Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã khánh thượng huyện ba vì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
KHÁNH THƯỢNG, HUYỆN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: QUẢN LÍ TÀI NGUN & MƠI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 7850101

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Thanh Thủy

Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa

: Hồng Ngọc Sơn
: 1654050712
: 61_QLTN&MT
: 2016 – 2020

Hà Nội - Năm 2020

i



LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Quản lý Tài
nguyên rừng và Môi trường, tơi đã thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì thành phố Hà Nội”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng hết mình của
bản thân, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy
giáo, cơ giáo cùng bạn bè và gia đình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Trần Thị Thanh Thủy đã định
hướng, hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cán bộ tại UBND xã Khánh
Thượng, các cô chú công nhân mơi trường và các hộ gia đình đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu.
Do bản thân cịn những hạn chế về mặt chun mơn cũng như kinh
nghiệm thực tế, thời gian thực hiện đề tài khơng nhiều nên khóa luận sẽ khơng
tránh khỏi nhưng thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ giáo
để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2020
Người viết

Hoàng Ngọc Sơn

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i

MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN .................................. 3
1.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. ............................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 3
1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt. ................... 4
1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người. ..... 7
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam. ....... 9
1.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới .............................. 9
1.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam............................. 12
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 17
2.1.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 17
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 17
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 17
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 17
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 18
2.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp........................................................... 18
2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 20

ii



Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ............................................................... 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 22
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 24
3.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi ..................................... 25
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 27
4.1. Hiện trạng CTRSH trên địa bàn xã Khánh Thượng..................................... 27
4.1.1. Hiện trạng phân loại và thu gom CTRSH tại xã Khánh Thượng.............. 27
4.1.2. Nguồn phát sinh, phân bố CTRSH trên địa bàn xã Khánh Thượng ......... 29
4.1.3. Khối lượng và thành phần CTRSH ........................................................... 30
4.2. Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn xã Khánh Thượng ........................ 35
4.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường của xã Khánh Thượng ......... 35
4.2.2. Hiện trạng phân loại CTRSH trên địa bàn xã Khánh Thượng .................. 37
4.2.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH ................................... 38
4.2.4. Diễn biến khối lượng CTRSH trên địa bàn xã Khánh Thượng đến năm
2025 ..................................................................................................................... 45
4.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTRSH của xã
Khánh Thượng..................................................................................................... 47
4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn xã Khánh
Thượng ................................................................................................................ 49
4.3.1. Giải pháp quản lý ...................................................................................... 49
4.3.2. Giải pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ ................................................... 52
4.3.3. Giải pháp về vốn đầu tư bảo vệ mơi trường.............................................. 55
4.3.4. Giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm môi trường.................................................. 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 58
1. Kết luận ........................................................................................................... 58
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCL CTR

Bãi chôn lấp chất thải rắn

BCL HVS

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Sở TN & MT

Sở Tài nguyên và Môi trường


TCMT

Tổng cục môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRHC

Chất thải rắn hữu cơ

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRYT

Chất thải rắn y tế

HTX


Hợp tác xã

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

Khu LHXL CTR

Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn

KCN, KCX

Khu công nghiệp, khu chế xuất

NCKH

Nghiên cứu khoa học

PTBV

Phát triển bền vững

QCVN và TCVN
VSMT

Quy chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Việt Nam

Vệ sinh môi trường

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các dạng CTRSH phát sinh từ những nguồn khác nhau ...................... 4
Bảng 1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ....................................................... 6
Bảng 1.3. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số Quốc gia. ................... 10
Bảng 1.4. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước ... 12
Bảng 1.5. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam................................ 13
Bảng 1.6. Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau ...................................... 13
Bảng 4.1. Các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn xã Khánh Thượng ........... 29
Bảng 4.2. Lượng rác thải sinh hoạt của 5 hộ gia đình tại 3 thôn ........................ 30
Bảng 4.3. Thành phần CTRSH khu vực nghiên cứu xã Khánh Thượng ............ 32
Bảng 4.4. Lịch trình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn xã Khánh
Thượng ................................................................................................................ 39
Bảng 4.5. Số lượng người, phương tiện thu gom và bãi tập kết trên toàn xã ..... 40
Bảng 4.6. Bảng số liệu thu gom, vận chuyển trong khu vực nghiên cứu ........... 40
Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến, đề xuất trong khu vực nghiên cứu .......................... 41
Bảng 4.8. Tổng hợp số liệu tại Khu xử lý rác thải Xuân Sơn năm 2019 ............ 42
Bảng 4.9. Dự báo dân số xã Khánh Thượng từ năm 2020 – 2025...................... 46
Bảng 4.10. Dự báo diễn biến khối lượng CTRH từ các hộ gia đình xã Khánh
Thượng phát sinh từ 2019 – 2025 ...................................................................... 46

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Ba Vì ......................................................... 23
Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mơi trường xã Khánh Thượng ......... 36
Hình 4.2. Bãi trung chuyển CTRSH trên địa bàn xã Khánh Thượng ................. 39
Hình 4.3. Khu xử lý rác Xuân Sơn - Tản Lĩnh - Ba Vì ....................................... 45
Hình 4.4. Hoạt động tuyên truyền và vệ sinh BVMT của Đoàn Thanh Niên xã 50

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Hiện trạng phân loại CTRSH tại các hộ gia đình xã Khánh Thượng ..27
Biểu đồ 4.2. Phương pháp xử lý CTRSH tại các hộ gia đình, xã Khánh Thượng .....28
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ của các nguồn phát sinh CTRSH tại xã Khánh Thượng ....... 29
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ thành phần CTRSH trong khu vực nghiên cứu xã Khánh Thượng
............................................................................................................................................33
Biểu đồ 4.5. CTRSH được thu gom xã Khánh Thượng từ năm 2015-2019.............34
Biểu đồ 4.6. CTRSH được thu gom theo tháng của xã Khánh Thượng năm 2019 ...35
Biểu đồ 4.7. Dự báo diễn biến khối lượng CTRH xã Khánh Thượng phát sinh từ
2019 – 2025 .......................................................................................................................47

vii


MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại và dịch vụ đã đưa nền kinh tế, xã hội của nước ta phát triển mạnh
mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội là các vấn đề nóng bỏng mà hậu quả của
nó đã và đang gây ra khiến chúng ta không thể không quan tâm. Vấn đề thường
xuyên được đưa ra bàn luận và luôn được đặc biệt quan tâm bởi mức độ nghiêm

trọng và tính cấp thiết của nó, đó chính là vấn đề ơ nhiễm mơi trường.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, tốc độ đơ thị hóa ngày càng
nhanh, vấn đề chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn
nguy hại từ bệnh viện, khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất, làng
nghề,… đã thực sự trở thành một vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới môi
trường sống của chúng ta.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ
trương, chính sách đầu tư cho quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, trên thực tế mới
tập trung đầu tư chủ yếu cho các thành phố, đô thị và các khu công nghiệp.
Trong những năm gần đây, cùng với chủ trương xây dựng nông thôn mới, vấn
đề quản lý chất thải rắn mà đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt đã quan tâm và đưa
vào như một chỉ tiêu để xây dựng nơng thơn mới, thì chính sách này thực sự
thiết thực và có ý nghĩa to lớn.
Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện Ba
Vì được định hướng là đơ thị vệ tinh phát triển theo hướng văn hóa lịch sử, du
lịch sinh thái và tâm linh, hỗ trợ phát triển cho khu vực nông thôn nằm trong
hành lang xanh của thành phố. Trước thực trạng đơ thị hóa nhanh chóng hiện
nay, ranh giới giữa nơng thơn và thành thị khơng cịn rõ ràng. Sự thay đổi nhanh
cả về số lượng và thành phần của chất thải rắn.
Xã Khánh Thượng thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội với dân số 8,535
người, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp nên nhu cầu quản lý chất thải rắn là
cần thiết. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

1


quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội” là thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, kết quả
của đề tài sẽ giúp cho những nhà quản lý tham khảo để đưa ra các quyết định
phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn xã

Khánh Thượng, huyện Ba Vì nhằm giảm thiểu các tác động tới mơi trường và
sức khỏe cộng đồng.

2


Chương 1
TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1.

Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

1.1.1. Một số khái niệm
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [16].
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, lây nhiễm, dễ cháy,
dễ nổ, gây ăn mịn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác [15].
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm
chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [8].
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình, nơi cơng cộng [8].
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác [8].
Chất thải rắn nguy hại là CTR chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc các đặc tính nguy hại khác [8].
Quản lý chất thải là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải [16].
Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu

tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyểnm tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR ngằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với mơi trường và sức khỏe con người [8].
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận [8].

3


Lưu giữ CTR là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi
được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý
[8].
Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom,
lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối
cùng [8].
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong CTR;
thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR [8].
Chôn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu
cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh [8].
Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có
quãng đời kéo dài, người ta có thể dử dụng được nhiều lần mà khơng bị thay đổi
hình dạng, tính chất vật lý và hóa học [13].
1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
1.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh ra từ tất cả các hoạt động của con người, cụ thể
được thể hiện trong bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1. Các dạng CTRSH phát sinh từ những nguồn khác nhau

Nguồn
phát sinh

Nơi phát sinh

Các dạng chất thải rắn sinh hoạt
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hố (bằng
giấy, gỗ, vải, da, cao su, PE, PP, thiếc, nhơm,

Khu dân cư

Hộ gia đình, biệt thự, chung cư

thủy tinh,…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư
hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy
tinh,…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột
giặt, chất tẩy trắng,…), thuốc diệt cơn trùng,
nước xịt phịng bám trên rác thải.

4


Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách

Khu
thương mại

sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa,

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim

loại, chất thải nguy hại,…

bảo hành và dịch vụ.

Cơ quan,

Trường học, bệnh viện, văn

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim

công sở

phịng cơ quan chính phủ.

loại, chất thải nguy hại,…

Cơng trình

Khu nhà xây dựng mới, sửa

xây dựng

chữa nâng cấp mở rộng đường
phố, cao ốc, san nền xây dựng.

Dịch vụ

Hoạt động dọn rác vệ sinh

công cộng


đường phố, công viên, khu vui

đô thị

chơi, giải trí, bùn cống rãnh.

Khu cơng
nghiệp

Cơng nghiệp xây dựng, chế tạo,
cơng nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu,
hố chất, nhiệt điện.

Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê
tông, gỗ, ống dẫn,…

Giấy, nilon, vỏ bao gói, thực phẩm thừa, lá
cây, cành cây, bùn cống rãnh,…

Chất thải do quá trình sản xuất công
nghiệp, phế liệu,…
Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia

Nông

Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây

nghiệp


ăn quả, nông trại.

súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải
nguy hại như thuốc sát trùng, phân bón,
thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì
đựng hố chất đó.

(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993)[33].
1.1.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh ra từ hoạt động của con người nên đa
dạng và thành phần và lớn về khối lượng. Do đó, có thể phân loại chất thải rắn
sinh hoạt như sau:
 Theo nguồn thải
⁻ Chất thải thực phẩm: Bao gồm các loại chất thải như thức ăn dưa thừa, vỏ
hoa quả, rau,… Loại chất thải này có tính chất dễ phân hủy dưới điều kiện tự
nhiên, tạo ra mùi hơi khó chịu và phân hủy nhanh vào thời tiết nóng ẩm. Ngồi
các loại thức ăn dư thừa từ hộ gia đình, loại chất thải này còn bao gồm cả thức
ăn thừa, rau thừa từ các bếp ăn, cửa hàng ăn uống, khu tập thể,….

5


⁻ Chất thải vệ sinh của người và động vật, chủ yếu là phân.
⁻ Tro và một số các chất thải khác: bao gồm các loại vật liệu sau đốt cháy
(tro bếp do đun bằng lá và củi, sỉ than và một số chất khác trong hoạt động của
hộ gia đình cũng như trong các cơ quan sản xuất, xí nghiệp có thải ra tro, xỉ.
⁻ Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động công nghiệp bao gồm các chất thải do
cán bộ, công nhân viên thải ra (giấy, nhựa, lon nước,…)
⁻ Chất thải rắn sinh hoạt trong nông nghiệp: Gồm các phế phẩm nông
nghiệp như rơm, rạ sau khi đốt.

⁻ CTRSH xây dựng: chất thải thải ra từ hoạt động sinh hoạt của cơng nhân,
cán bộ cơng trình (vỏ xốp đựng cơm, chai nhựa, thức ăn thừa,…)
⁻ CTRSH thải y tế: Bao gồm các chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của
bệnh nhân, các y bác sĩ trong bệnh viện, phịng khám, trạm y tế (giấy, bao bì
dụng cụ, thức ăn thừa, vỏ hoa quả,…).Chất thải từ các nguồn khác như thương
mại, dịch vụ.
1.1.2.3. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt có một số đặc trưng rất khác biệt trong thành phần
so với các loại chất thải rắn khác (bảng 1.2) và rất khó kiểm sốt.

Bảng 1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Định nghĩa

Thành phần

Ví dụ

1. Các chất cháy được
Các vật liệu làm từ giấy bột và

Các túi giấy, mảnh bìa,

giấy

giấy vệ sinh

Hàng dệt

Nguồn gốc từ các sợi


Vải, len, nilon,…

Thực phẩm

Các chất thải từ thực phẩm

Cỏ, gỗ, củi, rơm

Các sản phẩm và vật liệu được

Đồ dùng bằng gỗ, mây

rạ

chế tạo từ tre, gỗ, rơm,…

tre, đồ chơi, vỏ dừa

Giấy

6

Cuống rau, vỏ quả, thân
cây, lõi ngô,…


Chất dẻo

Da và cao su


Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ chất dẻo

Dây điện, chai, lọ,…

Các vật liệu và sản phẩm được

Bóng, giày, ví da, bánh

chế tạo từ da và cao su

xe,…

2. Các chất không cháy được
Các vật liệu và sản phẩm được
Các kim loại sắt

chế tạo từ sắt mà dễ bị nam
châm hút

Các kim loại phi

Các vật liệu không bị nam châm

sắt

hút

Thủy tinh
Đá và sành sứ


Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, nắp chai lọ,…
Vỏ nhôm,…

Các vật liệu và sản phẩm được

Bóng đèn, chai lọ bằng

chế tạo từ thủy tinh

thủy tinh,…

Bất cứ các vật liệu không cháy
trừ kim loại và thủy tinh

Gạch men, đá, gốm,…

Tất cả các loại vật liệu khác
3. Các chất hỗn
hợp

chưa phân loại trong bảng này.
Loại này có thể chia làm 2 loại

Đá cuội, cát, đất, tóc,…

theo kích thước (nhỏ hơn 5mm
và lớn hơn 5mm)
(Nguồn: Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự, 2004)

Trong thành phần CTRSH, chất thải rắn hữu cơ chiếm tỷ trọng cao nhất

trong tổng khối lượng CTRSH.
1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người.
1.1.3.1. Ảnh hưởng của CTRSH đến mơi trường đất
Thành phần chính của CTRSH là chất hữu cơ – dễ xảy ra quá trình phân
hủy yếm khí trong đất tạo ra một số chất khí chứa CO2, H2O, CH4,… gây độc với
môi trường đất. Môi trường nào cũng có khả năng tự làm sạch nhưng ở trong
một giới hạn nhất định hay có thể nói mơi trường có sức chịu tải. Với khối lượng

7


chất thải rắn ngày càng tăng dẫn đến vượt quá sức chịu tải của đất tạo ra các vấn
đề nghiêm trọng.
Các chất thải rắn vơ cơ như nilong, nhựa,… khó phân hủy trong đất lại đa
dạng về thành phần nên có thời gian phân hủy khác nhau và rất khó phân hủy
trong đất. Chúng tồn tại lâu trong đất làm đất mất đi kết cấu tự nhiên, gây thối
hóa là giảm dần khả năng canh tác cũng như ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng.
Chất thải rắn có chứa thành phần kim loại trong đất sẽ đi vào chuỗi thức
ăn trong quá trình phần hủy gây bệnh cho thực vật, động vật và con người.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường nước
CTRSH khi không được thu gom thường thải ra mơi trường, có thể là
mương, máng, sông, hồ,… đặc biệt với hàm lượng chất thải hữu cơ cao gây ô
nhiễm môi trường nước (như thay đổi màu sắc của nước, gây mùi hôi thối,…).
Các chất ô nhiễm đi vào mạch nước ngầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe con người. Nước ô nhiễm gây chết các sinh vật thủy sinh hoặc hàm lượng
hữu cơ cao tạo điều kiện cho tảo phát triển nhanh chóng dẫn tới hiện tượng phú
dưỡng trong nước, suy thoái tài nguyên nước và ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh

quan môi trường.
1.1.3.3. Ảnh hưởng của CTRSH đến mơi trường khơng khí.
Thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt phân hủy trong điều kiện
tự nhiên dưới tác động của các nhân tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm và các vi
sinh vật phân hủy sẽ sản sinh ra mùi khó chịu cũng như độc hại (CH4, H2S, CO2
và một số chất khí khác) đi vào khơng khí khơng chỉ ảnh hưởng đến đời sống
con người và còn làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, góp mặt vào các nhân tố gây
nên biến đổi khí hậu tồn cầu.
1.1.3.4. Ảnh hưởng của CTRSH đến sức khỏe con người
Sự tác động qua lại giữa con người và môi trường luôn luôn hiện hữu.
Hiện trạng môi trường phản ánh được phần nào các vấn đề mà con người phải
đối mặt.

8


Khí thải từ các bãi rác theo con đường hơ hấp đi vào cơ thể, một phần
khác như chất hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể
thông qua đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người. Đó chính là ngun nhân của khoảng 22 loại bệnh của con người trong
đó có bệnh ung thư và các loại bệnh về tai, mũi, họng, viêm phổi, đường ruột,…
[11]
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung
thư ở khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 12,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ
mắc ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiếm lên tới 25%
[7].
1.1.3.5. Ảnh hưởng của CTRSH đến kinh tế - xã hội
Hàng năm, ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá lớn
cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Chi phí xử lý CTRSH tùy
thuộc vào cơng nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho cơng nghệ hợp vệ sinh là

115.000đ/tấn đên 142.000đ/tấn và chi phí chơn lấp hợp vệ sinh có tính đến thu
hồi vốn đầu tư là 219.000 đến 286.000đ/tấn. Chi phí đối với cơng nghệ chế biến
rác thành viên đốt được ước tính khoảng 230.000 đến 270.000đ/tấn (Bộ
TN&MT, 2010). Chính vì thế, CTRSH phát sinh càng nhiều càng gây hao tổn
tài chính của xã hội cho việc quản lý nó.
1.2.Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam.
Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các công đoạn: Phân
loại chất thải rắn, lưu giữ và thu gom chất thải rắn, vận chuyển, xử lý, tái chế và
tái sử dụng chất thải rắn.
1.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
1.2.1.1.. Mức độ phát sinh
Đơ thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên
và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Mức độ đơ thị hóa
cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người được thể hiện cụ thể ở một số
nước như sau:

9


Mức độ phát sinh CTRSH ở Canada là 1,7 kg/người/ngày; Australia là 1,6
kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3 kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3
kg/người/ngày. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn
ở các nước đang phát triển gấp 4 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8
kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,7 kg/người/ngày [17].
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải
mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh,
dân cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung
của Thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại các thành
phố lớn như New York là 1,8 kg/người/ngày, Hàn Quốc là 1,79

kg/người/ngày, Nhật Bản là 1,67 kg/người/ngày, Singapore và Hồng Kông là
1,0 - 1,3 kg/người/ngày [17] được thể hiện cụ thể như sau (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số Quốc gia.
Tên nước
Nước thu nhập thấp
Nepal
Bangladesh
Việt Nam
Ấn Độ
Nước thu nhập trung bình
Indonesia
Philippines
Thái Lan
Malaysia
Nước có thu nhập cao
Hàn Quốc
Singapore
Nhật Bản

Dân số đơ thị hiện
nay (% tổng số)
15,92
13,70
18,30
20,80
26,80
40,80
35,40
54,00
20,00

53,70
86,3
81,30
100,00
77,60

10

Lượng phát sinh CTR
đô thị hiện
nay(kg/người/ngày)
0,60
0,70
0,69
0,75
0,66
0,99
0,96
0,72
1,30
1,1
1,59
1,79
1,30
1,67
(Nguồn: Dania 2007) [17].


1.2.1.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTRSH
Trên Thế giới, các nước phát triển đã có những mơ hình phân loại và thu

gom rác thải rất hiệu quả. Tại các nước phát triển quá trình phân loại rác tại nguồn
đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu hết đã đi vào nền nếp. Ở mức độ
thấp, rác thải được tách thành 2 loại là hữu cơ dễ phân huỷ và loại khó phân huỷ.
Ở mức độ cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia
đình hoặc ở các điểm tập kết trong khu dân cư. Nhờ đó cơng tác tái chế rác thải
đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn. Nhưng sự thành công của việc sử dụng
lại và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng
biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô
cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý
rác thải để sản xuất phân vi sinh. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và
được chảy trong một dịng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và
phân giải chúng một cách triệt để. Sau q trình xử lý đó, rác chỉ cịn như một
hạt cát mịn và nước thải giảm ơ nhiễm. Các cặn rác khơng cịn mùi sẽ được nén
thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa
[20].
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố ở Mỹ lên tới 210
triệu tấn. Tính bình qn mỗi người dân Mỹ thải ra 2 kg rác/ngày. Hầu như
thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ khơng có sự chênh lệch quá lớn về
tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành
phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối
với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng
các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vơ cơ. Trong
thành phần các loại rác sinh hoạt thì thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại
cũng khá cao là 7,7% [20].
Singapore: Đây là nước đơ thị hóa 100% và là đơ thị sạch nhất trên thế
giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận

11



chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm
tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Các chất thải có thể tái chế được,
được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà
máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu
gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công
ty tư nhân chuyên thu gom rác thải cơng nghiệp và thương mại [20].
1.2.1.3. Q trình xử lý CTRSH
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải như: công
nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin,... Tỷ lệ rác thải
được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới
thiệu ở bảng sau:
Bảng 1.4. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
STT

Nước

Tái chế %

1

Canada

10

2

Đan Mạch

3


Chế biến phân

Chôn lấp %

Đốt %

2

80

8

19

4

29

48

Phần Lan

15

0

83

2


4

Pháp

3

1

54

42

5

Đức

16

2

46

36

6

Ý

3


3

74

20

7

Thụy Điển

16

34

47

3

8

Thụy Sĩ

22

2

17

59


9

Mỹ

15

2

67

16

vi sinh %

(Nguồn: Đỗ Thị Lan và cộng sự, 2008)]
1.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.2.2.1. Nguồn phát sinh, thành phần CTRSH
Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng
nhiều với thành phần phức tạp và tăng nhanh về khối lượng.

12


Bảng 1.5. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam
Lượng CTRSH bình

Lượng CTRSH phát sinh

quân (kg/người/ngày)


Tấn/ngày

Tấn/năm

Đặc biệt

0,84

8.000

2.920.000

2

Loại 1

0,96

1.885

688.025

3

Loại 2

0,72

3.433


1.253.045

4

Loại 3

0,73

3.738

1.364.370

5

Loại 4

0,65

626

228.490

STT

Loại đô thị

1

Tổng


6.453.930
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)

1.2.1.2. Thành phần của CTR
Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên
các dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo %
khối lượng.
Bảng 1.6. Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau
Phần trăm khối lượng (%)
STT

Thành phần

Hộ gia

Nhà

Nhà hàng

đình

trường

Khách sạn

Rác chợ

1


Rác thực phẩm 61,0 - 96,6

23,5 - 75,

79,5 - 100,0

20,2 - 100

2

Giấy

1,0 - 19,7

1,5 - 27,5

0 - 2,8

0 - 11,4

3

Carton

0 - 4,6

0

0 - 0,5


0 - 4,9

4

Vỏ sò, ốc, cua

0

0

0

0 - 10,1

5

Nhựa

0 - 10,8

3,5 - 18,9

0 - 6,0

0 - 7,6

6

Tre, rơm rạ


0

0

0

0 - 7,6

7

Thủy tinh

0 - 25,0

1,3 - 2,5

0 - 1,0

0 - 4,9

8

Nilon

0 - 36,6

8,5 - 34,4

0 - 5,3


0 - 6,5

9

Gỗ

0 - 7,2

0 - 20,2

0

0 - 5,3

13


Phần trăm khối lượng (%)
STT

Thành phần

Hộ gia

Nhà

Nhà hàng

đình


trường

Khách sạn

Rác chợ

10

Lon đồ hộp

0 - 10,2

0 - 4,0

0 - 1,5

0 - 2,1

11

Tro

0

0

0

0 - 2,3


12

Vải

0 - 14,2

1,0 - 3,8

0

0,5 - 8,1

13

Da

0

0 - 4,2

0

0-1,6

14

Sành sứ

0 - 10,5


0

0 - 1,3

0 - 1,5

15

Cao su mềm

0

0

0

0 - 5,6

16

Cao su cứng

0 - 2,8

0

0

0 - 4,2


17

Kim loại màu

0 - 3,3

0

0

0 - 5,9

18

Xà bần

0 - 9,3

0

0

0 - 4,0

19

Styrofoam

0 - 1,3


1,0 - 2,0

0 - 2,1

0 - 6,3

(Nguồn: CITENCO - CENTEMA, 2002)
1.2.1.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Việc phân loại CTRSH tại nguồn cho đến năm 2015 chưa có chế tài áp
dụng và khơng đồng bộ cho các công đoạn thu gom, xử lý. Phần lớn chất thải
rắn sinh hoạt đô thị chưa được phân loại tại nguồn. Hoạt động thu gom, vận
chuyển CTR sinh hoạt ở các đô thị được cung cấp chủ yếu bởi các công ty dịch
vụ cơng ích, cơng ty mơi trường đơ thị và cơng ty cơng trình đơ thị và một phần
do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện với tỷ lệ ngày càng cao. Ví dụ như tại
Tp. Hồ Chí Minh, 50% lượng CTR sinh hoạt được thu gom bởi các công ty tư
nhân hoặc hợp tác xã; tại Hà Nội tỷ lệ này là khoảng 20% do các công tu tư
nhân, hợp tác xã, tổ vệ sinh môi trường thực hiện [6].
Hiện nay, phí vệ sinh được thu tùy thuộc vào từng đối tượng: Đối với hộ
gia đình tại khu vực đơ thị trung bình là 21.000đ/hộ/tháng tương đương
5.600đ/người/tháng; mức thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000 –
200.000đ/cơ sở/tháng tùy theo quy mô và địa phương [5].

14


Tại khu vực đô thị, tổng khối lượng CTRSH thu gom khoảng 31.600
tấn/ngày năm 2014 và khoảng 32.415 tấn/ngày năm 2015 (tăng 815 tấn/ngày) [5].
Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR đô thị đạt khoảng 85,3%(2014). Đô thị loại I
có tỷ lệ thu gom khu vực nội thành đạt mức tuyệt đối 100% như Hải Phòng, Đà
Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh; Hà nội đạt khoảng 98%. Đa số các đô thị loại 2 và 3

đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành khoảng 80% - 85%. Ở các đô thị loại
IV và V công tác thu gom chưa được cải thiện nhiều, hạn chế về nguồn nhân
lực, thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom do phần lớn là được đầu tư quản lý
bởi hợp tác xã [5].
Theo Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu quản lý tổng hợp các loại CTR đô thị
được đặt ta là lượng CTRSH đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo
môi trường đạt đến 90% (đến 2020) và đạt 100% (đến 2025) [19].
Tính đến hết năm 2015, cả nước có khoảng 35 cơ sở xử lý CTRSH đô thị
được đưa vào hoạt động. Cơng suất trung bình của các cơ sở xử lý phổ biến ở
mức từ 100 – 200 tấn/ngày. Một số cơ sở xử lý CTRSH có cơng suất thiết kế rất
lớn như: khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước 3.000 đến 5.000 tấn/ngày;
nhà máy xử lý chất thải rắn tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 1.000 tấn/ngày;
nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn (Sơn Tây, Hà Nội) 700 tấn/ngày;… [6]
Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng ở nước ta ngày càng đa dạng
nhưng hiệu quả thực tế chưa được tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ. Một số
công nghệ trong nước đang triển khai áp dụng bước đầu đã đem lại hiệu quả
nhất sịnh. Các công nghệ được nghiên cứu trong nước hầu hết do các doanh
nghiệp tư nhân đảm nhiệm nên việc hồn thiện cơng nghệ cũng như triển khai
ứng dụng trong thực tế cịn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, các công nghệ mới, vừa
triển khai ứng dụng, vừa hồn thiện nên các dây truyền cơng nghệ và thơng số
kỹ thuật chưa được hồn thiện và chuẩn xác.
Phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận CTRSH chưa được phân loại tại
nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích

15


đất, phát sinh lượng lớn nước rỉ rác. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần
lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, khơng có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, quá

tải, không được che phủ bề mặt, khơng được phun hóa chất khử mùi và diệt côn
trùng,… đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí, sinh thái
và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của cộng đồng
xung quanh [19].
1.2.2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Nhìn chung, trong những năm vừa qua, cùng với sự tiến bộ của kinh tế xã
hội, sự quan tâm và nhận thức đúng đắn về quản lý CTR, hiệu quả của công tác
quản lý CTR ở Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, cũng còn nhiều
hạn chế:
Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy tăng song vẫn ở mức thấp, xã hội hóa
cơng tác thu gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và
chưa sâu. Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn yếu và thiếu, dẫn tới
một số địa phương đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom,
vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu quả việc phân loại.
Tình trạng đổ CTR khơng đúng nơi quy định cịn xảy ra thường xuyên, gây
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng và cảnh quan khu dân cư.
Phương pháp xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp, yêu cầu quỹ đất, chi phí quản lý lớn
bên cạnh rủi ro cao. Các giải pháp xử lý công nghệ cao như: đốt, chôn lấp thu hồi
năng lượng, xử lý rác thu dầu DO,… chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã có khung pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo
vệ mơi trường, trong đó quản lý CTR còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về
tiêu chuẩn thu gom, xử lý đặc biệt là với các vùng nông thôn. Sự phân bổ, sử
dụng vốn ngân sách cho hoạt động quản lý còn chưa thực sự hiệu quả, một phần
do nhận thức chưa đúng đắn về CTR, sự thiếu quan tâm của chính quyền địa
phương cũng như đội ngũ cán bộ cho công tác quản lý CTR cịn yếu và thiếu đặc
biệt là vùng nơng thơn và vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn tới hậu quả
quản lý CTR còn chưa cao.

16



Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn tại khu vực nghiên
cứu, góp phần bảo vệ mơi trường.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể


Đánh giá được hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên



Đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã

cứu.
Khánh Thượng và đề xuất được một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt
phù hợp.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
CTR sinh hoạt trên địa bàn xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội.
Cơng tác quản lý CTRSH tại khu vực nghiên cứu nghiên cứu
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên 3 thôn: thôn Sơn Hà, thôn Phú Thứ, thơn
Gị Đình Mn thuộc xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
⁻ Hiện trạng CTRSH trên địa bàn xã Khánh Thượng

⁻ Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn xã Khánh Thượng
⁻ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại khu vực nghiên cứu.

17


×