Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh theo luật cạnh tranh năm 2018 (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

HÀNH VI XÂM PHẠM THƠNG TIN BÍ MẬT
TRONG KINH DOANH THEO LUẬT CẠNH TRANH
NĂM 2018

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG TRINH
Khóa: 40

MSSV: 1551101030137

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Đặng Quốc Chương.

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Đặng Quốc Chương, đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả khoá luận

Nguyễn Ngọc Phương Trinh


CHỮ VIẾT TẮT
CTKLM
TTBMTKD



NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Cạnh tranh không lành mạnh
Thơng tin bí mật trong kinh doanh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM THƠNG TIN BÍ MẬT
TRONG KINH DOANH................................................................................................................ 6
1.1 Tổng quan hành vi xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh......................... 6
1.1.1 Khái quát về hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh............................................. 6
1.1.2 Khái niệm thơng tin bí mật trong kinh doanh....................................................... 8
1.1.3 Các dạng xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh................................. 12
1.2 Sự cần thiết điều chỉnh bằng Luật Cạnh tranh về hành vi xâm phạm thơng tin
bí mật trong kinh doanh.............................................................................................................. 17
1.2.1 Đối với doanh nghiệp................................................................................................... 17
1.2.2 Đối với người tiêu dùng.............................................................................................. 18
1.2.3 Đối với thị trường.......................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM THƠNG TIN BÍ MẬT
.......................................................................................TRONGKINHDOANH 21
2.1 Tổng quan pháp luật điều chỉnh hành vi xâm phạm thơng tin bí mật trong
kinh doanh ............................................................................................................ 21
2.2 Nhận diện hành vi xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh .................. 25
2.2.1 Chủ thể thực hiện ..................................................................................... 25
2.2.2 Chủ thể bị xâm phạm .............................................................................. 30
2.2.3 Hai dạng hành vi khách quan .................................................................. 32
2.2.4 Hậu quả của hành vi ................................................................................ 41
2.3 Mối quan hệ điều chỉnh giữa Luật Cạnh tranh năm 2018 và Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005 về hành vi xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh .............. 43

2.4 Kiến nghị ........................................................................................................ 47
KẾT LUẬN............................................................................................................. 50


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại phát triển của nền kinh tế tri thức hiện nay, bên cạnh các tài sản
hữu hình, tài sản vơ hình được đánh giá là một trong những yếu tố mang lại giá trị kinh
tế lớn và bền vững cho doanh nghiệp. Trái với những tài sản vơ hình khác, thơng tin bí
mật trong kinh doanh (TTBMTKD) của doanh nghiệp khơng có giới hạn về thời hạn
bảo hộ. Đó chính là lý do khiến TTBMTKD trở nên hấp dẫn trong mắt các doanh
nghiệp. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày một trở nên khốc liệt cũng là lúc các doanh
nghiệp nhận ra lợi thế cạnh tranh của TTBMTKD. Từ đó, hành vi xâm phạm
TTBMTKD được hình thành và ngày càng biến đổi phức tạp hơn gây ra những hậu quả
tiêu cực đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và thị trường.
Xét về bản chất thì pháp luật xử lý hành vi xâm phạm TTBMTKD là một cơ
chế có ý nghĩa quan trọng liên quan đến quyền được bảo hộ thông tin của doanh
nghiệp trong bối cảnh thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Tồn tại cơ chế
bảo hộ TTBMTKD sẽ khiến doanh nghiệp yên tâm sáng tạo, phát triển sản phẩm và
ngành nghề kinh doanh, từ đó, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế nói chung.
Ngồi ra, các tập đoàn đa quốc gia mà tiêu biểu như Coca Cola, KFC, Google,.. đều
phát triển lớn mạnh nhờ vào những công thức được bảo vệ dưới dạng TTBMTKD. 1
Để những doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư vào thị trường, một trong những điều
kiện cơ bản nhất là Việt Nam phải xây dựng được một thị trường cạnh tranh lành
mạnh trên cơ sở TTBMTKD được bảo hộ. Do đó, có thể nói việc xây dựng pháp
luật chống hành vi xâm phạm TTBMTKD chính là đầu tư cho sự phát triển của nền
kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn áp dụng, hành vi xâm phạm TTBMTKD ngày càng
diễn biến phức tạp nhưng Cục Quản lý cạnh tranh lại khơng ghi nhận được bất kì một
2


vụ việc nào về hành vi này được giải quyết thành công. Theo đó, các nhà làm luật đã
có động thái sửa đổi những quy định về hành vi xâm phạm TTBMTKD tại Luật Cạnh
tranh năm 2018 do nhận thức được tầm quan trọng của hành vi này và bất cập của văn
bản pháp luật hiện hành. Đây được đánh giá một bước chuyển biến tích cực trong cơng
cuộc bảo vệ TTBMTKD của doanh nghiệp đối với những rủi ro trong quá trình cạnh
tranh trên thị trường. Tuy nhiên, những quy định mới này cần được đánh giá một cách
tồn diện để có một cái nhìn tổng quan về hành vi xâm phạm
1Nguyên Thảo, “Chiêu “ém” bí mật kinh doanh của những ơng lớn”,
/>truy cập ngày 8/5/2020.
2
Bộ Công thương (2017), Thuyết minh chi tiết dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Hà Nội, tr. 30.

1


TTBMTKD. Vì vậy, việc tìm hiểu các vấn đề về mặt lý luận so sánh trong mối tương
quan với quy định cũ sau đó chỉ ra các hạn chế vẫn còn tồn tại từ thực tiễn áp dụng và
đề xuất các kiến nghị hoàn thiện hành vi xâm phạm TTBMTKD là cần thiết.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn “Hành vi xâm phạm thơng tin bí mật
trong kinh doanh theo Luật Cạnh tranh năm 2018” làm đề tài khố luận của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hành vi xâm phạm TTBMTKD chỉ mới được sửa đổi tại Luật Cạnh tranh năm
2018 và đến ngày 01/07/2019 thì Luật Cạnh tranh năm 2018 mới chính thức có hiệu
lực nên các cơng trình nghiên cứu một cách trực tiếp về hành vi này là khơng nhiều.
Theo đó, có những bài báo khoa học nghiên cứu về TTBMTKD trên phương diện
pháp luật quốc tế từ trước khi có sự sửa đổi của hành vi xâm phạm TTBMTKD tại
Luật Cạnh tranh năm 2018 mang giá trị tham khảo cao gồm:
• Nguyễn Thái Mai (2010), “Khái niệm thơng tin bí mật - Đối tượng của quyền sở

hữu trí tuệ trong pháp luật thương mại quốc tế”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số
02/2010: Tài liệu mang giá trị tham khảo cao về khía cạnh khái niệm của thuật ngữ
thơng tin bí mật. Tác giả đã nghiên cứu pháp luật các quốc gia trong mối tương quan so
sánh với pháp luật quốc tế nhằm tìm ra định nghĩa cho thơng tin bí mật. Hơn nữa, bài
viết còn đề cập đến các yếu tố thơng tin có thể cấu thành thơng tin bí mật.
• Nguyễn Hữu Khánh Linh, Nguyễn Thị Hạnh (2017), “Các khía cạnh pháp lý về
bảo hộ thơng tin bí mật chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật
quốc tế”, Tạp chí Cơng thương, số 12/2017: Tác giả tiếp cận vấn đề trên phương diện
pháp luật quốc tế về thơng tin bí mật và bảo hộ thơng tin bí mật. Ngồi ra, tác giả cịn
đề cập đến các thuật ngữ khác nhau được các văn bản pháp luật quốc tế và một số quốc
gia sử dụng liên quan đến thơng tin bí mật. Qua đó, tác giả phân tích vai trị của việc
bảo hộ thơng tin bí mật nhằm đảm bảo yếu tố cạnh tranh lành mạnh.

Những bài báo khoa học nêu trên có giá trị tham khảo cao về mặt lý luận. Cụ
thể, các tác giả tiếp cận hành vi TTBMTKD trên phương diện lý giải thuật ngữ
thơng tin bí mật. Tuy nhiên, những bài báo được liệt kê vẫn chưa có sự tiếp cận tồn
diện đối với hành vi xâm phạm TTBMTKD khi hành vi này được quy định trong
Luật Cạnh tranh năm 2018.
Nếu xét về bản chất, ta có thể thấy hành vi xâm phạm TTBMTKD có điểm
tương đồng với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được điều chỉnh trong Luật
Cạnh tranh năm 2004 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Vì thế, có nhiều cơng trình
nghiên cứu liên quan đến hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có giá trị tham khảo
về các dạng hành vi khách quan cũng như cung cấp thơng tin trong q trình phân
tích mối tương quan của quy định mới với các quy định trước đây:
2


Về sách chuyên khảo, một số sách tham khảo có thể kể đến như: Trường đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết
tranh chấp thương mại, Nhà xuất bản Hồng Đức; Trường đại học Luật Hà Nội

(2012), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nhà xuất bản Công an nhân dân; Lê Danh
Vĩnh (2010), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh; Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở
Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Lê Hồng Oanh (2005), Bình luận khoa
học Luật Cạnh tranh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Tăng Văn Nghĩa (2009),
Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Hồ Xn Thắng
(2016), Hồn thiện pháp luật cạnh tranh khơng lành mạnh của Việt Nam kinh
nghiệm rút ra từ pháp luật các nước trên thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Những sách chuyên khảo được liệt kê đã nghiên cứu tổng thể pháp luật cạnh tranh
hoặc pháp luật cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) Việt Nam. Tuy hành vi xâm
phạm bí mật kinh doanh được đề cập nhưng không phải là đề tài được nghiên cứu
chuyên sâu và toàn diện trong các tác phẩm này.
Về luận văn tiêu biểu, luận văn có giá trị tham khảo cao là Trần Thị Kim Huế
(2012), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, pháp luật và
thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Tp Hồ Chí
Minh. Trong luận văn của mình, tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ. Hơn nữa, luận văn đã tìm hiểu về thực trạng pháp luật liên quan tới vấn đề bảo
hộ bí mật kinh doanh. Qua đó, đề ra một số giải pháp cụ thể trong việc xây dựng và
hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật. Đây là luận văn
nghiên cứu chuyên sâu về bí mật kinh doanh nhưng luận văn chủ yếu tiếp cận bí
mật kinh doanh trên cơ sở bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp thuộc lĩnh vực luật sở
hữu trí tuệ hơn là tiếp cận theo hướng pháp luật cạnh tranh.
Về cơng trình nghiên cứu khoa học, Trần Yến Nhi (chủ nhiệm đề tài) (2018),
Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - So sánh với
pháp luật Hoa Kì, Cơng trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường lần
thứ XXII năm học 2017-2018, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh là một cơng
trình thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng đem lại cái nhìn tổng quát về những hạn
chế về điều kiện được đặt ra trong quy định cũ. Ngồi ra, cơng trình cịn cung cấp
cái nhìn tổng quan về quan điểm bảo hộ bí mật kinh doanh của pháp luật Hoa Kì một trong những quốc gia phát triển về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Về các bài báo khoa học, nhiều bài báo khoa học mang giá trị tham khảo cao
bao gồm có Nguyễn Thị Quế Anh (2004), “Một số vấn đề về bảo hộ bí mật kinh
3


doanh và hồn thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học, số 03/2004; Nguyễn Thái Mai (2012), “Bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam về bí mật kinh doanh trong mối tương quan với quy định của điều ước quốc tế
và pháp luật các nước”, Tạp chí Luật học, số 07/2012. Các tác giả chủ yếu nghiên
cứu bí mật kinh doanh trên cơ sở pháp luật Sở hữu trí tuệ với những điều kiện bảo
hộ đã khơng cịn phù hợp với Luật Cạnh tranh năm 2018. Riêng đối với bài báo
Trần Chí Thành (2019), “Một số bất cập giữa pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật
cạnh tranh về vấn đề xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu cơng nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 01 (369)/2019,
tác giả phân tích tổng quan về các hành vi nhưng có giá trị tham khảo cao ở phần áp
dụng pháp luật giữa hai lĩnh vực pháp luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ trong điều
kiện đã có sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2018.
Những nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh quyền bảo hộ
cơng nghiệp của bí mật kinh doanh trên nền tảng sở hữu trí tuệ hoặc chỉ nghiên cứu
chuyên biệt về thuật ngữ thơng tin bí mật. Từ khi Luật Cạnh tranh năm 2018 ra đời
với thuật ngữ mới là TTBMTKD, tác giả nhận thấy vẫn chưa có bất kì đề tài nào
nghiên cứu một cách toàn diện về hành vi xâm phạm TTBMTKD theo quy định của
Luật mới.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
(i) Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến hành vi xâm phạm
TTBMTKD.
(ii) Đánh giá được thực trạng pháp luật điều chỉnh về hành vi. Phân tích tình
hình áp dụng pháp luật từ đó tìm ra những bất cập tồn tại trong quy định
của pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật về vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quy định pháp luật điều chỉnh hành vi xâm phạm TTBMTKD theo Luật Cạnh
tranh năm 2018, trong đó tập trung vào:
• Về lý luận: nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi xâm phạm TTBMTKD theo
Luật Cạnh tranh năm 2018.
• Về pháp luật: nhận diện hành vi bởi các dấu hiệu về mặt chủ thể, hai dạng
hành vi khách quan và hậu quả của hành vi.

4


4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khn khổ khố luận, tác giả tập trung nghiên cứu về: Hành vi xâm phạm
TTBMTKD trong pháp luật cạnh tranh mà trọng tâm là Luật Cạnh tranh năm 2018. Tác
giả sẽ làm rõ các vấn đề lý luận chung của hành vi xâm phạm TTBMTKD. Đề tài phân
tích những bất cập của thực trạng áp dụng pháp luật trên cơ sở thực tiễn xã hội. Từ đó,
đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về vấn đề này. Tác giả không đi sâu
đánh giá, phân tích các quy định về sở hữu trí tuệ. Các quy định liên quan đến Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 chỉ được viện dẫn và phân tích khi cần thiết để làm rõ quy định
xâm phạm TTBMTKD theo quy định Luật Cạnh tranh năm 2018.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học:
Phương pháp lịch sử: tác giả sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích hồn
cảnh ra đời và lý giải nguyên nhân thuật ngữ TTBMTKD được lựa chọn sử dụng
trong Hiệp định TRIPS cũng như Luật Cạnh tranh năm 2018 tại Chương 1. Ngồi

ra, phương pháp này cịn được tác giả sử dụng một lần nữa để tìm hiểu tổng quan
pháp luật điều chỉnh hành vi xâm phạm TTBMTKD tại Chương 2.
Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng phương pháp này nhằm đối chiếu các
quy định của pháp luật giữa hai lĩnh vực cạnh tranh và sở hữu trí tuệ trong phần nội
dung tìm hiểu mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ tại Chương
2.
Phương pháp phân tích: tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích các dạng hành
vi xâm phạm TTBMTKD phổ biến trên thế giới được công nhận trong pháp luật
một số quốc gia ở Chương 1. Phương pháp được tiếp tục sử dụng để nghiên cứu
những dấu hiệu nhận biết hành vi xâm phạm TTBMTKD liên quan đến vấn đề chủ
thể, hai dạng hành vi khách quan và hậu quả của hành vi tại Chương 2. Theo đó,
phân tích những vụ việc xâm phạm TTBMTKD trên thế giới nhằm làm rõ mức độ
áp dụng của các quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018. Qua đó, khố luận đưa
ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật ở Chương 2.
6. Bố cục tổng quát của khoá luận
Đề tài khoá luận gồm hai chương:
Chương 1. Lý luận về hành vi xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh
Chương 2. Pháp luật về hành vi xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh.

5


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM THÔNG TIN BÍ
MẬT TRONG KINH DOANH
1.1 Tổng quan hành vi xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh
1.1.1 Khái qt về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh là một thuật ngữ gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Trong từ điển kinh doanh của Anh năm 1992, cạnh tranh được hiểu “là sự ganh đua, sự
đối đầu giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng
3


một loại hàng hoá hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo phát biểu của
nhà kinh tế học Michael Porter vào năm 1980, “cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản
chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận
trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa
lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm
đi”. Có thể nói, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và lợi thế
cạnh tranh giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.
Khi sự cạnh tranh giữa các chủ thể ngày một gay gắt, các doanh nghiệp đôi khi
không từ bất kỳ thủ đoạn nào thậm chí là bất chính để giành được lợi thế. CTKLM ra
đời với những biểu hiện khác nhau về hành vi khách quan gây ra tác động tiêu cực
không chỉ đối với doanh nghiệp đối thủ mà còn đối với người tiêu dùng và rộng hơn là
nền kinh tế. Các nhà làm luật trên thế giới đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về thuật
ngữ CTKLM. Theo Điều 2 Luật số 11/91 của Romania (The Romanian Unfair
Competition Law), CTKLM là bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp trái
với công bằng và đạo đức kinh doanh trong các hoạt động tiếp thị, sản xuất hay cung
ứng dịch vụ sản phẩm. Pháp luật Đức quy định “Cá nhân nào trong quá trình kinh
doanh mà thực hiện những hành vi vi phạm đạo lý nhằm mục đích cạnh tranh thì có thể
4

buộc phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại”. Bên cạnh đó, pháp luật Trung
Quốc quy định một cách cụ thể hơn: “Hành vi trái với pháp luật, làm tổn hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác và làm xáo trộn trật tự kinh tế xã hội
5

được xem là CTKLM”. Nhìn chung, pháp luật các quốc gia đều thể hiện sự quan tâm
nhất định đối với hành vi này bằng cách đưa ra các quy phạm pháp luật nhằm giải thích
và điều chỉnh hành vi.
Pháp luật quốc tế cũng có sự điều chỉnh đối với hành vi CTKLM. Cụ thể, khoản 2
Điều 10bis Công ước Paris năm 1883 (Paris Convention) quy định: “Bất cứ hành

3Lữ Lâm Uyên (2006), Thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo Luật
Cạnh tranh Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 13.
4 Điều 1 Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Đức năm 2004 (The Germany Act against
Unfair Competition) sửa đổi ngày 23/7/2002.
5
Điều 2 Luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh Cộng hồ nhân dân Trung Hoa năm 1993 (AntiUnfair Competition Law of the People's Republic of China).

6


động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là
hành vi CTKLM”.6 Quy định trên được nội luật hoá trong pháp luật Việt Nam tại
khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 với nội dung: “Hành vi CTKLM là hành
vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại
và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”.
Từ định nghĩa được quy định, hành vi CTKLM được nhận diện với những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là các doanh nghiệp tham gia hoạt động
kinh doanh trên thị trường. Doanh nghiệp được quy định trong Luật Cạnh tranh năm
2018 là “tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng
sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực
thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập và doanh nghiệp nước ngồi
hoạt động tại Việt Nam”.7
Thứ hai, mục đích của hành vi là nhằm cạnh tranh trong kinh doanh. Doanh
nghiệp thực hiện hành vi nhằm đạt được những lợi thế cạnh tranh nhất định so với
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là khi
thực hiện hành vi vi phạm, doanh nghiệp sẽ luôn tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh
tranh của mình mà trong nhiều trường hợp tác động trực tiếp đến khách hàng. 8
Thứ ba, tính chất chung của hành vi là “khơng lành mạnh”. Cụ thể, hành vi thực

hiện có biểu hiện trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các
chuẩn mực khác trong hoạt động kinh doanh. Sự khác biệt trong định nghĩa của Luật
9

Cạnh tranh năm 2018 và Luật Cạnh tranh năm 2004 thể hiện sự tiến bộ của các nhà
làm luật khi thay thế cụm từ “chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” bằng
cách giữ nguyên các cụm từ “tính trung thực”, “thiện chí”, “tập qn thương mại”
trong Cơng ước. Điều này giúp giảm bớt khó khăn khi xem xét hành vi trên thực tế do
thuật ngữ “chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” khá mơ hồ.

10

Vì nền kinh

tế thị trường của nước ta khơng có bề dày lịch sử và chỉ thực sự phát triển
6Được bổ sung vào Công ước 1900 và được sửa đổi lần cuối theo văn bản Stockholm năm 1967.
Khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh năm 2018.
8
Đặng Quốc Chương (2019), Một số luận giải về hành vi lơi kéo khách hàng bất chính trong Luật
Cạnh tranh 2018, Tài liệu hội thảo Những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 và Góp ý cho dự
thảo nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018, Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh, tr. 24.
9
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi
cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về
đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
10
Hà Tiến Huy (2019), Hành vi lơi kéo khách hàng bất chính theo Luật Cạnh tranh 2018, Khố
luận tốt nghiệp,Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 6.

7

7


trong những năm gần đây nên các quan hệ kinh doanh vẫn chưa đủ thời gian để tạo
ra được những chuẩn mực thông thường được chấp nhận rộng rãi. Tầng lớp thương
nhân vẫn chưa đủ đơng và mạnh để có thể thống nhất đặt ra cho thị trường những
tiêu chuẩn chung và những hướng dẫn đóng vai trị đạo đức trong kinh doanh. 11
Thứ tư, hậu quả của hành vi là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Phạm vi của đối tượng chịu tác
động đã được thu hẹp lại thành “doanh nghiệp khác”. Đối tượng chịu tác động trước
đây được đánh giá là khá rộng bao gồm cả lợi ích nhà nước và lợi ích người tiêu
dùng. Điều này rất khó xác định trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Hơn nữa,
lợi ích nhà nước bị CTKLM xâm phạm cũng khơng mang tính tiêu biểu, phổ biến
trong quy định về CTKLM ở các quốc gia.12 Do đó, sự thay đổi này có tác động tích
cực đối với vấn đề xác định hành vi CTKLM trên thực tế.
1.1.2 Khái niệm thơng tin bí mật trong kinh doanh
Dưới góc độ của pháp luật chống CTKLM, các nước có sự điều chỉnh khác
nhau liên quan đến đối tượng của hành vi xâm phạm TTBMTKD. Thuật ngữ
TTBMTKD không phải là thuật ngữ phổ biến nhất mà còn tồn tại một số thuật ngữ
khác mang nội hàm tương đối tương đồng. Theo đó:
Thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất hiện tại là “bí mật thương mại” (Trade
Secret). Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) định nghĩa bí mật thương mại một
cách khái quát “bất kỳ thông tin kinh doanh bí mật nào cung cấp cho doanh nghiệp
một ưu thế cạnh tranh đều được coi là bí mật thương mại. Những bí mật thương mại
bao gồm bí mật về sản xuất, về cơng nghiệp và những bí mật về kinh doanh”. 13 Một
số quốc gia mà tiêu biểu là Mỹ14 và Nhật Bản15 cũng sử dụng thuật ngữ này.
Pháp luật Mỹ quy định một cách chi tiết bằng cách liệt kê những hình thức cũng
16


như những điều kiện của bí mật thương mại.
Cụ thể, bí mật thương mại bao gồm
“tồn bộ các hình thức và các loại thơng tin tài chính, kinh doanh, khoa học, kỹ thuật,
11
Trường đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nhà xuất bản Cơng
an nhân dân, tr. 292.
12
Hồng Minh Chiến (2016), “Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo
pháp luật cạnh tranh và một số bất cập”, Tạp chí luật học, số 08 (195)/2016, tr. 35.
13
WIPO, “What is a trade secret?”
truy cập ngày 30/5/2020.
14
Thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong Đạo luật bí mật thương mại thống nhất (UTSAUniform Trade Secrets Act) đối với 48 tiểu bang năm 1979 và Đạo luật quy định về bí mật kinh
doanh có giá trị áp dụng thống nhất cho toàn liên bang của Hoa Kỳ (DTSA-Defend Trade Secrets
Act) được ban hành năm 2016.
15
Thuật ngữ được quy định tại khoản 6 Điều 2 Đạo Luật Chống cạnh tranh không lành
mạnh (UCPA-Unfair Competition Prevention Act) năm 1993: “Bí mật thương mại là bất kỳ thông
tin nào liên quan đến một phương pháp sản xuất, phương pháp bán hàng hoặc bất kỳ thông tin nào
khác về công nghệ hoặc kinh doanh”.
16
Điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hộ bí mật thương mại năm 2016 (DTSA).

8


kinh tế bao gồm các mơ hình, đồ án, tác phẩm, bưu kiện, soạn thảo, dụng cụ chương
trình, cơng thức, thiết kế nguyên mẫu, cách thức, kỹ thuật, quy trình, chương trình

hoặc mật mã dưới dạng vật chất hay phi vật chất được lưu trữ, soạn thảo hay ghi lại
cụ thể dưới dạng điện tử, đồ họa, hình ảnh hoặc bằng văn bản.” Bên cạnh đó, những
thơng tin trên cịn phải đáp ứng những điều kiện nhất định bao gồm: “(i) được chủ
sở bảo vệ thông tin bằng những biện pháp hợp lý; và (ii) có giá trị kinh tế độc lập,
thực tế hoặc tiềm năng từ việc không được biết đến một cách rộng rãi và không thể
xác định được bằng các phương pháp hợp pháp bởi người khác, người mà có thể có
được giá trị kinh tế từ việc tiết lộ hoặc sử dụng thơng tin.” Có thể thấy, pháp luật
Mỹ tiếp cận khái niệm bí mật thương mại chủ yếu bằng phương pháp liệt kê. Không
chỉ liệt kê những hình thức mà pháp luật Mỹ cịn đưa ra những điều kiện để một
thông tin được xem xét dưới dạng bí mật thương mại.
Trong khi đó, cũng đối với thuật ngữ bí mật thương mại, pháp luật Nhật Bản
quy định tại Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993 sửa đổi bổ sung
năm 2006: “Thuật ngữ bí mật thương mại được sử dụng trong Đạo luật này có nghĩa
là thơng tin kỹ thuật hoặc kinh doanh hữu ích cho các hoạt động kinh doanh, như
phương thức sản xuất hoặc tiếp thị, được giữ bí mật và khơng được công khai”. 17
Thuật ngữ được quy định theo một cách khái quát và đơn giản hơn so với phương
pháp liệt kê đã khiến cho nội hàm trở nên rộng hơn.
Một thuật ngữ khác, thuật ngữ “bí mật kinh doanh” (Business Secret) đã được
sử dụng trong pháp luật cạnh tranh trước đây và pháp luật sở hữu trí tuệ hiện tại ở
Việt Nam. Cụ thể, thuật ngữ này được định nghĩa tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005: “Bí mật kinh doanh là thơng tin thu được từ hoạt động đầu tư tài
chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng được sử dụng trong kinh doanh”.
Luật Cạnh tranh năm 2004 không nêu ra một định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ này
mà chỉ đề cập đến điều kiện để một thông tin được xem là bí mật kinh doanh.
Có thể thấy có nhiều thuật ngữ khác nhau đã được các nhà làm luật trên thế giới
sử dụng nhằm điều chỉnh đối tượng của hành vi xâm phạm TTBMTKD. Tại Việt Nam,
thuật ngữ “thông tin bí mật trong kinh doanh” tương đồng với thuật ngữ thơng tin bí
mật (Undisclosed Information) được sử dụng trong Luật Cạnh tranh năm 2018. Đây
cũng là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong Hiệp định TRIPS (Trade Rela-ted
Aspects of Intellectual Property Right)


18

- thoả thuận đa phương toàn diện nhất

17
Khoản 6 Điều 2 Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993 sửa đổi bổ sung năm
2006.
18
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ có
hiệu lực từ 1/1/1995 tại tất cả các nước là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

9


về sở hữu trí tuệ cho đến nay. 19 Mặc dù vậy, Hiệp định cũng không đưa ra định
nghĩa cho thuật ngữ này mà chỉ đề cập đến các điều kiện được bảo hộ của thơng tin
bí mật20 bao gồm:
(i)
Có tính chất bí mật, có nghĩa là những người thường xun xử lý loại
thơng tin đó nói chung khơng biết đến hoặc khơng thể dễ dàng tiếp cận
thơng tin đó dưới dạng thơng tin tồn bộ, tức là dưới dạng ghép nối
theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thơng tin đó;
(ii)
Có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật; và
(iii) Được người kiểm sốt hợp pháp thơng tin đó giữ bí mật bằng những
biện pháp phù hợp thực tế.
Việc sử dụng một thuật ngữ mới trong Hiệp định TRIPS so với pháp luật các
quốc gia thời bấy giờ nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn. Các nhà nghiên
cứu luật học đưa ra các quan điểm khác nhau để lý giải việc sử dụng thuật ngữ này

của Hiệp định TRIPS và sự khác biệt của thuật ngữ này khi áp dụng.
Quan điểm thứ nhất cho rằng mục đích khi sử dụng thuật ngữ thơng tin bí mật
là để nhấn mạnh việc bảo hộ cần phải đi xa hơn so với những quan niệm hẹp hòi đã
tồn tại trong các thế kỉ trước về loại đối tượng này. 21 Cùng với ý kiến đó nhóm tác
giả Trần Yến Nhi và Dương Thị Thảo Nguyên cho rằng thơng tin bí mật có nội hàm
rộng hơn và bao gồm cả bí mật kinh doanh. 22 Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thái Mai
trong bài báo khoa học được công bố vào năm 2010 đã bác bỏ lập luận này khi đưa
ra dẫn chứng về phạm vi rộng lớn của thuật ngữ bí mật thương mại 23 trong Đạo luật
Bí mật thương mại thống nhất (UTSA) của Mỹ năm 1979, theo đó tác giả cho rằng
phạm vi của của thuật ngữ bí mật thương mại trên vẫn đáp ứng được đầy đủ các tiêu
chí bảo hộ theo Hiệp định TRIPS.24

19
/>truy cập ngày 22/4/2020.
20
Khoản 2 Điều 39 Hiệp định TRIPS.
21
Nguyễn Thị Quế Anh (2004), “Một số vấn đề về bảo hộ bí mật kinh doanh và hồn
thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, số 03/2004, tr. 78.
22
Trần Yến Nhi (chủ nhiệm đề tài) (2018), Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh theo
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - So sánh với pháp luật Hoa Kỳ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 15.
23
Bí mật thương mại là các thơng tin bao gồm cơng thức, mẫu hình, bản sưu tập thơng tin, chương
trình, thiết bị, cách thức, phương pháp hoặc quy trình mà trong đó:
(i) Làm phát sinh giá trị kinh tế, độc lập, thực tế và có tiềm năng, khơng phải là hiểu biết thông
thường và người khác với các cách thức hợp pháp không thể tiếp cận được giá trị kinh tế đó từ
việc tiết lộ hay sử dụng thơng tin;
(ii) Cần phải đưa ra các biện pháp cần thiết và hợp lý để đảm bảo tính bí mật cho thơng tin”.

24
Nguyễn Thái Mai (2010), “Khái niệm thơng tin bí mật - Đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ trong pháp luật thương mại quốc tế”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 02/2010, tr. 47.

10


Quan điểm thứ hai được ủng hộ bởi Fracois Dessemeontet với luận điểm “Thuật
ngữ thơng tin bí mật được đề cập do các thuật ngữ khác khơng có ý nghĩa tương tự
trong các hệ thống pháp luật khác nhau” và “Điều 39 Hiệp định TRIPs dung hoà tất cả
các định nghĩa bí mật thương mại của Mỹ và các khái niệm của Châu Âu về CTKLM
25

và các hoạt động thương mại trung thực”. Luận điểm trên được tác giả Nguyễn Thái
Mai đồng tình bằng cách so sánh hai thuật ngữ bí mật thương mại giữa Mỹ và Châu
Âu. Cụ thể, bí mật thương mại theo pháp luật Mỹ bao gồm cả bí quyết kỹ thuật (knowhow), trong khi đó, đây lại là hai thuật ngữ tách biệt nhau theo pháp luật Châu Âu,

26

27

Hàn Quốc, Singapore, và Indonesia. Thuật ngữ thông tin bí mật được lựa chọn để sử
dụng trong Hiệp định TRIPS trong hồn cảnh có sự khơng đồng nhất về thuật ngữ giữa
các quốc gia cũng như các điều ước quốc tế.

Có thể chứng minh tính hợp lý của quan điểm thứ hai do các điều kiện về
thông tin bí mật được đưa ra trong Hiệp định TRIPS mang tính chất cơ bản và có
phần hẹp hơn so với một số thuật ngữ trước đó. Hơn thế nữa, Hiệp định TRIPS ra
đời là một thoả thuận thương mại đa phương trong bối cảnh các quốc gia khơng có
sự thống nhất về mặt thuật ngữ. Do đó, việc lựa chọn thuật ngữ trong Hiệp định

TRIPS là nhằm dung hoà tất cả các thuật ngữ đã từng được đề cập trong các điều
ước quốc tế và pháp luật các quốc gia liên quan đến các bí mật tồn tại trong q
trình kinh doanh và đáp ứng đủ các điều kiện được đặt ra tại Hiệp định TRIPS.
Định nghĩa của thông tin bí mật từng được đưa ra trong pháp luật Chile là
“thông tin đã tuân theo các bước hợp lý để đảm bảo tình trạng bí mật và khơng phải
là hiểu biết thông thường và dễ dàng truy cập đối với những người làm nhiệm vụ xử
lý thông tin trong lĩnh vực đó”. 28 Có thể thấy định nghĩa được đưa ra mang nội hàm
khá rộng và đề cập đến các điều kiện để một thơng tin được xem là bí mật. Trong
pháp luật Việt Nam hiện hành, thuật ngữ được đưa vào sử dụng tại khoản 1 Điều 45
Luật Cạnh tranh năm 2018 mà khơng có bất kỳ định nghĩa kèm theo.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu pháp luật vẫn đang nghiên cứu về khái niệm của
thuật ngữ “thông tin bí mật”. Theo đó, tác giả Nguyễn Hữu Khánh Linh và Nguyễn Thị
Hạnh đưa ra nhận định trong bài báo khoa học đăng trên tạp chí Cơng thương vào
tháng 11/2017 rằng “Thơng tin bí mật là các thơng tin về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật,

25
Fracois Dessemontet (1998), Protection of Trade Secret and Confidential Information,
Kluer Law International, London, p. 19.
truy
cập ngày 29/3/2020.
26
Nguyễn Thái Mai, tlđd (24), tr. 47.
27
Alan S Gutterman and Bentley J Anderson (1997) Intellectual Property in global
markets: A Guide for Foreign Lawyers and Managers, Kluwer Law International, London, p.
305, 313.
28
Khoản 2 Điều 89 Luật số 19,039 sửa đổi năm 2005 (Law No. 19,039).

11



các thông tin về hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trên thực tế, loại thông tin được
gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau.” 29 Tương tự như vậy, tác giả Nguyễn Thái Mai
trong bài viết “Khái niệm thông tin bí mật - Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong pháp luật thương mại quốc tế” đã đưa ra khái niệm chi tiết và đầy đủ hơn:
“Thơng tin bí mật đó là các thơng tin về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật về hoạt
động sản xuất kinh doanh của các chủ thể có giá trị thương mại, đem lại các lợi thế
cạnh tranh và được chủ thể bảo mật phù hợp với pháp luật”.30
Như vậy, có thể nói thơng tin bí mật trong kinh doanh là thơng tin mang nội
hàm rộng có tính bí mật tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và
được chủ sở hữu đảm bảo trạng thái bảo mật.
1.1.3 Các dạng xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh
Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường, hành vi xâm phạm
TTBMTKD ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp. Tuy nhiên, có một số dạng hành
vi được xem là kinh điển đối với vấn đề xâm phạm TTBMTKD.
Thứ nhất, hành vi tiếp cận thu thập thông tin bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật.
Yếu tố cấu thành cơ bản của hành vi loại này là chủ thể vi phạm sử dụng các
phương thức chống lại biện pháp bảo mật hoặc chống lại việc sử dụng hợp pháp
TTBMTKD của chủ sở hữu.

31

Biện pháp bảo mật được có thể là một là các biện pháp

vật lý như cất giữ tài liệu trong tủ khoá hoặc lưu giữ tài liệu dưới sự bảo mật của mật
khẩu. Do đó, hành vi chống lại các biện pháp bảo mật có thể là trộm tài liệu từ tủ hoặc
có thể sử dụng các biện pháp công nghệ thông tin để đánh cắp dữ liệu từ xa. Như vậy,
câu hỏi đặt đối với việc chủ sở hữu bất cẩn rời khỏi tài liệu hoặc vơ ý để lộ mật khẩu

khiến vơ hiệu hố biện pháp bảo mật thì người tiếp cận thu thập thơng tin đó có bị coi
là đã thực hiện hành vi. Có quan điểm cho rằng, việc vơ ý, bất cẩn làm lộ mật khẩu
hoặc khơng khố tủ trước khi rời khỏi văn phịng khiến thơng tin bị thu thập mà không
phải dùng bất kỳ biện pháp nào chống lại sự bảo mật thì khơng bị xem là thực hiện
hành vi.

32

Tuy nhiên, tác giả không đồng ý với quan điểm này. Các biện pháp bảo mật

trước đó đã thể hiện rõ ràng chủ ý bảo vệ của chủ sở hữu về việc cản trở người khơng
có thẩm quyền tiếp cận, thu thập thông tin được bảo mật. Việc thu thập thông tin do sự
vô ý, bất cẩn của chủ sở hữu trong một khoảng thời gian không
29
Nguyễn Hữu Khánh Linh, Nguyễn Thị Hạnh (2017), “Các khía cạnh pháp lý về bảo hộ
thơng tin bí mật chống cạnh tranh khơng lành mạnh theo quy định pháp luật quốc tế”, Tạp chí
cơng thương, số 12/2017, tr. 49.
30
Nguyễn Thái Mai, tlđd (24), tr. 56.
31
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và
giải quyết tranh chấp thương mại, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 89.
32
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tldd (31), tr. 89.

12


hợp lý có thể là sự cố ý của chủ thể thực hiện hành vi. Việc ghi nhận mật khẩu bảo
mật của người khác cũng cho thấy sự bất thường. Do đó, việc xác định yếu tố lỗi

cũng như các hành vi tiếp theo của chủ thể thu thập thông tin do lỗi bất cẩn của chủ
sở hữu để xác định vấn đề vi phạm trên thực tiễn là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, hành vi tiếp cận, thu thập thơng tin khơng địi hỏi sự sao chép hay
chiếm đoạt phương tiện chứa thông tin mà chỉ cần chủ thể đọc được thơng tin đó
cũng đã có thể hình thành hành vi. Không thể áp dụng quy định về tội phạm chưa
đạt khi người đó có biện pháp chống lại các biện pháp bảo mật nhưng chưa thực
hiện được việc tiếp cận, thu thập thông tin.33
Dạng hành vi này là một trong những hành vi xâm phạm TTBMTKD phổ biến
trong pháp luật các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Điển hình là pháp luật
Trung Quốc khi mơ tả một cách chi tiết những hành vi mang tính chất tiếp cận thu
thập bằng cách liệt kê hành vi như “ăn cắp, hứa hẹn, bị cưỡng bức hoặc bằng các
phương tiện không lành mạnh khác để tiếp cận được những bí mật kinh doanh của
người có lợi ích hợp pháp”.34
Thứ hai, tiết lộ, sử dụng thông tin mà không được phép của chủ sở hữu kinh
doanh.
Tiết lộ là hành vi làm cho thơng tin bị phổ biến ra ngồi và làm mất đi tính bí
mật ban đầu của thơng tin. Hành vi tiết lộ thông tin phải được xem xét dưới yếu tố
lỗi là lỗi cố ý. Nếu tiết lộ thơng tin là lỗi vơ ý thì khơng cấu thành hành vi vi phạm
này. Trường hợp vô ý tiết lộ thơng tin có được từ quan hệ hợp đồng với chủ sở hữu
hoặc người đang sử dụng hợp pháp thông tin đó thì được xem là hành vi vi phạm
hợp đồng.35
Sử dụng thông tin là hành vi áp dụng TTBMTKD của doanh nghiệp khác vào
trong quá trình kinh doanh của mình. Hành vi sử dụng thơng tin được quy định nhằm
nhắm đến nhóm đối tượng sử dụng thơng tin có được do người khác thu thập, tiếp cận
bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật hoặc cố ý tiết lộ TTBMTKD. Hành

vi này nhắm đến nhóm đối tượng khơng trực tiếp chiếm đoạt nhưng tiếp nhận một
cách có chủ đích từ người chiếm đoạt. Ngồi ra, đây có thể là hành vi tiếp theo của
một hành vi xâm phạm TTBMTKD khác đã được thực hiện trước đó để sử dụng
cho doanh nghiệp của mình.

Đây là dạng hành vi phổ biến nhất đối với pháp luật các quốc gia cũng như pháp
luật quốc tế. Hành vi tiết lộ được quy định trong Hiệp định TRIPS dưới dạng “làm lộ
33
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tldd (31), tr. 90.
34
Khoản 1 Điều 10 Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa năm 1993.
35
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tldd (31), tr. 91.

13


bí mật”.36 Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ quy định một
cách tổng quát hơn về việc doanh nghiệp sử dụng thơng tin có được do chủ thể khác
thu thập một cách trái pháp luật: “Chiếm đoạt thơng tin bí mật do bên thứ ba thực
hiện khi đã biết hoặc do bất cẩn không thể biết hành vi đó liên quan đến việc chiếm
đoạt thơng tin.”37 Tương tự với pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc quy
định: “tiết lộ, sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng bí mật thương mại của
chủ sở hữu quyền có được bằng các phương tiện khơng phù hợp đã được đề cập”. 38
Đặc biệt, pháp luật Mỹ không quy định hành vi tiếp cận hay thu thập thông tin bí
mật là một dạng hành vi chiếm đoạt thơng tin mà chỉ xem xét những hành vi mua
lại hoặc tiết lộ, sử dụng những thông tin được thu thập tiếp cận một cách khơng
chính đáng là hành vi chiếm đoạt thơng tin bí mật.39
Dạng hành vi này hướng đến rất nhiều đối tượng khi cách tiếp cận về mặt từ
ngữ khá tổng quát cũng như được xem như một quy định mang tính chất “quét” đối
với các hành vi khác khi nhắm vào mục đích tiết lộ và sử dụng. Có thể nói đây là
dạng hành vi tiêu biểu cũng như xuất hiện trong hầu hết các văn bản quy định về
hành vi xâm phạm TTBMTKD.
Thứ ba, hành vi vi phạm hợp đồng bảo mật.

Hợp đồng bảo mật là hợp đồng mà một bên được quyền tiếp cận TTBMTKD
của chủ sở hữu, nhưng phải có nghĩa vụ bảo mật và khơng được tiết lộ thơng tin đó
cho bên thứ ba.40 Hiện nay có hai trường hợp phổ biến nhất mà hợp đồng bảo mật
được sử dụng là thoả thuận bảo mật trong hợp đồng chuyển giao công nghệ và điều
khoản bảo mật trong hợp đồng lao động.
Việc chuyển giao cơng nghệ của các chủ thể có thể thực hiện thơng qua hợp đồng
chuyển giao cơng nghệ, trong đó, TTBMTKD có thể là một trong những đối tượng
được chuyển giao. Trong trường hợp chuyển giao quyền sử dụng TTBMTKD, các bên
sẽ kí kết những điều khoản để thoả thuận về nghĩa vụ bảo mật thông tin cũng như việc
thực hiện các biện pháp bảo mật cần thiết của bên nhận chuyển giao. Quy định về
nghĩa vụ bảo mật TTBMTKD phổ biến tại nhiều quốc gia. Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa đã quy định trong Luật Hợp đồng nếu một bên tiết lộ hoặc sử dụng bất hợp pháp bí
mật thương mại thu được trong khi đàm phán hợp đồng và việc tiết lộ hoặc sử dụng nó
gây thiệt hại cho bên kia thì bên đó có trách nhiệm bồi thường
36
Chú thích số 10 Hiệp định TRIPS năm 1994.
37
Khoản 3 Điều 9 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 (Agreement
between the United States of America and the Socialist republic of Vietnam on trade relations).
38
Khoản 2 Điều 10 Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993.
39
Điểm b khoản 1 Điều 2 Luật bảo hộ bí mật thương mại năm 2016 (DTSA).
40
Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 102.

14



thiệt hại cho dù hợp đồng có được thực hiện hay khơng.

41

Như vậy, đối với pháp luật

Cộng hồ nhân dân Trung Hoa, nghĩa vụ bảo mật TTBMTKD sẽ tự động xuất hiện
ngay trong khi đàm phán hợp đồng và ngay cả khi hợp đồng không được thực hiện.
Nghĩa vụ bảo mật khi thực hiện hợp đồng nhận được sự quan tâm của các nhà làm luật.
Điều này xuất phát từ nguy cơ TTBMTKD bị xâm phạm theo dạng này ngày càng cao
do các hợp đồng nhượng quyền thương mại ngày càng trở nên phổ biến.

Bên cạnh đó, một số người lao động sẽ được chủ sở hữu cho phép tiếp cận
TTBMTKD nhằm mục đích cơng việc. Khi đó, những người lao động này sẽ được
kí kết một thoả thuận có liên quan đến vấn đề bảo mật. Cụ thể, hai bên có thể thoả
thuận về nội dung TTBMTKD, thời hạn bảo mật, quyền lợi và mức bồi thường
trong trường hợp người lao động vi phạm thoả thuận. Theo đó, người lao động có
nghĩa vụ bảo mật TTBMTKD theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Một số
quốc gia như Pháp, Phần Lan và Thuỵ Sĩ có cơ chế bảo vệ TTBMTKD theo chiều
hướng quy định nhân viên có trách nhiệm bảo mật TTBMTKD ngay cả khi đã thôi
việc hoặc được bảo hộ bằng cơ sở văn bản pháp quy cục bộ của từng cơ sở sản xuất
thường gọi là “Luật về quy tắc ứng xử của người làm công” như ở Nhật. 42
Hành vi vi phạm có thể là doanh nghiệp cố tình tiết lộ thơng tin có được cho một
bên thứ ba hoặc người lao động và doanh nghiệp trực tiếp sử dụng thông tin nhằm trục
lợi cho việc kinh doanh của mình. Như vậy có thể thấy hành vi này là hành
vi tương tự hành vi thứ nhất chiếm đoạt thơng tin một cách khơng chính đáng và việc

vi phạm nghĩa vụ bảo mật cũng có thể xem như một dạng chống lại biện pháp bảo
mật của chủ sở hữu. Vì lúc này, biện pháp bảo mật của chủ sở hữu là các điều khoản
về bảo mật trong hợp đồng.

Nhận thấy được nguy cơ xâm phạm TTBMTKD dưới hình thức vi phạm hợp
đồng, Hiệp định TRIPS đã quy định tại chú thích số 10 về hành vi phá vỡ hợp đồng là
cách thức trái với hoạt động thương mại trung thực. Tương tự, trong Hiệp định thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ quy định phương thức trái với hành vi thương mại trung thực
là hành vi tự mình hoặc sai khiến người khác vi phạm hợp đồng hoặc bội tính.

43

Pháp

luật quốc gia mà tiêu biểu là Luật Chống cạnh tranh khơng lành mạnh Cộng hồ nhân
dân Trung Hoa cũng có đề cập đến dạng hành vi này. Theo đó, vi phạm một thoả thuận
hoặc một yêu cầu của người có lợi ích hợp pháp về việc giữ bí mật kinh doanh bằng
cách tiết lộ hoặc sử dụng bí mật kinh doanh của người có quyền, lợi ích hợp pháp hoặc
cho phép người khác sử dụng bí mật kinh doanh của người có
41
Điều 43 Luật Hợp đồng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1999 (Contract Law of the
People's Republic of China).
42
Nguyễn Thị Quế Anh, tldđ (21), tr. 77.
43
Khoản 2 Điều 9 Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000.

15


quyền vật chất và lợi ích hợp pháp này là hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật
TTBMTKD trong hợp đồng.44 Cộng hoà Indonesia cũng quy định tại Điều 13 Luật
Bí mật thương mại năm 2000 (Law No. 30/2000 concerning on trade secret): “Hành
vi xâm phạm bí mật thương mại diễn ra khi một người cố ý tiết lộ bí mật thương

mại hoặc vi phạm các nghĩa vụ hay thoả thuận bảo mật quy định dưới bất kỳ hình
thức nào, bằng văn bản hoặc khơng”. Có thể thấy pháp luật quốc tế và một số quốc
gia rất quan tâm đến vấn đề bảo mật TTBMTKD bằng hợp đồng bảo mật.
Thứ tư, tiếp cận, thu thập thơng tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác
khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh,
làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật
của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thơng tin đó nhằm mục đích kinh
doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
Dạng hành vi này có liên quan đến bên thứ ba là cơ quan nhà nước. Về cơ bản,
cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo vệ TTBMTKD của doanh nghiệp khi doanh
nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh hay lưu hành sản
phẩm. Điều này đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 39 Hiệp định TRIPS rằng nếu
các quốc gia thành viên quy định điều kiện để được phép tiếp thị dược phẩm hoặc
sản phẩm hố nơng có chứa các thành phần hoá học mới là phải nộp kết quả thử
nghiệm hoặc các dữ liệu bí mật khác thu được nhờ những nỗ lực lớn thì quốc gia
thành viên có trách nhiệm bảo mật thơng tin bí mật đó cho doanh nghiệp nhằm
chống CTKLM. Quy định trên được làm rõ hơn tại Hiệp định này khi đưa ra các
yêu cầu về thủ tục đúng đắn và công bằng, trong đó yêu cầu: “phải có phương tiện
để nhận biết và bảo hộ thơng tin bí mật”. 45 Như vậy, pháp luật quốc tế đã nhận thức
được từ rất sớm rủi ro đối với TTBMTKD khi thực hiện các thủ tục hành chính và
quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Pháp luật một số quốc gia cũng quy
định viên chức nhà nước có nghĩa vụ bảo mật các thơng tin mà họ tiếp cận được
trong q trình thực hiện nhiệm vụ thơng qua được kí kết những giao ước đặc biệt.
Đây là hình thức phổ biến ở Anh và một số quốc gia thuộc địa cũ của Anh như Úc
và Ấn Độ.46 Tuy nhiên, dạng hành vi này lại không nằm trong những hành vi xâm
phạm TTBMTKD mà các điều ước quốc tế liệt kê. Tại Việt Nam, pháp luật cạnh
tranh hiện tại đã khơng cịn xem xét dạng hành vi này là xâm phạm TTBMTKD.
Có thể thấy, đây là dạng hành vi được thực hiện tương tự với hành vi tiếp cận thu
thập TTBMTKD bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu. Tuy
nhiên, điểm khác biệt giữa hai dạng hành vi là chống lại biện pháp bảo mật của cơ

44
Điều 10 Luật Chống cạnh tranh khơng lành mạnh Cộng hồ nhân dân Trung Hoa năm
1993.
45
Điều 42 Hiệp định TRIPS năm 1994.
46
Nguyễn Thị Quế Anh, tldđ (21), tr. 76.

16


nhà nước mà không phải là của chủ sở hữu. Hành vi này có thể được thực hiện bằng
cách tiếp cận thu thập của chủ thể bên ngoài bằng cách mua chuộc hoặc đe doạ.
Điều này cũng có thể xuất phát từ hành vi cố tình đưa thơng tin ra bên ngoài của
nhân viên cơ quan nhà nước nhằm trục lợi cá nhân.
1.2 Sự cần thiết điều chỉnh bằng Luật Cạnh tranh về hành vi xâm phạm
thơng tin bí mật trong kinh doanh
Nhìn vào những đặc điểm của hành vi CTKLM đã được khái quát hoá, hành vi
xâm phạm TTBMTKD là một hành vi CTKLM cần sự điều chỉnh của Luật Cạnh
tranh. Theo đó, hành vi này do chủ thể kinh doanh thực hiện với mục đích nhằm đạt
được những lợi thế nhất định so với những chủ thể kinh doanh khác trên thị trường
với những biểu hiện “không lành mạnh”. Hành vi có khả năng gây thiệt hại hoặc đe
doạ gây thiệt hại đến doanh nghiệp khác. Có thể nói, hành vi xâm phạm TTBMTKD
khơng chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp sở hữu bí mật mà cịn mang đến tác động
tiêu cực đối với người tiêu dùng và thị trường. Mặc dù có nhiều quy phạm của các
lĩnh vực pháp luật khác nhau đề cập đến những vấn đề liên quan đến TTBMTKD
nhưng sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi này là vô cùng cần
thiết và không thể thay thế.
1.2.1 Đối với doanh nghiệp
Năng suất lao động tăng dựa trên các cơ chế khuyến khích sáng tạo. Khi kết

quả của q trình sáng tạo được bảo hộ, các doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn trong việc
đưa ra các thành tựu mới. Nhà kinh tế học người Áo J. Schumpeter cho rằng trong
nền kinh tế thị trường sáng tạo và tính năng động là hai động lực cơ bản nhất. 47 Để
tạo ra một TTBMTKD có giá trị, các doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và nguồn
vốn đáng kể. Công sức đầu tư bị chiếm đoạt có thể làm giảm động cơ sáng tạo của
các doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế bảo vệ TTBMTKD của doanh nghiệp trước
hành vi xâm phạm TTBMTKD.
Trong một nền kinh tế mà hành vi xâm phạm TTBMTKD không nhận được sự
điều chỉnh đúng mức, một số doanh nghiệp thay vì sáng tạo ra điều mới sẽ chọn cách
thức tiêu cực để có TTBMTKD của doanh nghiệp khác. Lúc này, đối thủ cạnh tranh có
thể sử dụng những thành quả sáng tạo của doanh nghiệp khác mà không phải gánh chịu
bất kỳ phí tổn cũng như rủi ro nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Doanh
nghiệp xâm hại TTBMTKD của doanh nghiệp khác sẽ cho ra đời những sản phẩm
tương tự với giá thành thấp hơn. Doanh nghiệp đầu tư vào TTBMTKD bị mất đi thị
trường sẽ khơng cịn động lực đầu tư phát triển khi thành quả sáng tạo không
47
Trần Thị Kim Huế (2012), Bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh
- pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, tr. 10.

17


được bảo vệ. TTBMTKD là một loại tài sản vô hình có thể mang lại lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Khi pháp luật cạnh tranh điều chỉnh một cách phù hợp
hành vi CTKLM, các doanh nghiệp trong thị trường sẽ yên tâm hơn để tập trung
nghiên cứu sáng tạo mà không sợ thành quả lao động bị chiếm đoạt. Điều này
khơng chỉ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp mà còn của
nền kinh tế nói chung.
1.2.2 Đối với người tiêu dùng

Thơng tin cá nhân cũng như nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng cũng có thể
được xem là một loại TTBMTKD có khả năng bị xâm phạm. Khi thông tin cá nhân
bị xâm phạm, người tiêu dùng có thể bị quấy nhiễu bởi hàng loạt những quảng cáo
không mong muốn. Người tiêu dùng cịn có thể phải đối mặt những cuộc điện thoại
lừa đảo hoặc nghiêm trọng hơn là tài khoản tài chính bị xâm phạm. Ngồi ra, việc
này có thể tạo nên những lo ngại về sự an toàn và độ tin cậy của hệ thống bảo mật
của doanh nghiệp. Theo đó, người tiêu dùng sẽ tham gia giao dịch với doanh nghiệp
với một tâm thế dè chừng và không thật sự tin tưởng, từ đó, kéo theo hiệu quả của
các giao dịch bị giảm sút.
Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 đã được ra đời giúp bảo vệ quyền lợi và
giảm đáng kể thiệt hại cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng được bảo đảm quyền bí
48

mật thơng tin cá nhân của mình khi tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ
người tiêu dùng chỉ đề cập đến trách nhiệm bảo đảm thơng tin của bên cung ứng hàng
hố dịch vụ.

49

Quan hệ pháp luật mà Luật Bảo vệ người tiêu dùng điều chỉnh là quan
50

hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trong khi
đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là doanh nghiệp bị xâm phạm
TTBMTKD trong trường hợp này. Phạm vi điều chỉnh của luật này không bao gồm
mối quan hệ giữa người tiêu dùng và bên thực hiện hành vi xâm phạm TTBMTKD. Do
đó, khi có vấn đề xâm phạm do lỗi của bên thứ ba người tiêu dùng không thể căn cứ
vào Luật Bảo vệ người tiêu dùng để tiến hành các biện pháp pháp lý đối với bên xâm
phạm. Ngoài ra, đặc điểm của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng được thể hiện tại các
quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại là có xu hướng bảo vệ người

tiêu dùng sau và trong khi xảy ra giao dịch. Theo đó, pháp luật yêu cầu xác định cụ thể
một hay một nhóm người chịu ảnh hưởng từ hành vi vi phạm. Trong khi đó, pháp luật
về cạnh tranh lại hướng tới bảo vệ tất cả những người tiêu dùng bao gồm cả những
người tiêu dùng tiềm năng ngay cả trước khi họ tham gia giao dịch. Bằng việc ngăn
chặn hành vi xâm phạm TTBMTKD pháp luật cạnh tranh đã góp
48
49

Khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

50

Điều 2 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

18


phần loại bỏ các khả năng phát sinh vi phạm đe dọa đến quyền lợi người tiêu
dùng.51 Xây dựng hành lang pháp lý chống hành vi xâm phạm TTBMTKD bằng
pháp luật cạnh tranh sẽ giúp hạn chế tối đa những tổn thất mà người tiêu dùng có
thể gặp phải khi xuất hiện hành vi xâm phạm TTBMTKD.
Hơn nữa, trong một mơi trường cạnh tranh lành mạnh, sản phẩm sẽ có chất
lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng
các yêu cầu của người tiêu dùng. Các thành quả sáng tạo được bảo vệ sẽ tạo động
lực cho doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản phẩm. Từ đó, người tiêu dùng sẽ
được đáp ứng tốt nhất nhu cầu mà họ đặt ra.
1.2.3 Đối với thị trường
Hành vi xâm phạm TTBMTKD là một hành vi CTKLM có tác động tiêu cực
đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như làm giảm động lực sáng tạo của

các chủ thể trên thị trường. Những doanh nghiệp thực hiện hành vi có tác động xấu
đến những doanh nghiệp trong nền kinh tế nói riêng và thị trường nói chung. Ngăn
ngừa hành vi xâm phạm TTBMTKD có thể hình thành một khn mẫu pháp lý góp
phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đảm bảo một mơi
trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh. Theo đó, mơi trường kinh doanh có thể
trở nên ổn định và minh bạch.
Mặt khác, trong bối cảnh các nhà đầu tư Việt Nam muốn nhận nhượng quyền
từ những doanh nghiệp nước ngoài cũng như những doanh nghiệp nước ngoài muốn
đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều thì vấn đề tạo ra một khung pháp
lý vững chắc bảo vệ TTBMTKD là điều vô cùng cần thiết. Nền kinh tế trong nước
minh bạch là cơ sở vững chắc cho sự phát triển trong bối cảnh tồn cầu hố. Hồn
thiện pháp luật cạnh tranh về TTBMTKD sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa pháp luật
quốc gia với thơng lệ quốc tế. Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện cho các quan hệ
hợp tác thương mại song phương và đa phương. Việc tạo ra một sân chơi công bằng
sẽ tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

51
Đoàn Tử Tích Phước (2017), “Chế định cạnh tranh khơng lành mạnh trong pháp
luật cạnh tranh”, Bài viết toạ đàm về cạnh tranh không lành mạnh, tr.19.

19


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nội dung Chương 1, với mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận về
hành vi xâm phạm TTBMTKD, tác giả đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau:
Một là, khố luận phân tích tính hiệu quả và nguyên nhân của việc lựa chọn
thuật ngữ thơng tin bí mật của Hiệp định TRIPS thơng qua việc nghiên cứu các
thuật ngữ khác nhau được sử dụng để điều chỉnh đối tượng hành vi xâm phạm
TTBMTKD. Qua đó, tác giả đã đưa ra khái niệm của thuật ngữ TTBMTKD dựa vào

bối cảnh ra đời và điều kiện của thuật ngữ trong Hiệp định.
Hai là, khoá luận phân tích bốn dạng hành vi xâm phạm TTBMTKD phổ biến
nhất được thừa nhận tại những điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia nhằm
làm cơ sở lý giải cho việc lựa chọn hai dạng hành vi khách quan của Luật Cạnh
tranh năm 2018 ở Chương 2.
Ba là, tác giả cũng làm rõ sự cần thiết của việc điều chỉnh hành vi xâm phạm
TTBMTKD của pháp luật cạnh tranh dựa trên những phân tích về ý nghĩa đối với
doanh nghiệp, người tiêu dùng và thị trường.

20


CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM
THÔNG TIN BÍ MẬT TRONG KINH DOANH
2.1 Tổng quan pháp luật điều chỉnh hành vi xâm phạm thơng tin bí mật
trong kinh doanh
Hành vi xâm phạm TTBMTKD là hành vi xuất hiện lần đầu tiên tại Luật Cạnh
tranh năm 2018. Xét về mặt thuật ngữ thì đây là một hành vi mới nhưng nếu xét về
khía cạnh nội dung thì trước Luật Cạnh tranh năm 2018 kiểu vi phạm này đã được
pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam điều chỉnh từ lâu dưới dạng hành vi
xâm phạm thông tin bí mật được sử dụng trong q trình kinh doanh. Việc thay đổi
thuật ngữ trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt
Nam là để hướng sự hồn thiện và tính áp dụng của các quy định.
Hành vi xâm phạm TTBMTKD là một trong những hành vi CTKLM liên quan
đến quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ điều chỉnh.
Vào năm 1994, Hiệp định TRIPS đã lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “thơng tin bí
mật” cũng như quy định về việc bảo hộ đối tượng này tại Điều 39. Cho đến hiện
nay, hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới cũng như các điều ước quốc tế song
phương và đa phương đã ghi nhận về vấn đề bảo hộ đối với thông tin bí mật có giá
trị trong lĩnh vực kinh doanh như Hiệp định tự do thương mại Bắc - Mỹ (NAFTA),

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì, …52
Tại Việt Nam, khi Hiến pháp năm 1992 ra đời thì pháp luật về sở hữu cơng
nghiệp mới chính thức được ghi nhận.

53

Từ đó, cơ chế bảo hộ và thực thi quyền sở hữu

công nghiệp tại Việt Nam được thiết lập. Một thuật ngữ đầu tiên mang tính chất khá
tương đồng với TTBMTKD từng được ghi nhận là “bí quyết”. Khoản 5 Điều 2 Nghị
định số 45/1998/NĐ-CP quy định: “Bí quyết là những kinh nghiệm, kiến thức, thông
tin kĩ thuật quan trọng mang tính chất bí mật được tích luỹ, khám phá trong q trình
nghiên cứu, sản xuất kinh doanh có khả năng sáng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có
chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên
thị trường”. Có thể thấy khái niệm trên mang tính lý thuyết cao, chưa chi tiết và vẫn
chưa phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế. Mặc dù quyền sở hữu công
nghiệp đã được ghi nhận tại Điều 780 Bộ luật Dân sự 1995

54

nhưng mãi

52
Nguyễn Thái Mai (2012), “Bổ sung luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về bí mật kinh doanh
trong mối tương quan giữa quy định các nước và điều ước quốc tế”, Tạp chí Luật học, số 07/2012,
tr. 38.
53
Điều 60 Hiến pháp năm 1992.
54
Điều 780 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về quyền sở hữu công nghiệp: “Quyền sở

hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền
sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định”.

21


×