Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ văn hoá hai dân tộc hán việt qua các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong những bài thơ đỗ phủ (trung quốc) và nguyễn trãi (việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

TRẦN OANH (CHEN YING)

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ VĂN HỐ HAI DÂN TỘC HÁN - VIỆT QUA CÁC HÌNH ẢNH
PHONG, HOA, TUYẾT, NGUYỆT TRONG NHỮNG BÀI THƠ
ĐỖ PHỦ (TRUNG QUỐC) VÀ NGUYỄN TRÃI (VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:GS. TS. Trần Trí Dõi

Hà Nội – 2010

1


MỞ ĐẦU
1. L{ do chọn đề tài.
Trên thế giới, có vạn sự vạn vật giống nhau. Tư duy con người để phản
ánh sự vật cũng tương đồng. Chẳng hạn nhìn thấy mặt trời, ai cũng biết là
mặt trời, nhưng khi đi vào ngơn ngữ khác thì nó sẽ khác. Chẳng hạn người
Trung Quốc gọi mặt trời là tài yáng, người Anh lại gọi là sun. Về mặt ngôn
ngữ - văn hóa, Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều nét tương đồng và
khác biệt mà nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ nhận biết được nhiều điều bổ ích
và thích thú.


Chẳng hạn như trong những bài thơ cổ của tiếng Hán và Hán Việt,
thường thấy xuất hiện những khái niệm như rượu, thơ. Nhưng cái sự vật
liên tưởng đến nó thì khơng hồn tồn giống nhau. Chính nhờ sự khơng
hồn tồn giống nhau áy mà qua sự nghiên cứu ngơn ngữ, chúng ta có thể
thấy văn hóa truyền thống của hai nước có nhiều nét khác. Luận văn của
chúng tơi, từ điểm xuất phát ấy, sẽ bước đầu tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong
những bài thơ của nhà thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam).

2


Sở dĩ chúng tôi chỉ khuôn lại ở các từ chỉ phong, hoa, tuyết, nguyệt để
Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngơn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán Việt qua các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong những bài thơ Đỗ
Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) là vì những từ nói trên là một
trong những hình ảnh tiêu biểu nhất của những bài thơ cổ của tiếng Hán và
Hán Việt. Với khuôn khổ một luận văn Thạc sỹ, dung lượng của nó khơng
cho phép nói tới nhiều hình ảnh khác nhau. Đồng thời, với trình độ có hạn
chúng tơi cũng hy vọng từ bước đầu khảo sát này sẽ rút ra bài học cho
những khảo sát khác nhau khi có điều kiện trong tương lai.
2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Đối tượng khoa học mà luận văn tự xác định cho mình là những từ Hán
và Hán Việt chỉ hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong một số bài thơ của
Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam).
Một số bài thơ của Đỗ Phủ được chúng tôi lấy từ cuốn Thơ Đỗ Phủ do
ông Nhượng Tống dịch, Nhà xuất bản Thơng tin ấn hành năm 1995 .
Cịn thơ của Nguyễn Trãi, chúng tôi thu thập theo cuốn sách Nguyễn
Trãi toàn tập tân biên, Nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 1999.
2.2. Mục đích
3



Thơng qua việc tìm hiểu từ ngữ diễn tả các hình ảnh phong, hoa, tuyết,
nguyệt của hai tác giả, chúng ta sẽ bước đầu nhận ra những đặc điểm ngôn
ngữ - văn hoá của tiếng Hán và Hán Việt. Từ đó chúng ta có thể tiến hành so
sánh để tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của ngôn ngữ - văn hóa hai
nước.
2.3. Nhiệm vụ
Thế giới tư duy của mỗi người đều giống nhau nhưng sau khi qua ngôn
ngữ dân tộc riêng của mình diễn tả nó sẽ khác nhau. Trung Quốc và Việt
Nam tuy có nét văn hóa tương đồng, thói quen tương cận, nhưng trong
những bài thơ, bài văn mà hai dân tộc này diễn tả, tuy là miêu tả cùng một
sự vật nhưng nó cũng có thể liên tưởng đến những sự vật khác. Qua tìm
hiểu những sự khác biệt trong ngôn ngữ của hai dân tộc, có thể nhận thấy
được ít nhiều sư khác nhau về nền văn hóa.
Trong luận văn này chúng tơi sẽ thơng qua việc tìm hiểu cách dùng
những hình ảnh của các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt trong thơ Đỗ Phủ,
trong thơ Nguyễn Trãi để từ đó so sánh đặc trưng từ ngữ, đặc điểm văn hóa
của hai dân tộc Trung - Việt.
3. Phương pháp nghiên cứu

4


Để thực hiện đề tài này, luận văn sẽ sử dụng kết hợp một số thủ pháp
và phương pháp được coi trọng trong nghiên cứu ngơn ngữ. Đó là các thủ
pháp và phương pháp sau đây:
- Phương pháp miêu tả. Phương pháp này là để miêu tả tư liệu thu thập
được. Trên cơ sở miêu tả ấy, chúng tôi tiến hành phân loại, phân tích để rút
ra những nhận xét của mình.

- Thủ pháp thống kê với nhiệm vụ thu thập tư liệu phục vụ cho việc
miêu tả phân tích.
- Thủ pháp so sánh để nhận biết sự giống nhau và khác nhau trong việc
sử dụng từ ngữ ở tiếng Hán của Đỗ Phủ và tiếng Hán Việt của Nguyễn Trãi.
4. Kết cấu của khố luận
Luận văn ngồi phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, sẽ bao gồm
ba chương như sau:
Chương 1: Một cái nhìn định hướng cho việc miêu tả.
Trong chương này luận văn sẽ trình bày một số nội dung l{ thuyết liên
quan đến luận văn. Cụ thể:
- Giới thiệu về hai nhà thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi và { thức cũng như
ảnh hưởng của Nho giáo trong hai ơng. Trên cơ sở đó tiến hành tìm ra sự
5


giống nhau và khác nhau có thể có giữa hai nhà thơ. Việc giới thiệu này là
nhằm giúp chúng ta tìm nguyên nhân xã hội của sự giống nhau và khác
nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ.
Chương 2: Miêu tả tình hình sử dụng các từ Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt
trong thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi.
Trong chương này luận văn sẽ thu thập những câu thơ có các hình
ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi rồi so sánh
về các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt đó. Qua việc kết hợp với các từ
hoặc nhóm từ với 5 loại hình thức khác nhau của phong, hoa, tuyết, nguyệt
trong đó có một số là trường hợp thường gặp, chúng ta có thể nhìn nhận
được phong cách sáng tác và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của hai tác giả.
Chương 3: Miêu tả các từ Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong thơ Đỗ Phủ và
Nguyễn Trãi theo giai đoạn cuộc đời.
Về mặt ngữ nghĩa học, mỗi một hình ảnh trong thơ có thể coi là một “{
tượng”. “Ý tượng” này gồm hai mặt, một mặt là “{”, tức là tư tưởng thẩm

mỹ và tình cảm thẩm mỹ chủ quan của tác giả. Một mặc là “tượng”, tức là
cái chỉ sự vật bản thân của nó (có thể là cảnh quan, sự vật, tiếng giọng,
màu sắc, những sự vật do tưởng tượng do con người sáng tạo ra) Trong

6


việc sáng tác thơ, theo thói quen thơng thường, tác giả thường thơng qua
miêu tả những hình ảnh để biểu đạt tình cảm của mình.
Chương này phân ra từng giai đoạn trong cuộc đời, từng vấn đề cụ thể
của hai tác giả để khảo sát và phân tích các hình ảnh phong, hoa, tuyết,
nguyệt trong các bài thơ. Từ đó để so sánh và đối chiếu sự tương đồng
cũng như khác biệt về mặt ngôn ngữ nghệ thuật cũng như nỗi lòng của tác
giả bị cuộc sống và xã hội tác động.

Chương 1
MỘT CÁI NHÌN ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC MIÊU TẢ

7


Trong chương này, chúng tơi sẽ tìm hiểu về xã hội, hồn cảnh cuộc sống
của hai ơng để giúp cho việc miêu tả và nhận xét tiếp theo.
1.1. Giới thiệu sơ lược về Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi
1.1.1 Đỗ Phủ
Trong li ̣ch sử văn họ c Trung Quốc , mọi người thường nói đến “L{ Đỗ” là
đại diện cao nhất về thành tựu của thơ ca đời Đường (618-907). Trong đó
“Lý” là “Thi Tiên” (nhà thơ tiên, ở đây chỉ L{ Bạch). Ơng Lý Bạch nởi tiếng
thế giớ i. Cịn “Đỗ” là “Thi Thánh” (nhà thơ thánh, ở đây chỉ Đỗ Phủ). Đỗ Phủ
cũng nổi tiếng thế giớ i như ông Lý Bạch.

Đỗ Phủ sinh vào n ăm 712 sau công nguyên, là cháu của nhà thơ rất nổi
tiế ng Đỗ Thẩm Ngôn . Từ thuở nhỏ Đỗ Phủ đã rất thông minh và chịu khó
học tập. Sinh ra trong gia đình có truyền thống v ăn hóa văn học , từ 7 tuổ i,
Đỗ Phủ đã biết làm thơ . Sau khi trưởng thành ông thông tha ̣o thư pháp , hô ̣i
họa, âm nha ̣c , cưỡi ngựa và chơi gươm . Thật là một người được dạy dỗ
trong nhà danh gia vọng tộc. Thời thanh niên, Đỗ Phủ cho r ằng miǹ h có tài
ba lỗi la ̣c và chí hướng to lớn hơn người nên n ăm 19 tuổ i, ông bắt đầu ngao
du khắp thiên ha ̣, số ng cuô ̣c số ng lañ g ma ̣n , ăn chơi lông bông . Quãng thời
gian đó chính là thời kỳ phồn vinh hưng thịnh nhất của đời Đường. Đỗ Phủ
đã thăm nhiề u danh lam th ắng cảnh , nhờ đó kiế n thức của ông ngày càng

8


rô ̣ng lớn . Cũng nhờ đó ông viế t ra những câu thơ nổ i tiế ng cho tới hàng
nghìn năm như là “Hội đương lăng tuyê ̣t đỉnh, nhấ t lãm chúng sơn tiểu”.
Giố ng như nhiề u nhà thơ cổ văn khác ở Trung Quốc, Đỗ Phủ cũng mong
đi lên theo con đường làm quan. Ơng khơng ngừng làm thơ và tham gia hoa ̣t
động giao lưu với giới quyền quý , tham gia khoa cử , nhưng bi ̣thấ t ba ̣i nhiề u
lầ n. Khi về trung niên, Đỗ Phủ sống cuộc sống nghèo khó ở Trường An , thủ
đô nhà Đường lúc bấy giờ. Ông tâ ̣n mắt nhìn thấ y tình hình kẻ quyề n quý ăn
chơi xa xỉ và cảnh thê thảm người nghèo chiụ rét , chế t đói trên đường phố
Trường An. Ông viế t ra lời r ăn “Chu môn tửu nhục xú , Lộ hữu đống tử cốt”.
Trải qua sự ngã lòng trầm luân trên con đường mong mỏi làm quan và cuộc
số ng đói rét khổ cực , Đỗ Phủ nhận thức được sự hủ bại của kẻ thống trị và
nỗi đau khổ của nhân dân lao động . Điều đó khiế n ông dầ n dầ n trở thành
mô ̣t nhà thơ lo viê ̣c nước lo viê ̣c dân.
Năm 755 sau công nguyên, Đỗ Phủ 43 tuổ i và cũng được nhậm một chức
quan nhưng chỉ mô ̣t tháng sau, đời Đường xảy ra phiến loạn chiến tranh. Sau
đó, phiế n loa ̣n chiế n tranh xảy ra không ngừng . Trong thời kỳ này , Đỗ Phủ

trôi da ̣t đó đây, trải qua nhiều gian nan , có nhận thức tỉnh táo hơn đối với
hiê ̣n thực xã hội . Ông đã viế t các bài thơ nổ i tiế ng như “ Thạch Hào lại ”,
“Đồng Quan lại”, “Tân An lại”, “Tân Hôn biê ̣t”, “Thùy Lão biệt” và “Vô Gia

9


biê ̣t”, bày tỏ lòng đồng tình sâu s ắc đối với nhân dân lao động và bày tỏ sự
phẫn nô ̣ của nhà thơ đối với chiế n tranh.
Năm 759 sau công nguyên, Đỗ Phủ thất vọng sâu sắc đối với chính trị
nên từ quan về vườn . Lúc bấy giờ , Trường An đang bi ̣ha ̣n hán , Đỗ Phủ
nghèo đến nỗi không thể sống nổi , bèn dẫn người nhà lưu vong đến Thành
Đô ở miề n tây nam Trung Quố c bây giờ . Được sự cứu tế của bạn bè, Đỗ Phủ
số ng cuô ̣c số ng ở ẩ n trong bốn năm. Trong tình hình nghèo khó, Đỗ Phủ viết
ra bài thơ “Lề u tranh bi ̣ cơn gió mùa thu phá hoại ”, miêu tả hoàn cảnh kh ốn
khổ của cả gia đình và từ sự từng trải thiết thân của mình nghĩ đến cảnh ngộ
của người khác , khát khao có hàng chục triệu c ăn nhà để giúp mọi người
nghèo chịu rét chịu đói trong thiên hạ được thoát khỏi nỗi đau khổ . Thâ ̣m chí
ông muố n hy sinh cá nhân để đổi lấy nụ cười của mọi người nghèo trong
thiên ha ̣. Những bài thơ ông viết vào giai đoạn này có tình cảm sâu thẳm, thể
hiê ̣n tinh thầ n cao cả của nhà thơ đối với nhân dân.
Năm 770 sau công nguyên, Đỗ Phủ 59 tuổ i và mấ t trên đường lưu vong
phiêu bạt bởi bầ n cùng và bê ̣nh tâ ̣t . Đỗ Phủ để lại hơn 1400 bài thơ , phản
ánh sâu s ắc, toàn diện diện mạo xã hội nhà Đường trong hơn 20 năm phiế n
loạn chiến tranh , từ thời kỳ phồn vinh đến thời kỳ suy sụp . Các áng v ăn
hoành tráng như sử thi . Thơ của Đỗ Phủ có kết cấu đa da ̣ng. Ông ho ̣c tâ ̣p ưu
điể m của người khác , dung hơ ̣p hiǹ h thức kể chuyê ̣n , ký sự, trữ tiǹ h và biǹ h
10



luâ ̣n. Thơ ông có nô ̣i dun g sâu rô ̣ng, tình cảm chân thành nồng nàn . Về mặt
nghê ̣ thuâ ̣t, ông không những thu góp la ̣i cái hay của thơ ca cổ điể n, mà còn
sáng tạo và phát triển , đã mở rộng lĩnh vực thơ ca về m ặt nô ̣i dung và hin
̀ h
thức, ảnh hưởng sâu rô ̣ng tới nhiều đời sau.
1.1.2 Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi (1380-19.9.1442), hiệu Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, lộ Lạng
Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương); sau dời đến làng Ngọc
Ôỉ, xứ Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện
Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ).
Ơng cũng xuất thân trong một gia đình Nho học: cha là Nguyễn Ứng
Long, tức Nguyễn Phi Khanh (1356-1429); ông ngoại của ông là ông Trần
Nguyên Đán (1325-1390) là tiến sĩ, nhà thơ và Tể tướng cuối triều Trần.
Hơn nữa, ông vốn là người tài trí, thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) vào năm
Canh Thìn (1400) và được triều Hồ trao giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng
khi mới tròn 20 tuổi. Nguyễn Trãi hội đủ điều kiện để có thể dấn thân gánh
vác những trọng trách lớn lao và góp phần giải quyết những thách thức
đang đặt ra đối với toàn dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiều năm tháng tìm
đường cứu nước, bước chân trải khắp dặm dài xứ sở, đặc biệt là quãng đời
mười năm gian khổ “nếm mật năm gai” gắn bó với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
cho đến ngày tồn thắng, Nguyễn Trãi đã tỏ rõ bản lĩnh, khí phách và tinh
11


thần Đại Việt, trở thành nguồn sáng phẩm chất và tinh hoa của dân tộc Việt
Nam.
Nguyễn Trãi là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam trên các tư cách khác
nhau: anh hùng dân tộc, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà chính trị - quan chức,
nhà ngoại giao, nhà sử học và địa l{ học. Về hoạt động xã hội, ông là bậc
khai quốc công thần một lòng đắp xây vương triều Lê trong buổi ban đầu.

Sau đại thắng Mậu Thân, Nguyễn Trãi đã viết một số tác phẩm trong đó có
“Bình Ngơ đại cáo”, “Phú núi Chí Linh”, “Lam Sơn Vĩnh Lăng Thần đạo bi” và
“Băng Hồ di sự lục” v.v rất nổi tiếng. Thơ ca của ơng có lẽ được sáng tác chủ
yếu vào thời gian sau chiến tranh. Tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập gồm 105
bài nằm trong dòng chảy thơ Đường truyền thống và trong hệ quy chiếu
chung của mỹ học thời đại phong kiến Nho giáo. Riêng ơng cịn có tập thơ
Quốc âm thi tập bằng chữ Nôm gồm 254 bài nữa. Quốc âm thi tập cịn có {
nghĩa là sự phá cách, cách tân, khắc phục khuynh hướng quy phạm, mở
rộng cảm quan sáng tạo thi ca, đặc biệt trong cách diễn tả thế giới thiên
nhiên và nội tâm con người bằng ngôn ngữ và âm điệu tâm hồn dân tộc.
Cũng vào thời kz hậu chiến, Nguyễn Trãi đã được ban họ vua, được
phong tước Quan Phục hầu và giữ chức Nhập nội Hành khiển kiêm Lại bộ
Thượng thư. Ông tiếp tục soạn thảo nhiều chế, chiếu ban bố trong nước và
các thư, biểu bang giao với nhà Minh. Ngồi ra, ơng còn biên soạn bộ sách
12


Dư địa chí và Luật thư, nêu một số { kiến tranh luận về luật hình, âm nhạc
và quan niệm về nền văn hiến dân tộc. Theo nhiều nguồn tư liệu khác
nhau, người ta cịn nói rằng Nguyễn Trãi cịn là tác giả của Lam Sơn thực
lục, Ngọc đường di cảo, Gia huấn ca v.v. Đáng tiếc rằng vụ án Lệ Chi Viên
oan khiên với hình thức tru di tam tộc mà Nguyễn Trãi phải gánh chịu đã
làm mất đi những tác phẩm này. Vụ án chính là hệ quả tất yếu của những
cuộc tranh giành ngôi thứ, bè phái nảy sinh vào thời hậu chiến trong hoàn
cảnh lịch sử cụ thể lúc bấy giờ. Đó cũng chính là hậu quả, là nghịch l{ khơn
lường của tấm lịng ngay thẳng, của tinh thần dấn thân cho đất nước, dám
nói thẳng nói thật, thể hiện một nhân cách lịch sử sáng soi kim cổ ngàn đời
của ông.
1. 2. Một vài nét chính của tư tưởng nhà Nho
Để hiểu về thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi, xin nhắc lại một vài nét chính

về tư tưởng nhà Nho.
Trong tư tưởng nhà Nho, được người ta coi trọng là làm người quân tử,
làm người chính danh nên người ta kiên trì nhân chính tu thân.
Quân tử muốn tu thân thì phải hiếu học. Ham học hỏi nghiên cứu thì
sẽ khơn ngoan hiểu biết. Hễ học thì phải thực hành. Cái việc học tập của

13


người quân tử cũng giống như công việc của người thợ làm ngọc, ln ln
mài dũa trau chuốt mới có ngọc quí.
Làm người quân tử là phải đem ra giúp dân giúp nước, kinh bang tế
thế. Cho nên khi người qn tử cầm quyền thì tơn chỉ phải là sửa đổi con
người và sửa đổi xã hội. Sửa đổi con người để xã hội hoàn thiện hơn, đồng
thời sửa đổi xã hội để con nguời được hạnh phúc hơn. Đó là hai công việc
song hành và phải được tôn trọng như nhau, không được xem nhẹ bên nào.
Cho nên bậc cai trị phải luôn tu thân mới đủ tư cách dẫn đạo dân chúng.
Nhờ tu thân mà tâm hồn trong sạch, tác phong hợp lễ giáo, đạo đức tràn
đầy. Nhà cai trị lẫn nhân dân đều phải xem việc tu thân làm gốc.
Bậc cai trị phải có lịng nhân, tức là phải yêu thương dân, vui cái vui
của dân và lo cái lo của dân. Thực ra là phải lo trước cái lo của dân và vui
sau cái vui của dân. Bậc cai trị phải lấy dân làm gốc và phải tâm niệm rằng:
qu{ nhất là dân, sau đó là quốc gia, và thấp nhất là nguời cai trị
(民為貴社稷次之君為輕Dân vi qu{, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Cho nên
người cai trị trước hết phải mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Muốn vậy,
phải biết trọng hiền tài, vời họ ra giúp dân giúp nước. Nếu không tin vào
bậc hiền tài thì nước trống khơng, nếu khơng có lễ nghĩa thì nước sẽ loạn.
Nhờ chính sách chiêu hiền đãi sĩ, kẻ sĩ trong nước không bỏ nước mà đi, kẻ

14



hiền tài ở xa xôi hâm mộ mà quy phục. Như vậy quốc gia mới mau phú
cường, nhân dân mới chóng hạnh phúc.
Một chính quyền tốt phải áp dụng nhân trị (仁治, dùng nhân đức để thu
phục người dân), nếu dùng bạo lực cường quyền thì dân bất đắc dĩ phải
tuân theo nhưng lòng dân chẳng phục. Như vậy, Nho giáo quan niệm rất rõ
ràng về con người xã hội. Mỗi cá nhân chính là phần tử bất khả phân của xã
hội. Cho nên mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với xã hội. Rõ ràng cuộc sống
con người đâu phải là rỗng tuếch vô vị. Một mặt, con người phải tự sửa đổi
mình (tu thân). Chính sự tự sửa đổi đó đưa con người đến một giá trị tơn
q siêu việt hơn giống cầm thú. Và chính sự sửa đổi đó là nguồn gốc của
văn minh của tiến bộ. Nhưng mặt khác, con người phải sửa đổi xã hội, bằng
cách sửa đổi lẫn nhau, sao cho những con người chỉ biết sống bằng bản
năng (tiểu nhân) tiến hóa lên con người văn minh (quân tử). Nếu được vậy
thì thiên hạ mới thái bình.
Cả Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi đều là nhà Nho. Cho nên hai ông đều lấy đạo
quân tử làm gốc. Nhưng đạo quân tử của ông Đỗ Phủ là đạo quân tử Trung
Hoa đời Đường, một triều đại vừa có thịnh vừa có suy. Cịn đạo qn tử của
Nguyễn Trãi là đạo quân tử của người Đại Việt, đạo quân tử của một người
muốn xây dựng vương triều vững mạnh sau một cuộc chiến tranh.

15


1.3. Sự xuất hiện của chữ “Phong”, “Hoa”, “Tuyết”, “Nguyệt” trong thơ
của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi.
Phong, hoa, tuyết, nguyệt là bốn chữ hay bốn từ chỉ bốn hình ảnh
thường gặp nhất trong tự nhiên. Chính vì thế chúng được các nhà thơ dù là
nhà thơ cổ hay nhà thơ hiện nay ưa thích sử dụng trong sáng tác. Trong quá

trình sáng tác, những nhà thơ nhất là nhà thơ quân tử thường gắn hình ảnh
này với tình cảm riêng của mình.
Hơn thế nữa, khi phong, hoa, tuyết, nguyệt gắn liền với từ khác thành
một từ thì { nghĩa của nó lại khác. Xuất xứ ban đầu của phong, hoa, tuyết,
nguyệt là như sau. Trong cuốn sách "Dỗn xun kích nương tập" của
Thiệu Ung nhà Tống có câu đại thể: dù sống chết vinh nhục, chuyển
chiến dư tiền, từng chưa đi vào lịng, mà chẳng khác gì nháy qua một
mắt về phong hoa tuyết. Giải thích: Trước đây chuyên chỉ cảnh vật tự
nhiên. Sau đó hình dung bài thơ thiếu nội dung, đơn giản lập lại các từ.
Cũng chỉ chuyện tình yêu hoặc cuộc sống hoang dâm với sắc rượu hàng
ngày.
Như vậy, { nghĩa của phong, hoa, tuyết, nguyệt thực chất rất đa dạng.
Chính vì thế, trong luận văn này, chúng ta chọn chúng để thử phân tích và
nghiên cứu những đặc trưng hay đặc điểm nổi bật trong tác phẩm thơ của
Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi - hai nhà thơ vĩ đại lại mang đậm tư tưởng nhà Nho
16


của Trung Quốc và Việt Nam. Thông qua tác phẩm của hai ơng, chúng ta có
thể thấy sự đa dạng của những từ này như thế nào.
Trong cuộc đời của ông Đỗ Phủ, ông đã sáng tác được hơn 1000 bài thơ.
Nội dung và hình thức thơ của ơng phong phú và đa dạng, rất được người
dân đời sau ca ngợi và bắt chước. Ở đây, chúng tôi chỉ chọn cuốn “Thơ Đỗ
Phủ tồn tập” do ơng Phương Chu Tử biên soạn gồm 463 bài thơ thường
gặp của Đỗ Phủ để nghiên cứu miêu tả. Cuốn sách này tính theo niên đại để
biên soạn, gồm 20 tập. Theo thông kê, trong 436 bài thơ ở đây, chữ Phong
có xuất hiện 210 lượt, chữ Hoa xuất hiện 115 lượt, chữ Tuyết xuất hiện 59
lượt, còn chữ Nguyệt xuất hiện 101 lượt.
Về thơ Nguyễn Trãi, “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi hiện còn 254 bài
thơ, được chia nhiều loại, nhiều thể tài khác nhau: Ngơn chí (21 bài), Thuật

hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Báo kính cảnh giới (61 bài) .v.v… . Các bài
thơ trong “Bảo kính cảnh giới” hàm chứa nội dung giáo huấn trực tiếp,
nhưng rất đậm chất trữ tình, cho ta nhiều thú vị. Phần lớn các bài thơ trong
“Quốc âm thi tập” khơng có nhan đề.
Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu 105 bài thơ chữ Hán trong cuốn sách
“Nguyễn Trãi toàn tập tân biên” gồm hai phần Ức trai thi tập và phần Tồn
nghi. Trong 105 bài này, chữ Phong xuất hiện 35 lượt, chữ Hoa xuất hiện 25
lượt, chữ Tuyết xuất hiện 10 lượt, và chữ Nguyệt xuất hiện 35 lượt.
17


Về từ Phong. Trong các bài thơ Đỗ Phủ phong nghĩa là gió của tự nhiên
đồng thời cũng được hình dung chỉ phong tục, phong nhã, có khi được nâng
lên thành một phẩm chất. Khi là gió, nó có hướng đi, có lúc ào ạt, lúc hiu
hiu, lại có lúc mang tình cảm thấm sâu. Khi là phong tục, phẩm chất, nó
mang tính cao cả, cũng như tính đau thương về xã hội lúc bấy giờ. Trong
thơ Nguyễn Trãi, phong cũng là con gió với hình thức đa dạng, là phong tục
cao thấp của xã hội, là phong tình lãng mạn của tài tử, thậm chí nó cũng ẩn
chứa những biến động, thay đổi của xã hội.
Về từ Hoa. Trong thơ Đỗ Phủ, hoa là hoa tươi, là vẻ đẹp của những cơ
nàng, là tình u thương của tác giả. Hoa mang trong mình mn màu
mn sắc tràn đầy tình cảm phong phú. Còn trong thơ Nguyễn Trãi, hoa là
hoa Cúc, hoa Lan, hoa Mai... Muôn dạng hoa muôn dáng người nhưng đều
thường chỉ phẩm chất “ quân tử” mà ông ca ngợi.
Về từ Tuyết. Mùa đông lạnh rét, tuyết phủ tràn đỉnh núi, phủ tràn vạn
vật.... Tuyết cũng là cảm hứng giúp Đỗ Phủ tăng thêm nguồn cảm hứng để
sáng tác tác phẩm của mình. Có khi tuyết là một bức tranh hồnh tráng, có
khi lại là một vẻ đẹp yên lặng. Trong thơ Nguyễn Trãi, tuy Đại Việt khơng có
tuyết, nhưng thơ ơng vẫn có tuyết và tuyết thường gắn liền với Mai, là một
loại phẩm chất qua diễn tả của hoa Mai được thể hiện vô cùng rõ rệt.


18


Về từ Nguyệt. Trong một tháng, mặt trăng khi tròn khi lại khuyết. Đây
đã là một quy luật tự nhiên ai chẳng biết. Thế nhưng dưới bút của Đỗ Phủ
và Nguyễn Trãi, nguyệt (trăng) thể hiện biết bao tình cảm: tình u đất
nước, u gia đình, có tưởng nhớ những ngày xưa, nhớ về người thân... Từ
đó, mặt trăng hình như đã khơng chỉ cịn là một hình ảnh tự nhiên nữa, nó
đã mang được quá nhiều bi, hoan, ly, hợp. Nó thể hiện được nỗi lịng của
người qn tử.
Trong những bài thơ của Đỗ Phủ phong, hoa, tuyết, nguyệt được hình
dung miêu tả như thế nào và trong thơ của Nguyễn Trãi, một nhà thơ vĩ đại
của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo và của các thành
tựu rực rỡ của nhà thơ Đường Trung Quốc đã kế thừa và sáng tác mới như
thế nào, dưới đây, chúng tơi sẽ phân tích cụ thể.

19


Chương 2
KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC TỪ PHONG, HOA, TUYẾT, NGUYỆT TRONG
THƠ ĐỖ PHỦ VÀ NGUYỄN TRÃI

Hình ảnh là một yếu tố trọng yếu trong sáng tác nghệ thuật của thơ
ca cổ điển. Sở dĩ gọi là “ hình ảnh”, là vì đó là hình tượng thường được xuất
hiện trong thơ ca. Những hình tượng này vốn đều thuộc về thiên nhiên (gió,
hoa, tuyết, trăng) những giờ lại được nhập vào yếu tố nhân văn và văn hóa
sâu sắc. Những hình ảnh vốn thuộc về thiên nhiên ấy được diễn tả trong
thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi dưới dạng các từ “Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt”.


20


Trong luận văn này để làm rõ sự khác biệt trong cách sử dụng của hai
ông, chúng tôi miêu tả sự kết hợp của Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt với những
hình thức khác. Chúng tôi sẽ chia thành 5 loại như sau để phân tích:
(1). Kết hợp với một tính từ đứng trước nó theo kiểu: A + Phong, A +
Hoa, A + Tuyết, A + Nguyệt;
(2). Kết hợp với một động từ đứng sau nó theo kiểu: Phong + V, Hoa
+ V, Tuyết + V, Nguyệt + V;
(3). Nó xuất hiện cùng với hình ảnh khác: Phong ~ N, Hoa ~ N, Tuyết
~ N, Nguyệt ~ N (Ở đây, N được coi như một hình ảnh khác);
(4). Nó vừa là sự miêu tả những hình ảnh của Phong, Hoa, Tuyết,
Nguyệt, vừa đồng thời diễn tả một sự vật khác. Trường hợp này được
chúng tôi k{ hiệu là: Phong V/S, Hoa V/S, Tuyết V/S, Nguyệt V/S.
(5). Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong bài thơ thường gắn liền với
từng bối cảnh cụ thể: Phong - X, Hoa - X, Tuyết - X , Nguyệt - X.
Có thể nói, Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt, có sự kết hợp khá đa dạng với
những từ khác nhau. Trong đó có nhiều kết hợp thường gặp nhưng cũng có
những kết hợp rất hiếm, đơi khi gây khó hiểu cho người đọc. Tuy nhiên, tất
cả những điều này đã phản ánh nghệ thuật sáng tác độc đáo và tuyệt vời
của hai nhà thơ, đại diện cho hai nền văn hố khác nhau. Và đó là mục đích
miêu tả của luận văn.
2.1. Những kết hợp khác nhau của các từ Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt.
2.1.1. Khả năng kết hợp của từ Phong.

21



Trong thơ của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi, hình ảnh “Phong” đều được sử
dụng một cách đa dạng và phong phú, trong những đề tài khác nhau và
cách diễn tả của Phong cũng khác hẳn với nhau. Chúng tôi xin lần lượt miêu
tả cụ thể như sau:
2.1.1.1 Tính từ A+ Phong
Phong kết hợp với một tính từ nào đó để miêu tả những nghĩa như
sau.
A. Trong thơ Đỗ Phủ
a. Những tình huống thường gặp, như là cách nói thơng thường:
(1). Thứ nhất là nghĩa Gió và có mức độ khác nhau như “ vi phong”, “
hòa phong”, “khinh phong” để miêu tả gió nhẹ, gió êm; “liệt phong” để
miêu tả gió lớn; “phong cấp” để miêu tả gió vội. Ví dụ:
- 細草微風岸 (Lữ dạ thư hoài)
Phiên âm:

Tế thảo vi phong ngạn.

Dịch nghĩa:

Gió êm bờ cỏ mượt.

- 春山暖日和风 (Lệ Xuân)
Phiên âm:

Xuân sơn nỗn nhật hịa phong.

Dịch nghĩa:

Mùa xn trong núi mặt trời ấm áp gió êm.


- 轻风生浪迟 (Huề kỹ nạp lương vãn tế ngộ vũ kỳ nhất
Phiên âm:

Khinh phong sinh lãng trì.

Dịch nghĩa:

Gió hiu hiu thổi sóng vờn lăn tăn.
22


- 烈风无时休 (Đồng chư công "Đăng Từ Ân tự tháp")
Phiên âm:

Liệt phong vơ thì hưu.

Dịch nghĩa:

Gió mạnh khơng hề ngơi.

- 風急天高猿嘯哀 (Đăng Cao)
Phiên âm:

Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai.

Dịch nghĩa :

Trời cao gió lộng vượn ỷ ơi.

(2). Thứ hai là nghĩa Gió có phương hướng. Chẳng hạn “bắc phong”

gió bắc, “nam phong” gió nam, “đơng phong” gió đơng. Ví dụ:
- 歲雲暮矣多北風 (Tuế án hành )
Phiên âm:

Tuế vân mộ hĩ đa bắc phong.

Dịch nghĩa:

Năm đã tàn rồi, gió bấc lồng.

- 昨夜东風吹血腥 (Ai vương tôn)
Phiên âm:

Tạc dạ đông phong xuy huyết tinh.

Dịch nghĩa:

Gió đơng đêm qua sặc mùi máu tanh hơi.

(3). Thứ ba là Gió thổi theo mỗi mùa như “ xn phong” gió mùa
xn, “thu phong” gió mùa thu. Ví dụ:
- 恰似春風相欺得 (Mạn hứng)
Phiên âm:

Kháp tự xuân phong tương khí đắc.

Dịch nghĩa:

Gió xuân như đã coi thường được ta rồi.


23


- 秋風動哀壑 (Tráng du)
Phiên âm:

Thu phong động ai hác.

Dịch nghĩa:

Gió thu lùa động thảm.

b. Trong những tình huống khơng thơng thường, ít gặp. Có thể coi là do tác
giả tự sáng tạo cách nói mà có. Ví dụ:
- 云逐渡溪风 (Tần Châu tạp thi kz 02)
Phiên âm:

Vân trục độ khê phong.

Dịch nghĩa:

Mây giục gió khe đưa.

B. Trong thơ Nguyễn Trãi
a. Những tình huống thường gặp, như là cách nói thơng thường:
(1). Thứ nhất là Gió có mức độ. Ví dụ “đồn phong” gió mạnh.
- 九萬摶風記昔曾 (Mạn hứng (II) kz 2)
Phiên âm:

Cửu vạn đồn phong k{ tích tằng.


Dịch nghĩa:

Từng ước mơ theo gió lốc bay chín vạn tầng.

(2). Thứ hai là nghĩa Gió có phương hướng. Ví dụ “Sóc phong” gió
bắc, “Tây phong” gió tây:
- 朔風吹海氣凌凌 (Bạch Đằng hải khẩu)
Phiên âm:

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng.

Dịch nghĩa:

Biển vời gió bấc giá băng.

- 西風撼樹響錚錚 (Thu dạ khách cảm II)
Phiên âm:

Tây phong hám thụ hưởng tranh tranh.
24


Dịch nghĩa:

Gió tây cây động rì rào.

(3). Thứ ba là Gió thổi theo mỗi mùa như “ Thu phong” gió thu:
- 秋風乘興駕鯨鰲 (Chu trung ngẫu thành)
Phiên âm:


Thu phong thừa hứng giá kình ngao.

Dịch nghĩa:

Gió thu nhân hứng cưỡi chơi ngao kình.

(4). Thứ tư là Gió với nghĩa mát trong (lành). Nghĩa này ở thơ Đỗ Phủ
hình như khơng có, chỉ của riêng Nguyễn Trãi. Ví dụ “ thanh phong” gió
mát.
- 半榻清風足午眠 (Hạ nhật mạn thành (I))
Phiên âm:

Bán tháp thanh phong túc ngọ miên.

Dịch nghĩa:

Gió nửa giường, ngon giấc ngủ trưa.

b. Trong tình huống khơng thường gặp, là cách nói sáng tạo riêng của tác
giả.
- 石畔松風孤勝賞 (Khất nhan họa côn sơn đơ)
Phiên âm:

Thạch bạn tùng phong cơ thắng thưởng.

Dịch nghĩa:

Gió thơng, bờ đá lẻ loi.


Nghĩa ở đây là “gió thẳng” như cây tùng không chịu khuất phục.
2.1.1. 2. Phong + V, Phong kết hợp với động từ.
Phong kết hợp với một đồng từ nào đó để miêu tả “hành động” của
gió.
25


×