Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến môi trường tự nhiên tại khu du lịch sinh thái cửu thác tú sơn tú sơn kim bôi hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc tơi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ khu
DLST Cửu Thác Tú Sơn, UBND xã Tú Sơn – Kim Bôi – Hịa Bình đã tạo
điều kiện giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập số liệu và điều tra thực tế để
hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Kiều Thị Dương đã định
hướng, khuyến khích, tận tình hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện và
hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, hướng dẫn và những góp ý
q báu của các thầy cơ giáo trong khoa QLTNR và MT, và bạn bè trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp, năng lực và
kinh nghiệm của bản thân cịn hạn chế nên đề tài khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn
để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Bùi Văn Thƣơng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và môi trường du lịch ............................... 3
1.1.1. Du lịch sinh thái ........................................................................................ 3
1.1.2. Môi trường du lịch và những ảnh hưởng của hoạt động DLST đến môi
trường.................................................................................................................. 5
1.2. Các nghiên cứu về hoạt động DLST trên thế giới và ở Việt Nam ................. 7
1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................. 7


1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 9
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 11
2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 11
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 11
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 11
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 12
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ................................................................... 12
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn, điều tra qua bảng hỏi ....................................... 12
2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp ............................................. 13
2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp ...................................................... 14
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 15
3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................ 15
3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ....................................................................... 17
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 19
4.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu DLST Cửu Thác Tú Sơn ................... 19
4.1.1. Các tuyến, điểm du lịch ........................................................................... 19
4.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý ........................................................................... 19


4.1.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch ................................................... 20
4.1.4. Hiện trạng khách du lịch và mùa du lịch .................................................. 21
4.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu
DLST Cửu Thác Tú Sơn ................................................................................... 25
4.2.1. Tác động tới môi trường đất .................................................................... 26
4.2.2. Tác động tới môi trường nước ................................................................. 27
4.2.3. Tác động tới mơi trường khơng khí ......................................................... 30
4.2.4. Tác động tới hệ động thực vật.................................................................. 31

4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và phát triển DLST
bền vững ........................................................................................................... 35
4.3.1. Giải pháp quản lý .................................................................................... 35
4.3.2. Giải pháp công nghệ ................................................................................ 37
4.3.3. Giải pháp xã hội ...................................................................................... 40
Chƣơng 5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ...................................... 43
4.1. Kết luận ...................................................................................................... 43
4.2. Tồn tại ........................................................................................................ 43
4.3. Kiến nghị .................................................................................................... 44


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DL

: Du lịch

DLST

: Du lịch sinh thái

IUOTO

: International Union of Official Travel Oragnization (tổ
chức lữ hành chính thức)

ESCAP

: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific
: (Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương)


BVMT

: Bảo vệ mơi trường

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

HĐDL

: Hoạt động du lịch

IUCN

: International Union for Conservation of Nature (Tổ chức
: bảo tồn tài nguyên thế giới)

LHQ

: Liên hợp quốc

DO

: Chỉ số oxy hòa tan

Tss

: Hàm lượng chất rắn lơ lửng

BOD5


: Chỉ số ơxi sinh hóa

UNCED : United

Nations

Conference

on

Environment

and

Development (Hội nghị liên hợp quốc về môi trường và
phát triển)
WTTC

: World Travel and Tourism Council (Hội đồng lữ hành du
lịch thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng,

Nội dung

Trang


biểu đồ
Bảng 4.1

Hiện trạng khách du lịch đến khu DLST Cửu Thác
Tú Sơn năm 2006 – 2010 …………………………

Bảng 4.2

Nguồn thông tin du khách biết đến khu DLST Cửu
Thác Tú Sơn ………………………………………

Bảng 4.3

23

Mục đích của khách du lịch đến khu DLST Cửu
Thác Tú Sơn ………………………………………

Bảng 4.4

22

24

Doanh thu từ hoạt động du lịch của khu DLST Cửu
Thác Tú Sơn ………………………………………

25

Bảng 4.5


Kết quả phân tích mẫu nước suối Củ………………

29

Bảng 4.6

Kết quả phân tích mẫu nước hồ Thiên Nga………..

30

Bảng 4.7

Kết quả điều tra nhận xét của khách du lịch về chất

Bảng 4.8

lượng mơi trường khơng khí tại khu du lịch………

32

Thực đơn một số món ăn của nhà hàng Hoa Rừng….

35


DANH MỤC HÌNH

Hình


Nội dung

Hình 4.1

Cơ cấu tổ chức của khu du lịch……………………

Hình 4.2

Biểu đồ lượng du khách đến khu DLST Cửu Thác
Tú Sơn giai đoạn 2006 – 2010 ……………………

Hình 4.3

Trang

19

22

Biểu đồ doanh thu từ hoạt động du lịch của khu
DLST Cửu Thác Tú Sơn

26

……………………………
Hình 4.4

Ảnh du khách vứt rác bừa bãi tại điểm dừng chân
đỉnh thác Bạc………………………………………


Hình 4.5

27

Ảnh nước thải khơng xử lý được thải trực tiếp ra
mơi trường …………………………………………

28

Hình 4.6

Ảnh tuyến đường tham quan các điểm du lịch……

39

Hình 4.7

Ảnh lãng phí trong việc thiêu hủy rác thải có thế tái
chế và tái sử dụng lại được …………………………

40

Hình 4.8

Mơ hình xử lý rác thải ……………………………

41

Hình 4.9


Mơ hình xử lý nước thải ……………………………

42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch hiện đang phát triển như một hiện tượng tự nhiên của xã hội, xã
hội ngày càng phát triển đời sống của con người ngày càng được nâng cao,
kéo theo đó là các nhu cầu về vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi ngày càng tăng. Để
đáp ứng các nhu cầu đó của con người thì nhiều ngành công nghiệp đã ra đời
và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, ngành cơng nghiệp có vai trị hết sức quan
trọng đối với đời sống tinh thần đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí của
con người là ngành cơng nghiệp khơng khói hay cịn gọi là “Du lịch sinh
thái”.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ¾
diện tích đất nước được bao phủ bởi các dãy núi, đồi và các cao nguyên. Bờ
biển Việt Nam trải dài trên 3200 km. Việt Nam là nơi cư trú của 12000 loài
thực vật, 7000 lồi động vật trong số đó có rất nhiều lồi được liệt kê vào
Sách Đỏ. Đặc biệt là trong những năm 80 của thế kỷ trước, đã có 5 lồi động
vật dạng lớn đã được phát hiện ở Việt Nam. Do được ưu đãi về điều kiện địa
lý và khí hậu như vậy nên Việt Nam rất thích hợp để phát triển du lịch sinh
thái.
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào các giá trị tự
nhiên và giá trị văn hóa bản địa được gắn liền với các hệ sinh thái tự nhiên tại
khu vực đó. Các hệ sinh thái đặc trưng hiện nay được quản lý và bảo vệ bằng
các khu bảo tồn, vườn quốc gia, và các khu du lịch sinh thái.
Khu du lịch Cửu Thác Tú Sơn thuộc địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn,
huyện Kim Bôi, rộng 120 ha, nằm trong một không gian rừng núi, làng bản
của người Mường mang đậm nét văn hóa Hịa Bình. Với thiên nhiên hùng vĩ,
rừng nguyên sinh ở độ cao trên 1000 m, thượng ngàn Cửu Thác Tú Sơn ở độ

cao 1300 m so với mặt nước biển. Khu du lịch có đường Vạn Lý Trường
Thành, suối, thác, hồ, hang động, thung lũng xanh thơ mộng, đồng thời có
nhà sàn lớn, nhà sàn mini ven suối phục vụ khách du lịch.

1


Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý, tổ chức các hoạt động du lịch sinh
thái còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đa dạng sinh
học và các giá trị văn hóa bản địa. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra sẽ
gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường tự
nhiên và không đáp ứng được nguyên tắc và yêu cầu đặt ra của hoạt động du
lịch sinh thái.
Xuất phát từ những vấn đề bất cập trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến môi
trường tự nhiên tại khu du lịch sinh thái Cửu Thác Tú Sơn – Tú Sơn – Kim
Bơi – Hịa Bình” .

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và môi trƣờng du lịch
1.1.1. Du lịch sinh thái
Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người, thuật ngữ du lịch được xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào những
năm 1800. Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều các khái niệm khác nhau về du
lịch.
Theo tổ chức Du lịch thế giới: “Du lịch là hoạt động của con người đến

và ở tại những nơi ngồi mơi trường hàng ngày của họ trong một thời gian
nhất định với mục đích giải trí, cơng vụ hay những mục đích khác” (TS. Trần
Thị Mai, 2005).
Trước những tác động xấu ngày càng tăng do hoạt động du lịch mang
lại như việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài ngun, tìm mọi cơ hội để kinh
doanh, gây ơ nhiễm môi trường… Các nhà nghiên cứu du lịch phải tìm kiếm
một chiến lược mới nhằm đảm bảo sự hài hịa giữa phát triển du lịch với bảo
vệ mơi trường. Một loại hình du lịch mới đã ra đời đáp ứng yêu cầu của du
lịch bền vững, đó là du lịch sinh thái. DLST là một loại hình du lịch mới và
đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam tháng 9 năm 1999” đưa ra định nghĩa: Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên văn hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi
trường, có đóng góp nỗ lực trong cơng tác bảo tồn và phát triển bền vững với
sự tham gia của cộng đồng địa phương. (Ths. Lê Văn Minh, 2008).
DLST đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi tồn cầu bởi nó
là một loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu
bảo tồn mơi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng
và được coi là một phương thức thiết thực và có hiệu quả trong việc cải thiện
nền kinh tế, xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
3


Với lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ. Đường bờ biển dài 3200 km với gần
3000 đảo ven bờ cùng với sự đa dạng về địa hình và thuận lợi về điều kiện khí
hậu, Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng về các hệ sinh thái với tính đa dạng
sinh học cao, trong đó có nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm được ghi
trong Sách đỏ thế giới như Sao La, Bị sừng xoắn, Gà lơi lam. Những giá trị
về đa dạng sinh học phần lớn tập trung trong hệ thống rừng đặc dụng, các khu
bảo tồn thiên nhiên…

DLST hiện không chỉ được xem là loại hình du lịch hấp dẫn mà cịn
được xem là cơng cụ hữu hiệu đối với việc bảo tồn môi trường, đa dạng sinh
học và là phương thức tiếp cận có hiệu quả với phát triển cộng đồng vùng sâu,
vùng xa, góp phần tích cực vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển
du lịch bền vững ở Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết có những đánh giá thực
trạng phát triển DLST ở Việt Nam nhằm tìm ra những điểm mạnh để phát
huy, khắc phục điểm yếu, những cơ hội để tận dụng và những thách thức phải
vượt qua từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp cho phát triển DLST ở Việt
Nam.
DLST ở Việt Nam trong những năm qua đã có sự gia tăng về số lượng
các điểm đến, các khu DLST, các loại hình và số lượt khách đã có đóng góp
đáng kể trong việc cải thiện phúc lợi cộng đồng người dân khu vực và phát
triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, DLST ở Việt Nam chưa thực sự phát triển,
sản phẩm DLST của Việt Nam chưa có sức cạnh tranh trong khu vực cũng
như trên thế giới. Những hạn chế chủ yếu của DLST Việt Nam là chưa tạo ra
được các sản phẩm DLST đích thực, đặc sắc và hấp dẫn du khách, các chương
trình DLST cịn sơ sài, các dịch vụ còn đơn điệu, chất lượng phục vụ thấp.
Điều này làm cho số lượng du khách quay trở lại thấp, doanh thu hạn chế,
đồng thời cịn có nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên khu vực, kinh
tế, văn hóa – xã hội cộng đồng địa phương.

4


1.1.2. Môi trƣờng du lịch và những ảnh hƣởng của hoạt động DLST đến
môi trƣờng
a. Môi trƣờng du lịch
* Môi trường:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo

quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Điều 1, Luật
BVMT Việt Nam, 1994). Như vậy khái niệm về mơi trường, hiểu một cách
rộng, cịn bao gồm cả tài nguyên trong quá trình phát triển của xã hội.
* Môi trường du lịch:
Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự
nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó có hoạt động du lịch tồn tại và
phát triển”. Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với mơi trường, khai
thác đặc tính của mơi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở
lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của mơi trường.
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn
liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của mơi trường
xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với
môi trường hiểu theo nghĩa rộng. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sơng,
biển cả..., các giá trị văn hố như các di tích, cơng trình kiến trúc nghệ thuật...
hay những đặc điểm và tình trạng của mơi trường xung quanh là những tiềm
năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất định,
hoạt động du lịch tạo nên mơi trường mới hay góp phần cải thiện mơi trường
như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các cơng viên cây xanh, hồ
nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch... Như vậy, rõ ràng rằng hoạt động du
lịch và mơi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác,
phát triển hoạt động du lịch khơng hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy
giảm giá trị của các nguồn tài ngun, suy giảm chất lượng mơi trường và
cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.
5


b. Ảnh hƣởng của hoạt động DLST đến môi trƣờng và đa dạng sinh học
Du lịch mang lại rất nhiều nguồn lợi cho con người, kể cả về vật chất
lẫn tinh thần như: Mang lại việc làm, thu nhập cho người dân địa phương, tạo

ra môi trường để cho con người có thể nghỉ ngơi, giải trí… Tuy vậy, hoạt
động du lịch ngày càng phát triển như hiện nay nhưng vấn đề quản lý lại
khơng chặt chẽ thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến mơi trường ngày
càng rõ rệt. Đó chính là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở
du lịch không đúng quy hoạch hoặc không đảm bảo chất lượng làm ảnh
hưởng đến tài ngun nước, tài ngun khơng khí, tài ngun đất, tài nguyên
sinh vật và đa dạng sinh học.
* Tác động của hoạt động DLST đến môi trường tự nhiên
- Môi trường nước: Hoạt động DLST phát triển kéo theo sự phát triển
về khách sạn, nhà cho thuê, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác làm tăng
lượng nước thải sinh hoạt nhưng thường không được xử lý triệt để lâu ngày
thấm vào nước ngầm làm ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở địa phương.
Bên cạnh đó, lượng du khách đông lại vứt rác bừa bãi, dầu mỡ do các phương
tiện giao thông trên nước làm ảnh hưởng đến nước sạch ở các dịng sơng, hồ,
suối.
- Mơi trường khơng khí: Do lượng du khách ngày càng đơng, hoạt động
giao thông phục vụ cũng tăng theo nhưng hầu hết đều sử dụng các phương
tiện cơ giới thô sơ hoặc quá cũ như: ô tô, xe máy, thuyền, ghe máy (trên
sông)… nhất là vào ngày nghỉ, ngày lễ các điểm du lịch gần như quá tải.
Ngoài ra, một số hoạt động của du lịch như ăn uống thường diễn ra cùng một
thời điểm, dẫn đến việc tăng lượng bụi, khói, làm nóng dần bầu khơng khí do
gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
- Mơi trường đất: Phát triển du lịch sẽ kéo theo việc xây dựng kết cấu
hạ tầng như khách sạn, các cơng trình phục vụ du lịch khác sẽ làm cho diện
tích đất bị xâm lấn, thu hẹp. Quy hoạch du lịch không đúng nơi, xây dựng các

6


cơng trình hạ tầng khơng đúng quy cách cũng làm cho tài nguyên đất bị phá

vỡ. Ngoài ra, việc du khách đi lại làm chai cứng đất.
- Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm
sốt có thể tác động lên đất (xói mịn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú,
đe dọa các loài động thực vật hoang dã (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú
rừng, thú nhồi bông, côn trùng…). Xây dựng đường giao thông và khu cắm
trại gây cản trở động vật hoang dã di chuyển tìm mồi, kết đơi hoặc sinh sản…
- Suy giảm đa dạng sinh học: Do có nhu cầu về thực phẩm (đặc biệt là
đặc sản), hàng lưu niệm (được làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du
khách, do sự tập trung lượng lớn du khách trong mùa sinh sản của động vật…
Ở nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái lượng du khách
hàng năm tăng cao nên cần có nhiều phương tiện, chỗ lưu trú, các dịch vụ
khác để đáp ứng cho các nhu cầu của du khách cũng tăng theo, do đó thiệt hại
về tài nguyên thiên nhiên càng tăng thêm. Đây là thiệt hại lớn cho con người
và điều này khó có thể phục hồi lại được trong tương lai.
* Tác động của hoạt động DLST đến môi trường văn hóa – xã hội
Du lịch tạo ra lượng du khách trong và ngồi nước ngày càng đơng
gồm nhiều thành phần, nhiều giai cấp và thường rất khác với nếp sống, lối suy
nghĩ của người dân địa phương. Hoạt động du lịch phát triển, người dân địa
phương quan hệ nhiều với du khách lâu ngày sẽ làm thay đổi các hệ thống giá
trị, tư cách, cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, những lễ nghi truyền
thống và tổ chức của cộng đồng.
Sự phát triển du lịch đem lại công ăn việc làm tăng thu nhập cho người
dân nhưng phát triển du lịch cũng tác động đến việc di cư một lực lượng lao
động. Nhập cư lao động là một hiện tượng khá phổ biến ở các khu du lịch.
Lực lượng này nếu không quản lý tốt sẽ là mầm móng của tệ nạn và ảnh
hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
1.2. Các nghiên cứu về hoạt động DLST trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
7



Trong vài chục năm gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và
bắt đầu nảy sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hoá – xã hội và
mơi trường của lãnh thổ đón khách. Vì thế các nhà du lịch thế giới quan tâm
nhiều tới việc nghiên cứu những tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi
trường và đề xuất một chiến lược phát triển du lịch mới tôn trọng môi trường.
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt
đầu được đề cập đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học thực hiện nhằm phân
tích những ảnh hưởng của du lịch đến sự phát triển bền vững. Trọng tâm của
các nhà nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính
trọn vẹn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác
tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền
vững. Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên
trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch (HĐDL) gây
ra và đưa ra khái niệm về loại “Du lịch cứng – hard tourism” để chỉ HĐDL ồ
ạt và “Du lịch mềm – soft tourism” để chỉ một chiến lược du lịch mới tôn
trọng môi trường.
Ngày 14/6/1992, tại hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát
triển (UNCED) đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất (Earth summit).
Tại hội nghị này, 182 chính phủ đã thơng qua chương trình nghị sự 21
(Agenda 21), một chương trình hành động tồn diện nhằm bảo đảm một
tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỉ XXI.
Từ đầu những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu về phát triển du lịch
bền vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hành động du lịch, đảm bảo
sự phát triển lâu dài đã được tiến hành. Một số HĐDL quan tâm đến môi
trường đã bắt đầu xuất hiện như : “Du lịch sinh thái”, “Du lịch khám phá”,
“Du lịch gắn với thiên nhiên”, “Du lịch thay thế”, “Du lịch mạo hiểm”,… đã
góp phần nâng cao hình ảnh về một HĐDL có trách nhiệm, đảm bảo sự phát
triển bền vững.


8


Năm 1996, hưởng ứng chương trình hành động của hội nghị Earth
Summit, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi 3 tổ chức quốc tế gồm hội đồng
lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng Trái
Đất (Earth council), đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du
lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương
trình nghị sự 21 về du lịch hướng tới phát triển bển vững về mơi trường”.
Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp du
lịch, các Chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức thương mại và
người đi du lịch.
Chương trình nghị sự 21 về du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành
động với mục đích xác định và dự kiến các bước tiến hành. Chương trình này
nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp hành động giữa Chính phủ, ngành du
lịch và các tổ chức phi Chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và
kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát
triển du lịch theo hướng bền vững.
1.2.2. Ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu về du lịch được quan tâm nhiều từ thập niên
90 của thế kỉ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của ngành du lịch nước ta.
Các cơng trình nổi bật như: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” của Viện
nghiên cứu phát triển du lịch (1991), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam 1995 – 2010” của Tổng cục du lịch (1994), “Địa lí du lịch” của
nhóm tác giả: Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Tuấn Cảnh – Lê Thông - Phạm Xuân
Hậu - Nguyễn Kim Hồng (1996)… với quy mô và phạm vi lãnh thổ khác
nhau.
Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đến môi trường tự
nhiên và xã hội đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu. Điều này
cho thấy sự quan tâm đến môi trường trong HĐDL đang ngày càng trở nên

bức thiết. Hàng loạt các cuộc hội thảo như: “Hội thảo quốc tế về phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với quỹ
9


Hains Seidel (Cộng hoà liên bang Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997), “Hội
thảo về DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam” tại Hà Nội, tháng
4/1998…và các công trình nghiên cứu về DLST đã ra đời như: “Du lịch sinh
thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của Phạm
Trung Lương (2002), “Phát triển bền vững du lịch biển Cửa Lò thực trạng và
những vấn đề đặt ra” của Phạm Trung Lương (2006), “Quy hoạch không gian
để bảo tồn thiên nhiên ở khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, một phương pháp
tiếp cận sinh thái” trong Dự án bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang
IUCN WWF…
Trên thế giới và ở Việt Nam, cho đến nay nghiên cứu về DLST và ảnh
hưởng của DLST đến mơi trường, có rất nhiều các cơng trình, các đề tài đã
được thực hiện. Hịa Bình là một trong những tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện
khí hậu, cảnh quan tự nhiên… thuận lợi cho phát triển DLST. Hiện nay, tỉnh
Hịa Bình cũng đang từng bước trú trọng phát triển hoạt động DLST, khai
thác có hiệu quả các tiềm năng vốn có mà thiên nhiên đã ban tặng. Để hoạt
động DLST ở tỉnh Hịa Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung mang lại hiệu
quả cao, đóng góp lợi nhuận về kinh tế cho đất nước và đảm bảo phát triển
DLST bền vững cần phải có những giải pháp hữu hiệu từ các đề tài nghiên
cứu về DLST đưa ra. Khu DLST Cửu Thác Tú Sơn bắt đầu đi vào hoạt động
từ năm 2006, nhưng hiện nay còn gặp rất nhiều bất cập trong khâu quản lý,
quy hoạch và phương hướng phát triển. Vì vậy mà đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến môi trường tự nhiên tại khu DLST
Cửu Thác Tú Sơn – Tú Sơn – Kim Bôi – Hịa Bình” thực hiện là thực sự cần
thiết.


10


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Góp phần hạn chế được các tác động tiêu cực của hoạt
động du lịch ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên tại khu DLST Cửu Thác Tú
Sơn.
Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được thực trạng hoạt động du lịch tại khu DLST Cửu Thác
Tú Sơn.
+ Xác định được nguyên nhân và những tác động tiêu cực của hoạt
động du lịch đến môi trường tự nhiên tại khu DLST Cửu Thác Tú Sơn.
+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực
của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường tại khu DLST Cửu Thác Tú
Sơn.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến
môi trường tự nhiên tại khu DLST Cửu Thác Tú Sơn như: Cảnh quan tự
nhiên, tài ngun nước, đất, khơng khí, động thực vật…
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện ở các tuyến, điểm du lịch trên cơ sở tài nguyên tự
nhiên và tài nguyên nhân văn của cộng đồng địa phương tại khu DLST Cửu
Thác Tú Sơn. Thời gian từ 14/02/2011 đến 13/05/2011.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại khu DLST Cửu Thác Tú
Sơn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu

DLST Cửu Thác Tú Sơn.

11


- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và phát triển DLST
bền vững.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Tham khảo các đề tài luận văn, nghiên cứu khoa học có trước, sách
báo, tạp chí, internet và các tài liệu có liên quan đến đề tài. Chọn lọc và xử lý
các thông tin thu thập được làm các dữ liệu phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu
của đề tài.
2.5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn, điều tra qua bảng hỏi
- Phỏng vấn qua trao đổi, trò chuyện với người dân, cán bộ, nhân viên
tại khu du lịch.
- Điều tra qua bảng hỏi: Thiết lập hệ thống những câu hỏi mở, câu hỏi
lựa chọn có nội dung xoay quanh các vấn đề cần nghiên cứu đối với khách du
lịch trong và ngoài nước, cán bộ, nhân viên tại khu du lịch, người dân bản địa.
Các bước để lập và tiến hành điều tra qua bảng hỏi:
+ Thiết kế bảng hỏi: Nội dung các câu hỏi trong phiếu điều tra được
thiết kế phù hợp với từng đối tượng, thời gian hợp lý để đối tượng hoàn thành
các câu hỏi.
+ Đối tượng điều tra: Khách du lịch trong nước, khách du lịch nước
ngoài, cán bộ, nhân viên làm việc tại khu du lịch, người dân bản địa.
+ Địa điểm điều tra: Khu DLST Cửu Thác Tú Sơn; tại các tuyến điểm
du lịch như: Thác Bạc, thác Trượng Phu, thác hồ Âu Cơ, suối Kim Ngân, hồ
câu cá Thiên Nga; tại xóm Củ – Tú Sơn – Kim Bơi – Hịa Bình.
+ Thời gian điều tra: Đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại khu du lịch
tiếp cận theo cách chuẩn bị sẵn nội dung bảng hỏi và trao đổi trực tiếp trong

giờ làm việc. Đối với khách du lịch phỏng vấn tại các điểm dừng chân của
khu du lịch như chân thác Bạc, chân thác Trượng Phu, chân thác hồ Âu Cơ,
bờ suối Kim Ngân… Đối với người dân địa phương chọn thời gian phỏng vấn
và điều tra vào buổi trưa và tối.
12


Số phiếu điều tra: Khách trong nước 50 phiếu, khách nước ngoài 50
phiếu, người dân địa phương 50 phiếu, cán bộ trong khu du lịch 30 phiếu.
2.5.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
a. Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực tế
Trực tiếp khảo sát khu du lịch, các tuyến điểm du lịch để đánh giá
những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường cụ thể là các tuyến
điểm: thác Bạc, thác Trượng Phu, thác hồ Âu Cơ, suối Kim Ngân, hồ câu cá
Thiên Nga.
b. Phƣơng pháp lấy mẫu
- Mục tiêu: Lấy mẫu ngoài thực địa để xác định chất lượng và mức độ ô
nhiễm các thành phần môi trường. Cụ thể là chất lượng môi trường nước mặt
tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp lấy mẫu: Vật liệu lấy mẫu là bình polyetylen 500ml.
Lấy mẫu dưới bề mặt nước suối, nhúng trực tiếp bình lấy mẫu xuống suối cho
ngập bình mẫu, hạn chế khơng cho ôxi lọt vào trong bình.
- Địa điểm lấy mẫu: Lấy mẫu nước tại suối Củ và hồ Thiên Nga.
- Bảo quản mẫu: Mẫu được bảo quản trong bình đựng đá ở nhiệt độ 4 0C
sau đó mẫu được vận chuyển về phịng thí nghiệm trường Đại học Lâm
Nghiệp để tiến hành phân tích.
c. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích
- Các chỉ tiêu vật lý:
+ pH: pH được đo bằng giấy quỳ, nhúng trực tiếp giấy quỳ vào mẫu
nước rồi sau đó so màu của giấy quỳ với bảng màu để xác định pH của mẫu

nước.
+ Mùi: Quan sát mẫu và ngửi mùi.
- Các chỉ tiêu hóa học:
+ Chỉ số oxy hòa tan (DO): DO được xác định bằng máy đo nhanh.
+ Hàm lượng chất rắn lơ lửng (Tss): Tss được tính theo cơng thức:
SS = (m2 – m1)*1000/ V
13


Trong đó:
m1: Là khối lượng giấy lọc sấy ở 1050C đến khi khối lượng không đổi
trước khi lọc (mg).
m2: Là khối lượng giấy lọc sấy ở 1050C đến khi khối lượng khơng đổi
sau khi lọc (mg).
V: Là thể tích mẫu nước lọc (lít).
+ Chỉ số ơxi sinh hóa (BOD5): BOD5 được tính theo cơng thức:
BOD5 = (DO0 – DO5)*f
Trong đó:
DO0: Là giá trị DO đo ở 200C sau khi pha loãng (mg/l).
DO5: Là giá trị DO đo ở 200C sau 5 ngày ủ ở 200C (mg/l).
f: Là hệ số pha loãng (các mẫu nước được lấy từ nguồn nước suối nên
hệ số pha loãng f = 2).
2.5.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu nội nghiệp
Đề tài đã sử dụng phần mềm excel để tính tốn số liệu, vẽ biểu đồ, đồ
thị. Từ đó, chúng ta thấy được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của hoạt
động du lịch đến môi trường tại khu DLST Cửu Thác Tú Sơn và đề xuất các
giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi
trường và giải pháp phát triển DLST bền vững.

14



Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
* Vị trí địa lý, địa hình
Khu du lịch sinh thái Cửu Thác Tú Sơn nằm trên địa phận xóm Củ, xã
Tú Sơn, huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình, nằm ở phần phía Đơng của tỉnh và
cách thành phố Hồ Bình 20 km, cách thủ đô Hà Nội 60 km. Nằm trong tọa
độ địa lý vào khoảng:
o

o

20 32’ đến 20 49’ vĩ độ Bắc
o

o

105 22’ đến 105 43’ kinh độ Đông
Khu DLST Cửu Thác Tú Sơn có diện tích 120 ha, phía Bắc giáp xã Đú
Sáng, phía Đơng giáp xã Vĩnh Tiến, phía Nam giáp xã Thượng Tiến – huyện
Kim Bơi, phía Tây xã Thu Phong – huyện Cao Phong – tỉnh Hịa Bình.
Khu DLST Cửu Thác Tú Sơn nằm trong khu vực có địa hình đa dạng
và chia cắt khá phức tạp bao gồm chủ yếu là núi cao và núi trung bình, chạy
dài theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam. Trong khu du lịch có nhiều đỉnh núi
cao hơn 1000m như độ cao của Thượng ngàn Cửu Thác Tú Sơn là 1300m, độ
dốc trung bình tương đối lớn từ 250 – 350.
Nhìn chung, địa hình của khu DLST Cửu Thác Tú Sơn bị chia cắt sâu,

núi cao và độ dốc lớn. Với đặc điểm địa hình như vậy, Cửu Thác Tú Sơn là
một nơi có phong cảnh đẹp, nên thơ kết hợp với cảnh quan hùng vĩ của núi
non, suối, thác, xen vào đó là những thửa ruộng bậc thang của cảnh trung du
miền núi với bản làng quê mộc mạc. Đây là yếu tố tiềm năng to lớn để phát
triển hoạt động DLST nơi đây.
* Khí hậu, thủy văn
Khu DLST Cửu Thác Tú Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa mang nét đặc trưng của khí hậu miền Tây Bắc. Mùa khô bắt đầu từ tháng
o

11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình từ 16 đến 22 C, khí hậu khơ hanh, độ ẩm
15


thấp, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Hơn nữa nét đặc trưng khí
hậu ở khu du lịch cịn thể hiện đó là nhiệt độ ln thấp hơn nhiệt độ bình
thường từ 2- 30C, vì do được bao bởi lớp thực vật xanh và kín, ẩm nên khí hậu
luôn luôn mát mẻ về mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10.
Hệ thống sông suối được bắt nguồn từ các hệ núi cao, chạy qua địa
hình đa dạng và dốc đã tạo ra nhiều thác nước đẹp, có nước chảy quanh năm.
Trong số đó nổi bật là Thác Bạc cao trên 300m, mùa hè nước chảy tung bọt
trắng xóa như những tia bạc lấp lánh. Thác trải chiếu Quan Lang cũng là một
trong những thác nước đẹp, nước chảy đều khơng ồn ã, rì rào vang vọng âm
thanh của dòng nước, thơ mộng của núi rừng nên thác được gắn với truyền
thuyết những cuộc hẹn hị của ơng Quan Lang xứ Mường Động đa tài với
người tình, họ thường trải chiếu tự tình trong bóng mát và say đắm trước vẻ
đẹp của thác nước.
* Hệ động, thực vật
Do được khởi nguồn trên nền tảng về địa hình và khí hậu có những đặc
trưng riêng nên hệ động thực vật rừng khu DLST Cửu Thác Tú Sơn rất phong

phú và đa dạng.
Hệ thực vật: Đặc điểm về địa hình, độ cao, khí hậu, thủy văn và các tác
động của con người kết hợp với đặc tính sinh thái của từng lồi cây đã tạo nên
tính đa dạng về lồi, sự phân bố, và các loài cây quý hiếm của hệ thực vật ở
khu DLST Cửu Thác Tú Sơn. Được thể hiện thông qua các kiểu rừng sau:
- Kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu rừng thường xanh hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới
núi thấp.
- Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp.
Với một số loài thực vật đặc trưng và quý hiếm như: Đinh, Lim, Sến,
Táu, Ơrơ, Vàng Tâm…
Hệ động vật: Gồm một số lồi đặc trưng như Gấu, Lợn rừng, Khỉ, Cầy,
Cáo, Rùa núi, Nai rừng…
16


Do bị con người khai thác mạnh nên hiện nay số lượng nhiều loài động
thực vật ở đây đã bị suy giảm.
3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Địa phận khu DLST Cửu Thác Tú Sơn có khoảng 215 hộ với 941 khẩu
thuộc xóm Cũ với thành phần dân tộc chính là người Mường. Cộng đồng
người Mường vốn có kinh nghiệm trồng lúa từ xa xưa, với kỹ thuật canh tác
rất cao. Vì vậy nhà cửa, xóm làng của người Mường thường được dựng dưới
chân đồi, chân núi, nơi tiếp giáp đồng ruộng, xây dựng những ngôi nhà sàn để
tránh thú dữ, nhà cửa người Mường khác các dân tộc khác là hay nằm sát
nhau và có chung hàng rào, họ thường san đắp sườn núi thành các ruộng bậc
thang, mảnh vườn để canh tác. Các khu ruộng bậc thang trải dần từ trên cao
xuống thấp của người Mường thường là nguồn cảm hứng cho các nhà quay
phim, nhiếp ảnh và khách du lịch đến thăm quan. Khu vực các xóm lân cận
cịn có cộng đồng các dân tộc khác như dân tộc Thái, Dao và Tày gắn với đời

sống tinh thần của họ là những câu hát, những nhạc cụ âm nhạc như khèn,
sáo… và thường được biểu diễn vào các ngày lễ, tết. Đặc biệt, nét độc đáo
văn hóa của người Mường được thể hiện qua tiếng cồng chiêng, câu hát đối,
hát giao duyên.
Ngoài ra, trang phục thường ngày cũng rất riêng, đặc trưng cho nét văn
hóa truyền thống của dân tộc Mường. Đặc điểm dễ nhận thấy trên trang phục
của họ: Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc
thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông, đầu quấn
khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là "khăn
quần". Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngồi
khốc đơi áo chúng đen dài tới gối. Nữ mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn,
ống tay dài, áo màu trắng, đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu thường
đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người
khác. Váy là loại váy kín màu đen tồn bộ phận được trang trí là đầu váy và
cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một
17


phong cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm ngơn ngữ và
khu vực láng giềng. Trong dịp lễ, tết họ mang chiếc áo dài xẻ ngực thường
khơng cài khốc ngồi bộ trang phục thường nhật vừa mang tính trang trọng
vừa phơ được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong.
Các lễ hội cũng mang đặc trưng riêng của từng nhóm dân tộc, như: Hội
xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm
lịch), lễ cơm mới của người Mường, lễ “Tết Nhảy” của người Dao… thể hiện
những nét đẹp truyền thống vẫn còn được lưu truyền cho tới nay. Trong hoạt
động của các lễ hội thường thể hiện những khao khát, nguyện vọng của người
dân trong sản xuất mong được no ấm, hạnh phúc. Các cuộc thi, trò chơi dân
gian như: Ném còn, kéo co, múa khèn, bắn nỏ, đẩy gậy… thể hiện sức mạnh
cộng đồng, một trong những nét đẹp truyền thống của cộng đồng các dân tộc

Việt Nam.
Như vậy, chúng ta thấy điều kiện những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội đặc biệt là điều kiện tự nhiên và các bản sắc văn hóa của người dân địa
phương, đây là những tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Mặc dù vậy, mặt
ngược lại với những điều kiện kinh tế khó khăn, hạn chế về nhận thức của
người dân cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường.

18


Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu DLST Cửu Thác Tú Sơn
4.1.1. Các tuyến, điểm du lịch
Khu DLST Cửu Thác Tú Sơn có 2 tuyến du lịch chính đó là:
* Tuyến du lịch đi bộ đến bản làng
Đi dọc theo tuyến đường từ quốc lộ 12B vào khu DLST qua bản người
Mường thuộc địa phận xóm Củ du khách được ngắm cảnh bản làng: Là những
ngôi nhà sàn bằng gỗ mộc mạc, các thửa ruộng bậc thang, các trang phục đặc
trưng của dân tộc Mường…
* Tuyến chinh phục chín ngọn thác
Du khách đến khu du lịch phải đi bộ theo đường mòn và leo chèo qua
các con dốc cao để chinh phục chín ngọn thác: Thác Tiên Tắm, thác tình Âu
Cơ (độ cao 1300 m), thác Trải Chiếu Quan Lang, Thác nàng Út Lót, Thác
Bạc, Thác Trượng Phu, Thác Thượng Ngàn, Thác Mẫu, Thác Thiên Ngọc
Thạch. Du khách còn được tham quan và nghỉ ngơi tại các điểm du lịch như:
Khu vườn Thượng Uyển, hồ Tiên Sa, động Long Cung,…
Buổi tối đến du khách nghỉ dưỡng, ăn uống, đốt lửa trại, văn nghệ,
thưởng thức các món ăn dân tộc độc đáo mang đầy bản sắc của văn hoá xứ
Mường.

4.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý
Ban giám đốc

P. Kế
tốn

P. Giao
dịch

Tổ bán vé

Tổ dịch
vụ du lịch

Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức của khu du lịch

19


×