Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NG d8 a~1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.96 KB, 75 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ơ nhiễm mơi trƣờng nói chung đang là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu
của toàn cầu, trong đó ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc nói riêng cần đƣợc chú trọng
xử lý cấp thiết hơn nữa. Nguồn gốc ô nhiễm môi trƣờng nƣớc chủ yếu do hoạt
động nhân tạo của con ngƣời, nguồn nƣớc thải không qua xử lý, thải trực tiếp
ra môi trƣờng bao gồm: Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ, vui chơi giải trí...Trong đó nƣớc thải từ các hoạt động cơng nghiệp có
ảnh hƣởng nhiều nhất đến mơi trƣờng do tính đa dạng và phức tạp về thành
phần của nó.
Đƣợc biết đến là một trong những ngành cơng nghiệp đƣợc hình thành
từ rất sớm tại nƣớc ta, công nghiệp giấy đã nhanh chóng khẳng định vai trị
của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đáng kể vào sự tăng trƣởng
kinh tế của cả nƣớc. Với quá trình hình thành lâu dài và phát triển, đến nay
nƣớc ta có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy phân bố ở cả 3 miền Bắc,
Trung, Nam. Trong tƣơng lai, ngành Giấy còn hứa hẹn sự phát triển hơn nữa
cả về quy mô lẫn số lƣợng các nhà máy, cơng ty, xí nghiệp phục vụ cho ngành
Giấy. Tuy nhiên, ở Việt Nam công nghệ sản xuất giấy còn rất lạc hậu. Để sản
xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ
và 100-350 m3 nƣớc, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử
dụng 7-15 m3 nƣớc /tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn
nƣớc ngọt, tăng chi phí xử lý nƣớc thải mà cịn đƣa ra sơng, rạch lƣợng nƣớc
thải khổng lồ [10].
Là một trong những doanh nghiệp sản xuất giấy đầu tiên của huyện
Mai Châu – tỉnh Hòa Bình, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng
Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình đã góp phần khơng nhỏ vào sự phát
triển của ngành giấy nói chung và đem lại những lợi ích kinh tế cho địa
phƣơng nói riêng. Bên cạnh những tác động tích cực đó, trong q trình sản
xuất của mình, Cơng ty đã gây những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng là
không thể tránh khỏi điển hình là mơi trƣờng nƣớc. Từ đó đặt ra yêu cầu
1



nghiên cứu ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc bởi nƣớc thải của Công ty là vô
cùng cần thiết, cũng bởi vậy khóa luận “ Nghiên cứu ảnh hưởng của nước
thải sản xuất giấy tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng
Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình đến chất lượng môi trường nước
khu vực xung quanh Công ty” đã đƣợc thực hiện nhằm góp phần đánh giá
một cách chính xác chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên cứu do
chịu ảnh hƣởng từ nƣớc thải sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc
Đại. Từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu sự suy giảm
chất lƣợng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.

2


Chƣơng I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. T ổng quan về ngành sản xuất giấy trên thế giới
Những ký hiệu ngôn ngữ đầu tiên đã đƣợc con ngƣời từ thời cổ xa xƣa
viết trên đá, xƣơng, sau đó là gỗ, kim loại, thạch cao. Trải qua hàng ngàn năm
phát triển cùng với biết bao tiến bộ văn minh nhân loại, giấy thực sự trở thành
một vật dụng tối quan trọng trong đời sống con ngƣời.
Việc tạo ra giấy là một trong những phát minh vĩ đại của ngƣời Trung
Quốc. Năm 105 sau Công nguyên, ông Thái Luân ngƣời Trung Quốc đã phát
minh ra cách làm giấy từ các vỏ than cây, sợi than cây, cây gai dầu, giẻ rách
và lƣới đánh cá cũ [10].
Tuy nhiên nhà máy giấy đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Cordoba, sau
đó là tại Seville (Tây Ban Nha), tiếp theo là ở Fabriano (Ý) vào khoảng năm
1250 [10].
Năm 1445 Gutenberg (Đức), đã phát minh ra máy in đƣa con ngƣời tiến
lên nền văn minh mới và càng khẳng định vai trò quan trọng cũng nhƣ sự phát

triển của ngành công nghiệp sản xuất giấy [10].
Tháng Giêng năm 1799, Loius – Nicolas Robert (1761- 1828), một đốc
công trẻ của nhà máy ở Essones (Pháp) cùng cha đã phát minh ra máy xeo
giấy liên tục. Đây là một mốc lịch sử quan trọng vì từ đây giấy đƣợc sản xuất
nhanh hơn, nhiều hơn và rẻ hơn [10].
Năm 1840 một ngƣời Đức là Friedricch Gottlob Keller đã tìm ra các
thớ sợi có thể sử dụng làm ra giấy và lấy ra bằng cách mài gỗ trên đá. Từ
những phát hiện đó máy gỗ đã đƣợc phát minh và đƣa vào sử dụng.
Năm 1857, một ngƣời Mỹ là Jojeph Coyetty đã phát minh ra giấy toilet, nó
chỉ đƣợc phổ biến tại Pháp vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 60 của
thế kỷ 20 nó đƣợc sử dụng rộng rãi [10].
Nhƣ vậy theo quy luật phát triển tất yếu khách quan, giấy đã đƣợc phát
minh, sản xuất và đi vào đời sống con ngƣời nhƣ một vật dụng không thể
3


thiếu. Công nghệ sản xuất giấy từ thô sơ tại thời điểm sơ khai, đến nay ngành
công nghiệp giấy đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện trên phạm vi tồn thế
giới, với cơng nghệ ngày càng hiện đại và sản phẩm ngày càng phong phú, sự
phát triển đó thực sự đã đem lại cuộc sống ngày càng tiện lợi, văn minh cho
con ngƣời.
1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam
Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh của xã hội nhu cầu đƣợc sử dụng
giấy của mọi ngƣời đang ngày càng tăng cao. Để đáp ứng tốt đƣợc nhu cầu
của khách hàng, các công ty, doanh nghiệp sản xuất giấy trong nƣớc luôn
luôn phải cạnh tranh nhau khốc liệt cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng sản phẩm
đầu ra. Tuy nhiên do chƣa có bƣớc đi đúng nên nhìn chung ngành Cơng
nghiệp giấy của nƣớc ta vào thời điểm này vẫn đang gặp phải rất nhiều khó
khăn.
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phƣơng pháp công

nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập
niên 1960, nhiều nhà máy giấy đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng hầu hết có cơng
suất nhỏ (dƣới 20.000 tấn/năm).
Năm 1975, tổng cơng suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000
tấn/ năm nhƣng do ảnh hƣởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lƣợng
bột giấy và giấy nên sản lƣợng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Từ năm 1990 đến năm 1999, tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành
sản xuất và bột giấy là 16%/ năm, từ năm 2000 đến 2004 đạt 20%/ năm, và
đến năm 2009 đã là 28%/ năm.
Cuối năm 2007, tồn ngành giấy đã có trên 239 nhà máy với tổng công
suất đạt 1,38 triệu tấn giấy/ năm trong đó có 66 nhà máy sản xuất bột giấy với
tổng công suất 600.000 tấn/ năm. Tuy nhiên nguồn cung cấp nhƣ vậy chỉ đáp
ứng đƣợc gần 64% nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008, phần còn lại vẫn phải
nhập khẩu.

4


Năm 2010, mức tiêu thụ trung bình giấy trên đầu ngƣời là 22kg/ngƣời/ /năm,
sản lƣợng sản xuất giấy trong nƣớc đạt hơn 1,38 triệu tấn giấy/năm (trong đó
khoảng 56% là nhóm giấy cơng nghiệp bao bì và 25% là nhóm giấy vệ sinh)
và 600.000 tấn giấy bột.
Theo báo cáo của Tổng công ty Giấy Việt Nam, năm 2011 là năm đầy
khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giấy. Tổng cơng ty
Giấy Việt Nam là một ví dụ điển hình, giá trị sản xuất cơng nghiệp của tổng
công ty chỉ đạt 91% kế hoạch năm (2.883 tỷ đồng), sản phẩm giấy các loại chỉ
đạt 279.050 tấn, bằng 88% kế hoạch, lợi nhuận của tổng công ty đạt 114 tỷ
đồng, bằng 99% so với cùng kỳ năm trƣớc và đặc biệt là lƣợng tồn kho của
tổng công ty hiện còn rất lớn, hơn 19.000 tấn. Việc sụt giảm sản lƣợng, doanh
thu, lợi nhuận… không đạt mục tiêu đề ra diễn ra ở hầu hết các công ty con,

công ty liên kết của tổng công ty nhƣ: Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy
Bãi Bằng [16].
Trong tháng 5/2012 sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
ngành giấy tiếp tục giảm mặc dù các nhà máy bắt đầu sản xuất giấy in, viết
phục vụ khai giảng năm học 2012 - 2013. Tính chung 5 tháng đầu năm 2012,
sản phẩm giấy bìa các loại ƣớc đạt 745,7 nghìn tấn, giảm 2,2%. Giá giấy in,
giấy viết sản xuất trong nƣớc sản xuất đang ở mức giá tƣơng đƣơng với giá
giấy nhập khẩu, trung bình 21 triệu đồng/tấn; cịn giá giấy in báo nhập khẩu
đang cao hơn giá giấy in báo sản xuất trong nƣớc khoảng 200.000 đồng/tấn,
giữ mức 16,2 triệu đồng/tấn [17].
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, năm 2013 là năm cực kỳ
khó khăn với các doanh nghiệp ngành giấy. Tính tới đầu tháng 6, nhu cầu tiêu
thụ giấy các loại trong nƣớc đã giảm khoảng 3% so với cùng kỳ, giảm mạnh
nhất là giấy Tissue và giấy tráng phấn cao cấp. Số liệu từ Tổng cục Thống kê
cho thấy, 7 tháng đầu năm, giấy là 1 trong 5 ngành cơng nghiệp chế biến có
chỉ số tồn kho tăng cao nhất so với cùng kỳ (12,1%).

5


Tháng 5/2014, sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa chƣa đƣợc phân
vào đâu tăng 22,9%. Nhóm hàng có chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ bao
gồm sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa (giảm 4,6%). Về nhập
khẩu hàng hóa: Xét về giá, so với cùng kỳ, giá nhập khẩu bình quân của mặt
hàng giấy giảm 5,8%. Xét về lƣợng, mặt hàng tính đƣợc về lƣợng nhập khẩu
tăng cao so với cùng kỳ bao gồm giấy các loại (tăng 12,7%).
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), trong 5 năm qua
ngành sản xuất giấy đã tăng trƣởng mạnh với tốc độ 15-17%/năm. Năm 1975,
tổng sản lƣợng giấy của cả nƣớc chỉ đƣợc 28 nghìn tấn/năm, nhƣng nay đã
vƣợt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng đƣợc 64% nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc.

Báo cáo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, tổng lƣợng
giấy tiêu thụ cả nƣớc ta trong năm 2012 vừa qua lên tới 2,9 triệu tấn giấy các
loại. Trong khi các nƣớc phát triển tiêu thụ giấy trên 130 kg/ngƣời/năm, thì
ngƣời dân các nƣớc châu Á có mức tiêu thụ giấy chƣa nhiều, bình qn đạt 40
kg/ngƣời/năm. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam còn thấp
hơn, mới chỉ đạt hơn 30 kg/năm. Sức tiêu thụ giấy của ngƣời dân nƣớc ta đã
liên tục tăng nhanh trong những năm qua: năm 2010 bình quân sử dụng 26,44
kg/năm/ngƣời; năm 2011 đạt 29,61 kg/năm/ngƣời; năm 2012 đạt 32,7
kg/năm/ngƣời. Với 88 triệu dân và mức sống ngày càng đƣợc nâng cao đã mở
ra thị trƣờng rộng lớn cho ngành giấy Việt Nam. Tổng cầu giấy không ngừng
tăng lên qua từng năm. Năm 2010, cả nƣớc tiêu dùng 2,294 triệu tấn giấy, bao
gồm: 45,2 nghìn tấn giấy in báo; 444 nghìn tấn giấy in, giấy viết; 1551,9
nghìn tấn giấy bao bì; 43,3 nghìn tấn giấy tissue; 210 nghìn tấn giấy vàng mã.
Năm 2011, tổng tiêu thụ 2,599 triệu tấn giấy, bao gồm: 57,8 nghìn tấn giấy in
báo; 515 nghìn tấn giấy viết và in; 1730 nghìn tấn giấy bao bì; 76,1 nghìn tấn
giấy tissue và 220 nghìn tấn giấy vàng mã. Năm 2012, tổng lƣợng tiêu dùng
giấy đã lên 2,9 triệu tấn, bao gồm 70 nghìn tấn giấy in báo; 595 nghìn tấn giấy
viết và in; 1975 nghìn tấn giấy bao bì; 83,1 nghìn tấn giấy tissue, riêng tiêu
dùng giấy vàng mã sụt giảm chỉ còn 190 nghìn tấn - thấp hơn cả năm 2009 [1]
6


Hiện nay nƣớc ta có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy phân bố ở cả 3
miền Bắc, Trung, Nam. Ở miền Bắc có nhiều doanh nghiệp lớn nhƣ: Cơng ty
giấy Bãi Bằng, Cơng ty Cổ phần giấy Việt Trì, Cơng ty Cổ phần giấy Hải
Phịng và có làng nghề truyền thống lâu đời Phong Khê (Bắc Ninh), nơi tập
trung của hơn 130 doanh nghiệp sản xuất giấy. Khu vực miền Trung có Nhà
máy giấy Tân Bình. Khu vực miền Nam có các Nhà máy giấy Tân Mai, Đồng
Nai, Long An. Ngồi ra, mỗi tỉnh trong cả nƣớc đều có các cơ sở sản xuất
giấy thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân.

1.3. Nƣớc thải ngành công nghiệp giấy
1.3.1. Nguồn gốc phát sinh nƣớc thải ngành giấy
Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là ngành tiêu thụ lƣợng
nƣớc lớn, do đó cũng thải ra một lƣợng nƣớc thải đáng kể. Nƣớc đƣợc dùng
cho các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản phẩm hơi nƣớc.
Trong các nhà máy giấy, hầu nhƣ tất cả lƣợng nƣớc đƣa vào sử dụng sẽ là
nƣớc thải và mang theo tạp chất, hóa chất, bột giấy, các chất ơ nhiễm dạng
hữu cơ và vơ cơ nếu khơng có hệ thống xử lý tuần hồn lại nƣớc và hóa chất.
Theo Nguyễn Thị Lý Un [13] các dịng thải chính của các nhà máy
sản xuất bột giấy bao gồm:
- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất, thuốc
bảo vệ thực vật, vỏ cây,…
- Dịng thải của q trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất
hữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. Dịng thải có màu tối nên
thƣờng gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khơ khoảng 25 đến 35%, tỷ
lệ giữa các chất hữu cơ và vô cơ là 70:30.
- Thành phần hữu cơ chủ yếu trong dịch đen là lignin hòa tan và dịch
kiềm (30 đến 35% khối lƣợng chất khơ), ngồi ra những sản phẩm phân huỷ
hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần vô cơ bao gồm những hóa chất nấu
một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, kiềm.

7


- Dịng thải từ cơng đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng
phƣơng pháp hóa học và bán hóa chứa các hợp chất hữu cơ, lignin hịa tan và
hợp chất tạo thành của các hợp chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả
năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống nhƣ các hợp chất clo hữu cơ, làm tăng
AOX trong nƣớc thải. Dòng thải này có độ màu, giá trị BOD5 và COD cao.
- Dòng thải còn chứa hỗn hợp các chất clo hữu cơ đặc trƣng qua tải lƣợng

AOX từ 4 đến 10 kg/1 tấn bột. Đây là dòng thải chứa các chất có tính độc và khó
phân hủy sinh học. Nhƣng nếu cũng tẩy bột giấy theo phƣơng pháp sunfat từ gỗ cứng
bằng oxy thì tải lƣợng COD giảm cịn 35 kg/1 tấn bột và AOX là 0,7/ 1 tấn bột.
- Dịng thải từ q trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn,
bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia nhƣ nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.
- Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn chứa hàm
lƣợng các chất lơ lửng và các hóa chất rơi vãi. Dịng thải này khơng liên tục.
- Nƣớc ngƣng của q trình cơ đọng trong hệ thống xử lý thu hồi hóa
chất từ dịch đen. Mức độ ô nhiễm của nƣớc ngƣng phụ thuộc vào loại gỗ,
cơng nghệ sản xuất.
- Dịng thải từ công nghệ xeo giấy chứa chủ yếu bột giấy và các chất phụ
gia. Nƣớc này đƣợc tách ra từ các bộ phận của máy xeo giấy nhƣ khử nƣớc, ép
giấy. Phần lớn dịng thải này đƣợc tuần hồn sử dụng trực tiếp cho giai đoạn tạo
hình giấy hay cho cơng đoạn chuẩn bị nguyên liệu vào máy xeo hoặc có thể gián
tiếp sau khi nƣớc thải qua hệ thống bể lắng để thu hồi giấy và xơ sợi.
1.3.2. Ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất giấy đến môi trƣờng
- Thay đổi thành phần nguồn nƣớc tiếp nhận [12]
Nguồn nƣớc tiếp nhận bị nhiễm bẩn (có mùi, đục, xuất hiện các chất rắn lơ
lửng khoảng 1000 - 1500 mg/l, BOD, COD,…) là các chất làm biến đổi chất lƣợng
nƣớc, gây ảnh hƣởng đến các thủy sinh vật làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên.
Tác hại của chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh
hƣởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm
quan tăng độ đục cho nguồn nƣớc và gây bồi lắng dịng sơng
8


Tác hại của các chất hữu cơ: Hàm lƣợng của các chất hữu cơ (thể hiện
qua thông số COD) và đặc biệt làm hàm lƣợng các chất hữu cơ dễ phân hủy
(thể hiện qua thông số BOD) cho ta thấy đƣợc lƣợng oxy cần thiết để vi sinh
vật trong nƣớc phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ. Nồng độ BOD tỷ lệ với nồng

độ chất ô nhiễm hữu cơ trong nƣớc (chất dễ phân hủy). Việc ô nhiễm chất hữu
cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc do vi sinh vật sử
dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hòa tan giảm sẽ gây tác
hại nghiêm trọng đến tài nguyên sinh vật.
Nƣớc thải trong công đoạn nghiền, nấu bột ở nhiệt độ cao nếu thải ra
trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ra nhiều biến đổi về sinh lý, vật lý và hóa
học của thủy sinh vật. Ngồi ra, nƣớc thải có chứa chất lơ lửng sẽ gây ứ đọng,
tắc cống rãnh, gây ô nhiễm lâu dài nguồn nƣớc.
- Giảm độ oxy hịa tan
Nƣớc thải sản xuất giấy có hàm lƣợng các chất hữu cơ cao nếu xả trực
tiếp vào nguồn nƣớc tiếp nhận (sông, hồ...), sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hệ sinh
thái hồ chứa . Nếu nhƣ nƣớc thải đi vào nguồn nƣớc tiếp nhận với hàm lƣợng
cao thì q trình oxy hóa diễn ra nhanh, nguồn oxy trong nƣớc nhanh chóng
bị cạn kiệt và q trình oxy hóa bị ngƣng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ
khí hoạt động sinh các khí CH4, H2S có mùi hơi, độc hại cho vi sinh vật. Tồn
bộ lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc giảm do sử dụng cho quá trình oxy hóa các
chất hữu cơ dẫn đến các hệ sinh thái thủy sinh bị phá hủy và có thể bị biến
mất [7].
1.4. Một số nghiên cứu về chất thải sản xuất ngành giấy đến chất lƣợng
mơi trƣờng
Q trình sản xuất bột và giấy đã sinh ra một lƣợng rất lớn các chất thải
ở dạng rắn, lỏng (nƣớc thải) và khí. Chính vì vậy với nội dung nghiên cứu ảnh
hƣởng của dòng thải ngành sản xuất giấy đặc biết là nƣớc thải từ quá trình sản
xuất giấy đến chất lƣợng mơi trƣờng đã có rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực
hiện. Ví dụ nhƣ:
9


- Đồn Đặng Phi Cơng, Nguyễn Phƣớc Dân, Huỳnh Khánh An, Trần
Xuân Sơn Hải (2009), Trƣờng Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM . Đánh giá

độc tính của một số nƣớc thải cơng nghiệp điển hình. Đề tài đã chỉ ra nƣớc
thải giấy chƣa xử lý rất độc, khi nghiên cứu độc tính của nƣớc thải của cơng
ty giấy Bãi Bằng. Các đối tƣợng thử nghiệm gồm: vi khuẩn P. phosphoreum,
vi tảo S. capricornutum, và bèo tấm Lemna aequinoctialis. Kết quả cho thấy
nƣớc thải công ty giấy Bãi Bằng đƣợc xem là độc cấp tính đối với các sinh vật
thử nghiệm; độ nhạy cảm của các sinh vật đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần
nhƣ sau: tảo > vi khuẩn > bèo tấm. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá độc tính
nƣớc thải của cơng ty giấy-hóa chất COGIDO, khu cơng nghiệp Biên Hòa lên
nguồn tiếp nhận. Kết quả cho thấy nƣớc thải giấy có độc tính cao đối với vi
khuẩn P. phosphoreum (EC50=31,8%) và tảo S.capricornutum (EC50<25%).
- Lê Thục Lam (2010), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn
cho ngành cơng nghiệp giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, Luận văn thạc sỹ
khoa học, Trƣờng Đại học Kỹ thuật cơng nghệ TP. HCM. Trong nội dung của
mình, nghiên cứu đã đƣa ra cụ thể mức độ ô nhiễm nƣớc thải cũng nhƣ đánh
giá sự ảnh hƣởng do nƣớc thải sản xuất đến chất lƣợng môi trƣờng của các
nhà máy giấy tại Bình Dƣơng. Trƣớc thực trạng đó, nghiên cứu cũng đã đề
xuất phƣơng án sản xuất sạch hơn cho ngành giấy tại Bình Dƣơng nhằm giảm
ơ nhiễm mơi trƣờng và đem lại lợi ích kinh tế cho chính các nhà máy giấy.
Tuy nhiên nghiên cứu còn hạn trong việc chỉ đƣa ra một giải pháp là sản xuất
sạch hơn mà khơng đƣa ra nhóm giải pháp đồng bộ trên tất cả các phƣơng
diện để giải quyết hiệu quả hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải sản
xuất giấy tại tỉnh Bình Dƣơng.
- “Tài liệu hƣớng dẫn sản xuất sạch hơn ngành sản xuất giấy” của Trung
tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam năm 2008. Tài liệu đã chỉ ra hiện trạng
chất thải của ngành sản xuất giấy bao gồm nƣớc thải, khí thải và chất thải rắn
đều gây những ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng môi trƣờng, đặt ra nhiệm
vụ cấp bách thực hiện những biện pháp giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
10



trƣờng do ngành giấy gây ra. Trong đó áp dụng mơ hình sản xuất sạch hơn
đƣợc xem là giải pháp khả quan và hiệu quả.
- Vi Thị Mai Hƣơng (2007), Đánh giá hiện trạng môi trƣờng Công ty Cổ
phần giấy Hoàng Văn Thụ, Luận văn thạc sỹ khoa học, Viện Khoa học và
Công nghệ môi trƣờng, Trƣờng Đại học Bách khoa, Hà Nội. Luận văn đã chỉ
ra chi tiết nguồn phát sinh và lƣợng các chất thải phát sinh trong q trình sản
xuất của Cơng ty Cổ phần giấy Hồng Văn Thụ. Chính dịng thải này là
ngun nhân gây suy giảm chất lƣợng mơi trƣờng Cơng ty nói riêng và khu
vực xung quanh nói chung, đặc biệt là với sơng Cầu - đối tƣợng tiếp nhận chủ
yếu nƣớc thải sản xuất giấy.
Theo thống kê, cả nƣớc có gần 500 doanh nghiệp cơ sở sản xuất giấy
trong đó chỉ có 10% doanh nghiệp, cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trƣờng cho phép
[14]. Mặt khác với lƣợng chất thải sản xuất lớn đặc biệt là nƣớc thải từ quá
trình sản xuất giấy đã gây những ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng môi
trƣờng và sức khỏe ngƣời dân. Công ty TNHH Quốc Đại là một trong những
đơn vị tiêu biểu của ngành bột giấy đem lại lợi ích kinh tế lớn cho địa
phƣơng, cho doanh nghiệp, song những tác động tiêu cực từ chất thải trong
q trình sản xuất đến mơi trƣờng của Cơng ty là rất khó tránh khỏi đã đặt ra
tính cấp thiết và là lý do khóa luận này đã đƣợc thực hiện.

11


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần bảo vệ môi trƣờng từ hoạt động công nghiệp sản xuất giấy
tại Việt Nam.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Khóa luận nghiên cứu nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng từ nƣớc thải sản xuất giấy tại Công ty
TNHH Quốc Đại tới chất lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm xung quanh khu
vực công ty.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của nƣớc thải sản
xuất giấy tại Công ty tới môi trƣờng.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận nhƣ sau:
+ Lƣu lƣợng thải của Công ty TNHH Quốc Đại
+ Nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại – Mai Châu.
+ Nƣớc mặt và nƣớc ngầm xung quanh khu vực Cơng ty.
- Trong đó để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, dựa trên cơ sở nội
dung QCVN 12: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp giấy và bột giấy, khóa luận đã lựa chọn các thơng số để
nghiên cứu các đánh giá cho từng đối tƣợng cụ thể nhƣ sau:
+ Nƣớc thải: pH, BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS);
+ Nƣớc mặt: pH, BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS);
+ Nƣớc ngầm: : pH, COD, chất rắn tổng số (TS).
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra khóa luận nghiên cứu những nội dung sau:

12


- Nghiên cứu quy trình cơng nghệ sản xuất giấy tại tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn Quốc Đại.
- Đánh giá đặc tính nƣớc thải sản xuất của Cơng ty.
- Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm xung quanh khu vực Công ty
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của nƣớc thải của

Công ty tới chất lƣợng môi trƣờng.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, kế thừa số liệu
Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong quá trình thực
hiện khóa luận nhằm giảm khối lƣợng cơng việc nghiên cứu. Khóa luận tiến
hành thu thập các tài liệu của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các đơn vị nghiên
cứu khoa học, cơ sở sản xuất. Những thông tin và số liệu thứ cấp đƣợc khóa
luận sử dụng bao gồm: Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
môi trƣờng của khu vực, các thông tin về thực trạng, quy mô sản xuất của
Công ty. Các tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng cần có tính chọn lọc và tính đại
diện cao. Các thơng tin thu thập có mức độ tin cậy và chính xác cao, đƣợc cơ
quan quản lý có năng lực chun mơn kiểm định và cho phép sử dụng.
Phƣơng pháp kế thừa số liệu: Kế thừa các số liệu liên quan tới nội dung
nghiên cứu, đƣợc Công ty và cơ quan quản lý thực hiện cho phép sử dụng.
Thu thập các thông tin có liên quan tới nội dung nghiên cứu bằng việc tìm
hiểu các tài liệu nghiên cứu về ngành cơng nghiệp giấy Việt Nam và thế giới.
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa và lấy mẫu ngoài hiện
trƣờng
2.4.2.1. Điều tra, khảo sát ngoài thực địa
Tiến hành điều tra, khảo sát tại địa điểm xung quanh Công ty trách
nhiệm hữu hạn Quốc Đại nhằm xác định các đặc điểm chính của khu vực
nghiên cứu nhƣ: Xem xét vị trí nguồn thải, chiều dịng chảy, thời gian xả thải,
tồn bộ các thủy vực xung quanh Cơng ty, …
2.4.2.2. Lấy mẫu ngồi hiện trƣờng
13


- Địa điểm lấy mẫu
Sau khi điều tra, khảo sát tồn bộ khu vực nghiên cứu khóa luận lựa
chọn các điểm lấy mẫu sao cho đảm bảo đánh giá chính xác và đầy đủ ảnh

hƣởng của nƣớc thải sản xuất Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại đến
chất lƣợng nƣớc tại khu vực xung quanh Cơng ty.
- Vị trí lấy mẫu:
Khóa luận nghiên cứu chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc với các thành phần
là nƣớc thải, nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Trong đó tiến hành lấy tổng cộng 13
mẫu nƣớc cụ thể gồm: 2 mẫu nƣớc thải, 3 mẫu nƣớc ngầm và 8 mẫu nƣớc
mặt.
Sơ đồ các điểm lấy mẫu nƣớc nhƣ sau:

SO DO LAY MAU NUOC
NT 2

NT 1

NN 13

NN 12

NM 4
( 50 M)
NM 3
( 100)

NM 9
( 500 m)

NM 11
NM 5
CONG THAI


NM 6
( 50 m)

NM 7
( 80 m)

NM 8
(200 m)

NM10
( 1000 m)

SUOI SIA

Hình 2.1 Sơ đồ các điểm lấy mẫu nƣớc tại khu vực nghiên cứu

14


Bảng 2.1 Vị trí các điểm lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu
STT
1


hiệu
mẫu
NT1

Loại nƣớc
Nƣớc thải


Vị trí
Góc bên phải của bể chứa, nằm song song với cống
thu gom nƣớc thải

2

NT2

Nƣớc thải

Cống nƣớc thải thu gom đổ vào bể chứa

3

NM3

Nƣớc mặt

Nƣớc suối cách NM5 100m (ngƣợc chiều dòng chảy)

4

NM4

Nƣớc mặt

Nƣớc suối cách NM5 50m (ngƣợc chiều dòng chảy)

5


NM5

Nƣớc mặt

Nƣớc suối tại cống xả thải ra suối Sia

6

NM6

Nƣớc mặt

Nƣớc suối cách NM5 50m (cùng chiều dòng chảy)

7

NM7

Nƣớc mặt

Nƣớc suối cách NM5 80m (cùng chiều dòng chảy)

8

NM8

Nƣớc mặt

Nƣớc suối cách NM5 200m (cùng chiều dòng chảy)


9

NM9

Nƣớc mặt

Nƣớc suối cách NM5 500m (cùng chiều dòng chảy)

10

NM10

Nƣớc mặt

Nƣớc suối cách NM5 1000m (cùng chiều dòng chảy)

11

NN11

Nƣớc ngầm Nhà ơng: Hà Văn Tân, xóm Đồng Bảng, xã Đơng
( nƣớc

Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình

giếng
khoan)
12


NN12

Nƣớc ngầm Nhà ông: Hà Xuân Quyết, xóm Đồng Bảng, xã Đông
( nƣớc

Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình

giếng
khoan)
13

NN13

Nƣớc ngầm Nhà anh: Mạc Quốc Cƣờng, xóm Đồng Bảng, xã
( nƣớc

Đơng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình

giếng
khoan)

- Thời gian lấy mẫu
Các mẫu đƣợc lấy lúc 8h do sinh viên thực hiện khóa luận tiến hành.
- Dụng cụ lấy mẫu
15


Sử dụng thiết bị lấy mẫu nƣớc chuyên dùng Wilker có thể tích 2l, độ
sâu điểm lấy mẫu là 0,6*h tính từ mặt nƣớc trong đó h là chiều sâu của suối.
- Dụng cụ chứa mẫu

Lựa chọn dụng cụ chứa mẫu là một khâu quan trọng để đảm bảo chính
xác cho kết quả phân tích. Dụng cụ chứa mẫu cần chống sự mất mát do bay
hơi, hấp phụ và ô nhiễm bởi các chất lạ. Những yếu tố mong muốn khi chọn
bình chứa mẫu là: bền chắc, dễ đậy kín, dễ mở, chịu nhiệt, khối lƣợng, dạng
và kích cỡ hợp lý, dễ làm sạch và có thể dùng lại, dễ kiếm và giá dẻ.
Để đảm bảo các yêu cầu trên khóa luận đã lựa chọn dụng cụ chứa mẫu
là chai polyetylen 500ml. Trƣớc khi lấy mẫu chai đƣợc rửa kỹ bằng nƣớc sạch
và khi lấy mẫu ở vị trí nào cần tráng kỹ chai lấy mẫu bằng nƣớc tại điểm đó.
- Cách lấy mẫu
Các mẫu nƣớc đƣợc lấy là đại diện cho khu vực nghiên cứu, cụ thể là:


Lấy mẫu nƣớc mặt: Sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu loạt tiến hành

lấy 8 mẫu nƣớc mặt tại suối Sia nơi trực tiếp nhận nguồn nƣớc thải sản xuất
của Công ty TNHH Quốc Đại. Với mỗi mẫu nƣớc mặt đƣợc lấy ở độ sâu cách
mặt nƣớc là 0,6*h trong đó h là chiều sâu của suối bằng thiết bị lấy mẫu nƣớc
chuyên dùng Wilker. Tại mỗi vị trí lấy mẫu, nƣớc đƣợc cho vào 2 bình chứa
mẫu 500ml đã đƣợc chuẩn bị sẵn trong đó 1 chai để phân tích các thơng số
BOD5, COD và chai cịn lại để phân tích các thơng số vật lý. Ngồi ra đối với
chai đựng mẫu để phân tích BOD5, COD đƣợc bảo quản ở nhiệt độ 4oC.


Lấy mẫu nƣớc ngầm: Tiến hành lấy 3 mẫu nƣớc giếng khoan của

các hộ gia đình nằm về 2 phía so với vị trí cống thải nƣớc thải sản xuất chính
(cống xả thải trộm ra suối Sia từ bể chứa ) của Công ty TNHH Quốc Đại tại
khu vực nghiên cứu. Trƣớc khi lấy vặn vòi xả nƣớc liên tục để loại bỏ toàn bộ
nƣớc trong đƣờng ống rồi mới tiến hành lấy mẫu, nƣớc đựng trong chai
polyetylen 500ml. Mẫu nƣớc lấy xong đƣợc bảo quản và đựng trong thùng

xốp kín, ƣớp đá lạnh rồi nhanh chóng vận chuyển về phịng phân tích.

16




Lấy mẫu nƣớc thải: Tiến hành lấy 2 mẫu nƣớc thải. Dùng tay đã

đƣợc đeo găng tay cẩn thận nhúng tồn bộ chai chứa mẫu polyetylen 500ml
xuống vị trí cần lấy, lấy mẫu nƣớc cho đến khi chai đầy tràn thì nhanh chóng
đậy nắp chai và quấn băng dính xung quanh nút chai để tránh bị rơi ra ngoài
trong quá trình vận chuyển.
Tất cả các mẫu sau khi đƣợc lấy vào chai, đều đƣợc ghi nhãn đầy đủ với
các thông tin về loại mẫu, vị trí, thời gian lấy mẫu lên từng mẫu.
- Bảo quản và vận chuyển mẫu
Tất cả các mẫu nƣớc sau khi đƣợc lấy cho vào chai, làm lạnh đến khoảng
4oC và vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm.
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích các thơng số gây ơ nhiễm
2.4.3.1. Phân tích nhanh ngồi hiện trƣờng
- Xác định pH: Đo bằng máy đo cầm tay pH.
- Xác định nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thƣờng.
- Thông số DO: Dùng máy “DISSOLVED OXYGEN METER” để đo
nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc. Đơn vị: mg/l.
2.4.3.2. Phân tích trong phịng thí nghiệm
Sau khi bảo quản và vận chuyển mẫu từ khu vực nghiên cứu về Phịng
thí nghiệm mơi trƣờng, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, Trƣờng
Đại học Lâm Nghiệp. Dựa vào nội dung cần nghiên cứu khóa luận tiến hành
phân tích các thơng số BOD5, COD, SS, TDS, TS theo các quy chuẩn đƣợc
Nhà nƣớc ban hành có hiệu lực.

a. Phƣơng pháp xác định nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical
Oxygen Demand
Nhu cầu oxy sinh hố sau 5 ngày (ký hiệu: BOD5) đƣợc xác định theo
TCVN 6001 - 1995 (ISO 5815 - 1989) – Chất lƣợng nƣớc – Xác định nhu cầu oxi
Mẫu nƣớc đƣợc pha loãng đến hệ số thích hợp (…lần). Khi pha lỗng
cần hết sức tránh không cho oxi cuốn theo. Sau khi pha loãng xong mẫu phân

17


tích ta tiến hành đo giá trị DOo ở 20oC sau đó đem ủ trong tủ BOD chuyên
dụng ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày. Tiến hành đo lại giá trị DO5 sau 5 ngày ủ.
BOD5 đƣợc tính dựa vào chỉ số DO0 và DO5 theo công thức sau:
BOD5 = (DOo - DO5) . F
Trong đó:

BOD5 là giá trị BOD sau 5 ngày (mg/l)

DOo: là giá trị DO đo ở 20oC của dung dịch ngay sau khi pha loãng (mg/l).
DO5: là giá trị DO đo ở 20oC của dung dịch sau 5 ngày ủ ở 20oC.
F: là hệ số pha lỗng đƣợc tính bằng tỉ số giữa thể tích dung dịch mang đi
ủ (300ml) trên thể tích dung dịch mẫu lấy phân tích.
b. Phương pháp xác định nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hóa học (ký hiệu: COD) đƣợc xác định theo phƣơng pháp
đun hồi lƣu kín với chất oxi hóa là Kali bicromat (K2Cr2O7).
Ngun tắc xác định: Nhu cầu oxy hóa học đƣợc xác định khi oxi hóa các
chất hữu cơ ở nhiệt độ cao bằng các chất oxi hóa mạnh thƣờng là K2Cr2O7
trong môi trƣờng axit (H2SO4), với xúc tác Ag2SO4 đồng thời sử dụng Hg2SO4
để loại bỏ ảnh hƣởng của Cl- có trong mẫu nƣớc. Khi đó sảy ra phản ứng:
Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H+ CO2 + H2O + 2Cr3+ + 2K+

Chuẩn độ lƣợng dƣ Cr2O72- bằng Fe2+ sử dụng chỉ thị feroin cho đến khi dung
dịch chuyển từ màu xanh lục sang màu nâu đỏ.
Trình tự phân tích: Ống nung COD sau khi đƣợc rửa kỹ và làm sạch bằng
H2SO4 20%, ta lần lƣợt cho vào ống các chất nhƣ sau: 2ml mẫu nƣớc cần
phân tích; 1,5ml dung dịch K2Cr2O7 0,04M trong H2SO4; 4,5ml dung dịch
H2SO4 có chứa Ag2SO4. Đợi ống nung nguội tiến hành nung ống COD trong
tủ sấy ở 150oC trong 2h, sau đó để nguội rồi pha loãng bằng 20ml nƣớc cất.
Với mỗi mẫu sau khi pha loãng ta thêm cẩn thận 4-5 giọt chỉ thị feroin thu
đƣợc dung dịch màu xanh lục. Để xác định lƣợng Cr2O72- dƣ ta sử dụng dung
dịch chuẩn độ Fe2+ cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh lục sang màu
nâu đỏ thì dừng lại.

18


Tiến hành làm mẫu trắng song song nhƣ trình tự phân tích đã nêu ở trên
nhƣng thay thế mẫu nƣớc phân tích bằng 3ml mẫu nƣớc cất, làm 2 mẫu trắng
giống nhƣ nhau để lấy kết quả trung bình.
Nhƣ vậy nhu cầu oxi hóa học đƣợc tính theo cơng thức sau:
COD =

(mg/l)

Trong đó: a: là thể tích dung dịch Fe2+ chuẩn độ mẫu trắng (ml)
b: là thể tích dung dịch Fe2+chuẩn độ mẫu phân tích (ml)
N: là nồng độ của dung dịch Fe2+ (mg/l)
Vo: là thể tích mẫu phân tích (Vo = 2ml)
c. Phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng TSS (Total Suspended Solids)
Tổng chất rắn lơ lửng (ký hiệu: TSS) là tổng lƣợng vật chất hữu cơ và vô
cơ lơ lửng (phù sa, mùn bã hữu cơ, tảo) lơ lửng trong nƣớc (có kích thƣớc

10-2 - 10-3mm). Một phần các chất lơ lửng có kích thƣớc lớn hơn 10-2 mm sẽ
lắng xuống đáy.
Cách xác định: Lấy chính xác một thể tích mẫu nƣớc cần phân tích rồi lọc
qua giấy lọc đã đƣợc sấy đến khối lƣợng không đổi ở 105oC. Sau đó mang
giấy lọc có bám chất rắn lơ lửng sau khi lọc cho vào tủ sấy ở 105oC, sấy đến
khối lƣợng không đổi. Khối lƣợng giấy lọc trƣớc và sau khi lọc đƣợc cân trên
cân phân tích sai số ± 0,1 mg, ta đƣợc khối lƣợng lần lƣợt là m0 và m1 (mg).
Khối lƣợng chất rắn lơ lửng có trong mẫu nƣớc đã phân tích đƣợc tính theo
cơng thức:
TSS =
Trong đó:

(mg/l)

m0: là khối lƣợng giấy lọc sấy ở 105oC trƣớc khi lọc (g).
m1: là khối lƣợng giấy lọc sấy ở 105oC sau khi lọc (g).
V: là thể tích mẫu nƣớc lọc qua giấy lọc (l).

d. Phƣơng pháp xác định tổng chất rắn hòa tan TDS (Total Dissolved
Solids)
19


Tổng chất rắn hòa tan (ký hiệu: TDS) đƣợc xác định nhờ sử dụng máy đo
Hanna, đọc và ghi chính xác giá trị TDS trên máy cho ta xác định giá trị thông
số TDS.
e. Phƣơng pháp xác định chất rắn tổng số TS (Total Solids)
Chất rắn tổng số (ký hiệu: TS) đƣợc xác định theo công thức sau:
TS = TDS + TSS
Trong đó:

TS: là hàm lƣợng chất rắn tổng số trong mẫu nƣớc phân tích (mg/l)
TDS: là hàm lƣợng chất rắn hịa tan trong mẫu nƣớc phân tích (mg/l)
TSS: là hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong mẫu nƣớc phân tích (mg/l)
2.4.4. Phƣơng pháp so sánh, đánh giá
Dựa trên kết quả phân tích các thơng số đã chọn, để đánh giá đƣợc ảnh
hƣởng của nƣớc thải sản xuất Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại đến
chất lƣợng môi trƣờng nƣớc khu vực nghiên cứu, khóa luận sử dụng các
QCVN tƣơng ứng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng để so sánh và đánh giá
cụ thể là:
+ QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
nƣớc mặt.
+ QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
nƣớc ngầm.
+ QCVN 12: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải
công nghiệp giấy và bột giấy.

20


Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ
XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên [15]
3.1.1. Vị trí địa lý
Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hịa Bình. Có toạ độ địa lý
20o24’ - 20o45’ vĩ bắc và 104o31’ - 105o16’ kinh đơng; phía Đơng giáp huyện
Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của
tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Mai Châu là
huyện cực Tây của tỉnh Hịa Bình.
Theo số liệu thống kê năm 2012, huyện Mai Châu có tổng diện tích tự

nhiên là 57.127,98 ha; dân số trung bình là 52.540 ngƣời.
Ngồi ra Mai Châu nổi tiếng là khu du lịch sinh thái với nhiều nét văn hóa
độc đáo, thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nƣớc và nƣớc ngồi.
3.1.2. Địa hình
Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối
và núi cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng thấp phân bố dọc theo suối Sia, suối Mùn và quốc lộ 15, có diện tích
gần 2.000 ha, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ.
- Vùng cao giống nhƣ một vành đai bao quanh huyện, gồm 8 xã với tổng diện
tích trên 400 km2, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở. Độ cao trung
bình so với mực nƣớc biển khoảng 800 - 900m, điểm cao nhất là 1.536m
(thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m (thị trấn Mai Châu). Độ
dốc trung bình từ 30 đến 35o. Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu thấp dần theo
chiều từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.
3.1.3. Khí hậu
Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh
hƣởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu
nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tƣơng đối thấp, số giờ nóng trong ngày vào
21


mùa hè là 5 - 6 giờ, mùa đông là 3 - 4 giờ. Độ ẩm trung bình năm đạt 82%.
Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình
qn có 122 ngày mƣa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hƣởng nhiều của
bão lốc và gió Lào. Trong mùa mƣa có gió Nam ln bổ sung độ ẩm và hơi
nƣớc, cƣờng độ gió tƣơng đối mạnh. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc
đến tháng 4 năm sau với khí hậu khơ hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có
sƣơng muối, sƣơng mù và mƣa phùn giá rét. Biến động nhiệt độ trong ngày
cao. Hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Bắc.

3.1.4. Thủy văn và tài ngun nƣớc
Mai Châu có hệ thống sơng, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nƣớc
phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông
lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu cịn có 4 con suối lớn là
suối Sia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Cò
Nào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nƣớc, hệ thống các ao, hồ tự
nhiên và nhân tạo.
Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nƣớc của hệ thống
sông, suối ở Mai Châu kém. Vào mùa khơ, một số xã thƣờng lâm vào tình
trạng thiếu nƣớc trầm trọng nhƣ Hang Kia, Pà Cị, Noong Lng, Thung Khe.
Ngƣợc lại, chính vì mất rừng và địa thế dốc đã tạo điều kiện hình thành lũ
qt có sức tàn phá ghê gớm sau các trận mƣa lớn trong mùa lũ.
3.1.5. Tài nguyên đất
Lớp đất ở Mai Châu chủ yếu gồm các loại đất đỏ và đất mùn. Chỉ riêng hai
nhóm đất này đã chiếm tới 92,02% diện tích tự nhiên. Đất có kết cấu tốt, độ phì
nhiêu tự nhiên tƣơng đối cao. Tuy nhiên, do độ dốc lớn, phân bố ở địa hình chia cắt
mạnh, đất có thành phần cơ giới nhẹ nên khả năng bị rửa trôi cao.
Hệ đất đai ở Mai Châu đƣợc hình thành trên nền đá cổ hoặc trẻ, phát sinh
trên các loại đá trầm tích biến chất (phiến thạch, sa thạch, đá vơi mácma trung
tính). Một số nơi, do khai thác quá lâu nên đất đã bị xói mịn trơ sỏi đá. Bên
22


cạnh các loại đất đồi núi, trên lãnh thổ Mai Châu cịn có một số loại đất feralít
biến đổi do trồng lúa nƣớc và đất phù sa.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [2]
3.2.1. Kinh tế
Với quyết tâm và nỗ lực vƣợt bậc nhằm tháo gỡ khó khăn, phấn đấu hoàn
toàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp củ
huyện ủy, sự điều hành kịp thời và quyết liệt của ủy ban nhân dân huyện cùng

sự phấn đấu của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.
Trong năm 2014, huyện Mai Châu đã vƣợt qua đƣợc nhiều khó khăn, đạt
đƣợc những kết quả quan trọng, kinh tế vẫn duy trì đƣợc tăng trƣởng, giá trị
tổng sản phẩm và thu nhập đƣợc nâng lên.
Bảng 3.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội năm 2014
STT
1

2

3
4
5

Chỉ tiêu kế
hoạch
Tốc độ tăng
trƣởng kinh tế
Tổng giá trị sản
xuất(giá trị cố
định)
Nông, lâm, ngƣ
nghiệp
Công nghiệp,
xây dựng
Thƣơng mại,
dịch vụ
Thu ngân sách
nhà nƣớc trên

địa bàn
Thu nhập bình
quân đầu ngƣời
Sản lƣợng
lƣơng thực
dạng hạt

Đơn vị
tính

Kế hoạch
(KH) 2014

Thực hiện
(TH) 2014

So sánh %
TH/KH

%

11,0

10,7

97,27

582,118

586,830


100,81

222,668

224,930

101,02

207,450

209,500

100,99

152,000

152,400

100,26

Triệu đồng

24,207

31,054

128,29

Triệu đồng


14,00

14,380

102,71

Tấn

27,792

29,856

107,43

Triệu đồng

Triệu đồng

(Nguồn: theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2014 của huyện Mai Châu)

23


Sản xuất nông, lâm ngiệp, thủy sản
- Trồng trọt: Uỷ ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, ủy ban
nhân dân huyện các xã, thị trấn triên khai kế hoạch sản xuất theo khung thời
vụ điều tiết nƣớc hợp lý đảm bảo đủ nƣớc phục vụ sản xuất, chuyển một số
diện tích đất lúa khơng chủ động nƣớc tƣới sang gieo trồng các lồi cây khác.

Diện tích lúa chiêm xuân là 888 ha, đạt 97,8% kế hoạch, năng suất đạt 55,13
tạ/ha, diện tích lúa là 1111,3ha, đạt 103,67% kế hoạch, năng suất đạt 51,85
tạ/ha. Diện tích trồng ngô xuân- hè là 3449,8 ha, ngô hè thu là 1667,3 ha,
năng suất đạt 37 tạ/ ha. Các loại cây màu khác gieo trồng đều đạt vƣợt kế
hoạch.
- Chăn nuôi: duy trì hoạt động của chốt kiểm dịch động vật đã kiểm soát và
ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ các địa phƣơng lân cận, đồng thời cơng tác
kiểm sốt giết mổ, kiểm dịch, tiêm văc xin lở mồm lông móng cho trâu bị,
phun thuốc khử trùng cho chuồng trại đƣợc quan tâm, trơng năm trên địa bàn
huyện khơng có dịch bệnh xảy ra. Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm ổn định.
- Lâm nghiệp: Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt cơng tác
chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, ổn định độ che phủ rừng ở mức
62,7%, đạt 99,52% kế hoạch, năm 2014 trên địa bàn huyện không để ra cháy
rừng lớn kế hoạch trồng rừng năm 2014 là 150 ha, đã trồng mới đƣợc 243,6
ha rừng, đạt 162,4% so với kế hoạch.
- Thủy sản: sản xuất nuôi trồng thủy sản ổn định, tổng diện tích ao hồ ni
trồng thủy sản là 55,4 ha và 319 lồng cá, sản lƣợng khai thác thủy sản đạt
196,2 tấn, đạt 96,97% kế hoạch và bằng 103% so với cùng kỳ.
3.2.2. Xã hội
- Dân cƣ, dân tộc: Mai châu là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc.
Năm 2014, dân số huyện Mai Châu là 53.944 ngƣời , trong đó ngƣời Thái
chiếm phần đa số 60,2%, dân tộc Mƣờng chiếm 15,07%, ngƣời kinh chiếm
15,56%, ngƣời Mông chiếm 6,91%, ngƣời Dao chiếm 2,06%, còn lại là đồng
bào các dân tộc thiểu số khác, chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
24


- Giáo dục, đào tạo: Ngành giáo dục tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc
vận động trong tồn ngành. Năm 2013 – 2014 các chỉ tiêu đánh giá chất
lƣợng giáo dục ở các bậc học cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra. Công tác bồi

dƣỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tƣ tƣởng, phẩm chất đạo
đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ nhân viên đƣợc chú trọng. Cơ sở giáo dục
từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số trƣờng học
trong năm đƣợc công nhận đạt trƣờng chuẩn quốc gia là 3 trƣờng, hoàn thành
100% kế hoạch đề ra.
- Y tế: Thực hiện tốt cơng tác y tế dự phịng, chủ động tích cực phịng chống
dịch, thƣờng xun theo dõi giám sát dịch tễ ở cộng đồng, tuyên truyền cho
nhân dân biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình và cộng
đồng. Thực hiện tốt các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế, tổ chức tuyên
truyền sâu rộng trong nhân dân tháng hành động “Vì chất lƣợng vệ sinh an
toàn thực phẩm”, chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, giám sát
chất lƣợng an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn. Chỉ đạo tốt các cơ sở y tế thực hiện tốt các quy trình chuyên
môn, không ngừng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và nâng cao tinh
thần phục vụ chăm sóc bệnh nhân. Hiện có 100% Trạm y tế xã có bác sỹ, số
bác sỹ/10.000 dân đạt 6,3 bác sỹ. Kết quả khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa
khoa khu vực: số lần khám là 52.228 lần = 104,45% kế hoạch, công suất sử
dụng giƣờng bệnh đạt 100% kế hoạch; Khám chữa bệnh tại trạm y tế: số lần
khám là 33.694 lần = 103,47% kế hoạch, tổng số bệnh nhân chuyển tuyến là
4.164 bệnh nhân; trong năm có 02 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chí
chuẩn giai đoạn 2011-2020.
- Văn hóa – thể thao: Duy trì các hoạt động phát thanh - truyền hình, bám sát
các nhiệm vụ trọng tâm của huyện, phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng trong
việc tuyên truyền các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn; Kết quả năm 2014 Đài
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×