Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất xã yên tiến huyện ý yên tỉnh nam định giai đoạn 2008 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.22 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3
1.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới ......................................... 3
1.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam .......................................... 4
1.2.1. Thời kỳ 1975 – 1980........................................................................... 4
1.2.2. Thời kỳ 1981 – 1986........................................................................... 5
1.2.3. Thời kỳ 1987 – 1992........................................................................... 5
1.2.4. Thời kỳ từ khi có Luật đất đai 1993 đến nay...................................... 5
PHẦN II: MỤC TIÊU - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP .................................. 7
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 7
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 7
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 7
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 7
2.2.1. Điều tra, phân tích các điều kiện cơ bản............................................. 7
2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đai của xã ................................. 7
2.2.3. Đề xuất phương án QHSDĐ giai đoạn 2008 – 2017.......................... 7
2.2.4. Lập kế hoạch sử dụng đất ................................................................... 7
2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của phương án quy
hoạch ............................................................................................................. 7
2.2.6. Đề xuất giải pháp thực hiện ................................................................ 7
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................ 8
2.3.2. Phương pháp chuyên gia..................................................................... 8
2.3.3. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ.................................................... 8
2.3.4.Phương pháp tính tốn hiệu quả của dự án quy hoạch ........................ 8
2.3.5. Phương pháp dự báo ......................................................................... 10
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 12
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Yên Tiến ............................. 12



4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 12
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................ 17
4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ................................................. 17
4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ........................................... 18
4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................. 22
4.2.4. Dân số, lao động, việc làm và mức sống .......................................... 24
4.2.5. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn .............................. 25
4.2.6. An ninh quốc phòng.......................................................................... 26
4.2.7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực
đối với đất đai ............................................................................................. 26
4.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai...................................................... 28
4.3.1. Tình hình quản lý đất đai .................................................................. 28
4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2007............................................... 31
4.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ
trước ............................................................................................................ 34
4.4. Đánh giá tiềm năng đất đai ..................................................................... 36
4.4.1. Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai phù hợp
với từng loại đất, mục đích sử dụng đất ..................................................... 36
4.4.2. Đánh giá tiềm năng đất đai theo từng loại đất, mục đích sử dụng ... 37
4.5. Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2017...................... 40
4.5.1. Căn cứ pháp lý và cơ sở để lập phương án quy hoạch sử dụng đất . 40
4.5.2. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch ........ 45
4.5.3. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất ................................... 46
4.5.4. Diện tích đất chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch ......................... 55
4.5.6. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích ...... 56
4.6. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2017 ......................................... 56
4.6.1. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2008 – 2012 ...................................... 57
4.6.2. Kế hoạch sử dụng đất kỳ sau 2013 – 2017 ....................................... 59
4.7. Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch ......................................... 60



4.7.1. Dự tính đầu tư và hiệu quả kinh tế của phương án........................... 60
4.7.2. Hiệu quả xã hội ................................................................................. 61
4.8. Đề xuất các giải pháp thực hiện .............................................................. 63
4.8.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ............................................................ 63
4.8.2. Giải pháp về chính sách.................................................................... 63
4.8.3. Giải pháp về kỹ thuật........................................................................ 63
4.8.4. Giải pháp về vốn............................................................................... 64
4.8.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ........................................................ 64
PHẦN V: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ.......................................... 66
5.1. Kết luận ................................................................................................... 66
5.2. Tồn tại ..................................................................................................... 67
5.3. Kiến nghị ................................................................................................. 67


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo kỹ sư Quản lý đất đai và đánh giá kết
quả học tập rèn luyện sau 4 năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, mỗi sinh
viên cần phải hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Được sự đồng ý của trường Đại học
Lâm nghiệp, khoa Quản trị kinh doanh và sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn
TS.Lê Sỹ Việt, em thực hiện khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài:
“Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất xã Yên Tiến, huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định”
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngồi sự cố gắng của bản thân, em còn
nhận được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS.Lê Sỹ Việt, các thày cô giáo
trong khoa Quản trị kinh doanh và các cán bộ trong UBND xã Yên Tiến cùng các
bạn đồng nghiệp, đến nay khóa luận được hoàn thành.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS.Lê
Sỹ Việt, người đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên
cứu xây dựng đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản

trị kinh doanh và các cán bộ trong UBND xã Yên Tiến đã giúp đỡ em trong quá
trình thu thập số liệu và hồn thiện đề tài.
Tuy nhiên, trong khn khổ một khóa luận tốt nghiệp với thời gian và nhân
lực có hạn, bản thân lại lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Các tài liệu phục vụ cho khóa luận được thừa kế
có chọn lọc từ các Ban ngành có liên quan. Phần bổ sung của bản thân chỉ là
những điều tra bổ sung và kiểm tra tính chính xác của tài liệu kế thừa. Để luận văn
được hoàn thiện hơn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ
và các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!


ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình CNH – HĐH trong những năm gần đây đã mang lại cho Việt
Nam những bước phát triển vượt bậc. Sự giao lưu rồi gia nhập sâu và rộng vào
các nền văn hoá, kinh tế thế giới đã mang lại cho đất nước những cơ hội vàng
để phát triển. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cũng không ít khi mà tốc độ phát
triển nhanh, nhu cầu trong các ngành, các lĩnh vực luôn thay đổi cộng với sự
gia tăng dân số không ngừng đã tác động lớn về nhiều mặt của xã hội trong đó
khơng thể khơng kể đến áp lực về đất đai.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Với nước ta, do hạn chế về diện tích đất đai nên địi hỏi phải có cách sử dụng
hiệu quả. Việc quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu
đem lại lợi ích kinh tế cao trong lĩnh vực sản xuất và lợi ích xã hội.
Tại điều 18 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý
đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả”. Điều 6 Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định “Nhà nước thống nhất
quản lý về đất đai”, một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý
nhà nước về đất đai là “ quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất”.

Quy hoạch là cơ sở để quản lý chặt chẽ, nắm chắc quỹ đất, đảm bảo nhu
cầu và cân đối đất đai cho các ngành các lĩnh vực, nâng cao hơn nữa hiệu quả
sử dụng đất . Như vậy, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là một nhiệm vụ có tính
quyết định cho sự phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả cho xã hội và bảo vệ
môi trường.
Yên Tiến, một xã làng nghề truyền thống của huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định. Để có thể theo kịp cùng tốc độ phát triển của đất nước trong giai đoạn
hiện nay, việc có một quy hoạch sử dụng đất hợp lý là rất cần thiết và cấp bách.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là quy hoạch vi mô, là khâu cuối cùng của hệ
thống quy hoạch đất đai được xây dựng trên khung chung các chỉ tiêu định


hướng sử dụng đất đai của huyện. Kết quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp
xã là căn cứ để giao đất và cấp giấy CNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân, sử dụng ổn định, lâu dài, để tiến hành khoanh vùng đổi ruộng nhằm
thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và mong muốn giúp xã phân bổ quỹ đất để
quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững, hơn nữa là phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân, được sự cho phép
của khoa Quản trị kinh doanh và với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – TS.
Lê Sỹ Việt tôi tiến hành: “Đề xuất phương án qui hoạch sử dụng đất xã Yên
Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định giai đoạn 2008 - 2017”.


PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sự bùng nổ dân số thế giới trong những năm qua đã dẫn tới việc lạm
dụng quá mức giới hạn đất đai. Vào những năm đầu thế kỷ XVI dân số thế giới
ở khoảng 500 triệu người, đến năm 2003 xấp xỉ 6,2 tỉ người và theo thông báo
phát triển thế giới (1993) dự đoán dân số thế giới năm 2025 sẽ khoảng 8,3 tỉ
người. Với tốc độ gia tăng dân số như vậy đã dẫn đến việc khai thác các tài

nguyên một cách ồ ạt đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
nhanh chóng và thậm chí dẫn theo việc suy thối mơi trường một cách nghiêm
trọng. Hơn nữa, nền kinh tế thế giới phát triển, các nhu cầu sử dụng đất cũng
ngày càng tăng và đa dạng (như đất ở, đất xây dựng cơng trình, đất phát triển
sản xuất kinh doanh …) địi hỏi phải bố trí sử dụng đất sao cho có hiệu quả. Vì
vậy, con người phải tiến hành điều tra, nghiên cứu đánh giá đất đai để tìm ra
cách sử dụng có hiệu quả nhất, đặc biệt là những nghiên cứu về quy hoạch sử
dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất, tổ chức sử dụng đất như một
tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất xã hội , tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ mơi trường.
1.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Cơng tác QHSDĐ trên thế giới được tiến hành từ nhiều năm trước đây và
hiện nay nó vẫn đang được phát triển và có vị trí quan trọng trong q trình sản
xuất. Do điều kiện và hoàn cảnh mỗi nước là khác nhau nên phương pháp quy
hoạch sử dụng cũng khác nhau:
Ở Cộng hịa liên bang Đức: Quy hoạch khơng gian liên bang liên quan
đến việc tổng hợp sự phát triển giữa các vùng và các ngành của toàn bộ lãnh
thổ cộng hịa liên bang Đức. Chính quyền liên bang đưa ra một khung quy định
về nội dung và trình tự thủ tục thông qua Luật Quy hoạch không gian liên bang.


Các bang có trách nhiệm tuân theo, cụ thể hóa và triển khai thực hiện ở mức độ
chi tiết tương ứng với cấp quận, trên nền bản đồ địa hình 1/10.000.
Ở Anh: Chính phủ Anh đã sửa đổi và cơng bố Luật quy hoạch đơ thị và
nơng thơn, trong đó xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng
chế độ cho phép khai thác. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản

lý, mọi người muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch
địa phương cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý
quy hoạch đất đai.
Ở Trung Quốc: Công tác quy hoạch đất đai đã bắt đầu phát triển nhưng
mới chỉ dừng lại ở mức độ quy hoạch tổng thể các ngành mà không tiến hành
làm quy hoạch ở cấp độ nhỏ hơn.
Theo FAO: Để có một phương pháp chung làm cơ sở cho công tác quy
hoạch đất đai ở phạm vi toàn thế giới, năm 1992 FAO đã đưa ra quan điểm quy
hoạch đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng quốc gia nhằm sử dụng đất hiệu quả và
bền vững. Nội dung là đối với quốc gia đang phát triển thì quy hoạch đất đai
chủ yếu phục vụ phát triển và sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương
thực, cịn đối với các quốc gia phát triển thì quy hoạch đất đai hướng vào bảo
vệ, cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Phương pháp quy
hoạch đất đai này được áp dụng ở 3 mức: quốc gia, huyện, xã.
1.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Công tác QHSDĐ ở nước ta là một lĩnh vực còn non trẻ, kinh nghiệm
thực tế chưa nhiều, điều kiện cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, cơng nghệ khoa học
cịn lạc hậu, do đó cơng tác quy hoạch cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Tuy
nhiên, vấn đề xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai vẫn được Đảng và
Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát sao bằng các chính sách, thể chế, văn bản pháp
luật và nó được thể hiện qua từng thời kỳ cụ thể như sau:
1.2.1. Thời kỳ 1975 – 1980
Thời kỳ này, Chính phủ đã lập quy hoạch trong cả nước. Cuối năm 1980,
các phương án quy hoạch phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế


biến nông sản của cả nước được xây dựng xong. Trong đó, các phương án đều
đề cập đến quy hoạch sử dụng đất nơng, lâm nghiệp và coi đó là luận chứng
quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế lớn nhất của thời kỳ này là thiếu số
liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của các phương án chưa cao, chưa

tính được khả năng về đầu tư một cách đầy đủ và chính xác.
1.2.2. Thời kỳ 1981 – 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V quyết định xúc tiến công tác điều tra
cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu
chiến lược kinh tế xã hội. Kết quả là nội dung cơ sở khoa học của quy hoạch sử
dụng đất theo lãnh thổ được đề cập ở cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, quy hoạch sử
dụng đất cấp xã đã được đề cập đến nhưng chưa đầy đủ.
1.2.3. Thời kỳ 1987 – 1992
Ngày 29/12/1987 Quốc hội VIII thông qua Luật đất đai và chủ tịch hội
đồng Nhà nước công bố ngày 08/01/1988. Đây là luật đất đai đầu tiên được ban
hành và dành một số điều cho quy hoạch. Tuy nhiên, nội dung quy hoạch sử
dụng đất chưa được nêu ra trong luật.
Ngày 15/04/1992 Tổng cục quản lý ruộng đất đã ra thông tư 106/QHKHRĐ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai tương đối cụ thể và hoàn chỉnh ở
các cấp.
Ngày 18/2/1992 Tổng cục quản lý ruộng đất đã kịp thời ban hành tài liệu
hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai cấp xã.
Kết quả là nhiều tỉnh đã lập xong cho một nửa số xã trong tỉnh bằng kinh
phí của địa phương. Tuy nhiên, các cấp lãnh thổ hành chính lớn hơn chưa được
thực hiện.
1.2.4. Thời kỳ từ khi có Luật đất đai 1993 đến nay
Ngày 15/10/1993 Luật đất đai sửa đổi được công bố và có hiệu lực.
Trong Luật này, các điều khoản nói về quy hoạch đất đai đã được cụ thể hơn
Luật đất đai năm 1988. Quyền hạn của cơ quan Nhà nước được tăng cường
trong việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.


Thời kỳ này Luật đất đai được bổ sung, sửa đổi hai lần vào năm 1998 và
2001. Đồng thời Chính phủ ra nghị định số: 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và thông tư 1842/TT-TCĐC hướng dẫn thi
hành nghị định 68 của Tổng cục Địa chính. Đây là cơ sở pháp lý cho quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tại Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật đất đai năm 2003
thay cho Luật đất đai 1993 và có hiệu lực từ 01/07/2004. Luật đất đai 2003 ra
đời nhằm hoàn hiện hơn hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đất đai, tạo
ra các hành lang pháp lý để giải quyết các vấn đề lớn phát sinh trong công tác
quản lý và sử dụng đất. Và tại mục 2 từ điều 21 đến điều 30 quy định cụ thể về
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2004 là nghị định
hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 và có ý nghĩa quan trọng trong việc
hướng dẫn chỉ đạo công tác quy hoạch đất đai nói chung và cho quy hoạch sử
dụng đất cấp xã nói riêng.
Thơng tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài ngun và
môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.


PHẦN II: MỤC TIÊU - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã nhằm phân bổ, sử dụng hợp lý đất
đai góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
- Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của xã
- Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất
cho xã
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra, phân tích các điều kiện cơ bản
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế, xã hội

2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đai của xã
- Tình hình quản lý đất đai
- Hiện trạng sử dụng đất đai
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
- Đánh giá tiềm năng đất đai
2.2.3. Đề xuất phương án QHSDĐ giai đoạn 2008 – 2017
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất
- Phương án QHSDĐ
2.2.4. Lập kế hoạch sử dụng đất
- Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2008 – 2012.
- Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2013 – 2017.
2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của phương án quy
hoạch
2.2.6. Đề xuất giải pháp thực hiện


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
a, Phương pháp kế thừa
- Phương pháp này được ứng dụng để điều tra thu thập số liệu, tài liệu,
thơng tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Bao gồm:
+ Các tài liệu, số liệu về chính sách, các văn bản pháp luật của Nhà
nước, của địa phương có liên quan đến quy hoạch.
+ Tài liệu về định hướng phát triển kinh tế, xã hội.
+ Tình hình phát triển kinh tế xã hội.
+ Tình hình sử dụng đất đai tại xã.
- Thu thập các loại bản đồ: bản đồ hiện trạng, bản đồ địa chính của xã
b, Phương pháp PRA
- Phỏng vấn linh hoạt đối với các hộ gia đình, cá nhân có tính tiêu biểu
trong xã. Để thu thập những thông tin và kết quả chính xác cần thiết phải chú ý

cách đặt câu hỏi phỏng vấn, nên đặt câu hỏi mở để người trả lời thoải mái,
khách quan, đúng thực tế…không nên đặt câu hỏi khép kín khiến người trả lời
thiếu khách quan.
2.3.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ và xin ý kiến của các chuyên gia quy hoạch để bổ sung làm rõ tài
liệu và đưa ra được định hướng phát triển
2.3.3. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ
Xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch theo công nghệ số.
Thực hiện chỉ tiêu phân bố cụ thể và chi tiết đối với phân loại đất trong phương
án quy hoạch.
2.3.4.Phương pháp tính toán hiệu quả của dự án quy hoạch
a. Hiệu quả kinh tế
* Áp dụng các cơng thức tính các chỉ tiêu kinh tế theo phương pháp tĩnh


Áp dụng đối với đối tượng là cây trồng ngắn ngày. Khi đó coi các yếu tố
chi phí, thu nhập là độc lập, tương đối và không chịu tác động của nhân tố thời
gian, biến động giá trị của đồng tiền. Lợi nhuận được tính theo cơng thức:
P = Tn - Cp
Trong đó:
- P : là lợi nhuận trong 1 chu kỳ sản xuất
- Tn : là thu nhập trong 1 chu kỳ sản xuất
- Cp : là chi phí trong 1 chu kỳ sản xuất
* Áp dụng các công thức tính các chỉ tiêu kinh tế theo phương pháp động:
- Giá trị hiện tại thu nhập ròng (NPV): là số hiệu giữa giá trị thu nhập và
chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong chu kỳ kinh doanh sau khi đã
tính đến chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại:
Cơng thức:
NPV =


n

Bt

Ct

∑(1+r) −∑(1=r)
t=o

t

t

Trong đó:
- Bt : là giá trị thu nhập ở 1 năm t (đồng)
- Ct : là giá trị chi phí ở 1 năm t (đồng)
- r : là tỷ lệ chiết khấu
- t : là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất trong năm
Đây là công thức dung để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động sản
xuất. NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao
- Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR): là thương số của tồn bộ thu nhập
trên một đơn vị chi phí sản xuất.
Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu
tư và cho biết thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
Cơng thức:


Bt
BPV
(1 + r ) t

=
Ct
CPV
t
(1 + r )


BCR =

n


t=0

Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế và chỉ số
này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại, BCR < 1 thì sản xuất
khơng có hiệu quả.
- Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR): là tỷ lệ triết khấu r khi tỷ lệ này làm cho
NPV = 0. IRR được tính theo tỷ lệ %.
Cơng thức:
n

NPV =

Bt − Ct

∑ (1 + IRR)
t =o

t


=0

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi
vốn của các hoạt động sản xuất. Nếu IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng
cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm.
* Cân đối thu chi từ đất
b. Hiệu quả xã hội
Đánh giá qua các chỉ tiêu : giải quyết công ăn việc làm, khả năng phát
triển nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân…
c., Hiệu quả mơi trường
Đưa ra những nhận xét về tình hình mơi trường trên địa bàn xã, có thể
đánh giá qua các hoạt động bảo vệ các yếu tố môi trường
2.3.5. Phương pháp dự báo
a. Dự báo nhu cầu sử dụng đất
- Số hộ phát sinh ( Hp) được tính theo công thức sau:
Hp = H t - Ho
- Số hộ cần cấp đất ở mới:
Hm = Hp + Htd – Htg - Htk
b. Dự báo gia tăng dân số trong tương lai
- Dự báo dân số trong tương lai của mỗi điểm dân cư theo công thức:


Nt = N0 × 1 + P ± V 
100 


n

- Số hộ gia đình trong tương lai được tính theo cơng thức:

Ht =

Nt
× H0
N0

Trong đó:
- Nt : Dân số năm quy hoạch
- No : Dân số năm hiện trạng
- P : tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
- V : tỷ lệ tăng dân số cơ học
- t : số năm dự tính
- Hp : số hộ phát sinh
- Ht : Số hộ trong tương lai
- Ho : số hộ hiện tại
- Hm : số hộ có nhu cầu đất ở mới
- Htd : Số hộ tồn đọng
- Htg : số hộ tự giãn
- Htk : Số hộ thừa kế


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Yên Tiến
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Tiến là xã có vị trí liền kề với thị trấn trung tâm huyện, mặt khác
con đường 10 đi qua xã nối 2 thành phố Nam Định và Ninh Bình, có tuyến
đường sắt Bắc Nam chạy qua tạo cho xã điều kiện rất thuận lợi giao lưu và phát
triển cả kinh tế và văn hóa.
n Tiến có tổng diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính là 905,08

ha, tổng dân số năm 2007 là 13450 người và có vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp xã Yên Hồng, Thị trấn Lâm.
Phía Đơng giáp xã n Ninh, n Thắng.
Phía Tây giáp xã Yên Bằng.
Phía Nam giáp xã Yên Khang, Yên Đồng.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Yên Tiến là một xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Độ chênh
địa hình thấp khoảng 0,5 m, cao ở phía Đơng Bắc và thấp dần về phía Tây
Nam.
4.1.1.3. Khí hậu
Mang đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C – 240C, mùa đơng
nhiệt độ trung bình là 170C – 200C tháng lạnh nhất là tháng 2 và tháng 3 (từ 80100), mùa hè nhiệt độ trung bình là 300C – 320C, tháng nóng nhất là tháng 6,
tháng 7 (360C – 380C).
- Gió: Hướng gió thịnh hành là Đơng Bắc và Đơng Nam. Mùa đơng phần
lớn là gió Đơng Bắc sau chuyển dần sang hướng Đông, mùa hè thường chịu
ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây) kết hợp với nắng nóng gây tác động xấu đến
cây trồng và vật nuôi.


- Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80% –
85% có tháng độ ẩm cao tới hơn 90% đó là các tháng 2, tháng 3.
- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1700 – 1800 mm,
trong năm lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7, 8, 9. Do lượng
nước không đều nên vào mùa mưa thường có úng, lụt gây thiệt hại cho sản xuất
nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này lượng nước
mưa chiếm khoảng 25% lượng mưa cả năm, tháng ít mưa nhất là tháng 12,
tháng 1 và tháng 2.

- Nắng: Hàng năm có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 –
1800 giờ. Mùa hè có giờ nắng cao khoảng 1100 – 1200 giờ, chiếm 70% số giờ
nắng trong năm.
Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng
của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 1 – 2 trận/năm.
4.1.1.4. Thủy văn
Yên Tiến thuộc Đồng bằng châu thổ sơng Hồng có khí hậu chí tuyến gió
mùa nóng ẩm, nguồn gốc nước của xã rất phong phú, nhưng biến đổi theo mùa
và chịu ảnh hưởng của thủy triều sơng. Mật độ hệ thống sơng, ngịi n Tiến
chưa đủ để tiêu hết lượng nước dư thừa trong mùa mưa lũ, khiến cho rải rác
một số nơi có vùng úng ngập tạm thời.
Hệ thống sơng gồm có sơng Sắt dài 3,0 km, sông S40 dài 2,4 km, sông
S48 dài 5,8 km và hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng, các ao hồ trong các
khu dân cư, đáp ứng tương đối cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a, Tài nguyên đất
Đất đai của xã hình thành từ lâu đời có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu
vực sông Hồng, không được bồi đắp hàng năm. Đất đai của xã cơ bản được
chia làm 3 loại chủ yếu sau:


- Đất phù sa trung tính ít chua: là loại đất gặp rất phổ biến ở trong xã.
Loại đất này có các loại đất phụ sau:
+ Đất phù sa trung tính ít chua, thành phần cơ giới nhẹ
+ Đất phù sa trung tính ít chua thành phần cơ giới trung bình và nặng
+ Đất phù sa trung tính ít chua có tầng glây
- Đất phù sa glây
- Đất phù sa biến đổi cơ giới nhẹ thường ở khu địa hình cao. Các cơng
thức ln canh chính trên đất này là 2 lúa 1 màu và 2 lúa.
b, Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã
được lấy từ nước của nhà máy nước sạch huyện Ý Yên, nguồn nước mặt và
nước ngầm:
- Nguồn nước mặt: chủ yếu dựa vào lượng nước mưa được lưu giữ trong
các ao, hồ, kênh mương, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Ngồi ra cịn có
nguồn nước từ sơng Sắt, sơng S40 và sơng S48 tương đối dồi dào, được điều
tiết qua hệ thống cống dưới đê và hệ thống cống đập nội đồng.
- Nguồn nước ngầm: Chủ yếu nằm trong tầng chứa lỗ hổng Plutoxen
phân bố đều khắp trên địa bàn xã, hàm lượng Cl< 200 mg/l, tầng khai thác phổ
biến ở độ sâu từ 10 – 120 m. Tuy nhiên khi khai thác ở độ sâu khoảng 40m,
chất lượng nước còn nhiều Fe và tạp chất. Vì vậy, khi sử dụng cần có biện pháp
xử lý để loại trừ Fe và các tạp chất.
c, Tài nguyên nhân văn
Ý Yên nói chung và xã Yên Tiến nói riêng là vùng đất có lịch sử hình
thành và phát triển từ lâu đời với nghề trồng lúa nước truyền thống. Đặc biệt
trên địa bàn xã có thôn Cát Đằng với nghề Sơn Mài truyền thống và các ngành
nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang rất phát triển.
Người dân xã Yên Tiến có truyền thống cần cù trong lao động, anh dũng
trong đấu tranh chống phong kiến, giặc ngoại xâm. Nơi đây gắn với những
chiến công của Đinh Bộ Lĩnh dẹp xứ quân của Phạm Phòng Át (thế kỷ X). Là


nơi vốn có truyền thống yêu nước nên ngay từ khi có xu hướng cách mạng vơ
sản, Ý n là điểm xuất phát của các nhà yêu nước đi tìm đường cách mạng,
Yên Tiến đã trở thành địa điểm liên lạc, nơi tụ hội của những nhà yêu nước từ
Nam Định vào và từ Thanh Hóa, Nghệ An ra. Vào ngày 13-8-1958, nhân dân
Yên Tiến có một vinh dự: được đón Bác Hồ kính n về thăm. Bác đã nói
chuyện với cán bộ và nhân dân tại sân đình Thượng Đồng (nơi thờ Đinh Tiên
Hồng, người đã có những chiến công gắn với vùng đất này). Mặt khác, nhân
dân Yên Tiến luôn thông minh và sáng tạo trong công cuộc xây dựng quê

hương đất nước, được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân năm 2005. Nếp sống văn hóa ngày càng được củng cố, các sinh
hoạt, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được nhân dân bảo tồn và phát triển.
Đến nay, trên địa bàn xã đã có 7 làng và 3 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu làng
văn hóa, trong đó có 2 làng và 3 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa cấp tỉnh.
4.1.1.6. Thực trạng mơi trường
Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực cố gắng, công tác bảo vệ mơi
trường ở n Tiến đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội cũng tạo ra nhiều áp lực lên môi trường. Hiện trạng môi
trường vẫn đang diễn biến phức tạp. Tuy đã đạt được một số kết quả như trên
nhưng chất lượng mơi trường hiện nay vẫn đang bị suy thối ở nhiều nơi.
* Đối với đất:
- Trong trồng trọt mặc dù sản lượng các loại cây trồng tăng nhưng các
loại thuốc hóa học, bảo vệ thực vật và các loại phân bón hóa học cũng được sử
dụng ngày càng nhiều và lượng dư thừa các loại thuốc này ngày càng tăng gây
nên những tác động xấu đến mơi trường. Việc bón phân chuồng, phân bắc chưa
qua chế biến (chưa ủ mục) vào đất sẽ đưa vào đất các loại vi khuẩn gây bệnh.
Mặt khác, hoạt động chăn nuôi của các hộ gia đình khơng theo quy hoạch, chất
thải của vật ni từ các chuồng trại không được xử lý đã thải trực tiếp ra môi
trường gây ô nhiễm đất, nguồn nước và ơ nhiễm mơ trường khơng khí.


- Một số vùng trồng lúa trên đất trũng ngập nước, đất bị glây hóa, chứa
nhiều độc tố, giảm khả năng giữ lân, đạm trong đất.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản thường xen lẫn trong khu dân cư
nên mùn, rác phân gia súc, gia cầm trút xuống ao tạo lớp bùn dầy sinh nhiều
chất độc.
- Hơn nữa, dân số ngày càng tăng nhanh, nhu cầu về nhà ở, xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng do đó đất sản xuất
nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

* Đối với nước:
- Nước thải, chất thải từ các khu công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, làng
nghề, chất hóa học rải trên đồng ruộng, đều có thể ảnh hưởng đến nguồn nước.
Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm cao thường là nguồn nước ao, nước từ các kênh
tiêu trên hệ thống kênh mương thủy lợi chứa phân bón trên đồng ruộng tồn dư
trong trồng trọt đổ vào các con sông làm ô nhiễm nguồn nước sơng.
* Đối với khơng khí:
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, các khí độc sinh ra
trong quá trình phân hủy phân gia súc, gia cầm, chất khử trùng trong chăn ni,
chất hóa học, khói đốt rơm rạ trên đồng ruộng, mùi phân gia súc gia cầm trong
chăn nuôi… là những nhân tố gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các nhân
tố này hình thành và tồn tại có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người
nên việc khắc phục là trường kỳ và khó khăn, phức tạp.
* Đối với hệ sinh thái:
Việc lạm dụng thuốc BVTV khơng theo hướng dẫn của các phịng ban
chun môn đã tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, khơng khí, đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mơi trường sinh thái nông thôn, đặc biệt là đối với sức
khỏe cộng đồng người dân, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và chất
lượng sản phẩm từ vật nuôi. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân đạm không hợp
lý dẫn đến gây hại cho nhiều loại cơn trùng, con vật có lợi như: rắn, sâu bọ,


giun đất, tình trạng trên làm phá vỡ cân bằng hệ sinh thái trong nông nghiệp và
nông thôn.
Từ những vấn đề nêu trên cần có những biện pháp tích cực, kịp thời ngăn
ngừa hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái trong địa bàn của xã.
Đánh giá chung:
Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài ngun thiên
nhiên và mơi trường có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế:

- Về vị trí: Nằm trên trục đường 10 nối liền thành phố Nam Định với
thành phố Ninh Bình, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua nên rất thuận lợi
cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Yên Tiến vừa là thị trường có nhu cầu
lớn về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nơng sản, thực phẩm, hàng tiểu thủ công
nghiệp, mỹ nghệ … vừa là nơi giao lưu kinh tế - xã hội, tiếp cận các thông tin,
chuyển giao cơng nghệ mới, tiên tiến và hiện đại.
- Có quỹ đất lớn, giàu tiềm năng, tạo cơ hội thu hút đầu tư trong và ngồi
nước vào phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ
tầng trong tương lai.
Tuy nhiên, thực trạng môi trường dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn
nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Tuy Yên Tiến là xã làng nghề truyền thống nhưng đặc thù vẫn là một xã
nông thơn, đồng bằng sơng Hồng, nên diện tích đất đai mà đặc biệt là diện tích
đất nơng nghiệp có ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội. Trong vài năm
trở lại đây, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước chính quyền và nhân
dân xã Yên Tiến đang từng bước khắc phục khó khăn cịn tồn tại, phát huy
những mặt lợi thế đưa nền kinh tế của xã ngày một ổn định và bền vững. Năm
2007 xã đã đạt được những con số cụ thể là:
- Thu nhập bình quân đầu người 6,5 triệu đồng/năm


- Tổng sản lượng lương thực 6.053 tấn/năm
- Bình quân lương thực đầu người 450 kg/người
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,00%
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,33%
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 23%
- Tỷ lệ phổ cập giáo dục là 100%
4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

4.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp của địa phương tiếp tục phát triển khá, tương đối
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đã giành được những thắng lợi đó là:
* Về trồng trọt:
Cây lúa vẫn là chủ lực, tuy có năm ảnh hưởng của thời tiết nhưng xã đã
tập trung chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống lúa, đưa giống lúa ngắn
ngày có chất lượng cao vào sản xuất. Tận dụng khép kín diện tích trồng, đồng
thời thực hiện chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây, ni con
có hiệu quả kinh tế cao. Gắn liền việc quy hoạch đồng ruộng, giao thông thủy
lợi nội đồng với việc dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp, tạo điều kiện thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tích cực tiếp thu, chuyển giao khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh học tập của trung tâm học tập cộng đồng, phổ
biến kỹ thuật thâm canh và chương trình quản lý dịch hại đồng ruộng, chủ động
cung ứng vật tư phục vụ nông nghiệp, đảm bảo tốt việc canh, coi đồng ruộng.
Vì vậy, năng suất lúa tăng nhanh qua mỗi năm. Năm 2007 năng suất lúa đạt
102 tạ/ha/năm. Tổng sản lượng lương thực đạt 6.053 tấn/năm, bình qn lương
thực đầu người đạt 450 kg/người/năm.
* Chăn ni:
Chăn nuôi giảm hẳn do sức ép làng nghề, bởi vậy việc áp dụng một số
thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là phát huy ưu thế giống lai và thức ăn
chăn nuôi chất lượng cao được chú trọng. Chăn ni phát triển theo hướng
hàng hóa và ngày càng nâng cao chất lượng.


Đàn lợn giảm nhẹ, đang có chiều hướng tăng về chất lượng. Tổng đàn có
2.900 con.
Đàn trâu, bị của xã có xu hướng giảm do nhu cầu về sức kéo đã được
thay thế bằng máy kéo nhỏ phù hợp với đồng ruộng của địa phương. Đàn trâu
bò được chuyển hướng ni thịt. Tổng đàn có 120 con.
Đàn gia cầm năm 2007 là 23000 con chủ yếu là gà công nghiệp và gà nội

nuôi theo hướng công nghiệp.
* Nuôi trồng thủy sản:
Mặt nước nuôi trồng thủy sản gồm ao hồ xen kẽ trong khu dân cư, thùng
đào ven đê, ven sông. Năm 2007 diện tích ni trồng thủy sản của xã là 25,36
ha. Nuôi trồng thủy sản đã đi vào thâm canh tăng năng suất, chủ yếu là cá thịt
trong ao, mấy năm gần đây phát triển nuôi thâm canh, mở rộng diện tích trên
đất mặt nước chưa sử dụng và những chân ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả.
Hoạt động tích cực của hội làm vườn VAC VINA, trung tâm khuyến nơng phát
triển nhiều mơ hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC) có hiệu quả. Song ni trồng
thủy sản của xã cịn nhiều tồn tại, ni quảng canh vẫn là chủ yếu, năng suất
thấp, chưa có biện pháp kiểm tra bệnh của cá và xử lý môi trường ô nhiễm,
nuôi cá hàng hóa chưa trở thành nghề kinh doanh rộng rãi. Tuy thế, ni trồng
thủy sản đã góp phần đẩy mạnh kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập cho
người dân.
Những lợi thế và khó khăn của ngành nơng nghiệp:
- Lợi thế: là xã có trình độ sản xuất nơng nghiệp khá phát triển, người
dân nhậy bén đón bắt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng
năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
Cơ chế chính sách đã và đang được chuyển đổi phù hợp với quá trình
phát triển sản xuất, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp. Việc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài cho nông dân, tạo
điều kiện cho nông dân sử dụng đất đai, lao động vật tư và tiền vốn có hiệu quả
hơn


Hợp tác xã nông nghiệp đã tiến hành đổi mới phương thức hoạt động
chuyển sang làm dịch vụ kỹ thuật. Sự liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân với
các cơ sở chế biến, các dự án phát triển nông nghiệp đã và đang hình thành và
có xu thế phát triển tốt.
Cơ sở phục vụ nông nghiệp như: giao thông, thủy lợi, điện, dịch vụ đang

được đầu tư ngày cang hoàn thiện và đang phát huy tác dụng
Hạn chế: Quỹ đất đai có hạn dân số đơng đúc và tiếp tục tăng, diện tích
đất canh tác ngày càng giảm dần. Lao động trong nông nghiệp dư thừa gây áp
lực về việc làm và thu nhập.
Cơ sở hạ tầng tuy được chú ý nâng cao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, sản
xuất nơng nghiệp cịn gặp nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp hơn so với đầu tư vào
các ngành khác do đó thu hút đầu tư vào phát triển nơng nghiệp cịn gặp nhiều
khó khăn.
Tóm lại: Mặc dù đã có những hạn chế, khó khăn nhất định, song có
những tiến bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản
xuất hàng hóa, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là mơ hình VAC đã bắt đầu phát
huy có hiệu quả. Trong tương lai, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do
chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác để phát triển kinh tế, địi hỏi cần
phải khoanh định duy trì quỹ đất nơng nghiệp nhất định, kết hợp với việc bố trí
cây trồng, vật nuôi hợp lý, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
nâng cao giá trị sản xuất, giữ vững và ổn định an ninh lương thực, tạo tiền đề
thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
4.2.2.2 Khu vực kinh tế Tiểu thủ công nghiệp – làng nghề
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trước đây chủ yếu là các làng
nghề sản xuất với quy mô nhỏ. Đến nay, trên địa bàn xã đã có 43 cơng ty,
doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn. Làng nghề được phát triển , hàng thủ
công mỹ nghệ ngày càng phong phú và đa dạng, đang chiếm ưu thế trên thị
trường trong nước. Đã thu hút nhiều lao động trong và ngoài xã tham gia. Đến


nay tồn xã có khoảng 70% lao động tham gia làm nghề tiểu thủ cơng nghiệp,
trong đó có 40% lao động làm nghề chuyên nghiệp.
Năm 2007 tổng thu nhập từ cơng nghiệp ước tính đạt 80 tỷ đồng.
Xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất hạ tầng được tăng cường, năm 2007 xã
đã tập trung chỉ đạo hoàn thành các cơng trình như: nâng cấp trụ sở UBND xã,

cứng hóa hệ thống kênh mương, nâng cấp hệ thống điện, xây dựng nhà trẻ, nhà
lưu niệm…
4.2.2.3. Khu vực kinh tế Thương mại - Dịch vụ
Khối thương nghiệp tư nhân phát triển mạnh, có 145 hộ cá thể đảm bảo
nhu cầu bán lẻ và lưu thơng hàng hóa. Dịch vụ ăn uống và sửa chữa cơ khí phát
triển tốt, phục vụ tập trung tại các tụ điểm dân cư. Ngành dịch vụ đang được
phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế làm cho việc lưu thơng
hàng hóa thuận tiện đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu vật chất, tiêu dùng
của nhân dân. Các mặt hàng chủ yếu là lương thực, thực phẩm, vải may mặc, xi
măng, sắt thép, xăng dầu…
Trong những năm tới, khi nền kinh tế phát triển, tạo ra sự chuyển dịch về
cơ cấu kinh tế mà trong đó các hoạt động dịch vụ thương mại sẽ được đầu tư
phát triển với tốc độ cao, nhằm khai thác triệt để tiềm năng vốn có của xã, sẽ
cần phải giành ra một quỹ đất nhất định để xây dựng các cơng trình phục vụ và
đây cũng là vấn đề gây sức ép rất lớn đối với việc sử dụng đất đai của xã.
4.2.2.4. Hoạt động tài chính tín dụng
Cơng tác thu, chi tài chính trên địa bàn xã đang có chuyển biến tốt đóng
vai trị quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong năm qua tổng thu ngân
sách đạt 7,5 tỷ đồng. Việc thu chi tài chính đã thực hiện đúng luật ngân sách,
cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.
Hoạt động tín dụng được đẩy mạnh trong đó đặc biệt coi trọng cho vay
đối với các hộ nông dân có dự án phát triển kinh tế và hộ nghèo. Ngân hàng
NN&PTNT với hình thức tín chấp của hội liên hiệp phụ nữ và quỹ tình thương


×