Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã cao phạ, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.33 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ A CỦA
Tên đề tài:
TIÉP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIẺU
SỐ TRONG PHÁT TRIẺN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ CAO PHẠ,
HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016- 2020


Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------OfflO------------

LÝ A CỦA
A
T^Ạ________

Xi*

Tên đề tài:
TIÉP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIẺU
SỐ TRONG PHÁT TRIẺN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ CAO PHẠ,
HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn


Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016- 2020

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Văn Tâm

Thái Nguyên, năm 2020


3

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, cùng Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Đặc biệt với sự hướng
dẫn khoa học của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Tâm, tôi tiến hành thực hiện
luận văn tốt nghiệp với đề tài: Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân
tộc thiểu sổ trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã Cao Phạ, huyện Mù
Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Luận văn được hồn thành là kết quả của q trình học tập, nghiên cứu,
tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian học tập tại nhà trường cũng như
sự trải nghiệm thực tập thực tế của bản thân. Chính những kiến thức thầy cô đã
truyền đạt trên giảng đường là một giá trị quan trọng đã giúp bản thân tôi lan
tỏa và nuôi dưỡng ý tưởng, tư duy trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Để hồn thành đề tài luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và
Phát triển nơng thơn, cùng tồn thể các thầy giáo, cơ giáo nhà trường đã nhiệt
tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ cũng như hỗ trợ tơi trong suốt q trình
học tập tại nhà trường. Đặc biệt, cho bản thân tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Nguyễn Văn Tâm người đã tận tình hướng dẫn, chỉ đạo tơi trong
suốt q trình làm luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo xã Cao Phạ, đã tạo điều kiện
giúp đỡ, cung cấp thông tin, cũng như hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực tập
tốt nghiệp tại địa phương. Để có được kết quả luận văn này ngồi sự biết ơn tới
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo nhà trường và ban lãnh đạo xã Cao
Phạ, cho bản thân tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các hộ dân, bà con nông dân
các bản: Tà Chơ, Tà Sung, Lìm Mơng và Lìm Thái của xã Cao Phạ. Những
người đã dành thời gian, hỗ trợ thông tin cho tơi để hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng cho tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 6 năm 2020
Sinh viên
Lý A Của


4

DANH MỤC BẢNG


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
Viết tắt
GDP

WEF
ASEA
N
VN

Nghĩa từ viết tắt bằng tiếng
Anh (nếu có)
Gross Domestic Product
World Economic Forum
Association of Southeast Asian
Nation

Nghĩa từ viết tắt bằng tiếng
Việt
Tổng sản phẩm quốc nội
Diễn đàn kinh tế thế giới
Hiệp hội các nước Đông Nam Á

MICE

Meeting Incentive Convention
Exhibitio

JCB

Japan Credit Bureau

Ủy ban nhân dân
Việt Nam
Hiệp định chung về thương mại

dịch vụ
Tổ chứ thương mại thế giới Dân
tộc thiểu số
Nghị định
Chính phủ
Du lịch cộng đồng Du lịch bền
vững Loại hình du lịch kết hợp
hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ
chức sự kiện,du lịch khen
thưởng
Thẻ tín dụng JCB
Mã QR/ mã hai chiều/ Mã phản
hồi nhanh

Quick Response

Đồng đô la

USD

United States Dollar

4P
CEME
A
SNV

Product Price Place Promotions

Mơ hình marketing hỗ hợp Cách

viết tắt chỉ Châu Âu, Trung
Đông và Châu Phi Phần mền hệ
thống quản lí Liên minh quốc tế
bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
Việt Nam Đồng
Điểm bán lẻ
Máy rút tiền tự động
Thành phố
Thẻ thanh toán nội địa Liên
Băng Nga
Thẻ thanh toán Napas

GATS
WTO
DTTS
NĐ CP
DLCĐ
DLBV

QR

IUCN
VND
POS
ATM
TP
MIR
NAPA
S


General Agreement on Trade in
Services
World Trade Organization

Subversion
International Union for
Conservation of Nature and
Nature Resources
Point of Sale
Automatic Teller Machine

MỤC LỤC
National Payment Serivcec


6


7

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của nền kinh tế xã hội, nhu cầu
sống của con người đã ngày càng được cải thiện và ln địi hỏi phải đa dạng
hóa qua từng ngày. Song hàng loạt các dịch vụ được ra đời nhằm đáp ứng các
nhu cầu, mong muốn của con người. Một trong các dịch vụ đó khơng thể
khơng nhắc đến như dịch vụ về ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, làm đẹp, du
lịch, cơng cộng... Trong đó du lịch là một trong những ngành dịch vụ được

quan tâm và phát triển hàng đầu trong nền kinh tế tại nhiều nước, trong đó có
Việt Nam. Du lịch cũng là nền kinh tế mũi nhọm đóng một vị trí quan trọng,
chủ chốt vào góp phần tăng trưởng GDP của nền kinh tế quốc gia.
Trong những năm vừa qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển
mạnh mẽ, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng trở nên tăng nhanh.
Giai đoạn 2015 - 2018 có lẽ là giai đoạn bùng nổ của du lịch Việt Nam. Khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng ngày càng tăng với mức tăng trưởng đột
phá từ 7,9 triệu lượt năm 2015 lên đến 15,5 triệu lượt vào năm 2018, cho thấy
tăng lên 1,95 lần, đạt tốc độ tăng trung bình 25%/năm. Đây được coi là giai
đoạn tăng cao kỷ lục trong lịch sử phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Theo
báo cáo năng lực cạnh tranh của ngành lữ hành và du lịch 2019 do Diễn đàn
Kinh tế thế giới (WEF) đưa ra, du lịch Việt Nam nhảy vọt từ vị trí thứ 67 lên
63 tăng lên 4 bậc. Đây là mức tăng trưởng năng lực cạnh tranh du lịch nhanh
nhất trong các nước ASEAN. Để có được những thành quả như trên phần lớn
nhờ vào những tiến bộ hiện đại của công nghệ thông tin như internet, mạng xã
hội, ứng dụng di động, du lịch trực tuyến.. .Tại Việt Nam, các công ty lữ hành
đang thay đổi cách kinh doanh, từ đón khách hàng trực tiếp tại các văn phòng,
đại lý sang kinh doanh trực tuyến, chốt tour chỉ sau vài cú kích chuột.
Trong những năm qua du lịch Việt Nam như được khai mở và viết nên


8

một trang lịch sử mới, một vị thế mới để khẳng định được vị thế trên lập
trường quốc tế. Để có được một sự phát triển nhảy vọt như vậy, bên cạnh các
yếu tố về công nghệ thông tin hiện đại, nhanh chóng thì Việt Nam cũng là q
hương hội tụ đầy đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về con người, cảnh
quang, di tích lịch sử, kiến trúc... Đặc biệt hơn Việt Nam là đất nước có một
nền văn hóa đặc sắc, đa dạng về loại hình, phong phú về cách thức thể hiện. Ví
dụ như các lễ hội, trang phục truyền thống, các phong tục, lối sống... của dân

tộc Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Chính sự đa dạng đó là ngọn đèn
để khơi dạy nên một loại hình du lịch phát triển ở Việt Nam trong những năm
qua, đó chính là “Du lịch cộng đồng”. Chính vì vậy, phát triển Du lịch cộng
đồng đang là một hướng đi có tiềm năng để góp phần vào phát triển kinh tế xã
hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Quan trong hơn, việc phát triển du
lịch cộng đồng là một bài tốn có hiệu quả để nâng cao đời sống, giúp xóa đói
giảm nghèo của các hộ dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, để phát triển được du lịch cộng đồng đúng với bản chất của
nó thì loại hình du lịch này thường được tập trung và phát triển ở những nơi,
những vùng cộng đồng, thơn bản cịn khó khăn và hạn chế, đặc biệt là về
nguồn lực tài chính, về thơng tin... Chủ yếu là ở các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số với dân trí chưa được cao ở các vùng sâu, vùng xa, vùng hiểu lãnh đi
lại khó khăn. Đây cũng chính là trở ngại lớn nhất để kìn hãm sự phát triển của
du lịch cộng đồng tại các vùng có tiềm năng. Chính vì vậy, để đưa được loại du
lịch này phát triển một cách ổn định và bền vững, thì việc đầu tư nguồn vốn
nhân lực vào các hộ dân tộc thiểu số để cùng nhau tham gia kinh doanh du lịch,
là một yếu tố rất cần thiết và quan trọng. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ
tiện lợi của Ngân hàng như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, mở tài khoản Ngân
hàng, hay các dịch vụ về thanh toán hiện đại hiện nay vào trong phát triển du
lịch là một yếu tố quan trọng góp phần phát triển bền vững cho du lịch cộng
đồng. Do đó, để thúc đẩy nhanh chống sự phát triển của loại hình du lịch này,


9

việc tiếp cận, lựa chọn nguồn vốn vay từ Ngân hàng và các dịch vụ tiện lợi của
ngân hàng là một sự lựa chọn có tiềm năng.
Khi nói đến du lịch của vùng tây Bắc Việt Nam chúng ta không thể
không kể đến các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa- Lào Cai, du lịch cộng đồng
Bản Hon- Tam Đường- Lai Châu, ruộng bậc thang Mù Cang Chải- Yên Bái,...

Đặc biệt đến với quê hương tôi, quê hương của những cánh dù bay, của những
thửa ruộng bậc đó chính là Mù Cang Chải Yên Bái. Mù Cang Chải, tỉnh Yên
Bái là một trong các huyện nghèo nhất cả nước, thuộc vùng đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây du lịch Mù Cang Chải đang là một điểm
nóng, thu hút được nhiều du khách tới thăm quan, hơn nữa du lịch Mù Cang
Chải còn được nhiều tạp chí đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn và đáng đến nhất
tại Việt Nam trong năm 2019 - 2020. Đến với du lịch Mù Cang Chải chúng ta
không thể bỏ qua được những điểm du lịch như ruộng bậc thang Móng Ngựa,
Mâm xơi, ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Dẽ Xu Phình và Chế Cu Nha. Đặc biệt
cũng khơng thể thiếu là điểm du lịch Festival dù lượn tại đèo Khau Phạ, xã
Cao Phạ. Cao Phạ là một xã nghèo của huyện Mù Cang Chải nhưng lại là một
trong các xã có điểm du lịch hấp dẫn nhất trong tồn huyện. Đóng vai trị là
một trong ba xã chủ chốt của du lịch huyện Mù Cang Chải, tuy nhiên cơ sở vật
chất của xã còn hạn chế, chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của du
khách, như phòng nghỉ cho du khách còn hạn chế, các trang thiết bị, dịch vụ
phục vụ còn chưa đáp ứng được đầy đủ. Dân trí cịn hạn chế nên chưa tiếp cận
được các nguồn vốn, dịch vụ hợp lí để phát triển, kinh doanh du lịch cho hiệu
quả. Vì vậy, đây là lí do tơi lựa chọn đề tài Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của
các hộ dân tộc thiểu sổ trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cao Phạ,
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Đề tài sẽ góp phần nhằm tháo gỡ được
những khó khăn về vốn và giải quyết được vấn đề sử dụng tối ưu các dịch vụ
của ngân hàng trong phát triển du lịch tại địa phương. Nâng cao được trình độ
của người dân trong vấn đề huy động, sử dụng và quản lí vốn cho phát triển du


10

lịch tại địa bàn. Ngồi ra đề tài cịn nhằm định hướng tạo gia tăng thu nhập cho
người dân góp phần vào xóa đói giảm nghèo của địa phương.
1.2Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng
trong phát triển du lịch cộng đồng của các hộ dân tộc thiểu số kinh
doanh du lịch tại xã Cao Phạ.
- Phân tích những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ
gia đình dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng tại xã Cao Phạ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận các dịch vụ ngân
hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại xã Cao Phạ.
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học

- Giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học trên giảng
đường và áp dụng vào thực tế.
- Giúp cho bản thân sinh viên rèn luyện được các kỹ năng về giao tiếp, thu
thập và xử lí số liệu, trang bị kiến thức thực tiễn. Nâng cao khả năng tiếp
cận, thu thập và xử lí thơng tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu,
đồng thời làm quen với cơng việc để phục vụ tích cực cho q trình cơng
tác sau này.
- Xác định cơ sở khoa học về du lịch cộng đồng và sự tiếp cận về các dịch
vụ ngân hàng trong phát triển du lịch cộng đồng của người dân tại xã
Cao Phạ.
1.3.2.

Ý nghĩa trong thực tiễn

- Nắm bắt được tình hình phát triển về du lịch cộng đồng tại địa phương

góp phần vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
- Đánh giá được nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch ngân hàng
của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại xã Cao Phạ.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp UBND xã Cao Phạ đánh giá được


11

tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, khả năng tiếp cận các dịchvụ, tín dụng
ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch tại xã. Từ đó đưa ra các giải pháp
phát triển phù hợp và có hiệu quả.
- Giúp cho các ngân hàng có thể có phương hướng mới, tạo điều kiện
trong rải ngân để phát triển du lịch cộng đồng.
- Ngồi ra đề tài cịn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập
trong lĩnh vực du lịch cộng đồng và tín dụng du lịch cộng đồng. Là tài
liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại địa phương.
1.4.

Bố cục của khóa luận

- Phần 1: Mở Đầu
- Phần 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu

Phần 5: Kết luận và kiến nghị


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.

Cơ sở lý luận

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản

Khái niệm về tiếp cận: Tiếp cận là một cụm từ chung dùng để miêu tả
mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng
bởi càng nhiều người càng tốt. Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp
cận và khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất. Sự tiếp cận thường
được dùng tập trung vào những người khuyết tật hoặc có nhu cầu đặc biệt hoặc
quyền tiếp cận tới các thực thể khác nhau, thường thông qua việc sử dụng thiết
bị hỗ trợ.
Khái niệm về dịch vụ: Do tính chất phức tạp, đa dạng và vơ hình của dịch
vụ nên hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống
nhất về dịch vụ. Chẳng hạn, theo Từ điển VN giải thích: “Dịch vụ là các hoạt
động nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt”. Tuy
nhiên cách giải thích này cịn khái qt, chưa thực sự làm rõ được bản chất của
dịch vụ. Trong cuốn “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về
dịch vụ thương mại”, tác giả đã đưa ra khái niệm dịch vụ “Dịch vụ là các lao
động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các
loại sản phẩm vô hình và khơng thể cầm nắm được”. Khi so sánh với cách giải
thích của Từ điển bách khoa thì cách giải thích này đã làm rõ hơn nội hàm của
dịch vụ - dịch vụ là kết tinh sức lao động con người trong các sản phẩm vơ hình.
Ngồi ra thì cách hiểu về dịch vụ cũng khơng hồn tồn thống nhất giữa các
quốc gia khác nhau trên thế giới. Do đó, trong hiệp định chung về thương mại
dịch vụ (GATS), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã liệt kê dịch vụ thành 12
ngành lớn, trong mỗi ngành lớn lại bao gồm các phân ngành. Tổng cộng có 155

phân ngành với 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Cung cấp qua biên giới, tiêu
dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân trong
đó có hoạt động ngânhàng. Từ các quan điểm khác nhau trên, có thể đưa ra một


khái niệm chung cho dịch vụ như sau: “Dịch vụ là các lao động của con người
được kết tinh trong các sản phẩm vơ hình nhằm thoả mãn những nhu cầu sản
xuất và sinh hoạt của con người”.
Khái niệm về ngân hàng: Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia: Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận
tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách
hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn.
Khái niệm về dịch vụ ngân hàng: Đối với dịch vụ ngân hàng, từ khóa
“Dịch vụ ngân hàng” là cụm từ mang theo nhiều khái niệm khá phức tạp, khiến
việc tìm hiểu về dịch vụ ngân hàng là vô cùng quan trọng khi người dùng muốn
tham gia vào các giao dịch tiền mặt cùng với các định chế tài chính như ngân
hàng, quỹ tín dụng,... Dịch vụ ngân hàng là khái niệm tổng quan về rất nhiều
kiến thức, thông tin liên quan đến cách mở tài khoản ngân hàng hay cách ứng
dụng lãi suất ngân hàng vào việc gửi tiết kiệm hay vay vốn để kinh doanh. Qua
đây chúng ta có thể đưa ra khái niệm về dịch vụ ngân hàng như sau: Dịch vụ
ngân hàng là một loại hình dịch có liên quan đến tài chính ngân hàng, nhằm
cung cấp các kiến thức, thơng tin liên quan đến tài chính như cách mở tài
khoản,vay vốn, ứng dụng lãi suất, gửi tiết kiệm, thanh toán...
Khái niệm về dân tộc thiểu số (DTTS): Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều
4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc thì "Dân tộc thiểu số” là những
dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khái niệm về Phát triển: Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá
trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn

thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Q trình vận động đó diễn ra vừa dần
dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển
là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá
trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự


vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.
Khái niệm về Du lịch: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định.
Khái niệm về du lịch cộng đồng (DLCĐ): Trong một cộng đồng con
người có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc sử dụng và khai thác các tài
nguyên du lịch, đặc biệt trong đó là loại hình du lịch về văn hóa. DLCĐ đã được
đưa ra với nhiều quan điểm khác nhau, bởi lí do về vị trí của du lịch phải dựa
vào cộng đồng đó tùy thuộc vào góc nhìn, quan điểm của người nghiên cứu.
Tại Thái Lan, “Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch được quản
lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt
mơi trường, văn hóa và xã hội. Thơng qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và
nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương”. [17]
Tổ chức mạng lưới DLBV vì người nghèo đã nêu “DLCĐ là một loại hình
DLBV thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong mơi trường cộng đồng. Các
sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa
phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương
tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến
của DLCĐ cịn khuyến khích tơn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương
cũng như các di sản thiên nhiên.”
Tại Việt Nam, DLCĐ được nhìn nhận như sau: “DLCĐ là hoạt động
tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng
đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách

kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương có dự án.” [9]
“Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó
cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời
tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng


được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự
nhiên.” [12]
Thuật ngữ này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của
các tổ chức xã hội trên thế giới như:Tổ chức Pachamana (hướng đến việc giới
thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của
mình về DLCĐ như sau:“DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài
đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và
được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả
những tác động và những lợi ích thơng qua q trình tham gia vào hình thức du
lịch này, từ đó cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát
huy giá trị truyền thống của địa phương”.
“Du lịch cộng đồng là mơ hình phát triển du lịch trong đó chủ yếu là
người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ
du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai
trị chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa
bàn quản lý. [15]
Trong khi đó về Viện Miền núi cũng đưa ra một khái niệm về du lịch
cộng đồng như sau: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài ngun du lịch tại
điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng
đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ
chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác
giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai
phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và mơi trường địa

phương”
Vậy qua đó chúng ta có thể đưa ra khái niệm về du lịch cộng đồng như
sau: DLCĐ là một mơ hình phát triển du lịch, cộng đồng dân cư là người cung
cẩp các sản phẩm, dịch vụ cho khách du lịch. Đồng thời cộng đồng dân cư là
người có trách nhiệm bảo vệ, quản lí các tài nguyên du lịch của cộng đồng và
họ được chia sẻ các nguồn lợi về kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Du lịch


cộng đồng được dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu
thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du
lịch cộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn
để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Khái niệm về thanh toán số: Thanh toán số là một hình thức tốn, trong
đó khoa học cơng nghệ là yếu tố được áp dụng vào thực hiện các giao dịch.
Thanh tốn số là hình thức thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt trực tiếp mà thay
vào đó là các giao dịch tiền điện tử, đồng thời việc thực hiện giao dịch sẽ được
diễn khi đôi bên đã đáp ứng được đầy đủ mọi điều kiện và nhu cầu.
Khái niệm về thanh toán trực tuyến: Thanh toán trực tuyến hay thanh
tốn điện tử là một mơ hình giao dịch khơng sử dụng tiền mặt, việc giao dịch
được thực hiện trên môi trường internet thông qua các thiết bị điện tử thơng
minh, qua đó người sử dụng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển,
nạp hay rút tiền,... Thanh toán trực tuyến là dịch vụ trung gian giúp khách hàng
thanh tốn hàng hóa hay dịch vụ trên các website bán hàng cho phép thanh tốn
trực tuyến và có kết nối với các cổng thanh toán thương mại điện tử.
Cổng thanh toán trực tuyến: Là hệ thống kết nối giữa ngân hàng, người
mua và người bán với mục tiêu cuối cùng là người bán có thể nhận được tiền
ngay khi giao dịch trực tuyến hoàn tất.
2.1.2.

Dịch vụ ngân hàng trong phát triển du lịch cộng đồng


2.Ì.2.Ì. Các dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển du lịch cộng đồng
Mở Tài Khoản Ngân Hàng: Tài khoản ngân hàng giống như một thông tin
định danh cho bất kỳ một cá nhân nào khi tham gia giao dịch tài chính với định
chế tài chính là ngân hàng. Thơng thường tài khoản ngân hàng được quy định
bằng một dãy số nhất định tùy ngân hàng, nhờ đó mỗi ngân hàng có thể kiểm tra
và giám sát mọi hoạt động của người dùng tốt nhất. Trên mỗi tài khoản ngân
hàng đều được quy định bằng tên người đăng ký mở tài khoản cùng nhiều thông
tin phái sinh khác. Dựa theo nhu cầu của người dùng, ngân hàng tạo ra hệ thống
hai loại tài khoản ngân hàng chính là Tài khoản thanh tốn (giao dịch) và Tài


khoản tiết kiệm. Mỗi loại tài khoản trên đều được phân chia ra thành nhiều dạng
tài khoản khác nhau.
Cung cẩp Thẻ ATM: Thẻ ATM được hiểu là một loại thẻ do các ngân hàng
hoặc tổ chức tài chính cấp cho người dùng để thực hiện các giao dịch và thanh
toán như rút tiền, chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn,.. .thơng qua máy ATM
(máy rút tiền tự động hoặc tại các điểm hỗ trợ thanh toán bằng thẻ. Thẻ ATM
bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng và được làm ra dưới hai dạng là thẻ từ và thẻ
chip. Thẻ ghi nợ (thẻ ghi nợ nội địa): là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên
cơ sở ghi nợ vào tài khoản ngân hàng của bạn. Tức là khi bạn rút tiền tại các
điểm ATM, tài khoản ngân hàng của bạn sẽ tự động bị trừ đi bằng đúng số tiền
bạn đã rút.
Máy rút tiền tự động (ATM): Thập niên 80 chứng kiến sự phát triển của
các máy rút tiền tự động đa chức năng.Những máy này đã được nối mạng điện
toán nhằm cung cấp rất nhiều dịch vụ Ngân hàng và vận hành với thế hệ mới
nhất của các tấm thẻ nhựa có một dải từ tính được lưu trữ các chi tiết tài chính
cá nhân của người cầm thẻ.Các ngân hàng khác nhau thì vận hành các loại máy
khác nhau.Khi đưa thẻ vào máy, hành động này kết nối máy ATM với máy tính
của Ngân hàng.Thơng qua thơng tin lưu trữ trên dải từ tính của thẻ, máy tính có

thẻ tra cứu tài khoản của khách hàng. Máy rút tiền sau đó có thể đưa ra số
tiềnmặt mà người cầm thẻ muốn rút với một giới hạn nào đó, chỉ có chủ thẻ mới
biết số dư trong tài khoản của anh ta,giúp anh ta đặt sổ séc hay một lệnh thanh
toán chuyển khoản với điều kiện phải chi tiết về Ngân hàng của người được
thanh toán. Trong một số trường hợp,giữa các Ngân hàng có sự hợp tác với
nhau, theo đó một thẻ ATM của Ngân hàng này có thẻ được dùng với máy rút
tiền của Ngân hàng khác trong khi vẫn có thể ghi nợ vào đúng tài khoản.
Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các
Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn thu
quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng) - một
quỹ sinh lợi được gửi tại Ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều


tháng, nhiều năm, được ngân hàng trả lãi.Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi
suất, chảng hạn ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% mọt năm để thu hút các
khoản tiền gửi nhăm mục đích cho vay đói với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với
lãi suất gấp đôi hay gấp 3 lãi suất tiết kiệm.
Thanh toán: Ngân hàng cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện
thanh toán. Khi các doanh nhân gửi tiền vào Ngân hàng, họ nhân thấy Ngân
hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của
họ.Thanh toán qua Ngân hàng đã mở đầu cho thanh tốn khơng dùng tiền mặt,
tức là người gửi tiết kiệm không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần
viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến Ngân hàng sẽ nhận được
tiền.
Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu hầu hết các Ngân hàng khơng
tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản vay
cho tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao.Sự gia tăng thu nhập của người tiêu
dung và sự canh tranh trong cho vay đã buộc các Ngân hàng phải hướng tới
người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới thứ 2,
tín dụng tiêu dùng đã trở thành mổttong những loại hình tín dụng tăng trưởng

nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển.
Tài trợ dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các
ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy
mới đặc biệt là trong các nghành công nghệ cao. Do loại hình tín dụng này nhìn
chung rủi ro cao song lãi lại lớn.
Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng giúp cho việc mua hàng hoá và các dịch vụ trả
tiền sau. Mỗi người có thể được cấp một hạn mức tín dụng theo tài khoản thẻ tín
dụng của anh ta, các tài khoản này hoàn toàn tách khỏi tài khoản thông thường
của Ngân hàng và chỉ dành cho các thẻ do Ngân hàng phát hành;thẻ tín dụng
được mở tại phịng thẻ tín dụng của Ngân hàng.Việc thanh toan hàng hố, dịch
vụ được thực hiện tại nơi có máy đặc biệt để lập các hoá đơn ghi các giao dịch
bán hàng và tại các điểm bán lẻ có các ký hiệu của loại thẻ tín dụng mà chúng


chấp nhận.
2.Ì.2.2. Các dịch vụ ngân hàng số góp phần phát triển du lịch cộng đồng
2.Ì.2.2.Ì. Lợi ích của thanh tốn điện tử (thanh tốn trực tuyến)
- Nhanh chóng, tiện dụng, phù hợp với dòng chảy thị trường: Tiết kiệm thời
gian và chi phí hơn đáng kể so với thanh tốn giao dịch truyền thống
trong việc thanh tốn hóa đơn điện, nước, Internet.
- Dễ dàng theo dõi và kiểm soát: Tính bảo mật cao trong những lần giao
dịch thanh tốn với những tiêu chuẩn bảo mật hết sức gắt gao. Tất cả các
khoản tiền đều lưu lại trong lịch sử giao dịch và cho phép bạn tra cứu một
cách dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Bạn có thể quản lý tài chính và
có những cân đối chi tiêu hợp lý.
- Chuyên nghiệp hóa kinh doanh trực tuyến: Hầu hết người tiêu dùng, nhất
là các bạn trẻ đều đang sử dụng thanh tốn điện tử như internet banking,
ví điện tử, mã QR... bởi tính tiện dụng. Do vậy, doanh nghiệp hay hộ kinh
doanh khơng có hệ thống thanh toán trực tuyến cũng sẽ gặp nhiều bất lợi.
Thanh toán trực tuyến cịn giúp cho việc thanh tốn khi mua bán, trao đổi

qua Online hay website trở nên đơn giản và dễ dàng hơn như mua hàng
online, đặt các dịch vụ phịng, giải trí
-Hạn chế rủi ro khi dùng tiền mặt: Các rủi ro về thất thốt, thiếu tiền, qn
ví rất dễ xảy ra nếu giao dịch bằng tiền mặt, đặc biệt với những sản phẩm/dịch
vụ có giá trị lớn. Cịn với thanh tốn điện tử, mọi giao dịch đều nhanh chóng,
chính xác tới từng con số, minh bạch, rõ ràng và bảo mật.
2.1.2.2.2. Các hình thức thanh tốn điện tử hiện nay
- Thanh tốn bằng thẻ: Đây là hình thức thanh toán phổ biến nhất, chiếm
khoảng 90% trong tổng số các giao dịch thương mại điện tử. Thẻ thanh
toán (thẻ chi trả) là một loại thẻ có khả năng thanh tốn tiền mua hàng
hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm, kể cả các website mua hàng trực tuyến
nếu được chấp nhận chi trả tiêu bằng thẻ. Hoặc có thể dùng để rút tiền mặt
trực tiếp từ các ngân hàng hay các máy rút tiền tự động. Hiện nay, các loại


thẻ thanh tốn được chia làm 2 loại, có thể được phát hành bởi các ngân
hàng, các tổ chức tài chính. Thanh tốn bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ
quốc tế và Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Thẻ thanh toán quốc tế như
Visa, Mastercard, American Express, JCB đều có thể thanh tốn tại hơn
60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay. Thẻ thanh toán ghi nợ
nội địa, đây là loại hình chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng khá
phát triển ở nước ngoài. Với cách thanh toán này các chủ thẻ tại
Connect24 của ngân hàng Vietcombank hay chủ thẻ đa năng của ngân
hàng Đơng Á đã có thể thực hiện thanh tốn điện tử tại các website đã kết
nối với 2 ngân hàng này cũng như cổng thanh toán OnePay.
- Thanh toán qua cổng: Cổng thanh toán về bản chất là dịch vụ cho phép
khách hàng giao dịch tại các website thương mại điện tử. Cổng thanh toán
cung cấp hệ thống kết nối an tồn giữa tài khoản (thẻ, ví điện tử,...) của
khách hàng với tài khoản của website bán hàng. Giúp người tiêu dùng và
doanh nghiệp thanh toán, nhận tiền trên internet đơn giản, nhanh chóng và

an tồn.
-Thanh tốn bằng ví điện tử: Ví điện tử là một tài khoản online có thể
dùng nhận, chuyển tiền, mua thẻ điện thoại, vé xem phim, thanh tốn trực tuyến
các loại phí trên internet như tiền điện nước, cước viễn thơng, bạn cũng có thể
mua hàng online từ các trang thương mại điện tử. Người dùng phải sở hữu thiết
bị di động thơng minh tích hợp ví điện tử và liên kết với ngân hàng thì mới có
thể thanh tốn trực tuyến bằng hình thức này. Như các ví điện tử như MOMO,
VinlD, ViettelPay...
- Thanh tốn bằng thiết bị điện thoại thơng minh
+ Qua Mobile Banking
Hình thức này đang dần trở nên phổ biến bởi hầu hết ai cũng đều sử hữu
một chiếc điện thoại thơng minh. Chính vì vậy, khi đi mua sắm, khách hàng
khơng cần phải mang theo tiền mặt, thay vào đó là thanh toán qua điện thoại với
dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking. Hệ thống thanh toán qua điện thoại


được xây dựng trên mơ hình liên kết giữa ngân hàng, các nhà cung cấp viễn
thông, và người dùng.
+ Qua QR Code
Tiến bộ công nghệ cũng là lý do khiến thanh toán bằng QR Code ngày
càng được ưa chuộng. Phương thức này khá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và
thân thiện cho người tiêu dùng. Tính năng QR Code hiện đang được tích hợp sẵn
trên ứng dụng di động của các ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Google
như Google Chart hay Google Map, trên bảng hiệu, xe bt, danh thiếp, tạp chí,
website, hàng hóa tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi,... Thậm chí là trên một số siêu
ứng dụng như VinlD của Tập đoàn Vingroup. Người dùng sử dụng camera điện
thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các giao dịch chuyển khoản, thanh tốn
hóa đơn, mua hàng. Chỉ với một lần quét, sau vài giây, bạn đã thanh tốn thành
cơng tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, taxi, thậm chí là các website
thương mại điện tử hay trên bất cứ sản phẩm nào có gắn mã QR mà khơng cần

sử dụng đến tiền mặt, thẻ, không lo lộ thông tin cá nhân tại các điểm thanh tốn.
2.1.3.

Du lịch cộng đồng

2.Ì.3.Ì. Các hình thức du lịch cộng đồng
Căn cứ vào các yếu tố sau đây chúng ta có thể phân ra các hình thức du
lịch:
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế ; Du lịch nội điạ
- Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh; Du lịch
nghỉ ngơi giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch tôn giáo; Du lịch khám phá
- Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp; Du lịch tàu hỏa;
Du lịch tàu biển; Du lịch ô tô; Du lịch hàng không
- Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn; Du lịch nhà trọ; Du
lịch cắm trại
- Căn cứ vào đặc điểm địa lý: Du lịch miền biển; Du lịch miền núi; Du lịch
đô thị; Du lịch đồng quê
- Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Du lịch theo đoàn; du lịch cá nhân


- Căn cứ vào thành phần của du khách: Du khách thượng lưu ; du khách
bình dân
- Các loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng; Du lịch
nông nghiệp
- Du lịch Teambuilding; Du lịch MICE (Là loại hình du lịch kết hợp hội
nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện); Du lịch Thiền...
Đối với du lịch cộng đồng, xét về bản chất thì du lịch cộng đồng là một
loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và
làm chủ nhằm đem lại lợi ích kinh tế, đồng thời bảo vệ được môi trường chung
cho cả cộng đồng, thơng qua đó có thể giới thiệu cho du khách về các nét đặc

trưng của cộng đồng, của địa phương như: Phong cảnh, phong tục tập quán, các
lễ hội, các sản vật nổi tiếng của địa phương.......................... Mơ hình du lịch
cộng đồng tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân địa
phương (dân bản địa) với những sinh hoạt rất đời thường và những món ăn dân
dã đậm chất địa phương. Chính vì thế chúng ta có thể thấy được các hình thức
của du lịch cộng đồng gắn liền với các yếu tố về văn hóa, cảnh quan, các phong
tục tập quán, các lễ hội truyền thống, hay chỉ đơn giản là các món ăn truyền
thống... Ngồi ra thì yếu tố về con người cũng đóng vai trò quan trọng trong
phát triển du lịch cộng đồng như là độ mến khách hay độ thân thiện với khách
của người dân bản địa... Chúng ta có thể kể đến các hình thức du lịch cộng đồng
như:
- Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên kết
hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa, xã hội của địa phương, có sự quan tâm đến
vấn đề mơi trường. Nó thúc đẩy hệ sinh thái bền vững thơng qua q trình
quản lý mơi trường, có sự tham gia của các bên liên quan.
- Du lịch nơng nghiệp: Là hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp
như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và
các trang trại động vật đã được chuẩn bị cho du khách. Khách du lịch xem
hoặc tham gia vào các hoạt động thực tiễn, sản xuất nông nghiệp như làm


việc với công cụ nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng
đến hệ sinh thái hoặc năng xuất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm đặc
biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu
thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng
thuốc trừ sâu.
- Du lịch bản địa: Du lịch bản địa dân tộc đề cập đến một loại du lịch nơi
đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào
hoạt động du lịch, nền văn hóa vốn có của họ là yếu tố chính thu hút
khách du lịch.

- Du lịch làng: Khách du lịch được chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống
thôn bản, và các làng nơng thơn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động
du lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn uống, nhà trọ cho khách nghỉ
ngơi qua đêm trong những ngơi nhà làng cùng với một gia đình, du khách
có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác
xã. Làng hoặc các cá nhân cung cấp cho du khách không gian riêng tư
hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cả nhà chủ.
- Nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và thủ cơng mỹ nghệ ở địa
phương có một lịch sử lâu dài. Nó khơng phải là một hình thức độc lập 9 của du
lịch mà chính là một thành phần của các loại hình khác của du lịch. Du lịch
không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành nông nghiệp thủ công
mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng có
thể giúp người dân địa phương tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật
phong phú độc đáo của họ
Các loại hình du lịch này phù hợp với Du lịch cộng đồng bởi chúng được
sở hữu và quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, nông
thôn Du lịch, Du lịch Làng, Du lịch dân tộc hay bản địa, và du lịch văn hóa.
Ngồi ra, việc thúc đẩy nghệ thuật và hàng thủ cơng địa phương có thể là một
thành phần quan trọng trong các dự án Du lịch cộng đồng và trong các hình thức
chủ đạo của ngành du lịch.


2.I.3.2.

Vai trò của du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch cộng đồng là một hướng đi rất quan trọng trong cuộc
sống hiện tại và đặc biệt là đối với người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn hẻo lánh. Một trong những lí do để chúng ta có thể khẳng định rằng, phát
triển du lịch cộng đồng lại là một hướng đi quan trong như vậy. Bởi phát triển

du lịch cộng đồng sẽ tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho cộng
đồng dân cư bản địa, đồng thời góp phần rất quan trọng trong việc xóa đói, giảm
nghèo của địa phương. Ngồi ra, mơ hình du lịch cộng đồng cũng góp phần thúc
đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo, tạo ra sinh kế đồng thời khuyến khích
vai trị của người dân bản địa trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc
trưng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa cũng như các di sản
thiên nhiên tại địa phương. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát
triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý,
tổ chức khai thác và cùng hưởng lợi. Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động
tích cực đến cộng đồng dân cư làm du lịch, cụ thể như là: Cung cấp cơ hội tạo
thêm việc làm cho cộng đồng địa phương; Tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa
phương thông qua việc bán các sản phẩm vàdịch vụ của du lịch; Đóng góp để
bảo tồn và phát triển du lịch; Cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ địa
phương; Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia...
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại
nhiều lợi ích phát triển kinh tế khá bền vững cho người dân bản địa, không chỉ
giúp người dân bảo vệ tài ngun mơi trường sinh thái, mà cịn là dịp để bảo tồn
và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Ở một số địa phương
trên cả nước có rất nhiều mơ hình du lịch cộng đồng phát triển khá thành cơng ở
các vùng miền núi có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Sa PaLào Cai, Hà Giang, Mù Cang Chải (Yên Bái) Tam Đường (Lai Châu) ... Những
mơ hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ phát huy được thế mạnh
văn hoá bản địa của các dân tộc, mà cịn góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống của nhiều người dân địa phương. Theo như vài các đọc giả và các


chuyên gia về du lịch cộng đồng, việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng
là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng được nhiều nhu cầu khám phá của đơng
đảo các du khách mong muốn tìm hiểu văn hố đặc sắc của dân tộc bản địa.
Ngồi ra, để du lịch cộng đồng phát triển cần giữ nguyên gốc, nguyên sơ,
chất phác chân thực của văn hoá bản địa, đó là giá trị cốt lõi của cộng đồng,

khơng để đánh mất nó. Phát triển du lịch thì phải có trách nhiệm với xã hội. Để
phát triển kinh tế địa phương, tôn trọng những giá trị bản địa, giá trị cộng đồng
thì loại hình du lịch có trách nhiệm sẽ là giải pháp để phát triển du lịch cộng
đồng đúng hướng và bền vững. Một nền du lịch bền vững thì người dân phải
được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương...
2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng
Nơi có tài nguyên du lịch là nơi có thể làm được du lịch - có thể chia
nguồn tài nguyên du lịch thành 2 nhóm chính là nguồn tài ngun liên quan đến
yếu tố văn hóa và nguồn tài nguyên tự nhiên.
Tài nguyên văn hóa như: Dân tộc thiểu số hoặc có tính chất đa văn hóa;
Các màn biểu diễn địa phương (ví dụ như bài hát, điệu múa); Lễ hội; Điểm tham
quan lịch sử; Nghệ thuật và hàng thủ công; Cảnh quan văn hóa (ví dụ như ruộng
bậc thang); Cây trồng đặc biệt và thực hành làm nông; Đặc sản ẩm thực; Hoạt
động thường nhật của cộng đồng (ví dụ như giã gạo, nghiền gạo); Tiếp đón, sự
thân thiện của người dân...
Tài nguyên môi trường: Công viên, khu vực thiên nhiên; Đường xá; Động
thực vật; Các điểm tham quan đặc biệt (thác nước); Thể thao (chèo thuyền, leo
núi).
Nhưng để hình thành và phát triển được Du lịch cộng đồng thì ngồi các
tài ngun du lịch trên cần phải có các yếu tố hạ tầng tốt. Các yếu tố hạ tầng bao
gồm như: Chỗ ở, giao thơng đi lại, thơng tin, An tồn Sức khỏe trong khu vực
Du lịch cộng đồng và khu vực gần đó. Nguồn nhân lực, dịch vụ mua sắm, dịch
vụ đi lại, nước, năng lượng và nguồn tài chính.
Nhưng chung quy lại các yếu quan trọng hơn cả là các yếu tố về con


×