nhóm ở nhà với nội dung như sau: Hỏi: Em hãy quan sát bản đồ Việt Nam và hãy cho biết tại sao thực dân pháp chọn Đà Nẵng làm nơi đầu tiên để nổ sung xâm lược nước ta? - Học sinh thảo luận và ghi kết quả vào vở học nhóm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Kết luận: Chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp sẽ dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công chiếm kinh thành Huế. Ví dụ 2: Trong chương trình lịch sử 9 khi dạy bài 28 phần “Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: - Em hãy phân tích chủ trương của Đảng ta trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ? - Thời gian 4 phút và nhóm 4 em. Qua quá trình thảo luận các em sẽ đi đến kết luận chung chủ trương của Đảng. + Kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. + Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy. - Đánh địch trên 3 vùng: Rừng núi, đồng bằng, đô thị bằng 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự, binh vận. 2. Nhóm học đường: Học theo nhóm học đường là học tập thể. Hoạt động của các cá nhân được liên kết với nhau trong một hoạt động chung nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Mỗi học sinh làm việc giống như người bên cạnh, cùng chung một đối tượng, chung một thể thức. Ở hình thức này lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 2 -> 8 học sinh. Nhiệm vụ chung được giao cho nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng, nhóm tiến hành thảo luận chung trước những biện pháp giải quyết tối ưu, trong khi thảo luận có thể xảy ra các trường hợp sau. Hoặc cả nhóm nhất trí theo cách giải quyết trên. Hoặc chia thành hai phe, hoặc chỉ có một thành viên trong nhóm khôpng tán thành với việc giải quyết mà nhóm đề ra. Trong trường hợp có người tranh chấp, các phe hoặc các cá nhân phải bảo vệ được quan điểm và chính kiến của phe đối lập một cách có căn cứ khoa học. Nếu giải quyết tranh chấp không được giáo viên phải là trọng tài, cố vấn khoa học, đưa ra những gợi ý giúp nhóm giải quyết những bất đồng. Cuối cùng là lời giải đáp tổng kết của nhóm, nhóm trưởng thay mặt cả nhóm báo cáo kết quả. * Một số ví dụ minh hoạ. a. Thảo luận nhóm nhằm mục đích khám phá khai thác để đi đến kiến thức mới..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ví dụ 1: Trong chương trình lịch sử lớp 6, bài 10: “Những chuyển biến trong đời sống kinh tế”, giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi (nhóm 4 em). Vì sao con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn trên đất nước ta? Thông qua quá trình thảo luận các em có thể hiểu được nhờ nghề nông trồng lúa nước, nhờ cải tiến công cụ. Vì vậy sản phẩm làm ra ngày càng nhiều hơn, điều kiện sống tốt hơn nên đã giúp cho con người định cư lâu dài hơn. Ví dụ 2: Lịch sử lớp 7. Khi dạy phần 1 giai đoạn II của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi: - Tại sao Lý Thường Kiệt chọn đoạn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến để đánh giặc? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 8 em, thời gian 5 phút. Qua trao đổi thảo luận học sinh sẽ hiểu được tài chỉ huy sáng suốt của Lý Thường Kiệt cũng như vị trí quan trọng của chiến tuyến sông Như Nguyệt. b. Thảo luận để đánh giá phân tích về một sự kiện lịch sử về nhân vật lịch sử: - Trong chương trình lịch sử lớp 8 khi dạy phần: “Kháng chiến lan rộng 3 tỉnh miền Tây Nam Kì” giáo viên cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và tinh thần kháng chiến của nhân dân ta? - Thời gian là 5 phút nhóm 6 em. - Thông qua quá trình thảo luận học sinh sẽ đánh giá được triều đình nhà Nguyễn quá nhu nhược, còn nhân dân với tinh thần yêu nước đã kiên quyết chống Pháp. Ví dụ 2: Ở lịch sử lớp 7 khi dạy bài: “Nước đại cổ Việt thời Đinh Tiền Lê”, giáo viên cho HS thảo luận nhóm, câu hỏi: - Em hãy nên nhận xét hành động của bà Thái Hậu họ Dương khi trao áo bào cho Lê Hoàn? - Hành động đó nói lên điều gì? (giáo viên gợi ý cho HS hiểu được hoàn cảnh lúc bấy giờ) triều đình nhà Đinh xảy ra biến cố, quân Tống đang lăm le xâm lược, tình thế đất nước vô cùng nguy cấp, khi phân tích được điều này các em sẽ đánh giá đúng được hành động của bà Thái Hậu. Đây là hành động yêu nước vì vận mệnh của đất nước bà đã hy sinh quyền lợi riêng của dòng tộc mình..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Thảo luận nhóm để cúng cố, so sánh, hệ thống các sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử. a. Thảo luận để so sánh sự giống, khác nhau về các sự kiện lịch sử trong cùng một giai đoạn, các triều đại lịch sử, và các thời kỳ. Ví dụ 1: Khi dạy bài ôn tập chương 4 (lịch sử lớp 7) ta có thể lập bảng thống kê so sánh để học sinh biết so sánh tính chất vấn đề. Đặc điểm Bộ máy nước. Thời trần (TK XIII-XV). Thời Lê Sơ TK XV - XVI. Nhà Triều đình, vua đứng đầu Triều đình: Vua nắm quyền giúp việc cho vua là các tuyệt đối, giúp việc cho vua quan văn, quan võ. có 06 bộ. - Đơn vị hành chính có 12 Đơn vị hành chính: bộ. Thời Lê Thái Tổ có 05 bộ - Cách đào tạo quan lại:. Thời Lê Thánh Tông có 15 đạo thừa tuyên.. Chủ yếu là đào tạo con em - Đào tạo quan lại thông quí tộc. qua học sinh thi cử. - Nhà nước quân chủ chuyên - Nhà nước quân chủ chế quí tộc. chuyên chế Trung ương tập quyền. Pháp luật. Bảo vệ vua, hoàng tộc, bảo Giống thời Trần vệ quyền sở hữu tài sản - Khác: Ít nhêìu bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.. Kinh tế. Nông nghiệp, công thương Giống thời Trần nghiệp. Xã hội. Hai giai cấp. Hai giai cấp:. - Thống trị gồm vua, quan, - Thống trị gồm: Vua quan vương hầu quí tộc. lại, địa chủ. - Bị trị gồm: Nông dân, thợ - Bị trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô thủ công, thương nhân, nô tì tì. số lượng hạn chế. Ví dụ 2: Khi dạy bài 7 lịch sử lớp 6 giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm với nội dung. Em hãy quan sát hình 5 (SGK) và những điểm khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn theo mẫu sau:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Nội dung so sánh Con người. - Dáng đi khom, trán Dáng đi thẳng, trán cao, thấp, thể tích não nhỏ. thể tích não lớn, tay chân linh hoạt - Tay chân vụng về.. Công cụ sản xuất. Công cụ đá ghè đẻo thô - Công cụ đá được mài sơ tinh xảo, công cụ đồng. Tổ chức xã hội. Sống theo bầy. Sống theo thị tộc. Giáo viên có thể cho mỗi nhóm thảo luận và so sánh một nội dung để khắc sâu thêm kiến thức. b/ Thảo luận để củng cố nội dung bài học : Ví dụ: Sau khi dạy xong giai đoạn thứ hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1076-1077 giáo viên củng cố kiến thức toàn bài cho học sinh qua câu hỏi: hãy nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt qua hai giai đoạn chứng tỏ ông là chủ tướng tài ba ? Thời gian thảo luận 5phút nhóm 4em, qua quá trình thảo luận HS sẽ có được đáp án : - Tấn công trước để tự vệ - Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt Đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc Ngâm bài thơ nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của các tướng sĩ và làm cho giặc hoang mang. Đánh bất ngờ Đề nghị giảng hoà khi giặc lâm vào tình thế tuyệt vọng Trên đây là toàn bộ nội dung của phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ. Qua quá trình áp dụng sáng kiến này tôi nhận thấy chất lượng tăng lên một cách rõ rệt thông qua bảng số liệu sau : Năm học. TS. Giỏi. Khá. TB. Yếu. HS. SL. TL%. SL. TL. SL. TL. SL. TL. 2006-2007. 140. 98. 70. 31. 22,1. 11. 7,9. 0. 0. 2007-2008. 136. 97. 71,3. 29. 21,3. 10. 7,4. 0. 0. 2008-2009. 158. 112. 70,8. 35. 22,2. 11. 70. 0. 0. 2009-2010. 156. 115. 73,7. 32. 20,5. 9. 58. 0. 0.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> C) PHẦN KẾT LUẬN : I) ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN : Trong quá trình dạy học bộ môn lịch sử là bộ môn mang tính giáo dục và giáo dưỡng cao, vì vậy đòi hỏi người GV phải thật sự tâm huyết với nghề, có như vậy mới tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học tốt nhất để gây hứng thú học tập cho HS. Qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy thảo luận nhóm là phương pháp giảng dạy tối ưu để đạt được hiệu quả cao. Khi tiến hành hoạt động thảo luận nhóm giáo viên cần đưa ra nội dung phù hợp. Muốn tiến hành được phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ với hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS một cách thực chất, đảm bảo yêu cầu của việc đổi mới và đa dạng hoá phương pháp dạy học thì GV phải có sự đầu tư cho các câu hỏi thảo luận nhóm. Trong hoạt động thảo luận nhóm giúp HS mất đi tính thụ động trong học tập và tỏ ra nhanh nhẹn, nhạy bén, linh hoạt hơn. Giúp các em năm bắt các sự kiện lịch sử một cách hứng thú, tự nhiên mà không bị áp đặt, gò bó và nhồi nhét kiến thức. Chính vì vậy một vài năm gần đay chất lượng dạy học bộ môn có tăng lên rõ rệt. Tôi hy vọng với đề tài này nếu được áp dụng thường xuyên trở thành phương pháp chủ đạo trong dạy học môn Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung sẽ đem lại kết quả cao trong công tác dạy và học, trong sự nghiệp đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. II) BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Để thực hiện tốt phương pháp dạy học “Thảo luận theo nhóm nhỏ” người GV dạy bộ môn lịch sử cần thực hiện các biện pháp sau : - GV có kế hoạch đầu tư soạn giảng, nghiên cứu nội dung và hình thức câu hỏi, bài tập cần thảo luận. Có kế hoạch hướng dẫn HS chuẩn bị bài. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài một cách cụ thể theo yêu cầu của nội dung thảo luận. Cần chú ý đến khâu dặn dò HS . Nếu không có thời gian GV có thể sử dụng phiếu bài tập đã chuẩn bị trước để chuyển tải đến HS thông qua lớp phó học tập. - Xây dựng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh thảo luận. Trong phiếu học tập GV cần ghi nhóm, các thành viên của nhóm, theo dõi đánh giá hoạt động của các nhóm. - Phân bố thời gian thảo luận hợp lý để đảm bảo thời lượng của một tiết dạy. - Nội dung thảo luận là những vấn đề sự kiện trọng tâm của một bài học lịch sử. Nội dung phải manh tính tư duy cao, tránh đưa ra những vấn đề vụn vặt, hoặc quá khó thì thảo luận sẽ không thành..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Nói chung với phương pháp này GV phải tốn công sức và trí tuệ để tập trung cho một bài giảng nhằm đạt hiệu quả cao nhất để kích thiưch tư duy học tập và lĩnh hội kiến thức của HS. Người thực hiện. Lê Hoa.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1) Sách giáo khoa Lịch sử 6,7,8,9 (NXBGD) 2) Thiết kế bài giảng lịch sử 6,7,8,9 (NXBGD) 3) Tài liệu BDTX 4) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lích sử THCS (NXBGD) 5) Sách BT Lịch sử 6,7,8,9 (NXB Đà Nẵng) 6) Một số tư liệu học tập bồi dưỡng chuyên môn trong hè 7) Tư liệu trong học tập sinh hoạt cụm 8) Kiến thức cơ bản lịch sử 6,7,8,9 (NXB ĐHQG Hà Nội).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> MỤC LỤC : I) Phần mở đầu 1) Lý do chọn đề tài 2) Phương pháp nghiên cứu 3) Phạm vi đối tượng mục đích nghiên cứu 4) Nhiệm vụ đề tài 5) Cơ sở lý luận của đề tài 6) Cơ sở thực tiễn của đề tài II) Nội dung của đề tài 1) Vị trí ý nghĩa của phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ 2) Những yêu cầu để xây dựng hoạt động nhóm cho HS 3) Các bước tiến hành hoạt động nhóm 4) Một số hình thức dạy học theo nhóm 5) Bảng thống kê số liệu III) Kết luận : 1) Đánh giá quá trình thực hiện 2) Bài học kinh nghiệm IV) Tài liệu tham khảo V) Mục lục.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×