Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Bước đầu khảo sát tình hình viết địa danh nước ngoài trên một số văn bản tiếng Việt hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.35 KB, 56 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bước đầu khảo sát tình hình viết địa danh nước ngoài trên một số văn bản
tiếng Việt hiện nay
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa danh là một phạm trù lịch sử. Địa danh phản ánh nhiều khía cạnh địa
lý, lịch sử, văn hoá... . Địa danh được xem là những tấm bia lịch sử, văn hoá
bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy, để hiểu rõ một vùng đất nào, ta không thể không
quan tâm đến địa danh.
Địa danh, hơn thế nữa còn là sản phẩm của một chế độ chính trị nhất định.
là nơi tàng trữ dấu ấn của việc tiếp xúc ngôn ngữ và văn hoá của các dân tộc.
Địa danh ra đời trong một hoàn cảnh văn hoá nhất định và còn lưu giữ đến trăm,
ngàn năm sau. Do đó, địa danh trở thành “vật hoá thạch”, một di chỉ khảo cổ học
ghi những cái mốc trong dòng thời gian. Cho nên, qua việc nghiên cứu địa danh,
ta sẽ biết phần nào lịch sử, chính trị của một vùng, một nước, lịch sử văn hoá
của các dân tộc sống trên vùng đất ấy. Hơn nữa, địa danh còn thể hiện tâm lý của
những người đã tạo ra địa danh, cũng như lịch sử ngôn ngữ ở các thời đại xa
xưa.
Ở nước ta, trong những năm gần đây đã có nhiều sách nhgiên cứu địa
danh, từ điển địa danh (trong và ngoài nước)đã được công bố. Điều đó cho thấy
nhu cầu rất lớn của xã hội về đề tài này. Tuy nhiên, do sự hiều biết còn rất khác
nhau về địa danh học, lịch sử, ngôn ngữ dẫn đến sự không thống nhất trong cách
viết địa danh (viết hoa, viết thường, viết rời, có gạch nối, không có gạch nối),
cách phiên chuyển địa danh từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt (phiên âm, dịch
nghĩa, giữ nguyên ngữ hoặc phiên chuyển từ nguyên ngữ, qua ngữ trung gian)
“Sự không thống nhất này dẫn đến những khó khăn và trở ngại lớn trong
giao lưu, học tập và thực tế không mấy ai có thể hiều đọc thế nào, viết thế nào
về địa danh cho đúng, cho chuẩn” [4, 40]
Như vậy, vấn đề địa danh, đặc biệt là địa danh nước ngoài trên các văn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bản tiếng Việt (báo chí, sách giáo khoa, bản đồ...) xử lý thế nào cho thống nhất,


dân tộc, khoa học và đại chúng là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Chúng tôi - những sinh viên năm cuối chuyên nghành ngôn ngữ học nhận
thức được rất rõ điều này. Có thể nói đây là một đề tài còn rất nhiều khó khăn và
trở ngại trước mắt nhưng cũng chứa chất nhiều điều thú vị và hấp dẫn mà chúng
tôi muốn khám phá.
2. Ý nghĩa của đề tài
Địa danh nói chung và địa danh nước ngoài nói riêng là một vấn đề quan
trọng đối với nhiều nghành khoa học: Lịch sử, Địa lý, Ngôn ngữ... là yếu tố
quan trọng trong quá trình phát triển, giao lưu và hợp tác quốc tế. Địa danh còn
mang trong nó ý nghĩa khẳng định về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi của quốc
gia. Địa danh lại là nội dung của bản đồ - phương tiện tra cứu hữu hiệu.
Qua việc phân tích, đánh giá cách viết địa danh nước ngoài trên một số
sách, báo và bản đồ hiện nay để thấy được thực trạng không thống nhất và nhằm
tới một mục đích là đóng góp một phần nhỏ bé cho công trình “ Xây dựng hệ
thống thông tin địa danh Việt Nam và quốc tế phục vụ công tác lập bản đồ” (dự
án cấp quốc gia của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường), tiến tới cách viết địa danh
thống nhất trên các văn bản, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Phương pháp tiến hành
Đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp: thống kê, đối chiếu, so sánh.
Được tiến hành cụ thể theo các bước sau.
Bước 1:
Thống kê toàn bộ các địa danh nước ngoài trên một số sách, báo và bản
đồ.
a. Báo chí
a1. Báo Nhân Dân
a2. Báo An ninh Thế giới
a3. Báo Tin Tức
b. Sách giáo khoa
Bao gồm sách giáo khoa địa lý và lịch sử ( kể cả sách bài tập) từ lớp 7 đến
Website: Email : Tel : 0918.775.368

lớp 12
c. Bản đồ và Atlas
c1. Bản đồ Quân sự
c2. Bản đồ Dân sự
c3.Atlas
Bước 2.
Tìm hiều về các cách viết địa danh nước ngoài phổ biến từ trước tới nay,
từ đó lấy cơ sở để thống kê các cách viết địa danh trong từng văn bản cụ thể.
Bước 3.
So sánh, đối chiếu cách xử lý địa danh trên các văn bản.Từ đó đánh giá sự
không thống nhất trong cách viết địa danh. Trong đề tài này, chúng tôi chọn cách
ghi địa danh trên Atlas là tài lệu gốc, là cơ sở để tiến hành so sánh.
Bước 4.
Tổng kết và đưa ra kiến nghị chuẩn hoá địa danh trên các văn bản.
4. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài của chúng tôi gồm bốn chương và
một phụ lục
Chương 1. Lý luận chung
Chuơng 2. Tình hình viết địa danh trên một số văn bản tiếng Việt hiện nay
Chương 3. Đánh giá tình hình địa danh nước ngoài trên các văn bản, giải
pháp và kiến nghị.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
LÍ LUẬN CHUNG
1. Các khái niệm
1.1. Địa danh và Địa danh học
1.1.1. Khái niệm địa danh
Có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa địa danh
- Theo Trần Văn Dũng : “Địa danh là tên gọi các đối tượng địa lý, tồn
tại trong vốn từ vựng của ngôn ngữ. Cách hiều này dựa trên cơ sở thuật ngữ

“tôpônima” hoặc “tôpônoma” của tiếng Hy Lạp nghĩa là tên gọi một địa điểm
nào đó”. [7]
- Theo Lê Trung Hoa: “ Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được
dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng
lãnh thổ ( không có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng thiên về không
gian hai chiều. Các công trình xây dựng thiên về không gian ba chiều như tên
các chùa, đình, miếu, nhà thờ, trường học, xí nghiệp không phải là địa danh mà
là hiệu danh” [12, 2]
- Theo Ngô Hồng Giang : “ Địa danh là tên các yếu tố địa lý, các điểm
dân cư và các đơn vị hành chính nằm trong một khu vực lãnh thổ nhất định, đã
được cộng đồng người nói thừa nhận và được chuẩn hoá. Mỗi địa danh xuất hiện
trong một thời điểm lịch sử nhất định. Đó là các ký hiệu ngôn ngữ đặc biệt và
mang tính qui ước cao” [9 ]
Như vậy, có nhiều cách khác nhau để định nghĩa địa danh. Tựu trung lại
có thể hiểu: Địa danh là tên gọi các điểm quần cư, các điểm kinh tế, các đối
tượng địa lý cụ thể... Chúng có thể là tên các châu lục, các quốc gia, các đơn vị
hành chính, lãnh thổ( tỉnh, huyện, xã...) tên các khu công nghiệp, nông, lâm
trường, nhà máy, hầm mỏ... tên các đại dương, vịnh hay tên các sông, hồ, núi,
đèo
1.1.2. Địa danh nước ngoài
Xung quanh địa danh nước ngoài cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Nên
Website: Email : Tel : 0918.775.368
gọi là địa danh ngoài nước, địa danh quốc tế, địa danh thế giới hay địa danh
nước ngoài. Trong đề tài này, chúng tôi thống nhất tên gọi “Địa danh nước
ngoài” để chỉ các địa danh không thuộc lãnh thổ Việt Nam.
1.1.3. Địa danh học
Ngôn ngữ có ba nghành chính: Ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp
học. Trong nghành từ vựng có một nghành nhỏ được gọi là Danh xưng học
( omomatics) chuyên nghiên cứu tên riêng. Danh xưng học gồm hai nghành nhỏ
hơn là nhân danh học và địa danh học

Nhân danh học (Authroponymy) là nghành chuyên nghiên cứu tên riêng
của người gồm (họ, tên, chữ lót, tự hiệu, bút danh, bí danh...)
Địa danh học (toponymy) chuyên nghiên cứu các ý nghĩa, nguồn gốc và
những biến đổi của địa danh, cấu tạo và phương thức đặt tên địa danh
Khoa học nghiên cứu địa danh (Điạ danh học) ra đời từ thế kỷ XIX. Ở các
nước châu Âu ngày nay, bộ môn này rất phát triển. Từ đầu thế kỷ đến nay có
hàng trăm chuyên khảo về địa danh, từ điển địa danh đã ra đời ở Liên Xô (cũ),
Mỹ, Anh, Pháp, Đức...
Ở nước ta, Địa danh học đã có mầm mống từ lâu đời nhưng lại phát triển
rất châm chạp. Các tài liệu có bàn về địa danh học phải kể đến “ Dư địa chí” của
Nguyễn Trãi thế kỷ XV năm 1435, Đến thế kỷ XIX có “ Lịch triều hiến chương
loại chí” của Phan Huy Chú (1821), và tới đầu thế kỷ XX, một số tác phẩm bắt
đầu đi sâu và có tính chất chuyên nghành hơn. Ví dụ “ Vũ trung tuỳ bút” của
Phạm Đình Hổ, “ Phương Đình- Dư địa chí” của Nguyễn Siêu (1900), “ Sử học
bị khảo , địa lý thượng hạ” của Đặng Xuân Bảng....
Đến cuối thế kỷ XX, địa danh học nước ta đã phát triển hơn lên trên cơ sở
tiếng Việt hiện đại. Trong giai đoạn này, có rất nhiều chuyên khảo đi sâu vào
việc nghiên cứu địa danh như: “ Việc tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc”, “
Nước Văn Lang qua các tài liệu ngôn ngữ”(1969), “ Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ
đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông” của GS Hoàng Thị Châu, “ Phương
pháp vận dụng địa danh học trong việc nghiên cứu địa danh học, lịch sử cổ đại
Việt Nam” của Đinh Văn Nhật, “ Thử bàn về địa danh Việt Nam” của Trần
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thanh Tâm, “ Địa danh Việt Nam” của Nguyễn Văn Âu, “ Địa danh thành phố
Hồ Chí Minh” của Lê Trung Hoa.... các tác giả với những chuyên khảo của
mình về địa danh đã tạo một cơ sở lý luận nhất định cho việc nghiên cứu địa
danh Việt Nam.
Bên cạnh địa danh Việt Nam, địa danh nước ngoài cũng được giới khoa
học rất quan tâm, xem xét nó trong tổng thể là tên riêng nước ngoài, có rất
nhiều cuốn sách, từ điển, bài viết bàn về tên riêng, địa danh nước ngoài, cách

viết chúng như thế nào? Trong đó phải kể đến : Tạp chí ngôn ngữ số đặc biệt
3+4 năm 1979 “Về chuẩn mực hoá chính tả và thuật ngữ khoa học” với hàng
loạt tham luận của các nhà ngôn ngữ về vấn đề này. “sổ tay địa danh nước
ngoài” của Nguyễn Dược, NXBGD, năm 1998, “ Từ điển nhân danh và địa
danh” của Bùi Phụng, NXBVHTT, năm 2000, “Từ điển địa danh nước ngoài”
của GS-TS Nguyễn Văn Khang, “ Mấy suy nghĩ về cách phiên chuyển từ ngữ
nước ngoài sang tiếng Việt” của GS-TS Nguyễn Thiên Giáp, Tạp chí ngôn ngữ
số 2, năm 2000, “Cần có cách nhìn thoả đáng đối với vấn đề phiên chuyển từ
ngữ nước ngoài sang tiếng Việt” của PGS-TS Nguyễn Bá Hùng, Tạp chí ngôn
ngữ số 4, năm 2000, “Góp thêm một vài nhận thức về cách viết và cách đọc tên
riêng nước ngoài ở nước ta” của GS- TS Đinh văn Đức, Tạp chí ngôn ngữ số 5,
năm 2000, “Việt hoá tiếng nước ngoài hay quốc tế hoá tiếng Việt” của Nguyễn
Ngọc Lam, Tạp chí ngôn ngữ số 7, năm 2000, “Những vấn đề đặt ra đối với việc
xử lý từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt” của GS- TS Nguyễn Văn Khang, “Có
nên phiên âm tiếng nước ngoài ” của GS- TS Nguyễn Đức Dân....Tuy nhiên vấn
đề tên riêng, địa danh nước ngoài vẫn còn nhiều điều đáng bàn, chúng tôi sẽ
trình bày cụ thể ở phần sau.
1.2. Địa danh học và địa danh học bản đồ
“Xét về mặt mô hình hoá, bản đồ là một dạng mô hình đồ hoạ tốt nhất
thay thế cho lãnh thổ, giúp nghiên cứu nó như nghiên cứu trên chính thực địa”.
Dẫn theo [29, 132]
Chính vì bản chất thay thế như vậy mà bản đồ được coi là một loại văn
bản đặc biệt. Một công cụ pháp lý, công cụ tuyên ngôn. Trong ý nghĩa to lớn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
như thế của bản đồ thì địa danh là yếu tố nội dung của bất kỳ bản đồ nào.
Địa danh học bản đồ là một bộ phận của địa danh học, nghiên cứu, ứng
dụng địa danh vào công tác bản đồ với nhiệm vụ chính là nghiên cứu việc chọn
và ghi các địa danh trên bản đồ môt cách khoa học và đúng đắn nhất. Còn các
bản đồ sau đó lại trở thành nguồn tài liệu gốc đáng tin cậy cho các hoạt động
nghiên cứu và khai thác địa danh theo những mục đích riêng của người sử dụng

về lịch sử, ngôn ngữ, địa lý, tổ chức hành chính, lãnh thổ.
1.3. Mối quan hệ giữa địa danh và ngôn ngữ
Địa danh là đối tượng nghiên cứu của địa danh học, một bộ phận của khoa
ngôn ngữ học.
Địa danh là một bộ phận của từ vựng, có số lượng khá lớn, có nguồn gốc
và ý nghĩa riêng. Địa danh được cấu tạo bởi những đơn vị ngữ âm nên địa danh
là tư liệu nghiên cứu của ngữ âm học. Địa danh là những danh từ, danh ngữ...
tuân theo những phương thức cấu tạo từ, ngữ của một ngôn ngữ nên địa danh
cũng là tài liệu khảo cứu của ngữ pháp học. Địa danh còn là sản phẩm do người
bản địa tạo ra, gắn chặt với phương ngữ ở một địa phương nhất định nên địa
danh nằm trong tư liệu nghiên cứu của phương ngữ học. Địa danh ra đời trong
một thời đại nhất định nên nó cũng là tài liệu của nghành ngôn ngữ học lịch sử.
1.4. Các c¸ch phân loại địa danh
a. Theo Nguyễn Văn Âu, địa danh có thể được chia làm 8 loại [1]
- Địa danh sông ngòi
- Địa danh hồ đầm
- Địa danh đồi núi
- Địa danh hải đảo
- Địa danh làng, xã
- Địa danh huyện, quận
- Địa danh tỉnh, thành phố
- Địa danh quốc gia
b. Lê Trung Hoa chia địa danh thành 4 loại [13]
- Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Địa danh hành chính
- Địa danh vùng
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều
( cầu đường, công viên, sân vận động)
c.Theo chúng tôi, có thể chia địa danh thành hai loại như sau:

- Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên, gồm:
* Tên các châu lục : Châu Âu, Châu Á...
* Tên các địa hình núi: N. Alpes (Anphơ)
* Tên các địa hình sông, hồ: S. Danube (Đanuyp), S. Seine (Xen), H.
Great bear lake ( Hồ Gấu Lớn)
* Tên các địa hình biển, đảo: Black sea (B. Đen), QĐ. NIcobar...
- Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo
* Địa danh vùng
* Địa danh hành chính
* Địa danh chỉ các công trình xây dựng
2. Các nguồn tư liệu
Như đã nói ở phần mở đầu. Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tư
liệu: Báo, sách giáo khoa, bản đồ và Atlas. Trong đó, chúng tôi lÊy Atlas là cơ sở
để đối chiếu, so sánh các cách viết địa danh với nhau.
2.1. Báo chí
a. Báo Nhân Dân
Khảo sát và thống kê địa danh trên 415 số từ tháng 1 năm 1999 đến tháng
1 năm 2000 và 20 số tháng 11, tháng 12 năm 2004
Tổng số địa danh: 797 địa danh
b. Báo An ninh Thế giới
Khảo sát và thống kê địa danh trên 102 số, bao gồm: 7 số từ tháng 5 đến
tháng 7, năm 2000. 20 số từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2001. 30 số từ tháng 2
đến tháng 10, năm 2002. 40 số tháng 2 đến tháng 12 năm 2004. 5 số tháng 6,
năm 2005.
Tổng số địa danh: 441
Website: Email : Tel : 0918.775.368
c. Bỏo Tin Tc
Kho sỏt v thng kờ a danh trờn 50 s t thỏng 5 nm 2004 n thỏng
11 nm 2004.
Tng s a danh: 368

2.2. Sỏch giỏo khoa
Bao gm sỏch a lý v sỏch lch s (k c sỏch bi tp)
a. Đa lý lp 7
Nxb HSP, H Ni , 2004, 70 a danh
b. Lch s v bi tp lch s lp 8
Nxb HSP, H Ni , 2004, 136 a danh
c. Lch s lp 9
Nxb GD, H Ni, 2003, 153 a danh
d. a lý v lch s lp 11
Nxb GD, H Ni, 2003, 160 a danh
e. Lch s lp 12
Nxb GD, H Ni, 2003, 223 a danh
Tng s a danh m chỳng tụi thng kờ c õy s khụng trựng vi
tng s a danh ca sỏch giỏo khoa ct ph lc. Bi vỡ, ph lc chỳng tụi
khụng cú iu kin th hin c tỡnh hỡnh a danh c th tng loi sỏch
giỏo khoa, vỡ vy, nhng a danh cú cỏch vit nh nhau, vớ d: M , Anh... ch
c vit mt ln. Cỏc cỏch vit c th ca tng loi sỏch c chỳng tụi sp
xp trỡnh by chng 2
2.3. Bản đồ và Atlas
a. Bản đồ Quân sự
Tỷ lệ: 1/ 20.000.000, Nxb Đà Lạt, 1995, 430 địa danh
b. Bản đồ Dân sự
Tỷ lệ: 1/ 20.000.000, 2001, 356 địa danh
c. Atlas
Atlas by England, 1998 (tái bản), 376 địa danh
3. Vi nột v cỏc cỏch vit a danh nc ngoi
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.1. Các cách viết địa danh nước ngoài từ trước tới nay
a. Như trên đã nói, tên riêng nước ngoài nói chung và địa danh nước
ngoài nói riêng là một vấn đề được nhiều nghành khoa học quan tâm trong đó có

nghành Ngôn ngữ học. Tạp chí ngôn ngữ, năm 1979 đã giành cả hai số 3 và 4 về
“Chuẩn mực hoá chính tả và thuật ngữ khoa học”. Trong đó, có bàn rất nhiều
đến vấn đề tên riêng và địa danh nước ngoài.
Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận gay go giữa các chủ trương.
- Chủ trương viết nguyên dạng
Các tác giả: Cao Xuân Hạo, Lê văn Thới...
- Chủ Trương phiên âm
Như Mai, Ngô Quốc Quýnh, Nguyễn Kim Thản... Đại biểu Hoàng Xuân
Nhị, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn
- Chủ trương dùng hai hệ thống song song: nguyên dạng và phiên, thậm
chí bốn kiểu khác nhau, tuỳ theo loại văn bản: phiên- phiên có chú nguyên dạng-
nguyên dạng có chú cách đọc- nguyên dạng
Đại biểu: Hoàng Quy, Vũ Bá Hùng
- Chủ trương từ phiên âm tiến dần đến viết nguyên dạng, mỗi giai đoạn
tương ứng với một kiểu theo trình tự đã nêu trên.
Đại biểu: Hồ Hải Thuỵ
Hiện nay, vấn đề này viết địa danh nước ngoài vẫn chưa có sự thống nhất,
các ý kiến vẫn xoay xung quanh: Nguyên dạng, chuyển tự, phiên âm, dịch nghĩa.
3.2. Cụ thể về các cách viết địa danh
Như chúng ta đã biết, cách viết địa danh nước ngoài trên các văn bản của
nước ta từ trước đến nay đều không đồng nhất, tồn tại nhiều cách viết khác
nhau, phổ biến là các cách viết: Nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, dịch nghĩa.
Để có cơ sở khảo sát và đánh giá tình hình địa danh trên các văn bản tiếng Việt
hiện nay và tiến tới lựa chọn một giải pháp khoa học nhất cho việc viết địa danh
nước ngoài, chúng tôi xin trình bày cụ thể về các cách viết địa danh phổ biến
trên, đồng thời phân tích ưu, nhược điểm của từng cách viết.
3.2.1. Phiên âm (transcription)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo nghĩa nguyên của tiếng Latin “trancripto” có nghĩa là sao chép lại.
Cắt nghĩa ra thì phiên nghĩa là chuyển, âm là âm thanh. “phiên âm là nhằm chỉ

ra cách phát âm của một từ hoặc một âm nào đó bằng chữ hoặc những ký hiệu
riêng. Mục đích của phiên âm là phản ánh mặt âm thanh của ngôn ngữ”.
Hay nói cách khác: “phiên âm là cách ghi lại cách phát âm của ngoại ngữ
bằng hệ thống chữ cái của bản ngữ”
3.2.1.1. Phiên âm trực tiếp (phiên âm từ ngôn ngữ gốc)
Đây là phương pháp dựa vào cách đọc trong nguyên ngữ, dùng chữ viết
của ngôn ngữ nước mình để phản ánh lại âm trong nguyên ngữ. (phiên âm theo
ngôn ngữ gốc là phiên ngôn ngữ nước nào thì dựa vào cách đọc của ngôn ngữ
nước đó). [10, 73]
Ví dụ: MOKBA--> MAXCƠVA
Những người chủ trương phiên âm đã đưa ra những lập luận về ưu điểm
của phương pháp này như sau:
- Phiên âm có thể phản ánh gần đúng cách đọc trong nguyên ngữ. Do đó,
giúp cho người ta có thể nhận biết chính xác các tên riêng, đáp ứng cả cách đọc,
nói và viết.
- Cách phiên này có thể áp dụng với nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Nếu
như trước đây chúng ta mới biết chủ yếu các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga thì bây
giờ tình hình lại rất thuận lợi: hiện nay nước ta dặt quan hệ ngoại giao với nhiều
nước trên thế giới. Do đó, việc tìm hiểu ngôn ngữ của những nước này, tuy có
khó khăn nhưng không phải là điều không làm được.
- “Phương pháp phiên âm theo ngôn ngữ gốc dựa vào cách đọc để phiên
có thể áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ khác loại hình: Hán, Tạng, Pali, Aráp...
kể cả các dân tộc chỉ có tiếng nói mà chưa có chữ viết. Phương pháp phiên âm
này dựa vào hệ thống âm vị và các qui luật kết hợp âm vị của ngôn ngữ phiên
(tiếng Việt) nên người Việt có thể đọc được, viết được và nhớ được một cách dễ
dàng” [17, 71]
-“Phiên âm dễ dàng và đơn giản cho quảng đại quần chúng có thể viết và
đọc được. Do đó, việc giao tiếp ngôn ngữ tốt hơn, sự cảm nhận thông tin được
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nâng cao, giữ gìn được bản sắc tiếng Việt, các qui tắc tiếng Việt, đúng chính tả

tiếng Việt, các âm vị , âm tiết rạch ròi khi đọc, dễ in ấn và xử lý thông tin” [17]
- “Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi sử dụng ngôn ngữ là phải
thuận tiện cho người bản ngữ. Mà người bản ngữ thì không bao giờ phát âm
đúng với nguyên gốc được. Vậy để nguyên dạng làm gì đằng nào chẳng phải
phiên âm theo bản ngữ” [6]
Bên cạnh đó, phiên âm trực tiếp cũng có nhiều nhược điểm
- “Sự thiếu chính xác trên mặt chữ đối với nguyên ngữ, và ở một số
trường hợp là xa rời với nguyên dạng (tất nhiên không phải là tất cả ) ví dụ: A
cơn sô --> A can xô-->Arkansas....việc biết và đọc được các nguyên ngữ , sự
phát âm không nhất quán do trình độ và còn do sự giới hạn của hệ thống chữ cái
tiếng Việt dẫn tới có nhiều cách đọc” [2, 71]
- “ Một phiên âm dễ dẫn tới nhiều cách đọc khác nhau, rốt cuộc cách viết
tên riêng nước ta không thống nhất được với thế giới mà cũng không thống nhất
được với ngay trong nước mình. Trên chữ viết thì khác hẳn chính tả nhưng phát
âm thì muốn giống người ta nhưng thực chất cũng chẳng giống với ai” [30]
- Cách phiên âm này, theo chúng tôi là rất khó khăn vì trên thế giới có
hàng ngàn thứ tiếng, có những ngôn ngữ mà ta chưa hề biết tới nên không thể
phiên âm được chính xác. Tham vọng về sự hiều biết thông suốt các ngôn ngữ
xem ra là quá xa vời nếu không muốn nói là không thể thực hiện được.
Phiên âm trực tiếp (phiên âm từ ngôn ngữ gốc) có hai cách
* Phiên âm âm vị học
Phiên âm âm vị học đòi hỏi các biến thể của âm vị phải được chuyển
thành một ký hiệu duy nhất. Do đó, người viết cần phải biết rõ hệ thộng âm vị
của nguyên ngữ để phân tích và qui âm vị cho chính xác
* Phiên âm ngữ âm học
Phiên âm ngữ âm học thì phát âm thế nào ghi lại như thế
Phiên âm theo nguyên tắc âm vị học có lợi là đơn giản vì số lượng ký hiệu
được sử dụng ít nhưng lại có một khó khăn lớn vì nó đòi hỏi người phiên phải
nắm được các thành phần âm vị của ngôn ngữ gốc và qui âm vị cho chính xác.
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Vì những khó khăn như thế khi phiên âm âm vị hoc. Nên trong hai cách
phiên âm này người ta thường dùng phiên âm ngữ âm học. Khó khăn của
nguyên tắc này là ở chỗ mọi biến thể âm vị phải được chuyển thành một ký hiệu
riêng. Do đó, ký hiệu phiên âm phải nhiều hơn
3.2.1.2. Phiên âm gián tiếp (phiên âm qua ngôn ngữ trung gian)
Cách phiên này áp dụng phổ biến trên sách báo trong suốt một thời gian
dài. Chủ yếu là phiên qua tiếng Hán (đọc theo âm Hán Việt) kết quả là sự ra đời
của hàng loạt các địa danh trở nên quen thuộc với người Việt: Pháp, Anh, Đức,
Ý, Nhật, La Mã...
Những địa danh này so với cách phiên trực tiếp thì ngắn gọn, dễ đọc và dễ
nhớ. Mặt khác, chúng gần gũi với các tên riêng tiếng Việt nên dễ trở thành quen
thuộc với nhân dân. Đây là điều lý giải tại sao nhân dân ta hay dùng cách phiên
âm này.
Phiên âm qua Hán Việt có nhiều nhược điểm. Nhược điểm chủ yếu của
cách phiên này là tên phiên khác xa với tên gốc cả về cách đọc lẫn cách viết, nó
làm cho người đọc khó nhận ra tên gốc. Cách phiên này từ trước tới nay được áp
dụng nhiều là vì trước kia do ảnh hưởng của tiếng Hán đến nước ta rất nặng nề,
hơn nữa do chỗ người ta không biết ngôn ngữ gốc nên phải phiên âm qua ngôn
ngữ trung gian.
Ngày nay, rất nhiều ngôn ngữ đã được đổi lại theo cách phiên âm trực tiếp
từ ngôn ngữ gốc.
Ôxtrâylia thay cho Úc và Úc đại lợi
Italia thay cho Ý và Ý đại lợi....
Về vấn đề này, cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng không
nên thay đổi lại vì như thế sẽ gây trở ngại cho nhân dân. Họ nhấn mạnh tới tính
giản tiện và quen dùng.
“Đối với những tên đã thông dụng, không nên thay đổi lại vì hai lý do:
hoặc để tránh khỏi bắt dân mình phải mất thì giờ học lại những tên mới xa lạ,
hoặc để tránh luôn cho người nước ngoài phải học lại một lần nữa cách dân
mình phiên âm tên những từ thuộc nước họ” [19, 102]

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cựng vi quan im trờn Nguyn Vn Hnh cho rng: Rừ rng ta thy
khụng cú gỡ bt tin khi dựng cỏc tờn nc ngoi nh nc Anh, nc Phỏp,
nc Nga... th thỡ ti sao li c a t nc I- ta- li- a thay cho nc í ó quen
thuc vi mi ngi. [11, 95]
Suy cho cựng, da vo ngụn ng trung gian phiờn õm a danh l mt
vic lm khụng khoa hc, vỡ nh vy l i phiờn mt ngụn ng mi. Núi trung
gian l trung gian vi nhng tờn mỡnh nh phiờn, cũn khi i vo c th thỡ
ngi ta li i tin hnh cụng vic phiờn õm qua ngụn ng gc. Ngha l ngi
phiờn õm phi cú hiu bit v h thng õm v, cỏch phỏt õm, nhng qui lut ca
ngụn ng y.
Nh vy, dự phiờn õm trc tip hay giỏn tip thỡ cng cú nhng khú khn
khụng th dung ho c.
Theo GS. Hoàng Thị Châu trong khi trao đổi với chúng tôi: Phiên âm trực
tiếp và phiên âm gián tiếp về bản chất, chính là Việt hóa(quốc ngữ hóa
những địa danh đã đợc Latin hóa: tách các âm tiết, thêm gạch nối, thay đổi con
chữ, thêm dấu thanh) và Hán Việt hóa(để nguyên và viết tắt). Trong khóa luận
này, chúng tôi thống nhất cách gọi : phiên âm gián tiếp, phiên âm trực tiếp để
chỉ các địa danh đã đợc Việt hóa hay Hán Việt hóa theo những cách ở trên.
3.2.2. Chuyn t (transliteration)
Chuyn t (chuyn ch) l chuyn cỏch vit t mt h thng ch cỏi li
ny sang mt h thng ch cỏi li khỏc da vo s i chiu tng ng gia
nhng ch cỏi ca h thng ny vi nhng ch cỏi ca h thng khỏc. Hay núi
cỏch khỏc, l s i chiu tng ng gia nhng ký hiu khỏc nhau ca
nhng h thng õm v khỏc nhau, chng hn t mt h thng ch Xlav sang h
thng ch cỏi Latin, nh chuyn t ch Nga sang ch Vit:
MOSKBA --> MOSKVA
Chuyn ch khỏc vi phiờn õm, chuyn ch ch chỳ ý n dng ch,
khụng chỳ ý n cỏch c, cũn phiờn õm ch yu l phn ỏnh trung thnh õm
thanh ca ngụn ng. Trong thc t, khi chuyn ch cú th cú trng hp gia

hai ngụn ng khụng cú nhng ch cỏi tng ng, ngi ta phi tỡm nhng õm
Website: Email : Tel : 0918.775.368
gần gũi nhau để tìm cách đối chiếu cho phù hợp. Cho nên, giữa chuyển chữ và
phiên âm vẫn có liên hệ với nhau, tuy rằng chúng khác hẳn nhau”. [17, 77]
Chuyển tự có ưu điểm là: có khả năng loại trừ những quan hệ phức tạp
giữa các cách viết và cách đọc của hai ngôn ngữ, có thể gảm bớt khả năng một
tên có nhiều cách phiên.
Chuyển tự có những thuận lợi nhất định nhưng cũng có nhiều khó khăn:
- Giữa hai ngôn ngữ không phải bao giờ cũng có tương ứng về hệ thống
chũ cái, trong những trường hợp đó người ta phải căn cứ vào âm để tìm những
con chữ thích hợp, có âm gần gũi.
- Phương pháp chuyển tự áp dụng khó khăn đối với các ngôn ngữ khác
loại hình. Mặt khác, chuyển tự căn cứ vào chữ viết nhưng không phải tất cả các
ngôn ngữ trên thế giới đều có chữ viết bằng chũ cái.
- Đối với những ngôn ngữ được cấu tạo theo nguyên tắc ghi ý, tượng
hình, ví dụ : Trung Quốc... Phương pháp này không áp dụng được (hơn nữa
người Trung Quốc cũng phải chuyển chữ của họ ra Latin hoá).
- Tiếng Việt của chúng ta tuy cùng một bộ chữ cái Latin như một số nước
khác nhưng chữ viết của ta có nhiều dấu phụ (các dấu thanh và các dấu mũ ....)
Mặt khác, từ trong tiếng Việt tuy có những từ đa tiết nhưng không giống
với các từ trong các ngôn ngữ khác có những từ rất dài
Tâm lý nhân dân ta ưa ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ. Tên riêng nước ngoài
phải ngắn gọn thì mới đáp ứng được yêu cầu đó.
Qua những phân tích trên, chúng ta thấy rằng chuyển tự có những ưu
điểm nhất định, nhưng nếu áp dụng cho cách viết địa danh nước ngoài là chưa
thoả đáng. “Chuyển tự chỉ có thể dùng trong các chuyên san hẹp, trong các thư
mục nghiên cứu, các thư viện... để có thể tiện cho việc tra cứu. còn để phục vụ
cho nhu cầu của đông đảo quần chúng thì phương pháp này không thể coi là phổ
thông được” [10]
3.2.3. Dịch nghĩa

Dịch nghĩa là cách dùng các yếu tố bản ngữ để dịch các từ ngữ nước
ngoài. Đối với các tên riêng, địa danh nước ngoài, cách này được áp khi những
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tên riêng, địa danh nước ngoài có nghĩa hoặc có một bộ phận có nghĩa. Ví dụ:
B. Đen, B. Đỏ, Nam Phi, Trung Phi, Đông Timo....
Tuy nhiên, trên thực tế các địa danh nước ngoài có nghĩa chiếm một số
lượng rất ít ỏi. Vì vậy, cách viết này không thể đáp ứng được cho đông đảo các
trường hợp.
3.2.4. Nguyên dạng
Viết nguyên dạng tên riêng, địa danh nước ngoài là xu thế phổ biến hiện
nay. Cách viết này được đông đảo các nhà ngôn ngữ đề nghị dựa trên những cơ
sở sau:
- Giữ nguyên dạng để giao lưu với các nước trên thế giới. “Chúng ta
không bao giờ bỏ tiếng Việt, hơn nữa, chúng ta trân trọng nó, bảo vệ nó, giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt không có nghĩa là chỉ biết bo bo giữ cho nó bao giờ
cũng chỉ là nó, đóng cửa lại, không cho bất cứ những gì gọi là ngoại lai xâm
nhập, bất chấp những yêu cầu phát triển của nó do sự tiếp xúc rộng rãi đối với
những ngôn ngữ khác, bất chấp cả những yêu cầu không riêng đối với nó mà đối
với nhiều ngôn ngữ chung ở thời đại ngày nay”.[22, 9]
- Nguyên dạng là thể hiện sự sẵn sàng tiếp thu những yếu tố cần thiết
trong các ngôn ngữ khác một cách chủ động và có bản lĩnh của tiếng Việt.
- “Viết nguyên dạng có những điều lợi ích không thể phủ nhận đối vơi
tiếng Việt: sự chính xác và khoa học, không sai lạc thông tin, tiện lợi trong giao
lưu quốc tế”.[2, 71 ]
- Viết đúng nguyên dạng tiện cho việc tra cứu và nhận biết chính xác tên
riêng, địa danh nước ngoài.
- Viết đúng tên địa danh còn biểu lộ sự tôn trọng
- Viết nguyên dạng không những thống nhất với quốc tế mà còn thống
nhất với trong nước, phiêm âm thì khó tránh khỏi mỗi người phiên âm một cách
khác nhau.

Tuy nhiên, cũng có một số người băn khoăn sợ theo nguyên dạng thì quần
chúng sẽ không đọc được do chưa biết ngoại ngữ, mà không đọc được thì cũng
rất khó nhớ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sở dĩ có các khó khăn “khó đọc, khó nhớ” là do bản thân tên riêng nước
ngoài nó như vậy. Nhưng người ta vẫn tôn trọng cái dạng trong ngôn ngữ của
những tên riêng, địa danh ấy, không tuỳ tiện sửa đổi, bởi vì người ta đã có kinh
nghiệm rằng: đây là khó khăn không thể tránh được, lẩn tránh nó bằng những
cách viết khác thì sẽ đẻ ra những khó khăn lớn hơn nhiều.
Lại có ý kiến cho rằng: chấp nhận giải pháp nguyên dạng đối với tên
riêng, địa danh nước ngoài sẽ tạo lên một bức tranh lổn nhổn tiếng nước ngoài.
Nhưng nếu không chấp nhận nguyên dạng mà theo phiên âm thì tình hình còn có
vẻ hỗn loạn hơn khi cùng một tên mà mà có tới quá nhiều cách viết khác nhau.
Thậm chí, khi chúng ta bắt gặp các cách viết ấy thì thấy rất băn khoăn vì không
biết đó là một hay nhiều địa danh.
Tóm lại, theo chúng tôi cách viết địa danh nước ngoài theo nguyên dạng
là giải pháp khoa học nhất và cần được thực hiện theo từng trình tự nhất định tuỳ
theo từng đối tượng cụ thể. Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày ở chương 3 giải
pháp và kiến nghị
4. Cơ sở ngôn ngữ của việc viết tên riêng và địa danh nước ngoài
- Ngôn ngữ có hai hình thức: nói và viết. Nói bao giờ cũng là chủ
yếu , song từ khi có chữ viết, dần dà chữ viết không chỉ làm chức năng đại
diện cho vỏ âm thanh mà còn tiến xa hơn: làm ký hiệu trực tiếp. Ban đầu, chữ
viết phải qua kênh mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe rồi mới đến óc tiếp nhận. Trình
độ văn hoá của con người ngày càng nâng cao, ký hiệu sử dụng ngày càng nhiều
thì con đường đi từ ký hiệu vào óc càng ngắn đi. Ngày nay, thường là: ký hiệu -
mắt nhìn - óc nhận. Đơn vị ngôn ngữ nói chung là các ký hiệu đặc biệt.
- Địa danh nước ngoài tồn tại với tư cách là một bộ phận của tên riêng
nước ngoài. “Tên riêng, tuy là những đơn vị ngôn ngữ nhưng do chúng là những
ký hiệu đơn giản 1- 1 nên chúng lại có những tính chất của những ký hiệu

thường không khác gì những dấu +, - , x, : hoặc là những hình vẽ, phù hiệu
khác. Vì vậy, tên riêng là một bộ phận đặc biệt của từ vựng ngôn ngữ.” [28, 56]
- Vấn đề đặt ra là: cái được tôn trọng ở tên riêng là chữ hay âm? Đúng là
ngôn ngữ, trước hết là ngôn ngữ nói và chữ viết là để ghi lại ngôn ngữ nói. Đối
Website: Email : Tel : 0918.775.368
với những ngôn ngữ có chữ viết ghi âm, thì quan hệ giữa âm và chữ là ngữ âm
quyết định chính tả.
Nói chung là như vậy, nhưng nói chung không có nghĩa là bao giờ cũng
phải như vậy. Quan hệ giữa âm và chữ là một quan hệ biện chứng, và có những
trường hợp ngôn ngữ ở dạng viết lại quan trọng hơn ngôn ngữ ở dạng nói, và
chính tả quyết định trở lại ngữ âm.
“ Chữ viết ra đời là để khắc phục những hạn chế của ngôn ngữ nói. Ngôn
ngữ viết đáp ứng nhu cầu giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động văn
hoá, kinh tế, xã hội, chính trị...của con người, cả khi con người ở cách xa nhau,
hoặc không sống cùng một thời đại với nhau. Chức năng đó đòi hỏi ngông ngữ
viết, khác với ngôn ngữ nói phải có tính thống nhất và tính ổn định rất cao. Phát
âm có thể thay đổi và nhiều khi thay đổi khá nhiều, giữa địa phương này với địa
phương khác, giữa thế hệ này với thế hệ khác, nhưng chính tả thì phải thống
nhất.
Chúng ta phát âm khác nhau: “chần quốc tuấn”, “trầng quốc tuứng”,
“trần quức tứng”... nhưng khi viết thì mọi người đều chỉ có thể viết “ Trần
Quốc Tuấn”. Đó là chuẩn chính tả, chuẩn chính tả này tác động trở lại ngữ âm
tạo ra một cách phát âm không tồn tại một cách tự nhiên trong tiếng Việt: “trần
quốc tuấn”, cách phát âm này được công nhận là chuẩn.
Chuẩn chính tả là cơ sở để xác định chuẩn phát âm, thí dụ trên đây cho
thấy rằng đối với tên riêng trong nội bộ ngôn ngữ như “trần quốc tuấn”, chính tả
vẫn quan trọng hơn phát âm, nó là nhân tố chính đảm bảo tính đồng nhất của tên
riêng. Đối với tên riêng, địa danh nước ngoài lại càng như vậy. Người Mĩ viết
LOS ANGELES và nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng viết LOS
ANGELES thống nhất với người Mĩ. Nhưng tên cái thành phố Mỹ này ngay

trong bản thân người Mĩ đã có tới ít nhất bốn cách phát âm khác nhau. (các từ
điển Mĩ thường chú ba hoặc bốn cách phát âm, mà không ghi chú cách phát âm
nào là chuẩn, tạm phiên là “loxanjơlax”, “loxanjơlet”, “lôxangơlơx”,
“loxanggơliz” và không ai tính được thực tế trên thế giới còn bao nhiêu cách
phát âm khác nữa (một số từ điển Anh, Pháp chú âm: “loxanjiliz”,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
“loxanghiliz”.... phát âm có thể khác nhau, thậm chí khác nhau khá nhiều nhưng
chính tả chỉ là một”.[22, 13- 14]
Như thế, có nghĩa là khi chúng ta làm việc với địa danh nước ngoài cần
chú ý đến chữ viết sau đó mới đến phát âm.
CHƯƠNG II
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TÌNH HÌNH VIẾT ĐỊA DANH NƯỚC NGOÀI TRÊN MỘT SỐ VĂN BẢN
TIẾNG VIỆT HIỆN NAY
1. Báo chí
Báo chí là một hình thái ý thức xã hội , lấy hiện thực khách quan làm đối
tượng phản ánh. Thông tin trong báo chí luôn mang tính thời sự. Vì vậy, trong
từng thời điểm cụ thể ta có thể bắt gặp sự xuất hiện liên tục và đều đặn của một
số địa danh trên tất cả các báo. Đây cũng chính là điểm đặc biệt để chúng ta dễ
dàng nhận ra tình trạng xử lý địa danh không nhất quán trên các báo.
Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân
dân. Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của các tổ chức chính trị
xã hội, vừa là diễn đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Báo chí thông
tin, tham gia phát hiện và giải thích những vấn đề nóng hổi của xã hội, làm như
vậy là báo chí thực hiện chức năng tuyên truyền cổ động và tổ chức tập thể của
mình.
Chúng ta nhận thức được vai trò như thế của báo chí trong đời sống, đồng
thời cũng nhằm xác định nhiệm vụ của báo chí trong công cuộc định hướng xã
hội, chuẩn hoá ngôn ngữ trong đó có chuẩn hoá địa danh nước ngoài.
Đây chính là nhiệm vụ to lớn đặt ra cho báo chí nước ta vì tình hình địa

danh nước ngoài trên các báo hiện nay là rất không thống nhất.
1.1. Báo Nhân Dân
Báo Nhân Dân sử dụng các cách viết địa dnah:
1.1.1. Phiên âm trực tiếp
- Phiên âm và viết rời có gạch nối
... “cảnh sát I- rắc cho biết, ngày 5. 1 tại A- mi- ri- y- a gần sân bay Bát –
đa, một xe bom nổ nhằm đoàn xe quân sự Mỹ...”
(ND, ngày 04. 01. 2005, tr8)
.... “ở Tan A- pha, phía bắc thành phố Mô- xun, quê hương của tổng
thống lâm thời G. D. y. a. na bị tiến công rốc- két...”
(ND, ngày 06. 01. 2005, tr8)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
.... “lượt đi trận bán kết thứ hai giữa đội chủ nhà Mi- an- ma và đội Xin-
ga- po được tổ chức ở sân bay Chi- rát (Ma- lai- xi- a) .....”
( ND, ngày 30. 12. 2004, tr8)
“Thủ tướng I- xra- en tiếp tục thúc đẩy thực hiện kế hoạch rút quân khỏi
dải Ga- da....”
(ND, ngày 29. 12. 2004, tr8)
Việc sử dụng dấu nối (-) để viết tên riêng, địa danh rất phổ biến vào
những thập kỷ trước không chỉ đối với từ ngữ nước ngoài mà còn cả đối với
nhân danh và địa danh Việt Nam. Hiện nay, số lượng văn bản sử dụng cách viết
này không còn nhiều.
“Dấu nối là ký hiệu chính tả, thường dùng để nối các thành tố trong từ đa
tiết hoặc trong tổ hợp từ”. [32, 60]
Việc sử dụng dấu nối để ghi địa danh có ưu điểm là giúp người đọc nhận
diện các từ đa tiết dễ dàng hơn, do đó, sẽ đọc đúng, hiểu mau, tránh được sự ngộ
nhận. Dấu nối giúp người đọc đỡ phải vận dụng trí óc quá căng thẳng, tiết kiệm
được tư duy.
Bên cạnh đó, sử dụng dấu nối cũng dẫn đến nhiều phiền phức: không tiết
kiêm trong khi viết và in ấn, thiếu nhất quán và thiếu nhất trí. Ví dụ:

Dim- ba- bu- ê
Dim- ba- buê
Sở dĩ có cách viết này là vì địa danh nước ngoài khi phiên đều có số
lượng âm tiết rất lớn 3- 4 âm tiết. Số lượng âm tiết hơi lớn so với thông thường
như thế làm cho người Việt cảm thấy khó khăn khi ban đầu tiếp xúc với địa danh
nước ngoài, để dễ dàng hơn họ lựa chọ giải pháp viết rời có gạch nối
- Viết hoa các chữ cái đầu âm tiết
Ví dụ: A- déc- bai- gian
Ai- đa- hô
Ban- khát
Bai- rơn...
Việc xây dựng qui tắc viết hoa đã được nhiều người lưu tâm, bàn luận từ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lâu.
Theo Nguyễn Văn Thạc: “Chữ hoa biều thị sự bắt đầu của một câu, có tác
dụng phân đoạn về mặt cú pháp. Về mặt này nó thường được kết hợp với các
dấu biểu thị sự kết thúc của câu như dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu than, dấu
chấm lửng.[25, 45]
Khi chữ hoa được dùng để viết những đơn vị không phải tên riêng, danh
từ riêng thì nó có tác dụng biểu thị sự tôn kính, trân trọng như Chủ tịch nước
CHXHCNVN, Tổng bí thư BCHTWĐ
Chữ hoa còn chủ yếu được dùng vào việc phân đoạn các đơn vị từ vựng,
các tiếng hoặc các từ, các cụm từ được gọi là tên riêng. Các đơn vị tên riêng ấy
cũng rất đa dạng, phức tạp về danh giới, nguồn gốc, cấu tạo, hoạt động chức
năng, tạo nên bức tranh nhiều màu, nhiều vẻ về mặt từ vựng học của vấn đề.
Cũng có thể nói đến mặt tác dụng thẩm mỹ của chữ hoa như một hình
thức mỹ thuật của văn tự, thường được dùng vào việc trang trí, trình bày. Nhưng
đó là mặt tác dụng không thuộc về ngôn ngữ học”… [25, 45- 46]
“Tên địa lý, (địa danh) do mỗi yếu tố cấu tạo của nó không có ý nghĩa
định danh biệt lập. Cho nên cách viết hoa địa danh cũng phải dựa trên qui tắc

viết hoa tên người, viết hoa ký hiệu định danh, nghĩa là viết hoa chữ cái đầu
không có gạch nối”. [25]
*Đối với địa danh hai thành phần thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi thành
phần
.... “thiệt hại to lớn về người và tài sản gây ra bởi trận động đất và sóng
thần ngày 26. 12 vừa qua tại nhiều nước Châu Á đặc biệt là ở Xri Lan- ca, In-
đô- nê- xi- a.....”.
(ND, ngày 28. 12. 2004, tr8)
“Hai vụ đánh bom nhằm vào doanh trại của lực lượng đặc nhiệm và bộ
nội vụ Arập Xêut tại thủ đô Ri- át....”
(ND, ngày 31. 12. 2004, tr8)
... “ngày 14. 2 hàng trăm người I- xra- en đã biểu tình tại Giê- ru- xa- lem,
Ga- li- lê, Ten A- víp và khu định cư Gu- sơ Ca- típ....”
Website: Email : Tel : 0918.775.368
(ND, ngày 16. 02. 2005,tr8)
“Sáng sớm 14. 3, một trận động đất 6,4 độ rích- te xảy ra ở miền trung
Niu Di- lân...”
So sánh với cách viết địa danh Việt Nam ta sẽ thấy có sự đối lập: Địa
danh Việt Nam nếu có bao nhiêu âm tiết thì cũng viết hoa tất cả các chữ đầu âm
tiết, còn tên các địa danh nước ngoài được phiên âm dù có bao nhiêu âm tiết thì
cũng chỉ viết hoa mỗi chữ đầu của mỗi thành phần.
Địa danh Việt Nam Cửa Tùng, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột
Địa danh nước ngoài Niu Đêli, Ban- đa Xê- ri- bê- ga- oan
- Các âm tiết có phụ âm tắc p, t, k ở cuối (còn gọi là âm tiết khép) theo tập
quán trong tiếng Việt vốn có dấu sắc nên trong phiên âm ở đây cũng có dấu sắc.
.... “ cuộc đàm phán cấp bí thư đối ngoại giữa Ấn Độ và Pa- ki- xtan dự
kiến diễn ra tại thủ đô I- xla- ma- bát...”
(ND, ngày 28. 11. 2004, tr8)
..... “I- rắc xem xét khả năng hoãn bầu cử do tình hình bất ổn...”
(ND, ngày 26. 12. 2004, tr8)

.... “hội nghị và triển lãm nhân “tuần lễ xanh” 2005 diễn ra từ ngày 31. 5
đến 3. 6 tại Brúc- xen....”
(ND, ngày 04. 02. 2005, tr8)
... “ngày 6. 2 nhóm tìm kiếm hỗn hợp gồm cảnh sát Áp- ga- ni- xtan và
lực lượng An ninh quốc tế (ISF) tại Áp- ga- ni- xtan đã tìm thấy xác chiếc máy
bay Bô- inh 3747...”
(ND, ngày 07. 02. 2005, tr8)
... “đã có ba nước thành viên EU phê chuẩn bản hiến pháp trên thông qua
con đường quốc hội là Hung – ga- ri , Lít- va và Xlô- vê- ni- a...”
(ND, ngày 22. 02. 2005, tr8)
“Vê- nê- xu- ê- la và Cô- lôm –bi- a thông báo sẽ nối lại tất cả các dự án
hợp tác kinh tế và thương mại song phương bị gián đoạn từ cuộc khủng hoảng
ngoại giao hồi tháng 1 do Cô- lôm – bi- a bắt giữ một thủ lĩnh quân nổi dậy
nước này tại thủ đô Ca- ra- cát”
Website: Email : Tel : 0918.775.368
(ND, ngày 22. 02. 2005, tr8)
“Tại thủ đô Ma- pu- tô (Mô- dăm- bích), tổng thống đắc cử nước này
tuyên thệ nhậm chức....”
(ND, ngày 04. 02. 2005, tr8)
1.1.2. Phiên âm gián tiếp
Chủ yếu phiên theo tiếng Hán và cách đọc Hán Việt
“Ngày 17. 2 tại Hà Nội, ngài Ha- tô- ri, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và
GS Nguyễn Trọng Nhân, chủ tịch hội Nhãn Khoa Việt Nam cùng ký kết “Dự án
nâng cao kỹ thuật điều trị nhãn khoa của Việt Nam...”
(ND, ngày 19. 02. 2005, tr8)
“Khai mạc hội nghị cấp cao cộng đồng các nước có sử dụng tiếng
Pháp...”
(ND, ngày 27. 11. 2004, tr8)
“CHDCND Triều Tiên đình chỉ tham gia đàm phán sáu bên”
(ND, ngày 11.02.2005, tr8)

“ Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và EU lại bùng nổ sau khi văn phòng
đại diện thượng mại Mỹ thông báo sẽ ban hành thuế trừng phạt”
(ND, ngày 30. 12. 2005, tr8)
.... “Đại sứ quán Anh ở Y- ê- men vẫn tiếp tục đóng cửa vì lo ngại an ninh
không đảm bảo và không rõ khi nào sẽ mở cửa trở lại.”
(ND, ngày 09. 01. 2005, tr8)
“Trung Quốc chào đón công dân thứ 1,3 tỷ tại Bắc Kinh. Dự kiến số dân
nước này sẽ là 1,46 tỉ người vào năm 2030”
(ND, ngày 30. 01. 2005, tr8)
... “trường Cô- xít thuộc Bruy- giơ, một địa danh nổi tiếng tại Pla- măng
của vương quốc Bỉ, đã tổ chức đêm ẩm thực Việt Nam...”
(ND. ngày 29. 01. 2005, tr8)
1.1.3. Dịch nghĩa
Cách viết này chiếm số lượng rất ít
Ví dụ: B. Đen, B. Đỏ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.4. Chuyển tự
Áp dụng cho những ngôn ngữ mà chữ viết không theo dạng Latin, xuất
phát từ các bộ chữ Hán (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên...), Krilich (Nga,
Bungari....), Pali Sanscrit (Ấ Độ, Mianma, Thái Lan...)
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng Atlas của Anh làm cơ sở để đối chiếu.
Như vậy, để có thể nhận dạng được địa danh chuyển tự là rất khó vì bản thân
Atlas đã thực hiện một bước chuyển tự cho các ngôn ngữ không phải chữ viết
Latin sang cách viết của Anh, một trong những ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ
viết Latin.
Vì vậy, để có thể xem xét các cụ thể các trường hợp chuyển tự, chúng tôi
sẽ căn cứ vào vị trí của các địa danh tương ứng với các hệ ngôn ngữ nhất định.
Vấn đề chuyển tự xin phép được trình bày cặn kẽ hơn vào một dịp khác.
Như vậy, địa danh nước ngoài trên báo Nhân Dân chủ yếu được xử lý
theo cách phiên âm trực tiếp và viết rời có gạch nối. Bên cạnh đó còn có các

cách: Dịch nghĩa, phiên âm gián tiếp qua Hán Việt.
Tình hình cụ thể như sau:
BẢNG 1
STT Các cách viết
Tần số xuất
hiện (lần)
Tổng số địa
danh
Tû lệ
(%)
1
Phiên âm trực tiếp và
viết rời có gạch nối
742 797 93,2
2 Phiên âm gián tiếp 52 797 6,3
3 Dịch nghĩa 4 797 0,5
1.2. Báo An ninh thế giới
1.2.1. Sử dụng cách viết nguyên dạng địa danh
“ANDERSON HOUSE hay ngôi nhà mèo, cách Meniapolis về phía đông
nam 75 dặm, bên bờ sông Mississippi được xây dựng vào năm 1856”
(Antg, số 264, ngày 24. 01. 2002, tr32)
“Cứ mỗi học kỳ, 56 sinh viên đang theo học khoa quản trị kinh doanh của

×