Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ núi pháo, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THẢO VÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC
VÀ CHẾ BIẾN KHỐNG SẢN TẠI MỎ NÚI
PHÁO, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
••
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THẢO VÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TRONG Q TRÌNH KHAI THÁC
VÀ CHẾ BIẾN KHỐNG SẢN TẠI MỎ NÚI
PHÁO, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học Mơi trường
Mã số ngành: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
••


KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN THẾ HÙNG
CHỮ KÝ PHỊNG QLĐTSĐH CHỮ KÝ KHOA CHUN MƠN CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Thái Nguyên - 2020


1

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan Luận văn này do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn của tơi hồn tồn trung thực và chưa hề công bố
hoặc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn
gốc. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Ngun, ngày 20 tháng 9 n ă m 2020
TÁC GIẢ

Trần Thảo Vân


LỜI CẢM ƠN

Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo k ỹ sư Mơi trường có đủ năng lực, sáng tạo
và có kinh nghiệm thực tiễn cao. Được sự nhất trí của Trường Đại học Nơng Lâm
Thái Ngun, Phịng Đào Tạo - Đào tạo Sau đại học cùng với nguyện vọng của bản
thân tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải
trong q trình khai thác và chế biến khống sản tại Mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên ”.

Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
nhà trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào Tạo - Đào tạo Sau
đại học cùng các thầy cô giáo Khoa Môi trường đã truyền đạt lại cho tôi những kiến
thức quý báu về chuyên môn cũng như những kiến thức xã hội trong suốt khóa học
vừa qua. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới thầy giáo GS.TS Nguyễn Thế Hùng
đã giúp đỡ, dẫn dắt tôi trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn tơi hồn thành
khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng các cán bộ kỹ
thuật, cơng nhân viên tại Phịng Môi trường của Công ty TNHH khai thác và chế
biến khoáng sản Núi Pháo đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ tơi trong q trình
thực tập tại đơn vị.
Tơi rất mong nhận được sự đóng góp q báu của thầy cơ giáo và bạn bè để
khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2020
H ọ c viên

Trần Thảo Vân

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................
viii
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.........................................2
3.1. Ý nghĩa trong học tập ................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học ..............................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 4
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh và phân loại ô nhiễm môi trường nước .................. 6
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước.......................................................8
1.2. Cơ sở pháp lý....................................................................................................14
1.2.1. Một số văn bản pháp luật quy định về bảo vệ tài nguyên nước và tài nguyên
khoáng sản .............................................................................................................14
1.2.2. Các TCVN, QCVN ......................................................................................15
1.3.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................15

1.3.1. Thực trạng quản lý, xử lý nước thải công nghiệp trên Thế giới................15
1.3.2. Thực trạng quản lý, xử lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam ..................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................24
2.2.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................24

2.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................25



2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp .......................................25
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp.............................................25
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................29
3.1. Khái quát chung về quá trình hình thành, hoạt động sản xuất của mỏ Núi Pháo,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ...........................................................................29
3.1.1. Khái quát chung về mỏ Núi Pháo thuộc Cơng ty TNHH Khai thác Chế
biến
khống sản Núi Pháo (Nui Phao Mining - NPM) trên địa bàn xã Hà Thượng,
huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................29
3.1.2 Quy mô, công nghệ sản xuất của mỏ Núi Pháo ............................................30
3.1.3. Đánh giá hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ Núi Pháo, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .....................................................................................35
3.2. Khái quát chung về tình hình phát sinh nước thải, quy trình quản lý và xử lý
nước thải tại mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ...............................37
3.3. Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải trong quá trình khai thác và chế
biến khống sản tại mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải................................................55
3.3.1. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải .............................................................56
3.3.2. Khó khăn, tồn tại và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý
và xử lý nước thải .................................................................................................76
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................79
4.1. Kết luận ........................................................................................................79
4.2. Kiến nghị ...................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................82


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


APT

Ammonium Para Tungsten

BOD
BTNMT
COD

Nhu cầu oxy sinh hóa
Bộ Tài ngun Mơi tr ường
Nhu cầu oxy hóa học

COT

M ương thu n ướ c tạ i khu v ự c xóm 6

IED

Luật về phịng ngừa và kiể m sốt ơ nhiễ m

DO
KCN

Hàm lượng oxy hịa tan
Khu cơng nghi ệ p

MBBR

Khoang sinh học hiếu khí dính bám


OTC
NĐ - CP

H ồ ch ứ a đ uôi qu ặ ng oxit
Nghị định Chính phủ

PAC

Poly Aluminum Chloride

PSRP
QCVN

H ồ chứ a nước mưa ch ả y tràn khu v ực nhà máy chế
biế n
Quy chuẩn Việt Nam

ROM
STC
TCVN

Bãi chứa quặng
H ồ chứ a đuôi quặng sunphua
Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệ m hữ u hạn


TDS

Hàm lượng chất r ắ n hòa tan

TSS

Hàm lượng chất r ắ n l ơ lửng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Mơ tả vị trí quan trắc, lấy mẫu.................................................................27
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu phân tích .............................................................................28
Bảng 3.1: Các nguồn nước thải của Dự án Núi Pháo và quá trình thu gom ...........38
Bảng 3.2: Biện pháp phịng ngừa ứng phó sự cố ....................................................48
Bảng 3.3: Dung tích hồ bể và thời gian lưu nước thải ............................................54
Bảng 3.4:Chất lượng trung bình nguồn nước thải đầu vào và tại điểm xả thải DP2 57
Bảng 3.5: Hàm lượng BOD5 và COD trước và sau khi xử lý sinh học...................58
Bảng 3.6: Hàm lượng BOD5 và COD trước và sau khi xử lý hóa - lý......................58
Bảng 3.7: Hàm lượng TSS trước và sau khi xử lý sinh học.....................................59
Bảng 3.8: Hàm lượng TSS trước và sau khi xử lý hóa - lý .....................................59
Bảng 3.9: Hàm lượng Mn, Fe, F trước và sau khi xử lý hóa - lý ............................59
Bảng 3.10 : Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí OTC trước khi đưa vào
hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo ............................................................59
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí STC trước khi đưa vào
hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo ............................................................60
Bảng 3.12: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí PTP trước khi đưa vào
hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo ............................................................61
Bảng 3.13: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí OTC trước khi đưa vào
hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo ............................................................62
Bảng 3.14: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí STC trước khi đưa vào

hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo ............................................................63
Bảng 3.15: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí PTP trước khi đưa vào
hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo ............................................................64
Bảng 3.16: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí TK-OF trong khi vận
hành hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo ....................................................65
Bảng 3.17: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí RT-Out trong khi vận
hành hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo .....66 Bảng 3.18: Kết quả phân tích
mơi trường nước thải tại vị trí TK-OF trong khi vận
hành hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo ..................................................67
Bảng 3.19: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí RT-Out trong khi vận
hành hệ thống xử lý tại mỏ Núi Pháo ..................................................68
Bảng 3.20: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí TSF-SP sau khi qua hệ
thống xử lý tại mỏ Núi Pháo.................................................................69
Bảng 3.21: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí DP2 sau khi qua hệ
thống
xử lý tại mỏ Núi Pháo ..........................................................................70
Bảng 3.22: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí TSF-SP ..................72
Bảng 3.23: Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại vị trí DP2 sau khi qua hệ
thống
xử lý tại mỏ Núi Pháo ..........................................................................73


Bảng 3.24 Kết quả hiệu suất xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải..................74
58


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tổng quan các khu vực trong mỏ Núi Pháo ...........................................29
Hình 3.2: Sơ đồ mặt bằng tổng thể vị trí các khu vực chính của Mỏ Núi Pháo ......30
Hình 3.3: Quy trình khai thác của Cơng ty Núi Pháo .............................................32

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình chế biến nhà máy chế biến của Cơng ty Núi Pháo.........33
Hình 3.5: Hoạt động phát sinh tác động/chất thải trong quá trình khai thác chế biến
36
Hình 3.6: Sơ đồ thu gom và thốt nước hiện tại mỏ Núi Pháo ...............................38
Hình 3.7: Sơ đồ quy trình xử lý nước tại trạm xử lý nước thải...............................26
Hình 3.8: Bơm nước từ hồ lắng khu chứa đi quặng TSF-SP về bể điều hịa (bơm
cơng suất 250m3/h) ...............................................................................53
Hình 3.9: Bơm nước tại vị trí xả thải DP2 về bể điều hịa (bơm cơng suất 27m 3/h) 53
Hình 3.10: Cơng trình trạm xử lý nước thải............................................................56
Hình 3.11: Mơ hình Wetland ..................................................................................60
Hình 3.12: Sơ đồ biểu diễn nồng độ các thông số đặc trưng trước và sau khi xử lý
................................................................................................................................ 75
Hình 3.13: Cơng nghệ xử lý bùn thải Geotube .......................................................78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
So với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có
nguồn tài ngun khống sản được đánh giá tương đối đa dạng với hơn 5000 điểm
mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác (Báo Tin tức, 2017). Trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có một mơ hình khai thác và chế biến khống sản theo
phương thức bền vững nhằm nâng cao giá trị tài nguyên, bằng công nghệ hiện đại
gắn liền giá trị tài nguyên với lợi ích quốc gia, cộng đồng và người dân đó là mỏ Núi
Pháo của Cơng ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo (NuiPhao Mining
- NPM) - thuộc Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan. Mỏ đa kim Núi Pháo được coi
là mỏ phức hợp nhất thế giới với 4-5 dòng sản phẩm trên một thân quặng duy nhất.
Trong khi rất nhiều mỏ khác trên thế giới thường chỉ tập trung vào 1-2 dòng sản
phẩm chính thì NuiPhao Mining với những nỗ lực khơng ngừng trong áp dụng và cải

tiến công nghệ đã sản xuất được 4 dòng sản phẩm với tỷ lệ thu hồi cao trong ngành
(65%) và đang phấn đấu đạt kỷ lục top tỷ lệ thu hồi cao nhất trong ngành chế biến
khoáng sản là 75% tại Việt Nam. Với những hoạt động cụ thể, NuiPhao Mining đã
chứng tỏ là một trong những doanh nghiệp khai khoáng hàng đầu trong việc nâng
cao giá trị tài nguyên Việt Nam, lấy khoa học kỹ thuật làm động lực phát triển, dám
cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế để tài
nguyên thực sự trở thành tiềm lực kinh tế đóng góp vào sự phát triển chung của tồn
xã hội.
Bên cạnh những thành công to lớn mang lại tỷ trọng tăng trưởng kinh tế cao
thì đây cũng là thử thách đối với chủ đầu tư cũng như các chuyên gia trong ngành
khai thác khống sản, địi hỏi sự đầu tư lớn tài chính vào cơng nghệ bởi đặc thù
ngành công nghiệp này luôn phát sinh nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường sinh
thái. Do khai thác và chế biến khoáng sản thường sinh ra một khối lượng rất lớn các
chất thải nên ở các quốc gia có nền cơng nghiệp khai khống phát triển, vấn đề quản
lý các nguồn thải được chú ý từ khi xây dựng dự án khai thác mỏ, trong suốt quá
trình vận hành mỏ cho đến giai đoạn sau khi đóng cửa mỏ. Hoạt động khai thác


2

khống sản nếu khơng đi cùng với các biện pháp bảo vệ mơi trường sẽ dẫn đến ơ
nhiễm, suy thối mơi trường, cạn kiệt tài ngun thiên nhiên. Ơ nhiễm môi trường sẽ
tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, làm suy thoái các hệ sinh thái, rõ ràng
việc kiểm soát nước thải mỏ trong hoạt động khai thác khống sản là rất cần thiết. Vì
vậy, nước thải trong ngành cơng nghiệp khai thác và chế biến khống sản cần phải
được nghiên cứu kỹ về nguồn gốc, đặc tính để từ đó áp dụng các phương pháp, cơng
nghệ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả xử lý tối đa nguồn nước thải trước khi xả ra
nguồn tiếp nhận. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng nước thải ra mơi trường đạt
tiêu chuẩn xả thải, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo đã tiến
hành xây dựng trạm xử lý nước thải và hoàn thành trong năm 2015 và đưa vào vận

hành thử nghiệm từ tháng 01 năm 2016, đến nay vẫn được duy trì vận hành và cho
thấy tính hiệu quả của cơng trình trạm xử lý trong việc kiểm soát, đảm bảo chất
lượng xả thải. Được sự đồng ý, nhất trí của Ban Giám hiệu Nhà trường, sự chấp
thuận của Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo và dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo GS.TS Nguyễn Thế Hùng - Giảng viên Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài : “Đánh giá hiệu
quả hệ thống xử lý nước thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản tại
m ỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả hệ thống xử lý nước thải trong q trình khai thác và
chế biến khống sản tại mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, giảm thiểu nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa trong học tập

- Tạo cho học viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn, vận dụng
với lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu;

- Trong q trình thực hiện đề tài, học viên có cơ hội được học hỏi, tìm hiể u
thêm trong lĩnh vực xử lý mơi trường sau khai thác khoáng sản, nâng cao năng lực và
đáp ứng yêu cầu công việc.


3

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích đả m bảo tính khách quan, chính xác
có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của

địa phương;

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở
quản lý mơi trường nói chung và người dân trong khu vực nói riêng, góp phần nâng
cao chất lượng sản xuất, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm liên quan

- Khái niệm môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Theo khoản 1 điều 3 của
Luật BVMT Việt Nam 2014) (Quốc hội, 2014).

- Khái niệ m ô nhi ễ m môi tr ườ ng
Ơ nhiễ m mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật (Theo khoản 8 điều 3 của Luật BVMT Việt Nam 2014) (Quốc hội,
2014).

- Khái niệ m ngu ồ n n ướ c
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác,
sử dụng bao gồm sơng, suối, kênh, rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển các tầng chứa nước
dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác (Quốc hội, 2012).

- Khái niệ m ô nhi ễ m ngu ồ n n ướ c
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổ i tính chất vậ t lý, tính chất hóa học và

thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho
phép gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật (Quốc hội, 2012).

- Khái niệ m v ề ho ạ t độ ng b ả o v ệ môi tr ườ ng
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy
thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên nhằm giữu môi trường trong lành (Quốc hội, 2014).

- Khái niệ m phát triể n b ề n v ữ ng
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi


trường. (Quốc hội, 2014).

- Khái niệm về nước thải và nước ô nhiễ m
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã
bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
Ơ nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,
làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các loài hoang dã (Quốc
hội, 2012).

- Khái niệ m v ề n ướ c th ả i công nghi ệ p
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong q trình sản xt cơng
nghiệp từ các cơng đoạn sản suất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước
thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên.
Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát

thải và phụ thược vào nhiều yếu tố: Loại hình cơng nghiệp, loại hình cơng nghệ sử
dụng, tính hiện đại của cơng nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và
ý thức cán bộ công nhân viên (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trườ ng
Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm
lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng
để bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).

- Tiêu chu ẩ n môi tr ườ ng
Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm
lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp
dụng để bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).

- Một số hiểu biết chung về hoạt động khai thác khoáng s ả n:
+ Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản: Là hoạt động nghiên cứu, điều tra

về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều
kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản


làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dị khống sản;
+ Hoạt động khai khống bao gồm hoạt động thăm dị khống sản, hoạt động

khai thác khống sản;
+ Thăm dị khống sản: Là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng

khống sản và các thơng tin khác phục vụ khai thác khoáng sản;

+ Khai thác khoáng sản: Là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây

dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan
(Quốc hội, 2012).
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh và phân loại ô nhiễm môi trường nước
Nguồn gốc phát sinh
❖ Nguồn gốc tự nhiên
Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp,...
kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh
vật kể cả xác chết của chúng.
Như vậy, ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở
núi đồ, đất ven bờ sơng làm dịng nước cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát,
chất mùn. hoặc do sự phun trào của núi nửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước
mưa rơi xuống đất, do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ơ nhiễm các dịng
sơng, hoặc sự hịa tan các chất muối khống có nồng độ q cao, trong đó có chất
gây ung thư như asen, fluor và các chất kim loại nặng.
Được biết rằng, tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ơ nhiễm do tự nhiên sẽ
được q trình tuần hồn và thời gian trả lại nguyên vẹn, Tuy nhiên, con người thì
khác, khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ
vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có (Nguyễn Thế Đặng và cộng
sự, 2017)
❖ Nguồn gốc nhân tạo
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Q trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng do các hoạt động của con người gây ra. Có thể nhận thấy, ơ nhiễm
nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do xả nước từ các vùng dân cư, khu công
nghiệp,


7


hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nơng
nghiệp. vào mơi trường nước.
Như vậy, ô nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều
vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người, trong đó đáng kể nhất là con người (phân,
nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ
dầu khí.
Ngồi ra chất thải cho khu chăn ni gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu
giết mổ, chế biến thực phẩm; và hoạt động lưu thơng với khí thải và các chất thải
phóng xạ từ các cơ sở sản xuất, các vùng khai thác khoáng sản,.. .(Nguyễn Thế Đặng
và cộng sự, 2017)
1.1.2.2. Phân loại ơ nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước, trong thực tế thường được phân loại
như sau:
❖ Phân loại theo nguồn thải
- Nguồn điểm: Nguồn ơ nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản
chất, lưu lượng xả thải của các thông số gây ô nhiễm;
- Nguồn diện: Nguồn ô nhiễm khơng có điểm cố định, khơng xác định được vị
trí, bản chất, lưu lượng của tác nhận gây ô nhiễm (Lương Văn Hinh và cộng sự,
2016).
❖ Phân loại theo tính chất của ơ nhiễm
- Ơ nhiễm sinh học: Sự ơ nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất
hữu cơ có thể lên men được hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoặt, phân tiêu,
nước rửa của các nhà máy, chất thải chăn nuôi.;
- Ơ nhiễm hóa học do chất vơ cơ: Do dị rỉ, nhiễm chất hóa học vào nước như
kim loại nặng, asen, thủy ngân,... Sự ô nhiễm nước do nitrat và photphat từ phân bón
hóa học, luyện kim và các cơng nghệ khác;
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
chủ yếu do hydrocacbon, nơng dược, chất tẩy rửa.;
- Ơ nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng
lượng chất lơ lửng, tức là làm tăng độ đục của nước, Các chất này có thể là gốc vơ cơ

hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn, Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật
❖ Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
- Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt


8

khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng
(Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải, 2016).
động
thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tượng tự khác;
- Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các nhà máy, từ hoạt động của các
khu công nghiệp là chủ yếu;
- Nước thải nông nghiệp: Là nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia
cầm, Việc sử dụng phân bón quá mức, phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, sử
dụng thức ăn khi nuôi tôm cá,... nếu không được xử lý tốt cũng là nguồn gây ô nhiễm
môi trường nước (Lương Văn Hinh và cộng sự, 2016).
❖ Phân loại theo vị trí khơng gian
- Ô nhiễm nước mặt
- Ô nhiễm nước ngầm
- Ô nhiễm nước biển. (Lương Văn Hinh và cộng sự, 2016).
1.1.3.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

1.1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý
a. Độ đục
Độ đục là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước. Độ đục của nước có
thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt keo đến những hệ
phân tán thơ gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn cát, các vi sinh vật. Nó

cũng chứa nhiều thành phần hóa học như: Vơ cơ, hữu cơ. Độ đục cao biểu thị nồng
độ nhiễm bẩn trong nước cao.
- Đơn vị đo độ đục: 1JTU = 1NTU = 1mg SO2/l = 1 đơn vị độ đục
- Độ đục được đo bằng máy quang phổ, đơn vị: NTU, FTU
- Đo bằng trực quan, đơn vị: JTU (Lương Văn Hinh và cộng sự, 2016).
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, dẫn đến các q trình hóa học và sinh hóa xảy
ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời
gian trong ngày, vào mùa trong năm,.Nhiệt độ cần xác định tại chỗ (tại nơi lấy


9


10


11

- Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17/2/2014, B ộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước
mặt
có hiệu lực thi hành ngày 07/04/2014;
- Thông tư số 24/201/TT-BTNMT ngày 01/09/2017, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành thông tư quy định kỹ thuật quan trắc mơi trường có hiệu lực thi
hành ngày 15/10/2017.
1.2.2. Các TCVN, QCVN
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn k ỹ thuật quố c gia về chất lượng
nước dưới đất;
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần
1 - Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 5999:1995: Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước
thải,
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987): Chất lượng nước - Lấy mẫu, hướng
dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo;
- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần
6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối;
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần
3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực trạng quản lý, xử lý nước thải công nghiệp trên Thế giới
Cùng với việc tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dân số tăng nhanh,
một lượng nước thải công nghiệp chưa được qua xử lý đã xả vào sông, hồ và khu vực
ven biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái
và đe dọa cuộc sống của con người. Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra
trong quá trình sản xuất cơng nghiệp. Tại các cơ sở cơng nghiệp, có hai loại nước
thải: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, trong đó nước thải sản xuất là loại
nước thải có nguy cơ ơ nhiễm cao nhất. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, hơn 70%
chất thải công nghiệp chưa qua xử lý được xả vào nguồn nước và gây ô nhiễm nguồn


12

nước cấp. Nước thải cơng nghiệp có thể chứa một loạt các chất gây ô nhiễm. Trong
nhiều trường hợp, nước thải từ ngành công nghiệp không chỉ xả trực tiếp ra sơng, hồ,
khu vực ven biển mà nó cịn thấm xuống lịng đất và gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm.

Ở các nước đang phát triể n, đ iề u này th ường khó để phát hiện khi việ c quan trắc,
giám sát thường khá tốn kém.
❖ Tại các nước các nước châu Âu
Tài nguyên nước là lĩnh vực được quy định tồn diện nhất trong luật mơi
trường châu Âu. Các chỉ thị của châu Âu về tài nguyên nước có ảnh hưởng đến việc
thay đổi một cách đáng kể các đạo luật ở những nước có luật mơi trường tiến bộ.
Ngay từ năm 1975, Liên minh châu Âu (EU) đã xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về
nước an toàn ở các sông, hồ. Năm 1980, EU tiếp tục đưa ra các chỉ tiêu chất lượng,
bắt buộc đối với nước uống, nước tắm... Đây là các chỉ tiêu nền tảng để thực hiện các
biện pháp kiểm sốt nước thải cơng nghiệp, nhất là nước thải có chứa các chất nguy
hại. Ngoài các biện pháp kỹ thuật, EU cũng áp dụng các cơng cụ kinh tế như thu phí
nước thải, gắn việc thực hiện trách nhiệm môi trường với giấy phép thương mại.
Năm 1996, EU ban hành chỉ thị về phòng, chống và kiểm sốt ơ nhiễm tích hợp
(IPPC), trong đó đưa ra các quy định nhằm giải quyết ô nhiễm từ các cơ sở công
nghiệp lớn, IPPC được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007, 2008. Năm 2010, EU ban
hành Luật về phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm (IED), trong đó xác định rõ nghĩa vụ
của khoảng 50,000 cơ sở cơng nghiệp lớn trong khu vực trong việc phịng, ngừa,
giảm thiểu ô nhiễm nước. IED cũng yêu cầu các cơ sở này phải hoạt động theo đúng
giấy phép, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của IED, phải đảm bảo các tiêu
chuẩn về môi trường như giá trị giới hạn phát khí thải, nước thải, khả năng phục hồi
mơi trường khi nhà máy đóng cửa,...EU cũng u cầu các nước thành viên phải duy
trì hoạt động thanh tra môi trường, mỗi cơ sở phải được thanh tra ít nhất 01 lần trong
03 năm. Cũng trong năm 2010, Nghị viện châu Âu (EP) và Ủy ban hòa giải của hội
đồng châu Âu đã đi đến thỏa thuận cuối cùng về Chỉ thị khung cho hành động Chung
trong lĩnh vực tài nguyên nước. Để có được thỏa thuận này, EU phải mất 12 năm để
thiết lập các chính sách, khởi đầu là Hội thảo các bộ trưởng về chính sách nước ở
Frankfurt năm 1988. Rõ ràng, để đạt được thành công trong xử lý nước thải công
nghiệp, các nước châu Âu đã xây dựng những quy định rõ ràng về trách nhiệm quản



13

lý nước thải, bảo đảm hệ thống kiểm soát, giám sát xả thải vào môi trường, buộc các
ngành công nghiệp thực hiện các biện pháp xử lý nước thải phù hợp với quy định,
tạo động lực tài chính và kinh tế giúp ngành công nghiệp đầu tư vào các giải pháp
cơng nghệ nhằm giảm chi phí nước thải (Nguyễn Thúy Lan, 2018).
❖ Tại Mỹ
Là quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển, thường xun phải đối mặt với
tình trạng ơ nhiễm. Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật, chính sách liên quan đến môi
trường ở cả cấp liên bang và cấp tiểu bang. Đây là hệ thống pháp lý phức tạp buộc
các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phải thực hiện.
Trong vấn đề xử lý nước thải, Mỹ xây dựng Luật về chất lượng nước và công
nghệ dựa trên giới hạn giấy phép cho phép thiết lập các chương trình giới hạn thải và
đưa ra những điều kiện hạn chế cụ thể đối với từng nguồn thải công nghiệp. Luật
cũng quy định về việc thực hiện chương trình kiểm sốt xả thải từ các cơ sở sản xuất
cơng nghiệp vào hệ thống cống thoát nước của thành phố...
❖ Tại Hàn Quốc
Cùng với việc chú trọng vào phát triển kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc đã có
những thay đổi và điều chỉnh kịp thời về mục tiêu và chiến lược dài hạn, ưu tiên phát
triển bền vững. Trong hoạt động xử lý nước thải công nghiệp, Hàn Quốc thiết lập
tiêu chuẩn nước thải kiểm sốt nồng độ chất gây ơ nhiễm có trong nước thải cơng
nghiệp. Khi các doanh nghiệp Hàn Quốc tiến hành xử lý nước thải công nghiệp, họ
bắt buộc phải có giấy phép, đồng thời phải báo cáo với cơ quan quản lý môi trường
trước khi xả thải. Các chất độc hại không được phép xả thải tại các khu vực nhạy
cảm, đã được chỉ định cụ thể, Hàn Quốc cũng thiết lập các đơn vị giám sát việc tuân
thủ quy trình và tiêu chuẩn được phép xử lý nước thải, cùng với đó là áp dụng mức
thu phí nước thải cơ bản và vượt định mức (nếu lượng nước thải công nghiệp vượt
quá tiêu chuẩn được phép, nó sẽ được áp dụng mức thu phí khác cao hơn). Tại Hàn
Quốc, nguồn kinh phí xây dựng các nhà máy được lấy từ nguồn thu phí nước thải
cơng nghiệp từ các doanh nghiệp và một phần từ ngân khố quốc gia.

❖ Tại Ấn Độ
Sông Hằng (Ấn Độ) là con sông linh thiêng biểu tượng của đất nước Ấn Độ
bắt nguồn dãy Himalaya. Con sông này dài 2.510 km chảy qua Bangladesh vào vịnh


14

Bengal. Tuy nhiên, khi qua các trung tâm công nghiệp, con sông phải hứng chịu ô
nhiễm nặng nề. Ngày nay sông Hằng được coi là con sông ô nhiễm bậc nhất thế giới
vì rác thải cơng nghiệp. Nước sơng bây giờ không thể dùng để ăn uống, tắm giặt và
cũng khơng thể dùng cho nơng nghiệp vì tỷ lệ các kim loại độc như thủy ngân, chì,
crom, niken q cao.
Sơng Yamuna (Ấn Độ): Những khu công nghiệp gần kề xả chất thải hóa học
ra sơng Yamuna, khiến con sơng phủ trắng một thứ bọt độc hại. Sông Yamuna chảy
dọc Ấn Độ, là nguồn cung cấp nước cho 57 triệu người. Được biết, khoảng 58 %
lượng rác thải ở New Delhi đổ xuống Yamuna. Những chất thải hóa học độc hại cũng
bị xả xuống con sơng này.
❖ Tại Trung Quốc
Sơng Hồng Hà từng là “niềm kiêu hãnh của Trung Quốc” vì phù sa màu mỡ
và khả năng tưới tiêu gần 1 triệu km2. Thế nhưng ngày nay, dịng sơng này bị ô
nhiễm đến mức không thể sử dụng. Hiện nay con sơng khơng cịn màu vàng đặc
trưng mà đổi sang đỏ, tím và phải hứng chịu hàng chục triệu tấn chất thải chứa kim
loại nặng và trở thành nguồn ô nhiễm chính. Theo các mẫu nước xét nghiệm tại Đại
học Bắc Kinh, hàm lượng cadmium trong nước sông cao hơn chuẩn quốc gia 2.200
lần, còn thủy ngân là 2.000 lần.
1.3.2. Thực trạng quản lý, xử lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam
Khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam là một hoạt động cơng nghiệp
đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, tạo cơng ăn việc làm
cho hàng trăm nghìn lao động ở các khu vực nông thôn và miền núi. Tuy nhiên trong
một thời gian dài do chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế, ít quan tâm tới bảo vệ môi trường,

nên đất đai ở nhiều khu vực khai thác khoáng sản đã bị hoang hóa và suy thối, cảnh
quan sinh thái của các vùng khai thác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều khu vực
khai thác khoáng sản trong nước hiện nay đang bị ơ nhiễm nghiêm trọng và có nguy
cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố môi trường từ các nguồn thải trong quá trình hoạt động sản
xuất. Đặc điểm của khai thác và chế biến khoáng sản thường tạo ra khối lượng rất
lớn các chất thải (bao gồm chất thải rắn, nước thải và khí-bụi thải), đặc biệt khối
lượng chất thải rắn có thể gấp hàng chục lần khối lượng khoáng sản thu hồi được.
Các loại chất thải này nếu khơng được quản lý thích hợp sẽ là nguồn gây ô nhiễm


15

môi trường tiềm tàng. Trên thực tế nhiều khu vực đã và đang phải gánh chịu hậu quả
của các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trước đây. Theo thống kê của
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và mơi trường), tính đến tháng 5/2016, cả
nước có 313 khu cơng nghiệp được thành lập, trong đó mới chỉ có 212 khu cơng
nghiệp (KCN) đang hoạt động đã hồn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung, đạt tỷ lệ 75% với 102 hệ thống đã được lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải
tự động theo quy định; 24 KCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung;
615 cụm công nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng hơn 5% đầu tư xây dựng
hệ thống xử lý nước thải tập trung (Phan Văn Trường, 2012).
Mặc dù mơ hình tập trung các cơ sở sản xuất vào các khu công nghiệp (KCN)
tạo thuận lợi cho quản lý chất thải tuy nhiên cho đến nay bên cạnh các KCN thực
hiện đúng quy định pháp luật về quản lý chất thải nhiều KCN vẫn chưa hồn thiện
các cơng trình thu gom, xử lý chất thải tập trung. Việc xả khối lượng khổng lồ các
loại chất thải công nghiệp chứa hàm lượng lớn các chất ô nhiễm có độc tính cao đã,
đang và sẽ là áp lực ngày càng lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên, sức khỏe con người
và gây tổn hại nhiều ngành kinh tế. Tính đến hết tháng 10 năm 2014, trong số 209
KCN đã đi vào hoạt động có 165 KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung, chiếm 79% tổng số KCN đang hoạt động, tăng 6% so với năm 2013. Tổng

công suất xử lý nước thải của các nhà máy xấp xỉ 630.000 m 3/ngày.đêm. Với lưu
lượng nước thải hiện tại của 165 KCN khoảng 350.000 m 3/ngày.đêm, trong trường
hợp tất cả các KCN đang hoạt động, thu hút đầu tư và được lấp đầy 100%, thì lượng
nước thải phát sinh khoảng 600.000 m3/ngày.đêm. (Chu Ngoc K và Cộng sự, 2018)
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều KCN đã có trạm xử lý nước thải nhưng chưa hoạt
động thường xuyên, nước thải sau xử lý chưa đạt QCVN. Khác với số liệu thống kê,
trên thực tế, nhiều khu cơng nghiệp đã có trạm xử lý nước thải nhưng chưa hoạt động
thường xuyên, nước thải sau xử lý chưa đạt quy chuẩn Việt Nam. Tại nhiều khu công
nghiệp như Trà Nóc 1, 2 (Cần Thơ), Thụy Vân (Phú Thọ). vẫn tồn tại tình trạng xả
thải gây ơ nhiễm môi trường. Đặc biệt, các khu công nghiệp chưa xây dựng và vận
hành trạm xử lý nước thải còn gây ô nhiễm môi trường lớn hơn như khu công nghiệp
Cầu Nghìn (Thái Bình), khu cơng nghiệp Hịa Bình (Kon Tum) đã đầu tư hệ thống


×