Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Cấu tạo hoá học của prôtêin docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.18 KB, 6 trang )


Cấu tạo hoá học của
prôtêin

1. Acid amin - đơn vị cơ bản cấu tạo
nên phân tử protein
Vào đầu thế kỷ XIX (thời kỳ của nhà
hoá học Hà Lan Mulder) người ta chưa
phân biệt được protein của động vật và
thực vật. Người ta tưởng rằng protein là
đồng nhất, chỉ khác nhau về số lượng ở
các sinh vật.
Mãi cho tới năm 1820 lần đầu tiên
Bracono đã dùng kiềm và acid đặc để
thuỷ phân protein ở nhiệt độ cao (100 -
120
0
c) Và đã thu được Các acid amin đầu
tiên, trong đó có tinh thể glycocol.
Năm 1871 Lubavin đã cho thấy rằng
protein dưới tác dụng của các dịch tiêu
hoá phân tích thành các acid amin.
Đặc biệt công trình của Fisher (1901 -
1902) đã có ý nghĩa quan trọng về việc
nghiên cứu bản chất hoá học của protein.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đã
cho chúng ta thấy rằng: thành phần phân
tử của protein là các acid amin.
Ngày nay, người ta đã tìm thấy hơn 200
acid amin khác nhau, nhưng trong thành
phần của protein tự nhiên thường có 20


loại acid amin.


1.1. Định nghĩa acid amin
Acid quân là một acid hữu cơ, mà trong
đó một nguyên tử hydro của gốc
carbonalfa (Ca) được thay thế bởi nhóm
quan (NH2)

Nếu trong một acid amin có hai nhóm
quản thì nhóm quan thứ 2 nằm ở vị trí
carbon cuối cùng kể từ nhóm carboxyl
(COOH).
Ví dụ:

1.2. Hoạt tính quang học của acid amin
Chỉ trừ glycin trong phân tử chất này
không có nguyên tử carbon bất đối, còn
tất cả các acid amin còn lại đều có ít nhất
một nguyên tử carbon bất đối (tức là bốn
hóa trị của nó được bão hòa bởi bốn
nhóm nguyên tử khác nhau - ký hiệu C*),
do đó chúng đều có khả năng làm quay
mặt phẳng phân cực của ánh sáng, nghĩa
là chúng đều là những chất hoạt quang.
Tất cả các acid amin có trong thành phần
protein đều có cấu hình L ở nguyên tử
carbon a, các acid amin có cấu hình D rất
ừ gặp trong thiên nhiên.
Chữ L cho ta biết cấu lluul của phân tử

chứ không cho ta biết hướng góc quay
của mặt phẳng phân cực .
- Các đồng phân hữu tuyến (làm quay
mặt phẳng phân cực sang phải) được ký
hiệu bằng dấu (+)
- Các đồng phân tả tuyến (làm quay mặt
phẳng phân cực sang trái) được ký hiệu
bằng dấu (-)
Người ta qui ước rằng đối với glucid,
chất aldehyd D-glyceric được chọn
làm chất tiêu chuẩn để so sánh, còn
đối với acid amin L-serin được chọn
làm chất tiêu chuẩn.

×