Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.52 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHƢU ĐỂ DÀNH

KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VỀ VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VỀ VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thanh Hoa
Học viên: Khƣu Để Dành
Lớp: Cao học luật (Khóa I An Giang)

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những nội dung nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động
của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đặng Thanh Hoa, khơng sao chép
từ cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác. Những quan điểm có ý nghĩa khoa
học tham khảo từ các tài liệu đã được trích dẫn và chú thích, được liệt kê trong danh
mục tài liệu tham khảo. Kết luận khoa học của luận văn chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Khƣu Để Dành


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

BLLĐ

Bộ luật Lao động

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

LĐĐ

Luật Đất đai

QSD


Quyền sử dụng

TAND

Tòa án nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHIẾU NẠI VỀ VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN..................6
1.1. Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện do ngƣời khởi kiện khơng có
quyền khởi kiện.................................................................................................... 8
1.2. Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện do chƣa đủ điều kiện khởi kiện 14
1.3. Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện do không sửa đổi, bổ sung đơn
khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán............................................................ 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI
KIỆN....................................................................................................................... 26
2.1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện........26
2.1.1. Thời hạn và thủ tục chuẩn bị mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại
....

26
2.1.2. Thành phần tham gia phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại................30
2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện...............32
2.2.1. Đối với khiếu nại lần thứ nhất................................................................. 32
2.2.2. Đối với khiếu nại lần thứ hai.................................................................. 35
2.2.3. Đối với khiếu nại lần thứ ba.................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 40
KẾT LUẬN............................................................................................................ 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BIỂU MẪU


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11
năm 2015 (BLTTDS), về cơ bản đã quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về
trả lại đơn khởi kiện tương đối hoàn chỉnh. Khắc phục được những điểm hạn chế,
bất cập, chưa hợp lý cũng như chưa được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự
2004 (Luật số 24/2004/QH11), sửa đổi, bổ sung năm 2011 (Luật số 65/2011/QH12)
ngày 29 tháng 3 năm 2011 (BLTTDS 2004 sửa đổi 2011).
Tuy vậy, qua thực tiễn thi hành vẫn cịn có những hạn chế, bất cập, chưa phù
hợp với lý luận, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, dẫn đến có nhiều cách hiểu
và áp dụng khơng thống nhất về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn
khởi kiện.
Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định cụ thể thủ tục thực hiện
quyền khiếu nại, cũng như thủ tục giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
như: chưa có mẫu đơn khiếu nại nên trường hợp đơn khiếu nại không thể hiện rõ
nội dung khiếu nại vấn đề gì và khơng đúng hình thức thì có u cầu sửa đổi, bổ

sung khơng; các chủ thể có quyền khởi kiện khi thực hiện quyền khiếu nại về việc
trả lại đơn khởi kiện có quyền ủy quyền cho người khác khiếu nại hay không; khi
người khiếu nại là cá nhân chết, là cơ quan, tổ chức phá sản hoặc giải thể thì có
được kế thừa quyền, nghĩa vụ khiếu nại khơng hay Tịa án có ra quyết định đình chỉ
giải quyết khiếu nại; khi nhận được đơn khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện Tịa
án có ban hành Thông báo thụ lý đơn khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện không;
tại phiên họp giải quyết khiếu nại, người khiếu nại rút đơn khiếu nại thì giải quyết
thế nào...
Từ thực tiễn trên cho thấy việc nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về “Khiếu
nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện” hiện nay là cần thiết. Từ
đó, có cơ sở khoa học kiến nghị, đề xuất các giải pháp cũng như xây dựng các biểu
mẫu tố tụng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng dân sự.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả
lại đơn khởi kiện” thực hiện luận văn thạc sĩ Luật với định hướng ứng dụng để
nghiên cứu.


2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện là một trong
những nội dung quan trọng của pháp luật tố tụng dân sự; nhưng đến nay chưa có
cơng trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về vấn đề này. Nghiên
1

cứu giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam , bình luận những điểm mới trong Bộ
2

3

luật Tố tụng dân sự năm 2015 và bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự , tác

giả thấy chỉ dừng lại ở phạm vi nêu nội dung quy định tại Điều 194 BLTTDS và
giải thích những điểm mới được bổ sung so với quy định tại Điều 170 BLTTDS
2004 sửa đổi, bổ sung 2011.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết đăng trên các tạp chí, mạng thông tin điện tử,
như các bài viết sau đây: 1. Đào Thị Lan Phương, “Bàn về vấn đề giải quyết khiếu nại
4

trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự” ; 2. Giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi
5

6

kiện ; 3. Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện ; 4. Nguyễn Hồng Hạnh, “Khiếu nại,
kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện theo quy định
7

tại Điều 194 - Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” ; 5. Nguyễn Hồng Hà, “Khiếu nại và
8

giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn kiện” ; 6. Thêm 01 cấp Tịa án có trách nhiệm giải
9

quyết khiếu nại về trả lại đơn khởi kiện ; 7. Trả lại đơn kiện trong trường hợp không
10

sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán ; 8. Huỳnh Minh Khánh, “Bàn về quyền
khởi kiện của đương sự khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện do hết thời
1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn Thị

Hoài Phương, Nhà xuất bản Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr. 356, 357.
2
Nguyễn Thị Hồi Phương (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nhà
xuất bản Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr.158, 159.
3
Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự, Nhà xuất bản Tư pháp, tr.452.
4
Đào Thị Lan Phương, “Bàn về vấn đề giải quyết khiếu nại trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự”,
(http://vienkiem sathaiphong.gov.vn/vks/132/3105/4266/13804/VKSND-TP-Hai-Phong/Ban-ve-van-de-giaiquyet-khieu-nai-tra-lai-don-khoi-kien-vu-an-dan-su.aspx), truy cập ngày 21/6/2019.
5
“Giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện”, ( truy cập ngày 21/6/2019.
6
“Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện”, ( />truy cập ngày 21/6/2019.
7
Nguyễn Hồng Hạnh, “Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
theo quy định tại Điều 194 - Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”, />/59/6940), truy cập ngày 21/6/2019.
8
Nguyễn Hồng Hà, “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn kiện”, ( truy cập ngày 21/6/2019.
9
“Thêm 01 cấp Tòa án có trách nhiệm giải quyết khiếu nại về trả lại đơn khởi kiện”, (https://vksbinhphuoc.
gov.vn/index.php/news/KIEM-SAT-VIEN-CAN-BIET/Them-01-cap-Toa-an-co-trach-nhiem-giai-quyetkhieu-nai-ve-tra-lai-don-khoi-kien-395/), truy cập ngày 21/6/2019.
10 “Trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán”,
(https://tapchitoaan. vn/bai-viet/xet-xu/tra-lai-don-kien-trong-truong-hop-khong-sua-doi-bo-sung-theo-yeucau-cua-tham-phan), truy cập ngày 21/6/2019.


3
11

hạn khởi kiện” ; 9. Nguyễn Thanh Hải, “Trả lại đơn khởi kiện hay thụ lý giải
12


13

quyết” ; 10. Lê Thu Hà, “Căn cứ trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự” ;
Nghiên cứu các bài viết trên, tác giả thấy chỉ đề cập đến những khía cạnh
khác nhau về căn cứ trả lại đơn khởi kiện hoặc những vấn đề cơ bản về quyền khiếu
nại về việc trả lại đơn khởi kiện; các tác giả của những bài viết trên chỉ nêu lên quan
điểm cá nhân về vấn đề được đề cập trong bài viết, chưa nghiên cứu một cách toàn
diện về lý luận cũng như chưa đề cập đến những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp
dụng chế định khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện và
cũng không đưa ra giải pháp hay đề xuất để góp phần hoàn thiện các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi
kiện.
Chính vì vậy, tác giả chọn và đăng ký đề tài “Khiếu nại và giải quyết khiếu
nại về việc trả lại đơn khởi kiện” để nghiên cứu, làm rõ những hạn chế, bất cập
trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
về việc trả lại đơn khởi kiện. Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp và đề xuất nhằm hoàn
thiện chế định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập của pháp luật tố tụng
dân sự hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
và những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân. Luận
văn đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện, áp dụng một cách thống nhất
và nâng cao hiệu lực thực thi về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn
khởi kiện trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về quyền khiếu
nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự.
11


Huỳnh Minh Khánh (2013), “Bàn về quyền khởi kiện của đương sự khi tòa án trả lại đơn khởi kiện do hết
thời hạn khởi kiện”, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 7, tr.51-52.
12
Nguyễn Thanh Hải (2013), “Trả lại đơn khởi kiện hay thụ lý giải quyết”, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tịa án
nhân dân tối cao, Số 22, tr.18-19, 23.
13
Lê Thu Hà (2006), “Căn cứ trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự”, Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên
cứu Lập pháp, Số chủ đề hiến kế lập pháp, Số 14(80), tr.59+62.


4
Thứ hai: Làm rõ những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố
tụng dân sự hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi
kiện tại Tòa án nhân dân.
Thứ ba: Đưa ra giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện chế định về khiếu nại
và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng chế định
khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự.
Tác giả tập trung nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả
lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13
ngày 25 tháng 11 năm 2015, không nghiên cứu kiến nghị của Viện kiểm sát về việc
trả lại đơn khởi kiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nội dung và thực tiễn áp dụng BLTTDS, với mốc thời
gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 cho đến nay, là thời điểm Bộ luật Tố tụng dân sự
số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực thi hành.
Các trường hợp thực tiễn được tham khảo, minh họa và phân tích trong luận

văn; trên cơ sở thực tiễn khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi
kiện tại Tòa án nhân dân các cấp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc sử dụng các phương pháp phổ biến
và điển hình trong lĩnh vực luật học được kết hợp một cách linh hoạt như: Phương
pháp phân tích, đánh giá, bình luận nhằm khái qt hóa thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng pháp luật được sử dụng xuyên suốt để nhận thức những vấn đề pháp lý
phát sinh.
Tùy theo yêu cầu nghiên cứu mà tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu
theo từng chương, như sau:
Chương 1, kết hợp một cách linh hoạt phương pháp phân tích, đánh giá nhằm
khái quát hóa thực trạng pháp luật về khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.


5
Chương 2, kết hợp một cách linh hoạt phương pháp phân tích, bình luận, làm
rõ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết
khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả nghiên cứu

Thông qua thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân, kết quả nghiên cứu sẽ khắc
phục được những điểm bất cập, hạn chế, thiếu sót đối với hoạt động khiếu nại và
giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện theo pháp luật tố tụng dân sự; góp
phần xây dựng hành lang pháp lý về quyền khiếu nại của chủ thể có quyền khởi
kiện cũng như thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người tiến hành tố
tụng trong tố tụng dân sự.
Kết quả nghiên cứu sẽ là một kênh thông tin đáng lưu tâm cho các nhà lập
pháp, nghiên cứu, ứng dụng trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự về
trình tự thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật, chỉ

rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khiếu nại
và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, nhằm phục vụ cho các nhà lập
pháp ban hành văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật tố tụng
dân sự về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.

Đồng thời, phát hiện và giải quyết một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn áp
dụng pháp luật, đề xuất các giải pháp, cơ chế thực hiện và xây dựng các biểu mẫu
nhằm giúp cho việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
một cách hiệu quả.
7. Bố cục luận văn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các từ viết tắt, phụ lục, biểu mẫu, nội dung luận văn được bố cục gồm 2 chương.

Chƣơng 1. Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
Chƣơng 2. Giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.


6
CHƢƠNG 1
KHIẾU NẠI VỀ VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
Khởi kiện là quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm; khi thực hiện quyền khởi kiện, các chủ thể có quyền khởi kiện
phải làm đơn khởi kiện, đơn khởi kiện phải thể hiện đầy đủ nội dung và đáp ứng hình
thức do pháp luật tố tụng dân sự quy định thì Tịa án thụ lý vụ án, làm phát sinh quan
hệ pháp luật tố tụng dân sự. Vấn đề đặt ra, trường hợp đơn khởi kiện không thể hiện
đầy đủ nội dung, điều kiện khởi kiện và chưa đúng hình thức do pháp luật tố tụng dân
sự quy định thì Tịa án trả lại đơn khởi kiện. Tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS quy định
cụ thể những trường hợp Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện như sau:

“a) Người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và

Điều 187 của Bộ luật này hoặc khơng có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật;
c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tịa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi
nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi
người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc
vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất
cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy
định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
d) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người
khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tịa án, trừ trường hợp
người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở
ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;
đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
e) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của
Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này;
g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện”.
Đồng thời, để áp dụng đúng và thống nhất những trường hợp trả lại đơn khởi
kiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Hội


7
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP) cũng
đã có hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS về việc trả lại đơn
khởi kiện.
Do hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện khơng có căn cứ làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, dẫn đến các chủ thể có quyền
14


khởi kiện khiếu nại .
Chính vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự quy định:“Trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu
15

nại với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện” và quyền khiếu nại được bảo đảm là
nguyên tắc cơ bản trong tố tung dân sự “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu
nại…những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người
16

tiến hành tố tụng…” . Quy định này, nhằm mục đích để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể có quyền khởi kiện, thực hiện quyền khởi kiện của mình
tại Tịa án.
BLTTDS quy định cụ thể thủ tục nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện là bước
tiến trong cải cách hành chính tư pháp, qua đó bảo đảm quyền khởi kiện của người
khởi kiện. Tuy nhiên, chưa quy định cụ thể và cũng chưa được hướng dẫn thủ tục
thực hiện quyền khiếu nại của chủ thể có quyền khởi kiện, như: Mẫu đơn khiếu nại,
nội dung và hình thức đơn khiếu nại như thế nào. Các chủ thể có quyền khởi kiện
khi thực hiện quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện có quyền ủy quyền cho
người khác khiếu nại hay không. Khi người khiếu nại là cá nhân chết, là cơ quan, tổ
chức phá sản hoặc giải thể thì có được kế thừa quyền, nghĩa vụ khiếu nại không…
Qua nghiên cứu 07 trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại khoản 1
Điều 192 BLTTDS và thực tiễn khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, tác giả nhận
thấy Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP có quy định hướng dẫn một số (nhưng chưa
đầy đủ) trường hợp trả lại đơn khởi kiện. Vì vậy, thực trạng áp dụng pháp luật tố
tụng dân sự về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán được phân công xem xét,
xử lý đơn khởi kiện vẫn cịn có quan điểm khác nhau.
14

Khiếu nại được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền

xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
15
Khoản 1 Điều 194 BLTTDS.
16

Điều 25 BLTTDS.


8
Theo tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy có sự khơng đồng nhất nêu trên một mặt
do nguyên nhân khách quan từ chính quy định của pháp luật cịn bất cập, hạn chế,
chưa rõ ràng, mặt khác, nguyên nhân chủ quan do nhận thức từ phía những chủ thể
tiến hành tiến hành tố tụng có phần chủ quan, phiến diện.
Nội dung tiếp theo tác giả trình bày một số trường hợp khiếu nại về việc trả
lại đơn khởi kiện mà quan điểm giữa bên khiếu nại và bên giải quyết khiếu nại còn
nhiều tranh cãi chưa thống nhất như sau:
Một. Trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192
BLTTDS “Người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và
Điều 187 của Bộ luật này hoặc khơng có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự” và
được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP;
Hai. Trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192
BLTTDS “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật” và được
hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP; và
Ba. Trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192
BLTTDS “Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của
Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này”. Trường hợp này hiện
vẫn chưa được hướng dẫn.
1.1. Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện do ngƣời khởi kiện khơng có
quyền khởi kiện

Về người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện quy định tại điểm a khoản 1
Điều 192 BLTTDS, đã được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết số 04/2017/NQHĐTP là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định
tại Điều 186, Điều 187 BLTTDS: a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một
trong các chủ thể quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường
hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
mà mình là người đại diện hợp pháp;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại
Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi
b)


9
kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của
Nhà nước.
2. Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu
thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là khơng có việc quyền và lợi ích hợp pháp
17

của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ” .
Nghiên cứu thực tiễn tại Tòa án cho thấy hạn chế trong áp dụng pháp luật tố
tụng về căn cứ trả lại đơn khởi kiện do người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện
như sau.
Tình huống thứ nhất

18


Căn nhà tại địa chỉ số 16 bà Lê Thị Tuyết Mai đang ở có nguồn gốc là nhà số
112/5 của ông Lê Vinh Tôn (Cha bà Mai), căn nhà tại địa chỉ số 17 ông Lê Minh Hùng
đang ở có nguồn gốc là nhà số 112/5A của ông Lê Minh Phùng (Cha ông Hùng). Ngày
17/8/1990, giữa ông Lê Vinh Tôn với ông Lê Minh Phùng lập sơ đồ khu đất hai căn nhà
số 112/5 và 112/5A, Phạm Hồng Thái, thỏa thuận: “Hành lang nhà 112/5 có đúc ban
cơng” và phần chú thích: “Ơng Phùng ở phần dưới, phần trên của ông Tôn”.
Năm 2019, ông Tôn (đã chết), bà Mai là con duy nhất của ông Tôn tháo dỡ nhà
cũ xây dựng lại nhà mới như hiện trạng căn nhà số 112/5 thì bị ơng Lê Minh Hùng
ngăn cản, cho rằng bà Mai xây lấn không gian nhà ông nên không cho xây dựng.

Ngày 01 tháng 8 năm 2019, bà Mai khởi kiện yêu cầu ông Hùng chấm dứt
hành vi cản trở bà xây dựng nhà. Ngày 23 tháng 12 năm 2019, Tòa án nhân dân
(TAND) huyện Chợ Mới ban hành Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 839/TB-TA,
nhận định: Xét thấy đơn khởi kiện thuộc trường hợp “Người khởi kiện khơng có
quyền khởi kiện”.
Lý do: “Bà Lê Thị Tuyết Mai khởi kiện vụ án dân sự tranh chấp với ông Lê
Minh Hùng về quyền sử dụng khơng gian phía trên căn nhà số 17 đường Phạm Hồng
Thái, ấp Thị, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Căn cứ khởi kiện là
giấy thỏa thuận lập ngày 17/8/1990, được xác lập giữa ông Lê Vinh Tôn (cha bà Lê Thị
Tuyết Mai) với ông Lê Minh Phùng (cha của ông Lê Minh Hùng). Hiện tại, bà Lê Thị
2

Tuyết Mai chỉ được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 166,7m , thửa
17
18

Điều 2 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP.
Xem Phụ lục số 1.



10
79, tờ bản đồ số 8, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi
trường An Giang cấp ngày 27/11/2018, đất tọa lạc tại số 16 đường Phạm Hồng Thái,
ấp Thị, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; bà Lê Thị Tuyết Mai khơng
có tài liệu chứng minh bà được quyền hưởng dụng theo quy định của Bộ luật dân sự về
không gian đang tranh chấp chiều ngang 2 mét, chiều dài 12 mét (khơng gian phía trên
căn nhà số 17) đường Phạm Hồng Thái, ấp Thị, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang mà bà yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền của mình bị người khác xâm phạm
nên thuộc trường hợp người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện” và căn cứ vào điểm a
khoản 1 Điều 192 BLTTDS trả lại đơn khởi kiện cho bà Mai.
Ngày 03 tháng 01 năm 2020, bà Mai khiếu nại Thông báo trả lại đơn khởi kiện
số 839/TB-TA. Ngày 10/01/2020 Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới ban hành Quyết
định giải quyết khiếu nại số 01/2020/QĐ-GQKN, không chấp nhận đơn khiếu nại của
bà Mai, giữ nguyên Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 839/TB-TA, với nhận định,
“Xét thấy: Theo thông báo trả lại đơn khởi kiện ngày 23 tháng 12 năm 2019 nội dung
đơn khởi kiện thuộc trường hợp “Người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện” do bà Lê
Thị Tuyết Mai khởi kiện vụ án dân sự tranh chấp với ông Lê Minh Hùng về quyền sử
dụng khơng gian phía trên căn nhà số 17 đường Phạm Hồng Thái, ấp Thị, thị trấn Chợ
Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Căn cứ khởi kiện là giấy thỏa thuận lập ngày
17/8/1990, được xác lập giữa ông Lê Vinh Tôn (cha bà Lê Thị Tuyết Mai) với ông Lê
Minh Phùng (cha của ông Lê Minh Hùng). Hiện tại, bà Lê Thị Tuyết Mai chỉ được giấy
2

chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 166,7m , thửa 79, tờ bản đồ số 8, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang cấp ngày
27/11/2018, đất tọa lạc tại số 16 đường Phạm Hồng Thái, ấp Thị, thị trấn Chợ Mới,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; bà Lê Thị Tuyết Mai khơng có tài liệu chứng minh bà
được quyền hưởng dụng theo quy định của Bộ luật dân sự về không gian đang tranh
chấp chiều ngang 2 mét, chiều dài 12 mét (khơng gian phía trên căn nhà số 17) đường
Phạm Hồng Thái, ấp Thị, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mà bà yêu

cầu Tòa án bảo vệ quyền của mình bị người khác xâm phạm nên thuộc trường hợp
người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện”.

Xem xét nội dung tại Tình huống thứ nhất cho thấy việc khiếu nại của bà Mai
căn cứ người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều
192 BLTTDS, đã được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP, cụ
thể:


11
Một là, quy định về năng lực pháp luật, năng lực hành vi tố tụng dân sự của
chủ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình khi bị xâm phạm và thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có
quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích cơng
cộng và lợi ích của Nhà nước.
Hai là, xác định yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần
xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là khơng có việc quyền và lợi
ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.
Qua nhiên cứu Tình huống thứ nhất cho thấy, Thẩm phán được phân công xử
lý đơn khởi kiện ban hành Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 839/TB-TA và Thẩm
phán được phân công giải quyết khiếu nại ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại
số 01/2020/QĐ-GQKN, đều nhận định đơn khởi kiện thuộc trường hợp “Người
khởi kiện khơng có quyền khởi kiện”. Với lý do “…bà Lê Thị Tuyết Mai khơng có
tài liệu chứng minh bà được quyền hưởng dụng theo quy định của Bộ luật dân sự về
không gian đang tranh chấp chiều ngang 2 mét, chiều dài 12 mét (khơng gian phía
trên căn nhà số 17) đường Phạm Hồng Thái, ấp Thị, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang mà bà yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền của mình bị người khác
xâm phạm nên thuộc trường hợp người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện”
Như vậy, Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán được phân công xử
lý đơn khởi kiện và Quyết định giải quyết khiếu nại của Thẩm phán được phân công

giải quyết khiếu nại nêu lý do trả lại đơn khởi kiện cũng như lý do không chấp nhận
khiếu nại là “…bà Lê Thị Tuyết Mai khơng có tài liệu chứng minh bà được quyền
hưởng dụng theo quy định của Bộ luật dân sự về không gian đang tranh chấp chiều
ngang 2 mét, chiều dài 12 mét (không gian phía trên căn nhà số 17) đường Phạm
Hồng Thái, ấp Thị, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mà bà yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền của mình bị người khác xâm phạm nên thuộc trường hợp
người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện”. Chứ khơng phải lý do trả lại đơn khởi
kiện là do bà Mai khơng có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi tố tụng dân sự
hay đã xác định được yêu cầu khởi kiện của bà Mai không cần xác minh, thu thập
chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là khơng có việc quyền và lợi ích hợp pháp của
bà Mai bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ như hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyêt
04/2017/NQ-HĐTP.


12
Qua nghiên cứu trường hợp khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện nêu trên
có hai quan điểm khơng thống nhất như sau:
Quan điểm về phía người khiếu nại, cho rằng bà Mai là hàng thừa kế thứ nhất
và duy nhất của ông Tôn và theo thỏa thuận lập ngày 17/8/1990, giữa ông Lê Vinh
Tôn (Cha bà Mai) với ông Lê Minh Phùng (Cha ông Hùng) tại sơ đồ khu đất hai căn
nhà số 112/5 và 112/5A, Phạm Hồng Thái, thỏa thuận:“Hành lang nhà 112/5 có đúc
ban cơng, phần chú thích: Ơng Phùng ở phần dưới, phần trên của ông Tôn”; như
vậy, bà Mai có quyền sử dụng phần khơng gian phía trên ban cơng, do đó việc ơng
Hùng ngăn cản thì bà có quyền khởi kiện.
Quan điểm về phía người giải quyết khiếu nại, cho rằng bà Mai khơng có tài
liệu chứng minh bà được quyền hưởng dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015 (BLDS) về không gian đang tranh chấp mà bà yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền
của mình bị người khác xâm phạm nên thuộc trường hợp người khởi kiện khơng có
quyền khởi kiện.
Theo quan điểm của tác giả, việc ông Hùng ngăn cản không cho bà Mai xây

dựng lại nhà như hiện trạng căn nhà cũ. Đây là tranh chấp quyền bề mặt theo quy
định tại Điều 267 BLDS “Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất,
mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lịng đất mà quyền sử dụng
đất đó thuộc về chủ thể khác” và căn cứ xác lập quyền bề mặt quy định tại Điều 268
BLDS “Quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc
theo di chúc”. Do đó, theo thỏa thuận lập ngày 17/8/1990, giữa ông Lê Vinh Tôn
(Cha bà Mai) với ông Lê Minh Phùng (Cha ông Hùng) tại sơ đồ khu đất hai căn nhà
số 112/5 và 112/5A, Phạm Hồng Thái, thỏa thuận:“Hành lang nhà 112/5 có đúc ban
cơng, phần chú thích: Ơng Phùng ở phần dưới, phần trên của ơng Tơn”, cho thấy
ơng Lê Vinh Tơn cha bà Mai có quyền sử dụng khoảng không gian hành lang nhà số
112/5. Ông Tôn đã chết, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS “Hàng
thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết”; tại thời điểm khởi kiện chỉ có bà Mai là hàng thừa kế thứ nhất
và duy nhất của ông Tôn cho nên bà Mai có quyền khởi kiện để u cầu Tịa án bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà theo quy định tại các Điều 4, Điều 186
BLTTDS; khoản 2 Điều 14, Điều 267 và Điều 268 BLDS. Như vậy, lẽ ra việc tranh
chấp giữa bà Mai với ông Hùng phải được thụ lý giải quyết nhưng TAND huyện
Chợ Mới cho rằng bà Mai khơng có quyền khởi kiện, trả lại đơn khởi


13
kiện cho bà Mai là không đúng. Bà Mai khiếu nại Thông báo trả lại đơn khởi kiện
số 839/TB-TA của Thẩm phán được phân công xem xét xử lý đơn khởi kiện là có cơ
sở; lẽ ra, phải được chấp nhận, nhưng Thẩm phán được phân công giải quyết khiếu
nại lại khơng chấp nhận khiếu nại.
Qua phân tích và đối chiếu với căn cứ người khởi kiện khơng có quyền khởi
kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS, đã được hướng dẫn tại Điều 2
Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP. Xem xét Tình huống thứ nhất nêu trên tác giả
nhân thấy có một số vấn đề như sau:
Thứ nhất. Tịa án đã ban hành quyết định thơng báo trả lại đơn khởi kiện cơ

bản đúng quy định về hình thức văn bản (quy định tại biểu mẫu tố tụng số 27-Thông
báo trả lại đơn khởi kiện, mẫu số 28 - Quyết định giải quyết khiếu nại việc trả lại
đơn khởi kiện. Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/ 2017/NQ-HĐTP ngày 13
tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Tuy nhiên,
Thẩm phán được phân xử lý đơn khởi kiện và Thẩm phán được phân công giải
quyết khiếu nại chưa phân biệt được chủ thể “Khơng có quyền khởi kiện” với việc
19

“u cầu khởi kiện khơng có căn cứ khơng được chấp nhận” .
Thứ hai. Ngày 01 tháng 8 năm 2019 bà Mai gửi đơn khởi kiện nhưng đến
ngày 23 tháng 12 năm 2019 TAND huyện Chợ Mới mới ban hành Thông báo trả lại
đơn khởi kiện số 839/TB-TA là vi phạm thời hạn xử lý đơn khởi kiện theo quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 191 BLTTDS, cụ thể:
“2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện,
Chánh án Tịa án phân cơng một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán
phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục
rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại
khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền và thơng báo cho người
khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
19

Vấn đề này sẽ được đề cập và phân tích tại nội dung Chương 2 của Luận văn.


14
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó khơng thuộc

thẩm quyền giải quyết của Tịa án”.
Thứ ba. Tịa án có nêu và giải thích căn cứ của việc trả lại đơn khởi kiện. Tuy
nhiên, lập luận và quan điểm của Tịa án trong Tình huống thứ nhất chưa thực sự
hợp lý, thuyết phục, chưa xem xét đến quan hệ pháp luật tranh chấp vì đây là tranh
chấp quyền bề mặt theo quy định tại Điều 267 BLDS “Quyền bề mặt là quyền của
một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước
và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác” và căn cứ xác lập
quyền bề mặt quy định tại Điều 268 BLDS “Quyền bề mặt được xác lập theo quy
định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc”.
Việc bà Mai khơng khiếu nại đến Chánh án Tịa án cấp trên trực tiếp cho nên
Quyết định giải quyết khiếu nại số 01/2020/QĐ-GQKN của Thẩm phán TAND
huyện Chợ Mới được phân công giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành. Do đó, bà
Mai khơng thực hiện được quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm.
Chính vì vây, tác giả đề xuất TAND tối cao hướng dẫn phân biệt giữa “Người
khởi kiện khơng có quyền khởi kiện” với việc “u cầu khởi kiện khơng có căn cứ
không được chấp nhận” để các Thẩm phán áp dụng đúng quy định của pháp luật.
1.2. Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện do chưa đủ điều kiện khởi kiện

“Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các
điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi cịn thiếu
một trong các điều kiện đó” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS và
hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP thì chưa có đủ điều kiện
khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp
luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu
cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác, lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người
khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi cịn thiếu một trong những điều kiện đó. Như
thủ tục hòa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện tại Tòa án đối với tranh chấp ai là người
có quyền sử dụng đất; mục đích nhằm giúp cho các bên đương sự thương lượng,

thỏa thuận với nhau trong việc giải quyết tranh chấp tạo được sự đoàn kết giữa các
bên.


15
Theo quy định nêu trên cho thấy có nhiều trường hợp để xác định việc khởi
kiện chưa đủ điều kiện khởi kiện. Trong đó có quy định trường hợp phải có thủ tục
hịa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện tại Tòa án. Tuy nhiên, khi xem xét và quyết
định có vi phạm điều kiện khởi kiện trong trường hợp hòa giải ở cơ sở trước khi
khởi kiện trong thực tiễn tại Tòa án để trả lại đơn khởi kiện đã không thực sự thuyết
phục nên người khởi kiện đã khiếu nại đối với việc trả lại đơn khởi kiện. Cụ thể,
xem xét qua tình huống thực tiễn sau đây.
Tình huống thứ hai

20

Sau khi đã được Ủy ban nhân dân (UBND) phường M tổ chức hòa giải (Biên
bản hòa giải ngày 15/11/2016 và Biên bản hòa giải ngày 29/12/2016). Ngày
16/5/2017 ông Thạnh và bà Tuyết gửi đơn đến TAND thành phố Long Xuyên khởi
2

kiện yêu cầu ông Mâng trả lại 142,1m quyền sử dụng (QSD) đất.
Ngày 09/6/2017, TAND thành phố Long Xuyên ban hành Thông báo số
37/2017/TB-TA về việc trả đơn lại khởi kiện cho ông Thạnh và bà Tuyết, với lý do
thành phần tiến hành hòa giải chưa đúng theo quy định tại Điều 202 LĐĐ và Điều
88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 (Nghị định 43/2014/NĐ-CP); cụ thể
“Thiếu thành viên là Tổ trưởng tổ dân phố và đại diện của một số hộ dân sinh sống
lâu đời mà biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó”. Là thuộc
trường hợp, đơn khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b

khoản 1 Điều 192 BLTTDS.
Ngày 16/6/2017 ông Thạnh và bà Tuyết đã khiếu nại Thông báo số 37/2017/TBTA về việc trả đơn lại khởi kiện của TAND thành phố Long Xuyên. Tại Quyết định giải
quyết khiếu nại số 04/2017/QĐ-GQKN ngày 10/7/2017, nhận định “Xem xét Biên bản
hòa giải ngày 29/12/2016 thì thành phần hịa giải chưa đầy đủ theo quy định định tại
Điều 202 LĐĐ và Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, cụ thể là thiếu thành viên là
Tổ trưởng tổ dân phố và đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời mà biết rõ về
nguồn gốc và q trình sử dụng đối với thửa đất đó”; từ những căn cứ trên áp dụng
điểm a khoản 4 khoản 5 Điều 194 BLTTDS giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện theo
Thông báo số 37/2017/TB-TA ngày 09/6/2017.

Xem xét Tình huống thứ hai nêu trên tác giả nhân thấy có một số vấn đề như
sau:
20

Xem Phụ lục số 2.


16
Thứ nhất. Tịa án đã ban hành quyết định thơng báo trả lại đơn khởi kiện cơ bản
đúng quy định về hình thức văn bản (quy định tại biểu mẫu tố tụng số 27- Thông báo
trả lại đơn khởi kiện. Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/ 2017/NQ-HĐTP ngày 13
tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Theo đó, Tịa án đã nêu đầy đủ cơ sở pháp lý, căn cứ và giải thích căn cứ trả
lại đơn khởi kiện (khác với Tình huống thứ nhất). Điều này giúp cho người khởi
kiện phần nào hiểu được lý do vì sao Tịa án trả lại đơn khởi kiện để thực hiện việc
khiếu nại của mình (nếu có).
Thứ hai. Tịa án vẫn vi phạm thời hạn xem xét để quyết định thông báo trả lại
21


đơn khởi kiện (tương tự như Tình huống thứ nhất) .
Thứ ba. Mặc dù Tịa án có nêu và giải thích căn cứ của việc trả lại đơn khởi
kiện. Tuy nhiên, lập luận và quan điểm của Tịa án trong Tình huống thứ hai chưa
thực sự hợp lý, thuyết phục.
Theo đó, Tòa án cho rằng do thành phần tiến hành hòa giải chưa đúng theo
quy định tại Điều 202 LĐĐ và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013
(Nghị định 43/2014/NĐ-CP); cụ thể “Thiếu thành viên là Tổ trưởng tổ dân phố và
đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời mà biết rõ về nguồn gốc và quá trình
sử dụng đối với thửa đất đó”. Là thuộc trường hợp, đơn khởi kiện chưa có đủ điều
kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS.
Qua trao đổi về nghiệp vụ, tác giả nhận thấy hiện cịn có hai quan điểm
không thống nhất nhau đối với căn cứ trả lại đơn khởi kiện nêu trên.
Quan điểm thứ nhất. Việc trả lại đơn khởi kiện của Tịa án trong Tình huống
thứ hai này phù hợp với nội dung quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP,
thành phần Hội đồng hòa giải gồm:
“Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại
diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với
khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ
dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử
dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội
Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
21

Vấn đề này sẽ được đề cập và phân tích tại nội dung Chương 2 của Luận văn.


17
c) Tổ chức cuộc họp hịa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành

viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường
hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hịa
giải khơng thành.
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có
các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa
giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất
đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm
hiểu); ý kiến của Hội đồng hịa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được
các bên tranh chấp thỏa thuận, khơng thỏa thuận.
Biên bản hịa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp
có mặt tại buổi hịa giải, các thành viên tham gia hịa giải và phải đóng dấu của Ủy
ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu
tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Do ông Thạnh, bà Tuyết khiếu nại đối với Thông báo số 37/2017/TB-TA về
việc trả đơn lại khởi kiện và tại Quyết định giải quyết khiếu nại số 04/2017/QĐGQKN ngày 10/7/2017, TAND thành phố Lòn Xuyên áp dụng điểm a khoản 4
khoản 5 Điều 194 BLTTDS giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện theo Thông báo số
37/2017/TB-TA ngày 09/6/2017. Như vậy, để thực hiện được quyền khởi kiện và có
đủ điều kiện để Tịa án thụ lý giải quyết vụ tranh chấp QSD đất giữa ông Thạnh và
bà Tuyết với ơng Mâng thì ơng Thạnh và bà Tuyết phải yêu cầu UBND phường
M tiến hành hòa giải lại có đầy đủ thành phần theo u cầu của Tịa án.
Quan điểm thứ hai. Việc trả lại đơn của Tòa án là khơng phù hợp, áp dụng
máy móc quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Bởi lẽ, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy đinh “Tổ chức cuộc họp hịa giải có
sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hịa giải tranh chấp đất
đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi
các bên tranh chấp có mặt…”. Như vậy, quy định tại điều luật này cho thấy việc
hòa giải chỉ bắt buộc phải có “mặt” các bên tranh chấp; cịn sự tham gia của tổ
trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông

thôn; đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về
nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó là khơng bắt buộc.


18
Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tại Tòa án, tác giả nhận thấy đa số những vụ
án tranh cấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải hòa giải theo quy định tại Điều 202
LĐĐ, khi tổ chức hịa giải thì thành phần Hội đồng hịa giải thơng thường có mặt:
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc xã, phường, thị trấn; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn;
đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Đối với
thành phần: Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với
khu vực nông thôn; đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn
biết rõ về nguồn gốc và q trình sử dụng đối với thửa đất đó; thành phần này ít khi
có mặt khi UBND tổ chức hịa giải mà chỉ cung cấp thông tin trên cơ sở biên bản
xác minh của UBND; bởi vì khi xảy ra tranh chấp các đương sự mâu thuẫn gay gắt
với nhau cho nên họ thường vắng mặt khi tiến hành hòa giải để tránh xảy ra mối
quan hệ không tốt giữa họ với các đương sự.
Do đó, việc thiếu thành phần “Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị;
trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời
tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất
đó”, khơng phải do lỗi của đương sự mà là thủ tục hành chính. Do đó, nếu áp dụng
khơng thống nhất đồng bộ dễ dẫn đến việc xem xét và giải quyết không công bằng
đối với các tranh chấp tương tự Tình huống thứ hai khi có Tịa án thụ lý giải quyết
nhưng có Tịa án lại khơng thụ lý giải quyết và trả lại đơn khởi kiện…
Nghiên cứu Tình huống thứ hai: Biên bản hòa giải ngày 29/12/2016 cho thấy
UBND phường M đã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và đã tiến hành
hòa giải theo quy định tại Điều 202 LĐĐ. Như vậy, tranh chấp giữa ông Thạnh và
bà Tuyết với ông Mâng đã đảm bảo được điều kiện khởi kiện (được UBND phường
M hịa giải), khơng trái với hướng dẫn “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử

dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có
đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định
là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố
22

tụng dân sự năm 2015” .
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thành phần
Hội đồng hịa giải gồm:“Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng;
đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối
22

Đoạn 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP.


19
với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện một số hộ
dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử
dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội
23

Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên” . Đồng thời, “Tổ chức cuộc họp hịa giải có sự
tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai
và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các
24

bên tranh chấp có mặt…” .
Như vậy, việc hịa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp có mặt đây là
điều kiện bắt buộc; còn thành phần Hội đồng hòa giải như đã nêu trên, nhưng đối với
Tổ trưởng tổ dân phố và đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời mà biết rõ về

nguồn gốc và q trình sử dụng đối với thửa đất đó, theo tác giả đây không phải là
thành phần bắt buộc mà là thành phần được khuyến khích tham gia hịa giải, nhằm
cung cấp thơng tin về nguồn gốc, q trình sử dụng đất làm cơ sở để Hội đồng hòa giải
thực hiện hịa giải đạt kết quả, chứ khơng phải là thành phần bắt buộc. Do đo, việc
TAND thành phố Long Xuyên trả lại đơn khởi kiện cho ông Thạnh và bà Tuyết, với
căn cứ chưa có đủ điều kiện khởi kiện như trên là chưa phù hợp.

Tóm lại, Tác giả thống nhất với quan điểm thứ hai. Đây là hạn chế, bất cập
mang tính hình thức, thủ tục như đã phân tích trên. Đây là bất cập trong thực tiễn
cần phải được hướng dẫn để áp dụng thống nhất pháp luật, tránh trường hợp trả lại
đơn khởi kiện như TAND thành phố Long Xuyên trả lại đơn khởi kiện cho ông
Thanh, bà Tuyết. Hậu quả, sẽ kéo dài thời gian ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của
ông Thanh, bà Tuyết, có thể gây mâu thuẫn trầm trọng hơn giữa các đương sự và
gây phiền hà cho UBND xã, phường, thị trấn phải thực hiện thủ tục hòa giải lại.
Để khắc phục hạn chế, bất cập và tránh trường hợp việc hịa giải ở cơ sở có
thể bị trì hỗn, kéo dài ảnh hưởng đến quyền của người khởi kiện và gây phiền hà
cho UBND xã, phường, thị trấn phải tổ chức hịa giải lại khơng cần thiết. Tác giải
đề xuất các nhà lập pháp không quy định điều kiện bắt buộc phải hòa giải cơ sở đối
với trường hợp “Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất” mà quy định khuyến
khích hịa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện tại Tòa án, nhằm giúp cho các bên đương
sự thương lượng, thỏa thuận với nhau trong việc giải quyết tranh chấp, tạo được sự
đoàn kết giữa các bên. Điều này phù hợp với quyền quyết định của đương sự trong
23
24

Điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Điểm c khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.


20

quan hệ về tài sản là khởi kiện hay không khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp và phù hợp với chủ
trương thí điểm cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án.
1.3. Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện do không sửa đổi, bổ sung
đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán
Theo quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS. Đơn khởi kiện phải có các nội
dung chính sau đây:
“a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của
người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu
có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá
nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số
điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của
người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp khơng rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ
địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá
nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số
điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp khơng rõ nơi cư trú, làm
việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư
trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề
cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện”.



×