Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá tác động của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tới đời sống của người dân tại xã vĩnh thịnh huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.36 KB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận, tơi đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành khố luận, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới cơ Trịnh Hải Vân đã tận tình hƣớng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Quản lý đất
đai và Phát triển nông thôn, Bộ môn Quản lý đất đai, Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành khố luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại xã Vĩnh
Thịnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi
hồn thành luận án.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Huyền

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi


TĨM TẮT KHĨA LUẬN .............................................................................. vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 4
2.1.2. Mục tiêu, nội dung của chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM .......... 4
2.1.4. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM ............ 7
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................. 8
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trên thế giới ............................... 8
2.2.2. Tình hình xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam................................... 10
2.3. NHẬN XÉT RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .......... 12
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 14
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................................... 14
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 14
3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 14
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 14
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 14
3.5.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp .............................................. 14
3.5.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thực tế .................................................... 16
ii


3.5.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu .......................................... 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 19
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ VĨNH THỊNH .. 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 19
4.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ................................................................. 20

4.2.2. Kết quả thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2016
tại Xã Vĩnh Thịnh............................................................................................ 26
4.2.3. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại xã
Vĩnh Thịnh ...................................................................................................... 31
4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM
TỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH THỊNH ...................... 33
4.3.1. Tác động của việc thực hiện xây dựng NTM tới đời sống kinh tế của
ngƣời dân tại xã Vĩnh Thịnh ........................................................................... 33
4.3.3. Tác động của việc thực hiện xây dựng NTM tới đời sống môi trƣờng
của ngƣời dân tại xã Vĩnh Thịnh..................................................................... 42
4.4. GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC DUY TRÌ, PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA
VIỆC THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐỒNG THỜI NÂNG
CAO ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH THỊNH........................ 43
4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................... 43
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 47
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt

Từ viết tắt
BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn


GPMB

Giải phóng mặt bằng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

NHNN&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

NQTW

Nghị quyết trung ƣơng

PCTT&TKCN

Phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

TTATXH


Trật tự an toàn xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 ................................................... 20
Bảng 4.2. Diện tích và năng suất của một số cây trồng chính ........................ 22
tại xã Vĩnh Thịnh năm 2017............................................................................ 22
Bảng 4.3.Thống kê tình hình chăn ni tại xã Vĩnh Thịnh năm 2017............ 23
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của xã
Vĩnh Thịnh giai đoạn 2011 – 2016 ................................................................. 25
Bảng 4.5. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM xã Vĩnh Thịnh ........ 32
Bảng 4.6. Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc
thực hiện xây dựng NTM tới đời sống của ngƣời dân tại xã Vĩnh Thịnh .......... 44

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu lao động của xã Vĩnh Thịnh năm 2011............................... 34
Hình 4.2. Cơ cấu lao động của xã Vĩnh Thịnh năm 2017............................... 34
Hình 4.3. Các nguồn thu nhập của hộ gia đình trƣớc và sau NTM ................ 35
Hình 4.4. Tình hình nhà ở của các hộ gia đình trƣớc và sau NTM ................ 36
Hình 4.5. Tỷ lệ hộ nghèo của xã Vĩnh Thịnh năm 2010................................. 37
Hình 4.6. Tỷ lệ hộ nghèo của xã Vĩnh Thịnh năm 2017................................. 37

Hình 4.7. Chất lƣợng lao động trƣớc NTM .................................................... 38
Hình 4.8. Chất lƣợng lao động sau NTM....................................................... 38
Hình 4.9. Việc tham gia BHYT của ngƣời dân trƣớc và sau NTM ................ 39
Hình 4.10. Việc sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân trƣớc và sau
NTM ................................................................................................................ 42

vi


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN TẠI
XÃ VĨNH THỊNH, HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá đƣợc kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011 – 2016 tại địa phƣơng.
- Đánh giá đƣợc tác động của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tới
đời sống của ngƣời dân tại địa phƣơng.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm duy trì, phát huy hiệu quả của việc
thực hiện xây dựng nông thôn mới đồng thời nâng cao đời sống cho ngƣời
dân tại địa phƣơng.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng.
- Đánh giá kết quả thực hiện việc xây dựng nông thôn mới tại địa
phƣơng.
- Phân tích tác động của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đến đời
sống của ngƣời dân tại địa phƣơng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì, phát huy hiệu quả của việc thực
hiện xây dựng nông thôn mới đồng thời nâng cao đời sống cho ngƣời dân tại
địa phƣơng.

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu.
- Phân tích kinh tế hộ gia đình.
- Thảo luận nhóm.
- Phân tích SWOT.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

vii


Đề tài đã thực hiện điều tra nghiên cứu 30 hộ gia đình và sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau để làm nổi bật tác động của việc thực
hiện xây dựng NTM để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao đời sống của ngƣời
dân tại xã Vĩnh Thịnh. Kết quả cụ thể nhƣ sau:
- Về kinh tế: Đa số ngƣời dân đều tham gia hoạt động sản xuất nơng
nghiệp, đặc biệt là chăn ni bị sữa. Sau q trình xây dựng NTM, có sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành khác nhƣ cơng
nghiệp, dịch vụ …nhƣng chỉ với số lƣợng rất ít. Minh chứng cho điều đó là
năm 2010, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 15 triệu đồng/ ngƣời/năm. Đến
năm 2017, đời sống kinh tế của ngƣời dân đƣợc cải thiện và nâng cao, đặc
biệt thu nhập đã tăng lên là 45 triệu đồng/ngƣời/năm.
- Về văn hóa: Q trình xây dựng NTM đã đƣa tới sự thay đổi lớn trong
kinh tế của ngƣời dân tại xã Vĩnh Thịnh. Mức sống tốt hơn tạo điều kiện cho
đời sống tinh thần của ngƣời dân thêm phần phong phú. Xã Vĩnh Thịnh đã
xây dựng các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao ở các thôn và xã. Đồng thời
thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí giúp
cho ngƣời dân bồi dƣỡng năng khiếu nghệ thuật, thể thao, từng bƣớc nâng cao
dân trí, nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa cho nhân dân.
- Về xã hội: Hầu hết các cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh đều

đƣợc xây dựng khá hoàn chỉnh và đồng bộ. Các vấn đề về an ninh trật tự xã
hội luôn ổn định. Công tác giáo dục tuyên truyền về pháp luật luôn đƣợc đề
cao và đƣợc nhân dân ủng hộ nhiệt tình.
- Về mơi trƣờng: Ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân càng ngày
càng đƣợc nâng cao. Hàng tháng, các thôn trên địa bàn xã luôn tổ chức dọn vệ
sinh thu gom rác thải ra bãi tập kết. Hệ thống cây xanh đƣợc mọc lên giúp cho
môi trƣờng trong sạch, khơng khí trong lành, sức khỏe ngƣời dân đƣợc cải
thiện.

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nƣớc đông dân,với 69% lao động sống bằng nông
nghiệp ở vùng nông thôn. Nông thôn chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp
phát triển của đất nƣớc. Thực trạng nơng thơn hiện nay cịn nhiều vấn đề bất
cập so sánh với thành thị về trình độ văn hóa đời sống vật chất tinh thần và
khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật của ngƣời dân nông thôn còn thấp hơn,
cơ sở hạ tầng thiếu thốn kém hơn cả về chất lƣợng và số lƣợng. Tuy nhiên
nông thôn có tiềm năng đất đai, tài ngun khống sản phong phú và nguồn
nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Trƣớc yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải có nhiều chính
sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết tồn diện các vấn đề kinh tế, văn
hóa, xã hội của nông thôn. Để đáp ứng yêu cầu này, Thủ tƣớng Chính phủ đã
ra quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010-2020. Mục tiêu chung đó là xây dựng
nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy

hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi
trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất
và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao; theo định hƣớng xã hội
chủ nghĩa.
Nông thôn mới là một chƣơng trình tổng thể, góp phần làm thay đổi tƣ
duy ngƣời dân. Có thể nói phong trào xây dựng NTM thời gian qua thực sự là
một phong trào cách mạng sâu rộng, huy động đƣợc sự tham gia của toàn dân.
Cho đến nay tất cả các địa phƣơng trên cả nƣớc đều thực hiện NTM và các
tiêu chí cơ bản đã hồn thành. Điều này tạo ra bƣớc phát triển rõ rệt làm thay
đổi bộ mặt nông thôn văn minh hơn, đổi mới hơn.
Vĩnh Phúc cũng đã và đang triển khai chƣơng trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nơng thơn mới và đã có những kết quả nhất định. Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Phúc đã đem lại cuộc sống
mới cho ngƣời dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân, kinh
tế chuyển dịch theo hƣớng tốt hơn……Sau 6 năm (2011-2016) triển khai đến
1


nay Vĩnh Phúc đã có 2 huyện và 74 xã đƣợc cơng nhận đạt chuẩn NTM.
Chƣơng trình đã góp phần đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của Tỉnh. Cụ thể, 100% số xã đã đƣợc
quy hoạch; 61,8% đƣờng giao thơng nội đồng đƣợc cứng hóa; hàng trăm
phòng học ở các xã đƣợc xây mới, cải tạo, nâng số trƣờng học đạt chuẩn quốc
gia lên 348/390 trƣờng. Đặc biệt, đời sống của bà con khu vực nông thơn,
miền núi ngày một cải thiện với hàng trăm nghìn lao động có việc làm mới,
các hộ nghèo, cận nghèo đƣợc hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất.
Vĩnh Thịnh là một xã nằm ở huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc, ngƣời
dân đều sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Là một xã điểm về xây dựng
NTM của huyện Vĩnh Tƣờng, chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới đã và
đang tiếp tục đƣợc thực hiện trên địa bàn xã. Nhờ có sự chỉ đạo, giúp đỡ tạo

điều kiện của tỉnh, huyện, sự đồng thuận, quyết tâm vƣợt khó của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân, về cơ bản đến nay xã Vĩnh Thịnh đã hồn thành
tiêu chí xây dựng NTM. Tuy nhiên để tiếp tục tạo ra các tiền đề mới cho xã
Vĩnh Thịnh cần thiết phải có những đánh giá xác thực về các kết quả đã đạt
đƣợc và những tác động của việc xây dựng NTM tới đời sống ngƣời dân trong
xã. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác
động của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tới đời sống của người
dân tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh tường, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của việc thực hiện xây dựng nơng thơn mới từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm duy trì, phát huy hiệu quả của việc thực hiện xây
dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao đời sống cho ngƣời dân tại xã Vĩnh
Thịnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011 – 2016 tại địa phƣơng.
- Đánh giá đƣợc tác động của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tới
đời sống của ngƣời dân tại địa phƣơng.

2


- Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm duy trì, phát huy hiệu quả của việc
thực hiện xây dựng nông thôn mới đồng thời nâng cao đời sống cho ngƣời
dân tại địa phƣơng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ 2011 – 2016.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về nơng thơn
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về nơng thơn của các nhà nghiên cứu và
chƣa có một khái niệm nào đƣợc cho là chuẩn xác cả. Có thể thấy rằng khái
niệm nơng thơn chỉ mang tính tƣơng đối, nó phụ thuộc vào thời gian và sự
phát triển kinh tế xã hội.
Căn cứ theo Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm
2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hƣớng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí Quốc gia về Nơng thơn mới. Cụ thể: “Nông thôn là phần lãnh thổ
không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi
cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”.
2.1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới
Căn cứ theo Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
- Nông thôn mới là khu vực nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội từng bƣớc hiện đại, kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc, mơi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh trật tự đƣợc giữ vững,
đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao theo
định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Mơ hình nơng thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành
một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho
nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn đƣợc xây dựng so với

mơ hình nơng thơn cũ ở tính tân tiến về mọi mặt.
2.1.2. Mục tiêu, nội dung của chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM
Căn cứ theo Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
4


NTM giai đoạn 2016 - 2020 đã quy định về mục tiêu của chƣơng trình xây
dựng NTM nhƣ sau:
2.1.2.1. Mục tiêu của chương trình MTQG về xây dựng NTM
- Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
ngƣời dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nơng thơn dân
chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trƣờng sinh thái
đƣợc bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự đƣợc giữ vững.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về kinh tế: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ
lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong
Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp
tác xã thông qua tăng cƣờng năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh
doanh cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn
tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm
thƣờng xuyên, có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.
Đạt u cầu tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc gia về nơng
thơn mới. Đến năm 2020, có 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo;
giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nƣớc từ 1,0% - 1,5%/năm (riêng các
huyện, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia
giai đoạn 2016 - 2020.

+Về xã hội: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 về Giáo dục trong Bộ tiêu chí
quốc gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí
số 14 về giáo dục. Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về Y tế trong Bộ tiêu chí quốc
gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15
về Y tế. Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội của Bộ tiêu chí
quốc gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí
số 19 về Quốc phịng và An ninh.
+Về văn hóa: Đạt u cầu tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu
5


chí số 16 về Văn hóa.Đạt u cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ
hành chính cơng và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn
mới. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về hệ thống chính
trị, dịch vụ hành chính cơng và tiếp cận pháp luật.
+Về mơi trƣờng: Đạt u cầu tiêu chí số 17 về mơi trƣờng trong Bộ tiêu
chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt
tiêu chí số 17 về mơi trƣờng; 75% số hộ gia đình ở nơng thơn có nhà tiêu hợp
vệ sinh; 100% trƣờng học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh đƣợc quản lý
và sử dụng tốt.
2.1.2.2. Nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM
Căn cứ theo Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
NTM giai đoạn 2016-2020 đã quy định về nội dung của chƣơng trình xây
dựng NTM nhƣ sau:
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại hóa
- Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

- Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Phát triển giáo dục ở nông thôn.
- Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe ngƣời dân
nơng thơn.
- Nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa của ngƣời dân nông thôn.
- Vệ sinh môi trƣờng nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện
môi trƣờng tại các làng nghề.
- Nâng cao chất lƣợng, phát huy vai trị của tổ chức Đảng, chính quyền,
đồn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng
cao chất lƣợng các dịch vụ hành chính cơng; bảo đảm và tăng cƣờng khả năng
tiếp cận pháp luật cho ngƣời dân.
- Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.
6


- Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và cơng tác giám sát, đánh giá
thực hiện chƣơng trình, truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
2.1.3. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM
Ngày 17 tháng 10 năm 2016, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết
định 1980/QĐ-TTg về bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nơng thơn mới.
Các tiêu chí xây dựng NTM gồm các nội dung sau:
- Nhóm tiêu chí về quy hoạch (1 tiêu chí): Tiêu chí thứ 1 – quy hoạch
và thực hiện quy hoạch
- Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí): Tiêu chí thứ 2 –
Giao thơng; Tiêu chí thứ 3 –Thủy lợi; Tiêu chí thứ 4 – Điện; Tiêu chí thứ 5 –
Trƣờng học; Tiêu chí thứ 6 – Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí thứ 7 – Cơ sở
hạ tầng thƣơng mại nơng thơn; Tiêu chí thứ 8 – Thơng tin và truyền thơng;
Tiêu chí thứ 9 – Nhà ở dân cƣ.
- Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí): Tiêu chí thứ
10 – Thu nhập; Tiêu chí thứ 11 – Hộ nghèo; Tiêu chí thứ 12 – Lao động có

việc làm; Tiêu chí thứ 13 – Tổ chức sản xuất.
- Nhóm tiêu chí về văn hóa- Xã hội – Mơi trƣờng (4 tiêu chí): Tiêu chí
thứ 14 – Giáo dục và đào tạo; Tiêu chí thứ 15 – Y tế; Tiêu chí thứ 16 – Văn
hóa; Tiêu chí thứ 17 – Mơi trƣờng và an tồn thực phẩm.
- Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị (2 tiêu chí): Tiêu chí thứ 18 – Hệ
thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Tiêu chí thứ 19 – Quốc phòng và an ninh.
So với Bộ tiêu chí trƣớc thì Bộ tiêu chí mới này vẫn với 19 tiêu chí
nhƣng đã tăng thêm 10 chỉ tiêu và có nhiều thay đổi về tên tiêu chí, tên chỉ
tiêu và quy định về mức đạt đƣợc; đồng thời Bộ tiêu chí mới lần này có một
số tiêu chí đƣợc để mở và giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức đánh
giá mức đạt cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng.
2.1.4. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM
Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều các văn bản chính sách liên
quan đến việc thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM, trong đó phải kể đến:

7


- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Trung Ƣơng Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Khóa X về nơng nghiệp,
nơng dân, nơng thơn.
- Căn cứ quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn
mới giai đoạn 2010-2020.
- Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tƣớng
Chính phủ về phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2016-2020 thay thế quyết định số 800/QĐ-TTg.
- Căn cứ quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tƣớng

Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới giai đoạn
2016-2020 thay thế Quyết định số 491/QĐ-TTg và quyết định 342/QĐ-TTg.
- Căn cứ Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về Ban hành Chƣơng trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020.
- Căn cứ Quyết định số 1890/QĐ-CT ngày 26/07/2011 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trung tâm
xã đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Căn cứ vào công văn số 3854/UBND-NN3 ngày 25/6/2015 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 –
2020.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trên thế giới
2.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản
Từ thập niên 70 của thế kỷ trƣớc, ở tỉnh Oita (miền Tây Nam Nhật Bản)
đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”. Mục đích là
nhằm phát triển vùng nơng thơn tƣơng xứng với sự phát triển chung của cả
nƣớc Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào
“Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu đƣợc nhiều thắng lợi rực rỡ.
8


Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của
nhiều địa phƣơng trên đất nƣớc Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia
khác trên thế giới. Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản
phẩm” đƣợc những ngƣời sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng
có nhiều ngƣời, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lƣợc
phát triển nông thôn, nhất là phát triển nơng thơn trong q trình cơng nghiệp
hóa đất nƣớc mình (dẫn theo Khánh Phƣơng, 2017).
2.2.1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực

vƣợt khó, và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí
điểm đầu tƣ cho nơng thơn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức
phát động phong trào SU và đƣợc nông dân hƣởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua
cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đƣờng giao thơng trong làng, xã đƣợc mở
rộng, nâng cấp; các cơng trình phúc lợi cơng cộng đƣợc đầu tƣ xây
dựng.Phƣơng thức canh tác đƣợc đổi mới, chẳng hạn áp dụng canh tác tổng
hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn nhƣ nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất
khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông
thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ
thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn.Khu vực nông
thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tƣ và tự phát
triển. Phong trào SU, với mức đầu tƣ khơng lớn, đã góp phần đƣa Hàn Quốc từ
một nƣớc nơng nghiệp lạc hậu trở nên giàu có (dẫn theoTuấn Anh, 2012).
2.2.1.3. Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
Từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách cải cách ở
nơng thơn. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của cƣ dân nông thôn, lần đầu
tiên đạt mức trên 5.000 nhân dân tệ, tăng 8,5% so với năm trƣớc. Cũng trong năm
2009, Trung Quốc đầu tƣ làm mới và sửa chữa khoảng 300.000 km đƣờng bộ
nông thôn; hỗ trợ trên 46 triệu ngƣời nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu; triển khai
thí điểm ở 320 huyện về bảo hiểm dƣỡng lão xã hội nông thôn.
Công cuộc cải cách nơng thơn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc.
Trong đó, những mốc quan trọng là xóa bỏ cơng xã nhân dân; xác lập thể chế
9


kinh doanh hai tầng kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở
cửa tồn diện thị trƣờng nơng sản; xóa bỏ thuế nơng nghiệp, và thực hiện trợ
cấp trực tiếp cho nông dân. Trung Quốc thực hiện nội dung hai mở, một điều
chỉnh là mở cửa giá thu mua, thị trƣờng mua bán lƣơng thực; một điều chỉnh

là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lƣu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông
dân trồng lƣơng thực.
Tài chính hỗ trợ Tam nơng tập trung 3 mục tiêu là nông nghiệp gia tăng
sản xuất, nông thôn phát triển, và nông dân tăng thu nhập. Định hƣớng phát
triển tài chính hỗ trợ tam nơng ở Trung Quốc là nơng nghiệp hiện đại, nơng
thơn đơ thị hóa và nơng dân chun nghiệp hóa. Trong chính sách tài chính,
để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc tăng đầu tƣ hỗ trợ về giá mua
giống, hỗ trợ thu mua lƣơng thực khơng thấp hơn giá thị trƣờng, mua máy
móc thiết bị nơng nghiệp và vốn. Cùng đó, Trung Quốc cũng tập trung xây
dựng cơ chế hƣớng nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ.
(dẫn theo Phạm Anh - Văn lợi, 2011).
2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
2.2.2.1. Kết quả xây dựng NTM ở Việt Nam
Sau gần 7 năm triển khai, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nơng thơn mới giai đoạn 2010 – 2020, đã đạt đƣợc những kết quả tích cực tác
động đến mọi mặt về kinh tế - xã hội, mơi trƣờng ở nơng thơn, có sự tham gia
của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Chƣơng trình ra đời nhằm mục tiêu
xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, giàu
bản sắc văn hố dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, mơi trƣờng sinh thái đƣợc bảo
vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng
cƣờng. Thực hiện chủ trƣơng trên, phong trào xây dựng NTM đã diễn ra sôi
nổi ở khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc, thu hút sự tham gia của cả cộng
đồng, phát huy đƣợc sức mạnh của cả xã hội.
Hiện cả nƣớc đã có 2.621 xã (29,4%) đƣợc cơng nhận đạt chuẩn nơng
thơn mới (NTM), tăng 261 xã (2,92%) so với cuối năm 2016. Bình qn cả
nƣớc đạt 13,70 tiêu chí/xã, tăng 0,23 tiêu chí so với cuối năm 2016. Cịn 210
10



xã dƣới 5 tiêu chí, giảm 47 xã so với cuối năm 2016. Cả nƣớc đã 33 đơn vị
cấp huyện đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cơng nhận đạt chuẩn NTM, tăng 3
huyện so với cuối năm 2016, phấn đấu đến hết 2017 tăng ít nhất 8 đơn vị cấp
huyện so với cuối năm 2016 (dẫn theoHuy Thanh, 2017).
Đến nay, có 19/63 tỉnh, thành phố chủ động ban hành Bộ tiêu chí về xã
NTM của địa phƣơng để cụ thể hố Bộ tiêu chí quốc gia. Nhiều huyện, xã bắt
đầu thực hiện theo tiêu chí mới của giai đoạn 2016-2020. Theo kế hoạch đến
hết năm 2017, cả nƣớc phấn đấu có ít nhất 31% số xã đạt chuẩn NTM, tăng
5% so với năm 2016; có ít nhất 38 đơn vị cấp huyện đƣợc Thủ tƣớng Chính
phủ cơng nhận đạt chuẩn NTM, tăng thêm ít nhất 8 huyện đƣợc cơng nhận đạt
chuẩn trong năm 2017; số tiêu chí bình qn/xã cả nƣớc tăng thêm tối thiểu 1
tiêu chí/xã so với năm 2016 (dẫn theo Hồ Xuân Hùng, 2017).
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu về xây dựng NTM ở Việt Nam
Ngay trong những năm đầu triển khai,chƣơng trình mục tiêu quốc gia về
XDNTM đã trở thành phong trào của cả nƣớc. Vì vậy vấn đề xây dựng NTM
đang rất nổi cộm và đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:
Trần Mai Phƣơng (2016), “Nghiên cứu sự tham gia của thành viên hợp
tác xã trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Chƣơng Mỹ,
thành phố Hà Nội”. Tác giả đã khái quát đƣợc quá trình xây dựng mơ hình
NTM huyện Chƣơng Mỹ. Đánh giá đƣợc thực trạng tham gia của các thành
viên hợp tác xã trong việc xây dựng NTM. Thơng qua đó nêu lên đƣợc các
nhân tố ảnh hƣởng, thuận lợi và khó khăn việc tham gia xây dựng NTM của
các thành viên hợp tác xã. Từ đó đề xuất đƣợc giải pháp phát huy sự tham gia
của các thành viên hợp tác xã trong xây dựng NTM ở huyện Chƣơng Mỹ,
thành phố Hà Nội.
Phạm Văn Lâm (2016), “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hƣng Yên”. Đề tài đã đánh giá việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hƣng Yên để đánh giá tính khả thi của Chƣơng trình Mục tiêu quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới 2010-2020 nói chung và khả năng triển khai

việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng n nói riêng.
Thơng qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện

11


Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới 2016-2020 ở
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên trong giai đoạn hiện nay.
Huỳnh Thanh Hiếu (2016), “Phát huy vai trị của nơng dân trong q
trình xây dựng nơng thơn mới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay”. Đề
tài đã phân tích đƣợc thực trạng và vai trị của nơng dân trong q trình xây
dựng NTM. Đƣa ra những thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân việc phát huy
vai trị của nơng dân trong xây dựng NTM. Từ đó đề xuất các giải pháp cần
thiết cấp bách để nâng cao hiệu quả phát huy vai trị của nơng dân trong
việc xây dựng NTM.
Phan Văn Hiất các giải pháp cần thiết cấp bách để nâng cao hiệu quả
phát huy vai trị của nơng dân trong việc xây dựng NTMhiện nay”. Đề tài đã
phân tích đƣợc thực trạng và vaiM ở Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu kinh
nghiệm thành cơng về phát triển kinh tế tập thể gắn liền với xây dựng NTM ở
các nƣớc trên thế giới. Phân tích đánh giá thực trạng kinh tế tập thể trong xây
dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó đề xuất các quan điểm, phƣơng hƣớng,
giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng NTM đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
2.3. NHẬN XÉT RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Có thể nói chƣơng trình xây dựng NTM đang là một vấn đề nổi cộm
đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm ở cả Việt Nam và trên thế giới. Từ các ban
ngành Trung ƣơng đến các cấp Ủy Đảng, các cán bộ từ huyện đến xã đều
cùng nhau thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM. Nhờ đó mà Việt Nam đã
đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn từ sau khi thực hiện chƣơng trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng NTM.

Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và đều đạt đƣợc những
kết quả nhất định.Tuy nhiên các nghiên cứu đó mới chỉ đề cập đến việc đánh
giá thực trạng, kết quả và giải pháp trong thực hiện xây dựng NTM mà chƣa
đánh giá tác động của việc thực hiện xây dựng NTM tới đời sống của ngƣời
dân.Đây là một vấn đề cấp thiết cần giải quyết để có thể đƣa ra giải pháp nâng
cao hiệu quả đời sống ngƣời dân tại các vùng nông thôn hiện nay.

12


13


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tƣờng,
tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian tiến hành đề tài: Từ 17/1/2018 đến 11/5/2018.
- Phạm vi thời gian của số liệu đƣợc thu thập: Số liệu trong giai đoạn từ
2011 – 2016.
3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Tác động của việc thực hiện xây dựng NTM tới đời sống của ngƣời
dân tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng.
- Đánh giá quá trình thực hiện và kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa
phƣơng.
- Phân tích tác động của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đến đời
sống kinh tế xã hội môi trƣờng của ngƣời dân tại địa phƣơng.

- Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì, phát huy hiệu quả của việc thực
hiện xây dựng nông thôn mới đồng thời nâng cao đời sống cho ngƣời dân tại
địa phƣơng.
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp
- Phƣơng pháp này nhằm thu thập tài liệu, số liệu và thơng tin có sẵn đã
đƣợc cơng bố trong các báo cáo tổng kết, tạp chí của các cơ quan tổ chức
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan nhƣ:
+ Kết quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2016.
+ Báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã.

14


+ Đề án xây dựng NTM của xã; các văn bản chính sách của Nhà nƣớc
đƣợc áp dụng tại địa phƣơng.

15


3.5.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thực tế
Sử dụng bộ công cụ và phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
của ngƣời dân (PRA) để thu thập các thơng tin cần thiết, có liên quan đến nội
dung nghiên cứu nhƣ:
3.5.2.1. Phương pháp phỏng vấn
a. Phương pháp phỏng vấn bán định hướng:
- Mục đích:
Nhằm tìm hiểu tình hình chung của khu vực nghiên cứu về tình hình xây
dựng nơng thơn mới, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Nội dung:
+ Tiến hành phỏng vấn cán bộ xã Vĩnh Thịnh (cán bộ địa chính xã, cán
bộ làm công tác NTM - Trƣởng ban quản lý, Trƣởng ban chỉ đạo NTM):
Nhằm tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã; quá trình chỉ
đạo và thực hiện việc xây dựng NTM tại xã Vĩnh Thịnh; kết quả đạt đƣợc
trong xây dựng nông thôn mới; những tác động của việc thực hiện xây dựng
NTM tới đời sống của ngƣời dân địa phƣơng; những ý kiến và phản hồi của
ngƣời dân về việc thực hiện xây dựng NTM.
+ Phỏng vấn cán bộ thôn (gồm Trƣởng thôn, đại diện Ban phát triển nông
thôn): Nhằm tìm hiểu thêm về mức độ đạt đƣợc các tiêu chí trong chƣơng
trình xây dựng thơn mới tại địa phƣơng, tình hình kinh tế xã hội của từng thơn
trong địa phƣơng. Hiểu rõ hơn quá trình tuyên truyền và vận động của các cán
bộ thôn tới ngƣời dân về việc thực hiện xây dựng NTM, cũng nhƣ những tác
động của việc thực hiện xây dựng NTM ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của
ngƣời dân trong thôn.
b. Phỏng vấn hộ gia đình:
- Số lƣợng: Phỏng vấn 30 hộ gia đình là những hộ có tham gia thực hiện
xây dựng NTM.
- Nội dung: Nhằm thu thập các thông tin chi tiết của hộ gia đình về sự
hiểu biết và tham gia của họ trong các hoạt động của chƣơng trình xây dựng
nơng thơn mới; tìm hiểu và phân tích đƣợc những khó khăn, thuận lợi của
việc thực hiện xây dựng nơng thôn mới ảnh hƣởng tới đời sống của ngƣời dân
tại địa phƣơng theo bảng hỏi đã đƣợc lập sẵn; biết đƣợc những mong muốn và
16


kiến nghị mà các hộ gia đình đề xuất để có thể khắc phục đƣợc những khó
khăn nhằm nâng cao đời sống ngƣời dân.
3.5.2.2. Phân tích kinh tế hộ gia đình
- Mục đích: Nhằm phân tích đƣợc kinh tế của từng hộ gia đình từ đó

tổng hợp tình hình kinh tế của các hộ gia đình.
- Nội dung: Phân tích tất cả các nguồn thu chi của hộ gia đình ở hai thời
điểm trƣớc và sau khi hoàn thành xây dựng NTM để biết đƣợc tác động của
chƣơng trình xây dựng NTM tới đời sống kinh tế của ngƣời dân.
3.5.2.3. Thảo luận nhóm
- Số lƣợng: Từ 5-7 ngƣời gồm có: Chủ tịch xã Vĩnh thịnh, cán bộ địa chính
xã, cán bộ làm công tác NTM, trƣởng thôn, đại diện của Ban phát triển nông thôn,
đại diện hội nông dân cùng nhau tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.
- Nội dung: Mọi ngƣời cùng nhau thảo luận về 3 nội dung chính đó là:
+ Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM
+ Đánh giá đƣợc tác động của việc thực hiện xây dựng NTM tới đời
sống của ngƣời dân
+ Đƣa ra các giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả của
việc thực hiện xây dựng nơng thơn mới
3.5.2.4. Phân tích SWOT
- Mục đích:Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong
thực hiện xây dựng NTM tại địa phƣơng làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng
cao đời sống của ngƣời dân tại địa phƣơng.
- Nội dung: Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:

S

W

O

T

Mẫu biểu 3.1: Khung sơ đồ phân tích SWOT
Trong đó:

17


×