Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại phường lộc hạ, thành phố nam định, giai đoạn 2017 – 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.64 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH VŨ GIANG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN
LIỀN VỚI ĐẤT TẠI PHƯỜNG LỘC HẠ, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2017 - 2019”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

Chính quy

Chuyên ngành

Quản lý đất đai

Khoa

Quản lý Tài nguyên

Lớp

K48 - LT QLĐĐ

Khóa học

2018 - 2020



Giảng viên hướng dẫn

PGS.TS Phan Đình Binh


Thái Nguyên, năm 2020


3

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng giúp sinh viên trau dồi, củng
cố, bổ sung kiến thức đã học tập được ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên
tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học và vận dụng vào thực tiễn
giúp sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức lý luận, phương thức làm việc,
năng lực công tác nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế sản xuất và nghiên cứu
khoa học.
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên em đã tiến hành thực tập tại
UBND phường Lộc Hạ, Thành phố Nam Định với đề tài “Đánh giá tình hình
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất tại phường Lộc Hạ, Thành phổ Nam Định, giai đoạn
2017 - 2019”.
Trong thời gian thực tập em đã có cơ hội học hỏi, có thêm nhiều kiến
thức bổ ích và kinh nghiệm thực tế quý báu, đến nay em đã hồn thành tốt đề
tài của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên cùng
sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS. Phan Đình Binh đã giúp đỡ em
hoàn thành đề tài.

Em cũng xin chân thành cảm ơn UBND phường Lộc Hạ đã giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên khơng
thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận những ý kiến đóng góp của
thầy cô và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2020
Sinh viên
Đinh Vũ Giang


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ

Nguyên nghĩa

CP

Chính phủ

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân




Nghị định

NQ

Nghị quyết

CT

Chỉ thị

TW

Trung ương

TT

Thông tư

BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

ĐKQSDĐ

Đăng ký quyền sử dụng đất


iii


MỤC LỤC


6

1.1.1.
Kết quả công tác cấp GCNQSD đất tại phường Lộc Hạ,
thành phố Nam


7

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai tham gia vào hoạt động của đời
sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của đất nước.
Hiện nay đất nước ta đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hoá hiện đại
hoá cùng với sự tăng nhanh của dân số và phát triển của nền kinh tế đã gây áp lực rất
lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất lại khơng hề được tăng lên. Vậy đòi hỏi
con người phải biết cách sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên có giới hạn đó.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về đất đai là những vấn đề hết sức nóng
bỏng, các vấn đề trong lĩnh vực này ngày càng phức tạp và nhạy cảm. Do đó hoạt
động quản lý về đất đai của nhà nước có vai trị rất quan trọng. Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, được cấp cho người sử dụng đất để họ yên
tâm chủ động sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử
dụng đất theo pháp luật. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả cơng tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là rất cần thiết, nhằm mục đích quản lý chặt chẽ quỹ đất đai.
Phường Lộc Hạ nằm ở phía bắc trung tâm của thành phố Nam Định, với tổng
diện tích đất tự nhiên là 336,47 ha. Trong nhiều năm qua, nhu cầu về đất đai trên địa
bàn phường liên tục tăng đã làm cho quỹ đất có nhiều biến động. Trong khi đó vấn đề
quản lý đất đai của phường vẫn còn hạn chế và cơng tác này vẫn đang được quan
tâm, hồn thiện hơn. Việc xây dựng quy hoạch kế hoạch của các cấp, ngành cùng nhu
cầu sử dụng đất của người dân đang tạo ra những khó khăn cho vấn đề quản lý đất đai
trên địa bàn phường.
Do đó, xuất phát từ những bức xúc thực tế hiện nay, với những kiến thức đã
học, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tơi mong muốn được tìm hiểu về cơng tác
quản lý đất đai, đặc biệt là công tác cấp GCNQSD đất. Được sự nhất trí của Ban chủ


8

nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Phan Đình Binh em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại phường Lộc Hạ, Thành
phổ Nam Định, giai đoạn 2017 - 2019”.
1.2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSD đất tại phường Lộc Hạ, thành phố
Nam Định giai đoạn 2017 - 2019.
-


Đề xuất giải pháp thích hợp góp phần đẩy nhanh tiến độ cơng tác cấp
GCNQSD đất, cũng như hỗ trợ việc quản lý đất đai trên địa bàn của phường.

-

Nắm vững được công tác đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chinh, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Lộc Hạ.

1.3.
-

Ý nghĩa của đề tài

Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Hoàn thiện hơn các kiến thức đã học
trong nhà trường cho bản thân, đồng thời học hỏi các kiến thức thực tế và tiếp
xúc trực tiếp với công tác cấp giấy trong thực tế.

-

Nắm chắc những quy định của luật đất đai 2013 cũng như các văn bản hướng
dẫn kèm theo.

-

Trong thực tiễn công việc: học hỏi các kiến thức thực tế đồng thời đề xuất các
giải pháp phù hợp cho công tác cấp GCNQSD đất nói riêng và cơng tác quản lý
nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1.

Cơ sở lý luận của đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.1.1.

Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

2.1.1.1. Khái niệm
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, trật tự hố
nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.


9

Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, cũng như
bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quản
lý quy định tại điều 6 luật đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của
toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về số
lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và các phương án quy
hoạch - kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai đảm
bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đất đúng mục đích phù hợp với quy
hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong tương lai, tránh hiện tượng phân tán
và đất bị bỏ hoang hố.[5]
2.1.1.2. Vai trị quản lý của Nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai có vai trị rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế
xã hội và đời sống nhân dân. Cụ thể là:
-


Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có
cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội và đất nước; bảo
đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho Nhà nước
quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp để bảo
vệ và sử dụng đất đai hiệu quả hơn.

-

Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai
về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có
hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai tạo cơ sở

pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá
nhân trong những quan hệ về đất đai.
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như
chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư... Nhà nước kích thích các tổ chức,
các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng
cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả
nước và bảo vệ môi trường sinh thái [5].


10

2.1.2.

Những vấn đề về quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất

2.1.2.1. Khái niệm về quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là quyền của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, được nhà
nước giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để sử dụng vào các mục đích
theo quy định của pháp luật. [5]
2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Khái niệm về GCNQSDĐ
GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
* Ý nghĩa của GCNQSDĐ
GCNQSDĐ là một chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và
người sử dụng đất, là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để nhà nước tiến hành các biện pháp quản
lý nhà nước đối với đất đai, người sử dụng đất an tâm khai thác tốt mọi tiềm năng của
đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên đất cho thế hệ sau
này. Thông qua việc cấp GCNQSDĐ để nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ
nguồn tài nguyên đất.
- Những nguyên tắc về cấp GCNQSDĐ
Được quy định tại điều 48 Luật Đất đai 2013 như sau:
1. GCNQSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành và được cấp cho người
sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên
GCNQSDĐ, chủ sở hữu tài sản phải đăng kí quyền sở hữu tài sản theo quy định của
pháp luật về đăng ký bất động sản.
2. GCNQSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
3. GCNQSDĐ được cấp theo từng thửa đất gồm 2 văn bản, trong đó một bản cấp


11


cho người sử dụng đất và một bản lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì GCNQSDĐ
phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì
GCNQSDĐ được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức đồng quyền sử
dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì
GCNQSDĐ được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của
cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tơn giáo thì
GCNQSDĐ được cấp cho cơ sở tơn giáo và người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở
tơn giáo đó.
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp GCNQSDĐ đối với nhà chung cư, nhà tập
thể.
4. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ, giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì khơng phải đổi
GCNQSDĐ đó sang GCNQSDĐ theo quy định của Luật Đất đai 2013 khi
chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp
GCNQSDĐ theo quy định của Luật Đất đai 2013.[3]
- Các mẫu GCNQSDĐ đang được sử dụng hiện nay
Loại thứ nhất: GCNQSDĐ được cấp theo Luật đất đai năm 1988 do Tổng cục
Địa chính (nay là Bộ Tài ngun và Mơi trường) phát hành theo mẫu quy định tại
Quyết định 201/QĐ/ĐK ngày 14/07/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất để cấp cho
đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở nông thôn có màu đỏ.
Loại thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại
đô thị do Bộ Xây dựng phát hành theo mẫu quy định tại Nghị định số 60/CP ngày
05/07/1994 của Chính phủ và theo Luật đất đai năm 1993. Giấy chứng nhận có hai



12

màu: màu hồng giao cho chủ sử dụng đất và màu xanh lưu tại Sở địa chính (nay là Sở
Tài nguyên và Môi trường) trực thuộc.
Loại thứ ba: GCNQSDĐ được lập theo các quy định của Luật đất đai năm
2003, thay thế cho hai loại trước. Mẫu giấy theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT
ngày 01/11/2004 và Quyết định số 08/2006/QĐ- BTNMT ngày 21/07/2006 sửa đổi
Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT. Giấy có hai màu: màu đỏ giao cho các chủ sử
dụng đất và màu trắng lưu tại Phịng Tài ngun và Mơi trường.


13

Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003

Loại giấy thứ tư: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất do bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành, mẫu giấy
theo Nghị định số 88/CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ.
CỘNG HỊA XÃ HỢI CHI NGHỈA VIỆT NAM Độc lập Tự do - Hạnh phúc

GIÁY CHỨNG NHẶN
QUYÊN Sừ DỤNG DAT
QUYỀN Sở HỮU NHÀ ở VÀ TÀ( SẤN KHÁC GAN LIỀN VỚI DAT

I. Nguôi sứ dụng dắt. chũ sỏ hftu nhà ờ và Tài sân khủc gìn liền vói đát Ong:
Ngun Võ 'I rọng Nghĩa
Năm sinh: 19M5 CMND số: 203941200
Địa chi : 377.13B Bạch Ding. Phường I 5. Quận Binh Thạnh. Ip Hỗ Chí Minh

HIIIỊIỊIIỊ m i l mill

III bong Giãy chứng nhận phaĩ khai bào ngny vớiccrquancỉpGiÀy.

BB 370707

Hình 2.2. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nghị định 88/CP
ngày 19/10/2009 của Chính phủ
- Những trường hợp được cấp GCNQSDĐ


14

Nhà nước cấp GCNQSDĐ cho những trường hợp sau đây:
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp th đất nơng
nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến
trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSDĐ.
3. Người đang sử dụng đất được quy định tại điều 50 và điều 51 của luật đất đai
năm 2003 mà chưa được cấp GCNQSDĐ.
4. Người được chuyển đổi chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử
dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu
hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp
vốn bằng quyền sử dụng đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân,
quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai của cơ quan Nhà nước đã được thi hành.
6. Người trúng đấu giá sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
7. Người sử dụng đất theo quy định tại điều 90, 91 và 92 Luật đất đai năm 2003.
8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở.
9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.[3]
- Điều kiện để được cấp GCNQSDĐ

Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị
trấn xác nhận khơng có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì
được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ
quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà
miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) GCNQSDĐ tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên


15

trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền
với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác
nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp
luật.
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ lập cho người sử dụng đất.
2. Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định
tại khoản 1 trên đây mà trên đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về chuyển
quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đến trước ngày luật
này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất
không có tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ và khơng phải nộp tiền sử dụng
đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và

trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo nay được
UBND xã nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, khơng có
tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ và khơng phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khơng có các loại giấy tờ quy định tại
khoản 1 trên đây nhưng đất đã sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993,
nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất khơng có tranh chấp, phù
hợp với quy hoạch thì được cấp GCNQSDĐ và khơng phải nộp tiền sử dụng
đất.
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án
nhân dân, quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm


16

quyền đã được thi hành thì được cấp GCNQSDĐ sau khi thực hiện nghĩa vụ tài
chính theo quy định của pháp luật.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khơng có các loại giấy tờ quy định tại
khoản 1 trên đây nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993
đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, nay được UBND
xã, phường, thị trấn xác nhận là khơng có tranh chấp, phù hợp với QHSDĐ đã
được xét duyệt với nơi đã có QHSDĐ thì được cấp GCNQSDĐ và phải nộp
tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ
ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày luật đất đai năm 2003 có hiệu lực
thi hành mà chưa được cấp GCNQSDĐ; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ
tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các cơng trình là đình, đền, miếu, am,
từ đường, nhà thờ họ được cấp GCNQSDĐ khi có các điều kiện sau đây:
a) Có đơn đề nghị xin cấp GCNQSDĐ.

b) Được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất dùng chung cho
cộng đồng và khơng có tranh chấp.[3]
Đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất:
1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ đối với phần diện tích đất sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp
GCNQSDĐ được giải quyết như sau:
a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất khơng sử dụng, sử dụng khơng đúng mục
đích, sử dụng khơng hiệu quả.
b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất cho UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để quản lý; trường hợp doanh nghiệp nhà
nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đã được
nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một


17

phần quỹ đất làm đất ở thì phải bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình
UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất xét duyệt trước khi
bàn giao cho địa phương quản lý.
3. Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình thức thuê đất thì cơ quan quản lý đất đai
của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất
trước khi cấp GCNQSDĐ.
4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ khi có các điều kiện sau
đây:
a) Cơ sở tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động.
b) Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tơn giáo có cơ sở tơn giáo đó.
c) Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất
của cơ sở tơn giáo đó. [3]
2.1.3.


Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai và trách nhiệm cơ quan quản lý

nhà nước về cấp GCNQSDĐ
2.1.4.1. Cơ quan quản lý đất đai
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ Trung
ương đến địa phương gắn với quản lý tài ngun và mơi trường, có bộ máy tổ chức
cụ thể như sau:
-

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi
trường.

-

Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài
nguyên và Môi trường.

-

Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là
Phòng Tài ngun và Mơi trường.

-

Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính. [5]

2.1.4.2. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
Theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2013, thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cụ
thể như sau:



18

1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, cơ
sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
2. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSDĐ cho hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ quy định tại khoản 1 điều này được
uỷ quyền cho các cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
Chính phủ quy định điều kiện được uỷ quyền cấp GCNQSDĐ. [3]
2.1.4.

Căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ

Với mục tiêu quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất, Nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật quản lý tới từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, đăng ký đất đai,
cấp GCNQSDĐ làm cơ sở cho công tác quản lý về đất đai như: Luật Đất đai năm
2013.
Chỉ thị 05/CT-TTg, ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển
khai thi hành Luật Đất đai năm 2013.
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Nghị định 102/2014/NĐ-CP, ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.

Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về hồ sơ địa chính.
Thơng tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất;
định giá cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, ngày 29 tháng 9 năm 2017 Quy định chi tiết


19

Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy
định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư hướng
dẫn thi hành luật đất đai;
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017, sửa đổi bổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đất đai.
Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
2.2.
Cơ sở thực tiễn của đăng ký cấp GCNQSDĐ
2.2.1.

Tình hình đăng ký cấp GCNQSDĐ đất tại Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội, Chỉ thị số 1474/CT-TTg
ngày 24 tháng 8 năm 2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã
tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và tổ

chức thực hiện. Kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu của cả nước đạt tỷ lệ cao và đã
hoàn thành chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy
chứng nhận lần đầu được 41,6 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha,
đạt 94,8 % diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử
dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã
cấp được 40,7 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện
tích cần cấp.
Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu
nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chun
dùng cịn 29 địa phương; đất ở đơ thị cịn 15 địa phương; đất sản xuất nơng nghiệp
cịn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương;
một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu thấp
dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên
Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. Các địa phương này cần tăng cường các biện pháp


20

nhằm nâng cao tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận lần đầu của loại đất chưa đạt trong thời
gian tới.
Để tăng cường quản lý đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai bền vững và
bảo đảm tăng tỷ lệ cấp GCNQSDĐ, các Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện tốt các
nhiệm vụ:
a) Đẩy mạnh việc đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp đổi Giấy chứng nhận, xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội;
trong hai năm (2014 - 2015) ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện và
hoàn thành cơ bản việc cấp đổi Giấy chứng nhận ở những nơi đã có bản đồ địa
chính, đồng thời hồn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất
một đơn vị cấp huyện để làm mẫu nhằm rút kinh nghiệm để triển khai diện

rộng trong những năm tới.
b) Rà sốt tình hình sử dụng đất, xác định ranh giới, mốc giới và đo đạc lập bản
đồ địa chính, giao đất, cấp Giấy chứng nhận cho các công ty nông, lâm nghiệp
để quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất của các công ty và xử lý dứt điểm các tồn
tại, vi phạm đất nông, lâm trường.
c) Các địa phương cịn loại đất chưa hồn thành (dưới 85%) thì tiếp tục thực hiện
các giải pháp để nâng cao tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận trong năm 2014.
d) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.[2]
2.3.

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước và

tỉnh Nam Định
2.3.1.

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước

Theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2019 tỷ lệ
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tổng hợp từ các địa phương đạt trên
97,36% tổng diện tích các loại đất cần cấp, tăng 0,16% so với cùng kỳ năm 2018
Đến nay, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 77% tổng diện tích tự
nhiên; tỷ lệ cấp GCN lần đầu tổng hợp từ kết quả thực hiện của các địa phương đạt
trên 97,36% tổng diện tích các loại đất cần cấp (tăng lên 0,16%, tương đương khoảng


21

20.900 GCN so với cùng kỳ năm 2018).
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, năm 2019 Bộ sẽ tiếp tục nâng cao chỉ
số tiếp cận đất đai, đổi mới công tác định giá đất, giải quyết các vấn đề trong khai

thác nguồn lực đất đai; tập trung cải cách thủ tục hành chính, kết nối liên thơng thủ
tục hành chính về đất đai với cơ quan thuế trên toàn quốc. Đồng thời, tăng cường tạo
quỹ đất sạch để đấu giá, thực hiện thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài
chính; thực hiện cơng tác kiểm kê đất đai, quỹ đất cơng ích; tập trung xử lý các dự án
chậm đưa đất vào sử dụng, giải quyết vấn đề đất đai của nông, lâm trường; tăng
cường trách nhiệm của cấp cơ sở trong quản lý tài nguyên đất đai, quy hoạch đất đai.
Kết quả này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về đất đai, bảo đảm điều kiện pháp lý cho người sử dụng đất thực
hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật đất đai.
Về cơng tác đo đạc, rà soát ranh giới, cắm mốc và cấp GCN đất nơng, lâm
trường, tính đến cuối năm 2018, có 34/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hồn thành cơng
tác rà sốt ranh giới, cắm mốc (34.975 km/40.791 km, đạt 85,7% khối lượng nhu
cầu); 38/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính
(1.335.637 ha/1.404.870 ha, đạt 95,1% khối lượng khối lượng nhu cầu); 11/45 tỉnh đã
cơ bản hồn thành cơng tác cấp GCN (đã có 46,3% diện tích các cơng ty nơng
nghiệp, 78% diện tích các cơng ty lâm nghiệp và 70% diện tích ban quản lý rừng,
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đã được cấp GCN; đã thực hiện cấp đổi GCN
theo kết quả đo đạc địa chính chính quy được 1.666 hồ sơ/9.862 hồ sơ, đạt 16,9%
khối lượng nhu cầu); 13/45 tỉnh đã cơ bản hồn thành cơng tác phê duyệt phương án
sử dụng đất.
Theo Tổng cục Quản lý đất đai, trong năm 2019, Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo,
hướng dẫn các địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc cấp GCN đối với diện tích cịn lại
cần phải cấp GCN lần đầu theo tinh thần của Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc
hội về việc cơ bản hoàn thành cấp GCN theo bản đồ địa chính, trích đo địa chính có
tọa độ. Thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg của Thủ tướng


22

Chính phủ; tiếp tục tăng cường cơng tác kiểm tra, nắm tình hình về thành lập và hoạt

động của Văn phòng Đăng ký một cấp.
Đồng thời, Tổng cục tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến
độ thực hiện hồn thành nhiệm vụ rà sốt, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc,
lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm
nghiệp; tổng hợp, xây dựng báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CTTTg ngày 4/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2.3.2.

Tình hình cơng tác cấp GCNQSD đất tại thành phố Nam Định, tỉnh

Nam Định
Công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) đất nông nghiệp tỉnh Nam Định được thực
hiện từ đầu năm 2011, tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp (QSDĐNN) sau DĐĐT lại không đảm bảo kịp thời theo chỉ đạo của tỉnh.
Năm 2015, tỉnh giao chỉ tiêu cấp 212.500 giấy nhưng không đạt; năm 2016 tỉnh giao
cấp 200 nghìn giấy, năm 2017 tỉnh giao cấp 129 nghìn giấy cũng đều khơng đạt chỉ
tiêu. Năm 2018, các huyện, thành phố đặt kế hoạch cấp 106.267 giấy nhưng số liệu
thống kê ước hết năm toàn tỉnh mới cấp được 74.386 giấy, chỉ đạt 70% chỉ tiêu đề ra.
Để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
(QSDĐNN) sau dồn điền đổi thửa (DĐĐT), UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các
địa phương phải xác định việc cấp giấy chứng nhận QSDĐNN sau DĐĐT là một
nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, có ý nghĩa lớn với
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung gỡ khó, phấn đấu hồn thành cơng tác
này trên toàn tỉnh trong năm 2019.
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện chỉ đạo UBND 69 xã vẫn còn sử
dụng bản đồ địa chính lập bằng phương pháp thủ cơng từ năm 1980 (Mỹ Lộc 1 xã,
Vụ Bản 13 xã, Ý Yên 19 xã, Nghĩa Hưng 21 xã, Xuân Trường 6 xã, Giao Thủy 9 xã)
cân đối nguồn lực tài chính, khẩn trương triển khai đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa
chính; bảo đảm tất cả các xã, phường trên tồn tỉnh sử dụng bản đồ địa chính được đo
đạc chính quy trong quản lý đất đai.



23

Trong quá trình tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận QSDĐNN sau DĐĐT
phải thận trọng, chính xác, hạn chế thấp nhất sai sót dẫn tới phát sinh khiếu nại, thắc
mắc của người dân. Trường hợp phương án DĐĐT thực sự phù hợp, khách quan, đảm
bảo công bằng, được đại đa số nhân dân đồng tình nhất trí thì tích cực tổ chức tuyên
truyền và vận động để người dân hiểu và chấp hành theo phương án đã được thông
qua từ cơ sở và được UBND xã phê duyệt.
Trường hợp có biểu hiện làm sai hoặc vụ lợi thì phải chỉ đạo kiểm tra, làm rõ
và lập phương án sửa chữa, khắc phục trên cơ sở dân chủ, công khai, minh bạch, đảm
bảo thực hiện đúng Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở và đúng hướng dẫn về công tác
DĐĐT; kiểm điểm xử lý nghiêm cán bộ sai phạm. Sở Tài ngun và Mơi trường có
trách nhiệm đơn đốc, kiểm tra, giám sát các huyện thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng
nhận QSDĐNN sau DĐĐT và hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu các
huyện.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1.

Đổi tượng nghiên cứu

Kết quả cấp GCNQSD đất của phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định và một số tình hình cơ bản khác có liên quan đến công tác cấp GCNQSD
đất của phường.
3.1.2.


Phạm vi nghiên cứu

Kết quả cấp GCNQSD đất của phường Lộc Hạ, giai đoạn 2017 - 2019
3.2.Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài
3.2.1.

Địa điểm nghiên cứu

UBND phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
3.2.2.

Thời gian nghiên cứu

Từ 15/09/2020 đến ngày 30/12/2020
3.3.

Nội dung nghiên cứu


24

3.3.1.

Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất

của phường Lộc Hạ, thành phổ Nam Định, tỉnh Nam Định
-

Điều kiện tự nhiên


-

Điều kiện kinh tế - xã hội

-

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

3.3.2.

Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất của phường Lộc Hạ, thành phổ

Nam Định, tình Nam Định, giai đoạn 2017 - 2019.
-

Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất theo năm

-

Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đối với đối tượng sử dụng đất

3.3.3.

Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của phường Lộc Hạ, thành phổ

Nam Định, tỉnh Nam Định qua ý kiến của người dân.
3.3.4.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng


cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất cho địa phương trong thời gian tới.
3.4.

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, sổ liệu thứ cấp

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ sách báo, các báo cáo, các văn bản
đã được công bố .
- Thu tập các tài liệu số liệu từ các phịng ban có liên quan .
3.4.2.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp.

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp các cá nhân, hộ gia đình đã và đang thực hiện việc
đăng ký đất đai và xin cấp GC NQSD đất.
+ Số lượng điều tra: 30 hộ
+ Lựa trọn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình trên tồn phường.
+ Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng bộ câu hỏi theo mẫu phiếu điều tra (Phụ lục 1).
3.4.3.

Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu

- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với mục tiêu
đã dặt ra của đề tài .
- Số liệu sơ cấp: Dùng Excell để tổng hợp, xử lý số liệu phiếu điều tra
3.4.4.


Phương pháp phân tích số liệu

3.4.4.1.

Phương pháp phân tích, so sánh


25

- Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh
giá, nhận xét tìm ra những tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác ĐKĐĐ và công tác
cấp GCNQSDĐ trên địa bàn.
3.4.4.2.
-

Phương pháp thống kê

Thống kê thu tập thông tin về mỗi thửa đất của chủ sử dụng đất như: Hình thể, vị trí,
kích thước, diện tích, ranh giới, tên chủ sử dụng, nguồn gốc sử dụng .

-

Thống kê các tài liệu đã thu thập được về công tác đăng ký đất đai và cấp
GCNQSDĐ chi tiết từng loại như thế nào .

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất phường

Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
4.1.1.

Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.

Vị trí địa lý

Phường Lộc Hạ nằm ở phía bắc trung tâm của thành phố Nam Định, với tổng
diện tích đất tự nhiên là 336,47 ha. Phường có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp xã Mỹ Phúc, xã Mỹ Trung Huyện Lỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Phía Đông giáp xã Mỹ Tân Huyện Lỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Phía Nam giáp phường Hạ Long, phường Lộc Hạ, xã Nam Phong, thành phố
Nam Định
Phía Tây giáp phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định
Với vị trí như trên, phường có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,
xã hội.
4.1.1.2.

Địa hình

Nhìn chung, địa hình của phường Lộc Hạ tương đối bằng phẳng. Địa hình dốc
từ nam xuống bắc và tây sang đơng. Nằm trong vùng đồng bằng có nền tương đối cao
nên ít bị ngập úng. Độ cao trung bình từ 1,07-5,95 m so với mực nước biển.
4.1.1.3.

Khí hậu



×