1
MỤC LỤC
1
2
Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa của cụm từ, cụm từ viết tắt
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CD Chuyên dùng
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
CP Chính phủ
CT Công trình
FAO Tổ chức lương thực thế giới
KD Kinh doanh
KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất
NĐ Nghị định
NQ Nghị quyết
NTTS Nuôi trồng thủy sản
QĐ Quyết định
QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
SX Sản xuất
TT Thông tư
UBND Ủy ban nhân dân
2
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
3
4
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan
trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh-quốc phòng. Nó luôn gắn bó trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với đời sống mỗi con người. Song đất đai lại có thuộc tính tự
nhiên vốn có của nó, đó là có vị trí cố định, có giới hạn về diện tích (có giới
hạn về không gian) vô hạn về thời gian sử dụng.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và việc thay đổi cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã làm cho đất nước có nhiều thay đổi đáng kể
như: Hình thành nên nhiều khu công nghiệp tập trung, quá trình đô thị hóa và
tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, thị trường bất động sản ngày càng sôi
động, việc mở rộng và hoàn thiện mạng lưới giao thông để phục vụ phát triển
kinh tế xã hội đã làm cho đất đai ngày càng có giá trị đúng như câu nói của
nhân dân ta: “ Tấc đất, tấc vàng”
Tuy nhiên kinh tế xã hội phát triển mạnh cùng với sự gia tăng dân số đã
làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng. Những sai lầm
của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến hủy hoại môi trường
đất. Một số công năng nào đó của đất bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai ngày
càng trở nên quan trọng và mang tính chất toàn cầu. Với sự phát triển không
ngừng của sức sản xuất, công năng của đất cần được nâng cao theo hướng đa
dạng, nhiều tầng nấc đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao đồng
thời duy trì được sức sản xuất của đất để truyền lại lâu dài cho thế hệ sau
Xuất phát từ yêu cầu chung của các địa phương trong cả nước là xây
dựng một cơ cấu sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu
quả cao và bảo vệ nguồn tài nguyên đất góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát
triển tiến tới cải thiện nâng cao đời sống của người dân. Bởi vậy mỗi đơn vị
4
4
5
hành chính nhất thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch đất đai
mang tính chất dự báo và thể hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước, của các ngành và các vùng lãnh thổ trên từng địa bàn cụ thể
theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Một thực tế đang tồn
tại ở các địa phương, đặc biệt là ở cấp xã việc thực hiện quy hoạch sử dụng
đất đai thường làm không đúng theo quy trình nên không đạt được hiệu quả
cao, quy hoạch phải làm đi làm lại nhiều lần gây tốn kém cả về công sức, thời
gian và tiền bạc. Vì vậy việc đánh giá kết quả quy hoạch sử dụng đất để kịp
thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện của các
phương án quy hoạch sử dụng đất hiện nay là rất cần thiết.
Xã Tân Tiến là một xã đang có nhiều chuyển biến trong phát triển kinh
tế - xã hội, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
quốc phòng an ninh đều tăng. Trong khi nguồn tài nguyên đất đai có hạn và
chưa được khai thác đưa vào sử dụng có hiệu quả. Vì vậy đòi hỏi công tác
quy hoạch sử dụng đất cần đáp ứng được các mục tiêu phân bố và bố trí lại
quỹ đất hợp lý, đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường tự
nhiên cũng như môi trường xã hội tại địa bàn xã.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Tài
Nguyên và Môi Trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của cô giáo: Th.s Vũ Thị Quý, em tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Tân
Tiến - huyện Bạch Thông - tỉnh bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010”.
1.2. Mục đích của đề tài
Tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã
Tân Tiến giai đoạn 2006 - 2010.
Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp trong
việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tân Tiến.
5
5
6
Đánh giá thực trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn xã Tân Tiến về số
lượng, chất lượng, phân bố loại hình sử dụng, hiệu quả sử dụng đất, xu thế
biến động các loại đất, mức độ đáp ứng nhu cầu đất đai cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của xã.
Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thực hiện quy
hoạch sử dụng đất, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực
hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Tân Tiến trong các giai đoạn sau.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và trang bị những
kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và sử lý thông tin của sinh
viên trong quá trình làm đề tài.
Qua quá trình nghiên cứu về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
tại xã sẽ rút ra được những tồn tại, thiếu sót của công tác thực hiện quy hoạch
và những nguyên nhân chủ yếu, từ đó có các giải pháp phù hợp để khắc phục.
6
6
7
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển
kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Cho tới nay có nhiều định nghĩa về đất đai nhưng định nghĩa của
Đocutraep (1987), nhà thổ nhưỡng học người Nga được thừa nhận rộng rãi
nhất. Theo ông thì: “Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian
dài do kết quả tác động của 5 yếu tố là đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và
thời gian”. (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2006) [2].
Theo cách định nghĩa của FAO: “ Đất đai là một tổng thể vật chất bao
gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất
đó”. Như vậy đất đai là một phạm vi không gian như một vật mang những giá
trị theo ý niệm của con người. Theo cách định nghĩa này đất đai thường được
gắn với một giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện tích
đất đai khi có sự chuyển quyền sở hữu. (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2006) [2].
Cũng có những quan điểm tổng hợp hơn cho rằng đất đai là những tài
nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế xã hội của một tổng thể vật chất.
“ Đất đai” về thuật ngữ khoa học được hiểu là một diện tích cụ thể của
bề mặt trái đất bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước
(hồ, sông, suối, đầm lầy ), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm
và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định
cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để
lại.(Nguyễn Đình Thi, 2007) [6].
2.1.1.2. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người, tồn tại ngoài ý
muốn của con người và ngay từ kì sơ khai thì con người đã biết sử dụng đất
để phục vụ cho đời sống của mình: để ở và sản xuất
Đất đai là điều kiện vất chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và
hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao
động, do đó đất đai là “ Tư liệu sản xuất”. Tuy nhiên đất đai có những tính
chất đặc biệt khác với các tư liệu sản xuất khác:
7
7
8
- Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận
thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện
tự nhiên của lao động, chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội
dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất. Trong khi
đó các tư liệu sản xuất khác là kết quả của sức lao động do con người tạo ra.
- Tính hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất
bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên bề mặt địa cầu. Các tư liệu sản xuất khác
có thể tăng về số lượng, chế tạo lại tùy theo nhu cầu xã hội.
- Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm
lượng dinh dưỡng, các tính chất lý hóa, quyết định bởi yếu tố hình thành đất
cũng như chế độ sủ dụng đất khác nhau. Các tư liệu sản xuất khác có thể đồng
nhất về tiêu chuẩn, quy cách.
- Tính không thay thế: Thay thế đất bằng tư liệu sản xuất khác là không
thể làm được. Các tư liệu sản xuất khác, tùy thuộc vào mức độ phát triển của
lực lượng sản xuất có thể thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn,
có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Tính cố định về vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định về vị trí trong sử
dụng. Các tư liệu sản xuất khác được sử dụng mọi chỗ mọi nơi, có thể di
chuyển trên các khoảng cách khác nhau tùy theo sự cần thiết.
- Tính vĩnh cửu: Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu. Nếu biết sử dụng
hợp lý trong sản xuất nông nghiệp đất sẽ không bị thoái hóa, ngược lại có thể
tăng tính chất sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng đất. (Lương Văn Hinh và
cộng sự, 2003) [5].
2.1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển
kinh tế - xã hội, môi trường
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất trong xã hội
nhưng với từng ngành cụ thể nó có vai trò khác nhau:
+ Đối với ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho
tàng dự trữ trong lòng đất (các khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm
được tạo ra không phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực
vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong lòng đất.
+ Đối với nông lâm - nghiệp: Đất không chỉ là cơ sở không gian, là
điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành sản xuất này mà đất còn
8
8
9
là yếu tố tích cực của sản xuất. Quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp còn liên
quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên của đất.
+ Đối với môi trường: Đất được coi như một “hệ đệm”, như một “phễu
lọc” luôn luôn làm trong sạch môi trường với tất cả các chất thải thông qua
hoạt động sống của vi sinh vật nói chung và con người nói riêng.
2.1.2. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai
QHSDĐ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3
tính chất:
- Kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất)
- Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây
dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu….)
- Pháp chế (xác định tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật)
Thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo
điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ nhưỡng
và lãnh thổ để mang lại lợi ích cao, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều
chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc
biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ
đất và môi trường.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm về QHSDĐ như sau:
“ Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ,
hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất
đai (khoanh định cho các mục đích của các ngành) và tổ chức sử dụng đất
như một tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”.
(Vũ Thị Quý, 2006) [13].
2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.3.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
* Theo Luật Đất Đai 1993
Điều 13 quy định 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
“1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ
địa chính.
2. Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất.
9
9
10
3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức
sử dụng các văn bản đó.
4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng
sử dụng đất
6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ,thể lệ quản lý, sử dụng đất.
7. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.”
* Theo luật 2003
Khoản 2 điều 6 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai
như sau:
“1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản Đó
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất.lập bản đồ địa chính bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
4. Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất,lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Quản lý tài chính về đất.
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
11. Thanh tra kiểm tra việc tranh chấp các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, Giải quyết khiếu nại tố cáo các
vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.”
10
10
11
2.1.3.2. Các nghị định, thông tư hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai
Chương II, điều 17 hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992 đã nêu rõ: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lý ” điều 18 Luật Đất đai 2003 quy định: “ Nhà nước thống
nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo đúng mục
đích và có hiệu quả ”
- Nghị quyết số 29/2004/QH11 ra ngày 15
tháng 6 năm 2004 của quốc
hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm
2005 của cả nước.
- Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ra ngày 29
tháng 10 năm 2004 của
chính phủ về hựớng dẫn thi hành luật đất đai.
- Thông tư 30/2004/TT - BTNMT ra ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT ra ngày 30 tháng 06 năm 2005
của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc ban hành quy trình lập và điều
chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 68/2001/NĐ- CP ngày 1/10/2001 của thủ tướng chính
phủ về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 1842/2001/TT- TCĐC ngày 1/11/2001 của tổng cục địa
chính về hướng dấn thi hành nghị định số 68/2001/NĐ- CP ngày 1/10/2001
của chính phủ về quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất.
2.1.3.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy
hoạch sử dụng đất
* Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất(Luật đất đai 2003)
Điều 21 Luật Đất đai 2003 quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
“1. Phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hôi, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;
kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
11
11
12
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu
sử dụng đất của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích - lịch sử, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định,
xét duyệt trong cuối năm của kỳ trước
* Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất(Luật đất đai 2003)
Điều 22 Luật Đất đai 2003 quy định khi lập quy hoạch sử dụng đất phải
theo căn cứ sau:
“1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các
địa phương;
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường;
4. Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
5. Định mức sử dụng đất;
6. Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
7. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của kỳ trước.”
* Nội dung quy hoạch sử dụng đất.(Luật đất đai 2003)
Điều 23 Luật Đất đai 2003 quy định nội dung cần thiết khi QHSDĐ
như sau:
“1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
2. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
3. Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh;
4. Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án;
5. Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ
môi trường.
6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.”
Điều 24 Luật đất đai 2003 quy định kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất như sau:
12
12
13
“- Kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là
mười năm.
- Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn
là năm năm.”
* Thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất(Luật đất đai 2003)
Điều 25 Luật Đất đai quy định thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất như sau:
“1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của cả nước.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực
hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
3. Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của thị trấn thuộc huyện
Ủy ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương,
Ủy ban nhân dân xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của các
đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân xã không thuộc khu vực phát triển đô thị trong
kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch
của địa phương.
5. Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn
với thửa đất (sau đây gọi là sử dụng đất quy hoạch chi tiết); trong quá trình
lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện lập quy hoạch
sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của người dân.
Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn, được lập chi tiết gắn với
thử đất (sau đây được gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết).
6. Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình lên Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình lên cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
13
13
14
7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.”
Điều 26 Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền quyết định, xét duyệt
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
"1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước
do chính phủ trình.
2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch của từng đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
4. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 Điều 25 của
Luật này."
* Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi đã được phê
duyệt (Luật đất đai2003)
Điều 29 Luật Đất đai quy định:
"1. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cả nước; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương cấp dưới trực tiếp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành
vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố.
2. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có
diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất tiếp tục sử dụng theo mục
đích đã được công bố trước khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người
sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi
thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động
sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với
14
14
15
đất phải thu hồi làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Diện tích ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu
hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc chuyển mục đích sử dụng đất mà sau
ba năm không được thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất thì cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và
công bố. "
2.1.4. Sự cần thiết phải đánh giá quy hoạch sử dụng đất
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày
càng tăng, đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và đô thị hóa đã
dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm. Việc phát triển các khu
công nghiệp ồ ạt đẫ dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp như: đầu cơ đất, nhiều dự
án đầu tư không khả thi dẫn đến quy hoạch treo, sử dụng đất lãng phí, bỏ
hoang, sử dụng không đúng mục đích Trong khi đó nhiều dự án khả thi lại
không có đất làm mặt bằng xây dựng, nông dân không có đất để sản xuất
nông nghiệp, thất nghiệp gia tăng.
Mặt khác dân số tăng nhanh, nhu cầu sử dụng đất ở tăng. Vì vậy Nhà
nước phải quy hoạch khu dân cư mới, phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp sang đất ở cho nhân dân. Một yêu cầu đặt ra là quy hoạch như
thế nào để cân đối được nhiệm vụ chiến lược an ninh lương thực quốc gia và
sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Chính vì vậy sau mỗi kì quy hoạch
chúng ta phải đánh giá công tác thực hiện QHSDĐ nhằm tìm ra những mặt
tích cực và hạn chế của từng phương án QHSDĐ cụ thể để từ đó có những
bước điều chỉnh khắc phục cụ thể những tồn tại trong kì quy hoạch tiếp theo
2.1.6. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch
sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên cơ sở hoặc căn cứ
chung nhất:
- Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch
- Số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch
- Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội
dung và phương pháp quy hoạch.
Đối với nước ta, Luật đất đai năm 1993 (Điều 16, 17, 18) quy định:
Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
15
15
16
Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ có 4 dạng sau:
+ Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cả nước.
+ Quy hoạch sử dụng đất các vùng.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành
chính là: Phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế. Khai thác
tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích. Hình thành phân bố các tổ hợp
không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả tổng hòa giữa 3 lợi ích kinh tế -
xã hội - môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất theo ngành có 5 dạng sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
+ Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
+ Quy hoạch sử dụng đất khu dân cư nông thôn.
+ Quy hoạch sử dụng đất đô thị.
+ Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng.
Đối tượng của QHSDĐ theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử
dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành (trong phạm vi ranh giới đã
được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng.
QHSDĐ theo ngành có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của lực lượng
sản xuất, với kế hoạch sử dụng đất và phân vùng của cả nước. Khi tiến hành
cần có sự phối hợp chung của nhiều ngành.
QHSDĐ theo lãnh thổ và theo ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trước tiên Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của cả nước và
hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện đất đai hiện có để quy hoạch tổng thể
sử dụng các loại đât. Các ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể
kinh tế xã hội để xây dựng QHSDĐ cụ thể cho từng ngành. Như vậy quy
hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho QHSDĐ theo
ngành. (Lương Văn Hinh và cộng sự, 2003) [5].
16
16
17
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trong nước và ngoài nước
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ nhiều
năm trước đây. Hiện nay nó vẫn đang được chú trọng phát triển, nó có vị trí
quan trọng trong quá trình sản xuất. Mỗi nước lại có những phương pháp quy
hoạch khác nhau:
Ở Liên Xô cũ:
Sau khi cuộc cách mạng vô sản thành công thì chính quyền Liên Xô đã
xác định ra 2 nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần phải làm nagy đó là:
+ Tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
+ Phát triển kinh tế đồng bộ nhằm xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa
thành thị và nông thôn.
Sau thời gian dài cố gắng, chính quyền và nhân dân Liên Xô đã thu
được nhiều kết quả đáng biểu dương khích lệ. Đời sống của nhân dân không
những đầy đủ về mặt vật chất mà còn thoải mái về mặt tinh thần, đời sống
nhân dân ở nông thôn không còn cách xa so với thành thị. Đây là thực tế
chứng tỏ lý luận và thực tiễn trong vấn đề quy hoạch ở nông thôn ở Liên Xô
là một thành công lớn.
Theo Acondukhop và Amikhalop phần thiết kế quy hoạch ở nông thôn
dựa trên điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Quá trình
thực hiện quy hoạch phải giải quyết một loạt các vấn đề sau:
+ Quan hệ giữa các khu dân cư với vùng sản xuất, khu vực canh tác.
+ Quan hệ giữa khu dân cư với giao thông bên ngoài.
+ Hệ thống giao thông nội bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Các công trình văn hóa công cộng (trường học, trạm xá, sân thể thao)
tạo nên được môi trường sống trong lành yên tĩnh.
+ Quy hoạch khu dân cư mang nét của đô thị hóa, giải quyết thỏa mãn
các nhu cầu của con người.
Quy hoạch nông thôn của Amikhalop và Acondukhop đã thể hiện nội
dung: Mỗi vùng dân cư làng xã có một trung tâm gồm các công trình công
cộng và nhà ở có dạng giống nhau, có nông trang viên.
Đến giai đoạn sau trong các công trình quy hoạch nông thôn của
G.Deleur và Ikhokhon đã đưa ra sơ đồ vùng lãnh thổ gồm 3 cấp trung tâm
+ Trung tâm của huyện.
17
17
18
+ Trung tâm thị trấn của tiểu vùng.
+ Trung tâm của làng xã.
Quy hoạch nông thôn đã khai thác triệt để mặt bằng tổng thể các nhà ở,
khu sản xuất, khu văn hóa được bố trí hợp lý theo kiểu tổ chức quy hoạch đô
thị. Nhà ở được chia vùng với những lô đất tăng gia nhỏ và xây dựng theo hệ
thống quản lý nhà nước. Bố trí không gian rộng rãi theo thiết kế chung không
gây lộn xộn. Đây là thành công của Liên Xô trong quá trình thực hiện quy
hoạch phát triển nông thôn mà một số nước cần học tập kinh nghiệm để vận
dụng vào điều kiện cụ thể của nước mình.
Ở Thái Lan:
Thái Lan - con rồng vàng Châu Á, một đất nước phồn thịnh có nền kinh
tế rất phát triển, đời sống nhân dân đầy đủ, ấm no hạnh phúc. Để có được
thành quả như ngày hôm nay thì ngoài định hướng phát triển kinh tế đúng
đắn, chính phủ Thái Lan còn có những quyết định quan trọng trong quá trình
quy hoạch. Những quyết định đó được thể hiện thông qua các văn bản, luật
đất đai được ban hành.
Các văn bản luật đất đai luôn được ban hành và sửa đổi để phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Luật đất đai năm 1954 ra đời mang lại rất nhiều thanh công cho đất nước
này, song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần khắc phục: Sự phân hóa giàu
nghèo nagỳ càng tăng, tình trạng nông dân không có đất để sản xuất… Đến
năm 1973 chính phủ đã sửa đổi luật ruộng đất trong đó quy định rõ:
+ Bảo vệ người làm thuê, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển.
+ Chủ sử hữu ruộng đất phải là người trực tiếp sản xuất.
+ Quy định hạn sử dụng đất cho mỗi hộ gia đình. Nếu quá hạn sử dụng
đất nông nghiệp sẽ trưng mua với giá thanh toán hợp lý.
Kết quả sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm Thái Lan đã đạt được sự
tăng trưởng kinh tế rõ rệt, các vùng nông thôn đều có cơ sở hạ tầng và mạng
lưới giao thông phát triển, dịch vụ công cộng nâng cao, đời sống nông thôn
được cải thiện không ngừng.
2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng dất ở Việt Nam qua các thời kỳ
2.2.2.1. Tình hình chung
Ngay sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định rõ 2 nhiệm vụ trọng tâm:
18
18
19
+ Củng cố và bảo vệ đất nước.
+ Phát triển kinh tế - xã hội đưa đất nước đi lên đảm bảo đời sống nhân
dân được ấm no, hạnh phúc.
Song song với sự phát triển đi lên của đất nước thì vấn đề quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế nông thôn được Đảng và Nhà nuwóc quan tâm. Dù
ở mức độ nào thì cũng chung mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cũng như bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân dân.
Công tác QH, KHSDĐ ở Việt Nam được tiến hành trên khắp phạm vi
lãnh thổ. Phương án quy hoạch là 10 năm, kế hoạch là 5 năm phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng trên cơ sở khai thác
có hiệu quả mọi tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện kinh tế -
xã hội và thế mạnh của từng vùng.
Trải qua nhiều năm thực hiện quy hoạch tổng thể trên phạm vi rộng thì
bộ mặt vùng nông thôn Việt Nam đã biến đổi rõ rệt: Nông nghiệp được phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa, các lành nghề truyền thống đã được khôi
phục, kinh tế, dịch vụ, du lịch đã được phát triển góp phần đưa Việt Nam từ
một đất nước phải nhập khẩu lương thực thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ
hai trên thế giới.
2.2.2.2 Thời kỳ trước luật đất đai 1987
a. Thời kỳ 1975 - 1980
Thời kỳ này nước ta mới thống nhất đất nước, Hội đồng chính phủ đã
thành lập ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung
ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1978 các
phương án phân vùng nông - lâm nghiệp và chế biến nông sản của 7 vùng
kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch được Chính phủ phê duyệt. Trong tất
cả các phương án đó đều đề cập đến quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp
và coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế của thời kỳ
này là thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của phương án chưa
cao vì chưa tính đến khả năng đầu tư.
b. Thời kỳ 1981 - 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 ra quyết định xúc tiến công tác điều
tra cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên
cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để
chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990).
19
19
20
2.2.2.3. Thời kỳ luật đất đai 1987 - 1993
Năm 1987 luật đất đai đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam được ban
hành, trong đó có một số điều nói về quy hoạch sư dụng đất. Tuy nhiên nội
dung của quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ra thông tư 106/QH-
KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư đã ra hướng dẫn cụ
thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất.
Kết quả nhiều tỉnh đã lập được quy hoạch đất đai cho một nửa số xã
trong tỉnh bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên các cấp lớn hơn chưa được
thực hiện.
2.2.2.4. Thời kỳ luật đất đai 1993 đến nay
Tháng 7/1993 Luật đất đai sửa đổi được công bố. Trong luật này các
điều khoản nói về quy hoạch sử dụng đất đai đã được nêu cụ thể hơn Luật đất
đai 1987.
Ngày 01/7/2004 Luật đất đai chính thức có hiệu lực, luật đã quy định rõ
về công tác quản lý nhà nước về đất đai, trong đó nêu rõ nội dung công tác
quản lý, quy hoạch sử dụng đất. Luật đất đai 2003 tại mục 2 từ điều 22 đến
điều 26 đã quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ trong giai đoạn
từ năm 1994 đến nay:
Quy hoạch sử dụng đất cả nước: Từ năm 1994 Chính phủ đã cho triển
khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước tới năm 2010.
+ Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 (Từ ngày 02/4 - 10/5/1997) đã có
nghị quyết số 01/1997/QH9 về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 1996 - 2000. Từ
năm 2000, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả
các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An, đến nay đã hoàn thành
trên phạm vi cả nước.
+ Quy hoạch sử dụng đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất tới năm
2005 của cả nước đã được quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 5 (Từ ngày 11/5 -
15/6/2004) phê duyệt.
20
20
21
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: 57/64 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trình thủ
tướng chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: 416/668 huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 (Chiếm 62%
số đơn vị cấp huyện). 119 đơn vị đang triển khai (chiếm 18%), 138 đơn vị
chưa triển khai (chiếm 20%).
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã, phường: 5878/10761 xã phường thị
trấn đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai (chiếm 55%). 1204 đơn vị đang
triển khai (chiếm 11%); 3679 đơn vị chưa triển khai (chiếm 34%). (Nguồn:
Báo cáo thi hành luật đất đai 2003 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
6/2005).
- Ngày 13 tháng 8 năm 2009 Chính Phủ ra Nghị định số 69/2009/NĐ-
CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư. Ngày 2 tháng 11 năm 2009 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
ra thông tư số 19/2009/TT- BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và
thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Trong Nghị định và thông tư
hướng dẫn quy định rõ nội dung quy hoạch sử dụng đất cho từng cấp, đảm
bảo phù hợp với yêu cầu quản lý và tổ chức thực hiện của cấp đó (cấp quốc
gia, cấp tỉnh, huyện, xã), đồng thời xác định rõ mục đích sử dụng trong từng
lĩnh vực, diện tích sử dụng cho nông nghiệp, diện tích cho phi nông nghiệp,
đất cho quốc phòng an ninh, đất cho quy hoạch đô thị, đất chôn lấp chất thải,
đất cho khu công nghiệp Quy định rõ thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch sử
dụng đất của từng cấp; cụ thể hóa các chỉ tiêu sử dụng đất cần phải bảo vệ
nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và bảo tồn thiên
nhiên, bảo vệ cảnh quan, môi trường Quy định cụ thể việc thẩm định quy
hoạch sử dụng đất đối với từng cấp
21
21
22
2.2.3. Tình hình triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện
Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn, HĐND, UBND
huyện Bạch Thông đã xác định được tầm quan trọng của việc quy hoạch sử
dụng đất trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện. UBND huyện đã phối hợp
với các cấp, các ngành lập quy hoach, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ
2003-2010, do vị trí địa lý khá thuận lợi, có đường quốc lộ 3 chạy qua nối liền
với các huyện và tỉnh bạn, giao lưu hàng hóa thuận lợi, kinh tế xã hội ngày
càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất cũng tăng theo. Toàn huyện có 11 xã, các
xã đều đã được lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Công tác quản lý quy
hoạch đã được thực hiện theo đúng quy định.
2.2.4. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
xã Tân Tiến - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn
- Luật đất đai 2003.
- Các thông tư, nghị định hướng dẫn.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Bạch
Thông tỉnh Bắc Kạn.
- Tài liệu bản đồ, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của xã Tân Tiến theo
quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tài liệu điều tra của các cấp các ngành trên địa bàn xã Tân Tiến huyện
Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.
- Tiềm năng và các nguồn lực trong xã.
- Các tài liệu liên quan khác.
22
22
23
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tài liệu về tình hình cơ bản của xã: điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội
- Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của xã
Tân Tiến - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn.
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010
của xã.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Tiến -
huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn.
- Thời gian tiến hành: Từ 8/1/2012 đến 30/4/2012
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tân Tiến -
huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn
3.3.1.1. Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan
môi trường
3.3.1.2. Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương.
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Tân Tiến - huyện Bạch
Thông - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010
3.3.3. Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất của xã Tân Tiến giai
đoạn 2006 - 2010
3.3.3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất từ năm 2006 - 2010 của xã.
3.3.3.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3.3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3.3.3.4. Những tồn tại chủ yếu, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
23
23
24
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Các tài liệu, số liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của xã Tân Tiến.
- Các tài liệu, số liệu liên quan đến phương án quy hoạch sử dụng đất
của xã Tân Tiến.
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế
- Quan sát thực địa
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ và người dân địa phương
3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu, tài liệu
- Các tài liệu, số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng có liên
quan tới đề tài nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả cao. Đồng
thời có thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm xử lý, chuyển đổi các số
liệu từ phức tạp sang đơn giản, tổng quát.
- Xử lý số liệu dựa trên nguyên tắc số liệu có thực.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh
Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ
các số liệu cần thiết.Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh các dữ liệu
để rút ra nhận xét về mặt thuận lợi hay khó khăn, từ đó đưa ra giải pháp khắc
phục. Phương pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng.
3.4.5. Phương pháp kế thừa
Kế thừa những kết quả đã nghiên cứu trước đây.
24
24
25
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tân Tiến - huyện
Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Tiến nằm ở phía Nam thị trấn Phủ Thông, cách trung tâm
huyện lỵ 2,0 km, diện tích tự nhiên là 1.370,84 ha, dân số: 1.516 người
năm 2005.
Theo hồ sơ địa giới hành chính 364, xã Tân Tiến có vị trí địa lý
như sau:
- Bắc giáp: Xã Phương Linh, xãTú Trĩ,TT Phủ Thông huyện
Bạch Thông.
- Nam giáp: Xã Quân Bình, xã Nguyên Phúc huyện Bạch Thông.
- Tây giáp: Xã Quân Bình, xã Lục Bình huyện Bạch Thông.
- Đông giáp: Xã Nguyên Phúc, xã Sĩ Bình huyện Bạch Thông.
Là một xã có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông, nằm trên trục
đường quốc lộ 3.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình xã Tân Tiến không bằng phẳng, phần lớn là núi cao, giữa là
những cánh đồng nhỏ hẹp chạy dọc theo các con suối và các khe núi. Độ cao
trung bình từ 120 m đến 1130 m. đường giao thông vào thôn xóm là các con
đường mòn, đường nhỏ nên việc đi lại khó khăn.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Kạn, xã Tân Tiến
mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi vùng cao phía bắc, nhiệt đới gió
mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thấp nhất xuống tới 5
0
c, nhiệt độ
trung bình năm 21,5
0
c, nhiệt độ cao nhất lên đến 37
0
c.
25
25