Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Quy hoạch sử dụng đất cho xã đông cứu huyện gia bình tỉnh bắc ninh giai đoạn 2008 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.72 KB, 67 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................... 3
2.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất ............................................................ 3
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất ........................................................ 3
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất .................................... 3
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam .................... 4
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới.......................................... 4
2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam .......................................... 5
PHẦN 3: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 8
3.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 8
3.1.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 8
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 8
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 8
3.2.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Đơng Cứu.............................. 8
3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Đông Cứu................... 8
3.2.3. Tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của xã Đông Cứu................... 8
3.2.4. QHSDĐ cho xã Đông Cứu giai đoạn 2008 - 2017.................................... 8
3.2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của phương án QH. ...... 8
3.2.6. Đề xuất giải pháp thực hiện phương án..................................................... 8
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ....................................................... 8
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ............................................ 11
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 14
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã................................................. 14
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 14
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 17
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Đơng Cứu ............................ 23
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của xã ............................................................. 23

65




4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất............................................................................. 25
4.2.3. Tình hình biến động đất đai..................................................................... 31
4.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước...................................... 33
4.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất đai của xã ................. 33
4.3.1. Đánh giá tiềm năng đất đai ...................................................................... 33
4.3.2. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch ............... 34
4.3.3. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai ................................. 38
4.4. Quy hoạch sử dụng đất cho xã Đông Cứu giai đoạn 2008 - 2017 ............. 39
4.4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội................................ 39
4.4.2. Quy hoạch sử dụng đất cho xã Đông Cứu giai đoạn 2008 -2017 ........... 41
4.4.3. Chu chuyển và cân đối đất đai................................................................. 50
4.4.4. Lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2017.................................... 52
4.5. Hiệu quả phương án quy hoạch ................................................................. 56
4.5.1. Hiệu quả về xã hội ................................................................................... 58
4.5.2. Hiệu quả môi trường................................................................................ 59
4.5.3. Hiệu quả kinh tế....................................................................................... 56
4.6. Đề xuất giải pháp thực hiện....................................................................... 59
4.6.1. Giải pháp về chính sách........................................................................... 59
4.6.2. Giải pháp về quản lý, tổ chức .................................................................. 59
4.6.3. Giải pháp về vốn...................................................................................... 60
4.6.4. Các giải pháp về khoa học kỹ thuật......................................................... 60
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI ............................................................. 61
5.1. Kết luận....................................................................................................... 61
5.2. Tồn tại......................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................
MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................................

66



LỜI NĨI ĐẦU
Kết thúc q trình rèn luyện và học tập tại trường Lâm Nghiệp mỗi sinh
viên đều phải có kết quả thực tập hồn thành khố luận tốt nghiệp kết thúc khố
học. Mục đích là cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu và gắn lý
thuyết với thực tiễn sản xuất. Được sự đồng ý của Khoa Quản trị kinh doanh
cùng với bộ môn Quản lý đất đai, tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp:
"Quy hoạch sử dụng đất xã Đơng Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”
Với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo TS.
Nguyễn Thị Bảo Lâm cùng với sự giúp đỡ của thầy cô trong bộ môn Quản lý
đất đai, các ban lãnh đạo các phịng ban, Uỷ ban nhân dân xã Đơng Cứu và các
bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khố luận tốt
nghiệp.
Do thời gian có hạn, trình độ và năng lực bản thân cịn nhiều hạn chế nên
luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn
được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Tây, ngày 11 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Huế

64


MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất.
2. QH


: Quy hoạch.

3. KH

: Kế hoạch.

4. SVĐ

:Sân vận động

5. KT - XH : Kinh tế - xã hội
6. DT

: Diện tích

7. DTQH

: Diện tích quy hoạch

8. CT

: Chỉ tiêu

9. CTr

: Cây trồng

10. PAQHSDĐ : Phương án quy hoạch sử dụng đất
11. KT


: Kinh tế

67


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế những năm qua cho thấy tốc độ đơ thị hố nhanh chóng trong q
trình thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước đã đặt ra những vấn đề
bức xúc trong công tác quản lý đất đai. Cùng với đó là sự gia tăng dân số đã
gây ra áp lực lớn đối với tài nguyên quốc gia, đặc biệt là tài nguyên đất. Là
nguồn tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng
nhất của mơi trưịng sống, đất đai địi hỏi phải có cách sử dụng hợp lý. Một
trong những giải pháp giải quyết vấn đề này đó là nâng cao hiệu quả của cơng
tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) và
kế hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng. QHSDĐ mang tính pháp lý
cao và là công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước trong quá trình quản lý Nhà
nước về đất đai.
Tại điều 18 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ" Nhà nước thống nhất quản lý đất
đai theo quy hoạch và pháp lệnh đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích ". Điều 6
luật Đất đai năm 2003 đã khẳng định"Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai ",
một trong những nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai chính là
" Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ".
QHSDĐ có vai trị và chức năng rất quan trọng, quy hoạch tạo ra những
điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Quy hoạch
sử dụng đất có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lại nền sản xuất nơng nghiệp, cơng
nghiệp, các cơng trình xây dựng cơ bản,…một cách hợp lý hơn.
Xã Đơng Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh nằm ở vị trí trung tâm của
huyện Gia Bình. Là khu vực trọng điểm có vai trị quan trọng trong việc phát

triển kinh tế toàn huyện. Xã đang trên đà mạnh, nhu cầu về đất đai cho các
nghành, các lĩnh vực ngày càng tăng cao. Để khai thác có hiệu quả nguồn tài
nguyên đất, phân bổ quỹ đất hợp lý cho các nghành, quản lý và sử dụng đất
hiệu quả, bền vững, chuyển dịch nền kinh tế, phục vụ mục tiêu phát triển kinh

1


tế xã hội, không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân trong xã thì cơng tác
quy hoạch và sử dụng đất là rất quan trọng và cấp bách.
Được sự phân công của Khoa Quản trị kinh doanh và sự hướng dẫn của cô
giáo TS. Nguyễn Thị Bảo Lâm, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Quy hoạch sử
dụng đất cho xã Đơng Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008
- 2017.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù. Đây là
hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của hệ thống các
biện pháp kỹ thuật, kinh tế xã hội. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mọi thành
viên trong xã hội một cách tiết kiệm, hợp lý hiệu quả, cụ thể:
+ Tính kinh tế: Nhằm khai thác triệt để tiềm năng của đất.
+ Tính kỹ thuật: Cơng tác chun mơn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây
dựng bản đồ, khoanh định, sử lý số liệu trên cơ sở khoa học kỹ thuật.
+ Tính pháp chế: Xác định tính pháp chế về mục đích và quyền sử dụng

đất nhằm đảm bảo và quản lý đất đai theo pháp luật.
Từ đó rút ra khái niệm QHSDĐ: Là một hệ thống các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu
quả cao trong việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cả nước, tổ chức sử
dụng đất như là một tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác gắn liền với
đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất
và bảo vệ mơi trường (Giáo trình QHSDĐ – PGS.TS.TRẦN HỮU VIÊN)
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là phần lãnh thổ cụ thể với đầy đủ
các đặc tính của nó, bao gồm các yếu tố sau: Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ
nhưỡng, hình dạng và mật độ khoanh thửa, đặc điểm thuỷ văn, địa chất, đặc
điểm thảm thực vật tự nhiên…
Như vậy đối tượng nghiên cứu của QHSDĐ là:
+ Nghiên cứu các chức năng của đất như tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý có hiệu quả
cao kết hợp với việc bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các nghành.

3


2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ nhiều năm
trước. Hiện nay đang được chú trọng phát triển và có vị trí quan trọng trong
phát triển sản xuất. Mỗi nước có cơng tác quy hoạch khác nhau:
Ở Đức và úc: Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, đảm bảo sự
phát triển mục tiêu một cách hài hoà, sau đó mới đi sâu vào quy hoạch chuyên
nghành.
Ở Anh: Bắt đầu xây dựng lại sau chiến tranh, năm 1947 Chính phủ Anh
đã sửa đổi các cơng bố Luật quy hoạch đơ thị và nơng thơn, trong đó xác lập

chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác.
Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý, mọi người muốn khai
thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép khai
thác, trở thành biện pháp chủ yếu của quá trình quản lý quy hoạch đất đai.
Ở Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây: Tiến
hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập hồ
sơ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
Ở các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia: Công tác quy hoạch đất đai
đã bắt đầu phát triển nhưng mới chỉ dừng lại ở mức quy hoạch tổng thể ở các
nghành mà chưa tiến hành làm quy hoạch ở cấp độ nhỏ hơn như ở Việt Nam.
Để có một phương pháp chung làm cơ sở cho cơng tác quy hoạch đất đai ở
phạm vi tồn thế giới, năm 1992 FAO đã đưa ra quan điểm đất đai nhằm sử
dụng một cách có hiệu quả, bền vững, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của hiện
tại và đảm bảo an toàn lương thực cho tương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế
xã hội và môi trường gắn liền với khả năng sử dụng bền vững. Phương pháp
quy hoạch đất đai này được áp dụng ở 3 mức: Quốc gia, huyện, xã.
FAO đã đưa ra phương pháp này nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng
quốc gia đối với các quốc gia đang phát triển thì quy hoạch đất đai chủ yếu
4


phục vụ việc phát triển nông nghiệp đảm bảo cho an tồn lương thực. Cịn quốc
gia phát triển thì quy hoạch đất đai hướng vào bảo vệ, cải thiện môi trường sinh
thái, cảnh quan thiên nhiên.
2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam qua các thời kỳ
Công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta là một lĩnh vực vẫn còn non trẻ,
kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, cơng
nghệ khoa học kỹ thuật cịn lạc hậu, do đó cơng tác quy hoạch cịn gặp nhiều

khó khăn và hạn chế.
Tuy nhiên vấn đề xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vẫn
được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát sao bằng hệ thống chính sách,thể
chế văn bản pháp luật, nó được thể hiện qua từng thời kỳ như sau:
a) Thời kỳ 1975 - 1980
Thời kỳ này Chính phủ đã lập quy hoạch trong cả nước kết quả đạt được
là cuối năm 1980 đã xây dựng xong các phương án quy hoạch phân cùng nông
nghiệp,lâm nghiệp là luận chứng quan trọng để phát triển. Tuy nhiên, hạn chế
lớn nhất trong quy hoạch đất đai thời kỳ này là số liệu điều tra cơ bản về thống
kê đất đai, về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên chưa đầy đủ. Tính khả thi chưa
cao, chưa tính được khả năng đầu tư một cách đầy đủ, chính xác.
b) Thời kỳ 1981 - 1986
Để thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V" Xúc tiến
công tác điều tra cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng, nghiên
cứư chiến lược kinh tế, xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng, kế hoạch cho 5 năm
(1986-1990) ". Chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã yêu cầu các nghành, các điạ
phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo chương trình lập tổng sơ đồ
phân bố phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở nước ta trong thời kỳ 1986 2000 (lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất vùng trọng điểm, khu công nghiệp, khu
du lịch, xây dựng thành phố).

5


Trong thời kỳ này kết quả đã được nâng lên một bước về nội dung và cơ
sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên trong thời kỳ này quy
hoạch sử dụng đất cấp xã đã được đề cập nhưng chưa đầy đủ.
c) Thời kỳ năm 1987 đến khi có luật đất đai năm 1993
Ngày 29/12/1987 Quốc hội VIII thông qua Luất đất đai và chủ tịch hội
đồng Nhà nước công bố ngày 08/01/1988. Đây là luật đất đai đầu tiên được ban
hành và dành một số điều cho quy hoạch. Tuy nhiên Luật đất đai 1988 chưa

nêu rõ ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai.
Ngày 08/01/1992 Tổng cục quản lý ruộng đất đã ra thông tư 106/QHKHRĐ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai tương đối cụ thể và hoàn chỉnh ở
các cấp.
Ngày 18/02/1992 Tổng cục quản lý ruộng đất đã kịp thời ban hành tài liệu
hướng dẫn lập quy hoạch phân bố đất đai cấp xã.
Qua hai năm thực hiện, nhiều tỉnh đã lập xong cho một nửa số xã trong
tỉnh bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên, các cấp lãnh thổ hành chính lớn
chưa được triển khai vì vốn và kinh phí rất lớn.
d) Thời kỳ 1993 - 2003
Ngày 15/10/1993 Luật đất đai sửa đổi được cơng bố và có hiệu lực. Trong
luật này, các điều khoản nói về quy hoạch đã được cụ thể hoá hơn so với Luật
đất đai 1988. Luật đất đai năm 1993 tăng cường quyền hạn của cơ quan quyền
lực nhà nước trong việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Từ nhận thức rõ tầm quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai nói
chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng trong thời kỳ này đất đai được bổ
sung, sửa đổi hai lần vào năm 1998 và 2001. Đồng thời Chính phủ ra nghị định
số : 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch sử dụng đất đai và thông tư
1842/TT-TCĐC hướng dẫn thi hành nghị định 68 của Tổng cục Địa chính. Đây
là cơ sở pháp lý cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

6


e) Thời kỳ từ khi có luật đất đai 2003 đến nay
Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như đảm bảo quyền
quản lý đất đai của Nhà nước theo Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật đất đai năm 2003
ra đời nhằm hồn thiện hơn hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đất đai,
tạo ra các hành lang pháp lý để giải quyết các vấn đề lớn phát sinh trong công
tác quản lý và sử dụng đất. Nghị định 181/2004/NĐ-BTNMT ngày 01/11/2004

của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

7


PHẦN 3
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu QHSDĐ trên địa bàn xã Đông Cứu nhằm phân bổ sử dụng
hợp lý đất đai góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của xã.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá tiềm năng đất đai của xã.
+ Điều tra phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình
quản lý sủ dụng đất của xã Đông Cứu.
+ Đề xuất phương án QH và lập kế hoạch sử dụng đất xã Đông Cứu.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Đơng Cứu.
3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Đông Cứu.
3.2.3. Tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của xã Đông Cứu.
3.2.4. QHSDĐ cho xã Đông Cứu giai đoạn 2008 - 2017.
3.2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của phương án QH.
3.2.6. Đề xuất giải pháp thực hiện phương án.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
1. Phương pháp kế thừa
Công tác quy hoạch sử dụng đất thường được tiến hành lập lại theo định
kỳ và trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch công tác kiểm tra thực
hiện một cách thường xuyên. Vì vậy, các tài liệu thường xuyên được cập nhật

nên có thể sử dụng tốt cho cơng tác quy hoạch tiếp theo. Do đó cần kế thừa để
phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Gồm có:
- Thơng tin về chính sách: Thơng tin về chính sách được thu thập từ các
văn bản pháp quy do nhà nước ban hành: Hiến pháp, pháp luật, chỉ thị, nghị

8


quyết, thông tư, nghị định,…thông tin liên quan đến tổ chức quản lý và sử dụng
tài nguyên…
- Thông tin kinh tế, sản xuất:
+ Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất nơng lâm nghiệp của xã.
+ Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã.
+ Năng suất, sản lượng các loại cây trồng.
+ Thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm trong địa bàn xã và khu vực giáp
ranh.
- Các thông tin về xã hội: Được thu thập ở phịng, thống kê, phịng tài
chính.
+ Dân số, lao động, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, cơ học, trình độ dân trí.
+ Nhu cầu và tình hình sử dụng lao động, giá nhân cơng.
+ Văn hố, giáo dục và y tế, khả năng tiếp nhận và chuyển giao khoa học
kỹ thuật công nghệ.
+ Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thuỷ lợi và các hoạt động dịch vụ
trên địa bàn.
- Thông tin về tài nguyên môi trường: Tổng diện tích đất đai, trữ lượng
các loại rừng, số liệu thời tiết, khí hậu.
- Thu thập các loại bản đồ: Bản đồ hiện trạng, bản đồ địa chính…
2. Phương pháp thống kê
Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm các
đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ

tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố. Về đối tượng nghiên cứu phương
pháp này đề cập đến các vấn đề sau:
- Nghiên cứư tình hình sử dụng đất, cơ cấu, các tính chất về lượng và chất.
- Phân tích đánh giá về diện tích, khoảng cách và vị trí.
- Đánh giá các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật.

9


3. Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal)
- Khái niệm: PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến
khích, lơi cuốn người dân trong nơng thơn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và
phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ chủ động
tự mình đề ra các giải pháp, lập kế hoạch thực hiện các giải pháp nhằm giải
quyết những vấn đề của họ và liên quan đến họ.
Phỏng vấn linh hoạt đối với từng hộ gia đình, từng cá nhân. Để thu thập
được những thông tin và kết quả đạt chính xác cần phải chú ý cách đặt câu hỏi
phỏng vấn, nên đặt câu hỏi mở để người trả lời thoải mái, khách quan, đúng
thực tế,…không nên đặt câu hỏi khép kín khiến người trả lời thiếu khách quan.
Chọn khu và hộ gia đình phỏng vấn:
- Chọn khu phỏng vấn có đặc trưng:
+ Địa hình khơng q phức tạp.
+ Dân cư có mật độ trung bình và phân bố tương đối đồng đều.
+ Trình độ dân trí và phát triển trung bình đại diện cho xã.
+ Tình hình sử dụng đất: Có đủ các kiểu sủ dụng đất.
- Chọn hộ phỏng vấn: Chọn những hộ gia đình khác nhau như hộ giàu, hộ
khá, hộ trung bình thì đưa ra được kết quả khả thi.
4. Phương pháp chuyên gia
Dùng các phương pháp này để thu thập này để thu thập các thông tin liên

quan đến định hướng chiến lược phát triển.
Gặp gỡ và xin ý kiến của các chuyên gia quy hoạch về các vấn đề của đề
tài
- Giới thiệu
- Trình bày mục đích, u câu của đề tài.
- Tìm hiểu khái quát các hoạt động quản lý đất đai trên địa bàn xã.
- Tìm hiểu các thơng tin về hoạt động sản xuất kinh doanh.

10


3.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
1. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của công tác QHSDĐ. Mọi thông tin cần thiết
được thể hiện trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo lập bản đồ với các thông tin về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai của đối tượng quy
hoạch.
Trong QHSDĐ xây dựng 2 loại bản đồ chính: Bản đồ hiện trạng và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất:
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
Hai loại bản đồ trên được xây dựng theo công nghệ bản đồ số, sử dụng
một số phần mềm như: Microstation và Mapinfor. Thông tin trên bản đồ được
thể hiện cụ thể và chi tiết đối với từng loại đất trong phương án quy hoạch.
2. Phương pháp phân tích hiệu quả phương án
- Hiệu quả xã hội:
Có thể đánh giá theo các chỉ tiêu như: Phát triển dân số, giải quyết việc
làm, phát triển đời sống văn hoá tinh thần, giáo dục, y tế, mức độ đầu tư, khả
năng ứng dụng các tiến bộ khoa học,…
- Hiệu quả mơi trường:

Có thể đánh giá thơng qua các hoạt động bảo vệ các yếu tố môi trường
thiên nhiên như: bảo vệ đất, tổ chức sử dụng đất theo quan điểm sinh thái bền
vững.
- Hiệu quả kinh tế:
+ Để đánh giá hiệu quả kinh tế ta sử dụng các chỉ tiêu như: hệ số sử dụng
đất, năng suất, thu nhập của người dân, tăng trưởng kinh tế bình quân…
+ Phương pháp tính:
- Phương pháp động:

11


Giá trị hiện tại của thu nhập ròng NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thi
nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong chu kỳ kinh doanh sau
khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại . Cơng thức tính như sau:
n

Bt − Ct

∑ (l + r )

NPV=

t =o

t

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất.NPV
càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
- Phương pháp tĩnh:

Tổng lợi nhuận

:

P = Tn - Cp

Trong đó:
- P: Tổng lợi nhuận trong 1 năm (đồng)
- Cp: Tổng chi phí trong 1 năm (đồng)
- Tn: Tổng thu nhập trong 1 năm (đồng)
- NPV: giá trị hiện tại thu nhập rịng (đồng)
- Ct: giá trị chi phí ở năm t ( đồng)
- Bt: giá trị thu nhập ở năm t ( đồng)
- t : thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
- r: tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất (%)
3. Phương pháp dự báo
a. Dự báo nhu cầu sử dụng đất:
- Số hộ phát sinh (Hp) được tính theo cơng thức sau: Hp = Ht - Ho
- Số hộ cần cấp đất ở mới: Hm = Hp + Htđ - Htg - Htk
b. Dự báo gia tăng dân số trong tương lai
- Dự báo dân số trong tương lai của mỗi điểm dân cư theo công thức:
P ±V 
Nt = No 1 +



t

100 


- Số hộ gia đình trong tương lai được tính theo cơng thức:
Ht = H0 × N t

N0

12


Trong đó:
- Nt: Dân số năm quy hoạch

- Ht: Số hộ trong tương lai

- No: Dân số năm hiện trạng

- Ho: Số hộ hiện tại

- P: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

- Htk: Số hộ thừa kế

- V: Tỷ lệ tăng dân số cơ học

- Hp: Số hộ phát sinh

- t: Số năm dự tính

- Htđ: Số hộ tồn đọng
- Hm: Số hộ có nhu cầu đất ở


13


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Xã Đơng Cứu nằm ở phía Tây Bắc huyện Gia Bình, cách trung tâm huyện
lỵ 2 km theo Tỉnh lộ 280 và cách thị xã Bắc Ninh 21 km.
Phía Bắc giáp xã Song Giang
Phía Nam giáp xã Đại Bái và thị trấn Gia Bình
Phía Đơng giáp xã Xn Lai
Phía Tây giáp xã Lãng Ngâm
Nói chung xã Đơng Cứu có vị trí thuận lợi để giao lưu hàng hóa nội huyện
với xã Bắc Ninh cũng như thành phố Hà Nội.
4.1.1.2. Địa hình,địa mạo
Xã Đơng Cứu nằm trong vùng địa hình bằng phẳng của huyện Gia Bình,
độ dốc bình quân từ 0°-3° độ theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Độ cao trung
bình so với mặt nước biển khoảng 3 – 5 m. Với địa hình thấp, thoải, xã Đơng
Cứu có thế mạnh về sản xuất nơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ.Mức độ chia cắt địa mạo trong xã khơng nhiều.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu khí tượng trạm Bắc Giang và các trạm lân cận cho thấy xã
Đông Cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa
nhiều, mùa Đơng ít mưa, lạnh và khơ.Lượng mưa bình qn khơng lớn và phân
bố theo mùa, ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
+ Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm: 23,4°C.
Nhiệt độ trung bình cao nhất năm: 26.9°C.

Nhiệt độ trung bình thấp nhất năm: 20.5°C.

14


Tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8 (có khi nhiệt độ bình qn
tháng lên tới 31°- 33°C). Tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có
khi xuống tới 3 - 5°C).
+ Mưa:
Lượng mưa trung bình nhiều năm 1518.4 mm được phân bố không đều
trong năm.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng
mưa năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, dễ gây ngập úng ở
những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập không kéo dài.
Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ
chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm, nhất là các tháng 12, 1 có lượng mưa
rất thấp. Trong mùa này lượng bốc hơi cao ảnh hưởng tới trồng trọt nếu khơng
có hệ thống tưới.
+ Bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình năm 1.012.2 mm. Lượng bốc hơi tập trung
nhiều vào các tháng 5, 6, 7 (trên 100mm/tháng), các tháng còn lại lượng bốc
hơi phân bố khá đều.
+ Độ ẩm khơng khí:
Độ ẩm khơng khí trung bình năm khá cao 81 - 82%. Bình qn các tháng
mùa mưa độ ẩm khơng khí đạt 85%, và trong các tháng mùa khô độ ẩm khơng
khí là 76 -80%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12: 76%
+ Gió:
Trong vùng có hai mùa gió chính: Gió mùa Đơng bắc thịnh hành trong
mùa khơ, với tốc độ gió trung bình 2.2 m/s. Trong mùa mưa, hướng gió thịnh
hành của vùng là gió mùa Tây Nam với tốc độ trung bình 2,4 m/s. Chuyển tiếp

giữa hai mùa có gió Tây Bắc. Gío trong vùng khơng ảnh hưởng nhiều tới sản
xuất và sinh hoat của nhân dân.
Tuy trong vùng khơng hay có bão nhưng thường xảy ra các cơn dơng.
Trong cơn dơng thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn và hiện tượng sấm, sét.

15


Nhìn chung xã Đơng Cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng
mưa trung bình khơng lớn, có nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng.
Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và có thể làm nhiều
vụ trong năm.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Sơng Lai (thụơc hệ thống sơng Cầu) chảy qua phía Bắc xã Đông Cứu.
Mực nước sông biến động giữa 2 mùa: Mùa khô vào mùa mưa. Vào mùa khô,
mực nước sơng thấp, muốn khai thác cần có hệ thống trạm bơm, ngược lại vào
mùa mưa, mực nước sông dâng cao, việc tiêu úng gặp khó khăn, đơi khi xảy ra
ngập úng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân các vùng ven sông.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của xã 645.76 ha. Theo đặc điểm thổ nhưỡng thì
đất đai của xã chủ yếu là đất phù sa cổ, có tầng đất khá dầy, có khả năng trồng
nhiều loại cây. Tuy nhiên tình trạng đất hiện nay đang bị thối hố do canh tác
nhiều năm, mà lượng phân hữu cơ bón chưa đủ để cải tạo đất.
b. Tài nguyên rừng
Rừng của xã Đơng Cứu đang dần dần phục hồi nhờ chính sách phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, với diện tích rừng trồng là 26.4 ha chủ yếu là đất rừng
đặc dụng.
Thảm thực vật tự nhiên của xã đến nay khơng cịn, thay vào đó là diện tích
đất rừng trồng với nhiều loại cây trồng khác nhau: Thông Mã vĩ, Trám đen,

Keo lá tràm, Lát hoa, Keo tai tượng, Lim xanh...Tuy nhiên, do thời gian bỏ
hoang dài nên đất bị bạc màu, xói mịn ảnh hưởng đến q trình phát triển và
sinh trưởng của cây.
Trước đây, động vật rừng của khu vực rất phong phú, đa dạng, có các lồi:
Hổ, Báo, Hoẵng, Nai,...Do rừng bị tàn phá nên các loài chim thú khơng cịn.
Hiện nay chỉ cịn một số lồi chim thú sống phổ biến ở đồng bằng như: Cầy,
Cáo, các loài chuột...Cò Lửa, Sáo, Bồ Câu, Chào mào, Sẻ (với số lượng không

16


đáng kể), các loài Cạp Nong, Cạp Nia, Hổ mang, Rắn ráo... và Êch nhái, Cóc
vàng, Cóc tía.
c. Các loại tài nguyên khác
- Tài nguyên nước mặt: Xã Đông Cứu tiếp giáp với sơng Lai ở phía Bắc,
lượng nước sơng khá dồi dào, có thể cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trong xã. Qua thực tế sử dụng cho thấy chất lượng nước mặt ở đây
khá tốt, có thể phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong xã.
- Tài nguyên nước ngầm: Chưa có những nghiên cứu chi tiết về nước
ngầm trong vùng, nhưng qua thăm do một số giếng nước trong khu dân cư cho
thấy mực nước ngầm khá sâu (25 – 30 m), chất lượng nước khá tốt có thể sử
dụng cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
- Tài nguyên khoáng sản: Cho đến nay, trên địa bàn xã chưa phát hiện ra
loại khoáng sản nào đáng kể.
4.1.1.6. Thực trạng mơi trường
Nói chung mơi trường của xã Động Cứư đang còn tốt do mật độ dân số
còn chưa cao, chưa chiụ ảnh hưởng nhiều bởi các nghành công nghiệp. Tuy
nhiên mơi trường đất trong xã đang bị thối hóa qua q trình canh tác lâu năm.
Mơi trường nước cũng bị ảnh hưởng do độ che phủ trong xã nói riêng và tồn
vùng nói chung bị giảm. Ý thức bảo vệ mơi trường của nhân dân trong xã cịn

chưa cao tuy đã có nhiều tiến bộ.
Tóm lại, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của xã thích hợp
phát triển nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để đảm bảo đời sống
ngày một đi lên của nhân dân trong xã góp phần giữ vững an ninh chính trị và
giữ được môi trường sinh thái.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 .Tăng trưởng kinh tế
Xã Đông Cứu là xã thuần nông, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất
nơng nghiệp với cây lúa là chính. Cùng với sự phát triển chung của huyện, nền
kinh tế của xã trong những năm gần đây đã có những tăng trưởng đáng kể. Mức

17


thu nhập bình quân của nhân dân trong xã năm 2007 tăng gấp 1.3 lần so với
năm 2002, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 7.5%/năm.
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua là không
lớn, nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu sản xuất
nơng nghiệp lại có sự chuyển dịch khá mạnh. Trước đây nền nông nghiệp cuả
xã là sản xuất lúa, các loại cây màu ngắn ngày và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đến nay sản phẩm nông nghiệp của xã đã đa dạng hơn, với các loại rau, màu,
thuỷ sản...chiếm tỷ trọng lớn trong các sản phẩm nông nghiệp của xã.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a).Ngành kinh tế nông nghiệp
Trên 70% dân số của xã sống dựa vào nơng nghiệp, trong đó một phần
dựa vào sản xuất chuyên lúa. Những hộ chuyên trồng trọt thường có mức sống
không cao. Trong những năm gần đây, xã đã mạnh dạn đưa những cây trồng có
giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: Dưa gang ở Bảo Tháp, Cứu Sơn, Ơt xuất
khẩu ở Bảo Tháp, Yên Việt, và đưa khoai tây giống mới KT3 vào trồng thí

điểm, cho hiệu quả kinh tế khá cao. Bình quân lương thực tồn xã đạt 518
kg/người/năm 2007.
Những hộ chun chăn ni có mức sống trung bình tuy chưa ổn định
(phụ thụơc vào giá bán sản phẩm). Ngồi các sản phẩm chăn ni thơng thường
như lợn, gia cầm, trong xã cịn có đàn Dê ở Yên Việt, cá ở Đông Cao, Bảo
Tháp.
Đa số các hộ cịn lại là làm nơng nghiệp tổng hợp: Vừa sản xuất lúa, vừa
chăn ni; số hộ này có mức sống khá hơn và ổn định qua các năm.
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong xã đã có
những chuyển đổi mạnh mẽ từ lúa đơn thuần sang nuôi trồng thuỷ sản.
b). Ngành kinh tế công nghiệp
Nền công nghiệp trên địa bàn xã đến nay hầu như chưa có gì. Khả năng
một số nghành cơng nghiệp nhỏ sẽ phát triển trong những năm sau kỳ quy

18


hoạch (sau 2017) ở xã như cơ khí sửa chữa, công nghiệp phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Trong kỳ quy hoạch 2008 - 2017 dự trù một quỹ đất cho phát triển các
khu công nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn xã.
c). Ngành kinh tế dịch vụ
Các ngành kinh tế dịch vụ trong xã chưa phát triển, hiện tại mới có một số
hộ tư nhân làm dịch vụ tổng hợp phục vụ đời sống và sinh hoạt cho nhân dân
trong xã. Một số hộ làm dịch vụ sản xuất nông sản, cung ứng vật tư nông
nghiệp và thu gom sản phẩm khi đến vụ, các dịch vụ này hầu hết ở quy mô nhỏ.
Trong tương lai khi sản xuất hàng hố của xã phát triển thì khu vực kinh tế dịch
vụ sẽ phát triển theo.
4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Tính đến đầu năm 2007, tồn xã có 7309 người, 1820 hộ. Lao động
chiếm khoảng 44% tổng dân số. Tốc độ tăng dân số bình qn 1,0%/năm. Mật

độ dân số bình qn tồn xã 1132 người/1km². Trong xã, phần lớn nhân dân
trong xã theo Đạo Phật, một số hộ (25) theo Đạo Thiên chúa.
Trên 70% số hộ trong xã sống bằng lao động nông nghiệp, sản phẩm chủ
yếu là lúa, đậu, lạc, rau màu, cá...Nói chung đời sống của nhân dân trong xã
dần được cải thiện tuy cịn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân khoảng 3,2
- 3,6 triệu đồng/người/năm.
Trong những năm gần đây dưới sự động viên của Đảng uỷ, Uỷ ban, nhân
dân trong xã đã phấn đấu xoá hết hộ đói, giảm hộ nghèo cịn 7,2%, tăng tỷ lệ hộ
giầu lên 25%.
4.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Là một xã gần trung tâm huyện lỵ nhưng xã Đơng Cứu khơng có đất đơ
thị.
Khu dân cư nông thôn của xã được phân bố thành 6 thôn: Thôn Đông Cao,
Hiệp Sơn, Nghĩa Thắng, Mỏ Tháp, Yên Việt và Cứu Sơn. Dân cư phân bố
trong các thôn tương đối tập trung. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2007 thì
tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn của xã là 167.66 ha, bằng 25,96% tổng

19


diện tích tự nhiên của xã. Trong khu dân cư nơng thơn thì đất nơng nghiệp có
26,92 ha chiếm 16,06%, đất phi nơng nghiệp có 140,74 ha chiếm 83,94%.
Trong đất phi nơng nghiệp thì đất ở nơng thơn có 113,20 ha chiếm 67,52% diện
tích đất khu dân cư nơng thơn của xã.
4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
1). Giao thông
Đông Cứu nằm trên trục đường liên xã (đường nhựa còn tốt) nối với thị
trấn Gia Bình và thơng với đường tỉnh lộ 280 và 282. Đây là tuyến đường giao
thông đối ngoại quan trọng của xã, mọi giao lưu hàng hoá bên ngồi đều thơng
qua các tuyến đường này.

Trong xã cịn có hệ thống đường liên xã, liên thơn khá hồn chỉnh, tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên một số
tuyến còn là đường đất, đi lại khó khăn trong mùa mưa, cịn lại hệ thống đường
nơng thơn của xã đã được bê tơng hố hoặc lát gạch đáp ứng khá tốt cho nhu
cầu đi lại của nhân dân, tuy nhiên để hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn
cũng như giao thông nội đồng thì cần được nâng cấp và mở rộng một số tuyến
đường trong tương lai.
2). T huỷ lợi
Trong xã có tuyến đê sơng Lai dài 1,3 km, dịng chảy qua địa phận xã khá
sâu, khi mực nước dâng cao cũng có thể gây lũ lụt vùng đất xung quanh nếu
tuyến đê không đảm bảo. Hệ thống thuỷ lợi của xã chủ yếu là một số trạm bơm
tưới và hệ thống kênh mương dẫn nước, đến nay hệ thống thuỷ lợi của xã đã
khá hồn chỉnh. Trong xã khơng có các hồ chứa mang tính điều tiết mà chỉ có
các hồ trữ nước nuôi trồng thuỷ sản. Trong tương lai đến năm 2017 khơng cần
xây dựng thêm các cơng trình thuỷ lợi mà chỉ nâng cấp, bê tơng hố một số
tuyến kênh mương, diện tích chiếm đất của hệ thống thuỷ lợi sẽ khơng tăng
Tuy nhiên do điều kiện địa hình mà việc tiêu úng hàng năm gặp khó khăn,
một số khu ruộng canh tác phụ thụôc vào thiên nhiên, dẫn đến năng suất bấp
bênh, ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân trong xã.

20


3). Giáo dục - đào tạo
Hiện tại trong xã có 1 trường tiểu học (cấp I với 25 lớp - 700 học sinh,
trường 5 năm liền đạt tiêu chuẩn trường tiên tiến)
Một trường trung học cơ sở (cấp II với 13 lớp, 596 học sinh, liên tục là
trường đạt khá và tiên tiến)
Trong xã có 7 lớp mầm non với 295 học sinh, trong đó có 61% học sinh
bán trú, trường được xếp loại khá toàn diện.

Hiện tại tổng số phòng học của các bậc học trong xã là 48 phịng, trong đó
số phịng học kiên cố là 26 phịng bằng 68,7%, có thể đáp ứng được nhu cầu
học tập cho học sinh trong độ tuổi hiện tại.
Hầu hết trẻ em đến tuổi (6 tuổi) đều được đến trường, tuy nhiên ở trường
tiểu học vẫn cịn tình trạng học 2 ca, các điều kiện phục vụ học bán trú còn hạn
chế. Tỷ lệ mù chữ còn khoảng 2 -3%, chủ yếu ở những người lớn tuổi.
4). Y tế
Hiện tại trong xã đã có 1 trạm xá nằm trong khu trụ sở cơ quan (gần khu
Uỷ ban nhân dân xã). Trạm xá này có thể đáp ứng được nhu cầu khám, chữa
một số bệnh thông thường cho nhân dân và đáp ứng được các yêu cầu của y tế
cộng đồng đặt ra như tiêm chủng mở rộng, phòng ngừa dịch bệnh trên địa bàn
xã.
5). Văn hoá
Các phong trào văn hoá của xã được phát động thường xuyên, từ các xã
đến các thơn. Ở khu Uỷ ban xã có nhà văn hố trung tâm, ở hầu hết các thơn đã
có nhà văn hố thơn. Vị trí các nhà văn hố thường nằm trong khu vực trụ sở
các thơn.
Các chính sách xã hội cũng được quan tâm, đã làm tốt công tác đền ơn đáp
nghĩa đối với những gia đình có cơng với Cách mạng, gia đình thương binh, liệt
sỹ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong xã có những tệ nạn xã hội như
ma tuý, trộm cắp, mâu thuẫn về kinh tế, các vụ kiện xảy ra nhiều, trong đó

21


×