Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Những vấn đề pháp lý về hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP PHÁP
HÓA LÃNH SỰ THEO ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP PHÁP
HÓA LÃNH SỰ THEO ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Hữu Phước
Học viên: Nguyễn Thị Kim Dun, Lớp: CHLQT, Khóa: 25

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Những vấn đề


pháp lý về hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” là
cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Ngơ Hữu Phước. Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa
học của một số tác giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính
xác. Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và
trung thực. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy Cô trong khoa
Luật Quốc tế, cũng như tất cả các Thầy Cô đang giảng dạy và công tác tại Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn – TS. Ngơ Hữu
Phước đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Duyên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Bộ Ngoại giao

BNG

2

Chứng nhận lãnh sự


CNLS

3

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CHXHCN

4

Cơ quan đại diện ngoại giao

CQĐDNG

5

Cơ quan lãnh sự

CQLS

6

Điều ước quốc tế

ĐUQT

7

Hiệp định lãnh sự


HĐLS

8

Hiệp định tương trợ tư pháp

HĐTTTP

9

Hợp pháp hóa lãnh sự

HPHLS

10

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ.....8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và giá trị pháp lý của hợp pháp hóa lãnh sự...........8
1.1.1. Khái niệm của hợp pháp hóa lãnh sự....................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của hợp pháp hóa lãnh sự...................................................... 14
1.1.3. Giá trị pháp lý của hợp pháp hóa lãnh sự.............................................. 17
1.2. Khái niệm pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự và vị trí của pháp luật về

hợp pháp hóa lãnh sự trong hệ thống pháp luật quốc gia............................... 19
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự........................................ 19
1.2.2. Vị trí của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự trong hệ thống pháp luật
quốc gia............................................................................................................ 19
1.3. Phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự với chứng nhận lãnh sự, cơng chứng,
chứng thực.......................................................................................................... 22
1.3.1. Phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự với chứng nhận lãnh sự.......................22
1.3.2. Phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự với cơng chứng, chứng thực................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG I...................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ THEO MỘT SỐ
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM....................................... 32
2.1. Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.............................................................................................. 32
2.1.1. Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế đa phương
32
2.1.2. Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự trong các Điều ước quốc tế song
phương............................................................................................................. 33
2.1.3. Đánh giá quy định về hợp pháp hóa lãnh sự trong Điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên...................................................................................... 37
2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp pháp hóa lãnh sự...................39
2.2.1. Tổng quan quy định pháp luật Việt Nam về hợp pháp hóa lãnh sự.........39
2.2.2. Điều kiện thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự............................................. 40
2.2.3. Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự..................................41


2.2.4. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự................................................................ 43
2.3. Một số bất cập về hợp pháp hóa lãnh sự................................................... 45
2.3.1. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự truyền thống tạo ra các rào cản pháp lý
đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu hợp pháp hóa lãnh sự...............46
2.3.2. Các văn bản pháp luật quy định về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự có sự

chồng chéo, mâu thuẫn với nhau...................................................................... 47
2.3.3. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, cơng chức có
thẩm quyền giải quyết thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cịn hạn chế...................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 51
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ HỢP PHÁP HĨA LÃNH SỰ..................................................... 52
3.1. Kiến nghị hồn thiện các quy định về hợp pháp hóa lãnh sự trong pháp
luật Việt Nam...................................................................................................... 52
3.1.1. Về khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự........................................................ 52
3.1.2. Về ngơn ngữ sử dụng trong hợp pháp hóa lãnh sự.................................55
3.1.3. Về thống nhất các yêu cầu đối với giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp
hóa lãnh sự....................................................................................................... 57
3.2. Kiến nghị về việc Việt Nam gia nhập Công ước Apostille........................59
3.2.1. Nội luật hóa những quy định của Cơng ước Apostille vào pháp luật Việt
Nam.................................................................................................................. 62
3.2.2. Quy định về hình thức cấp Apostille tại Việt Nam................................... 66
3.2.3. Quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp Apostille tại Việt Nam.............67
3.2.4. Một số kiến nghị khác............................................................................. 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 72
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................ 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp tác quốc tế là hiện thực tất yếu khách quan trong mọi thời đại. Quan hệ
dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình giữa các quốc gia ngày càng tăng
về số lượng và phức tạp về tính chất. Thực tế cho thấy hầu hết các giao dịch giữa

công dân, pháp nhân, nhà nước với nước ngoài được thể hiện dưới hình thức văn
bản do cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước cấp hoặc lập ra. Nếu một chủ thể
muốn sử dụng văn bản ở một nước khác thì phải được quốc gia nơi văn bản được
đưa ra sử dụng xem xét công nhận thông qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Do tính
chất bắt buộc của thủ tục này, pháp luật của các nước đều có quy định cụ thể về hợp
pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó
được cơng nhận và sử dụng tại quốc gia sở tại.
Ở Việt Nam, quy định pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự được ghi nhận lần
đầu tiên tại Thông tư số 1413-NG/TT của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngày
31/07/1995 quy định thể lệ hợp pháp hóa lãnh sự. Sau đó, ngày 03/6/1999, Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư số 01/1999/TT-NG quy định thể lệ hợp
pháp hoá giấy tờ, tài liệu. Để xây dựng khung pháp lý cho hoạt động hợp pháp hóa
lãnh sự, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền để quy định chi tiết vấn đề này
như Quốc hội ban hành Luật Tương trợ tư pháp 2007, Chính phủ ban hành Nghị
định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa
lãnh sự; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư số 01/2012/TT-BNG ngày
20/3/2012 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Mặc dù các quy
định về hợp pháp hóa lãnh sự đã được quy định một cách khá đầy đủ nhưng trên
thực tế, các chủ thể gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khi hợp pháp hóa lãnh sự các
giấy tờ, tài liệu để sử dụng tại Việt Nam.
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia có xu hướng ký
kết các Điều ước quốc tế để quy định về việc loại bỏ thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
đối với các loại giấy tờ, tài liệu được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền của nước
ngồi. Nhằm đơn giản hóa thủ tục này, Việt Nam cũng đã ký kết các Điều ước quốc
tế và ban hành các quy định về miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Cụ thể, tính đến tháng
10/2019, Việt Nam đã ký kết 02 Điều ước quốc tế đa phương có quy định về miễn
hợp pháp hóa lãnh sự, 18 Hiệp định lãnh sự có quy định về miễn hợp pháp hóa lãnh



2

sự với 19 nước, 18 Hiệp định tương trợ tư pháp có quy định về miễn hợp pháp hóa
lãnh sự với 19 nước, 01 Thỏa thuận về tương trợ tư pháp về dân sự với 01 nước có
quy định về miễn hợp pháp hóa lãnh sự, 04 Hiệp định hợp tác về ni con ni với
04 nước có quy định về hợp pháp hóa lãnh sự. Các văn bản này quy định rút ngắn
thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự so với hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân,
pháp nhân Việt Nam trong các giao dịch tại nước ngồi. Đáng lưu ý, việc miễn hợp
pháp hóa lãnh sự trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực
hiện theo hình thức khơng qua xác nhận. Điều này có thể dẫn đến tình trạng giả mạo
giấy tờ, khó khăn cho cơng tác xử lý và kiểm sốt của cơ quan có thẩm quyền. Tình
trạng giả mạo các văn bản của nhà nước đã và đang xảy ra đáng lo ngại khiến cho
các cơ quan có thẩm quyền của một số nước nghi ngờ và không xem xét đối với một
số loại văn bản của nhà nước Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Những vấn đề pháp lý
về hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” để làm
luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có luận án, luận
văn, khóa luận hay cơng trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về đề tài này.
Tuy nhiên, đã có một số bài báo khoa học nghiên cứu về vấn đề hợp pháp hóa lãnh
sự của một số tác giả tiêu biểu được phân thành hai nhóm sau đây:
Thứ nhất, Hồng Lan (2010), “Quy định về hợp pháp hoá lãnh sự và miễn
hợp pháp hố lãnh sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 04. Bài viết đã
khái quát ngắn gọn một số nội dung cơ bản về quy định hợp pháp hóa lãnh sự và
miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nêu ra một số trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh
sự và thực tiễn giải quyết của cán bộ tư pháp khi thụ lý hồ sơ của đương sự. Tuy
nhiên, bài viết chưa phân tích cụ thể những quy định của pháp luật Việt Nam và
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự.

Bài viết cũng chưa đánh giá được những bất cập của quy định pháp luật liên quan
đến hợp pháp hóa lãnh sự. Trên tinh thần tiếp thu các kết quả nghiên cứu trong tác
phẩm này, tác giả sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng để nghiên cứu một cách chun
sâu, tồn diện về phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết hơn các quy định của
pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự.
Thứ hai, các tài liệu liên quan đến Công ước La Hay ngày 05/10/1961 về việc
miễn hợp pháp hóa đối với giấy tờ cơng của nước ngồi (“Cơng ước Apostille”):


3

Một là, “Sổ tay hoạt động thực tiễn của Công ước Apostille” là ấn phẩm do
Văn phòng thường trực Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế xuất bản năm 2014 về
Công ước Apostille. Nội dung của cuốn Sổ tay này chủ yếu phân tích các quy định
của Cơng ước Apostille, giải thích các thuật ngữ, khái niệm trong Cơng ước và
chương trình cấp Apostille điện tử. Đây là tài liệu vơ cùng quan trọng và có ý nghĩa
trong việc nghiên cứu và gia nhập Công ước Apostille đối với các quốc gia trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cuốn Sổ tay này chỉ tập trung
phân tích Cơng ước Apostille mà khơng phân tích khả năng cũng như sự cần thiết
của Việt Nam khi gia nhập Công ước Apostille.
Hai là, chuyên đề “Thực tiễn nội luật hóa và áp dụng các quy định của điều
ước quốc tế tại một số quốc gia thành viên hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế”
đăng trên Chuyên san Thông tin khoa học pháp lý của Viện Khoa học pháp lý - Bộ
Tư pháp, số 2 năm 2019. Đây là một trong những nghiên cứu khái quát nhằm triển
khai nhiệm vụ nội luật hóa và áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế tại một số
quốc gia thành viên hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế do Viện Khoa học pháp lý
chủ trì thực hiện và có sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp. Nội dung của chuyên đề này đã
chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn phát sinh khi Việt Nam gia nhập Công ước
Apostille. Tuy nhiên, nội dung chuyên đề chưa phân tích cụ thể những quy định của
pháp luật Việt Nam và so sánh với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự.
Ba là, Nguyễn Hồng Bắc (2017), “Cơng ước La Hay năm 1961 về miễn hợp
pháp hóa tài liệu cơng nước ngồi và sự cần thiết gia nhập của Việt Nam”, Tạp chí
Luật học số 5. Nội dung bài viết đã đề cập nội dung cơ bản của Cơng ước Apostille,
phân tích mục đích, phạm vi áp dụng của Công ước, thẩm quyền cấp Apostille, các
nghĩa vụ chủ yếu của quốc gia thành viên và chứng nhận miễn hợp pháp hóa điện
tử. Tuy nhiên, vì đối tượng nghiên cứu của bài viết này là Công ước Apostille nên
tác giả đã khơng đi sâu vào phân tích cơ sở lý luận về hợp pháp hóa lãnh sự của Việt
Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như khơng có sự đánh
giá, so sánh các quy định pháp lý của các văn bản này về thủ tục hợp pháp hóa lãnh
sự. Luận văn sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu trong bài viết này và tiếp tục phát triển,
mở rộng để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết hơn về Công ước Apostille
và sự cần thiết phải tham gia Công ước của Việt Nam.
Bốn là, Yvon Loussouarn (1960), “Explanatory Report on the Hague
Convention of 5 October 1961 Abolishing the Requirement of Legalisation for


4

Foreign Public Documents”, Hague Conference on Private International Law, tome
II. Nôị dung của tài liệu này là hướng dẫn chi tiết các quy định của Công ước và
cũng đưa ra những kết luận của Ủy ban đặc biệt về việc thực hiện Công ước
Apostille. Tuy nhiên, tài liệu chỉ tập trung giải thích Cơng ước mà khơng phân tích
về sự cần thiết tham gia Công ước của Việt Nam cũng như đánh giá những thuận lợi
và khó khăn khi Việt Nam gia nhập Công ước Apostille.
Năm là, Oleksandra Prykhodko (2015), A Role of the Public Authorities in the
Procedure for Apostilization or Consular Legalization, Law Review of Kyiv
University of Law. Nội dung bài viết tập trung phân tích vai trị của cơ quan có thẩm
quyền thực hiện cấp Apostille và thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo pháp luật Ucrai-na, một trong những quốc gia thành viên của Công ước Apostille. Bài viết là tài
liệu tham khảo cho tác giả để so sánh, đối chiếu quy định hợp pháp hóa lãnh sự của

pháp luật nước ngoài với pháp luật Việt Nam nhằm hồn thiện quy định về hợp
pháp hóa lãnh sự.
Sáu là, các Kết luận và Khuyến nghị của Hội nghị La hay về Tư pháp quốc tế
về thực tiễn áp dụng Công ước Apostille:
(i) Hague Conference on Private International Law (2003), Conclusions and
Recommendations Adopted by the Special Commission on the pratical operation of
Hague Apostille, Evidence and Service Conventions, Permanent Bureau;
(ii) Hague Conference on Private International Law (2009), Conclusions and
Recommendations of the Special Commission on the practical operation of the
Hague Apostille, Service, Evidence and Access to Justice Conventions, Permanent
Bureau;
(iii) Hague Conference on Private International Law (2012), Conclusions and
Recommendations of the Special Commission on the Practical Operation of the
Apostille Convention, Permanent Bureau;
(iv) Hague Conference on Private International Law (2019), Conclusions and
Recommendations of the Special Commission on the practical operation of Hague
Apostille, Service, Evidence and Access to Justice Conventions, Permanent Bureau;
Các tài liệu này được văn phòng thường trực của Hội nghị La Hay về Tư pháp
quốc tế ban hành. Tài liệu này là những Kết luận và Khuyến nghị của Ủy ban đặc
biệt về thực tiễn áp dụng Công ước Apostille. Tài liệu này có giá trị trong việc phân
tích và làm rõ các quy định của Công ước Apostille. Theo đó, tác giả kế thừa các kết
quả nghiên cứu này để đề xuất việc tham gia Công ước Apostille của Việt Nam.


5

Bảy là, Hague Conference on Private International Law (2006), How to join
and implement the Hague Apostille Convention - Brief Implementation Guide for
countries interested in joining the Hague Convention of 5 October 1961 Abolishing
the Requirement of Legalisation for Foreign Public Documents, Permanent Bureau;

Nội dung của tài liệu này quy định về cách thức tham gia và áp dụng Công ước
Apostille. Tài liệu này là triển khai tóm tắt những nội dung liên quan đến Cơng ước
Apostille cho các chủ thể có dự định gia nhập Công ước này. Được ban hành bởi
Văn phòng thường trực của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế, tài liệu là nguồn
tài liệu quý giá để tác giả nghiên cứu các nội dung khái quát của Công ước Apostille
và cách thức gia nhập Công ước.
Qua tình hình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy rằng, việc nghiên cứu đề tài
“Những vấn đề pháp lý về hợp pháp hóa lãnh sự trong các Điều ước quốc tế và
pháp luật Việt Nam” cịn ít được quan tâm nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài này để
làm luận văn thạc sỹ nhằm nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về hợp pháp
hóa lãnh sự là rất cần thiết, đáp ứng được điều kiện về tính mới cũng như có khả
năng ứng dụng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ở cơng trình này, tác giả sẽ
phân tích, đánh giá một cách tồn diện các quy định của pháp luật Việt Nam và một
số Điều ước quốc tế có liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự nhằm góp phần hồn
thiện các quy định pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tác giả thực hiện với mục đích hồn thiện các quy định của pháp
luật Việt Nam về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự để nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định này trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Tác giả tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: (i) Làm rõ những
vấn đề mang tính chất lý luận về hợp pháp hóa lãnh sự; (ii) Phân tích những quy
định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam về
hợp pháp hóa lãnh sự và chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật về
thủ tục này; (iii) Đánh giá thực tiễn thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự và chỉ ra những
vấn đề còn tồn tại, vướng mắc; (iv) Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp
luật Việt Nam về hợp pháp hóa lãnh sự.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài



6

Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Quốc tế, tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp pháp hóa lãnh sự giới hạn
trong các quy định của pháp luật, bên cạnh đó, liên hệ với các quy định trong một số
Điều ước quốc tế liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự và chủ yếu là các Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, tác giả còn nghiên cứu thực tiễn áp
dụng các quy định hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ
áp dụng đan xen các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp
so sánh và phương pháp điều tra xã hội học để nghiên cứu vấn đề một cách toàn
diện.
Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: là hai phương
pháp chủ đạo trong toàn bộ đề tài. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích với mục
đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hợp pháp hóa lãnh sự, quy định của pháp
luật Việt Nam về hợp pháp hóa lãnh sự và các Điều ước quốc tế song phương và đa
phương có quy định về hợp pháp hóa lãnh sự. Phương pháp tổng hợp được sử dụng
nhằm liên kết, xâu chuỗi các vấn đề đã được phân tích, tóm tắt nội dung của mỗi
chương và đưa ra kết luận chung cho toàn luận văn.
Thứ hai, phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để đánh giá
các quy định pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự trong pháp luật của Việt Nam và
các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về vấn đề này. Từ đó
đề xuất kiến nghị nhằm bảo đảm sự thống nhất trong các quy định pháp luật về thủ
tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp điều tra xã hội học: tác giả sử dụng phương pháp này để

khảo sát ý kiến của các cá nhân về hợp pháp hóa lãnh sự, đặc biệt là các cán bộ,
cơng chức giải quyết hồ sơ yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự để đánh giá công tác áp
dụng pháp luật trong thực tiễn.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu có giá trị cho những ai
muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về hợp pháp hóa lãnh sự. Từ kết quả nghiên
cứu, đề tài góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về hợp pháp hóa lãnh sự, bên
cạnh đó nêu ra thực trạng, bất cập cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện


7

quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này. Do
đó, nội dung của đề tài còn là một cơ sở dữ liệu có giá trị tham khảo, góp phần phổ
biến kiến thức pháp lý cho sinh viên, học viên, nhà nghiên cứu cũng như những
người yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự và người làm công tác thực tiễn khi tiếp nhận,
xử lý hồ sơ này trong thực tế.
6. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hợp pháp hóa lãnh sự.
Chương 2: Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự theo một số Điều ước quốc tế và
pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp pháp
hóa lãnh sự.


8

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và giá trị pháp lý của hợp pháp hóa lãnh sự
1.1.1. Khái niệm của hợp pháp hóa lãnh sự
Về phương diện ngơn ngữ, theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam thì “hợp pháp”
1
nghĩa là đúng với pháp luật, không trái pháp luật. “Hợp pháp” cũng được hiểu là
2

thích đáng với pháp luật. Tương tự, Đại từ điển Tiếng Việt cũng giải thích “hợp
3

pháp” là “hợp với phép tắc, đúng theo luật lệ quốc gia”, cịn “hợp pháp hóa” là
4

“làm cho trở nên hợp pháp”. Những từ điển này khơng có định nghĩa cụ thể như
thế nào là hợp pháp hóa lãnh sự (“HPHLS”).
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, HPHLS là chứng nhận chữ ký và
con dấu trên giấy tờ tài liệu chính thức do cơ quan, tổ chức trong khu vực lãnh sự ở
nước tiếp nhận lập hoặc công chứng để sử dụng ở Việt Nam hoặc giấy tờ, tài liệu
chính thức do cơ quan, tổ chức Việt Nam lập hoặc công chứng để sử dụng trong khu
vực lãnh sự ở nước tiếp nhận và chứng thực sự phù hợp về hình thức văn bản của
5

những giấy tờ, tài liệu đó với pháp luật nước lập văn bản. Theo đó, HPHLS được
hiểu theo hai cách:
Một là, HPHLS là việc chứng nhận chữ ký và con dấu trên giấy tờ, tài liệu
chính thức do cơ quan đại diện của nước ngồi lập hoặc công chứng để sử dụng ở
Việt Nam.
Hai là, HPHLS là việc chứng thực sự phù hợp về hình thức của giấy tờ, tài
liệu do cơ quan, tổ chức Việt Nam lập hoặc công chứng để sử dụng ở nước ngoài.

6

Tác giả cho rằng, việc chỉ giới hạn cơ quan, tổ chức trong “khu vực lãnh sự”
của nước tiếp nhận hoặc sử dụng trong “khu vực lãnh sự” của nước tiếp nhận là
chưa thể hiện đầy đủ phạm vi của HPHLS bởi vì HPHLS có thể được thực hiện ở
trong và ngoài khu vực lãnh sự.
1
2
3

208.

Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng Hợp TP.HCM, tr. 886.
Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb. Văn hóa thơng tin, tr.320.
Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2013), Đại từ điển tiếng Việt (tái bản lần thứ 13), Nxb. Đại học quốc gia

TP.HCM, tr. 892.
4
Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2013), Đại từ điển tiếng Việt (tái bản lần thứ 13), Nxb. Đại học quốc gia
TP.HCM, tr. 892.
5
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. Công an nhân dân, tr.
6 Theo điểm b khoản 1 Điều 1 của Công ước Viên ngày 24/4/1963 về quan hệ lãnh sự (Công ước Viên năm
1963 về quan hệ lãnh sự) thì “khu vực lãnh sự” có nghĩa là khu vực dành cho một cơ quan lãnh sự để thực
hiện chức năng lãnh sự.


9

Trong phạm vi của một quốc gia, các giấy tờ được xuất trình tại quốc gia ban

hành thì khơng cần phải xác thực nguồn gốc. Điều này bắt nguồn từ quy tắc “acta
probant sese ipsa”, nghĩa là, nguồn gốc của các loại giấy tờ chính là ở giấy tờ đó
7

mà không cần phải xác minh về nguồn gốc. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, xu
hướng tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế tác động đến các quan hệ giữa các cá nhân,
cơ quan, tổ chức và các quốc gia, làm cho các mối quan hệ này ngày càng phức tạp
về tính chất và đa dạng về số lượng. Do đó, quan hệ về dân sự, hơn nhân và gia
đình, lao động, kinh doanh, thương mại, hành chính và hình sự có yếu tố nước
ngồi... ngày càng phát triển hơn. Các quy trình, hồ sơ học tập ở nước ngồi, cư trú,
nhập quốc tịch, nhận con ni có yếu tố nước ngoài, đầu tư, giao dịch, kinh doanh
quốc tế, thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngồi ngày càng đa dạng và phức tạp.
Không giống như khi sử dụng tại quốc gia ban hành, các giấy tờ, tài liệu của cá
nhân, tổ chức nước ngoài khi sử dụng ở một quốc gia khác phải được xác minh về
nguồn gốc. Quốc gia tiếp nhận các loại giấy tờ có thể khơng biết chức danh, thẩm
quyền của người ký hay cơ quan đã dán tem, đóng dấu trên các loại giấy tờ đó. Hơn
nữa, rất có thể các loại giấy tờ này là giả mạo, do các chủ thể tự tạo ra để thực hiện
những hành vi trái pháp luật hoặc có lợi cho chính họ. Chính vì vậy, các quốc gia sẽ
kiểm soát nguồn gốc của giấy tờ nước ngoài và chúng phải được xác thực bởi các cơ
quan có thẩm quyền hiểu rõ về loại giấy tờ này. Đó chính là ngun nhân hình thành
thủ tục HPHLS.
Trong xu thế tồn cầu hóa, các giấy tờ, tài liệu được yêu cầu HPHLS ngày
càng gia tăng. Các loại giấy tờ, tài liệu này được quy định khác nhau ở mỗi quốc gia
vì HPHLS là một thủ tục hành chính. Quy định về HPHLS thể hiện chủ quyền quốc
gia đối với giấy tờ, tài liệu của nước ngồi. Do đó, các loại giấy tờ, tài liệu được yêu
cầu hoặc miễn HPHLS được hiểu theo nhiều cách khác nhau khi các quốc gia cùng
ký kết các Điều ước quốc tế (“ĐUQT”) đa phương hoặc song phương liên quan đến
HPHLS.
8


Theo pháp luật của Trung Quốc, HPHLS là việc xác nhận tính xác thực của
con dấu hoặc chữ ký cuối cùng trên chứng thư cơng chứng liên quan đến nước ngồi
và các chứng chỉ khác được cấp tại Trung Quốc hoặc các tài liệu liên quan do
7

Yvon Loussouarn (1960), Explanatory Report on the Hague Convention of 5 October 1961 Abolishing the
Requirement of Legalisation for Foreign Public Documents, offprint from the Acts and Documents of the
Ninth Session of the Hague Conference on Private International Law, tome II, Legalisation, tr.2; Nic
Copeland (2013), Free movement of public documents, Library of the European Parliament., tr.4.
8
Điều 3, Nghị định số 02 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về các phương thức hợp pháp hóa lãnh sự 2015.


10

các quốc gia khác cấp, được thực hiện bởi các cơ quan HPHLS của thể nhân, pháp
nhân hoặc các tổ chức khác. HPHLS được phân chia thành hai loại là HPHLS giấy
tờ của Trung Quốc và HPHLS giấy tờ của nước ngoài.

9

10

Theo pháp luật U-crai-na, HPHLS bao gồm việc xác định và chứng nhận
tính xác thực của chữ ký, chức danh của người ký và con dấu, mẫu con dấu đã được
xác minh bởi cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận. HPHLS là việc xác nhận
giá trị của giấy tờ, tài liệu chính thức được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền của
quốc gia xuất xứ.

11

12

Theo pháp luật của Cộng hịa Nam Phi, HPHLS có nghĩa là việc các tài liệu
chính thức (cơng khai) có hiệu lực tại Cộng hịa Nam Phi được sử dụng bên ngồi
Cộng hịa Nam Phi bằng cách đóng dấu, dán tem và ký bằng chứng nhận Apostille
tại nơi các quốc gia ký kết Công ước La Hay ngày 05/10/1961 về việc miễn hợp
pháp hóa đối với giấy tờ cơng của nước ngồi (“Công ước Apostille”) hoặc với
Giấy chứng nhận xác thực tại nơi các quốc gia không ký kết Công ước Apostille. Do
đó, hợp pháp hóa có nghĩa là quy trình theo đó chữ ký và con dấu trên một tài liệu
chính thức (cơng khai) được chứng nhận. Cộng hịa Nam Phi là một trong những
quốc gia thành viên của Công ước Apostille quy định về miễn hợp pháp hóa đối với
giấy tờ cơng của nước ngồi nên các quy định pháp luật về HPHLS của quốc gia
này có những điểm tương đồng với quy định của Công ước.
Theo Công ước Apostille,

13

HPHLS được hiểu là thủ tục viên chức ngoại giao

hoặc viên chức lãnh sự của của nước nơi giấy tờ phải xuất trình chứng nhận tính xác
thực của chữ ký, chức vụ của người ký giấy tờ và tính xác thực của con dấu trên
giấy tờ đó. HPHLS là các quy trình qua đó chữ ký, con dấu, tem trên giấy tờ công
được xác thực bởi một loạt các cơ quan có thẩm quyền theo một quy trình cho đến
khi sự xác thực cuối cùng sẵn sàng được công nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền
của quốc gia tiếp nhận và có thể có hiệu lực pháp lý ở quốc gia đó. Theo đó, Cơng
ước này đã ghi nhận thẩm quyền HPHLS thuộc về viên chức ngoại giao và viên
chức lãnh sự. Chức năng của HPHLS ở đây là xác thực chữ ký, chức vụ của người
ký giấy tờ và con dấu trên giấy tờ đó. Thơng qua thủ tục HPHLS, cơ quan có thẩm
9


Điều 6, Nghị định số 02 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về các phương thức hợp pháp hóa lãnh sự 2015.

10

Điều 54, Hiến chương lãnh sự U-crai-na 1994.

11

Oleksandra Prykhodko (2015), A Role of the Public Authorities in the Procedure for Apostilization or
Consular Legalization, Law Review of Kyiv University of Law, No. 4, tr.404-407.
12
Quy tắc số 63 trong Bộ Quy tắc của Tòa án tối cao Nam Phi 1982.
13

Điều 2 Công ước Apostille.


11

quyền có thể xác nhận: (i) tính xác thực của chữ ký trên giấy tờ cơng đi kèm (nếu
có); (ii) thẩm quyền của người ký giấy tờ; và (iii) danh tính của con dấu hay tem
trên giấy tờ đó (nếu có).
Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm “HPHLS” đã được nhắc đến lần đầu tiên
tại Thông tư số 1413-NG/TT của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (“BNG”) ngày
31/7/1995 quy định thể lệ HPHLS, theo đó HPHLS là việc chứng nhận chữ ký và
con dấu trên những giấy tờ, tài liệu chính thức do cơ quan, tổ chức trong khu vực
lãnh sự ở nước tiếp nhận lập hoặc công chứng để sử dụng ở Việt Nam hoặc những
giấy tờ, tài liệu chính thức do cơ quan, tổ chức Việt Nam lập hoặc công chứng để sử
dụng trong khu vực lãnh sự ở nước tiếp nhận, và chứng thực sự phù hợp về hình
thức văn bản của những giấy tờ, tài liệu đó với pháp luật nước lập văn bản.


14

Tác giả cho rằng, quy định này có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là lần đầu tiên
HPHLS được thừa nhận và pháp lý hóa trong một văn bản quy phạm pháp luật do
BNG ban hành. Tuy nhiên, HPHLS không được phân biệt với chứng nhận lãnh sự
(“CNLS”) và các cơ quan có thẩm quyền HPHLS cũng chỉ giới hạn bởi viên chức
lãnh sự và viên chức ngoại giao. Theo tác giả, các quy định về thủ tục HPHLS theo
Thơng tư nói trên chưa được quy định một cách rõ ràng và dễ hiểu bởi lẽ HPHLS
khơng có sự tách biệt với CNLS nên hai thủ tục này được quy định một cách xen kẽ
và chưa được phân biệt cụ thể. Nếu có thêm một quy định về CNLS thì thủ tục này
sẽ đơn giản và dễ dàng hơn cho cơ quan yêu cầu HPHLS hoặc CNLS và cơ quan có
thẩm quyền thực hiện các thủ tục này.
Tiếp đến, tại Điều 1 của Thông tư số 01/1999/TT-NG của Bộ trưởng BNG
ngày 03/6/1999 quy định thể lệ hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu đã quy định HPHLS là
việc chứng thực chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng tại
Việt Nam. Điểm khác biệt của Thông tư số 01/1999/TT-NG so với Thông tư số
1413-NG/TT là việc hợp pháp hóa được chia thành hai thủ tục tách biệt. Một là, thủ
tục HPHLS là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài
với mục đích sử dụng tại Việt Nam. Hai là, thủ tục CNLS là việc chứng thực chữ
ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam với mục đích sử dụng ở nước ngoài.
Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành những lý luận
sau này về HPHLS. Thủ tục HPHLS và CNLS phải được tách biệt rõ ràng, phù hợp

14

Mục I.1 Thông tư số 1413-NG/TT.


12


với pháp luật của các nước trên thế giới trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc
tế.
Luật Tương trợ tư pháp được Quốc hội thông qua vào ngày 21/11/2007 là đạo
luật rất quan trọng quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện
tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài. Luật đã dành ra một điều khoản
quy định về khái niệm HPHLS và việc công nhận giấy tờ, tài liệu ủy thác tư pháp.
Theo đó, HPHLS là việc BNG, cơ quan đại diện ngoại giao (“CQĐDNG”), cơ quan
lãnh sự (“CQLS”) của Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước ngoài được ủy quyền
thực hiện chức năng lãnh sự chứng nhận chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu do cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng ở Việt
Nam.

15

Tác giả cho rằng, so với các khái niệm đã nêu, khái niệm của HPHLS theo

Luật Tương trợ tư pháp 2007 được hiểu một cách rõ ràng và đúng bản chất hơn.
Theo đó, chức năng của HPHLS là chứng nhận chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu
của cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi cấp, lập hoặc xác nhận để sử dụng ở
Việt Nam. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng chứng nhận chữ ký, con dấu
trên các giấy tờ, tài liệu này là BNG, CQĐDNG, CQLS của Việt Nam hoặc cơ quan
khác ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự.
Sau đó, vào ngày 05/12/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2011/NĐCP quy định về CNLS, HPHLS. Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này có giải thích
“HPHLS” như sau: “HPHLS là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng
nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài
liệu đó được cơng nhận và sử dụng tại Việt Nam”.
Phân tích Luật Tương trợ tư pháp 2007 và Nghị định số 111/2011/NĐ-CP có
thể phát hiện hai điểm khác biệt khi quy định về HPHLS.
Một là, khác biệt trong quy định về cơ quan có thẩm quyền HPHLS. Theo

Luật Tương trợ tư pháp 2007, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng HPHLS
là BNG, CQĐDNG, CQLS của Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước ngoài được ủy
quyền thực hiện chức năng lãnh sự. Trong khi đó, Nghị định số 111/2011/NĐ-CP
chỉ quy định cơ quan thực hiện chức năng HPHLS là “cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam” mà không diễn giải hay liệt kê cụ thể những cơ quan nào sẽ có thẩm
quyền HPHLS.

15

Khoản 1 Điều 7 Luật Tương trợ tư pháp 2007.


13

Hai là, khác biệt trong quy định về chức năng của HPHLS. Theo Luật Tương
trợ tư pháp 2007 thì chức năng của HPHLS là chứng nhận chữ ký, con dấu trên giấy
tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử
dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, chức năng của
HPHLS không chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký mà còn chứng nhận chức danh
trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được cơng nhận và sử
dụng tại Việt Nam. Hay nói cách khác, Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ghi nhận
thêm việc chứng nhận chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng ở
Việt Nam.
So với các khái niệm đã phân tích ở trên, sự kết hợp được nêu ở Luật Tương
trợ tư pháp 2007 và Nghị định số 111/2011/NĐ-CP có tính bao qt nhất về chức
năng của HPHLS bởi khơng chỉ thể hiện về mặt hình thức mà cịn thể hiện tính chất
pháp lý cũng như sự bao quát của HPHLS.
Đối chiếu với quy định pháp luật của các quốc gia về HPHLS, tác giả cho rằng
quy định về HPHLS trong pháp luật Việt Nam là phù hợp và dễ hiểu. Chẳng hạn,
theo pháp luật Trung Quốc, HPHLS có thể được hiểu là HPHLS các giấy tờ, tài liệu

của Trung Quốc và HPHLS giấy tờ của nước ngoài. Pháp luật của U-crai-na quy
định tương tự pháp luật Việt Nam về khái niệm HPHLS, trong khi pháp luật của
Cộng hòa Nam Phi quy định HPHLS là việc chứng nhận giá trị của các giấy tờ, tài
liệu của Cộng hịa Nam Phi được sử dụng bên ngồi quốc gia này. Như vậy, các
quốc gia này khơng có sự tách biệt giữa HPHLS và CNLS như pháp luật Việt Nam.
Theo tác giả, quy định của pháp luật Việt Nam về HPHLS là hợp lý vì nó thể hiện rõ
đặc trưng, bản chất và mục đích của HPHLS. Hơn nữa, việc phân biệt giữa HPHLS
và CNLS là cần thiết để giúp cơ quan có thẩm quyền và các chủ thể có yêu cầu
HPHLS dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan.

16

Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm “HPHLS” là “việc BNG,
CQĐDNG, CQLS của Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước ngoài được ủy quyền
thực hiện chức năng lãnh sự chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ,
tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi lập, cấp hoặc xác nhận để giấy
tờ, tài liệu đó được cơng nhận và sử dụng tại Việt Nam. HPHLS không bao hàm
việc chứng nhận về nội dung và hình thức mà nhằm kiểm tra tính pháp lý của các
loại giấy tờ, tài liệu được HPHLS.”
16Xem thêm tại mục 1.3.1. của luận văn.


14

1.1.2. Đặc điểm của hợp pháp hóa lãnh sự
HPHLS giấy tờ, tài liệu nước ngoài được thực hiện theo một thủ tục chặt chẽ
nhất định bởi các cơ quan có thẩm quyền HPHLS. Theo đó, HPHLS có năm đặc
điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, HPHLS được thực hiện theo một thủ tục chặt chẽ thể hiện thẩm
quyền của các cơ quan có chức năng trong hoạt động lãnh sự

Các cơ quan có thẩm quyền HPHLS sẽ áp dụng cách thức, trình tự rõ ràng để
giải quyết các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, thủ tục HPHLS
được quy định một cách cụ thể từ Điều 11 đến Điều 15 Nghị định số 111/2011/NĐCP. Thành phần hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, số lượng hồ sơ cũng như thời hạn giải
quyết hồ sơ được quy định rõ ràng, khơng phải thơng qua các bước trung gian nào.
Có thể thấy, HPHLS được quy định một cách chặt chẽ về thủ tục cũng như thẩm
quyền. Cơ quan có thẩm quyền HPHLS bao gồm Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Sở
Ngoại vụ TP.HCM, các cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền) và CQĐDNG,
CQLS của Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện
chức năng lãnh sự. Trong đó, BNG là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng
17

18

quản lý nhà nước về đối ngoại. “CQĐDNG” là Đại sứ quán và “CQLS” là Tổng
lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó Lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán của nước
19

ngoài ở Việt Nam. Cịn các cơ quan khác ở nước ngồi được ủy quyền thực hiện
chức năng lãnh sự bao gồm những cơ quan nào, Luật Tương trợ tư pháp 2007 chưa
xác định rõ.

20

Tại Việt Nam, BNG là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác lãnh sự đồng
thời cũng trực tiếp xử lý những công việc về lãnh sự theo quy định của pháp luật và
phân cơng của Chính phủ đối với các pháp nhân, công dân Việt Nam và các đối
21

tượng nước ngồi. Theo đó, Cục Lãnh sự (cụ thể là Phịng Hợp pháp hóa và


17

Điều 1 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Ngoại giao.
18
Khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 (sửa đổi, bổ sung năm
2017).
19

Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh số 25-L/CTN ngày 23/8/1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyền ưu
đãi, miễn trừ dành cho CQĐDNG, CQLS và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
20
Có thể xác định cơ quan này cũng là các cơ quan có chức năng đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước
ngồi nhưng khơng phải Đại sứ qn, Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán (như Văn phòng Kinh tế - Văn
hóa Việt Nam tại Đài Bắc).
21

Khoản 15 Điều 2 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.


15

22

23

CNLS) và Sở Ngoại vụ TP.HCM (Phòng Lãnh sự) là các cơ quan được BNG ủy
quyền thực hiện HPHLS tại Việt Nam. Trong đó, Phịng Lãnh sự thuộc Sở Ngoại vụ
TP.HCM có nhiệm vụ thực hiện việc HPHLS đối với các giấy tờ, tài liệu tại

TP.HCM và các tỉnh phía Nam (từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào).
Ngồi ra, 27 Sở, phịng, bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
cũng được BNG ủy quyền thực hiện HPHLS.

24

Tại nước ngồi, cơ quan có thẩm quyền HPHLS các giấy tờ, tài liệu để sử
dụng tại Việt Nam là CQĐDNG, CQLS của Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước
ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự. Đây là các cơ quan của Việt Nam
thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài. Có khoảng 96 CQĐDNG, CQLS, cơ
quan được thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam tại nước ngồi có thẩm quyền
25

HPHLS các giấy tờ, tài liệu . Các cơ quan này có thẩm quyền HPHLS giấy tờ, tài
liệu của nước ngồi để được cơng nhận và sử dụng tại Việt Nam.

26

Thứ hai, HPHLS chỉ chứng nhận tính xác thực của chữ ký, chức danh của
người ký và con dấu trên giấy tờ, tài liệu, không xác thực sự phù hợp về hình thức
và nội dung của giấy tờ, tài liệu đó
HPHLS khơng bổ sung hay gia tăng hiệu lực pháp lý của loại giấy tờ, tài liệu
sau khi được HPHLS. Nghĩa là nếu như giấy tờ, tài liệu này được HPHLS thì hiệu
lực pháp lý vẫn được giữ nguyên như đúng bản chất của nó. Hay nói cách khác,
HPHLS chỉ chứng nhận tính xác thực của chữ ký, chức danh của người ký và con
dấu trên giấy tờ, tài liệu (xác thực về chủ thể ký, đóng dấu trên tài liệu, giấy tờ) chứ
khơng có chức năng xác thực các vấn đề khác về hình thức và nội dung của loại
giấy tờ, tài liệu này. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện HPHLS theo quy trình cụ thể
và chặt chẽ để bảo đảm chủ thể đã ký tên, đóng dấu trên giấy tờ, tài liệu là có thật về
mặt thực tế.


22

Khoản 7 Điều 2 Quyết định số 2678/QĐ-BNG ngày 16/9/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Cục Lãnh sự.
23
Khoản 5 Điều 2 Quyết định số 3663/QĐ-BNG ngày 19/12/2018 của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao.
24
Tham khảo tại Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao,
/>75%2D6a32%2D4215%2Dafeb%2D47d4bee70eee&ID=34, 07/06/2020.
25

Tham khảo thêm danh sách các CQĐDNG Việt Nam tại nước ngoài được cập nhật đến ngày 21/5/2020
được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao Việt Nam: />26
Khoản 8 Điều 8 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).


16

Thứ ba, HPHLS là thủ tục giải quyết các công việc mang tính chấp hành và
điều hành nhà nước
Thủ tục HPHLS được tiến hành chủ yếu nhằm hỗ trợ, tổ chức hay tạo điều
kiện để các hoạt động của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội được thực hiện thuận
lợi. Do đó, thủ tục này được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục - là cơ sở pháp lý
cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng của mình. Hệ thống quy phạm
thủ tục là tồn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự, trật tự thực hiện thẩm
quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết công việc nhà nước và thực
27


hiện nghĩa vụ đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức và cơng dân. Đó cũng chính
là hệ thống các nguyên tắc quản lý và điều hành bắt buộc các cơ quan nhà nước
cũng như các công chức phải tuân theo trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền
của mình.
Thủ tục HPHLS được thực hiện để giải quyết những công việc liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức và phải trải qua các bước xác định để bảo
đảm công việc được giải quyết thỏa đáng và đúng quy định của pháp luật. HPHLS
mang tính tổ chức, chỉ đạo, điều hành trực tiếp để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên
quan đến các đối tượng cụ thể. Thủ tục này do nhiều chủ thể tiến hành, để tạo ra sự
thống nhất trong hoạt động quản lý thì tất yếu phải được thể hiện dưới dạng các quy
phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành. Hơn nữa, thủ tục này liên quan trực tiếp
đến việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể quản lý nên cần tránh sự lạm quyền,
lộng quyền hay không thực hiện hết thẩm quyền. Nếu không được pháp luật quy
định chặt chẽ thì sẽ khó khăn trong việc ngăn ngừa khả năng xâm hại quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Như vậy, nếu thiếu các thủ tục cần thiết thì quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia trong hoạt động này sẽ không được bảo đảm thực hiện và đạt được những
hiệu quả như các bên mong muốn. Quy phạm thủ tục có chức năng làm cho các quy
phạm nội dung của luật pháp được thực hiện thuận lợi. Thiếu những quy phạm thủ
tục này, việc thực thi HPHLS sẽ gặp khó khăn. Do đó, việc thực hiện thủ tục
HPHLS phải được điều chỉnh bởi các quy phạm thủ tục, quy định trình tự và
phương pháp thực hiện việc HPHLS.
Thứ tư, thủ tục HPHLS đa dạng và phức tạp về cơ quan có thẩm quyền thực
hiện
27

152.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Cơng an Nhân dân, tr.



17

Thủ tục HPHLS do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện như đã
nêu tại đặc điểm thứ nhất. Các cơ quan này bao gồm BNG, CQĐDNG, CQLS của
Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh
sự. Có khoảng 96 CQĐDNG, CQLS, cơ quan được thực hiện chức năng lãnh sự của
28

Việt Nam tại nước ngồi có thẩm quyền HPHLS các giấy tờ, tài liệu, do đó có thể
khẳng định số lượng cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục HPHLS cơ bản là rất
đa dạng và cũng tương tự đối với các cơng chức nhà nước có thẩm quyền ký, chứng
thực các loại giấy tờ, tài liệu này.
Thứ năm, thủ tục HPHLS có tính mềm dẻo, linh hoạt
HPHLS được thực hiện như hoạt động quản lý hành chính nhà nước vốn
phong phú, đa dạng. Nội dung và cách thức tiến hành cụ thể chịu sự tác động của rất
nhiều yếu tố khác nhau như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lý, đặc điểm của
đối tượng quản lý, điều kiện, yêu cầu thực hiện thủ tục. Mỗi yếu tố đó lại chịu sự tác
động đan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khiến cho
hoạt động này trở nên hết sức sống động.
Ví dụ, để sử dụng Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp (được cấp bởi cơ quan
có thẩm quyền của Hồng Kông) tại Việt Nam, loại giấy tờ này phải được cơng
chứng tại văn phịng cơng chứng của Hồng Kơng, sau đó được chứng nhận tại Tịa
án Tối cao của Hồng Kông và cuối cùng là được HPHLS tại CQĐDNG của Việt
Nam tại Hồng Kông. Cuối cùng, giấy tờ này được dịch sang tiếng Việt trước khi
nộp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Cũng giống như các thủ tục hành chính khác, thủ tục HPHLS cũng cần phải
thay đổi để thích ứng với sự biến đổi linh hoạt của hoạt động quản lý. Khi xây dựng
và áp dụng thủ tục này nếu nhận thức đúng đắn về đặc điểm này sẽ tạo ra sự linh
hoạt, mềm dẻo cho hoạt động quản lý, nếu phủ nhận đặc điểm này có thể làm xơ

cứng hoạt động quản lý, kìm hãm quá trình phát triển xã hội.
1.1.3. Giá trị pháp lý của hợp pháp hóa lãnh sự
Thủ tục HPHLS được quy định nhằm tạo ra trật tự trong hoạt động quản lý của
các cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành các hoạt động lãnh sự của mình. Các thủ
tục này quy định cách thức tiến hành các hoạt động nên chúng tạo ra cơ sở và điều
kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các công việc của cá
28Tham khảo thêm danh sách các CQĐDNG Việt Nam tại nước ngoài được cập nhật đến ngày 21/5/2020
được đăng trên Cổng thông tin điện tử của BNG Việt Nam: />

18

nhân, cơ quan, tổ chức theo luật định, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ
chức và cơng dân. Chỉ có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền
thực hiện thủ tục HPHLS và thực hiện thủ tục trong phạm vi thẩm quyền do pháp
29

luật quy định. Theo đó, HPHLS mang lại những giá trị pháp lý như sau:
Một là, thủ tục HPHLS là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ,
cơng chức, cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm
sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của các cơ quan này.
Đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức thì HPHLS là cơng cụ bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của họ. Nếu pháp luật chỉ quy định về việc các cá nhân, tổ chức phải
thực hiện việc HPHLS mà khơng quy định cách thức để thực hiện chúng thì người
dân khó biết cách xử sự và dễ dẫn đến khả năng hành xử tùy tiện của công quyền –
khi vai trị thực hiện những quyền này thuộc về cơng quyền. Nếu thủ tục này được
quy định nhưng rườm rà, phức tạp, không minh bạch, thiếu khả năng thực thi thì
quyền và lợi ích hợp pháp của họ khó thành hiện thực hoặc việc thực thi sẽ gây tốn
kém về thời gian, công sức và tiền bạc cho cá nhân, tổ chức. Thủ tục HPHLS là
phương tiện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân, cơ quan,
tổ chức. Thông qua thủ tục này, cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện và bảo vệ các

quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cịn các cơ quan có thẩm quyền HPHLS thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định.
Ví dụ, tổ chức nước ngồi muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, những
doanh nghiệp này cần phải cung cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại
quốc gia mà pháp nhân đó được thành lập. Tuy nhiên, loại tài liệu này cần phải được
thực hiện thủ tục HPHLS để được sử dụng tại Việt Nam. Do đó, thủ tục HPHLS là
cơng cụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức. Thông qua thủ
tục này, công dân thực hiện và bảo vệ các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của
mình, còn các chủ thể quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật. HPHLS là công cụ bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan có chức năng lãnh sự. Các cơ quan này có nhiệm vụ quyền hạn cụ thể khác
nhau được pháp luật quy định. Thủ tục càng hợp lý, cơng khai, minh bạch, đơn giản,
thuận lợi thì càng dễ thực thi các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
Đối với nhà nước, thủ tục HPHLS là phương tiện để bảo đảm hoạt động của cơ
quan nhà nước được minh bạch, hợp pháp. Quy trình này là cơng cụ bảo đảm
29
Hồng Lan (2010), “Quy định về hợp pháp hố lãnh sự và miễn hợp pháp hoá lãnh sự”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 4, tr.30.


19

việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động
lãnh sự. Các cơ quan thực hiện thủ tục HPHLS rất đa dạng và phức tạp, tùy thuộc
vào nhiều yếu tố và các vùng lãnh thổ quốc gia trên thế giới. Việc quy định thủ tục
HPHLS chuẩn xác, gọn nhẹ sẽ bảo đảm hoạt động của cơ quan có thẩm quyền được
diễn ra một cách có hiệu quả. Ngược lại, nếu thủ tục này được quy định rườm rà,
không minh bạch hay không khả thi sẽ gây bất lợi cho hoạt động của cơ quan có
thẩm quyền. Do đó, thủ tục này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
làm việc của cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, việc này cịn có khả năng dẫn

đến các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, vụ lợi… vì những cơng chức, viên
chức thực hiện có thể lạm dụng quyền hạn khi thực hiện HPHLS.
Hai là, thủ tục HPHLS được thực hiện minh bạch, công khai, theo đúng quy
định của pháp luật thì sẽ có khả năng ngăn chặn nguy cơ xâm phạm các quyền và
lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Việc quy định cụ thể về HPHLS
trong pháp luật nhằm bảo đảm sự ổn định và tính thống nhất của thủ tục này, giúp
các bên nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, tránh gây bất đồng và tranh chấp. Thủ
tục này sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời để các yêu cầu của cá
nhân, tổ chức được thi hành thống nhất.
Thủ tục HPHLS góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thủ
tục này công khai, minh bạch và thực thi chuẩn xác sẽ giúp các cá nhân, doanh
nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh một cách thuận lợi, dễ dàng. Ngược
lại, thủ tục rườm rà, thiếu minh bạch sẽ làm gia tăng khả năng tiêu cực trong thực
hiện các dự án đầu tư, kinh doanh, khó tạo ra sân chơi bình đẳng, lành mạnh và làm
tăng chi phí cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, khó thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.2. Khái niệm pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự và vị trí của pháp luật
về hợp pháp hóa lãnh sự trong hệ thống pháp luật quốc gia
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự
Hiện nay, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở thành hiện thực tất yếu khách
quan mà các quốc gia khơng thể đứng ngồi. Quan hệ dân sự, thương mại, lao động,
hơn nhân gia đình giữa các quốc gia ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về tính
chất. Thực tế cho thấy hầu hết các giao dịch giữa công dân, pháp nhân, nhà nước
với nước ngồi được thể hiện dưới hình thức văn bản do cơ quan có thẩm quyền của
mỗi nước cấp hoặc lập ra. Nếu một chủ thể muốn sử dụng văn bản ở một nước khác
thì phải được quốc gia nơi văn bản được đưa ra sử dụng xem xét cơng nhận thơng
qua thủ tục HPHLS. Do tính chất bắt buộc của thủ tục này, pháp luật của các nước


×