Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất mây tre đan đến môi trường nước tại làng nghề xuân lai huyện gia bình tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.22 MB, 76 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học của mình và bước đầu sử dụng các kiến thức
của mình vào thực tế, mỗi sinh viên cần phải trải qua một đợt thực tập tốt
nghiệp. Được sự nhất trí của Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường,
Bộ môn Quản lý môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã lựa chọn
khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất mây tre
đan đến môi trường nước tại làng nghề Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh.
Trong thời gian thực hiện khóa luận, ngồi sự lỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cơ giáo, các
cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp hoàn thành báo cáo khóa luận tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới Th.S Trần Thị Hương, người đã hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp. Tơi xin chân thành cám ơn những ý kiến nhận xét
quý báu của các thầy, cô giáo trong Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Quản
lý tài nguyên rừng và Môi trường trong q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cán bộ trong ủy ban nhân dân xã
Xuân Lai, chủ các cơ sở sản xuất, công nhân và người dân làng nghề Xuân
Lai, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn thành đợt thực tập.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng song do thời gian hạn hẹp, kinh
nghiệm còn hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy, cơ giáo và các bạn đồng
nghiệp để khóa luận hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoan


MỤC LỤC


Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 2
1.1. Một vài nét về làng nghề Việt Nam ....................................................... 2
1.2. Một vài nét về làng nghề tại Bắc Ninh .................................................. 4
1.3. Làng nghề mây tre đan ......................................................................... 7
1.3.1. Quá trình phát triển của nghề mây tre đan tại Việt Nam .................... 7
1.3.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề mây tre đan .............. 10
1.3.3. Một số ảnh hưởng của sản xuất mây tre đan đến sức khỏe con người
..................................................................................................................... 12
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 13
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 13
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 14
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................... 14
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................... 14
2.4.4. Xử lý nội nghiệp ................................................................................ 23
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 24


3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 24
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình cơ cấu sử dụng đất .......................................... 24

3.1.2. Khí hậu – thủy văn ............................................................................ 25
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 26
3.2.1. Dân cư và lao động ............................................................................ 26
3.2.2. Cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi .................................................... 26
3.2.3. Cơng tác văn hóa, y tế, giáo dục ........................................................ 27
3.2.4. Hệ thống thông tin liên lạc ................................................................ 29
3.2.5. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế của xã Xuân Lai ............... 29
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 31
4.1. Thực trạng hoạt động sản xuất mây tre đan tại làng nghề Xuân Lai.
..................................................................................................................... 31
4.1.1. Tình hình sản xuất mây tre đan tại làng Xuân Lai ........................... 31
4.1.2. Quy trình sản xuất mây tre đan của làng nghề ................................. 32
4.2. Công tác quản lý môi trƣờng tại làng nghề Xuân Lai ....................... 36
4.3. Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động sản xất mây tre đan tới môi
trƣờng nƣớc ................................................................................................ 37
4.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của việc sản sản xuất mây tre đan đến chất
lượng nước mặt tại làng nghề Xuân Lai ..................................................... 38
4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của việc sản sản xuất mây tre đan đến chất
lượng nước ngầm tại làng nghề .................................................................. 44
4.4. Đề xuất một số giảm pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt
động sản xuất mây tre đan tới môi trƣờng nƣớc tại làng nghề Xuân Lai
.................................................................................................................... .47
4.4.1. Một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước của làng nghề
Xuân Lai ...................................................................................................... 47
4.4.2. Một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất
mây tre đan tới môi trường nước tại làng nghề Xuân Lai .......................... 48


Chƣơng 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ......................... 53
5.1. Kết luận ................................................................................................ 53

5.2. Tồn tại .................................................................................................. 54
5.3. Kiến nghị .............................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt

Chữ viết tắt
BOD5

Nhu cầu ơxi sinh hóa

BYT

Bộ y tế

BVMT

Bảo vệ mơi trường

COD

Nhu cầu ôxi hóa học

dBA

Thang đexiben A (Đơn vị đo cường độ âm thanh)


ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

GĐVH

Gia đình văn hóa

HTX

Hợp tác xã

NTU

Nephelometric Turbidi Unit (Đơn vị đo độ đục)

PTNT

Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

SS

Chất rắn lơ lửng trong nước

TCCP


Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

Chất rắn tổng số trong nước

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TT

Thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Kim ngạch xuất khẩu mây tre đan

10

Bảng 2.1

Địa điểm và thời gian lấy mẫu nước tại khu vực nghiên

18

cứu
Bảng 3.1

Cơ cấu sử dụng đất của xã Xn Lai

25

Bảng 3.2

Kinh phí tu sửa, xây dựng


27

Bảng 3.3

Cơng tác chăm sóc sức khỏe của trạm y tế

28

Bảng 3.4

Hoạt động sản xuất nông nghiệp

29

Bảng 3.5

Hoạt động chăn nuôi

30

Bảng 4.1

Kết quả phân tích các mẫu nước mặt ngâm tre tại khu

38

vực nghiên cứu
Bảng 4.2


Kết quả phân tích các mẫu nước mặt khơng ngâm tre

41

Bảng 4.3

Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mặt ngâm tre và

42

nước mặt không ngâm tre
Bảng 4.4

Kết quả phân tích các mẫu nước ngầm tại khu vưc

45

nghiên cứu
Bảng 4.5

Nhiệm vụ của thực vật thủy sinh trong việc xử lý nước

50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình vẽ

Nội dung


Trang

Hình 4.1

Quy trình sản xuất mây tre đan

35

Hình 4.2

Sơ đồ lấy mẫu nước tại khu vực nghiên cứu

37

Hình 4.3

Hàm lượng COD trong nước mặt ngâm tre

39

Hình 4.4

Hàm lượng BOD5 trong nước mặt ngâm tre

39

Hình 4.5

Hàm lượng SS trong nước mặt ngâm tre


40

Hình 4.6

So sánh độ màu giữa nước mặt ngâm tre và nước mặt

43

không ngâm tre
Hình 4.7

Hàm lượng TDS trong nước ngầm

46

Hình 4.8

Bèo lục bình

52

Hình 4.9

Cây thủy trúc

52


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG

==========================
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất
mây tre đan đến môi trường nước tại làng nghề Xuân Lai, huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh.
2. Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S Trần Thị Hương
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hoan
4. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất mây tre
đan đến môi trường nước tại làng nghề Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh.
* Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sản xuất mây tre đan đến
môi trường nước tại làng nghề Xuân Lai.
+ Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ môi trường tại làng nghề Xuân
Lai.
5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, khóa luận tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:
* Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất mây tre đan tại làng nghề
Xuân Lai:
* Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề Xuân
Lai.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất mây tre đan tới môi
trường nước tại làng nghề Xuân Lai.
* Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động
sản xuất mây tre đan tới môi trường nước tại làng nghề Xuân Lai.
6. Những kết quả đạt đƣợc



* Về hiện trạng sản xuất: Hoạt động phát triển của làng nghề Xuân Lai
vẫn còn nhỏ lẻ. Trong làng hiện có 835 hộ thì có đến trên 80% số hộ làm nghề
mây tre đan và các ngành nghề phụ. Tuy nhiên, số cơ sở sản xuất lớn lại rất ít
chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, phân tán khắp làng (trong làng
hiện có 10 cơ sở sản xuất lớn và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ). Điều này
gây khó khăn cho vấn đề quản lý, làm ơ nhiễm trên diện rộng (tồn bộ diện
tích trong làng).
* Hoạt động mây tre đan ảnh hưởng đến mơi trường nước nói chung,
trong đó ảnh hưởng đến môi trường nước mặt là lớn nhất. Kết quả phân tích
cho thấy các chỉ tiêu nước mặt ngâm tre của các mẫu đều vượt QCVN
08:2008B1 nhiều lần trừ giá trị pH. Vượt QCCP nhiều lần nhất là 2 chỉ tiêu:
COD dao động (112 – 240 mg/l), vượt 3,7 – 8 lần; BOD5 dao động (56,8 –
240 mg/l), vượt 3,79 – 9 lần. Đặc biệt là độ màu trong nước ngâm tre rất cao,
cao hơn rất nhiều lần so với nước mặt không ngâm tre: độ màu của nước
ngâm tre từ 32 – 110 (Co – Pt), cịn nước khơng ngâm tre từ 8 – 21 (Co – Pt).
Tiêu biểu có mẫu MT1 có các chỉ tiêu phân tích cao nhất trong các mẫu: Độ
màu = 110 (Co – Pt); SS = 104 mg/l vượt QCCP 2,08 lần; COD = 240 mg/l
vượt QCCP 8 lần; BOD5 = 135 mg/l vượt QCCP 9 lần.
* Nước ngầm của làng nghề chưa bị ảnh hưởng bởi hoạt động ngâm tre.
Từ kết quả phân tích cho thấy hầu hết các thông số đều chưa vượt QCCP về
chất lượng nước ngầm và QCCP về chất lượng nước sinh hoạt.
* Vấn đề quản lý môi trường tại làng nghề Xuân Lai đã được các cấp
chính quyền quan tâm sát sao. Nhưng do hoạt động của làng nghề là phải
ngâm tre nên việc cấm họ ngâm tre là khơng thể được, chỉ có thể cấm các cơ
sở hộ gia đình ngâm tre tại các sườn mương, sườn đê sơng Đuống. Chính
quyền vẫn chưa tìm ra được giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
* Trước tình hình ơ nhiễm của làng nghề Xuân Lai, khóa luận đưa ra
một số giải pháp nhằm làm giảm tác động tiêu cực của hoạt động ngâm tre tới
môi trường nước của làng nghề Xuân Lai như sau: Quy hoạch và phát triển

bền vững làng nghề; Tuyên truyền và giáo dục môi trường; Áp dụng luật và
chính sách vào sản xuất mơi trường làng nghề; Sử dụng thực vật thủy sinh
trong các ao ngâm tre.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật (Điều 3, Luật BVMT của Việt Nam, 2005).
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật thì vấn đề mơi trường đang biến đổi theo chiều hướng ngày một
xấu đi. Ơ nhiễm mơi trường đang ngày càng gia tăng, vì thế việc cấp bách lúc
này là tìm hiểu và đưa ra các giải pháp thật sự hiệu quả nhằm đảm bảo cân
bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bền vững môi trường.
Trước kia vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề bức xúc của các thành
phố lớn, nhưng ngày nay nó cũng là vấn đề đang gây nhức nhối cho các vùng
nơng thơn Việt Nam. Đó là các khu cơng nghiệp, các làng nghề lớn nhỏ,…
phát triển thiếu quy hoạch, khơng có các biện pháp xử lý chất thải hiệu quả
gây tác động xấu đế môi trường.
Theo Thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có
2.017 làng nghề. Trong các làng nghề truyền thống, nghề sản xuất mây tre
đan hiện nay phát triển khá mạnh, sản xuất ra hàng loạt đồ dùng cho người
dân và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, môi trường nước đã và
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do hoạt động sản xuất mây tre đan gây ra, ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân và sinh vật nước.
Làng nghề Xuân Lai nổi tiếng với các sản phẩm mây tre đan phục vụ
cho thị trường trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, để có được các sản phẩm
đẹp mắt đó các nguyên liệu được xử lý qua nhiều khâu mà khâu ngâm tre
trong ao, hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước của làng nghề.
Để làm rõ vấn đề này tơi tiến hành khóa luận với tên gọi: Đánh giá ảnh

hƣởng của hoạt động sản xuất mây tre đan đến môi trƣờng nƣớc tại làng
nghề Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

1


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một vài nét về làng nghề Việt Nam
Đi suốt dọc chiều dài đất nước, bất cứ nơi đâu cũng có những làng nghề
truyền thống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề
vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hóa kết
tinh qua mấy nghìn năm. Bằng trí tuệ và đơi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân
người Việt đã bền bỉ giữ gìn và phát triển những làng nghề truyền thống di
sản văn hóa Việt Nam.
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số
các làng nghề nước ta đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song
với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và nơng nghiệp của đất nước.
Sự phát triển làng nghề đã góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, giải
quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân.
Theo Thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có
2.017 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề. Rất nhiều trong số này
đã có hàng trăm năm tuổi như làng nghề nổi tiếng Bát Tràng, làng đúc đồng
Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm
(Thái Bình), hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã
hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường
năm 2008, làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông
Hồng chiếm khoảng 60%, miền Trung chiếm khoảng 30% và miền Nam
khoảng 10%. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản

phẩm của làng nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Làng nghề có ý nghĩa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn. Hoạt động làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, giải
quyết việc làm cho hơn 11 triệu lao động (chiếm 30% lực lượng lao động
nông thôn). Kim ngạch xuất khẩu từ lĩnh vực làng nghề năm 2008 đạt gần 900
2


triệu USD. Cũng nhờ sự phát triển của các làng nghề, bộ mặt nông thôn đã
được đổi mới, cơ sở hạ tầng tại nhiều làng nghề đã phát triển khá hơn so với
các làng thuần nơng.
Hoạt động làng nghề đóng vai trị rất quan trọng đối với vấn đề xóa đói
giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Tại
các làng nghề, trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp chuyên làm nghề tạo việc
làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên và 8 – 10 lao động thời vụ. Đặc
biệt, ở làng nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở có thể thu hút 200 –
250 lao động. Mức thu nhập của người lao động ở các làng nghề cao gấp 3 – 4
lần so với thu nhập của người lao động thuần nơng.
Làng nghề cịn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời. Mỗi làng
đều gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích lịch sử, là nền tảng
cho hoạt động du lịch phát triển. Việc duy trì và mở rộng hoạt động làng nghề
đã đem lại nhiều lợi ích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng mang lại nhiều bất cập, đặc biệt về
vấn đề môi trường và xã hội.
Hiện nay, nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các làng
nghề cũng đang chuyển mình để thích nghi với nhịp sống mới và vượt qua
những thách thức mới. Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề vẫn chưa nhận
được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền trong việc
bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.
Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề

đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao:
95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi; 85,9% tiếp xúc với nhiệt;
59,6% tiếp xúc với hóa chất. Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình
trong cả nước của Đề tài KC 08.09 (2005) cho thấy trong số đó 46% làng
nghề có mơi trường bị ơ nhiễm nặng đối với khơng khí hoặc nước hoặc đất
hoặc cả ba dạng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ.

3


Theo kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề những
năm gần đây cho thấy, mức độ ơ nhiễm hầu như khơng giảm, thậm chí cịn
tăng cao hơn trước. Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng
nghề không giống nhau, phụ thuộc trực tiếp vào loại công nghệ và nguyên
liệu dùng trong sản xuất.
Chế biến lương thực, chăn nuôi, giết mổ gia súc, ươm tơ dệt nhuộm,…
là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối
lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ từ cao đến rất cao. Trong đó
phải kể đến hoạt động sản xuất tinh bột từ sắn và rong riềng với 60 – 72%
nước thải (phát sinh từ khâu lọc tách bã và tách bột đen) có pH thấp, mức ơ
nhiễm BOD5, COD vượt quá TCVN 5945 – 2005 loại B trên 200 lần. Khối
lượng nước thải của các làng nghề này có nơi đạt 7.000 m3/ngày với lượng
thải BOD5 lên tới 44 tấn/ngày không qua xử lý đã xả trực tiếp vào môi trường.
Chất lượng môi trường ở các làng nghề khơng đảm bảo vì vậy ảnh
hưởng lớn đến tình hình sức khỏe của cộng đồng. Tại các làng nghề Đa Hội,
Minh Khai và Phong Khê, tỷ lệ các bệnh về hô hấp, tai mũi họng, da liễu và
thần kinh là phổ biến nhất. Người dân ở các làng nghề chủ yếu mắc các bệnh
về mắt do tiếp xúc với khói bụi. Tại làng nghề Phong Khê (Bắc Ninh) tỷ lệ
người dân đau mắt hột, viêm nhiễm khuẩn cao. Tại làng nghề Văn Mơn đúc
nhơm, chì, kẽm bệnh hơ hấp (44,4%), bệnh da liễu (13,1%) trong tổng số

người được điều tra năm 1999. Tại làng nghề ở Nam Định, Hưng Yên tỷ lệ
bệnh tật trong 6 tháng đầu năm 1998 là đau lưng, đau cột sống (2,7 – 15,9%);
đau bụng hội chứng dạ dày (24,6%); viêm phổi (1 – 9,7%); dị ứng da (3,8%);
đau mắt (2,38%); nhức đầu, đau vai gáy trên 2%. Rất nhiều làng nghề khác
trên đất nước đều có tình trạng mắc một số bệnh cao do môi trường đem lại.
1.2. Một vài nét về làng nghề tại Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh nông nghiệp nằm trong vùng châu thổ sơng Hồng,
diện tích tự nhiên khoảng 797 km2 với số dân gần 1 triệu người, có hệ thống
giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt rất thuận lợi cho việc giao lưu
4


hàng hóa. Đồng thời là một tỉnh nằm trong trục tam giác kinh tế lớn và quan
trọng là: Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh. Trình độ dân trí khá cao, đội ngũ
trí thức đơng đảo, lao động dồi dào, với nhiều nghệ nhân tài hoa. Vì vậy từ xa
xưa, Bắc Ninh được coi là mảnh đất của trăm nghề. Các làng nghề truyền
thống ở đây xuất hiện rất sớm và tồn tại lâu đời trong lịch sử như: Làng rèn
Đa Hội, thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ, sơn mài Đình Bảng, dệt Tường Giang,
đúc nhơm Văn Mơn, giấy dó Phong Khê, gạch Đáp Cầu, đúc đồng Đại Bái,
gốm Phù Lãng, tranh dân gian Đơng Hồ,...
Hiện nay, tồn tỉnh có 62 làng nghề (chỉ đứng sau Hà Tây cũ về tốc độ
phát triển kinh tế làng nghề tại miền Bắc) trong đó có 30 làng nghề truyền
thống. Phân theo ngành nghề sản xuất thì có 53 làng nghề sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, 4 làng nghề xây dựng, 3 làng nghề thương mại, 1 làng nghề vận
tải thủy, 1 làng nghề kinh doanh giống thủy sản. Trung bình một làng nghề
hoạt động ổn định thu hút 80% số lao động địa phương và mang lại nguồn thu
nhập khá ổn định bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Các làng nghề đã
tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắp thị trường trong nước
và tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: Đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre
trúc, tơ tằm, giấy, thép, đồng, nhôm,… Giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi

quốc doanh đạt hàng nghìn tỷ mỗi năm, chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản
xuất cơng nghiệp tồn tỉnh.
Phát triển làng nghề truyền thống đã và đang là bước đi đúng đắn để
thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương ở Bắc Ninh và được tỉnh đề ra chủ
trương khôi phục và phát triển. Những năm qua, làng nghề truyền thống
không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nơng thơn
mà cịn hạn chế sự di dân tự do ra thành thị, huy động được nguồn lực trong
dân, sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa
lâu đời của dân tộc, thu hẹp khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành
thị. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế, nhiều
làng nghề truyền thống đang đứng trước khó khăn trong việc duy trì phát triển
5


sản xuất như nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ - thiết bị thơ sơ, trình độ tay nghề
của lao động cũng như năng lực quản lý của chủ cơ sở còn hạn chế, nguyên
liệu đầu vào, giá cả thị trường không ổn định,… Môi trường sản xuất kinh
doanh đang bị ô nhiễm, dịch vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ,…
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh năm 2005 cả khơng khí,
nước và đất đều ơ nhiễm nặng. Đất khắp nơi có hiện tượng tích tụ kim loại, độ
mùn thấp. Tại trường mầm non làng Mẫn Xá (Văn Môn), nơi được xem là
sạch sẽ nhất, tiếng ồn, nồng độ CO2 và SO2 đều vượt quá tiêu chuẩn từ 1,2 –
1,5 lần. Trẻ em trong xã còi cọc hơn các bạn đồng lứa ở các xã khác.
Làng tái chế giấy Phong Khê, thành phố Bắc Ninh hàng ngày thải ra
môi trường khoảng 4.500 – 5.000 m3 nước thải chứa lượng độc tố cao gấp
nhiều lần tiêu chuẩn cho phép như hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn từ 4,5
– 11 lần, hàm lượng COD cao hơn từ 8 – 500 lần, hàm lượng Pb cao hơn 5,5
lần. Hơn 70% người dân làng nghề mắc các bệnh về tai mũi họng, mắt, da
liễu, thần kinh và hệ tiêu hóa. Tỉ lệ mắc bệnh giữa người trực tiếp sản xuất và
người không sản xuất cũng không chênh nhau là mấy.

Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn cũng bị ơ nhiễm
nặng do nồng độ bụi, khí thải, tiếng ồn và nhiệt độ cao từ các xưởng sản xuất
và các hoạt động vận tải. Theo khảo sát của Sở tài nguyên và Môi trường Bắc
Ninh năm 2010 cho thấy hàm lượng bụi ở làng nghề này đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép từ 1,5 – 3,6 lần, tiếng ồn cao hơn 10 – 20 dBA.
Con sông Ngũ Huyện Khê với 24 km chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh
đang bị ơ nhiễm trầm trọng vì có tới 5 làng nghề ven sông (sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ, tái chế sắt Đa Hội, sản xuất thép Châu Khê, tái chế giấy Phú
Lâm và tái chế giấy Phong Khê) thường xuyên đổ các chất thải rắn và nước
thải độc hại trực tiếp xuống hai bên bờ sông. Kết quả phân tích cho thấy hầu
hết các chỉ tiêu kim loại nặng trong mẫu bùn ở đáy sông Ngũ Huyện Khê
đoạn đi qua làng nghề đều cao hơn so với đoạn trước khu vực làng nghề từ 1
– 2 lần. Ở đoạn sông chảy qua làng nghề sản xuất thép Châu Khê, thị xã Từ
6


Sơn, mức độ ô nhiễm kim loại nặng như Fe tăng 2,1 lần; Mn tăng 3,3 lần; Zn
tăng 16,6 lần; Cu tăng 1.100 lần. Hàm lượng dầu mỡ vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 6,6 – 8 lần (Theo khảo sát của Sở tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh
năm 2010).
Diện tích nước mặt, đất canh tác trong các làng nghề đã bị hoặc đang bị
lấp dần bởi chất thải. Một số ao ni cá đã có hiện tượng cá chết hàng loạt do
ô nhiễm từ nguồn nước thải sản xuất. Người lao động trong làng nghề thường
xuyên phải làm việc mỗi ngày 10 – 12 giờ trong điều kiện diện tích làm việc
chật hẹp, mức ơ nhiễm cao, khơng có trang phục và thiết bị bảo hộ, khơng có
biện pháp phòng chống cháy nổ, mặc dù ở khắp các làng nghề đều tiềm tàng
những nguy cơ gây cháy nổ lò hơi, điện, hoá chất, xăng dầu,… Tất cả các yếu
tố trên tác động trực tiếp và thường xuyên tới môi trường sống của người lao
động và dân cư trong làng nghề. Khoảng trên 60 – 70% số dân trong khu vực
làng nghề mắc các bệnh thần kinh, ngoài da, đường hô hấp, khô mắt, điếc và

cả bệnh ung thư đe dọa tính mạng con người (Theo khảo sát của Sở tài
nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2010).
1.3. Làng nghề mây tre đan
1.3.1. Quá trình phát triển của nghề mây tre đan tại Việt Nam
Từ xa xưa, người Việt Nam đã biết sử dụng mây, tre làm nhà để ở, làm
công cụ lao động, làm những chiếc thuyền nan, thuyền thúng vượt biển,
những mảnh bè vượt sơng,... Mây, tre cịn được sử dụng để làm các vật dụng
trong gia đình, làm đồ lưu niệm, nhạc cụ,... và ngày nay còn trở thành sản
phẩm xuất khẩu có giá trị.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là quốc gia có
nghề mây tre đan phát triển và đa dạng bậc nhất trên thế giới. Nhiều làng nghề
mây tre đan có lịch sử tới hàng trăm năm. Theo Cục Chế biến, Thương mại
Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cả nước có
2.017 làng nghề thì mây tre đan có số lượng lớn nhất với 713 đơn vị, chiếm
24% tổng số làng nghề. Các làng nghề mây tre đan phân bố rộng khắp trong
7


cả nước, chủ yếu tập trung ở ĐBSH. Nghề mây tre đan thu hút lực lượng lao
động khoảng 350.000 người. Hình thức tổ chức phổ biến ở các làng nghề mây
tre đan là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX và hộ gia đình.
Mỗi làng nghề mây tre đan chứa đựng nét tài hoa, tinh tế riêng, mang
bản sắc riêng. Ngồi ra, cịn có sự góp mặt của các dân tộc Khơ Mú, Thái,
Tày, Nùng, La Hủ,… vào sự phát triển của nghề mây tre đan Việt Nam. Họ
cũng rất khéo tay trong việc sáng tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm, mà có thể kể
đến ghế mây, mâm đan của người Thái; ghế trúc của người Nùng; chiếu mây
của người La Hủ,… Sự ra đời của mỗi sản phẩm mây tre đan ở Việt Nam
không đơn thuần mang ý nghĩa vật chất mà cịn chứa đựng trong đó giá trị
tinh thần to lớn. Hầu hết các làng nghề mây tre đan đều có truyền thống
và hàng năm đều tổ chức lễ hội tưởng nhớ đến người có cơng với nghề, để

qua đó nhắc nhở bổn phận của người đời nay phải giữ cái gốc của nghề và
quan trọng hơn là gìn giữ, xây dựng các làng nghề mây tre đan Việt Nam
ngày càng phát triển.
Ở nước ta, nghề mây tre đan phát triển mạnh nhất ở Hà Tây cũ. Mười
tám làng nghề truyền thống mây, tre, giang đan với nhiều cái tên quen thuộc
như Phú Vinh, Trường Yên, Ninh Sở, Bình Phú,… góp phần làm rạng danh
nghề thủ cơng truyền thống này của Việt Nam. Tại xã Phú Nghĩa, huyện
Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ, cả xã có 31 doanh nghiệp thì 25 doanh nghiệp
kinh doanh mặt hàng mây, tre đan. Còn cả làng mây, tre đan Phú Vinh có trên
600 hộ thì 100% số hộ đều làm nghề này. Sản phẩm ở đây phong phú về
chủng loại, đa dạng về mẫu mã, nhiều sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao như
tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi, câu đối,...; có loại cần sự khéo tay và
cơng phu như lẵng hoa quả, khay đĩa, làn, cặp, mũ, chao đèn,...; có loại thuộc
nhóm sản phẩm gia dụng, kích thước lớn,... Sản phẩm luôn thay đổi phù hợp
với thị hiếu của thị trường. Bên cạnh đôi bàn tay khéo léo và một tâm hồn
đam mê sáng tạo, nét nổi bật trong sản xuất mây tre đan ở Phú Vinh còn thể
hiện chun mơn hóa trong cơng việc. Khâu sơ chế ngun liệu đầu vào do
8


các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật đảm nhận để tăng năng suất lao động và ổn định nguyên liệu. Các hộ gia
đình tập trung làm khâu tạo hình sản phẩm theo phương pháp thủ công và sản
phẩm cuối cùng lại được chính các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, cơng ty
TNHH thu về phun bóng bề mặt, giúp cho sản phẩm tinh xảo hơn, chất lượng
tốt, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Về làng nghề Xuân Lai chúng ta sẽ bắt gặp các sản phẩm mây tre đan
có màu sắc rất đặc trưng “màu nâu sẫm, bóng sáng”. Chúng có màu sắc đặc
trưng như vậy khơng phải do hóa chất mà do được hun khói trong các lò hun
từ 5 – 10 ngày rồi mới đưa ra ngồi tạo hình sản phẩm.

Các sản phẩm mây, tre đan mang thương hiệu “Made in Việt Nam”
được thế giới biết đến ngày một nhiều hơn. Các doanh nghiệp mây, tre đan đã
biết cách từng bước tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới, tìm hướng
xuất khẩu trực tiếp ra nước ngồi. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng nghề có thể
thấy rằng, ngoại trừ lực lượng lao động dồi dào còn lại các doanh nghiệp mây,
tre đan đều phải đối mặt với nhiều thách thức. Tài nguyên thiên nhiên, chi phí
lao động rẻ trong thời gian tới sẽ khơng cịn là lợi thế cạnh tranh mà thay vào
đó là tri thức, cơng nghệ sẽ trở thành yếu tố quyết định sự thành công trên thị
trường. Hàng mây, tre đan sản xuất vẫn cịn mang tính thủ cơng, nhỏ lẻ, ít
được áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm chưa cao,
chưa đáp ứng hết tiêu chuẩn của thị trường, dẫn đến tình trạng thị trường cần
mà sản phẩm vẫn không tiêu thụ được.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Khoa học
Công nghệ và Môi trường thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết:
“Vẫn còn nhiều hợp đồng của nước ngồi đặt hàng mây, tre đan mà phía Việt
Nam chưa đáp ứng được do số lượng hàng lớn, trong lúc quy mô sản xuất của
doanh nghiệp mây, tre đan Việt Nam cịn nhỏ, lại thiếu sự liên kết”. Khơng
chỉ vậy, hàng loạt khó khăn đến với các doanh nghiệp mây, tre đan Việt Nam

9


như: Vốn, thương hiệu, thiết bị kỹ thuật công nghệ, thông tin thị trường, vấn
đề bảo vệ môi trường, cho đến kiến thức của nhà quản lý.
Sự ra đời của hàng loạt trung tâm hỗ trợ phát triển các hợp tác xã và
làng nghề thuộc Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam và các Hiệp hội làng
nghề là một tín hiệu tốt đối với nghề mây, tre đan ở Việt Nam. Hoạt động của
các đơn vị này là đào tạo, dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cung
cấp thơng tin, tìm kiếm thị trường, xây dựng website giới thiệu doanh nghiệp,
sản phẩm mây, tre đan,… giúp các làng nghề, các doanh nghiệp mây, tre đan

nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm,...
Kim ngạch xuất khẩu mây, tre đan trong những năm gần đây thể hiện
dưới bảng 1.1:
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu mây tre đan
TT

Năm

Đơn vị

Giá trị

1

2000

Triệu USD

78,6

2

2001

Triệu USD

93,8

3


2002

Triệu USD

107,9

4

2003

Triệu USD

115

5

2005

Triệu USD

180,2

6

2006

Triệu USD

195


7

2007

Triệu USD

219,1

8

2008

Triệu USD

217

(Nguồn: Tổng cục Thống kê và Hiệp hội các làng nghề Việt Nam).
1.3.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề mây tre đan
Mây tre đan là ngành nghề có lịch sử phát triển khá lâu dài, chúng đã
và đang có những đóng góp khá to lớn vào việc thúc đẩy nền kinh tế của các
hộ gia đình trong làng nghề. Với nhiều làng nghề truyền thống như Phú Vinh,
Trường Yên, Ninh Sở, Bình Phú,… góp phần làm rạng danh nghề thủ cơng
truyền thống này của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay làng nghề mây tre đan
gây ra rất nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Nhiều nơi
10


hàm lượng COD, BOD5 trong nước mặt đã vượt QCVN nhiều lần, do mây tre
phải ngâm trong nước và quy trình gia cơng xử lý gây phát sinh nước thải có
chứa nhiều lignin và các chất hữu cơ dẫn đến nước mặt ở đây có hàm lượng

COD, BOD5, NH4+, Coliform đều cao vượt QCVN nhiều lần, nước có mùi
thối, màu đục.
Nói chung, làng nghề mây tre đan có lượng nước thải không lớn chỉ
khoảng 2 – 5 m3/ngày/cơ sở, nhưng nước thải chứa hàm lượng chất ô nhiễm
cao. Nước thải từ q trình nhuộm, nhúng bóng sản phẩm mây tre đan chứa
nhiều chất gây ô nhiễm như dung môi, dầu bóng, polymer hữu cơ, dư lượng
các hóa chất nhuộm,… Hàm lượng COD, BOD5 trong nước thải của các làng
nghề này thường vượt QCVN từ 2 – 5 lần và từ 5,5 – 8,5 lần.
Tại làng nghề mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây
cũ), do mây tre phải ngâm trong nước và quy trình gia cơng xử lý gây phát
sinh nước thải có chứa nhiều lignin và các chất hữu cơ dẫn đến nước mặt ở
đây đã có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform đều cao vượt tiêu chuẩn
cho phép nhiều lần.
Theo Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Quốc Oai thì nhìn chung
làng nghề phát triển đã đem lại thu nhập cao cho người lao động, nhưng
người dân cũng phải đối mặt với ô nhiễm môi trường từ nước thải, khí thải,
rác thải. Theo số liệu của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nước thải ở các
cụm làng nghề trên địa bàn huyện đang ở mức báo động. Nước thải tại các hộ
gia đình sản xuất mây tre đan tại xã Đồng Quang cũng ô nhiễm nặng, hàm
lượng BOD5 vượt QCCP 20 lần, hàm lượng COD vượt QCCP 84 lần,... Sản
xuất ở các làng nghề khơng chỉ tác động đến nước mặt mà cịn tác động đến
chất lượng nước ngầm.
Về chất thải rắn: Nói chung các làng mây tre đan có lượng chất thải rắn
khơng nhiều và được tận dụng triệt để vì chất thải rắn làng nghề mây tre đan
chủ yếu là xơ, phế phẩm và phế liệu (gốc, ngọn mây tre, lõi, đốt mấu,…).
Lượng chất thải rắn không lớn, khoảng 20 – 30 kg/cơ sở/tháng được tận dụng
trong sinh hoạt hàng ngày ở các hộ gia đình (như đun nấu,…).
11



1.3.3. Một số ảnh hưởng của sản xuất mây tre đan đến sức khỏe con người
Bên cạnh những lợi ích của nghề mây tre đan mang lại cho con người
như phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân,… thì sản xuất
mây tre đan gây ra nhiều vấn đề về môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của
người dân trong khu vực sản xuất.
Sản xuất mây tre đan bắt buộc phải trải qua công đoạn ngâm tre làm ơ
nhiễm nguồn nước mặt của ao đó; nhiều làng nghề mây tre cịn phải trải qua
cơng đoạn đánh bóng, tẩy trắng,… làm ô nhiễm môi trường nước, tạo ra
lượng nước thải lớn. Mà nước thải loại này có hàm lượng chất hữu cơ và độ
màu cao, lại không qua bất kỳ hệ thống xử lý sơ bộ nào, chúng được thải trực
tiếp ra môi trường nước (ao, hồ, cống rãnh,…). Việc này làm cho nước có
màu đen với mùi hơi thối rất khó chịu. Mơi trường như vậy rất thích hợp cho
các lồi ruồi, muỗi, các sinh vật gây bệnh phát triển. Hàng ngày, người dân
phải tiếp xúc với nguồn nước này nên dễ mắc các bệnh ngoài da.
Ở các làng nghề hầu hết đều chưa có nguồn nước sạch để phục vụ cho
sinh hoạt mà hầu như nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt là nước ngầm của
khu vực. Vì vây, việc người dân làng nghề mây tre đan mắc các bệnh về
đường ruột, da,… là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, còn mắc các bệnh về
đau lưng, cong vẹo cột sống do phải ngồi lâu để tỷ mỷ đẽo gọt, lắp ghép tạo
hình sản phẩm. Khơng những thế việc đẽo mẫu, nghiến đốt,… lâu dài cũng
gây ra các bệnh về hô hấp.
Theo nghiên cứu của WWF Greater Mekong thì việc sản xuất mây tre
đan truyền thống gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp
sản xuất và khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế do không đảm
bảo tiêu chuẩn an tồn. Các chất có tính độc tố cao như thuốc trừ sâu, chất
đánh bóng bề mặt nhân tạo, hồ dán, xăng, dầu và các loại chất làm trắng,…
được áp dụng trong quy trình sản xuất truyền thống thường xả trực tiếp ra môi
trường sau khi sử dụng, gây ô nhiễm môi trường và các vấn đề về sức khỏe
cho người lao động.


12


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất mây tre
đan đến môi trường nước tại làng nghề Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sản xuất mây tre đan đến
môi trường nước tại làng nghề Xuân Lai.
+ Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ môi trường tại làng nghề Xuân
Lai.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Trong khn khổ khóa luận tốt nghiệp, đề tài lựa chọn đối tượng môi
trường nước bao gồm:
+ Nước ngầm: Đánh giá ảnh hưởng của việc ngâm tre tới chất lượng
nước ngầm của khu vực nghiên cứu.
+ Nước mặt ngâm tre: Đánh giá ảnh hưởng của việc ngâm tre tới môi
trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu.
+ Nước mặt không ngâm tre: Làm mẫu đối chứng.
* Phạm vi nghiên cứu
Làng nghề Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, khóa luận tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:

1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất mây tre đan tại làng nghề
Xuân Lai.
13


2. Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề
Xuân Lai.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất mây tre đan tới môi
trường nước tại làng nghề Xuân Lai.
4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động
sản xuất mây tre đan tới môi trường nước tại làng nghề Xuân Lai.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp này giúp sinh viên có đủ tài liệu cần thiết cho q trình
làm khóa luận. Bước đầu liệt kê các tài liệu cần thu thập và có thể thu thập
được, sau đó cố gắng thu thập đầy đủ các tài liệu phục vụ cho việc làm khóa
luận, bao gồm:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên
cứu.
+ Các báo cáo môi trường thường niên tại khu vực nghiên cứu.
+ Các tài liệu về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất mây tre đan đến
môi trường.
+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam dùng để đánh giá môi trường
nước.
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
Phương pháp này dùng để kiểm chứng lại số liệu kế thừa, bổ sung thêm
thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Đây là phương
pháp rất cần thiết và quan trọng, nó địi hỏi mức độ nhiệt tình cao, ghi chép
đầy đủ, trung thực, nghiêm túc, đúng mục đích yêu cầu của đề tài.
Phương pháp được thực hiện như sau:

2.4.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu
* Phương pháp khảo sát:
+ Đi vào các cơ sở sản xuất và khu vực dân cư để điều tra, khảo sát tình
hình đồng thời tiếp xúc trao đổi trực tiếp với chủ các cơ sở, người sản xuất;
14


sau đó đưa ra được quy trình sản xuất, nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào, các
điểm xả thải ra môi trường và khu vực bị tác động. Từ đó lựa chọn các thơng
số đánh giá, vị trí lấy mẫu hợp lý.
+ Quan sát đi dọc theo tuyến xem môi trường bị ô nhiễm như thế nào,
ô nhiễm từ đâu đến đâu. Nhìn và cảm nhận mùi vị và màu sắc của nước.
* Phương pháp phỏng vấn: Dựa trên hệ thống câu hỏi khung được
chuẩn bị sẵn. Phương pháp này tương đối linh động, người hỏi có thể tùy
thuộc vào từng người dân, trình độ chức vụ mà hỏi theo cách phù hợp nhất để
làm sao thu thập được những thông tin cần thiết phục vụ cho khóa luận.
+ Đối tượng phỏng vấn: Người dân làng nghề bao gồm chủ cơ sở sản
xuất, công nhân trực tiếp lao động,…
Nội dung phỏng vấn: Tình hình sản xuất của cơ sở và làng nghề, thu
nhập bình qn của cơng nhân, cảm nhận của họ về môi trường nơi họ trực
tiếp làm việc,… Nội dung được đề cập chi tiết trong phụ biểu 04.
+ Số lượng người được phỏng vấn: Chủ 30 hộ gia đình.
2.4.2.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
* Lấy mẫu nƣớc mặt ngâm tre
Lấy mẫu là quá trình lấy một phần nước được coi là đại diện của một
vùng nước nghiên cứu cần kiểm tra một đặc tính nào đó. Mẫu được lấy phải
có tính đại diện cho vùng nước đó [4].
Khóa luận tiến hành lấy mẫu đơn tại khu vực nghiên cứu.
+ Mẫu đơn: Là mẫu riêng lẻ, được lấy ngẫu nhiên từ một vùng nước (chú ý
đến thời gian và địa điểm lấy mẫu). Đây là loại mẫu đơn giản nhất cho biết

gần đúng các điều kiện thực tế ở thời điểm lấy mẫu.
+ Mục đích: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động ngâm tre tới môi trường nước
mặt của làng nghề.
+ Địa điểm lấy mẫu: Trước khi lấy mẫu cần xác định khu vực và địa điểm lấy
mẫu. Do đặc điểm sản xuất của làng nghề là phải ngâm tre trong một khoảng
thời gian nhất định (khoảng vài tháng). Đây là khâu gây ô nhiễm môi trường
15


nước nghiêm trọng. Vì vậy, khóa luận tiến hành lấy các mẫu nước tại ao làng
nơi ngâm tre chủ yếu của làng nghề.
+ Nguyên tắc lấy mẫu: Khi lấy mẫu nước cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Không làm xáo trộn các tầng nước;
Mẫu nước được lấy phải có tính đại diện cao;
Cần tránh lấy mẫu ở những khu vực đặc biệt như vùng nước động, cỏ
dại mọc nhiều;
Dụng cụ lấy mẫu phải được rửa sạch bằng các chất tẩy rửa hoặc chất
kiềm axit, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch và tráng bằng nước cất, trước khi lấy
mẫu phải tráng qua chai bằng chính nước cần lấy 3 lần rồi mới tiến hành lấy
mẫu nước cần phân tích. Với phân tích vi sinh vật thì dụng cụ lấy mẫu cần
phải được vô trùng.
+ Dụng cụ lấy mẫu: Chai nhựa polyetilen có thể tích 1,5 lít, băng dính, bút
đánh dấu vị trí lấy mẫu và thời gian lấy mẫu,…
+ Thời gian lấy mẫu: Vào buổi sáng từ 8 - 11h vì đây là khoảng thời gian mà
các chất ơ nhiễm trong nước ít biến đổi nhất.
+ Vị trí lấy mẫu: Tại các ao làng, nơi được sử dụng để ngâm tre.
+ Độ sâu lấy mẫu: Cách mặt nước 20cm.
+ Số lượng mẫu cần lấy: 4 mẫu.
* Lấy mẫu nƣớc mặt khơng ngâm tre
+ Mục đích: Làm mẫu đối chứng để so sánh mức độ ô nhiễm của các ao ngâm

tre trong làng nghề Xuân Lai.
+ Lấy tương tự như lấy mẫu nước mặt ngâm tre.
+ Vị trí lấy mẫu: Tại các ao trong làng không ngâm tre. Trường hợp tất cả các
ao trong làng đều ngâm tre ta có thể lấy mẫu ở làng bên cạnh nơi không ngâm
tre.
+ Số lượng mẫu lấy: 3 mẫu
* Lấy mẫu nƣớc ngầm

16


×