Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại theo luật trọng tài thương mại năm 2010 (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.04 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

NGÔ THỊ MỸ HẢO

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGƠ THỊ MỸ HẢO
Khóa: 41
MSSV 1653801011088
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. ĐẶNG QUỐC CHƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc Sĩ Đặng Quốc Chƣơng, đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng…….năm…….


Tác giả

Ngơ Thị Mỹ Hảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

BTTH

Bồi thƣờng thiệt hại

Công ƣớc New York

Công ƣớc New York năm 1958 về Công nhận và cho thi
hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

LCT


Luật Cạnh tranh

LDN

Luật Doanh nghiệp

LTM

Luật Thƣơng mại

LTTTM

Luật Trọng tài thƣơng mại

Luật Mẫu

Luật Mẫu về Trọng tài thƣơng mại quốc tế UNCITRAL
năm 1958, đƣợc sửa đổi năm 2006

TCTM

Tranh chấp thƣơng mại

TTTM

Trọng tài thƣơng mại


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THẦM QUYỀN TRỌNG TÀI THƢƠNG
MẠI.......................................................................................................................... 5
1.1. Khái quát về tranh chấp thƣơng mại............................................................. 5
1.1.1. Khái niệm tranh chấp................................................................................ 5
1.1.2. Phân loại tranh chấp.................................................................................. 5
1.1.3. Khái niệm tranh chấp thƣơng mại........................................................... 7
1.2. Khái quát về phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng
mại.......................................................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm trọng tài thƣơng mại............................................................. 10
1.2.2. Đặc trƣng của trọng tài thƣơng mại...................................................... 11
1.2.3. Phân loại trọng tài thƣơng mại............................................................... 13
1.3. Thẩm quyền trọng tài thƣơng mại ở một số nƣớc trên thế giới.................16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN TRỌNG TÀI
THƢƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010...............24
2.1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thƣơng mại....................24
2.2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thƣơng mại............................................................................................................ 27
2.3. Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định đƣợc giải quyết bằng
trọng tài.................................................................................................................. 31
2.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài trong một số lĩnh vực đặc
thù........................................................................................................................... 35
2.4.1. Thẩm quyền của trọng tài đối với yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại
hội đồng cổ đông................................................................................................ 35
2.4.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài trong lĩnh vực cạnh
tranh.................................................................................................................... 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 48
KẾT LUẬN............................................................................................................ 49



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu
rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Hệ quả của tiến trình này là các
hoạt động thƣơng mại mang tính chất trong nƣớc và quốc tế giữa các cá nhân, tổ
chức ngày càng phát triển mạnh mẽ. Song, q trình hợp tác ln đi kèm với mâu
thuẫn, bất đồng giữa các bên là điều không thể tránh khỏi. Điều này đã đặt ra một
nhiệm vụ cấp thiết là cần phát triển rộng rãi một phƣơng thức giải quyết tranh chấp
mang lại hiệu quả tối ƣu cho các bên. Trong đó trọng tài thƣơng mại (TTTM) đƣợc
biết đến nhƣ là phƣơng thức giải quyết tranh chấp lâu đời và mang tính tồn cầu
bởi nó thể hiện đƣợc những ƣu điểm vƣợt trội, mang lại nhiều lợi ích cho các bên.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Việt Nam đã tiến hành soạn thảo và cho
ra đời Pháp lệnh TTTM năm 2003, và sau đó là Luật trọng tài thƣơng mại năm
2010 (LTTTM 2010) tạo hành lang pháp lý cần thiết để cơ chế trọng tài có thể phát
triển phù hợp với xu thế chung của thế giới. Thực tế, từ sau khi LTTTM ra đời cho
đến thời điểm năm 2018, tính chất phức tạp và số vụ tranh chấp đƣợc trung tâm
1

trọng tài thụ lý ngày càng có xu hƣớng tăng lên. Tuy nhiên, trong khi LTTTM
đƣợc đánh giá là một bƣớc tiến tích cực trong quá trình xây dựng mở rộng thẩm
quyền của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì độ phổ biến của trọng tài
dƣờng nhƣ chỉ mới dừng lại ở các cơng ty, tập đồn lớn trong nƣớc và quốc tế, nội
dung tranh chấp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực thƣơng mại nhƣ mua bán hàng
hóa (40%), dịch vụ (18%), xây dựng (14%), bảo hiểm (8%), tài chính ngân hàng
2

(5%), logistics (2%), gia cơng đóng tàu (1%), vay tài sản (1%), thuê tài sản (1%).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là các quy định về phạm vi
thẩm quyền trọng tài còn chƣa thực sự cụ thể và rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu và
áp dụng khác nhau, từ đó khả năng cao phán quyết trọng tài bị tịa án tun hủy vì

trọng tài khơng có thẩm quyền. Chính điều này đã góp phần làm cho các bên không
“mặn mà” với trọng tài. Thay vào đó họ ƣu tiên lựa chọn Tịa án quốc gia nhằm
đảm bảo tính an tồn cho kết quả giải quyết tranh chấp. Có chăng nếu các bên lựa
chọn khởi kiện tại trọng tài thì lĩnh vực tranh chấp cũng nằm trong “vùng an toàn”
mà trọng tài chắc chắn có thẩm quyền giải quyết (chủ yếu các tranh chấp về hợp
đồng mua bán hàng hóa).

1 truy cập ngày
26/5/2020
2 truy cập ngày
26/5/2020

1


Xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài đƣợc xem nhƣ
là nền tảng cơ bản, là “chìa khóa” mở ra q trình tố tụng và thi hành phán quyết
trọng tài. Do đó việc nghiên cứu các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của trọng tài là điều thực sự cần thiết. Nếu trọng tài viên không xác định
đúng hoặc không “mạnh dạn” thụ lý giải quyết vụ việc do những bất cập của quy
định pháp luật về thẩm quyền trong LTTTM thì cơ chế tài phán này sẽ khơng đạt
đƣợc mục đích ban đầu là chia sẻ, hỗ trợ tòa án giải quyết một số tranh chấp nhất
định. Mặt khác, việc nghiên cứu thẩm quyền trọng tài theo pháp luật TTTM Việt
Nam cũng nhằm chỉ ra đƣợc những tƣơng đồng, khác biệt cơ bản so với chế định
thẩm quyền TTTM của một số quốc gia khác, từ đó rút ngắn khoảng cách và giúp
cơ chế trọng tài có cơ hội phát triển với nƣớc trong khu vực.
Từ sự phân tích trên, tác giả quyết định lựa chọn chủ đề xác định thẩm quyền
của trọng tài thƣơng mại theo LTTTM 2010 làm nội dung chính cho khóa luận tốt
nghiệp với mong muốn đóng góp một phần cơng sức nhỏ để tạo nên cơ sở lý luận,
góp phần hồn thiện chế định thẩm quyền TTTM Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trƣớc và sau khi LTTTM 2010 có hiệu lực đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu, tài liệu khoa học ra đời nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp
luật về thẩm quyền của TTTM. Song, số lƣợng cơng trình về vấn đề trên khơng
đƣợc nhiều nhƣ các khía cạnh pháp lý khác trong LTTTM. Có thể kể đến một số
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Dƣơng Anh Sơn (2009), “Những luận cứ để mở rộng thẩm quyền của trọng
tài”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2009. Bài viết đã đƣa ra đƣợc những
luận điểm về vấn đề nên mở rộng thẩm quyền trọng tài đối với các tranh chấp dân
sự trong dự thảo LTTTM năm 2010.
- Nguyễn Trung Tín (2010), “Sửa đổi các điều khoản trong dự thảo Luật
trọng tài thƣơng mại”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5(166)/2010. Bài viết này có
phần đề cập đến các phƣơng án quy định thẩm quyền trọng tài trong dự thảo
LTTTM.
- Đỗ Văn Đại, Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về trọng tài
thương mại, NXB. Chính trị quốc gia - sự thật. Cơng trình có phần bình luận và
đánh giá mang tính định hƣớng cách giải thích các quy định xác định thẩm quyền
TTTM theo Điều 2 LTTTM 2010.
- Phạm Chí Dũng (2012), Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài
theo pháp luật một số nước trong khu vực châu Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã tiến hành
2


nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật một số nƣớc
châu Á về thẩm quyền trọng tài. Tuy nhiên cơng trình vẫn chƣa đi cụ thể vào các
dạng tranh chấp cụ thể đƣợc quy định tại LTTTM 2010.
- Tƣởng Duy Lƣợng (2015), “Những nội dung cơ bản trong việc xác định
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thƣơng mại Việt Nam”, tạp chí Tịa
án nhân dân, số 6/2015 đã có phần bình luận các quy định cụ thể tại Điều 2 LTTTM

2010. Những phân tích, đánh giá đó cung cấp cho ngƣời nghiên cứu cái nhìn rõ
ràng và cụ thể về vấn đề thẩm quyền trọng tài.
- Cao Anh Nguyên (2017), “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài
trong thực tiễn hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 04(332)/2017. Bài viết
đã đƣa ra những bất cập về các quy định thẩm quyền của trọng tài, đặc biệt trong
bài viết có phần phân tích thẩm quyền trọng tài đối với yêu cầu hủy nghị quyết đại
hội đồng cổ đông theo Luật Doanh nghiệp.
- Cao Anh Nguyên (2017), “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài
trong lĩnh vực bất động sản”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề tháng 2.
Bài viết đã gợi mở khả năng mở rộng phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
trọng tài trong lĩnh vực bất động sản nói chung và trong tranh chấp quyền sử dụng
đất nói riêng.
- Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam - Bản án và
bình luận bản án, NXB. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Sách chuyên khảo đã
có phần bình luận và đánh giá thẩm quyền trọng tài trong một số tranh chấp cụ thể
dƣới góc độ quy định pháp luật và thực tiễn xét xử của Tòa án.
- Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Huyền Trang (2019), “Thẩm quyền của
trọng tài thƣơng mại quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thƣơng mại năm 2010”, tạp
chí Luật học, số 01/2019. Bài viết đã tiến hành bình luận một số bất cập liên quan
đến cách thức quy định tại Điều 2 LTTTM, từ đó đƣa ra một số kiến nghị cụ thể.
Hiện nay chỉ có ít cơng trình có sự phân tích tổng hợp đầy đủ các quy định
pháp luật liên quan đến xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài,
đồng thời có sự so sánh đối chiếu với thẩm quyền trọng tài ở một số quốc gia trên
thế giới. Mặt khác, xuất phát từ tính chất biến đổi của phạm vi thẩm quyền trọng tài
sao cho phù hợp với tiến trình thay đổi và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam,
vì vậy tác giả cho rằng việc nghiên cứu về vấn đề trên không bao giờ là quá cũ và
không cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ lý do chọn đề tài, khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề xác
định thẩm quyền TTTM với những mục đích sau:

3


Thứ nhất, làm sáng tỏ đƣợc cơ sở lý luận về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của trọng tài bao gồm nội hàm các khái niệm quan trọng, đặc trƣng và phân
loại TTTM. Đồng thời tiến hành nghiên cứu thẩm quyền trọng tài của một số nƣớc
trên thế giới để làm cơ sở tham khảo.
Thứ hai, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến xác định
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TTTM Việt Nam theo LTTTM 2010, bên cạnh
đó tác giả đã so sánh với quy định pháp luật và thực tiễn xét xử của một số quốc gia
để rút kinh nghiệm và hoàn thiện các quy định xác định thẩm quyền TTTM Việt
Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về đối tƣợng nghiên cứu, tác giả tập trung vào các quy định pháp luật xác
định thẩm quyền TTTM.
- Về pháp luật quốc gia, phạm vi nghiên cứu chính của đề tài này tập trung
vào các quy định trong LTTTM năm 2010, cụ thể là Điều 2 LTTTM 2010. Đồng
thời tác giả tiến hành nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan đến việc xác
định thẩm quyền trọng tài trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), Luật
thƣơng mại 2005 (LTM 2005), Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) và các văn
bản pháp luật khác. Về pháp luật quốc tế, tác giả cũng có sự tham khảo, đối chiếu
một vài quy định pháp luật và thực tiễn xét xử của các quốc gia khác liên quan đến
vấn đề đƣợc nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp đƣợc tiến hành nghiên cứu dựa trên những phƣơng
pháp nghiên cứu sau đây:
- Các phƣơng pháp nghiên cứu chung bao gồm: phƣơng pháp phân tích,
phƣơng pháp tổng hợp.
- Các phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của luật học bao gồm: phƣơng pháp
phân tích quy phạm, phƣơng pháp so sánh pháp luật, phƣơng pháp phân tích tình

huống.
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận tốt nghiệp bao gồm 02
chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Khái quát về phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM
Chƣơng 2: Thực trạng về xác định thẩm quyền TTTM theo LTTTM 2010

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THẦM QUYỀN TRỌNG
TÀI THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát về tranh chấp thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm tranh chấp
Định nghĩa về tranh chấp đôi lúc đƣợc cho rằng là khơng cần thiết bởi các
bên có thể dễ dàng nhận ra đó có là một tranh chấp hay khơng. Thực tế, sự tồn tại
3

của tranh chấp có thể bị nghi ngờ và tranh chấp bởi chính nó. Thuật ngữ tranh chấp
có thể đề cập đến tranh chấp trong tƣơng lai, hiện tại hoặc quá khứ. Tuy nhiên, theo
Công ƣớc New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nƣớc
ngồi (Cơng ƣớc New York), tranh chấp đƣợc công nhận dƣới hai dạng: tranh chấp
trong tƣơng lai và tranh chấp trong quá khứ, Điều 2 Công ƣớc quy định rằng: “Mỗi
quốc gia thành viên sẽ công nhận một thỏa thuận bằng văn bản theo đó các bên
cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các
bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không, liên quan
đến một đối tượng có khả năng giải quyết được bằng trọng tài…”.

4


Tranh chấp có thể hiểu là “sự đấu tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng,
5

thƣờng là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên”. Thông thƣờng, tranh chấp xảy ra
khi quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm phạm bởi bên cịn lại. Hành vi
xâm phạm đó dẫn đến một cuộc xung đột hoặc tranh cãi và thông qua thực hiện
6

hành vi pháp lý nhất định gây ra “một vụ kiện cụ thể”. Nhƣ vậy, xét ở góc độ pháp
lý, tranh chấp là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể
khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
1.1.2. Phân loại tranh chấp
Các quốc gia trên thế giới có những quan niệm khác nhau về việc phân định
các dạng tranh chấp vì khơng phải quốc gia nào cũng có sự phân biệt rạch ròi giữa
các lĩnh vực pháp luật cụ thể nhƣ dân sự hay thƣơng mại; hoặc một số quốc gia chỉ
có sự phân chia thành hai nhóm lĩnh vực và gọi chung là luật công và luật tƣ.
Thông thƣờng, việc phân nhóm các dạng tranh chấp có thể dựa vào tính chất
của các quan hệ pháp luật làm phát sinh tranh chấp mà chia thành tranh chấp dân sự,
tranh chấp kinh doanh thƣơng mại, tranh chấp lao động và tranh chấp hành

3

Isabelle Buffard, James Crawford, Alain Pellet, Stephan Wittich (2009), International Law between
Universalism and Fragmentation, NXB. Brill, tr. 595
4
Thawatchai Suvanpanich (2001), International commercial arbitrator in Laos, Thailand and Vietnam:
Comparative perspectives in the light of the Uncitral Model Law, and with reference to the arbitration laws
in England and People’s Republic of China, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng đại học Queen Mary London,,
tr. 56
5 Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng việt, NXB. Đà Nẵng, tr. 1024


6 Bryan A. Garner (2001), Black’s Law dictionary, NXB. West Group, tr. 505
5


7

chính. Sự khác biệt cơ bản giữa các dạng tranh chấp trên xuất phát từ yếu tố chủ
thể và nội dung tranh chấp. Nếu nhƣ tranh chấp hành chính có thể đƣợc phân biệt
dựa vào đặc điểm khơng bình đẳng về mặt địa vị pháp lý của các chủ thể (một bên
là chủ thể có quyền sử dụng quyền lực nhà nƣớc, nhân danh nhà nƣớc để ban hành
các quyết định hành chính và một bên là cá nhân, tổ chức phải thực hiện quyết định
hành chính đó) thì các chủ thể của dạng tranh chấp khác sẽ không mang đặc điểm
này. Trong nhiều trƣờng hợp, sự mất cân bằng về yếu tố kinh tế có thể ảnh hƣởng
đến các bên, tuy nhiên xét về bản chất các quan hệ dân sự, lao động hay kinh doanh
thƣơng mại là mối quan hệ bình đẳng về địa vị pháp lý, tự do thể hiện ý chí giữa
các chủ thể. Do đó, để phân biệt đƣợc ba dạng tranh chấp trên cần làm rõ nội dung
cụ thể của từng mối quan hệ pháp lý.
Khác với tranh chấp lao động xuất phát từ phạm vi quyền, lợi ích và nghĩa vụ
của ngƣời lao động - ngƣời sử dụng lao động trong quan lao động đặc trƣng thì sự
phân định tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại trong thực tế là
không dễ dàng. Sự khác biệt giữa hai dạng tranh chấp này thƣờng thể hiện qua sự
phân biệt giữa hành vi dân sự (tiêu dùng) hay hành vi thƣơng mại (sinh lợi). So với
hành vi dân sự thì hành vi thƣơng mại mang nhiều nét đặc thù nhƣ chủ thể thực
hiện hành vi là các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thƣơng mại thỏa mãn các
quy định pháp luật, các hành vi thƣơng mại thƣờng gắn liền với giá trị tài sản hoặc
gắn liền với việc dịch chuyển giá trị tài sản lớn. Trong khi các tranh chấp dân sự
thƣờng chỉ phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ thực hiện hành
vi một cách riêng lẻ, từng thời điểm cụ thể nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt hàng
ngày thì hành vi thƣơng mại đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục trong một

khoảng thời gian dài, mang tính lặp lại và nhằm mục đích sinh lợi. Dựa vào đặc
điểm này dễ dàng nhận thấy có những hành vi cũng nhằm mục đích sinh lợi nhƣng
chúng không thể đƣợc coi là hành vi thƣơng mại, bởi lẽ đó khơng phải là hành vi
thƣờng xun mang lại thu nhập chính cho ngƣời đó. Ví dụ nhƣ nhân chuyến công
8

tác, một nhân viên mua số lƣợng hàng hóa nhất định về để bán kiếm lời. Chính đặc
thù này làm cho tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại khác với các tranh chấp dân sự,
ngay cả với những tranh chấp dân sự mang yếu tố tài sản.
Ở một số nƣớc, đặc biệt là các nƣớc theo truyền thống thông luật và các nƣớc
chịu ảnh hƣởng của truyền thống này khơng có sự phân biệt giữa lĩnh vực kinh doanh
và lĩnh vực dân sự nên không phân biệt tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại với tranh
chấp dân sự. Điều này dẫn đến hệ quả là mọi tranh chấp dù phát sinh từ

7 Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB. Chính
trị quốc gia, tr.11
8 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập I, NXB. Tƣ pháp, tr. 47
6


quan hệ dân sự hay kinh doanh, thƣơng mại đều đƣợc giải quyết bằng phƣơng thức
9

giống nhau. Thực tế, loại trừ các tranh chấp xuất phát từ bản chất không không
ngang hàng về mặt địa vị pháp lý của các chủ thể (nhƣ tranh chấp thuộc lĩnh vực
hành chính), hầu hết các tranh chấp mà các bên có quyền bình đẳng, tự do thỏa
thuận với nhau thì pháp luật nên tôn trọng và đảm bảo quyền tự do lựa chọn
phƣơng thức giải quyết tranh chấp phù hợp của các bên.
1.1.3. Khái niệm tranh chấp thƣơng mại
Hiện nay, phạm vi hoạt động thƣơng mại khơng chỉ bó hẹp trong hoạt động

giao lƣu mua bán hàng hóa giữa các bên mà ngày càng mở rộng sang các lĩnh vực
khác. Điều này dẫn đến hệ quả là việc phân biệt tranh chấp thƣơng mại (TCTM) và
tranh chấp phi thƣơng mại để xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp càng
trở nên khó khăn. Trong khi đó, hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới nói
chung và nội tại pháp luật Việt Nam nói riêng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau
liên quan đến khái niệm này. Do đó, để xác định đƣợc nội hàm của TCTM cần làm
rõ đƣợc các đặc trƣng của tranh chấp. Một tranh chấp bao giờ cũng tồn tại hai đặc
điểm nổi bật, một là chủ thể của tranh chấp và hai là phạm vi tranh chấp.
Chủ thể TCTM là các bên tham gia quan hệ thƣơng mại. Thông thƣờng, một
TCTM đƣợc hiểu là tranh chấp giữa các thƣơng nhân với nhau hoặc ít nhất một trong
các bên là thƣơng nhân, bên cịn lại có thể là thành viên của thƣơng nhân hoặc các bên
có liên quan không phải là thƣơng nhân tùy thuộc vào từng quan hệ thƣơng mại cụ
10

thể.

Quan niệm này xuất phát từ hệ quả xem LTM là luật của thƣơng nhân. Tuy

nhiên, bên cạnh thƣơng nhân là chủ thể chủ yếu của TCTM thì các chủ thể dân sự khác
cũng có khả năng thực hiện hoạt động thƣơng mại. Mặt khác, chính quy định tại Điều 3
LTM 2005 cũng không quy định cụ thể chủ thể thực hiện hoạt động thƣơng mại là
những chủ thể nào. Theo quan điểm của tác giả, khơng nên giới hạn chỉ có thƣơng
nhân là chủ thể thực hiện hoạt động thƣơng mại. Điều này xuất phát từ ba nguyên
nhân. Một là, hiện nay định nghĩa thƣơng nhân còn khá nhiều bất cập. Trong so sánh
với khái niệm thƣơng nhân của các nƣớc khác, yếu tố đăng ký kinh doanh chỉ mang
tính nghĩa vụ, hình thức hơn là nội dung hoạt động và tôn chỉ của thƣơng nhân,

11




chăng cũng chỉ hƣớng đến mục đích “cơng khai hóa về mặt pháp lý và đặt ra nghĩa vụ
tài chính của thƣơng nhân đối với Nhà nƣớc mà không nhằm

9 Đào Văn Hội, tlđd (7), tr. 10
10
Đào Văn Hội, tlđd (7), tr. 17
11
Nguyễn Trọng Điệp (2018), “Thực tiễn thi hành pháp luật về thƣơng mại tại Việt Nam hiện nay

dƣới góc
nhìn tham chiếu với u cầu của các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới”, tạp chí Luật Học, số
02(2018), tr. 55

7


12

vào việc tạo lập quyền hoạt động thƣơng mại”. Tuy nhiên, LTM 2005 chỉ thừa
nhận khái niệm thƣơng nhân theo quy định của pháp luật, tức thƣơng nhân phải
thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh mà không thừa nhận khái niệm thƣơng nhân
thực tế hay thƣơng nhân khuyết tƣ cách (chủ thể tiến hành các hoạt động thƣơng
mại nhƣng chƣa hoặc không đăng ký kinh doanh), điều này đã bỏ sót nhiều chủ thể
có hoạt động cũng nhằm mục đích sinh lợi và thƣờng xuyên. Hai là, bên cạnh
thƣơng nhân là chủ thể hoạt động thƣơng mại đƣợc pháp luật quy định thì cịn tồn
tại các cá nhân hoạt động thƣơng mại khác thực hiện các hành vi buôn bán, kinh
doanh nhỏ lẻ nhƣng không đƣợc gọi là thƣơng nhân cũng đƣợc pháp luật điều
13


chỉnh là các chủ thể thực hiện hoạt động thƣơng mại. Ba là, trong một số trƣờng
hợp, chủ thể thực hiện các hành vi thƣơng mại thuần túy nhƣ kí hối phiếu cũng
đƣợc xem là chủ thể thực hiện hoạt động thƣơng mại, bất kể ngƣời kí hối phiếu có
14

là thƣơng nhân hay khơng. Do đó, theo tác giả nên khái quát phạm vi chủ thể
TCTM bao gồm các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thƣơng mại thƣờng
xuyên và mang tính nghề nghiệp.
Về vấn đề thứ hai, TCTM phát sinh từ những xung đột về lợi ích của các bên
trong hoạt động thƣơng mại. Trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, hiện nay
khái niệm hoạt động thƣơng mại dần đƣợc hiểu theo nghĩa rộng so với bản chất
thƣơng mại là hoạt động hay giao lƣu hàng hóa, dịch vụ trên cở sở thuận mua vừa
15

bán. Bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích sinh lợi đều có thể là hoạt động thƣơng
mại mà khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một số hình thức thƣơng mại đặc trƣng
nhƣ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ xúc tiến thƣơng mại. Điều này đã
đƣợc LTM 2005 dự trù bằng cách quy định mở rộng “các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác”.

16

Khác với mục đích “sinh lợi” của hoạt động kinh doanh

17

chủ yếu

18


là kiếm lời, thuật ngữ “sinh lợi” của hoạt động thƣơng mại hàm chứa cả mục đích
kiếm lợi nhuận nhƣ hoạt động kinh doanh và vì lợi ích khác. Tuy nhiên, trên thực
12
Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Phân loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 43, />13
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP
14
15
16
17
18

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tlđd (8), tr.51
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tlđd (8), tr.41

Điều 3 Luật thƣơng mại 2005
Khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014
Khoản 6 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2014 định nghĩa “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi”. Song, định nghĩa về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp chƣa
thực sự rõ ràng. Nếu hiểu theo “mục đích sinh lợi” ở đầy bao gồm cả hoạt động có mục đích tìm kiếm lợi
nhuận bằng tiền và hoạt động có mục đích vì lợi ích khác mà khơng phải tính tốn bằng tiền thì cách hiểu
nhƣ trên khá rộng và tƣơng tự nhƣ định nghĩa hoạt động thƣơng mại. Do đó, đối với hoạt động kinh doanh,
mục tiêu chính của kinh doanh nên là tạo ra lợi nhuận, bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích kiếm lời trên thị
trƣờng, dù thực tế kết quả kinh doanh nhƣ thế nào cũng là hoạt động kinh doanh (xem Trƣờng đại học Luật
Hà Nội, tlđd (8), tr. 40; Trƣờng đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh
doanh (tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), NXB. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 14)

8



tế, việc phân biệt có hay khơng mục đích “sinh lợi” trong thƣơng mại thƣờng khó
xác định. Chẳng hạn trong một số trƣờng hợp, một công ty sử dụng phƣơng thức
quảng cáo bằng cách ủng hộ từ thiện thì có đƣợc xem là hành vi nhằm mục đích
sinh lợi hay khơng, bởi mục đích cuối cùng của hành vi trên là nâng cao danh tiếng,
thu hút khách hàng để đem lại lợi nhuận cho công ty. Hoặc một số hành vi liên quan
đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, hành vi hạn chế cạnh tranh
liệu có là hoạt động thƣơng mại, TCTM giữa các doanh nghiệp. Nếu xét yếu tố hình
thức của các hoạt động thƣơng mại (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ
xúc tiến,…) thì hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khơng đƣợc xem là
hoạt động thƣơng mại (và nếu có thì hoạt động cạnh tranh có thể đƣợc xếp vào quy
định “một số hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” hay khơng). Song, xét về
mục đích thực hiện, suy cho cùng các hoạt động cạnh tranh đều hƣớng đến mong
muốn tìm kiếm lợi nhuận cho mình.
Nhƣ vậy, nếu kết hợp hai yếu tố chủ thể của tranh chấp (ít nhất một bên là
thƣơng nhân) và phạm vi tranh chấp thì một số tranh chấp mang bản chất thƣơng
mại (mục đích sinh lợi) sẽ khơng đáp ứng đƣợc cả hai tiêu chí trên. Do đó pháp luật
một số quốc gia sẽ chỉ dựa vào tiêu chí chủ thể, ví dụ nhƣ Cộng hòa Czech để xác
định một TCTM. Với cách định nghĩa này mọi tranh chấp do thƣơng nhân thực hiện
19

nhằm mục tiêu lợi nhuận đều đƣợc coi là TCTM. Song, cách thức quy định này sẽ
bỏ sót một số đối tƣợng có thể thuộc TCTM (ví dụ tranh chấp giữa một bên là
thƣơng nhân và bên kia là chủ thể dân sự). Bên cạnh đó, một số quốc gia khác kết
hợp một cách linh hoạt hai tiêu chí, điển hình nhƣ luật pháp của bang Michigan
(Hoa Kỳ) quy định rằng nếu một tranh chấp mà tất cả các bên đều là doanh nghiệp
kinh doanh (trừ một số khiếu nại nhất định liên quan đến đất đai, hành chính, lao
20

động,…) thì đƣợc xem là tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại mà không cần xem

xét đến yếu tố hoạt động thƣơng mại (có mục đích sinh lợi). Tƣơng tự, pháp luật
của Cộng hòa Pháp đã dựa vào các hành vi thƣơng mại để phân biệt TCTM và các
tranh chấp phi thƣơng mại, đồng thời Pháp cịn sử dụng tiêu chí chủ thể để khơng
bỏ sót các tranh chấp mang tính thƣơng mại.

21

Từ những phân tích trên, theo tác giả TCTM là những mâu thuẫn, xung đột
về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện hoạt động thƣơng

19
Tạ Ngọc Nam (2015), Phân biệt tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh chấp dân sự theo
pháp luật
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 16-17
20

/>-600-8031, truy cập ngày 28/4/2020

21

Đào Văn Hội, tlđd (7), tr. 15

9


22

mại. Một TCTM không bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí ít nhất một bên chủ thể
tranh chấp là thƣơng nhân, nhƣng chủ thể thực hiện hoạt động thƣơng mại phải
thƣờng xuyên, liên tục và mang tính nghề nghiệp; phạm vi tranh chấp xuất phát từ

các hoạt động với mục đích sinh lợi.
1.2. Khái quát về phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm trọng tài thƣơng mại
Việc xác định khái niệm TTTM là một nhiệm vụ không dễ dàng bởi định
nghĩa trên ở một số quốc gia là khác nhau, hơn nữa khơng có quy định rõ ràng đƣợc
23

tìm thấy trong cơng ƣớc về trọng tài cũng nhƣ hệ thống pháp luật một số nƣớc.
Nhận thấy khái niệm TTTM bao gồm hai thành tố trọng tài và thƣơng mại, do đó
đầu tiên cần làm rõ nội hàm của thuật ngữ trọng tài.
24

Theo nghĩa hẹp, trọng tài đƣợc xem nhƣ là ngƣời ở giữa để xét xử. Với
nghĩa rộng hơn, trọng tài đƣợc nghiên cứu dƣới hai góc độ, là một thiết chế giải
quyết tranh chấp hoặc là phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. Ở góc độ thứ
nhất, trọng tài đƣợc xem nhƣ là cơ quan tài phán độc lập, tồn tại song song với Tòa
án. Với cách hiều này dƣờng nhƣ chỉ đúng với trọng tài dƣới dạng các trung tâm
trọng tài hơn là trọng tài vụ việc. Vì vậy, hầu nhƣ xu hƣớng hiện nay, khái niệm
trọng tài thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa một phƣơng thức giải quyết tranh chấp do
các bên lựa chọn. Điều này đƣợc thể hiện qua sự thay đổi cách định nghĩa trọng tài
trong từ điển chuyên ngành luật Black’s Law từ một quá trình giải quyết tranh chấp
25

do các bên tự nguyện lựa chọn sang một phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong
đó các bên đồng ý một bên thứ ba trung lập ban hành quyết định có căn cứ pháp
26

lý. Pháp luật một số quốc gia cũng xem trọng tài là “một thủ tục để giải quyết
tranh chấp về quyền tài sản hoặc tranh chấp dựa trên quyền phi tài sản mà các bên

có thể giải quyết thơng qua hịa giải, khơng phải bằng phán quyết của tòa án, mà
27

bằng phán quyết của trọng tài viên”, hoặc theo Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ, trọng
tài là một cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một
số ngƣời khách quan xem xét và họ sẽ đƣa ra phán quyết có giá trị bắt buộc đối với
các bên.

28

22
Nguyễn Thị Dung (chủ biên) và tập thể giảng viên bộ môn luật thƣơng mại đại học luật Hà Nội
(2017), Luật kinh tế chuyên khảo, NXB. Lao Động, tr. 593
23
24

Thawatchai Suvanpanich, tlđd (4), tr. 54

26
27
28

Bryan A. Garner, tlđd (6), tr. 41

Trƣờng đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật thương mại quốc tế - phần
II, NXB. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.394
25
Black, Henry Campell (1990), Black’s Law Dictionary, NXB. West Publishing, tr. 105
Điều 3 Đạo luật trọng tài Hàn Quốc
Đặng Thu Hằng (2014), Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học,


Trƣờng
đại học Luật Hà Nội, tr. 12

10


Mặc dù có nhiều quan điểm về nội hàm thuật ngữ trọng tài, song khái niệm
về TTTM không đƣợc đƣa ra một cách chính thức. Theo tiến trình thời gian,
thƣơng mại đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, sự phân biệt chính xác giữa
thƣơng mại và phi thƣơng mại khá mong manh nên hầu hết các quốc gia hiện nay
đều trao cho trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp khá rộng bên cạnh TCTM.
Vì vậy việc thêm yếu tố thƣơng mại bên cạnh thuật ngữ trọng tài sẽ không tƣơng
thích với phạm vi thẩm quyền trọng tài. Tuy nhiên, khác với một số quốc gia khác,
LTTTM Việt Nam đã đƣa ra định nghĩa về TTTM, theo đó “TTTM là phƣơng thức
giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và đƣợc tiến hành theo quy định của
luật này”.

29

Cách quy định nhƣ trên đã khẳng định đƣợc trọng tài là một phƣơng

thức giải quyết tranh chấp, song vẫn chƣa làm rõ đƣợc định nghĩa TTTM mà
hƣớng ngƣời nghiên cứu phải tìm hiểu các quy định pháp luật trọng tài mới làm rõ
đƣợc khái niệm thƣơng mại và TTTM.
Theo tác giả, với tên gọi TTTM, có thể hiểu TTTM là phƣơng thức giải
quyết tranh chấp do các bên đồng ý chỉnh định bên thứ ba phân xử về một vấn đề có
liên quan đến thƣơng mại, quyết định cuối cùng của bên thứ ba sẽ có tính chất bắt
buộc đối với các bên tranh chấp đó.
1.2.2. Đặc trƣng của trọng tài thƣơng mại

1.2.2.1. Trọng tài thƣơng mại mang tính hợp đồng
Bản chất hợp đồng là sự tự do thể hiện ý chí tự nguyện, tự do thỏa thuận và
thể hiện quyền tự định đoạt của các bên. Tính chất này đƣợc thể khá rõ trong việc
các bên hồn tồn có quyền tự chủ trong việc thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải
quyết các vấn đề liên quan đƣợc pháp luật cho phép. Sự thƣơng lƣợng, thỏa thuận
là một trong những điều kiện cơ bản để hình thành thẩm quyền của trọng tài. Trong
một số trƣờng hợp, sự im lặng của một bên có thể là cơ sở để kết luận rằng các bên
từ chối giải quyết tranh chấp ở trọng tài hoặc đồng ý hủy thỏa thuận trọng tài. Điều
này trái ngƣợc với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án là áp dụng một
cách tự động, mặc nhiên (thẩm quyền theo luật) cho dù một trong các bên không
thỏa thuận hoặc phản đối thẩm quyền, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.
Bản chất hợp đồng cịn thể hiện ở việc các bên có quyền thỏa thuận về luật áp dụng,
quy tắc tố tụng trọng tài, danh sách trọng tài viên, địa điểm, thời gian giải quyết
tranh chấp nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, linh
hoạt, thuận tiện.
Trọng tài là một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế
phát huy đến mức cao nhất quyền tự do thỏa thuận - một trong những quyền dân sự
29

Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thƣơng mại 2010

11


cơ bản của các chủ thể - miễn là không vi phạm điều cấm của luật. Do đó, hệ thống
pháp luật một số quốc gia đảm bảo quyền này bằng cách cho phép trọng tài có thẩm
quyền đối với vấn đề mà các bên có thể tự do giải quyết, đảm bảo khơng có sự can
thiệp của nhà nƣớc trong q trình tố tụng trọng tài, tơn trọng và hỗ trợ thi hành
phán quyết trọng tài.
1.2.2.2. Trọng tài thƣơng mại mang tính riêng tƣ và bảo mật thơng tin

Tính riêng tƣ và bảo mật thông tin thƣờng đƣợc coi là một trong những lợi
thế của trọng tài, theo đó các bên tham gia giải quyết tranh chấp cũng nhƣ Hội đồng
trọng tài khơng đƣợc cung cấp thơng tin có liên quan cho bất kỳ cá nhân, tổ chức
nào, trừ trƣờng hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác. Các vấn đề riêng tƣ,
bảo mật thƣờng liên quan đến thông tin nhạy cảm và ảnh hƣởng dƣ luận, bảo mật
quá trình tố tụng trọng tài và khơng có sự tham gia của bên thứ ba, hoặc bảo mật kết
quả của phiên họp kín. Với tính chất này, trọng tài sẽ là sự lựa chọn phù hợp đối với
các tranh chấp liên quan đến bí mật kinh doanh, vấn đề tài chính của doanh nghiệp
hoặc các tranh chấp mang tính cá nhân cao. Đây là điểm khác biệt và là yếu tố
“nặng cân” làm cho phƣơng thức giải quyết tranh trở nên hấp dẫn đối với các nhà
kinh doanh hơn so với việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Bởi lẽ trong kinh doanh
hoặc trong vấn liên quan đến quyền riêng tƣ không ai muốn tranh chấp xảy ra,
nhƣng khi có tranh chấp thì tâm lí của họ khơng muốn bên thứ ba biết đƣợc nội
dung cụ thể và kết quả tình tiết vụ việc.
Do đó, bản chất của trọng tài thƣờng khơng phù hợp với các tranh chấp có
liên quan đến lợi ích của bên thứ ba, lợi ích xã hội khơng đƣợc thể hiện trong q
trình tố tụng trọng tài; hoặc các tranh chấp liên quan đến trật tự xã hội, tranh chấp
khơng chỉ mang tính bảo vệ quyền và lợi ích các bên tham gia mà cịn có ý nghĩa
giáo dục việc tuân theo pháp luật phải đƣợcTịa án xét xử cơng khai rộng rãi.
1.2.2.3. Trọng tài thƣơng mại mang tính chất tài phán tƣ
Trong tố tụng dân sự, bản án, quyết định của tòa án là những văn bản do cơ
quan tài phán nhân danh Nhà nƣớc ban hành. Khi bản án, quyết định có hiệu lực cơ
quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp cƣỡng chế cần thiết nếu các bên không tự
nguyện thực hiện. Tuy nhiên, “tài phán tƣ” của TTTM đƣợc thể hiện qua tính chủ động
thi hành, tính “tự cƣỡng chế” của các bên nên trọng tài khơng có thẩm quyền áp dụng
các biện pháp cƣỡng chế thi hành phán quyết do chính mình ban hành. Với quyền lực
hạn chế nhƣ vậy nên không phải lúc nào trọng tài quá trình trọng tài diễn ra sn sẻ,
phán quyết trọng tài cũng sẽ đƣợc thực thi nếu không nhờ sự hỗ trợ của Tịa án. Xuất
phát từ mặt hạn chế đó, một số tranh chấp liên quan đến tính bắt buộc


12


phải thi hành nhanh chóng vì yếu tố đảm bảo trật tự xã hội thƣờng không đƣợc trao
cho trọng tài giải quyết.
Yếu tố “tài phán tƣ” của trọng tài còn đƣợc hiểu là tính bắt buộc chỉ giữa các
bên tham gia thỏa thuận trọng tài. Thẩm quyền trọng tài đƣợc hình thành, hoạt động
dựa trên sự ủy quyền của các bên và trong phạm vi mà các bên giao phó. Vì vậy trọng
tài khơng nhân danh nhà nƣớc mà nhân danh công bằng, lẽ phải và chỉ phục vụ công lý
giữa các bên. Phán quyết của trọng tài chỉ ràng buộc quyền lợi, nghĩa vụ của các bên
tham gia thỏa thuận mà khơng có quyền ra lệnh bắt buộc hay ảnh hƣởng đến quyền lợi
ích của các bên thứ ba có liên quan đến tranh chấp. Nếu quyền lợi ích của bên không
tham gia tố tụng bị ảnh hƣởng, một phán quyết nhƣ vậy sẽ đi ngƣợc lại với nguyên
tắc, bản chất của trọng tài và có nguy cơ bị Tòa án tuyên hủy.

1.2.2.4. Sự tự do thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên
Quyền tự định đoạt của các bên là cơ sở của việc tự do lựa chọn trọng tài
viên giải quyết tranh chấp. Trong quá trình thỏa thuận điều khoản trọng tài, các bên
hồn tồn có quyền lựa chọn danh sách các trọng tài viên có đủ chuyên môn, kinh
nghiệm thực tế phù hợp với nội dung tranh chấp, miễn là các trọng tài viên đảm bảo
đƣợc yêu cầu về tính độc lập, khách quan, vơ tƣ và không bị chi phối bởi bất cứ
ngƣời nào. Điều này đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của hệ thống tòa án quốc gia,
bởi không phải bất kỳ một thẩm phán nào cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực
đƣợc phân công xét xử và không phải bất kỳ thẩm phán nào cũng đƣợc chủ động
lựa chọn vụ việc phù hợp với trình độ chun mơn của mình để giải quyết, đặc biệt
là các tranh chấp liên quan đến các vấn đề kỹ thuật, kinh tế, ngân hàng, sở hữu trí
tuệ,…phức tạp. Mặt khác, là một thiết chế quyền lực và mặc nhiên hoạt động trong
một quốc gia có chủ quyền, Tịa án thƣờng bị chi phối về tính độc lập bởi sự tác
động tự nhiều phía.


30

Do đó, việc thừa nhận thẩm quyền cho trọng tài trong một số

lĩnh vực nhất định là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp, giảm
thiểu mọi rủi ro do thiếu kiến thức hạn chế có thể có của thẩm phán cũng nhƣ tôn
trọng sự thỏa thuận của các bên.
1.2.3. Phân loại trọng tài thƣơng mại
1.2.3.1. Căn cứ vào cấp độ quan hệ
Dựa vào cấp độ quan hệ có thể phân chia thành trọng tài cấp chính phủ và
trọng tài phi chính phủ. Trọng tài cấp chính phủ là trọng tài đƣợc thành lập trên cơ
sở thỏa thuận giữa các chủ thể công pháp quốc tế, chủ yếu là các quốc gia để giải
quyết các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực trong quan hệ giữa các quốc gia, trừ

30
Dƣơng Quỳnh Hoa (2015), Cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế đối với các quan hệ thương mại
ở Việt Nam lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị quốc gia, tr. 18
13


31

các tranh chấp đụng chạm đến lợi ích sống cịn, nền độc lập hoặc danh dự. Do đó
pháp luật chi phối hoạt động trọng tài là công pháp quốc tế.
Trong khi đó, trọng tài phi chính phủ là trọng tài đƣợc thiết lập giữa các cá nhân
và pháp nhân thuộc một hoặc nhiều quốc gia với nhau nhằm giải quyết các tranh chấp
thuộc lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng, chủ yếu là lĩnh vực thƣơng mại.

32


Đối với trọng
33

tài phi chính phủ, pháp luật chi phối hoạt động trọng tài chủ yếu là pháp luật quốc gia
do các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng. Xét về bản chất, trọng tài ở hầu hết các
nƣớc trên thế giới đều tồn tại dƣới hình thức trọng tài phi chính phủ khơng nằm trong
bộ máy nhà nƣớc, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ nhƣ

ở Trung Quốc các Ủy ban trọng tài hợp đồng kinh tế là những cơ quan nhà nƣớc
thuộc Cục quản lý hành chính cơng thƣơng các cấp, Viện trọng tài thuộc Bộ Tƣ
pháp ở Thái Lan,

34

hay ở Việt Nam có Trọng tài kinh tế nhà nƣớc tồn tại vào những
35

năm 1990 của thể kỉ XX.
1.2.3.2. Căn cứ vào thời gian hoạt động
Dựa vào tiêu chí thời gian hoạt động, trọng tài có thể chia thành trọng tài
thƣờng trực (trọng tài quy chế) và trọng tài vụ việc (trọng tài adhoc). Trọng tài
thƣờng trực và trọng tài vụ việc đều đƣợc thành lập để giải quyết các tranh chấp
trong những lĩnh vực mà các bên đƣợc phép thỏa thuận giải quyết. Cả hai hình thức
trọng tài trên đều có thể là trọng tài cấp chính phủ hoặc trọng tài phi chính phủ.
So với trọng tài quy chế, trọng tài vụ việc xuất hiện sớm hơn và đƣợc sử
dụng rộng rãi ở các nƣớc trên thế giới. Đặc trƣng của hình thức trọng tài này đƣợc
thể hiện qua yếu tố hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Các bên không bắt
buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài quy chế, mà có
thể tự do trong việc quy định quy tắc tố tụng riêng (trọng tài tự tiến hành), quy định
thành lập Hội đồng trọng tài, địa điểm tố tụng trọng tài diễn ra, thời hạn để ban hành

quyết định trọng tài và các khoản thù lao cho trọng tài viên. Trong trƣờng hợp các
bên không quy định quy tắc áp dụng cho việc tổ chức và tiến hành tố tụng trọng

31
Nguyễn Trung Tín (2005), Cơng nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại
Việt Nam, Nhà xuất bản tƣ pháp Hà Nội, tr.17
32
Nguyễn Trung Tín, tlđd (31), tr.16
33
34

Nguyễn Trung Tín, tlđd (31), tr.17

Nguyễn Thị Dung (chủ biên) và tập thể giảng viên bộ môn luật thƣơng mại đại học luật Hà Nội,
tlđd (22), tr. 656
35
Ở Việt Nam, vào những năm 60 của thể kỉ XX, trọng tài ở Việt Nam ra đời và đƣợc chia làm hai
loại: trọng tài giải quyết tranh chấp trong nƣớc (trọng tài kinh tế) và trọng tài giải quyết tranh chấp quốc tế,
trong hai loại trọng tài trên thì trọng tài kinh tế không phải là tổ chức phi chính phủ, mà là cơ quan đƣợc nhà
nƣớc giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế và
thực hiện quản lý Nhà nƣớc về chế độ hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.

14


tài, họ sẽ bị ràng buộc bởi quy tắc tố tụng trọng tài và quy định thủ tục của quốc gia
36

nơi diễn ra tố tụng trọng tài.
Trọng tài thƣờng trực có thể đƣợc tổ chức dƣới dạng các trung tâm trọng tài,

hiệp hội trọng tài hay các viện trọng. Nét đặc trƣng của loại trọng tài này là hoạt
động theo quy tắc, điều lệ đƣợc ban hành do tổ chức trọng tài đó xây dựng. Đồng
thời, mỗi tổ chức trọng tài sẽ có danh sách trọng tài viên với trình độ, chuyên môn
khác nhau để các bên tranh chấp lựa chọn hội đồng trọng tài phù hợp với lĩnh vực
tranh chấp. Với những đặc trƣng đó, các bên tham gia trọng tài sẽ không buộc phải
thỏa thuận các điều khoản quy tắc, thủ tục tố tụng trọng tài, địa điểm giải quyết
tranh chấp và một số vấn đề liên quan nhƣ trọng tài vụ việc. Điều này sẽ tạo thuận
lợi cho các bên tranh chấp, đặc biệt là chủ thể chƣa có nhiều kinh nghiệm lựa chọn
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
1.2.3.3. Căn cứ vào tính chất quốc tế của vụ việc
Dựa vào tính chất quốc tế của tranh chấp, trọng tài phi chính phủ có thể phân
chia thành TTTM quốc tế và TTTM thơng thƣờng (hay cịn gọi là TTTM trong
nƣớc). Điểm khác biệt đặc trƣng giữa chúng là trọng tài TTTM quốc tế giải quyết
chủ yếu là những tranh chấp có yếu tố nƣớc ngồi. Tiêu chí để xác định “yếu tố
nƣớc ngoài” ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhƣng nhìn chung có thể căn cứ vào một
trong ba dấu hiệu, bao gồm yếu tố chủ thể trong tranh chấp (một hoặc các bên có
quốc tịch hoặc nơi cƣ trú ở nƣớc ngoài); yếu tố đối tƣợng của quan hệ tranh chấp ở
nƣớc ngoài; yếu tố sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, thực hiện, chấm dứt mối
quan hệ tranh chấp.
trên.

37

Trong khi đó, TTTM thơng thƣờng khơng có các yếu tố nhƣ

38

Riêng TTTM quốc tế, nếu căn cứ vào sự quản lý của quốc gia có thể phân
chia thành TTTM quốc tế của các quốc gia và TTTM quốc tế của các tổ chức quốc
tế. Trong khi TTTM quốc tế của quốc gia đƣợc thành lập dựa trên cơ sở pháp luật

của một quốc gia nhất định thì TTTM quốc tế của tổ chức quốc tế đƣợc thành lập
36
VIAC (2001), Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn: Giải quyết các tranh
chấp thương mại như thế nào, Hà Nội, tr. 99-101
37
Khoản 4 Điều 3 Luật trọng tài thƣơng mại 2010 quy định: “Tranh chấp có yếu tố nƣớc ngồi là
tranh chấp phát sinh trong quan hệ thƣơng mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nƣớc ngồi đƣợc quy định
tại Bộ luật dân sự”. Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 quy định quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngồi là
quan hệ dân sự thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nƣớc ngồi;
b) Các bên tham gia đều là cơng dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhƣng việc xác lập, thay đổi, thực hiện
hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nƣớc ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhƣng đối tƣợng của quan hệ dân sự đó
ở nƣớc ngồi.”
Nhƣ vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không trực tiếp quy định về căn cứ xác định yếu tố nƣớc ngồi nhƣng
có đƣa ra khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngồi. Nhìn chung, các căn cứ trên phù hợp với căn cứ
xác định yếu tố nƣớc ngồi trong lĩnh vực tƣ pháp.
38
Nguyễn Trung Tín, tlđd (31), tr.19
15


trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia và không thuộc sự quản lý của bất kỳ quốc
39

gia nào, kể cả quốc gia nơi trọng tài có trụ sở chính. Hiện nay, có nhiều trung tâm
trọng tài quốc tế của các tổ chức quốc tế đƣợc biết đến nhƣ Tòa án Trọng tài quốc
tế của Phòng thƣơng mại quốc tế - ICC (International Court of Arbitration of the
International Chamber of Commerce), Trung tâm trọng tài của tổ chức sở hữu trí tuệ
thế giới - WIPO, Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tƣ quốc tế - ICSID

(International Center of Settlement of Investment disputes).
1.3.

Thẩm quyền trọng tài thƣơng mại ở một số nƣớc trên thế giới

Mặc dù trọng tài hoạt động dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên tranh
chấp, nhƣng điều này khơng có nghĩa trọng tài có thẩm quyền giải quyết mọi tranh
chấp phát sinh khi đƣợc các bên yêu cầu. Vì vậy, pháp luật các quốc gia thƣờng đặt
ra giới hạn những vụ việc thuộc quyền hạn giải quyết của trọng tài mà thuật ngữ
pháp lý thƣờng gọi là “thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài”. Ở các
nƣớc, quy định về vấn đề thẩm quyền có những điểm tƣơng đồng và cũng có những
điểm khác biệt nhất định. Có những quốc gia quy định thẩm quyền trọng tài khá
rộng, bao hàm cả lĩnh vực thƣơng mại (là lĩnh vực chính và chủ yếu của trọng tài)
và một số lĩnh vực khác nhƣ hôn nhân gia đình, lao động,… nhƣng có những quốc
gia chỉ cho phép trọng tài đƣợc giải quyết những tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng
40

mại, thậm chí đối với một số dạng mặt hàng trong thƣơng mại. Có một số quốc
gia trên thế giới có sự phân biệt giữa trọng tài trong nƣớc và TTTM quốc tế thông
qua việc ban hành riêng luật trọng tài và LTTTM quốc tế, nhƣng có một số quốc gia
khơng có sự phân biệt giữa hai hình thức trên và chỉ ban hành luật trọng tài nói
chung. Nhƣng nhìn chung, pháp luật đại đa số quốc gia chỉ thừa nhận thẩm quyền
41

trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực luật tƣ (private law) và
thƣờng không giải quyết các tranh chấp nhau liên quan đến quyền nhân thân, tranh
chấp hành chính, hình sự,… bởi lẽ các tranh chấp đó khơng chỉ liên quan đến quyền
lợi của các cá nhân đƣơng sự mà còn liên quan đến quyền lợi của bên thứ ba hoặc
lợi ích cơng cộng. Trong các trƣờng hợp đó, Nhà nƣớc sẽ dành cho mình độc quyền
giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo sự công bằng.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài ở Cộng hòa Liên bang
Đức
Hoạt động trọng tài ở Cộng hòa liên bang Đức (bao gồm thẩm quyền trọng tài,
thủ tục tố tụng và một số vấn đề khác) không đƣợc ghi nhận trong đạo luật trọng

39
40
41

Nguyễn Trung Tín, tlđd (31), tr. 16
Nguyễn Trung Tín, tlđd (31), tr. 14

Phịng thƣơng mại và cơng nghiệp Việt Nam phối hợp với VIAC (2010), Hỏi đáp về Luật trọng
tài thương
mại, Hà Nội, tr. 23

16


tài riêng mà đƣợc quy định ở BLTTDS. Ở Đức cũng khơng có sự phân chia trọng
tài trong nƣớc và trọng tài quốc tế, theo đó Mục 1030(1) BLTTDS quy định “bất kì
khiếu nại nào liên quan đến lợi ích kinh tế đều có thể là đối tượng của một thỏa
thuận trọng tài. Một thỏa thuận trọng tài không liên quan đến lợi ích kinh tế sẽ có
hiệu lực pháp lý trong phạm vi mà các bên được quyền ký kết một thỏa thuận giải
quyết vấn đề trong tranh chấp”.

42

Sự sửa đổi quan trọng nhất đƣợc thực hiện trong BLTTDS đối với Luật Mẫu
là điều khoản mở rộng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Ở đây

pháp luật của Đức đã quy định phạm vi thẩm quyền trọng tài theo hƣớng tiếp cận
đối tƣợng trọng tài là một tranh chấp tƣ, bất kì một quyền lợi nào liên quan đến lợi
ích kinh tế đều có thể là đối tƣợng của một thỏa thuận trọng tài. Nhƣ vậy, bất kì
một vấn đề thƣơng mại nào cũng đƣợc giải quyết bởi trọng tài, bao gồm tranh chấp
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cơng nghiệp, nhƣ bằng sáng chế hoặc tranh chấp
liên quan đến giá trị hiệu lực nghị quyết của hội đồng quản trị trong một doanh
nghiệp liên doanh (joint venture).

43

Đồng thời, một tranh chấp không thể đƣợc chấp

nhận nếu chúng khơng liên quan đến lợi ích kinh tế; hoặc liên quan đến các vấn đề
hôn nhân và gia đình; các tranh chấp pháp lý liên quan đến sự tồn tại của hợp đồng
thuê nhà ở mục 1030(2), ngoại trừ một số hợp đồng đƣợc quy định ở Bộ luật dân
sự; tranh chấp đƣợc loại trừ bởi một quy định theo luật định ngoài BLTTDS.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài ở Ý
Ở Ý khơng có sự phân biệt giữa trọng tài trong nƣớc và trọng tài quốc tế, luật
trọng tài của Ý cũng không dựa trên Luật Mẫu UNCITRAL, tuy nhiên các nguyên tắc
điều chỉnh áp dụng cho tố tụng trọng tài cũng tƣơng tự nhƣ Luật Mẫu. Những quy tắc
trọng tài của quốc gia này đƣợc thể hiện trong Tiêu đề VIII cuốn IV của
BLTTDS Ý. Điều 806 BLTTDS quy định rằng “Các bên có thể có các tranh chấp
phát sinh giữa họ do các trọng tài quyết định, ngoại trừ các tranh chấp được quy
định trong Điều 409 và 442, về các vấn đề liên quan đến tình trạng cá nhân và ly
44

thân và các tranh chấp khác có thể khơng phải là đối tượng của giải quyết”.
Nhƣ vậy, phạm vi thẩm quyền của trọng tài ở Ý khá rộng, hầu hết các tranh
chấp trong lĩnh vực tƣ đều có thể giải quyết bởi trọng tài, theo đó các bên có thể đệ
42

Trích nguyên văn: Any claim involving an economic interest ("vermögensrechtlicher Anspruch")
can be the subject of an arbitration agreement. An arbitration agreement concerning claims not involving an
economic interest shall have legal effect to the extent that the parties are entitled to conclude a settlement on
the issue in dispute.
43
James H Carter (2019), The international arbitration review (tenth edition), NXB. Law Business
Research Ltd., tr. 201
44
Trích nguyên văn: The parties may have the disputes arising between them decided by arbitrators,
with the exception of the disputes provided for in Articles 409 and 442, 1 those concerning issues of personal
status and marital separation and those other disputes which may not be the subject of a settlement.
17


trình lên trọng tài tất cả các tranh chấp khác ngồi (i) tranh chấp liên quan đến các
quyền mà chính các bên không thể từ bỏ (“undisposable rights”) và (ii) tranh chấp
liên quan đến các quyền mà các bên có thể từ bỏ nhƣng không đƣợc giải quyết
45

bằng trọng tài theo quy định trong các đạo luật cụ thể. Vì Ý là một quốc gia thành
viên của Liên minh châu Âu, nên các giới hạn đối với thẩm quyền trọng tài còn xuất
phát từ các quy tắc hoặc nguyên tắc của luật pháp EU, do đó khơng có nhiều trƣờng
hợp quy định rõ ràng trong một đạo luật nghiêm cấm trƣờng hợp trọng tài khơng có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Các giới hạn về thẩm quyền đƣợc quy định tại
Điều 806 BLTTDS bao gồm các tranh chấp mà các bên không thể tự do từ bỏ nhƣ
các quyền liên quan đến hơn nhân gia đình, quyền làm cha mẹ, quyền công dân,
quốc tịch, và những tranh chấp theo luật định không thể giải quyết nhƣ tranh chấp
liên quan đến vấn đề thuế, tranh chấp hành chính,…các loại tranh chấp lao động
khác chỉ có thể đƣợc giải quyết nếu điều này đƣợc xem xét rõ ràng bởi luật pháp
hoặc bởi các thỏa thuận tập thể đƣợc áp dụng.


46

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài ở Liên bang Nga
Thực tiễn giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài ở Liên bang Nga phát
triển khá nhanh chóng. Có hai hình thức trọng tài ở Nga: TTTM quốc tế và trọng tài
trong nƣớc đƣợc điều chỉnh bởi hai luật khác nhau. Tuy nhiên, từ năm 2015, đạo
luật mới về trọng tài đã đƣợc thông qua quy định những vấn đề về trọng tài trong
47

nƣớc và một số quy tắc của luật mới cũng đƣợc áp dụng đối với TTTM quốc tế.
Khoản 1 Điều 7 LTTTM quốc tế đã đƣợc sửa đổi quy định rằng: “thỏa thuận trọng
tài là một thỏa thuận của các bên để đệ trình lên trọng tài tất cả hoặc một số tranh
chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa họ đối với mối quan hệ pháp lý xác
định hoặc một phần của nó, bất kể mối quan hệ pháp lý có thuộc về một hay không
48

bản chất hợp đồng…” Điều 1(3) của Luật này cũng quy định “các bên có thể
tham khảo các tranh chấp TTTM quốc tế phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng
hoặc dân sự khác liên quan đến ngoại thương và các loại hình kinh doanh quốc tế

45

Massimo Benedettelli, “Michele Sabatini & Flavio Ponzano, IBA Comparative Study on
“Arbitrability”
under
the
New
York
Convention,

Italian
report”,
/>itrability16.aspx
46
The In-House Lawyer, “Italy: Arbitration”,
truy cập ngày 16/4/2020
47
James H Carter, tlđd (43), tr. 387
48
Trích nguyên văn: “Arbitration agreement” is an agreement by the parties to submit to arbitration
all or certain disputes which have arisen or which may arise between them in respect of a defined legal
relationship or a part thereof, regardless of whether or not the legal relationship is of a contractual nature…

18


49

khác”. Nhƣ vậy, mọi tranh chấp có tính chất thƣơng mại đều có thể đƣợc giải
quyết bởi trọng tài.
Tuy nhiên, đối với những tranh chấp không thuộc phạm vi thẩm quyền trọng
tài lại đƣợc quy đinh tại Điều 22.1 của BLTTDS. Thơng thƣờng hầu hết những
tranh chấp đó đều thuộc lĩnh vực chính sách cơng hoặc liên quan đến lợi ích của các
bên không tham gia thỏa thuận trọng tài, bao gồm: tranh chấp gia đình; tranh chấp
việc làm; tranh chấp liên quan đến di sản của ngƣời quá cố; tranh chấp tƣ nhân hóa;
tranh chấp mua sắm cơng; tranh chấp thƣơng tích cá nhân; tranh chấp liên quan đến
50

trục xuất; tranh chấp thiệt hại về môi trƣờng. Điều 33 của Bộ luật tố tụng
Arbitrazh cũng quy định rằng các loại tranh chấp liên quan đến các mối quan hệ

pháp luật hoặc pháp luật công cộng, tranh chấp phá sản, mua sắm cơng, tranh chấp
về sự tƣ nhân hóa, thiệt hại môi trƣờng, một số vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ
và một số tranh chấp cơng ty sẽ không đƣợc chấp nhận.

51

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài ở Nhật Bản
Đạo luật Trọng tài của Nhật Bản (Luật số 138 năm 2003) đƣợc dựa trên Luật
52

mẫu UNCITRAL, Đạo luật này chi phối cả trọng tài trong nƣớc và quốc tế.
Theo Điều 2(1) Đạo luật trọng tài định nghĩa “một thỏa thuận trọng tài”
nghĩa là “các bên thỏa thuận đệ trình cho một hoặc nhiều trọng tài viên giải quyết
tất cả hoặc một số tranh chấp dân sự đã phát sinh hoặc có thể phát sinh đối với mối
quan hệ pháp lý xác định (dù có hợp đồng hay khơng) và tn theo phán quyết của
53

họ”, Điều 13(1) quy định hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài khi đối tƣợng của
nó là một số hoặc tất cả tranh chấp dân sự mà bao không bao gồm các vấn đề ly hôn
hoặc ly thân. Từ các quy định trên có thể thấy rằng, thẩm quyền trọng tài ở Nhật
Bản khá rộng, Đạo luật này áp dụng mà khơng có sự phân biệt đối với TTTM và phi
54

thƣơng mại. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp liên quan đến ly hôn hoặc ly thân
(trừ các quyền nhƣ quyền u cầu hỗ trợ tài chính gia đình tại Điều 881 BLTTDS,
49

Trích nguyễn văn: The parties may agree to refer to international commercial arbitration the disputes
between the parties arising out of civil law relationships in the course of carrying out foreign trade and other
types of international economic relations…

50
James H Carter, tlđd (43), tr. 393
51
Andrey Panov, “IBA Comparative Study on “Arbitrability” under the New York Convention, Russian
report”,
IBA,
/>itrability16.aspx, truy cập ngày 22/4/2020
52
James H Carter, tlđd (43), tr. 264
53
Trích nguyên văn: For the purposes of this Law, "arbitration agreement" shall mean an agreement
by the parties to submit to one or more arbitrators the resolution of all or certain civil disputes which have
arisen or which may arise in respect of a defined legal relationship (whether contractual or not) and to abide
by their award (hereinafter referred to as "arbitral award")
54
Hiroyuki Tezuka & Yutaro Kawabata, “IBA Comparative Study on “Arbitrability” under the New
York
Convention,
Japan
report”,
/>itrability16.aspx, truy cập ngày 22/4/2020

19


quyền yêu cầu thu hồi tài sản thừa kế tại Điều 884 BLTTDS có thể đƣợc giải quyết
55

56


bằng trọng tài ), một số tranh chấp liên quan đến tính hiệu lực của bằng sáng chế,
một thỏa thuận trọng tài giữa ngƣời tiêu dùng và một doanh nghiệp bị hủy bỏ bởi
đơn phƣơng ngƣời tiêu dùng hoặc một thỏa thuận trọng tài giữa ngƣời lao động và
ngƣời sử dụng lao động liên quan đến tranh chấp lao động bị hủy bỏ bởi ngƣời lao
động cũng không thuộc phạm vi thẩm quyền của trọng tài theo (Điều 3 của các điều
57

khoản bổ sung của Đạo luật Trọng tài).
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài ở Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, thái độ của Tòa án Hoa Kỳ khá rõ ràng với xu hƣớng ủng hộ
trọng tài, cả trọng tài trong nƣớc và quốc tế, thơng qua việc giải thích mối quan hệ
thƣơng mại khá rộng. Điều 5 Đạo luật trọng tài Liên bang Hoa Kỳ đã quy định
phạm vi thẩm quyền của trọng tài thông qua cách tiếp cận tranh chấp mang tính tài
sản: “Tuân theo Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang, Trọng tài giải quyết các
tranh chấp mang tính tài sản thuộc phạm vi thẩm quyền của Tòa án liên bang,
ngoại trừ các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp lý của bang, hành chính và
thuế, quan hệ cấp dưỡng, trường hợp phá sản của pháp nhân và cơng dân”.
Có thể nói, trọng tài đƣợc sử dụng trong nhiều loại tranh chấp trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, bao gồm tranh chấp kinh doanh, xây dựng, bảo hiểm, tranh
58

chấp chứng khoán, bất động sản và một số tranh chấp khác. Trọng tài ở Hoa Kỳ
cũng có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp việc làm không liên quan đến
vấn đề thƣơng lƣợng tập thể, ở đây, các vấn đề liên quan đến sự phân biệt đối xử
dựa vào tuổi tác, giới tính, vùng miền, những khuyết tật về tinh thần và thể chất, hay
những tranh chấp hợp đồng lao động liên quan đến các điều khoản về tiền lƣơng,
thăng chức, chấm dứt hợp đồng, thỏa thuận không cạnh tranh (convenants not to
59

compete), điều khoản bảo mật đều có thể thuộc thẩm quyền của trọng tài. Trọng

tài cũng có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp gia đình, đặc biệt là các vấn
đề phân chia tài sản, nơi mà phƣơng pháp thƣơng lƣợng thƣờng đƣợc sử dụng
không đạt đƣợc hiệu quả và các bên mong muốn một giải pháp nhanh chóng và
mang hiệu quả kinh tế hơn.

60

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài ở Ấn Độ
55
56
57

Hiroyuki Tezuka & Yutaro Kawabata, tlđd (54)
Hiroyuki Tezuka & Yutaro Kawabata, tlđd (54)

Hiroyuki Tezuka & Yutaro Kawabata, “Arbitration - Country Guides, Janpan report”,
truy cập ngày
22/4/2020
58
Hiroyuki Tezuka & Yutaro Kawabata, tlđd (54)
59
John W. Cooley & Steven Lubet (1997), Arbitration Advocacy (second edition), NXB Ind. :
National Institute for Trial Advocacy, tr. 18
60
John W. Cooley & Steven Lubet, tlđd (59), tr. 20

20



×