Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lí rác thải sinh hoạt ở thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.71 MB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của nhà Trường, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng &
Môi trường, Bộ môn Quản lý Mơi trường, tơi thực hiện khóa luận: “Nghiên
cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lí rác thải sinh hoạt ở thành phố
Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc ”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy, cơ giáo, các
tổ chức, cá nhân trong và ngồi trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Bế Minh Châu,
người đã định hướng, khuyến khích, chỉ dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện khố luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn những động viên và những ý kiến chuyên
môn của các thầy, cô giáo trong bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Quản lý
Tài nguyên rừng & Môi trường, đã giúp tôi nâng cao chất lượng khóa luận.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới cán bộ, công nhân viên Chi cục Bảo vệ
tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, nơi tôi đến thực tập đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi hồn thành khóa luận.
Tuy nhiên, do bản thân cịn những hạn chế nhất định về mặt chuyên
môn và thực tế, thời gian hồn thành đề tài khơng nhiều nên khóa luận sẽ
khơng tránh được những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cơ
giáo và các bạn để khóa luận hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm !
Xn Mai, ngày 12 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện.
Bùi Thị Bích Việt


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 2
1.1. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và ở Việt Nam ............. 2


1.1.1. Quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới ................................................ 2
1.1.2. Quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam .................................................. 6
1.2. Đặc điểm chất thải rắn đô thị ................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 8
1.2.2. Nguồn phát sinh ................................................................................... 8
1.2.3. Số lượng, thành phần, tỷ trọng rác thải đơ thị ....................................... 9
1.3. Qúa trình quản lý rác thải đô thị ở Việt Nam ......................................... 11
1.3.1. Phương thức tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị. 11
1.3.2. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp đến môi trường sống. ............................. 13
Chƣơng 2 MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 16
2.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp..................................................... 16
2.3.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm.................................. 18
2.3.4. Phương pháp xử lý nội nghiệp ............................................................ 19
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 20
3.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 20
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 20
3.1.2. Địa chất, địa hình................................................................................ 20
3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 21
3.1.4. Tài nguyên nước ................................................................................. 21
3.1.5. Tài nguyên đất .................................................................................... 22
3.1.6. Hiện trạng sử dụng đất........................................................................ 23


3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ...................................................................... 23

3.2.1. Dân số và nguồn lực lao động............................................................. 23
3.2.2. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 24
3.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội .................................................. 25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 27
4.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc ........ 27
4.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố .................. 27
4.1.2. Khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày ............................................. 28
4.1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ......... 30
4.2. Thực trạng công tác quản lý RTSH của thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
..................................................................................................................... 32
4.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Cơng ty MT&DVĐT Vĩnh n ............. 32
4.2.2. Tình hình tổ chức thực hiện thu gom, xử lí RTSH của thành phố Vĩnh
Yên .............................................................................................................. 34
4.3. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác đến sức khoẻ và môi trường sống xung
quanh ........................................................................................................... 40
4.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước ........................................................ 41
4.3.2. Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí ................................................ 43
4.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất ........................................................... 45
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế
của thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ........................................................... 45
4.4.1. Giáo dục môi trường ........................................................................... 45
4.4.2. Nâng cao hiệu quả quản lý .................................................................. 47
4.4.3. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................... 50
4.4.4. Giải pháp về kinh tế, tài chính ............................................................ 51
4.4.5. Giải pháp về kĩ thuật, công nghệ......................................................... 51
Chƣơng 5 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ .................................. 56
5.1. Kết luận ................................................................................................. 56
5.2. Tồn tại ................................................................................................... 57
5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 57



DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

1.1

Lượng thu gom chất thải rắn trên thế giới năm 2004

2

1.2

So sánh hoạt động quản lí rác thải giữa các nước có mức thu nhập

3

bình qn trên đầu người khác nhau
1.3

Lượng rác được thu gom ở một số đô thị trong nước

7

1.4

Lượng rác thải ở các đô thị Việt Nam


9

1.5

Thành phần & tính chất chất thải một số đô thị Việt Nam

11

4.1

Số lượng các nguồn phát sinh rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố

28

Vĩnh Yên
4.2

Lượng RTSH tại thành phố Vĩnh Yên

29

4.3

Hệ số phát sinh rác thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên

30

4.4


Thành phần rác thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên

31

4.5

Tổ chức hoạt động thu gom, xử lí rác thải sinh hoạt của thành phố

35

Vĩnh Yên
4.6

Hóa chất bãi rác sử dụng trong một tháng

39

4.7

Thiết bị ,máy móc sử dụng ở bãi rác

39

4.8

Bảng kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực bãi rác

41

4.9


Bảng kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực bãi rác

42

4.10

Bảng kết quả phân tích chất lượng nước ngầm Trung tâm Tài

43

nguyên và Bảo vệ Môi trường 2010
4.11

Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí tại khu vực bãi

44

rác
4.12

Dự đoán dân số của thành phố Vĩnh Yên

54


DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH
Nội dung

Tên


Trang

Hình 1.1

Các hướng sử dụng chất thải đơ thị

4

Hình 4.1

Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh

27

Yên
Hình 4.2

Thành phần rác sinh hoạt thành phố Vĩnh Yên

31

Hình 4.3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của cơng ty MT&DVĐT Vĩnh n

32

Hình 4.4


Quy trình thu gom,vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố

36

Vĩnh Yên

Hình 4.5

Sơ đồ xử lý rác thải tại bãi rác tạm

38

Hình 4.6

Hàm lượng khí NH 3 tại các điểm đo

44

Hình 4.7

Hàm lượng H2S tại các điểm đo

45

Hình 4.8

Hệ thống thu gom CTRSH phân loại tại nguồn của thành phố

48


Vĩnh Yên

Hình 4.9

Nguyên tắc chung xử lý chất thải rắn

52

Hình 4.10

Sơ đồ quy trình xử lý rác thải bằng phương pháp vi sinh vật

53

Ảnh 4.1

Hoạt động xử lí RTSH tại bãi rác tạm thành phố Vĩnh Yên

37

Ảnh 4.2

Hoạt động tái chế tại bãi rác thành phố Vĩnh Yên

37


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

RTSH


: Rác thải sinh hoạt

MT&DVĐT : Môi trường và dịch vụ đô thị


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế
- xã hội nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Ngành sản xuất, kinh doanh ở
các đô thị, khu công nghiệp khơng ngừng mở rộng và phát triển. Q trình
này một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác lại
tạo ra một lượng lớn chất thải bao gồm rác thải sinh hoạt, chất thải công
nghiệp, chất thải nguy hại. Việc thải bỏ một cách bừa bãi chất thải là ngun
nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường, phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức
khoẻ và cuộc sống con người. Vì vậy ơ nhiễm mơi trường do chất thải gây ra
đã và đang là vấn đề bức xúc đối với các đô thị trong cả nước.
Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc là một thành phố trẻ đang trong q
trình đơ thị hóa mạnh và là một trong những tiêu điểm thu hút ngày càng
nhiều nguồn nhân lực ở các vùng nông thôn trong tỉnh và từ nhiều tỉnh khác
đến lao động.Tốc độ phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế xã hội
trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng dân số đã khiến cho thành phố
Vĩnh Yên phải đối mặt với nhiều vấn đề mơi trường từ ngồn rác thải sinh
hoạt.
Tính trung bình, lượng chất thải rắn cần phải thu gom trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên lên tới 101,617 tấn/ngày, trong khi năng lực thu gom
chất thải rắn trên địa bàn thành phố chỉ đạt gần 84%. Ở nhiều khu vực, đặc
biệt là các khu phố nhỏ, các xã ngoại thành chưa được Công ty Môi trường và
Dịch vụ đô thị tiến hành thu gom và xử lí nên rác thải còn vứt bừa bãi ở ven
đường, ao, hồ,…gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng
dân cư trong khu vực. [7]

Xuất phát từ những vấn đề bức xúc nêu trên, tôi đã tiến hành đề tài tốt
nghiệp “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lí rác thải sinh
hoạt ở thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc ”

1


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới
Chất thải cần được quản lý theo hệ thống không chỉ ở một vùng,một đô
thị hay một quốc gia đơn lẻ mà cần được tồn cầu hóa. Hiện nay trên thế giới
việc quản lý chất thải nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt (RTSH) nói
riêng đã và đang được quan tâm nhằm giải quyết một cách hiệu quả vấn đề
chất thải, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Theo thống kê
lượng thu gom chất thải rắn tại một số nước trên thế giới năm 2004 tại bảng
1.1 như sau:
Bảng 1.1: Lượng thu gom chất thải rắn trên thế giới năm 2004
Khối lƣợng CTR

Tên khu vực

(triệu tấn)

Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD)

620

Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS (trừ các nước ở biển Ban tích)


65

Châu Á (trừ các nứơc OECD)

300

Trung Mỹ

30

Nam Mỹ

86

Bắc Phi và Trung Đông

50

Châu Phi cận Sahara

53

Tổng số

1204

(Nguồn: Khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Môi trường Veolia và Cyclope 2005)
Chất thải được thu gom trên thế giới dao động trong khoảng 2,5 đến 4
tỷ tấn (không kể chất thải tháo rỡ và xây dựng, khai thác mỏ và nông thôn).

Năm 2004, tổng chất thải rắn đô thị được thu gom trên tồn thế giới ước tính
là 1,2 tỷ tấn (chỉ tính ở các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OECD, các đô thị mới nổi và các nước đang phát triển).[10]
Thành phần và tính chất của RTSH biến động lớn giữa các đô thị khác
nhau do vậy hoạt động quản lý RTSH là cơng việc phức tạp và có đặc điểm
khác nhau ở những đô thị khác nhau.
2


Bảng 1.2: So sánh hoạt động quản lí rác thải giữa các nước có mức thu
nhập bình qn trên đầu người khác nhau
Các nƣớc có thu Các nƣớc thu nhập Các nƣớc có thu

Chỉ tiêu
GDP
(USD/người/năm)
Chất

thải

đơ

thị

(kg/người/năm)
Tỷ lệ thu gom %

nhập thấp

trung bình


nhập cao

<5.000

5.000 – 15.000

>20.000

150 – 250

250 – 550

350 – 750

<70

70 – 95

>95

- Khơng có chiến - Chiến lược mơi - Chiến lược môi
lược môi trường trường quốc gia.
quốc gia.
Các Qui định về chất thải

trường quốc gia.

- Có cơ quan mơi -




quan

mơi

- Các qui định hầu trường.

trường quốc gia.

như khơng có.

- Qui định chặt chẽ

- Luật môi trường.

và cụ thể.
- Không có số liệu - Một vài số liệu - Nhiều số
thống kê.

thống kê.

liệu

thống kê.

- Điểm chứa chất - Bãi chôn lấp >90%, - Thu gom có chọn
thải bất hợp pháp bắt đầu thu gom có lọc, Thiêu đốt, tái
Xử lý chất thải


chọn lọc.

>50%.

chế >20%.

- Tái chế không - Tái chế có tổ chức
chính thức từ 5% - 5%.
15%.

(Theo Cơ quan dịch vụ Môi trường Veolia và Cyclope 2005).
Số liệu bảng 1.2 so sánh hoạt động quản lý RTSH đô thị giữa các nước
có mức thu nhập bình qn trên đầu người (GDP) khác nhau năm 2004.
Trong bảng, các nước có thu nhập thấp bao gồm các nước như: Ấn Độ, Ai
Cập, các nước Châu Phi, các nước có thu nhập trung bình gồm: Áchentina,
Đài Loan, Singapo, Thái Lan, EUNMS 10 (EU new member states), các nước
có thu nhập cao gồm: Hoa Kỳ, các nước khối thị trường chung Châu Âu EU
(như Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Luych Xăm
Bua,…)
Hiện nay kĩ thuật xử lý chất thải rắn (CTR) nói chung và RTSH nói
riêng là vấn đề được quan tâm trên thế giới, đặc biệt là ở những nước công
3


nghiệp phát triển. Có nhiều phương pháp kĩ thuật xử lý chất thải rắn khác
nhau với trình độ cơng nghệ khác nhau. Các phương pháp có thể áp dụng bao
gồm:
- Phương pháp cơ học (gồm các giai đoạn chính sau: tách lấy kim loại,
thủy tinh, giấy, chất dẻo ra khỏi chất thải; làm khô bùn bể phốt (sơ chế); đốt
chất thải khơng có thu hồi nhiệt; lọc, tạo rắn đối với các chất thải bán lỏng).

- Phương pháp cơ lý (gồm các giai đoạn chính sau: phân loại vật liệu
trong chất thải; thủy phân; sử dụng chất thải như nhiên liệu; đúc, ép các chất
thải công nghiệp để làm vật liệu xây dựng).
- Phương pháp sinh học (gồm các giai đoạn chính sau: Chế biến phân ủ
sinh học; Mêtan hóa trong các bể thu hồi khí sinh học).
Nhìn chung rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao nên có thể sử
dụng để sản xuất phân hữu cơ, riêng phần chất dễ cháy như giẻ, nhựa, cao su,
da vụn… khơng cịn khả năng tái chế thì đem đốt nhằm giảm thể tích rồi chơn
lấp, cịn phân kim loại, chất dẻo, giấy được đem tái chế …
Các hướng sử dụng rác thải đơ thị được trình bày ở hình 1.1
Giấy, kim loại,
nhựa dẻo, ....

Tái chế

Vải vụn, cao su, da
thuộc,giẻ rách ....

Thiêu đốt

Xà bần, sành sứ,
chất trơ, ....

Chôn lấp

Chất hữu cơ dễ phân
huỷ, ....

Chơn, đốt hoặc
chế biến phân


Rác thải đơ thị

Hình 1.1: Các hướng sử dụng chất thải đô thị.
Phương pháp chơn lấp hợp vệ sinh là phương pháp kiểm sốt sự phân hủy
của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Đây là phương
4


pháp đơn giản, chi phí thấp được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát
triển. Tuy nhiên xử lý bằng phương pháp này địi hỏi diện tích đất tương đối
lớn và có nguy cơ ơ nhiễm mơi trường.
Phương pháp ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các
chất hữu cơ thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách
khoa học, tạo mơi trường tối ưu đối với q trình. Việc xử lý rác bằng phương
pháp ủ sinh học thường được áp dụng phổ biến ở những nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Thành phẩm của phương pháp này được phục vụ cho
nông nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian xử lý (khoảng
2-3 tháng) và tốn nhiều diện tích đất.
Phương pháp đốt là q trình oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của
khơng khí làm cho rác chuyển thành các chất rắn không cháy được và một
phần khí thải. Cơng nghệ này có ưu điểm là làm giảm triệt để các chỉ tiêu ô
nhiễm của rác thải và tốn ít thời gian tiến hành, tốn ít diện tích đất. Nhược
điểm của nó là chí phí cao (gấp hơn 10 lần chi phí chơn lấp), vận hành phức
tạp, địi hỏi phải giải quyết vấn đề mơi trường khơng khí do phát sinh ra khí
thải độc hại.
Cơng nghệ khoa học phát triển tạo ra những công nghệ xử lý mới xử lý
triệt để, hiệu suất cao như cơng nghệ Hydromex, Pasta, Seraphin, …
Nhìn chung mỗi quốc gia đều có những phương pháp xử lý riêng theo
điều kiện từng quốc gia tuy nhiên đều gặp những khó khăn và trở ngại nhất

định. Đó là:
- Khối lượng chất thải phát sinh lớn lại đòi hỏi phải thu gom và xử lý
ngay, không thể để tồn lưu là trở ngại lớn đối với hoạt động quản lý. Thêm
vào đó rác thải phân bố rộng khắp theo địa bàn cư trú vì thế việc thu gom hết
sức phức tạp, đặc biệt khi ý thức cộng đồng về môi trường chưa cao.
- Công nghệ khoa học phát triển, mức sống được nâng cao làm cho rác
thải không những tăng về mặt lượng mà còn tăng cả mức độ độc hại.

5


- Sự không đồng nhất quy định về quản lý giữa các quốc gia dẫn đến
những khó khăn trong việc quản lý chất thải tồn cầu. Thêm vào đó là xu thế
biến rác thải thành tài nguyên mở ra một thị trường thương mại mới làm việc
quản lý thêm phần phức tạp hơn.
- Nguồn tài chính cho các hoạt động quản lý chất thải rắn còn hạn chế.
- Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc giữ vệ sinh mơi trường sống
cịn chưa cao, đặc biệt tại các nước đang phát triển và nước nghèo.
Tóm lại, Quản lý rác thải đô thị là vấn đề then chốt cho bảo vệ mơi
trường tại đơ thị mà tồn thế giới cũng như từng quốc gia, từng đơ thị phải có
những chiến lược, những hành động phù hợp mới có thể xử lý kịp thời và hiệu
quả.
1.1.2. Quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh (trên 8%) và dân số tăng cao như
ở Việt Nam hiện nay, lượng phát sinh RTSH sẽ tăng nhanh chóng trong thập
kỉ tới. Quản lý lượng chất thải phát sinh này là một thách thức to lớn và là
một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam
khơng chỉ vì chi phí cho quản lý rất lớn mà cịn vì những lợi ích do quản lý
hợp lý đem lại đối với đời sống của người dân và sức khỏe cộng đồng.
Mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ các nguồn khác

nhau ở Việt Nam. Trong đó, khoảng hơn 80% (khoảng 12,8 triệu tấn/năm) là
chất thải từ các hộ gia đình, các nhà hàng, các khu chợ, khu kinh doanh, cịn
lại là chất thải cơng nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn/năm (2003) và chất thải nguy
hại khoảng 0,16 triệu tấn/năm (2003).[2]
Rác thải sinh hoạt chủ yếu được phát sinh từ các đô thị, nơi số dân chỉ
chiếm khoảng 24% dân số cả nước. Hàng năm đô thị phát thải tới 6 triệu tấn
chiếm 50% rác thải sinh hoạt cả nước. Trung bình mỗi người dân đơ thị Việt
Nam thải 0,7 kg chất thải mỗi ngày, gấp đơi lượng thải bình qn đầu người ở
nông thôn là 0,3 (kg/người/ngày) (Theo nguồn khảo sát của nhóm tư vấn
2004, Cục mơi trường 2000 và Đai học Nông Nghiệp I năm 2003).
6


Tỷ lệ thu gom chất thải trung bình ở các thành phố tuy đã tăng lên song
vẫn còn đạt mức thấp. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt trung bình cho cả
nước chỉ tăng từ 65% đến 71% trong giai đoạn từ 2000 đến 2003. Ở các thành
phố lớn, tỷ lệ này dao động từ mức thấp nhất là 45% ở Long An đến mức cao
nhất là 95% ở thành phố Huế. Tính trung bình các thành phố có dân số hơn
500000 dân, có tỷ lệ thu gom đạt 76% trong khi tỷ lệ này giảm xuống còn
70% ở các thành phố có số dân từ 100000 đến 350000 người. Tại các vùng
ven đô thị, dịch vụ thu gom cũng thường chưa đáp ứng được cho các khu định
cư, các khu nhà ở tạm và ngoại ô thành phố. Hiện trạng thu gom ở một số đô
thị trong cả nước được thể hiện trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Lượng rác được thu gom ở một số đô thị trong nước
Thành Phố

Lượng rác
thải (tấn/ngày)

Hà Nội


Hải Phịng

Hạ Long

Hồ Chí Minh

Đồng Nai

PS

TG

PS

TG

PS

TG

PS

TG

PS

TG

2154


1640

572

368

135

107

5376

3226

330

160

Tỉ lệ TG (%)

76,10

64,30

79,25

60

48,50


(Nguồn: Số liệu quan trắc CEETIA 2003; Viện MT& PTBV 2003).
Trong đó :
PS = Lượng phát sinh (tấn/ngày)
TG = Lượng thu gom (tấn/ngày)
Với chủ trương xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường, Chính phủ Việt
Nam khuyến khích các công ty tư nhân và các tổ chức hoạt động dựa vào
cộng đồng hợp tác với các cơ quan quản lý ở cấp địa phương trong công tác
quản lý chất thải nói chung và RTSH nói riêng. Một vài mơ hình xã hội hóa
cơng tác quản lí RTSH đã được thử nghiệm cho kết quả khả quan song cũng
cần phải củng cố chính sách và cơ chế quản lý để các mơ hình trên được nhân
rộng và đáp ứng được yêu cầu riêng của mỗi địa phương.
Trong những năm gần đây công tác quản lý RTSH của thành phố Vĩnh
Yên – tỉnh Vĩnh Phúc có sự tiến bộ vượt bậc do sự quan tâm của chính quyền
địa phương cũng như ý thức của người dân đang dần được nâng cao. Các
7


chương trình mơ hình hóa cơng tác thu gom và xử lý RTSH được triển khai
và đang dần được nhân rộng trên địa bàn toàn thành phố. Với tốc độ phát triển
mạnh của thành phố thì lượng RTSH phát sinh sẽ cịn tăng cao nên các cơng
nghệ xử lý RTSH cũng là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm đặc biệt là
các công nghệ thân thiện với môi trường. Thành phố Vĩnh Yên chủ yếu xử lý
RTSH bằng phương pháp chôn lấp, đây là phương pháp rẻ tiền nhưng lại rất
dễ gây ra ô nhiễm môi trường và địi hỏi diện tích đất lớn để quy hoạch thành
bãi rác. Với sự phát triển mạnh của thành phố Vĩnh Yên thì đất dùng để quy
hoạch thành bãi rác là q lãng phí, cho nên thành phố cần tìm ra giải pháp xử
lý RTSH để định hướng cho sự phát triển lâu dài của mình. Hiện nay, tỉnh
Vĩnh Phúc đang tiến hành triển khai dự án “Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt
500 tấn/ngày theo công nghệ đốt rác phát điện” cơng trình dự tính có thể đi

vào hoạt động vào tháng 6 năm 2013 để xử lý RTSH của cả tỉnh. Hi vọng dự
án sau khi được đưa vào hoạt động sẽ giúp xử lý có hiệu quả đối với RTSH
góp phần bảo vệ mơi trường (BVMT) của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của
thành phố Vĩnh Yên nói riêng.
1.2. Đặc điểm chất thải rắn đơ thị
1.2.1. Khái niệm
Theo quan niệm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực
đơ thị mà khơng địi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó.Thêm vào đó chất
thải được coi là CTR đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ
mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [11]
1.2.2. Nguồn phát sinh
Chất thải rắn đơ thị có thể được phát sinh từ nhiều hoạt động khác nhau
trong đô thị như từ quá trình sinh hoạt đến các hoạt động có mục đích của con
người nhằm phục vụ đời sống bản thân, gia đình. Các hoạt động sản xuất và
dịch vụ các loại như xây dựng, sửa chữa cải tạo, nâng cấp các trình của nhân
dân trong đơ thị hoặc do vận chuyển hành hóa, nguyên vật liệu… bằng nhiều
8


phương tiện khác nhau nhưng cũ nát, lạc hậu và khơng có biện pháp bảo đảm
vệ sinh mơi trường …
1.2.3. Số lƣợng, thành phần, tỷ trọng rác thải đô thị
Thành phần và số lượng rác thải của các đô thị khác nhau phụ thuộc
vào tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ cơng nghiệp hóa, sự nâng cao mức sống
của cộng đồng, các xu hướng của xã hội trong tiêu dùng, công nghệ về vật
liệu mới, khả năng thu hồi, tái sử dụng các loại rác.
Lượng rác đô thị thải ra liên tục và tích lũy trong mơi trường ngày càng
nhiều, gây tác hại đáng kể cho con người và mơi trường. Số lượng và chất
lượng rác đơ thị tính trên đầu người tại từng quốc gia, khu vực rất khác biệt,

phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật, phong tục tập quán…
Lượng rác thải của các đô thị Việt Nam được thể hiện ở bảng 1.4.
Bảng 1.4: Lượng rác thải ở các đô thị Việt Nam
Các đô thị

Tổng lƣợng rác thải
(m3/ngày)
3027

Rác thải sinh hoạt
(m3/ngày)
2436

Tỷ lệ rác thải sinh
hoạt (%)
80,5

Hải Phòng

1123

566

50,4

Quảng Ninh

390

384


98,5

Hải Dương

375

313

83,5

Hưng Yên

56

56

100

TP HCM

3500

3000

80

Hà Nội

(Nguồn: “Chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam ” 2001)

Mức phát sinh rác thải phụ thuộc chủ yếu vào mức sống trung bình của
người dân tại những khu đơ thị. Tại các khu đơ thị ở Hoa Kì, mỗi người tạo ra
hơn 700 kg/năm, ở Tây Âu và Úc vào khoảng 600 - 700 kg/người/năm, sau đó
đến Nhật bản, Hàn quốc và Đông Âu khoảng 300 - 400 kg/ người/năm [10].
Ở Việt Nam tính đến đầu năm 2006, mức phát sinh rác thải ở các đô thị
lớn là 0,9 - 1,2kg/người/ngày-đêm và tại các đô thị nhỏ là 0,5 0,65kg/người/ngày-đêm. Mức phát sinh rác thải có ảnh hưởng lớn đến hoạt
động quản lý chất thải rắn tại các đô thị.

9


Ngồi số lượng thì thành phần của rác thải đơ thị cũng khá đa dạng và
thường được chia ra:
- Các chất cháy được gồm: Giấy; rác thực; hàng dệt; gỗ, cỏ, rơm, rạ;
chất dẻo; da và cao su.
- Các chất không cháy được gồm: Kim loại đen (sắt và hợp kim); kim
loại màu; thủy tinh; đá và sành sứ.
- Các chất hỗn hợp
Trong số thành phần rác đơ thị thì rác hữu cơ chiếm lượng lớn nhất, trung
bình ở các đô thị nước ta thành phần hữu cơ chiếm 55%.
Thành phần chất thải rắn tại các đô thị khác nhau của các quốc gia khác
nhau cũng khác nhau. Thành phần của rác thải quyết định tính chất của rác
thải và từ đó quyết định đến việc lựa chọn các phương pháp quản lý và xử lý
rác thải. Trong đó:
- Tỉ trọng: Ở các nước đang phát triển, tỉ trọng rác thải cao hơn ở các
nước phát triển. Tại Hoa Kỳ tỉ trọng là 100 kg/m3, ở Anh là 150 kg/m3, ở
Singapore là 175 kg/m3, Thái lan là 250 kg/m3, Indonesia là 230 kg/m3… Tỉ
trọng của chất thải rắn quyết định việc lựa chọn trang thiết bị vận chuyển, thu
gom. [10]
- Độ ẩm của rác thải đô thị cũng ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn

phương pháp xử lý thích hợp.
Ở Việt Nam, các đơ thị khác nhau thì thành phần và tính chất chất thải
cũng khác nhau, thể hiện ở bảng 1.5

10


Bảng 1.5: Thành phần và tính chất chất thải một số đô thị Việt Nam

1

Thành phần
(% trọng lƣợng)
Chất hữu cơ

2

Plastic

15,60

8,30

5,70

8,10

3,13

2,38


3

Giấy

1,89

6,64

7,0

12,50

5,35

4,12

4

Kim loại

6,03

0,30

3,60

0,40

1,24


0,86

5

Thủy tinh

7,24

3,75

2,80

4,70

4,12

3,47

6

Chất trơ

18,35

21,15

20,4

15,50


17,14

16,44

7

Cao su, da vụn,giả da…

0,55

3,65

3,20

0,80

3,23

1,16

0,34

1,24

6,70

3,20

4,38


1,56

0,90

1,75

1,40

1,10

1,27

0,14

42,10

55,40

46,80

44,60

0,41

0,45

0,40

0,45


TT

8
9
10

Cành cây. gỗ, tóc, lông
gia súc, vải vụn…
Chất nguy hại
Độ ẩm (%)
3

Tỉ Trọng (tấn/m )


nội
49,10

Hải
Phòng
53,22

Hải
Dƣơng
49,20

Hạ
Long
53,70


TP
HCM
60,14

BR VT
69,87

(Theo Báo cáo kết quả của CEETIA, DONRE và Nghiên cứu của
Viện môi trường và PTBV 2003).
Khoa học công nghệ càng phát triển thì những sản phẩm mà con người
tạo ra ngày càng trở lên phức tạp và tinh vi. Theo đó, chất thải con người thải
ra cũng trở lên phức tạp cả về thành phần lẫn tính chất và khó xử lý hơn, tính
chất độc hại của rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng.
1.3. Qúa trình quản lý rác thải đô thị ở Việt Nam
1.3.1. Phƣơng thức tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô
thị.
1.3.1.1. Khâu thu gom
Hiện nay việc tổ chức thu gom rác thải đô thị chủ yếu vẫn dùng phương
pháp thủ công:
- Đối với rác đường phố: quét và sử dụng xe cải tiến (xe gom rác) để
vận chuyển đến địa điểm tập trung thu gom rác .
- Đối với rác tại nhà : dùng xe cơ giới thu gom trực tiếp hoặc thông qua
thu rác đường phố (kể cả có thiết bị chứa hay khơng).
- Đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, xây dựng, sửa chữa… có khối
lượng rác thải từ 1m3/ngày trở lên phải thuê hợp đồng vận chuyển. Nhưng
11


thực tế do kỷ cương không nghiêm túc nên trạng đổ bừa bãi ra đường là khá

phổ biến.
1.3.1.2. Khâu vận chuyển
Để vận chuyển rác tại nhà, rác đường phố, rác nơi công cộng. Hiện nay
các địa phương đang sử dụng các loại xe : xe tải thường, xe ben tự lật, xe cẩu
rác (6 – 8 thùng): 5.6 m3 ; xe ép rác 4,5 m3 và 7 m3; xe cẩu rác cải tiến từ xe
IFA 6 m3 ; xe container 12 tấn; xe quét hút rác 6 m3. các xe chuyên dùng có
khả năng tăng chuyến, năng suất cao và đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị,
nhưng giá thành cao nên hầu như chỉ sử dụng trong các thành phố lớn.
1.3.1.3. Khâu xử lý.
Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại chất thải để đem xử lý, tái chế hay
tái sử dụng. Hiện nay, Việt Nam có nhiều nhà máy xử lý rác theo các hình
thức khác nhau như nhà máy xử lý rác Nam Định – thành phố Nam Định với
hình thức xử lý chơn lấp và sản xuất vi sinh, nhà máy xử lý rác Nam SơnThành phố Hà Nội với hình thức chơn lấp. Nhà máy sử lý rác Cầu Diễn –
thành phố Hà Nội với hình thức xử lý đốt rác…
Trong đó:
+ Chơn lấp: Loại hình này thích hợp với các loại rác có thành phần độc
hại không đáng kể, các phế thải cuối cùng sau khi qua các công đoạn sử lý
khác (tro của quá trình đốt…).Nước tạo ra nếu sử lý đúng quá trình sẽ ít ảnh
hưởng đến mơi trường.
+ Ủ phân compost: Được tiến hành với các loại rác có chứa thành phần
chất hữu cơ cao.
+ Thiêu đốt: Phương pháp này rất đắt tiền và chỉ phù hợp với các loại
rác có độ ẩm thấp. Hơn nữa quá trình đốt tạo ra khói, khí độc hại khó xử lý dễ
gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Tuy nhiên phương pháp này lại giảm khối
lượng rác chôn lấp, tăng khả năng phân hủy, đồng thời có khả năng thu hồi
nhiệt và khí thải ra để sản xuất điện.

12



Các đô thị Việt Nam hiện nay chủ yếu áp dụng hình thức chơn lấp để
xử lý rác thải là chủ yếu.
1.3.2. Ảnh hƣởng của bãi chôn lấp đến môi trƣờng sống.
1.3.2.1. Ơ nhiễm do chất khí
Bãi chơn lấp có thể xem là một bể ủ vi sinh khổng lồ trong điều kiện tự
nhiên. Trong đó diễn ra q trình chuyển hóa, sinh hóa, hóa học, sinh học
trong điều kiện khơng có hoặc rất thiếu Oxy phân tử. Đáng chú ý nhất là quá
trình phân hủy hợp chất hữu cơ tạo ra khí CH4, CO2, CO, các hợp chất axit
béo dễ bay hơi, phân hủy muối sunphat SO42- thành hợp chất muối sunphua
S2- hoặc hidrosunphua H2S. Các chất khí hình thành dưới điều kiện yếm khí
đều có tính khử cao và phần lớn có mùi thối khó chịu.
1.3.2.2. Ơ nhiễm do nước rác
Thành phần tạp chất trong nước rỉ rác đa dạng hơn: Chất hữu cơ khơng
tan, dạng keo có kích thước khơng lớn lắm như các mảnh vụn hữu cơ, vi
khuẩn, các chất hữu cơ có phân tử lượng lớn như axit humic, fulvic, lignin với
phân tử lượng từ vài vạn đến vài triệu đơn vị dalton. Các chất thải hữu cơ
dạng khơng tan hoặc có phân tử lượng cao sẽ tiếp tục được phân hủy (đặc biệt
là xác vi sinh vật) trong môi trường nước gây đục, gây màu hạn chế sự phát
triển của các loại thực vật và động vật sống trong nước.
Thành phần hữu cơ tan trong nước rác rất phong phú với các nồng độ
rất khác nhau: Các chất hữu cơ khá thông dụng (COD, BOD5) lượng lớn với
nồng độ từ vài chục tới vài chục ngàn mg/l, các chất hữu cơ vi lượng (dưới
µg/l, phần tỉ) có tác hại rất lớn đến mơi trường, đặc biệt đối với các loại thủy
sinh như khả năng gây đột biến gen, làm loạn chức năng tế bào.
Ngoài ra các thành phần chất hữu cơ, nước rác còn chứa một loạt các
muối vơ cơ có hàm lượng lớn: Cl-, HCO3, Sunphat, Na, Ca, Mg và một số các
loại kim loại nặng chủ yếu nằm ở dạng phức với các chất hữu cơ có nồng độ
thấp.
1.3.2.3. Ơ nhiễm do chất rắn
13



Rác thải chứa khá nhiều các thành phần hữu cơ khó phân hủy: Nilon,
nhựa, cao su, chất lỏng khó phân hủy, dầu mỡ, khống… khi được chơn cất
lẫn với rác hữu cơ, các thành phần trên khó phân hủy bởi vi sinh vật do tính
trơ của chúng thời gian phân hủy có thể kéo dài tới 40-50 năm.
Hàm lượng, tỉ lệ và tổng lượng các thành phần ô nhiễm từ một bãi rác
phụ thuộc các yếu tố chính sau:
- Đặc trưng của rác được chôn lấp
- Phân loại rác
- Quy mô của bãi chôn lấp
- Kĩ thuật chôn lấp, quản lí và vận hành bãi rác
- Cơng nghệ trình độ kiểm sốt ơ nhiểm phát sinh từ bãi rác

14


Chƣơng 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Góp phần thực hiện công tác quản lý rác thải bảo vệ môi trường tại
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc một cách hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng RTSH và cơng tác quản lí chất thải này của
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá một số ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác đến môi trường và
người dân xung quanh khu vực bãi rác.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao
hiệu quả cơng tác quản lí RTSH cho thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2. Nội dung nghiên cứu
(1). Nghiên cứu hiện trạng RTSH của thành phố Vĩnh Yên, tinh Vĩnh
Phúc.
- Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn tành phố.
- Khối lượng rác thải phát sinh hàn ngày của thành phố.
- Thành phần rác thải sinh hoạt của thành phố.
(2). Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý RTSH của thành phố Vĩnh
Yên
- Bộ máy tổ chức quản lý của Cơng ty MT&DVĐT Vĩnh n
- Tình hình tổ chức, thu gom, xử ký rác thải sinh hoạt của thành phố
Vĩnh Yên.
(3). Nghiên cứu ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác đến môi trường sống
và sức khỏe người dân xung quanh
- Ảnh hưởng đến môi trường nước.
- Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí.
(4). Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
quản lí RTSH cho thành phố Vĩnh n.
- Giáo dục mơi trường
15


- Nâng cao hiệu quả quản lý
- Giải pháp về cơ chế chính sách
- Giải pháp kinh tế, tài chính
- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, khóa luận sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông qua các số liệu thứ cấp giúp đề tài kế thừa có chọn lọc thành quả

nghiên cứu từ trước đến nay. Những tài liệu thu thập được phục vụ cho q
trình nghiên cứu làm khóa luận bao gồm:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Kết quả các nghiên cứu trước đó về vấn đề quản lí RTSH trên thế
giới, ở Việt Nam, ở Vĩnh Phúc và đặc biệt là ở thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh
Phúc.
+ Tài liệu của công ty MT&DVĐT Vĩnh Yên về vấn đề quản lí rác thải
trên tồn tỉnh Vĩnh Phúc cũng như ở thành phố Vĩnh Yên trong nhiều năm.
+ Các tài liệu khác có liên quan (sách, giáo trình, báo chí, luật mơi
trường, luận văn tốt nghiệp, thơng tin điện tử tải trên mạng internet…)
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp
2.3.2.1. Phương pháp quan sát phỏng vấn
+ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức quản lý của công ty MT &DVĐT Vĩnh Yên.
+ Quan sát, theo dõi hoạt động quản lý RTSH bao gồm các nguồn phát
sinh, các tổ thu gom, vận chuyển và xử lý rác của công ty MT&DVĐT Vĩnh
Yên.
+ Tìm hiểu hiện trạng RTSH trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, ý thức
của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường thành phố, đánh giá mức độ
phát sinh rác thông qua việc cùng với các tổ thu gom tiến hành thu gom rác
trên tuyến đường, phỏng vấn trực tiếp người dân trên địa bàn thành phố và
công nhân thu gom rác của công ty MT&DVĐT.
16


+ Đặt câu hỏi trực tiếp với người dân xung quanh khu vực chơn lấp để
tìm hiểu về hoạt động quản lý và những tác động của bãi chôn lấp đối với môi
trường sống và sức khỏe của người dân xung quanh
2.3.2.2. Phương pháp lấy mẫu
* Cân mẫu rác và phân loại thành phần rác thải sinh hoạt

Để đánh giá thực trạng rác thải thành phố Vĩnh Yên, khóa luận đã tiến
hành cân rác tại 40 hộ gia đình thuộc phường Ngô Quyền đồng thời phân loại
thành phần của chúng. Đây là tuyến thu gom rác chính với mật độ dân số cao
(10984 người/Km2); chủ yếu là khu dân cư và các loại hình sản xuất thương
mại.
Đề tài tiến hành cân và phân loại rác trong thời gian 7 ngày. Mỗi ngày
tiến hành một lần vào buổi chiều trước khi công nhân của Công ty
MT&DVĐT đi thu gom rác. Lấy kết quả trung bình của các lần.
* Lấy mẫu nước.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bãi rác đến chất lượng môi trường
xung quanh, đề tài tiến hành lấy 6 mẫu nước và phân tích một số chỉ tiêu
- Vị trí lấy mẫu: được thực hiện ở Thơn Mậu Thông - Khai Quang Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
+ Nước mặt:
M1 : Nước tại ao nhà ông Nguyễn Văn Hương
M2 : Nước tại ao nhà ơng Nguyễn Đình Tuyển
M3 : Nước ao cách bãi rác 100m
+ Nước ngầm:
N1- Nước giếng đào 1 (nhà ông Nguyễn Văn Hương).
N2 – Nước giếng đào 2 (nhà ơng Nguyễn Đình Tuyển).
N3 – Nước giếng đào 3 (nhà bà Nguyễn Thị Thái).
- Dụng cụ lấy mẫu: Dùng chai nhựa có thể tích 500ml được rửa sạch sẽ
để khơ ráo,lấy băng dính, bút đánh dấu vị trí lấy mẫu, thời gian lấy mẫu…
- Thời gian lấy mẫu: Buổi sáng từ 8h30 đến 10h30, thời tiết không
nắng, ít gió, nhiệt độ khoảng 230C.
- Cách lấy mẫu:
17


+ Mẫu được lấy phải đại diện cho khu vực cần lấy mẫu, trước khi lấy
mẫu phải tráng qua chai bằng nước mẫu.

+ Đối với mẫu lấy tạo vòi xả nước cần phải xả nước trước khi lấy 10
phút, dùng ống dẫn cho nước chảy từ đáy chai lấy mẫu hoặc dùng cốc có mỏ
cho nước chảy theo thành chai lấy mẫu.
- Cách bảo quản mẫu:
Các mẫu sau khi lấy được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 8 – 100C và vận
chuyển về phịng thí nghiệm để tiến hành phân tích ngay trong ngày. Đối với
chỉ tiêu pH là chỉ tiêu biến đổi nhanh nên tôi tiến hành đo tại thực địa bằng
giấy quỳ.
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
Dựa vào đặc trưng của nước ngầm và nước mặt,khóa luận tiến hành
phân tích một số thơng số cơ bản như : pH, TDS, Độ đục, COD, DO, BOD5,
TSS, NO3 - ,PO4 3- .
Kết quả phân tích được thể hiện trong mẫu biểu 2.1; mẫu biểu 2.2
Mẫu biểu 2.1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
TT

Chỉ tiêu

Đơn
vị

Kết quả
M1

Gía trị Tiêu chuẩn
M2

M3

giới

hạn

1

pH

-

TCVN 5942 – 1995( cột B)

2

SS

mg/l

TCVN 5942 – 1995( cột B)

3

Độ đục

NTU

TCVN 6184 – 1996

4

TDS


5

DO

mg/l

-

6

COD

mg/l

TCVN 5942 – 1995( cột B)

7

BOD5

mg/l

TCVN 5942 – 1995( cột B)

8

NO3 -

mg/l


-

9

PO4 3-

mg/l

-

-

18


Mẫu biểu 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả
N1

Gía
N2

N3


trị Tiêu chuẩn

giới hạn

1

pH

-

TCVN 5944 – 1995

2

SS

mg/l

TCVN 5944 – 1995

3

Độ đục

NTU

TCVN 6184 – 1996

4


TDS

5

DO

mg/l

-

6

COD

mg/l

-

7

BOD5

mg/l

-

8

NO3 -


mg/l

-

9

PO4 3-

mg/l

-

-

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý nội nghiệp
Sau khi thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng khóa luận tiến hành xử
lý nơi nghiệp, bao gồm các cơng việc như sau:
- Phân tích, lựa chọn và kế thừa có chọc lọc các số liệu đã thu thập, so
sánh, đánh giá kết quả thu thập được để tìm giải pháp thích hợp cho cơng tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
- So sánh đánh giá kết quả phân tích nước xung quanh bãi rác tạm với
các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
+ Đối với nước mặt áp dụng TCVN 5942 – 1995 quy định giá trị giới
hạn các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước mặt.
Cột B : Áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích ngồi sinh
hoạt.
+ Đối với ngầm áp dụng TCVN 5944 – 1995 quy định giá trị giới hạn
các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước ngầm.

19



×