Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

van ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.02 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT BUÔN ĐÔN TRƯỜNG MN HOA SEN Số: /KH- HS. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. EaWer, ngày 12 tháng 9 năm 2012. KẾ HOẠCH Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong CB – GV – CNV trong trường mầm non Hoa Sen Căn cứ vào nghị quyết số 442/NQ-CĐN ngày 1/11/2007 của Ban Thường vụ Công đoàn giáo dục Việt Nam phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Căn cứ vào Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo. Căn cứ vào kế hoạch liên tịch số 285 ngày 05/5/2009 của Bộ GD& ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Căn cứ kế hoạch số 97/KH-LT của Phòng giáo dục đào tạo và công đoàn giáo dục huyện Buôn Đôn thống nhất phối hợp xây dựng và thực hiện kế hoạch liên tịch “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Hiệu trưởng và Công đoàn nhà trường thống nhất phối hợp xây dựng kế hoạch liên tịch: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong toàn trường như sau: I. MỤC ĐÍCH: Nhằm thống nhất cao sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; làm cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong trường nhận thức sâu sắc nội dung và ý nghĩa cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong hoạt động giáo dục thế hệ trẻ; từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với đặc điểm của trường. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Thành lập Ban chỉ đạo ( BCĐ ) thực hiện cuộc vận động Để thống nhất và nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo và điều hành hai cuộc vận động và phong trào thi đua thành lập một Ban chỉ đạo chung ( Ban chỉ đạo hai cuộc vận động và một phong trào). Thành phần Ban chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo đơn vị ,Công đoàn trong đơn vị ( tổng cộng 5 người, theo quyết định số: /QĐ-HS ngày 08/9/2012, trong đó Chủ tịch công đoàn là phó ban chỉ đạo) 2. Nhiệm vụ: Mỗi giáo viên nhận thưc sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa về tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của mỗi thầy cô giáo trong hoạt động giáo dục - đào tạo. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáovề ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 3. Chỉ tiêu phấn đấu:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, tinh thần tự học và tính sáng tạo của mỗi nhà giáo được thực hiện các tiêu chí sau: a.Về đạo đức của nhà giáo: - Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dẩn trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục. - Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh. - Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn nhà giáo pháp luật và nhữnh quy định nghề nghiệp. b. Về việc tự học của nhà giáo: - Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ tin học để phục vụ cho công tác và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với nhệm vụ được giao, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật làm sư phạm. - Về tự học của nhà giáo vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho người học. c. Về tính sáng tạo của nhà giáo: - Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. - Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. - Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học và người học. - Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và xử lí tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những người học có năng khiếu, học giỏi, đồng thời biêt phụ đạo những người học yếu kém. - Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý học sinh, người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo. 4. Giải pháp thực hiện: Thời gian: Năm học 2012-2013. Nội dung cụ thể: + GV Nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa về tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo trong hoạt động giáo dục và một số giải pháp. Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục. Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học. + Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và xử lí tốt các tình huống sư phạm. + Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những HS có năng khiếu, học giỏi, đồng thời quan tâm đến những học sinh cá biệt, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số. + Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. + Tự học thành thạo vi tính để áp dụng trong việc soạn giảng được thuận lợi. 5. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo cấp trường.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động và phong trào thi đua trong năm học phù hợp với điều kiện cụ thể của trường và địa phương. Tổ chức quán triệt mục tiêu, nội dung của mỗi cuộc vận động và phong trào thi đua trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh nhà trường và lồng ghép vào trong các hoạt động chung của nhà trường. - Ngay từ đầu năm học, trường đã phát động phong trào thi đua “ Dạy tốt – Học tốt” và được cụ thể hóa theo nội dung cuộc vận động. Tổ chức ký cam kết thực hiện nội dung thi đua nói trên giữa công đoàn và nhà trường.. Nơi nhận: - Các lớp t/h; - Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHÒNG GD & ĐT BUÔN ĐÔN TRƯỜNG MN HOA SEN Số: /KH- HS. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. EaWer, ngày 12 tháng 9 năm 2012. KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” Năm học 2012– 2013 Thực hiện chỉ thị số 40/CT-BDGĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường mẫu giáo và phổ thông giai đoạn 2008-2013. Thực hiện kế hoạch số 1140 SGD&DT-GDTH-MN ngày 15 tháng 11 năm 2008 kế hoạch hành động triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong giáo dục mầm non Căn cứ kế hoạch số 140/ phòng GD&ĐT ngày 25/12/2008 V/v kế hoạch triển khai phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” trong giáo dục mầm non Trường mầm non Hoa Sen xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” năm học 2012 - 2013 như sau: I/ Mục đích: Xây dựng môi trường xanh, Sạch, Đẹp, an toàn, thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý trẻ. Tạo điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ ,hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ hoạt động giảm tối đa tai nạn thương tích trong trường. II/ Các tiêu chí: 1/ Phấn đấu xây dựng trường mầm non Hoa Sen có môi trường xanh sạch, đẹp, an toàn, thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý trẻ mầm non. 2/ 10/10 nhóm lớp thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo hình thức đổi mới, phát huy tính tích cực của trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục. 3/ 10/10 nhóm lớp thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền với cộng đồng, xã hội về ý nghĩa, vai trò của giáo dục mầm non dối với sự phát triển nhân cách của trẻ. 4/ 10/10 nhóm lớp có kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường, lớp, hình thành kỹ năng sống, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cùng phối hợp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, hình thành cho trẻ kỹ năng sống và thực hiện tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong sinh hoạt. III/ Yêu cầu: 1/ Tập trung giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học. 2/ Huy dộng mọi nguồn lực xã hội hổ trợ về tài chính ,hiện vật để thực hiện xây dựng trường nhóm lớp xanh sạch an toàn, thân thiện . 3/ Nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc tìm tòi, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4/ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với giáo viên; giữa giáo viên với trẻ; giữa trẻ với trẻ; giữa nhà trường với các bậc cha mẹ trẻ . 5/ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với cộng đồng xã hội về ý nghĩa, vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển nhân cách trẻ . IV/ Kế hoạch hành động cụ thể : 1/ Đối vối nhà trường : - Thành lập ban chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” năm học 2012 -2013. Dưa nội dung của phong trào trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường - Nâng cao chất lượng phát huy hiệu quả 3 năm thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đưa các hoạt động phong trào trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường, tập trung các nội dung: xây dựng môi trường, trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn lành mạnh với mối quan hệ ứng xử thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp ứng xử. - Xây dựng kế hoạch triển khai, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, CB,GV,NV, HS thực hiện - Tham mưu với UBND huyện, phòng Tài chính tu sửa cải tại sân chơi, xây cổng, hàng rào.. - Phối hợp với cha mẹ trẻ xây nhà bảo vệ..Tu sửa các công trình vệ sinh đảm bảo yêu cầu - Thực hiện cải tạo vườn trường, bồn hoa, chăm sóc vườn cây. - Tu sửa hệ thống quạt, điện, vòi nước sạch. - Phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học, viết SKKN, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, thao giảng dự giờ để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ . - Tạo điều kiện để CB,GV, NV tham gia học tâp nâng cao năng lực trình độ, kỹ năng thưc hành, vận dụng hình thức sáng tạo đổi mới, cụ thể (học đại học từ xa, học tin học…. - Luôn gần gủi, tôn trọng, lắng nghe, và phối hợp với cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ tạo mối quan hệ thân thiện giữa nhà trường với cha mẹ trẻ. - Phối hợp với các tổ chức xã hội trạm y tế, UB dân số, phụ nữ nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trẻ (khám sức khoẻ tư vấn chăm sóc sức khoẻ định kỳ cho các bậc cha mẹ, tư vấn tổ chức các hội thi cho các đối tượng cô giáo, cha mẹ, trẻ ) - Phối hợp cùng cha mẹ tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ vào các ngày khai giảng , tết trung thu, ngày 20-11, lể tổng kết, ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày sinh nhật của bé … để tăng mối thân thiện giữa các tổ chức xã hội, các bậc cha mẹ và nhà trường 2/ Đối với cô giáo : - Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện -học sinh tích cực”.Tự giác học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành và vận dụng hình thức sáng tạo, đổi mối trong chăm sóc giáo dục trẻ. Vận động sự tham gia ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương của các bậc cha mẹ để làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề chủ điểm - Thể hiện thái độ ,hành vi ứng xử văn minh, lịch sự làm gương cho trẻ noi theo. - Thực hiện vệ sinh phòng lớp gọn gàng ngăn nắp, trang trí lớp phù hợp hấp dẫn trẻ, sắp xếp các góc, buồng tủ khoa học cho trẻ học tập. - Thực hiện chăm sóc - giáo dục trẻ theo hướng đổi mới tích cực,xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề ,chú ý đến văn hoá địa phương và các trò chơi dân gian.. - Đầu tư vào hoạt động tạo tình huống để trẻ tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động hoạt động học tập, vui chơi, tạo cơ hội cho trẻ được tư duy, tìm tòi khám phá theo nhóm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Tích cực hưởng ứng phong trào sáng tác, sưu tầm tuyển chọn những bài hát dân ca, trò chơi dân gian để sử dụng vào các hoạt động giáo dục. - Thực hiện chăm sóc-giáo dục trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về thể chất lẫn tinh thần. Tạo môi trường cho trẻ an toàn cho trẻ hoạt động. - Có tinh thần đoàn kết, yêu thương, tôn trọng, chia xẻ, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi, công bằng trong chăm sóc –g iáo dục,theo dõi, đánh giá trẻ. - Phối hợp tốt với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục và hình thành nhân cách trẻ bằng biện pháp tích cực liên lạc trực tiếp với cha mẹ, liên lạc qua sổ bé ngoan, lúc đón trả trẻ, qua các buổi họp phụ huynh, qua góc tuyên truyền… 3/ Đối với trẻ: - Hình thành thói quen, lễ phép, hành vi văn minh trong cuộc sống. - Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng lớp (không vứt rác bừa bải…biết lấy, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.) - Biết một số kỹ năng vệ sinh cá nhân (rửa tay, mặt, đánh răng, thay quần áo…) - Biết tránh những nơi xảy ra nguy hiểm như: Ổ điện, giếng, hồ nước, nước nóng, lửa, kêu cứu khi gặp tai nạn. - Mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp(các hội thi, ngày hội ngày lễ, liên hoan văn nghệ…) - Có tinh thần đoàn kết, hợp tác trong nhóm bạn, biết chia xẽ giúp đỡ nhau trong các hoạt động hằng ngày. Đặc biệt trẻ biết tự nguyện quan tâm đến những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường, lớp… 4/ Đối vối cha mẹ: - Tạo điều kiện ủng hộ xây dựng nhà trường, phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc- giáo dục trẻ . -.Tích cực đóng góp sức người sức của vào các hoạt động giáo dục (tham gia các hội thi, tổ chức ngày hội ngày lễ, các buổi mừng sinh nhật cho trẻ. - Phối hợp cùng nhà trường tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ có ý thức tự nguyện xây dựng cơ sở vật chất tạo môi trường cho trẻ học tập tốt hơn.(tu sửa hệ thống nước cho trẻ vệ sinh cá nhân, xây nhà bảo vệ. Mua sắm đồ dùng bán trú, đồ chơi phục vụ cho học tập vui chơi của trẻ. V/ Kế hoạch tổ chức thực hiện: - Đối với nhà trường: Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp với các ban ngành đoàn thể (công đoàn, chi đoàn, ban đại diện cha mẹ hoc sinh) cùng chỉ đạo toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, hoc sinh thực hiện phong trào thi đua theo năm học. Thường xuyên kiểm tra đánh giá để phát huy hiệu quả phong trào. - Đối với các nhóm lớp: Xây dựng kế hoạch, tiêu chí cụ thể từng khối, nhóm, lớp phấn đấu hoàn thành kế hoạch theo từng học kỳ, báo cáo cho nhà trường vào từng học kỳ để nhà trường sơ kết, tổng kết báo cáo. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận; - Các lớp; - Lưu VT.. Trần Thị Nga.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×