Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Phiên toà sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.96 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN HỒI
PHIÊN TỊA SƠ BỘ THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VÀ

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH:
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHIÊN TỊA SƠ BỘ THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VÀ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TIẾN SỸ VÕ THỊ KIM OANH
Học viên: LÊ VĂN HOÀI


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số


liệu nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất
cả những số liệu và kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
Tác giả

LÊ VĂN HỒI

tháng năm 2020


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Cụm từ đầy đủ

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

VKS

Viện kiểm sát

TTHS

Tố tụng hình sự


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHIÊN TỊA SƠ BỘ TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ........................................................................................................ 10
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của phiên tòa sơ bộ.................................. 10
1.1.1. Khái niệm phiên tòa sơ bộ..................................................................... 10
1.1.2. Đặc điểm của phiên tòa sơ bộ................................................................ 13
1.1.3. Ý nghĩa của phiên tòa sơ bộ................................................................... 15
1.2. Cơ sở của việc quy định phiên tịa sơ bộ trong tố tụng hình sự..................17
1.3. Mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với các chế định có liên quan...............20
1.3.1. Mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự................................................................................................................. 20
1.3.2. Mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự................................................................................................................. 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: PHIÊN TỊA SƠ BỘ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MỘT SỐ NƯỚC......................................................................................................... 26
2.1. Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga.................26
2.1.1. Thành phần tham gia phiên tòa sơ bộ................................................... 26
2.1.2. Những trường hợp mở phiên tịa sơ bộ................................................. 28
2.1.3. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ bộ.......................................... 33
2.1.4. Các quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ.......................................36
2.2. Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ.............................38
2.2.1. Thành phần tham gia phiên tòa sơ bộ................................................... 38
2.2.2. Những trường hợp mở phiên tịa sơ bộ................................................. 39
2.2.3. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ bộ.......................................... 40


2.2.4. Các quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ.......................................42
2.3. Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự Italia................................. 43
2.3.1. Thành phần tham gia phiên tịa sơ bộ................................................... 43

2.3.2. Những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ................................................. 45
2.3.3. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên tịa sơ bộ.......................................... 48
2.3.4. Những quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ..................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ PHIÊN TỊA SƠ BỘ................................57
3.1. Sự cần thiết của việc quy định phiên tòa sơ bộ trong pháp luật tố tụng
hình
sự Việt Nam.............................................................................................................. 57
3.2. Một số kiến nghị xây dựng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về phiên
tòa
sơ bộ trên cơ sở học tập kinh nghiệm pháp luật nước ngoài..................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 80
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 83


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định: “coi xét xử là hoạt động trọng tâm
của hoạt động tư pháp” và “Đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo

hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh
tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…”.
Đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết của Bộ Chính trị đặt ra, Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã sửa đổi,
bổ sung nhiều điểm mới liên quan đến giai đoạn xét xử sơ thẩm. Trong đó, để đảm
bảo nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, đảm bảo bản án của
Tòa án được tuyên đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì địi hỏi phải nâng cao
hiệu quả các hoạt động tố tụng tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Trong quá trình xây dựng và hồn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,
các nhà làm luật đã có sự nghiên cứu, tham khảo pháp luật nước ngồi và cụ thể hóa
các quy định này vào trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 phù hợp với các điều
kiện của Việt Nam hiện nay. Để đảm bảo nâng cao hiệu quả các hoạt động tố tụng
tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, một trong những chế định mà
các nhà làm luật quan tâm khi tham khảo pháp luật nước ngồi là chế định về phiên
tịa sơ bộ. Theo đó, tại Báo cáo tham khảo pháp luật tố tụng hình sự một số nước
trên thế giới ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã
chỉ ra rằng thủ tục tại phiên tòa sơ bộ sẽ loại trừ chứng cứ bất hợp pháp, đặc biệt là


2

nâng cao tính tranh tụng cho phiên tịa xét xử vụ án hình sự 1. Tuy nhiên, chế định
này chưa được nghiên cứu một cách toàn diện cũng như chưa được ghi nhận vào
trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Phiên tòa sơ bộ là phiên tòa diễn ra trước khi bắt đầu phiên tịa chính thức
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà ở đó có sự tham gia của cả chủ thể tiến hành tố
tụng và chủ thể tham gia tố tụng để giải quyết một số nội dung của vụ án. Nhận thức
được vai trò và ý nghĩa quan trọng của phiên tòa sơ bộ mà nhiều quốc gia trên thế
giới đã quy định chế định này vào trong pháp luật tố tụng hình sự. Đối với Việt
Nam, khi ghi nhận quy định về phiên tòa sơ bộ trong Bộ luật Tố tụng hình sự sẽ giải

quyết được cả những vấn đề về lý luận cũng như về thực tiễn quá trình giải quyết vụ
án hình sự. Bên cạnh đó, phiên tịa sơ bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế
tình trạng oan sai, tiết kiệm thời gian, chi phí tố tụng cũng như hạn chế tình trạng trả
hồ sơ để điều tra bổ sung. Đặc biệt, phiên tòa sơ bộ sẽ là sự mở rộng tranh tụng để
giải quyết một số nội dung của vụ án. Do đó, việc nghiên cứu có hệ thống, tồn diện
các vấn đề liên quan đến phiên tịa sơ bộ để ghi nhận vào Bộ luật Tố tụng hình sự
Việt Nam là vơ cùng cấp thiết. Đồng thời, việc quy định phiên tòa sơ bộ còn được
coi là “tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mơ hình tố tụng tranh tụng” 2,
phù hợp với định hướng cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra hiện nay.
Phiên tịa sơ bộ khơng phải là vấn đề mới trên thế giới nhưng lại hồn tồn
mới mẻ đối với Việt Nam. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự
một số quốc gia, cụ thể là Cộng hòa Liên bang Nga, Hoa Kỳ và Italia để đưa ra
những kiến nghị pháp lý phù hợp cho việc xây dựng các quy định về phiên tòa sơ bộ
trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “PHIÊN
TỊA SƠ BỘ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VÀ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM”.

1 Việt kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tham khảo pháp luật TTHS một số nước trên thế giới,
/>dex=2&TaiLieuID=1935 (truy cập lần cuối ngày 29/10/2019).
2Tờ trình về Dự án Bộ luật TTHS sửa đổi (Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII)
ngày 08/06/2015, (truy cập lần
cuối ngày 16/07/2020).


3

2.

Tình hình nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý về


tư pháp hình sự của các quốc gia trên thế giới ngày càng được các tác giả quan tâm.
Trong đó, các quy định về phiên tòa sơ bộ đã được nhiều quốc gia ghi nhận và cụ
thể hóa vào trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, đề tài tiếp cận trên cơ sở pháp
luật nước ngồi về phiên tịa sơ bộ, cụ thể là trong pháp luật tố tụng hình sự Cộng
hòa Liên bang Nga, Hoa Kỳ và Italia. Do đó, trong tình hình nghiên cứu, tác giả
tổng hợp một số bài viết về phiên tòa sơ bộ trong pháp luật Cơng hịa Liên bang
Nga, Hoa Kỳ, Italia và một số nước khác như sau:
-

Cuốn sách “General Reports to the 10th international congress of

comparative law”, (Báo cáo tổng quan của Đại hội quốc tế lần thứ 10 về pháp luật
so sánh) của Lamn Vanda, Péteri Zoltán (Public hearing in the absence of the
accused person, Gereral Reports to the 10th international congress of comparative
law, edited by Publie par, Akademiai Kiado, Budapest, 1981). Cuốn sách nêu ra yêu
cầu nâng cao năng lực của Toà án trong giai đoạn tiền xét xử được đề cập một cách
có hệ thống. Tác giả nhấn mạnh vai trò của các bên tham gia tố tụng trước khi xét
xử là rất quan trọng, ảnh hưởng đến nội dung của phán quyết tại tịa, do đó, pháp
luật TTHS cần nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong giai đoạn này.
-

Cuốn sách “Outline of the U.S. Legal System” (Khái quát hệ thống

pháp luật Hoa Kỳ): Chương 5 cuốn sách đề cập đến thủ tục TTHS có Bồi thẩm đồn
trong phiên tịa sơ bộ; thủ tục trong một phiên xét xử sơ thẩm. Cũng trong cơng
trình này, tác giả còn đề cập đến những hạn chế của pháp luật TTHS Hoa Kỳ về thủ
tục tố tụng đối nghịch dựa trên giả định mỗi vụ án hình sự đều có hai mặt đối lập.
-


Cuốn sách “Problems in criminal procedure” (Một số vấn đề trong

TTHS) của Grano, Joseph D: Cuốn sách bao gồm 20 chương là các vấn đề nổi bật
về thủ tục TTHS. Trong đó, tại chương 11 tác giả cũng đã phân tích và đánh giá một
số nội dung của phiên tòa sơ bộ.


4

-

Sách chuyên khảo “Criminal Procedure: Prosecuting crime” (Thủ tục

tố tụng: Truy tố hình sự) của Joshua Dressler và George C. Thomas III
(Thomson/West, Printed in the USA, 2006). Đây là công trình nghiên cứu đề cập
đến chuỗi hoạt động và vai trị của Cơng tố viên trong nhiều giai đoạn tố tụng khác
nhau, trong đó tại giai đoạn chuẩn bị xét xử, vai trị của Cơng tố viên rất quan trọng,
nhưng Công tố viên phải hoạt động và hỗ trợ nhiều hơn cho các hoạt động thu thập
chứng cứ của Toà án.
-

Sách chuyên khảo “Judges, legislator and professors: Chapters in

European Legal History” (Thẩm phán, các nhà lập pháp và các giáo đồ: Những
chương trong lịch sử pháp lý Châu Âu) của R.C. Van Caenegem. Cơng trình nghiên
cứu chun sâu về q trình hình thành và phát triển cơ chế Bồi thẩm đồn (jury)
tham gia xét xử vụ án hình sự ở Châu Âu, chủ yếu là ở các nước Anh, Pháp và Đức.
Bằng cách phân tích sự ảnh hưởng của bối cảnh lập pháp đến cơ chế tham gia xét
xử của Bồi thẩm đoàn, trong mối tương quan với Thẩm phán xét xử và luật sư bào
chữa. Bên cạnh việc phân tích vai trị của Bồi thẩm đồn trong hoạt động tranh tụng

tại phiên toà, tác giả đã đặt ra một vấn đề khá mới trong TTHS đó là sự tham gia
của Bồi thẩm đoàn trong hoạt động chuẩn bị xét xử của Toà án.
-

Sách chuyên khảo “Criminal evidence and procedure: The Essential

Framework” (Khung thiết yếu về chứng cứ và thủ tục TTHS) của Stephen
Seabrooke và John Sprack (The Essential Framework, BlackStone Press limited,
2004). Đây là cuốn sách đề cập đến vấn đề cơ bản của chứng cứ tội phạm và thủ tục
thu thập chứng cứ trên cơ sở khái quát nhiều đạo luật ở nước Anh và Châu Âu. Tác
giả nhận diện, phân tích, bình luận về quyền nhận tội hay không của bị cáo trước
khi bắt đầu phiên chất vấn chính thức, quyền được lựa chọn xét xử tóm tắt nếu bị
cáo nhận tội và thủ tục thực hiện quyền được cung cấp thơng tin buộc tội tại phiên
tồ hình sự sơ thẩm. Tác giả phân tích trường hợp khởi tố trọng tội, Cơng tố viên
thực hiện quy trình xét xử của Bồi thẩm đồn để có được bản cáo trạng chống lại bị
can thì vai trị của Chánh tồ quận và người được Chánh tồ uỷ quyền có vai trị
như thế nào trong q trình chuẩn bị xét xử.


5

-

Cuốn sách “Procedure Penale” (Tiến trình tố tụng) của Corinne

Ranault Brahinsky. Đây là một cơng trình nổi tiếng của Corinne Renault Brahinsky
về TTHS Pháp được tái bản 14 lần. Corinne Renaul Brahinsky đã phân tích các đặc
điểm chung của phiên tồ như tính cơng khai, xét xử bằng lời nói và sự đối lập về
quyền lợi,... Một trong những điểm chú ý của cuốn sách là đưa ra quan điểm của tác
giả về những hạn chế của thủ tục TTHS Pháp nói chung và giai đoạn tiền xét xử nói

riêng. Dựa trên những hiểu biết của mình, tác giả cho rằng cần phải cải cách thủ tục
TTHS theo hướng tăng cường vai trò của các bên tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn
chuẩn bị xét xử.
-

William T. Pizzi, Luca Marafioti (1992), The New Italian Code of

Criminal Procedure; Robert C. Lowe (1975), Writing Requirements and the Parol
Evidence Rule: A Student Symposium Summer 1975 – The Constitutional Right to
a Preliminary Hearing in Louisiana; Publie par, Akademiai Kiado, Budapest (1981),
Public hearing in the absence of the accused person, Gereral Reports to the 10th
international congress of comparative law; Bureau of International Information
Programs United States Department of State (2004), Outline of the U.S. Legal
System; The Difficulties of Building an Adversarial Trial System on a Civil Law
Foundation, Yale Journal of International Law; Office Of Attorney General Eric
Schmitt (2019), The Court Process Understanding the Criminal Justice Process,…
Các bài viết này đã chỉ ra trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ bộ, những trường
hợp loại trừ khơng mở phiên tịa sơ bộ, đánh giá và đưa ra những điểm hạn chế, bất
cập của phiên tòa sơ bộ.
Tuy các quy định về phiên tòa sơ bộ cịn hồn tồn mới mẻ đối với pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam nhưng cũng đã có một số bài viết liên quan đến phiên
tòa sơ bộ trong các bài báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu khoa học như luận
văn, luận án,… Dưới đây, tác giả chỉ liệt kê một số bài viết gần nhất với đề tài:
- Lê Thanh Phong (2018), Xét xử sơ thẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh, Luận án Tiến sỹ Luật học – Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam.


6


- Lê Thanh Phong (2018), Phiên tòa sơ bộ – Giải pháp nâng cao chất
lượng tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí Tịa án nhân dân số 12, Tòa án nhân
dân tối cao.
- Lê Thanh Phong (2018), Bàn về giới hạn xét xử trong Bộ luật Tố tụng
hình sự 2015, Tạp chí Kiểm sát số 12, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Lê Thanh Phong (2017), Hoàn thiện các quy định về phiên tịa hình sự
sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3, Bộ Tư
pháp.
Các bài viết trên đây của tác giả Lê Thanh Phong đã chỉ ra được khi ghi
nhận phiên tòa sơ bộ sẽ giải quyết được một số bất cập trong quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015: phiên tịa sơ bộ sẽ tạo ra cơ chế hợp lý cho việc đưa ra xét xử
theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố; phiên tòa sơ bộ sẽ là
sự mở rộng tranh tụng để giải quyết một số nội dung của vụ án với sự tham gia của
bên buộc tội và bị can, bị cáo, người bào chữa thay vì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa
đơn phương quyết định; giải quyết các yêu cầu thu thập bổ sung chứng cứ và quyết
định trưng cầu giám định lại,… cũng như những ý nghĩa của phiên tòa sơ bộ đối với
thực tiễn giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cho rằng chuẩn bị
xét xử là giai đoạn tố tụng hình sự độc lập, do đó cần bổ sung phiên tịa sơ bộ là
hình thức tố tụng chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Các bài viết này cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra ý nghĩa của phiên tòa sơ bộ
đối với lý luận và thực tiễn về giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam. Thậm chí, có tài
liệu đề cập đến một số nội dung liên quan đến phiên tịa sơ bộ nhưng cũng chỉ mang
tính định hướng mà chưa giải quyết các vấn đề lý luận về bản chất cũng như pháp lý
khi ghi nhận chế định này. Điều này cho thấy tính mới của đề tài khi chưa có một
bài viết nào nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện về phiên tịa sơ bộ. Do đó, trên
cơ sở nghiên cứu pháp luật nước ngồi, tác giả đề xuất xây dựng phiên tòa sơ bộ
một cách tồn diện trong Bộ luật Tố tụng hình sự với các nội dung cụ thể về: thành
phần tham gia phiên tòa sơ bộ; những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ; trình tự, thủ
tục tiến hành phiên tịa sơ bộ; các quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ.



7

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề
tài 3.1. Mục đích của đề tài
- Đề tài làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phiên tòa sơ bộ bao gồm khái
niệm, đặc điểm và ý nghĩa của phiên tòa sơ bộ; cơ sở của việc quy định phiên tòa sơ
bộ trong tố tụng hình sự; mối quan hệ giữa phiên tịa sơ bộ với các chế định có liên
quan: chuẩn bị xét xử sơ thẩm, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Đề tài làm rõ được các vấn đề về phiên tòa sơ bộ trong pháp luật tố tụng
hình sự một số quốc gia để rút ra được ưu điểm, nhược điểm trong pháp luật các
quốc gia. Từ đó, đưa ra đánh giá pháp luật nước ngồi so với quan điểm lý luận có
những điểm nào phù hợp hoặc chưa phù hợp nhằm kiến nghị những vấn đề phù hợp
với điều kiện Việt Nam.
- Đề tài làm rõ sự cần thiết của việc quy định phiên tịa sơ bộ trong pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu pháp luật nước ngoài, Đề tài kiến nghị
xây dựng các quy định liên quan đến phiên tòa sơ bộ trong Bộ luật Tố tụng hình sự
phù hợp với điều kiện và quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của phiên tòa sơ bộ; làm rõ cơ
sở của việc quy định phiên tòa sơ bộ trong TTHS. Phân tích mối quan hệ giữa phiên
tịa sơ bộ với các chế định có liên quan: chuẩn bị xét xử sơ thẩm, phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự.
-

Nghiên cứu pháp luật TTHS Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Italia về phiên

tòa sơ bộ với những nội dung được quy định cụ thể cũng như thực tiễn áp dụng các
quy định về phiên tòa sơ bộ ở các quốc gia này.

-

Phân tích và đánh giá sự cần thiết của việc quy định phiên tòa sơ bộ

trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
-

Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích so sánh các quy định của pháp luật các

quốc gia với nhau, tác giả đề xuất xây dựng các nội dung cụ thể của phiên tòa sơ bộ


8

về thành phần tham gia phiên tòa sơ bộ, các trường hợp mở phiên tịa sơ bộ, trình
tự, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ bộ và các quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các nội dung liên quan đến phiên tịa sơ bộ trong pháp

luật tố tụng hình sự một số quốc gia mà cụ thể là Cộng hòa Liên bang Nga, Hoa Kỳ
và Italia. Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia
này vì đây là các quốc gia có quy định mơ hình phiên tịa sơ bộ một cách nổi bật và
rõ nét. Đồng thời, đây còn là các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc xây
dựng cũng như áp dụng các quy định về phiên tòa sơ bộ. Trong đó, một số quốc gia
cũng có sự tương đồng khi lựa chọn mơ hình tố tụng hình sự pha trộn (Việt Nam
cũng đang hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự để phát huy ưu điểm
của mơ hình tố tụng hình sự này). Bên cạnh đó, đề tài cịn tiếp cận quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự 2015 thơng qua việc đánh giá sự cần thiết của việc quy định

phiên tòa sơ bộ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo được mục đích hướng đến của đề tài nên trong quá trình nghiên

cứu, tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích nhằm thu thập kiến thức, hiểu biết, lý
luận chung nhất để làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của phiên tòa sơ bộ, cơ
sở của việc quy định phiên tòa sơ bộ, mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với các chế
định khác có liên quan; làm rõ các nội dung liên quan đến phiên tòa sơ bộ trong pháp
luật các quốc gia Cộng hòa Liên bang Nga, Hoa Kỳ và Italia về các trường hợp mở
phiên tòa sơ bộ, thành phần tham gia phiên tịa sơ bộ, trình tự, thủ tục tiến hành phiên
tòa sơ bộ và các quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ; làm rõ sự cần thiết của việc
quy định phiên tòa sơ bộ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam.
- Phương pháp phương pháp so sánh, đánh giá nhằm có cái nhìn tồn diện
mối quan hệ giữa phiên tịa sơ bộ với các chế định khác có liên quan như chuẩn bị xét
xử sơ thẩm, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; xem xét sự giống nhau cũng


9

như khác nhau trong quy định pháp luật các quốc gia về các nội dung liên quan đến
phiên tòa sơ bộ làm cơ sở cho việc đánh giá ưu điểm, nhược điểm trong các quy
định này.
- Phương pháp đánh giá và tổng hợp nhằm đưa ra nhận xét về các quy
định của các quốc gia khác nhau trên thế giới về phiên tòa sơ bộ, đồng thời tổng hợp
các lý luận, quy định liên quan đến đề tài cũng như đề xuất, kiến nghị xây dựng các

nội dung cụ thể liên quan đến phiên tòa sơ bộ phù hợp với các điều kiện cũng như
yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
6.

Ý nghĩa và khả năng ứng dụng của đề tài
Phiên tòa sơ bộ là một trong những chế định được nhiều quốc gia trên thế

giới xây dựng và áp dụng mang lại nhiều hiệu quả và ý nghĩa đối với quá trình giải
quyết vụ án hình sự, đặc biệt là đối với phiên tòa xét xử sơ thẩm chính thức. Cùng
với bối cảnh chung của thế giới và quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay,
việc BLTTHS ghi nhận và cụ thể hóa các nội dung của phiên tòa sơ bộ là điều tất
yếu xảy ra. Do đó, dự kiến khi hồn thành, đề tài sẽ là cơng trình nghiên cứu khái
qt, tồn diện các khía cạnh lý luận cũng như pháp lý liên quan đến phiên tòa sơ
bộ. Đồng thời, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động
nghiên cứu và học tập với những người quan tâm đến tố tụng hình sự nói chung và
phiên tịa sơ bộ nói riêng.
7.

Kết cấu của đề tài
Ngồi các phần: Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Danh mục tài liệu

tham khảo, nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về phiên tịa sơ bộ trong tố tụng hình
sự.
Chương 2: Phiên tịa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước.
Chương 3: Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật tố
tụng hình sự về phiên tòa sơ bộ.


10


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHIÊN TÒA SƠ BỘ
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1.

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của phiên tòa sơ bộ

1.1.1. Khái niệm phiên tòa sơ bộ
Phiên tòa sơ bộ (hay còn gọi là phiên tòa trù bị) là một trong những chế
định quan trọng và được nhiều quốc gia trên thế giới quy định vào trong pháp luật
tố tụng hình sự. Phiên tịa sơ bộ khơng chỉ được ghi nhận ở những nước theo mơ
hình tố tụng tranh tụng như Hoa Kỳ, Anh,.. mà ở cả những nước theo mơ hình tố
tụng pha trộn (có sự kết hợp của cả hình thức tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh
tụng) như Liên Bang Nga, Italia, Đức,… Ở các quốc gia này, phiên tòa sơ bộ được
xem như là cơng cụ làm cho q trình giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng,
giảm tải áp lực lên các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là Tòa án.
Thuật ngữ “Phiên tòa sơ bộ” trong tiếng Anh là “Preliminary hearing”
(preliminary có nghĩa là sơ bộ, sự trù bị trước), trong tiếng Italia là thuật ngữ
“Udienza preliminare”, còn trong tiếng Nga là “Predvaritel'noye slushaniye”.
Theo Từ điển Black’s Law, Phiên tòa sơ bộ được hiểu là “ phiên tòa
được tiến hành bởi một Thẩm phán nhằm để xác định liệu một người bị buộc tội có
nên bị đưa ra xét xử hay khơng. Phiên tịa này được tiến hành trong các vụ án trọng
tội trước khi cáo trạng cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh về việc có lý do để
tin rằng: (a) một tội phạm đã được thực hiện và (b) bị cáo là người thực hiện hành
vi phạm tội.
Xét xử sợ bộ trước khi xét xử chính thức là một sự sàng lọc đầu tiên về
tội danh; chức năng của phiên tịa này khơng phải là xét xử bị cáo, cũng không yêu
cầu số lượng hoặc chất lượng chứng cứ cần thiết như việc ra cáo trạng hoặc để kết
án tại phiên tòa. Chức năng của phiên tịa này là để xác định xem có đủ bằng

chứng


11

để đưa một bị cáo ra xét xử hay không. Bị cáo có hồn cảnh khó khăn có quyền
được đại diện bởi luật sư tại phiên tòa sơ bộ”3.
Với cách giải thích trong Từ điển Black’s Law đã chỉ ra được mục đích và
chức năng cơ bản của phiên tịa sơ bộ là xác định xem có đủ chứng cứ để quyết định
đưa bị cáo ra xét xử bằng phiên tịa chính thức hay khơng. Theo đó, bằng nghiệp vụ
của mình Thẩm phán dựa trên các chứng cứ được đưa ra tại phiên tòa để tin rằng:
tội phạm đã được thực hiện và chính bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội đó.
Hay nói cách khác, Phiên tịa sơ bộ “được mơ tả tốt nhất là “phiên tịa trước phiên
tịa” mà tại đó Thẩm phán quyết định, khơng phải là bị cáo “có tội” hay “khơng có
tội” mà liệu có đủ bằng chứng để buộc bị cáo phải bị đưa ra xét xử hay không. Để
xét xử sơ bộ, Thẩm phán sử dụng tiêu chuẩn pháp lý “nguyên nhân có thể xảy ra”,
quyết định liệu cơ quan tiến hành tố tụng có đưa ra đủ bằng chứng để thuyết phục
bồi thẩm đoàn rằng tội phạm đã được thực hiện hay không và bị cáo đã phạm tội”4.
Theo Từ điển English Law Dictionary, Phiên tòa sơ bộ là “(i) các thủ tục
tố tụng được tiến hành tại Tòa án với sự tham gia của người làm chứng, bị hại để
xem xét có đủ chứng cứ đưa vụ án ra xét xử hay khơng; (ii) trong các vụ án có yêu
cầu bồi thường nhỏ, phiên tòa sơ bộ còn xem xét đến việc có nên áp dụng các biện
pháp đặc biệt hay không nếu vụ án được đưa ra xét xử; (iii) là thủ tục tố tụng xem
xét một số nội dung vụ án chứ khơng phải là tồn bộ vụ án” 5. Khái niệm này không
những chỉ ra mục đích của phiên tịa sơ bộ mà cịn xác định thành phần tham gia
phiên tịa sơ bộ có thể có cả người làm chứng, bị hại.
Tương tự như hai khái niệm trên, trong The New Italian Code of
Criminal Procedure cũng chỉ ra: Phiên tòa sơ bộ là “một phiên tòa với mục đích
kiểm sốt về mặt tư pháp đối với số lượng và chất lượng những chứng cứ được
Công tố viên thu thập, tạo cơ hội cho luật sư bào chữa được tiếp cận với hồ sơ của

Công tố viên và đưa ra một số chứng cứ gỡ tội. Các bên có cơ hội lần lượt tranh
th

3 Black's Law Dictionary, 6 ed. (St. Paul, MN: West, 1990), tr.1180.
4 (truy cập lần cuối 22/05/2020).
th
5 English Law Dictionary, 4 ed. (P.H.Collin, 2004), tr.230.


12

luận để bảo vệ cho quan điểm vụ án phải được đưa ra xét xử (Công tố viên) hoặc
chống lại việc đưa vụ án ra xét xử (người bào chữa, bị cáo). Sau đó, Thẩm phán
phải quyết định có hay không đưa vụ án ra xét xử sau khi kết thúc phiên tòa sơ
bộ”6. Tuy nhiên, khác với hai cách định nghĩa trên, trong bài viết này còn chỉ ra một
số hoạt động diễn ra tại phiên tòa sơ bộ mà nổi bật là sự tranh luận giữa bên buộc tội
và bên gỡ tội để chứng minh hoặc bác bỏ việc có đủ chứng cứ để đưa vụ án ra xét
xử hay khơng.
Pháp luật TTHS Việt Nam chưa từng có sự ghi nhận về phiên tòa sơ bộ
cũng như các tài liệu khoa học pháp lý trong nước nghiên cứu về chế định này cịn
hạn chế. Do đó, chưa có một định nghĩa đầy đủ và thống nhất về phiên tịa sơ bộ.
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ học) thì sơ bộ có nghĩa là “tính
chất bước đầu, chuẩn bị cho bước tiếp theo đầy đủ hơn” 7. Tương tự, trong Từ điển
Từ và ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân giải thích: “sơ là bắt đầu, bộ là bước,
sơ bộ là ở bước đầu”8.
Trong Thuật ngữ pháp lý của TS. Nguyễn Mạnh Hùng thì Phiên tịa sơ
bộ (phiên tòa trù bị) là “phiên tòa được tổ chức trước khi mở phiên tòa xét xử vụ
án, để xem xét một số vấn đề thuộc vụ án, theo quy định của pháp luật tố tụng hình
sự, như việc đưa bị can là người chưa thành niên ra xét xử hoặc trong trường hợp
người phạm tội có thể bị phạt tử hình” 9. Cách định nghĩa này đã chỉ ra được mục

đích và thời điểm mở phiên tịa sơ bộ. Tuy nhiên, cách xác định các trường hợp tiến
hành phiên tòa sơ bộ chỉ áp dụng khi đưa bị can là người chưa thành niên ra xét xử
hoặc người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tử hình là chưa phù hợp, thu hẹp
phạm vi áp dụng của phiên tòa sơ bộ.
Theo TS. Lê Thanh Phong, Phiên tịa sơ bộ là “hình thức tố tụng chủ yếu
của giai đoạn chuẩn bị xét xử với sự tham gia của những người tiến hành tố tụng,
của người bào chữa và những người tham gia tụng khác nhằm kiểm tra lại toàn bộ
6 William T. Pizzi, Luca Marafioti (1992), The New Italian Code of Criminal Procedure, tr.13.
7 Từ điển tiếng Việt, Viện Ngơn ngữ học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.796 và Hoàng Phê

(chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 2006, Nxb Đà Nẵng, tr. 868.
8 Nguyễn Lân ( 2000), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,,tr.1593.

9 Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, tr.349.


13

hành vi và hậu quả mà bị cáo đã thực hiện, kiểm tra lại toàn bộ chứng cứ thu thập
được trong quá trình điều tra, điều tra bổ sung theo quyết định trả hồ sơ của Tòa
án”10. Khái niệm này đã chỉ ra được mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với giai đoạn
chuẩn bị xét xử, mục đích và thành phần tham gia phiên tòa sơ bộ.
Qua các phân tích trên, có thể thấy khái niệm phiên tịa sơ bộ được tiếp
cận ở nhiều góc độ khác nhau như tiếp cận từ mục đích, chức năng, thành phần
tham gia phiên tòa sơ bộ hoặc thời điểm mở phiên tịa sơ bộ. Từ đó, tác giả rút ra
khái niệm phiên tòa sơ bộ như sau:
Phiên tòa sơ bộ là phiên tòa được tổ chức trước khi mở phiên tòa xét
xử vụ án theo những căn cứ luật định với sự tham gia của những người tiến
hành tố tụng, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nhằm xác
định có đủ chứng cứ để buộc tội người bị buộc tội tại phiên tòa sơ thẩm được thể

hiện bằng quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc quyết định bổ sung chứng cứ
hoặc các quyết định làm chấm dứt vụ án hình sự.
1.1.2. Đặc điểm của phiên tòa sơ bộ
Từ khái niệm phiên tòa sơ bộ đã phân tích, có thể rút ra một số đặc điểm
cơ bản của phiên tòa sơ bộ như sau:
Thứ nhất, về thời điểm mở phiên tòa sơ bộ. Phiên tòa sơ bộ là hình thức
tố tụng chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị xét xử. Do đó, có thể xác định thời điểm mở
phiên tịa sơ bộ là khi Viện Cơng tố (VKS) chuyển cáo trạng, hồ sơ vụ án sang Tòa
án và kết thúc khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ bộ ra quyết định đưa vụ án ra xét
xử hoặc quyết định về việc bổ sung chứng cứ hoặc quyết định làm chấm dứt vụ án
hình sự.
Thứ hai, về chủ thể tham gia phiên tòa sơ bộ. Chủ thể tham gia phiên tòa
sơ bộ bao gồm những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.
Người tiến hành tố tụng tham gia vào phiên tòa sơ bộ bao gồm Thẩm phán chủ tọa
(theo quy định của nhiều quốc gia, Thẩm phán làm chủ tọa phiên tịa sơ bộ thì

10
Lê Thanh Phong (2018), Xét xử sơ thẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ
Luật học - Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr.107.


14

không được đồng thời là Thẩm phán tham gia giải quyết tại phiên tịa xét xử đối với
vụ án đó), Công tố viên (Kiểm sát viên). Người tham gia tố tụng tham gia phiên tòa
này bao gồm người bào chữa, người bị buộc tội, có thể triệu tập thêm bị hại, người
làm chứng (nếu thấy cần thiết). Ngoài ra, Thẩm phán chủ tọa có thể triệu tập người
giám định, người phiên dịch,… nếu thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu của các bên.
Thứ ba, về mục đích và chức năng của phiên tòa sơ bộ. Đây là một trong
những đặc điểm quan trọng để phân biệt phiên tòa sơ bộ với các phiên tòa khác (sẽ

được làm rõ tại mục 1.3). Theo đó, mục đích và chức năng của phiên tịa sơ bộ là
xem xét có đủ chứng cứ để Thẩm phán tin rằng đã có tội phạm xảy ra và chính
người bị buộc tội là người thực hiện hành vi phạm tội. Việc “đủ chứng cứ” tại phiên
tòa sơ bộ chỉ là “đủ” để Thẩm phán đưa vụ án ra xét xử và xét xử người bị buộc tội
bằng phiên tịa hình sự sơ thẩm. Tại phiên tịa này, khơng địi hỏi về số lượng cũng
như chất lượng chứng cứ phải đủ để xác định tội danh như tại phiên tịa sơ thẩm xét
xử vụ án hình sự.
Thứ tư, về căn cứ mở phiên tòa sơ bộ. Theo quy định pháp luật TTHS của
nhiều quốc gia thì phiên tịa sơ bộ khơng phải được tiến hành trong mọi trường
hợp11. Hay nói cách khác, phiên tịa sơ bộ chỉ được tổ chức khi có những căn cứ
luật định. Tính chất của các căn cứ này tùy theo quy định của mỗi quốc gia như dựa
vào tính nghiêm trọng của vụ án (Hoa Kỳ, Italia) hoặc các căn cứ liên quan đến tính
hợp pháp của chứng cứ (Liên Bang Nga). Có thể nói, phiên tịa sơ bộ là thủ tục đặc
trưng và chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Tuy nhiên, ở
các quốc gia này, giai đoạn chuẩn bị xét xử còn có những thủ tục khác có khả năng
làm chấm dứt vụ án hình sự hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử mà không nhất
thiết phải trải qua phiên tòa sơ bộ.
Thứ năm, về văn bản tố tụng. Văn bản tố tụng là sự thể hiện kết quả của
quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Khi kết thúc phiên tòa sơ bộ, Thẩm phán
chủ tọa cũng ban hành một trong các văn bản tố tụng thể hiện kết quả làm việc tại
phiên tịa sơ bộ. Theo đó, nếu qua trình bày của các bên buộc tội và bên gỡ tội,
11

(truy cập lần cuối 22/05/2020).


15

Thẩm phán thấy đủ chứng cứ để xét xử người bị buộc tội tại phiên tịa hình sự sơ
thẩm thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được ban hành. Ngược lại, nếu không đủ

chứng cứ đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung hoặc yêu cầu thay đổi cáo trạng khi có sự thay đổi về tội danh, yêu cầu khắc
phục vi phạm thủ tục tố tụng hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án khi có các căn cứ
luật định.
Tóm lại, với những phân tích trên, có thể thấy phiên tịa sơ bộ có các đặc
điểm đặc thù về thời điểm, chủ thể tham gia, mục đích, căn cứ và văn bản tố tụng.
Do đó, phiên tịa sơ bộ là thủ tục tố tụng góp phần vào q trình giải quyết hiệu quả
và nhanh chóng vụ án hình sự.
1.1.3. Ý nghĩa của phiên tịa sơ bộ
Phiên tòa sơ bộ là phiên tòa được tiến hành trước khi tổ chức phiên tòa
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Do đó, có thể xem đây là bước chuẩn bị cần thiết cho
phiên tịa chính thức nên có thể thấy, phiên tịa sơ bộ có những ý nghĩa quan trọng
khơng chỉ đối với phiên tịa xét xử chính thức mà cịn có ý nghĩa đối với cả q
trình giải quyết vụ án hình sự. Theo đó, phiên tịa sơ bộ có những ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, phiên tịa sơ bộ góp phần giải quyết vụ án nhanh chóng và
đúng đắn. Các hoạt động diễn ra tại phiên tòa sơ bộ để đảm bảo rằng việc đưa vụ án
và người bị buộc tội ra xét xử là phù hợp và có căn cứ pháp luật. Nếu Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa sơ bộ đánh giá và nhận thấy các chứng cứ được đưa ra còn chưa
đủ sức thuyết phục rằng người bị buộc tội là người thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ
ra quyết định đỉnh chỉ làm chấm dứt vụ án hình sự hoặc ra các quyết định yêu cầu
bổ sung chứng cứ.
Do đó, hạn chế được tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần,
giảm tình trạng hỗn phiên tịa, kéo giảm tỷ lệ án huỷ, hạn chế tình trạng sau xét xử
sơ thẩm bị cáo kháng cáo kêu oan cũng như khắc phục sai phạm ngay từ giai đoạn
chuẩn bị xét xử mà khơng phải đến phiên tịa xét xử mới khắc phục được các sai


16

phạm này12. Đồng thời, phiên tịa sơ bộ cũng góp phần tiết kiệm chi phí tố tụng,

thời gian tố tụng nếu như phải tổ chức các phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Thứ hai, phiên tịa sơ bộ là bước chuẩn bị cho phiên tòa xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự được diễn ra hiệu quả. Theo đó, phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự được xem là trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự và là đỉnh cao của
quyền tư pháp, tại phiên toà quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất; mọi tài liệu chứng
cứ của vụ án do Cơ quan điều tra, Cơ quan công tố thu thập trong quá trình điều tra
đều được xem xét một cách cơng khai tại phiên toà, những người tiến hành tố tụng
và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, được tranh luận,
chất vấn những điều mà tại Cơ quan điều tra họ khơng có điều kiện thực hiện13.
Hay nói cách khác, bằng phiên tịa sơ bộ bên buộc tội và bên gỡ tội có cơ
hội được tiếp xúc với chứng cứ mà các bên đưa ra để chuẩn bị cho việc tranh tụng
tại phiên tòa xét xử đạt hiệu quả cao nhất, góp phần làm sáng tỏ sự thật vụ án. Đồng
thời, đây được xem là cơ chế đảm bảo quyền con người – quyền bào chữa của người
bị buộc tội được phát biểu, tranh luận ngay từ trước khi phiên tòa xét xử được tiến
hành.
Thứ ba, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng
đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là đối với Cơ quan cơng tố 14.
Bằng phiên tịa sơ bộ, địi hỏi Cơng tố viên (Kiểm sát viên) phải nâng cao trách
nhiệm của mình đối với cáo trạng và các chứng cứ buộc tội. Tại phiên tịa sơ bộ,
Cơng tố viên (Kiểm sát viên) phải trình bày và đưa ra các chứng cứ cần thiết để
chứng minh rằng có tội phạm xảy ra và người bị buộc tội đã thực hiện hành vi phạm

12

Lê Thanh Phong (2018), Xét xử sơ thẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ
Luật học -

13
Đinh Văn Quế (2011), Thủ tục xét xử sơ thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng và

phương hướng hoàn thiện, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp - Kinh nghiệm Cộng hòa liên bang Đức”.
14
Arnella, Peter, Reforming the Federal Grand Jury and the State Preliminary Hearing to Prevent
Conviction without Adjudication, tr.476.


17

tội nhằm thuyết phục Thẩm phán thông qua cáo trạng và đưa vụ án ra xét xử bằng
phiên tịa chính thức.
Như vậy, có thể thấy, phiên tịa sơ bộ mang lại nhiều ý nghĩa khơng chỉ
đối với phiên tịa xét xử mà cịn góp phần vào q trình giải quyết vụ án hình sự.
Đồng thời, nâng cao trách nhiệm và nghiệp vụ của cả cơ quan tiến hành tố tụng và
người bào chữa. Đặc biệt, phiên tòa sơ bộ là bước chuẩn bị và nhằm mở rộng sự
tranh tụng tại phiên tòa xét xử. Đây là ý nghĩa quan trọng mà Việt Nam cần học hỏi
và tiếp thu để nâng cao “tính tranh tụng” đối với việc giải quyết vụ án hình sự, đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
1.2.

Cơ sở của việc quy định phiên tịa sơ bộ trong tố tụng hình sự
Theo Từ điển Tiếng Việt, cơ sở là “cái làm nền tảng trong quan hệ với

những cái được xây dựng trên nó hoặc dựa trên nó mà tồn tại, phát triển” 15. Cơ sở
của việc quy định phiên tòa sơ bộ trong TTHS là những vấn đề nền tảng để xây
dựng nên các quy định pháp luật về phiên tòa sơ bộ cũng như áp dụng các quy định
này vào trong thực tế.
Theo đó, việc quy định phiên tịa sơ bộ trong TTHS xuất phát từ những
cơ sở sau:
Thứ nhất, phiên tòa sơ bộ bị chi phối bởi mơ hình TTHS. Trên thế giới

hiện nay, có ba loại mơ hình TTHS đó là: mơ hình TTHS thẩm vấn, mơ hình TTHS
tranh tụng và mơ hình TTHS hỗn hợp. Theo đó, mơ hình TTHS có thể hiểu là cách
thức tổ chức hoạt động TTHS quyết định địa vị tố tụng của các chủ thể tham gia
hoạt động TTHS như thế nào và nguồn gốc động lực của hoạt động TTHS là gì: là
hoạt động tích cực của các bên tranh tụng hay là hoạt động tích cực của các cơ quan
nhà nước mà trước hết là cơ quan Tòa án hay là sự kết hợp cả hai 16.
Phiên tòa sơ bộ được ghi nhận đầu tiên là ở các quốc gia theo mô hình
TTHS tranh tụng (Anh17, Hoa Kỳ). Sau đó, được cả các quốc gia theo mơ hình
15
Hồng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.215.
16
Nguyễn Thái Phúc (2007), Mô hình TTHS Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí
Khoa
học pháp lý, số 5, tr.16.
17
Ở Anh chế định này bị bãi bỏ vào năm 1933.


18

TTHS hỗn hợp quy định vào trong pháp luật TTHS. Việc quy định phiên tòa sơ bộ
xuất phát dựa trên cơ sở khắc phục những hạn chế của mơ hình TTHS tranh tụng
mang lại.
Mơ hình TTHS tranh tụng là loại hình TTHS xuất hiện đầu tiên. Mơ hình
này ban đầu xuất hiện và áp dụng ở Hy Lạp cổ đại, sau đó được đưa vào La Mã với
tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”. Ban đầu, người ta quan niệm rằng tội phạm là một
phạm trù cá nhân, là cái thay thế cho sự trả thù cá nhân, do đó Nhà nước khơng can
thiệp. Quyền khởi kiện trước hết thuộc về người bị hại, sau đó mở rộng ra đến
những người thân thích của người bị hại18. Cũng chính từ quan điểm lợi ích cá nhân
mà mơ hình TTHS tranh tụng coi việc nhận tội của nghi can là lý do để chấm dứt

quá trình giải quyết vụ án. Việc cho phép đàm phán nhận tội (plea bargaining) được
xem là ví dụ minh họa điển hình19.
Qua q trình áp dụng mơ hình TTHS tranh tụng bộc lộ một số hạn chế:
vai trị của Viện cơng tố rất mờ nhạt vì khơng có trách nhiệm trong hoạt động điều
tra. Tồn bộ hoạt động điều tra do cảnh sát tiến hành. Kết quả điều tra được tổng
hợp bằng nhiều phương thức khác nhau và khơng có hồ sơ chính thức của vụ án và
không được chuyển trước cho Thẩm phán trước khi mở phiên tịa xét xử. Khác với
mơ hình TTHS thẩm vấn là Tịa án có vai trị tích cực, trực tiếp thẩm vấn và đóng
vai trị chính trong thẩm vấn cơng khai tại phiên tịa. Cịn Tịa án trong mơ hình
TTHS tranh tụng có vai trị thụ động, rất ít khi hoặc không tham gia thẩm vấn mà
chỉ là người điều khiển phần thẩm vấn cũng như phần tranh luận của các bên. Do
Tịa án khơng biết trước hồ sơ vụ án nên sự tranh tụng giữa hai bên là nội dung chủ
yếu của phiên tòa và nhiệm vụ của các bên trong quá trình tranh tụng là thuyết phục
Tịa án chấp nhận u cầu của mình20.

18
19

Tư pháp hình sự so sánh(1999), Thông tin khoa học pháp lý, (Số chun đề).
Tơ Văn Hịa (2009), Những đặc điểm của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng và phương hướng
hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo: Mơ hình tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao,
20
Nguyễn Thái Phúc (2007), Mơ hình TTHS Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 5, tr.16.


19

Do đó, để hạn chế và khắc phục nhược điểm của mơ hình TTHS tranh

tụng mà phiên tịa sơ bộ được quy định vào trong pháp luật TTHS các quốc gia này.
Theo đó, tăng cường vai trị và sự chủ động khơng chỉ của Thẩm phán mà cịn của
Cơng tố viên tham gia vào vụ án. Phiên tòa này đòi hỏi Cơng tố viên phải có trách
nhiệm với các chứng cứ đã thu thập được và thuyết phục Thẩm phán tin rằng đã có
tội phạm xảy ra nhằm đưa vụ án ra xét xử. Cịn về phía Thẩm phán được tiếp xúc
một cách khái quát về các chứng cứ và nghe các bên tranh luận về tính hợp pháp,
hợp lý của chứng cứ để đưa ra quyết định đúng đắn. Đối với các quốc gia theo mơ
hình TTHS pha trộn, việc áp dụng phiên tòa sơ bộ được xem là phương tiện phát
huy ưu điểm cũng như khắc phục hạn chế của mơ hình TTHS tranh tụng và mơ hình
TTHS thẩm vấn mang lại.
Thứ hai, phiên tòa sơ bộ là cơ sở cung cấp thông tin cho việc lựa chọn
Bồi thẩm đồn tham gia vào phiên tịa xét xử chính thức. Theo đó, đối với các quốc
gia có áp dụng chế định Bồi thẩm đoàn là thành phần tham gia phiên tịa xét xử thì
đều trải qua phiên tịa sơ bộ. Tại phiên tòa này, người bị buộc tội cũng sẽ được hỏi
lại về việc xác nhận yêu cầu Bồi thẩm đoàn tham gia xét xử vụ án.
Sau khi phiên tòa sơ bộ kết thúc, các thành viên này được Ủy viên Bồi
thẩm đồn của Tịa án lựa chọn ngẫu nhiên từ hồ sơ đăng ký cửa tri theo kế hoạch
lựa chọn Bồi thẩm đồn đã được cơng bố. Sau đó, Tịa án và các bên (Cơng tố viên,
Luật sư bào chữa) sẽ trực tiếp chọn các ứng viên. Tòa án và các bên sẽ đặt ra một
loạt các câu hỏi cho các ứng viên. Các câu hỏi này được lập ra với mục đích xác
định bất cứ cá nhân nào có hiểu biết về tình tiết vụ án hoặc các bên hoặc bất cứ
nhân chứng nào21.
Sau khi hoàn tất việc phỏng vấn, Công tố viên và Luật sư bào chữa sẽ đưa
ra các thách thức hợp lý và cần thiết để chọn ra các thành viên Bồi thẩm đoàn. Để
đảm bảo việc lựa chọn ra các cá nhân là thành viên của Bồi thẩm đồn biết càng ít
thơng tin về vụ án, khơng có sự định hướng trước về vụ án thì địi hỏi Cơng tố

21
Tơ Văn Hịa (chủ biên) (2012), Những mơ hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, Nxb.
Hồng Đức, tr.225.



×