TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG
--------------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ TẬP TÍNH
CỦA VOỌC ĐẦU VÀNG (TRACHYPITHECUS POLIOCEPHALUS
POLIOCEPHALUS) TẠI VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
CÁT HẢI - HẢI PHÕNG
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 302
Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Đắc Mạnh
Sinh viên thực hiện : Trương Văn Thịnh
Khóa học
: 2005 - 2009
Hà nội, 2009
1
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 4
BẢN TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................. 5
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................... 9
1.1. Thú linh trưởng Việt Nam: Lịch sử nghiên cứu và phân loại ............................ 9
1.2. Voọc đầu vàng (Voọc Cát Bà): Phân loại và lịch sử nghiên cứu ..................... 12
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
ĐẢO CÁT BÀ ...................................................................................................... 15
2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 15
2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................. 18
CHƢƠNG 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI - MỤC TIÊU - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 21
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 3 cá thể Voọc đầu vàng tại đảo Đồng Công
- VQG Cát Bà. ....................................................................................................... 21
3.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 29
4.1. Đặc điểm sinh cảnh sống của Voọc đầu vàng tại khu bảo vệ Voọc nghiêm
ngặt và tại đảo Đồng Cơng .................................................................................... 29
4.2. Tập tính của ba cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng Công ........................ 43
2
4.2.1. Tần suất tương đối các hoạt động của Voọc theo từng giờ trong ngày ......... 43
4.2.2. Tần suất tương đối mỗi hoạt động của Voọc theo các vùng địa hình khác
nhau ...................................................................................................................... 49
4.2.3. Tần suất tương đối mỗi hoạt động của Voọc theo các kiểu tâng nền ............ 50
4.2.4. Mẫu sử dụng hang ngủ của Voọc ................................................................. 51
4.2.4.4. Thời gian vào hang ngủ của Voọc ............................................................ 53
4.2.5. Quá trình di chuyển của Voọc trong thời gian quan sát ngày 2/03 và từ 8/3
đến ngày 19/3 ........................................................................................................ 54
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO
VIỆC DI DỜI BA CÁ THỂ VOỌC ĐẦU VÀNG .............................................. 57
5.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................... 57
5.2. Một số đề xuất cho công tác di dời 3 cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng
Công - xã Phù Long - VQG Cát Bà. ...................................................................... 60
5.2.1. Địa điểm bắt - Địa điểm thả ......................................................................... 60
5.2.2. Thời gian bắt - Thời gian thả ....................................................................... 61
5.2.3. Phương pháp bắt - phương pháp
thả..............................................................60
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ ................................ 64
6.1. Kết luận .......................................................................................................... 64
6.2. Tồn tại ............................................................................................................ 65
6.3. Khuyến nghị ................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 66
3
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại Vườn quốc gia Cát Bà, đến nay khóa luận tốt
nghiệp của tơi đã hồn thành. Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cá nhân
và tổ chức sau:
Thầy giáo Nguyễn Đắc Mạnh- Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trường, Trường Đại hoc Lâm nghiệp đã nhiệt tình hướng dẫn, sửa bài để khóa
luận của tơi được hồn chỉnh hơn.
Ơng Nguyễn Văn Thập- Giám đốc và cán bộ nhân viên Vườn quốc gia
Cát Bà đã tạo điều kiện thuận lợi về giấy tờ, chỗ ở cho tơi trong q trình thực
tập.
Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà (Cat Ba langur Conservation Project) đã hỗ
trợ trang thiết bị thực tập; kinh phí ăn, ở, đi lại trong suốt q trình thực tập của
tôi. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn bà Daniela Schrudde và ơng Peter
Legelink (giám đốc và phó giám đốc dự án bảo tồn Voọc Cát Bà) đã cung cấp
những tài liệu quý báu cho khóa luận của tôi. Cảm ơn anh Phạm Văn Tuyền (cán
bộ dự án bảo tồn Voọc Cát Bà) đã cung cấp dữ liệu về bản đồ của Vườn quốc
gia Cát Bà.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình các ơng Lê Văn Thành,
Nguyễn Ngọc Châu, Lê Văn Cảnh, Lê Văn Long thuộc xã Phù Long, huyện Cát
Hải đã tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ở, cũng như giúp đỡ tơi trong q trình đi
thực địa thu thập số liệu về tập tính của 3 cá thể Voọc đầu vàng cái.
Do hạn chế về thời gian, thơng tin nên khóa luận chắc chắn khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ cùng bạn
đọc để khóa luận của tơi được hồn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trƣơng Văn Thịnh
4
BẢN TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp - Khoa Quản Lý Tài Nguyên Rừng & Môi
Trƣờng - Bộ mơn Động Vật Rừng.
Khóa học: 2005 - 2009
Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Nguyễn Đắc Mạnh
Sinh viên thực hiện: Trương Văn Thịnh
Tên đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính của Voọc đầu
vàng (Trachypythecus poliocephalus poliocephalus) tại VQG Cát Bà huyện
Cát Hải thành phố Hải Phòng”.
Địa điểm thực tập: Vƣờn quốc gia Cát Bà - Cát Hải - Hải Phòng.
1. Mục tiêu của đề tài:
- Bổ xung một số đặc điểm sinh thái và tập tính của Voọc đầu vàng
- Đề xuất giải pháp di dời 3 cá thể Voọc đầu vàng tại đảo Đồng Công - VQG Cát
Bà.
2. Nội dung nghiên cứu:
- Đặc điểm sinh cảnh sống của Voọc đầu vàng trong phân khu bảo vệ Voọc
nghiêm ngặt và tại đảo Đồng Công.
+ Đặc điểm địa hình
+ Đặc điểm thàm thực vật
- Một số tập tính của ba cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng Công
+ Hoạt động của Voọc theo từng giờ trong ngày
+ Hoạt động của Voọc theo các vùng địa hình
+ Hoạt động của Voọc theo các kiểu tâng nền
+ Mẫu sử dụng hang ngủ của Voọc
+ Quá trình di chuyển của Voọc
- Giải pháp di dời 3 cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng Công - VQG Cát Bà.
5
3. Kết quả thu thập đƣợc:
- Số liệu tập tính của 3 cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng Cơng.
- Số liệu về các lồi thực vật điều tra được tại hai khu vực Giỏ Cùng và Đồng
Công.
- Một số hình ảnh ghi nhận từ thực địa về sinh cảnh sống của 3 Voọc đầu vàng
cái tại khu vực Đồng Cơng và Giỏ Cùng.
- Bản đồ địa hình và thảm thực vật khu vực Đồng Công và Giỏ Cùng.
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Voọc đầu vàng (Voọc Cát Bà) có tên khoa học là: Trachypithecus
poliocephalus poliocephalus thuộc: họ phụ Voọc (Colobinae), họ Khỉ
(Cercopithecidae), bộ Linh trưởng (Primates). Voọc đầu vàng là lồi đặc hữu
hẹp chỉ có ở VQG (Vườn quốc gia) Cát Bà, thành phố Hải Phịng, Việt Nam.
Lồi này được tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2000) liệt kê vào
danh sách một trong 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới. Trong Sách Đỏ
thế giới (IUCN, 2008) cũng như Sách Đỏ Việt Nam 2007 Voọc đầu vàng được
xếp vào nhóm cực kì nguy cấp (cấp CR).
Hiện nay quần thể Voọc đầu vàng ở VQG Cát Bà chỉ còn khoảng 65 cá
thể và bị phân cách thành 7 tiểu quần thể hoàn toàn tách biệt nhau. Bốn trong số
7 tiểu quần thể này là những đàn toàn cái, đây là những đàn không sinh sản.
Trong số 65 cá thể chỉ còn khoảng 9 đến 13 cá thể đực trưởng thành trong khi đó
một quần thể hữu hiệu phải có tối đa khoảng 29 cá thể có cơ hội sinh sản.
(Stenke, R., 2006).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do nạn săn bắn và sự cách li về mặt địa
lý đảo. Nạn săn bắn là nguyên nhân làm suy giảm số lượng Voọc một cách
nhanh chóng. Theo Tilo Nalder và Hà Thăng Long thì số lượng Voọc thời điểm
năm 2000 là khoảng 103 đến 135 cá thể. Tuy nhiên khi dự án bảo tồn Voọc Cát
Bà bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm 2000 và tiến hành khảo sát lại thì số
lượng Voọc thực tế cịn khoảng 53 cá thể (Stenke, R., 2006). Sự cách li về mặt
địa lý đảo đã làm giảm sự trao đổi cá thể giữa các nhóm, có ít sự lựa chọn trong
sinh sản, đây cũng là nguyên nhân chính khiến khả năng sinh sản thấp của quẩn
thể Voọc ở đây.
Ba cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng Công là một trong 7 tiểu quẩn
thể Voọc của đảo Cát Bà. Ba cá thể này bị mắc kẹt do hoạt động canh tác và
nuôi trồng thuỷ sản của người dân địa phương, cá thể đực cuối cùng của đàn bị
bắn trộm vào năm 2001 tại áng Cây Cau thuộc đảo Đồng Công. Do khơng cịn
7
cá thể đực và bị cách li với các đàn khác nên 3 cá thể cái này khơng có cơ hội
tiếp tục sinh sản.
Đứng trước tình trạng trên yêu cầu cấp thiết là phải di dời 3 cá thể Voọc
đầu vàng này vào trong khu bảo vệ Voọc nghiêm ngặt của VQG Cát Bà. Giải
pháp này sẽ làm giảm mức độ phân tán của quần thể hiện tại, tăng khả năng sinh
sản và sự phong phú về nguồn gen của quần thể Voọc đầu vàng tại VQG Cát Bà.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc di dời 3 cá thể Voọc đầu vàng tại
đảo Đồng Công cũng sự cần thiết của việc nghiên cứu sinh thái và tập tính của
Voọc đầu vàng phục vụ cho kế hoạch di dời 3 cá thể Voọc nói trên tơi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính của
Voọc đầu vàng (Trachypythecus poliocephalus poliocephalus) tại VQG Cát
Bà huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng”.
8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Thú linh trƣởng Việt Nam: Lịch sử nghiên cứu và phân loại
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Thú linh trưởng Việt Nam đa dạng về thành phần loài (25 loài và phân
loài thuộc 3 họ) và có nhiều yếu tố đặc hữu (Voọc mũi hếch, Voọc đầu vàng,
Voọc mơng trắng) (Phạm Nhật, 2002).
Có thể kể đến một số những tác giả nghiên cứu về thú linh trưởng như:
Đào Văn Tiến (1983, 1985, 1989); Đặng Huy Huỳnh (1975, 1983, 1990); Trần
Hồng Việt (1986); Hà Đình Đức (1990, 1991, 1992); Bùi Kính (1973); Phạm
Trọng Ảnh (1983), Phạm Nhật (1993) ( Phạm Nhật, 2002). Một số những
nghiên cứu về linh trưởng Việt Nam trong những năm gần đây như:
Phạm Nhật, 2002 mơ tả điểm hình thái, sinh học, sinh thái và tập tính của
25 lồi thú linh trưởng Việt Nam.
Geissmann, T., Nguyễn Xuân Đặng, Lormée, N. and Momberg, F., 2000
đã đưa ra đặc điểm hình thái, sinh thái, tập tính, phân bố, cũng như hiện trạng và
các mối đe dọa đối với các loài Vượn của Việt Nam.
Nalder, T., Momberg, F., Nguyen Xuan Dang and Lormée, N., 2003 đã
đưa ra đặc điểm hình thái, sinh thái, tập tính, phân bố cũng như tình trạng và các
mối đe dọa đối với các loài khỉ ăn lá của Việt Nam.
Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2000 cho ra cuốn sổ tay ngoại nghiệp
nhận diện thú khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng giúp cho cán bộ kiểm lâm ở khu
vực Phong Nha - Kẻ Bàng thực hiện các chương trình điều tra giám sát thú được
thuận lợi hơn. Trong số các lồi thú có 10 lồi linh trưởng được thống kê (Cu li
nhỏ, Cu li lớn, Khỉ cộc, Khỉ mốc, Khỉ đuôi lợn, Khỉ vàng, Chà vá chân nâu,
Voọc Hà tĩnh, Voọc đen tuyền, Vượn đen má trắng).
Huỳnh Văn Kéo và Văn Ngọc Thịnh, 2000 đưa ra 9 loài linh trưởng điều
tra được tại khu vực VQG Bạch Mã (Cu li nhỏ, Cu li lớn, Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng,
Khỉ đuôi lợn, Khỉ đuôi dài, Voọc xám, Chà vá chân nâu, Vượn siki). Trong đó
có 6 lồi xác định được bằng điều tra trực tiếp (Cu li nhỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt
9
đỏ, Khỉ vàng, Chà vá chân nâu, Vượn si ki) và 3 lồi cịn lại xác đinh bằng
phỏng vấn thợ săn và phân tích sọ của linh trưởng.
Nguyễn Vũ Khơi và Julia C. Shaw, 2005 tập hợp các tài liệu và cho ra
cuốn hướng dẫn điều tra ngoại nghiệp thú linh trưởng. Đây là tài liệu giúp tra
cứu nhanh các loài trong bộ linh trưởng về đặc điểm nhận biết, phân bố, tình
trạng trong Sách Đỏ thế giới và Sách Đỏ Việt nam giúp các cán bộ kiểm lâm và
các nhân viên hải quan dễ dàng trong việc kiểm soát và ngăn chặn nạn buôn bán
trái phép động vật hoang dã.
Hầu hết các nghiên cứu nói trên về linh trưởng Việt Nam đều tập trung
vào điều tra thành phần loài, số lượng, phân bố, sinh thái và tập tính. Cũng như
nghiên cứu các mối đe dọa tới các loài linh trưởng tại khu vực nghiên cứu làm
cơ sở đề xuất các giải pháp để bảo tồn các loài linh trưởng đó trong tương lai.
1.1.2. Vấn đề phân loại hiện nay
Theo Phạm Nhật, 2002 đối với hệ thống phân loại họ cơ bản đã được các
nhà khoa học thống nhất và Việt Nam có 3 họ: họ Cu li (Loridae), họ Khỉ
(Cercopithecidae), họ Vượn (Hylobatidae); với 25 loài và phân loài
Bảng 2.1: Danh sách thú linh trƣởng Việt Nam
STT
Tên Việt Nam
Tên khoa học
I
Họ cu li
Loricidae
1
Cu li lớn
Nycticebus coucang
2
Cu li nhỏ
Nycticebus pygmaeus
II
Họ khỉ
Cercopithecidae
II.1
Họ phụ khỉ
Cercopithecinae
3
Khỉ cộc
Macaca arctoides
4
Khỉ mốc
Macaca assamensis
5
Khỉ đuôi lợn
Macaca nemestrima
6
Khỉ vàng
Macaca mulatta
7
Khỉ đuôi dài
Macaca fascicularis fascicularis
8
Khỉ đuôi dài Côn Dảo
Macaca fascicularis condorensis
10
II.2
Họ phu Voọc
Colobinae
9
Voọc xám
Trachypithecus phayeri
10
Voọc bạc gecman
Trachypithecus cristatus germani
11
Voọc bạc
Trachypithecus cristatus margarita
12
Voọc má trắng
Trachypithecus francoisi francoisi
13
Voọc đầu trắng
Trachypithecus francoisi poliocephalus
14
Voọc mông trắng
Trachypithecus francoisi delacouri
15
Voọc gáy trắng
Trachypithecus francoisi hatinhensis
16
Voọc đen tuyền
Trachypithecus francoisi ebenus
17
Voọc mũi hếch
Rhinopithecus avunculus
18
Chà vá chân nâu
Pygathrix nemaeus nemaeus
19
Chà vá chân đen
Pygathrix nemaeus nigripes
20
Chà vá chân xám
Pygathrix nemaeus cinerea
III
Họ vƣợn
Hylobatidae
21
Vượn đen Hải Nam
Nomascus concolor ssp (?)
22
Vượn đen tuyền
Nomascus concolor concolor
23
Vượn đen má trắng
Nomascus leucogenys leucogenys
24
Vượn đen siki
Nomascus leucogenys siki
25
Vượn đen má hung
Nomascus gabriellae
(Phạm Nhật, 2002)
11
1.2. Voọc đầu vàng (Voọc Cát Bà): Phân loại và lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Vấn đề phân loại hiện nay
Voọc Cát Bà thuộc: nhóm Voọc đen (Trachypythecus), họ phụ Voọc
(Colobinae), họ khỉ (Cercopithecidae), bộ linh trưởng (Primates). Co rất ít
những cơng trình nghiên cứu về Voọc Cát Bà. Dưới đây là một số những bàn
luận về phân loại Voọc Cát Bà trong hệ thống phân loại thú linh trưởng Việt
Nam:
Từ những năm 2000 trở về trước nhiều tác giả (Đào Văn Tiến, 1989;
Groves C., 1993) cho rằng Voọc Cát Bà là một phân loài của Voọc đen
(Francoisi) và lấy tên là Voọc đầu trắng (Phạm Nhật, 2002), trong danh sách
trên tác giả Phạm Nhật vẫn coi Voọc Cát Bà là một phân loài của Voọc đen và
lấy tên là Voọc đầu trắng.
Nadler, T., Ha Thang Long, 2000 cho rằng Voọc Cát Bà là một lồi riêng
(Trachypithecus poliocephalus) và có tên gọi là Voọc đầu vàng (Goden- headed
Langur) cịn một lồi Voọc có tên là Voọc đầu trắng (White -headed Langur)
phân bố ở phía nam của Trung Quốc có tên khoa học là (Trachypithecus
leucocephalus).
Nadler, T., Momberg, F., Nguyen Xuan Dang, Lormee, N., 2003 dựa trên
những kết quả nghiên cứu về gen cho rằng Voọc Cát Bà (Trachypithecus
poliocephalus poliocephalus) đặc hữu của Việt Nam và Voọc đầu trắng
(Trachypithecus poliocephalus leucocephalus) đặc hữu của Trung Quốc là lồi
phụ của lồi Trachypithecus poliocephalus.
Trong khóa luận này việc sử dụng tên gọi và tên khoa học: Voọc đầu vàng
(Trachypithecus poliocephalus poliocephalus) được lấy theo Nalder, T., at all,
2002 vì tên gọi này được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
12
1.2.2. Lƣợc sử nghiên cứu Voọc đầu vàng
Voọc đầu vàng (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus Trouessart,
1911) được mô tả bởi Trouessart, 1911; Os Good, 1932 trên cơ sở con vật bắt
được ở đảo Cái Chiên. Hầu hết các mẫu ở bảo tàng Anh, bảo tàng lịch sử tự
nhiên Pari, bảo tàng động vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đều có nguồn
gốc từ đảo Cát Bà, có thể kể đến một số tài liệu về Voọc đầu vàng như:
Pham Nhat, at all, 1998 đã điều tra và thống kê số lượng Voọc đầu vàng
còn khoảng 120 đến 150 cá thể tại khu vực đảo Cát Bà.
Nalder, T., Ha Thang Long, 2000 đưa ra hê thống hóa vị trí và các bậc
phân loại của lồi Voọc này, đồng thời mơ tả đặc điểm hình thái, nghiên cứu về
sinh cảnh sống của Voọc đầu vàng tại khu vực đảo Cát Bà. Bên cạnh đó đưa ra
hiện trạng bảo tồn cũng như các giải pháp để bảo tồn loài Voọc này trong tương
lai. Cũng theo nghiên cứu trên thì số lượng Voọc đầu vàng trên đảo Cát Bà thời
điểm năm 2000 còn khoảng 104 đến 135 cá thể.
Phạm Nhật, 2002 đã thống kê đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và
tập tính của Voọc đầu vàng. Tác giả đưa ra danh lục các loài làm thức ăn cho
một số loài linh trưởng Việt Nam, trong đó có 98 lồi thuộc 42 họ thực vật là
thức ăn của Voọc đầu vàng.
Nadler, T., Momberg, F., Nguyen Xuan Dang, Lormee, N., 2003 đưa ra
hệ thống hóa vị trí và bậc phân loại, mơ tả đặc điểm hình thái, bản đồ phân bố và
tình trạng của Voọc đầu vàng.
Stenke, R., 2006 đưa ra số lượng Voọc khi bắt đầu dự án bảo tồn Voọc
Cát Bà (tháng 12 năm 2000) là 53 cá thể, đến 2006 số lượng Voọc đã tăng lên
65 cá thể.
Các nghiên cứu về Voọc đầu vàng hiện nay có rất ít chủ yếu được tổng
hợp trong nghiên cứu chung với các loài linh trưởng khác. Trong các nghiên cứu
một phần là kế thừa số liệu, việc điều tra còn hạn chế một phần là số lượng của
Voọc đầu vàng cịn ít lại phân bố hẹp chỉ có trên đảo Cát Bà. Đối với các nghiên
cứu về Voọc đầu vàng chủ yếu tập trung vào tìm hiểu tình trạng, phân bố, các
13
mối đe dọa, có ít các nghiên cứu về sinh thái cũng như tập tính của lồi này. Đặc
biệt chưa thấy có nghiên cứu nào về việc di dời lồi Voọc này.
Tu thực tế đó đề tài tập trung nghiên cứu sinh thái và tập tính của Voọc
đầu vàng và đề xuất các giải pháp cho việc di dời 3 cá thể Voọc đầu vàng cái tại
khu vực Đồng Công - xã Phù Long - VQG Cát Bà. Tuy nhiên đây mới chỉ là đề
xuất các giải pháp di dời chứ không phải là phương án di dời cụ thể, việc thiết
kế phương án di dời cụ thể phải được tính tốn kĩ càng trên cơ sở những nghiên
cứu khoa học và tình hình cụ thể (thời tiết, địa hình địa vật...) tại thực địa nơi sẽ
tiến hành bắt.
14
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
ĐẢO CÁT BÀ
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Vùng đảo Cát Bà có khoảng 366 hịn đảo lớn nhỏ, nằm về phía Nam vịnh
Hạ Long và phía Đơng thành phố Hải Phịng.
có tọa độ địa lý như sau: Từ 20o44' đến 20o55' vĩ độ Bắc.
Từ 106o54' đến 107o10' kinh độ Đông.
VQG Cát Bà thuộc địa phận của 6 xã: Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào,
Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải và thị trấn Cát Bà. Xung quanh được bao bọc
bởi sơng và biển.
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi Lạch Ngăn và
Lạch Đầu Xi của Quảng Ninh.
- Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phịng Đồ Sơn.
- Phía Đơng và Đơng Nam giáp vịnh Lan Hạ.
Với diện tích tự nhiên là 29831,5 ha, trong đó Vườn Quốc gia Cát Bà có
12.239,0 ha, khu Đầu Bê 2961,0 ha và vùng đệm 17.592,5 ha.
Nhìn chung vị trí địa lý của Cát Bà thuận lợi để phát huy các hoạt động du
lịch sinh thái, đánh bắt thuỷ sản và trao đổi buôn bán bằng đường thuỷ.
2.1.2. Địa hình địa mạo
Đây là vùng quần đảo đá vơi, cùng với hàng nghìn hịn đảo lớn nhỏ của
vịnh Hạ Long và Bái Tử Long kéo dài thành hình cánh cung song song với cánh
cung Đơng Triều.
Trong vùng đảo Cát Bà có hàng trăm hịn đảo, lớn nhất là đảo Cát Bà, độ cao
phổ biến từ 100 - 150m. Cao nhất là đỉnh 331m và 322m thuộc dãy Cao Vọng
nằm ở phía Bắc đảo Cát Bà thuộc xã Gia Luận.
Nơi thấp nhất có độ cao 39m thuộc vườn Quốc gia Cát Bà, vùng vịnh Lan Hạ
sâu nhất tới 18m (đo lúc mực nước biển trung bình). Địa hình đặc trưng ở đây
15
là núi đá vơi có vách dốc đứng, lởm chởm đá tai mèo và rất hiểm trở. Trong đó
có cả các hang động, các thung lũng Karst được bao bọc bởi các dãy đá vôi, các
tùng áng ăn sâu vào bờ đá, các bãi triều có nhiều bùn đất lắng đọng rộng lớn và
bằng phẳng, trên mặt có rừng ngập mặn mọc dầy đặc, có các bãi cát phân bố rải
rác xung quanh một số đảo nhỏ, có rạn san hơ ngầm quanh chân đảo...
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
2.1.3.1. Khí hậu
Khí hậu vùng Cát Bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên,
do
sự khác biệt về địa hình, mức độ ảnh hưởng của biển, lớp phủ thực bì... nhất là
hoạt động của các khối khí đồn, chế độ gió, độ ẩm, chế độ nhiệt, bức xạ, bão
và chế độ nước dâng do bão... đã ảnh hưởng rất lớn đến chế độ khí hậu của Cát
Bà. Qua số liệu khí hậu do các trạm khí tượng Bạch Long Vĩ, Cơ tơ, Hịn Gai,
Phủ Liễn và Hịn Dấu cung cấp thì đặc trưng về chế độ khí hậu Cát Bà như sau:
* Tính chất nhiệt đới, có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng
10) và một mùa đơng lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
* Tính biến động thường xuyên của thời tiết và khí hậu do sự luân phiên tranh
chấp của các khối khơng khí có bản chất khác nhau. Khi khơng khí lạnh tràn về
thì chỉ sau 1 ngày đêm (24 tiếng đồng hồ) nhiệt độ khơng khí có thể giảm từ 810oC. Khi áp thấp nóng phía Tây xâm lấn thì thời tiết rất khơ nóng, nhiệt độ cao
nhất tuyệt đối lên tới 37 - 40oC. Khi khơng khí xích đạo chi phối mạnh lại gây
nên thời tiết nóng, ẩm, dễ có dơng và mưa lớn do áp thấp nhiệt đới hoặc bão.
* Là đảo ven bờ, khu vực Cát Bà còn chịu ảnh hưởng và chi phối mạnh của biển
dưới tác động của chế độ gió đất - biển có tác dụng điều hịa khí hậu, tạo nên
mùa đông ẩm hơn và mùa hè mát hơn so với đất liền.
16
2.1.3.2. Đặc điểm thủy văn
Cát Bà là quần đảo đá vôi, gần như hệ thống sông suối trên đảo không
phát triển. Những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng
ngay sau khi mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở một số vùng nhỏ, thấm dột
trong những hang động. Tuy rất ít, nhưng đây lại là nguồn nước khá thường
xuyên cho động thực vật trên đảo. Trên một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát
Bà, nơi có nứt gãy kiến tạo chạy qua có xuất hiện "nước xuất Lộ" với dung
lượng từ vài lít đến vài chục lít mỗi ngày. Nguồn nước xuất lộ lớn nhất ở suối
Thuồng Luồng có lưu lượng trung bình 5 lít/ s (mùa mưa 7,5 lít/ s), mùa khơ 2,5
l/s). Cát Bà có các túi nước ngầm, nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa (đã khai
thác 6 giếng khoan, trữ lượng khoảng 1500 - 2000m3/ ngày, mức độ khai thác
cho phép khoảng 1000m3/ ngày.
2.1.4. Thảm thực vật rừng
Do điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn... trong vùng đã hình
thành nên một kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên quần
đảo Cát Bà. Trước đây vài thập kỷ, rừng đã bao phủ phần lớn diện tích đất đai
của đảo. Hiện nay rừng tự nhiên đã bị tác động nhiều, làm biến đổi sâu sắc về
mặt cấu trúc, tổ thành và tầng tán của rừng. Tuy nhiên, rừng Cát Bà vẫn được
coi là một khu rừng độc đáo trên núi đã vôi của cả vùng biển Đơng Bắc Việt
Nam, với diện tích 13.200 ha chiếm 60% diện tích núi đá vơi của đảo, ở đây còn
lưu giữ được kiểu rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa đai thấp (còn 852 ha
rừng nguyên sinh hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt) với hơn 1.561 loài thực
vật bậc cao có mạch, thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật (Báo cáo kết
quả điều kinh tế xã hội vườn quốc gia Cát Bà, 2006).
Rừng Cát Bà còn nhiều cây gỗ quý như: Trai, Trò đãi, Lát hoa, Đinh, Gội
Nếp, Kim Giao... và hơn 661 loài cây có khả năng làm thuốc.
Ngồi ra trên vùng đảo này cịn có một số kiểu rừng phụ như:
- Rừng ngập nước ngọt với loài cây đơn ưu là liễu nước (địa phương có tên là
Và nước) chiếm 60% tổ thành và cây trâm nước chiếm 40% tổ thành phân bố
17
trong vùng Ao ếch, tạo ra một cảnh quan đặc sắc.
- Rừng ngập mặn phân bố nhiều ở phía Tây Bắc của đảo, với các loài cây chủ
yếu như: Sú, Vẹt, Đước, Giá, Bần, Trang, Mắm... Rừng ngập mặn cũng là cảnh
quan đặc sắc của vùng triều cửa sông ven biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Rừng ngập mặn thường phát triển ở độ cao 1,8m trên nền đáy bùn phù sa. Rừng
ngập mặn có ý nghĩa trong việc cố định bùn, chống xói lở và là nơi cư trú của
nhiều loài chim di cư và cũng là nơi cung cấp nguồn giống thủy hải sản...
2.1.5. Khu hệ động vật
Mặc dù không phong phú bằng các hệ động vật trong các khu rừng đặc
dụng trong đất liền, nhưng quần thể động vật trên đảo Cát Bà vẫn có đến 53 loài
thú với 18 họ thuộc 8 bộ; 160 loài chim với 46 họ thuộc 16 bộ; 46 loài bị sát với
16 họ thuộc 2 bộ; 21 lồi lưỡng cư với 5 họ thuộc 1 bộ.
Hiện nay, động vật của Cát Bà (cả trên cạn và dưới nước) đã và đang bị
khai thác rất mạnh để phục vụ đời sống và xuất khẩu. Nhiều loài đã trở nên
hiếm, thậm chí có lồi hầu như đã vắng bóng ở vùng biển này như: Tơm hùm,
Bào ngư...Một số lồi có ý nghĩa khoa học cũng được coi là quý hiếm như: Cá
ngựa, San hô, Hải miêu, Cá cảnh, Rắn biển, Rái cá...
2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.2.1. Kinh tế
2.2.1.1. Nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế
của huyện (trên toàn huyện chỉ chiếm 1,5% tổng giá trị sản xuất và 2,3% GDP
huyện năm 2004). Các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, rau
xanh, hoa quả tươi, gia súc gia cầm.
Hướng sản xuất theo mơ hình này tập trung vào các loài cây (vải, nhãn,
hồng), con (dê, lợn, gia cầm) có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất
là nhu cầu khách du lịch. Việc ứng dụng mơ hình này đang góp phần làm tăng
đáng kể giá trị sản xuất ngành chăn nuôi cho khu vực đảo trong những năm gần
đây.
18
2.2.1.2. Lâm Nghiệp
2.2.1.2.1. Hoạt động giao đất lâm nghiệp
Từ năm 2000 trên địa bàn vùng đệm VQG Cát Bà đã tiến hành giao đất
lâm nghiệp cho người dân địa phương bao gồm đất rừng trồng và rừng tự nhiên.
Kết quả giao đất được thể hiện ở trong bảng sau:
Bảng 2.1: Diện tích đất rừng đã giao cho các xã
TT
Tên xã
Số hộ
1
Gia Long
2
Diện tích đất rừng đã giao (ha)
Tổng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
93
1784,82
1784,32
0,5
Phù Long
39
1019,56
994,06
25,5
3
Hiền Hào
47
725,95
618,40
107,55
4
Trân Châu
99
777,17
451,57
325,60
5
Xuân Đám
63
382,45
311,41
71,04
Tổng
341
4689,95
4159,76
530,19
2.2.1.2. Hoạt động bảo vệ rừng
Hiện nay có hai cơ quan quản lý rừng ở đóng trên đảo Cát Bà là VQG Cát
Bà và Hạt Kiểm lâm huyện Cát Hải.
- Vườn Quốc gia Cát Bà: Vườn Quốc gia Cát Bà được thành lập từ ngày
31/3/1986 theo quyết định số 79/CT của chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng (nay là
Thủ Tướng Chính Phủ). Đã trải qua hơn 10 năm hoạt động với những cố gắng
của ban quản lý và chính quyền các cấp địa phương đã đem lại hiệu quả to lớn
về bảo tồn thiên nhiên, tổ chức du lịch sinh thái và hỗ trợ phát triển kinh tế xã
hội vùng đệm.
- Hạt Kiểm Lâm huyện Cát Hải: Cùng với lực lượng Kiểm Lâm của Vườn Quốc
gia Cát Bà; Hạt Kiểm Lâm Cát Hải cũng được thành lập và hoạt động từ năm
1997 đến nay. Phạm vi hoạt động của hạt Kiểm Lâm là trên 20.000 ha rừng và
đất rừng của các xã vùng đệm. Với số biên chế chỉ có 6 người và nhiệm vụ chủ
yếu là xây dựng nội qui bảo vệ rừng và phổ biến lâm luật đến tận người dân
19
trong các xã vùng đệm. Ngăn chặn, xử phạt và thu giữ các hoạt động buôn bán
bất hợp pháp về các sản phẩm lâm sản trên địa bàn huyện Cát Hải.
2.2.2. Xã Hội
2.2.2.1. Dân số và phân bố dân cƣ
Dân cư phân bố khơng đồng đều với mật độ bình quân các xã vùng đệm:
127 người/km2, mật độ này thấp hơn so với mật độ bình quân của huyện Cát
Hải là 207. Mật độ cao nhất là Thị trấn Cát Bà với 4.596 người/km2 và thấp nhất
là xã Việt Hải 7 người/km2.
2.2.2.2. Cơ cấu dân số và lao động
Tổng số lao động ở các xã trong khu vực đảo Cát Bà là 8.350 người chiếm
61,5% tổng số nhân khẩu của khu vực chiếm 67,1% số lao động toàn huyện. Tỷ
lệ lao động nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua và số lao
động nữ thường cao hơn lao động nam một chút. Năm 2004 tỷ lệ lao động nữ
chiếm 50,9%, lao động nam chiếm 49,1%, tong số lao động trong khu vực.
20
CHƢƠNG 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI - MỤC TIÊU - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 3 cá thể Voọc đầu vàng tại đảo Đồng Cơng
- VQG Cát Bà.
(Từ Long Châu, 2007)
Hình 3.1: Ba cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng Công
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu bảo vệ Voọc nghiêm ngặt và đảo Đồng
Công thuộc VQG Cát Bà.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài triển khai nhằm đạt một số những mục tiêu sau:
- Bổ xung một số đặc điểm sinh thái và tập tính của Voọc đầu vàng
- Đề xuất giải pháp di dời 3 cá thể Voọc đầu vàng tại đảo Đồng Công VQG Cát Bà.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra đề tài tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau đây:
21
- Đặc điểm sinh cảnh sống của Voọc đầu vàng trong khu bảo vệ Voọc nghiêm
ngặt và tại đảo Đồng Cơng.
+ Đặc điểm địa hình
+ Đặc điểm thàm thực vật
- Một số tập tính của ba cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng Công
+ Hoạt động của Voọc theo từng giờ trong ngày
+ Hoạt động của Voọc theo các vùng địa hình
+ Hoạt động của Voọc theo các kiểu tâng nền
+ Hang ngủ của Voọc
+ Quá trình di chuyển của Voọc
- Giải pháp di dời 3 cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng Công - VQG Cát Bà.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Kế thừa có chọn lọc từ các nguồn tài liệu sẵn có
- Dữ liệu GIS đã được số hóa trên Mapifo 8.5
- Báo cáo kết quả điều tra kinh tế xã hội (Vườn quốc gia Cát Bà 2006)
- Các nghiên cứu về sinh học sinh thái và tập tính các lồi thú linh trưởng
đặc biệt là loài Voọc đầu vàng.
3.4.2. Phỏng vấn ngƣời dân
- Về hoạt động hàng ngày của 3 cá thể Voọc đầu vàng cái tại đảo Đồng
Công
- Kiến thức bản địa của người dân về việc bắt 3 cá thể Voọc đầu vàng nói
trên.
22
3.4.3. Phƣơng pháp điều tra thành phần loài thực vật
Phương pháp điều tra thành phân loài thực vật tại khu vực Đồng Công và
khu vực bảo vệ Voọc nghiêm ngặt là giống nhau: tiến hành lập tuyến điều tra
trên các dạng sinh cảnh chính của các khu vực để điều tra về thành phần loài
cây.
Đặc điểm của tuyến:
- Độ dài của tuyến từ 1.5 km đến 2km
- Bề rộng tuyến mỗi bên là 10m đối với những khu vực thoáng tầm nhìn
tốt và tương đối bằng phẳng, mỗi bên từ 3m - 5m đối với những khu vực trên
vách đá, những khu vực địa hình khó khăn cho việc đi lại.
Mẫu biều 3.1: Điều tra thực vật theo tuyến
Ngày điều tra:.........
Địa điểm:............
Tuyến số:..........
STT
Tên lồi
Dạng sống
Vị trí bắt gặp
Chân núi
Sườn núi
Đỉnh núi
3.4.4. Phƣơng pháp quan sát và ghi chép số liệu tập tính ngồi thực địa
a. Thời gian ghi số liệu
- Quá trình quan sát trong ngày phải tiến hành liên tục và cứ 15 phút ghi chép số
liệu một lần gọi là một lần quét (nếu nhìn thấy Voọc).
- Khi bị mất dấu Voọc phải tiếp tục quan sát trong khoảng thời gian bằng 3 lần
quét, nghĩa là 45 phút khơng nhìn thấy Voọc thì bắt đầu một lần quan sát mới.
Trước hết phải quan sát toàn bộ khu vực Voọc đã xuất hiện ở các lần quét trước
trong khoảng ít nhất 45 phút, sau đó nếu khơng thấy thì tiếp tục di chuyển về
hướng có Voọc bỏ đi nhằm tránh không gây sợ hãi cho chúng.
23
- Xác định thời gian cố định bắt đầu quan sát và ghi chép số liệu hàng ngày là
6h30 và thời gian kết thúc quan sát và ghi số liệu là 17h30.
b. Cách ghi số liệu
Mẫu biểu 3.2: Vị trí hành vi của Voọc
Ngày
Thời Mất Hướng
tháng
gian dấu
núi
Vùng
Tầng nền
Hoạt động
V1 V2 V3 V1 V2 V3 V1 V2
V3
* Ghi chú: V1, V2, V3 là kí hiệu của 3 cá thể Voọc được quan sát từ trái qua phải khi ta nhìn
thấy chúng.
Bảng này ghi lại số liệu cần thiết sau mỗi khoảng thời gian đều đặn là 15 phút.
- Thời gian: Ghi thời gian thực tế để theo dõi, khi nào cần thiết phải ghi lại địa
điểm hoạt động tiếp theo sau 15 phút.
- Mất dấu Voọc: Đánh dấu vào cột này nếu sau mỗi khoảng 15 phút khơng nhìn
thấy Voọc. Nếu đã đánh dấu vào cột này thì khơng ghi tiếp dữ liệu vào các cột
tiếp theo. Nếu sau 3 lần liên tiếp đánh dấu (45 phút) việc quan sát coi như bị
chấm dứt và tiến hành một lần quan sát mới
- Hướng núi: Ghi lại hướng núi đối diện tại nơi có Voọc
+ Bắc (B)
+ Nam (N)
+ Đơng (Đ)
+ Tây (T)
- Vùng: ghi lại địa điểm nơi Voọc đang ở
+ Chân núi (C)
+ Sườn núi (S)
+ Đỉnh núi (Đ)
Ước lượng một ngọn núi thành ba phần chân, sườn, đỉnh bằng mắt thường
24
Hình 3.2: Sơ đồ 3 vùng của một ngọn núi
- Tầng nền: Ghi lại tầng nền nơi có Voọc đang ở
+ Đá (Đ)
+ Cây gỗ hoặc cây bụi mọc đơn lẻ (GĐ)
+ Cây gỗ hoặc cây bụi mọc thành tán (GT)
+ Sú vẹt (SV)
+ Địa thế khác (K): Dùng tiêu chí này khi các tiêu chí trên khơng phù hợp,
nhưng phải ghi rõ là dạng tầng nền nào.
- Hoạt động: Ghi lại các hoạt động của Voọc tại thời điểm quan sát, bao gồm
+ Kiếm ăn (KA): Bất kì hoạt động gì liên quan đến tìm kiếm và sử dụng thức ăn.
+ Di chuyển (DC): Voọc di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
+ Nghỉ ngơi (NN): Voọc không hoạt động ngồi một mình.
+ Tụ tập (TT): Voọc đang đùa giỡn với nhau, nô đùa hoặc bắt chấy rận, chuốt
lông với một con khác.
+ Di chuyển kín (DCK): Dùng cột này nếu không xác định được hoạt động của
Voọc nhưng biết rõ chúng đang di chuyển.
+ Ngồi khuất (NK): Dùng khi không xác định được hoạt động của Voọc nhưng
biết rõ chúng đang ngồi yên trong vùng khuất.
+ Hoạt động khác (K):
* Cảnh giác: Voọc ngừng các hoạt động trước đó và nhìn dõi theo phía có
tiếng động (CG)
* Báo động: Voọc kêu và/hoặc bỏ chạy (BĐ)
25