Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng loài bướm ngày rhopalocera tại xã phình giàng huyện điện biên đông tỉnh điện biên và đề xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
-----------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG LỒI BƯỚM NGÀY (Rhopalocera)
TẠI XÃ PHÌNH GIÀNG, HUYỆN, ĐIỆN BIÊN ĐÔNG,
TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 7620211

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Hoàng Thị Hằng

Sinh viên thực hiện

: Thào A Dũng

Mã sinh viên

: 1653020558

Lớp

: 61A – QLTNR

Khóa học

: 2016 – 2020



Hà Nội 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp cũng như thời
gian làm khoá luận, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi ln ln nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Lâm
nghiệp. Đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài ngun rừng và Mơi
trường đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý
báu giúp cho tôi trang bị hành trang cho công việc của mình sau này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Hồng Thị Hằng đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu khóa luận
tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên xã phình Giàng đã nhiệt
tình giúp đỡ tơi trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè ln
quan tâm, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài
tốt nghiệp.
Trong quá trình học tập, cũng như là trong q trình làm khóa luận, bản
thân em cịn nhiều thiếu sót. Đồng thời do trình độ chun mơn cũng như kinh
nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
q thầy cơ để em hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2020
Sinh viên
Thào A Dũng

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................. viii
CHƯƠNG I ......................................................................................................... 11
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 11
1.1. Đặc điểm chung của bộ Cánh vảy (Lepidoptera)......................................... 11
1.2. Tình hình nghiên cứu về Bướm ngày trên thế giới ...................................... 12
1.2.1. Nghiên cứu về đa dạng .............................................................................. 12
1.2.2. Nghiên cứu về sinh học và sinh thái ......................................................... 12
1.3. Tổng quan nghiên cứu về bướm ngày trong nước ....................................... 14
1.3.1. Nghiên cứu về đa dạng .............................................................................. 14
1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học ................................... 15
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU...................................... 17
2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 17
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 17
2.1.2. Địa hình, địa mạo ...................................................................................... 17
2.1.3. Khí hậu ...................................................................................................... 17
2.1.4. Thuỷ văn .................................................................................................... 18
2.1.5. Tài nguyên đất ........................................................................................... 19
2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ............................................................... 19
2.2.1. Đất nông nghiệp ........................................................................................ 19
2.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp ................................................................................. 20
2.3. Tình hình dân số dân tộc và lao động .......................................................... 21
2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .................... 21

ii


2.4.1. Thuận lợi ................................................................................................... 21
2.4.2. Khó khăn ................................................................................................... 21
CHƯƠNG III. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 22
3.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 22
3.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 22
3.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu .................................................. 22
3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa .................................................................. 23
3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 27
3.4.4. Cách xử lý mẫu và bảo quản mẫu ............................................................. 27
3.4.5. Phương pháp phân loại mẫu. ..................................................................... 28
3.4.6. Đánh giá hiện trạng công tác bảo tồn của khu vực nghiên cứu ................ 28
3.4.7. Xác định các loài nguy cấp, quý hiếm ...................................................... 28
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 30
4.1. Thành phần các lồi bướm ngày có trong khu vực nghiên cứu ................... 30
4.1.1. Danh lục các loài bướm ngày có trong khu vực nghiên cứu .................... 30
4.1.2. Độ bắt gặp của các loài bướm ngày trong khu vực nghiên cứu................ 32
4.2. Đánh giá sự đa dạng của các loài bướm ngày tại khu vực nghiên cứu ........ 35
4.2.1. Đa dạng loài bướm ngày tại khu vực nghiên cứu ..................................... 35
4.2.2. Đa dạng bướm ngày theo điểm điều tra tại khu vực nghiên cứu .............. 37
4.2.3. Đa dạng bướm ngày theo sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu ................... 38
4.2.4. Đa dạng về hình thái.................................................................................. 40
4.2.5. Đa dạng về tập tính ................................................................................... 43

4.2.6. Đa dạng về vai trị đối với hệ sinh thái ..................................................... 45
4.3. Dẫn liệu đặc điểm sinh học, sinh thái của các lồi bướm ngày có giá trị và
có ý nghĩa lớn trong du lịch sinh thái .................................................................. 45
iii


4.3.1. Bướm phượng cánh chim chấm rời Troides helena .................................. 45
4.3.2 Bướm phượng lớn - Papilio memnon ........................................................ 47
4.3.3 Bướm phượng Pari - Papilio paris ............................................................. 48
4.3.4. Bướm phượng 4 mảnh trắng - Papilio nephelus ....................................... 49
4.3.5. Bướm phượng Papilio polytes .................................................................. 50
4.3.6. Bướm đốm Euploea muiciber ................................................................... 51
4.3.7. Bướm giáp Neptis hylas ............................................................................ 52
4.4. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo tồn các loài bướm ngày trong khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................... 53
4.4.1. Một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm thành phần lồi cơn trùng bướm
ngày khu vực nghiên cứu .................................................................................... 53
4.4.2. Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn các loài bướm ngày trong khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................... 54
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 57
1. Kết luận ........................................................................................................... 57
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 59
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 61

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại các loại đất tại xã Phình Giàng ........................................... 19

Bảng 4.1 Danh lục các loài bướm ngày thuộc đối tượng nghiên cứu ................. 30
Bảng 4.2. Tỷ lệ độ bắt gặp các loài bướm ngày trong khu vực nghiên cứu ....... 32
Bảng 4.3: Loài bướm thường gặp trong khu vực nghiên cứu ............................. 33
Bảng 4.4 Các lồi bướm ít gặp trong khu vực nghiên cứu ................................. 34
Bảng 4.5: Các loài bướm ngày ngẫu nhiên gặp .................................................. 34
Bảng 4.6 Thống kê số loài và số giống theo từng họ .......................................... 36
Bảng 4.7 : Tỷ lệ các lồi cơn trùng theo điểm điều tra ....................................... 37
Bảng 4.8. Phân bố của các loài bướm ngày theo sinh cảnh ................................ 38

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Các dạng sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu........................................ 24
Hình 3.2: Phương pháp bảo quản mẫu Bướm bằng bao giấy ............................. 25
Hình 4.1 Tỷ lệ bắt gặp các loài bướm ngày trong khu vực nghiên cứu .............. 33
Hình 4.2 Tỷ lệ % số lồi và % số giống của các họ bướm ................................. 36
Hình 4.3 Phân bố của các loài bướm theo sinh cảnh .......................................... 39
Hình 4.4: Cấu tạo cơ thể bướm ........................................................................... 41
Hình 4.5 Sự đa dạng về màu sắc của các loài bướm ngày trong khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................................... 43
Hình 4.6 Troides helena ...................................................................................... 46
Hình 4-7: Bướm phượng lớn - Papilio memnon ................................................. 47
Hình 4.8. Papilio paris ...................................................................................... 49
Hình 4-9: Bướm phượng 4 mảnh trắng - Papilio nephelus ................................ 50
Hình 4.10. Papilio polytes ................................................................................... 51
Hình 4.11. Euploea muiciber .............................................................................. 52
Hình 4.12. Neptis hylas ....................................................................................... 53


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NXB

Nhà xuất bản

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

SC

Sinh cảnh

vii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
1. Đề tài khóa luận tốt nghiệp
“Nghiên cứu tính đa dạng các lồi bướm ngày (Rhopalocera) tại xã Phình
Giàng, huyện Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên và đề xuất giải pháp quản lý”
2. Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Hằng
3. Sinh viên thực tập: Thào A Dũng MSV : 1653020558
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần các loài bướm ngày tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá
được mức độ phong phú và đa dạng các loài bướm ngày.
- Dẫn liệu một số đặc điểm cơ bản của lồi bướm có ý nghĩa tại khu vực nghiên

cứu.
- Đề xuất biện pháp bảo tồn các loài bướm ngày có ích và có giá trị kinh tế tại
khu vực nghiên cứu
5. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài bướm ngày trong khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được mức độ đa dạng và phong phú của các loài bướm ngày tại khu
vực nghiên cứu về thành phần lồi, về hình thái, về sinh thái, về tập tính.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của một số loài bướm ngày tại
khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo tồn nhằm tăng tính đa dạng cho thành
phần lồi thuộc đối tượng nghiên cứu.
6. Những kết quả đạt được
- Tại khu vực nghiên cứu xác định được 28 loài bướm ngày thuộc 6 họ.
- Đánh giá mức độ đa dạng của các lồi bướm ngày gồm có: đa dạng về thành
phần lồi, đa dạng về hình thái, đa dạng về sinh thái, đa dạng về tập tính sống.
- Dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài bướm ngày tại khu vực
nghiên cứu
- Đề xuất được các biện pháp quản lý và bảo tồn các loài bướm ngày tại xã

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa
dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san
hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang
dã trên thế giới. Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) cơng nhận Việt Nam có
3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife)
công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế
giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Hệ sinh thái cũng rất

phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng
3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều lồi được sử dụng để cung cấp vật
liệu di truyền. Không chỉ đa dạng về động thực vật, côn trùng ở Việt Nam cũng
vơ cùng phong phú với nhiều lồi có hình dáng kì lạ, đặc biệt là các lồi bướm.
Trong lớp cơn trùng, bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) là một bộ rất đa dạng và
phong phú. Các loài bướm hoạt động vào ban ngày (Rhopalocera) có vai trị rất
lớn trong đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội của con người. Chúng tham gia tích
cực vào q trình thụ phấn cho hoa, làm tăng năng suất cây trồng, tạo dịng tiến
hóa mới. Nhiều lồi bướm có màu sắc rực rỡ đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên
đẹp. Đây là nhóm cơn trùng rất phong phú về số lượng và đa dạng về nơi ở,
chúng có khả năng thích ứng cao với sự biến đổi của mơi trường. Do đó, bướm
ngày thường được sử dụng là sinh vật chỉ thị cho tình trạng của hệ sinh thái, đặc
biệt trong đánh gá chất lượng rừng, đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn
thông qua việc quan sát sự biến động của quần thể các lồi bướm theo thời gian.
Phình Giàng là xã vùng cao của huyện Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên, có sự
đa dạng về địa hình, địa chất đã tạo cho xã Phình Giàng sự đa dạng về các hệ sinh
thái. Tuy nhiên, đi cùng với việc bảo tồn nguồn tài nguyên rừng quý giá ấy, các
hoạt động của con người như: du lịch, tham quan, quy hoạch sản xuất đang ảnh
hưởng khơng ít tới hệ sinh thái rừng nơi đây. Hậu quả là làm ảnh hưởng tới môi
trường sống của các lồi động thực vật trong đó có các lồi bướm ngày mà cụ thể
là sự suy giảm đáng kể về số lượng cá thể cũng như số lượng loài như Troides
aeacus và T. Helena, từ đó có ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái rừng. Tuy nhiên,
9


đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống
về sự đa dạng sinh học nói chung và đa dạng bướm ngày nói riêng ở xã Phình
Giàng, huyện Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên.
Để góp phần đánh giá được cụ thể hơn về thành phần và sự đa dạng của
các loài bướm ngày tại Phình Giàng, Điện Biên Đơng, tơi đã tiến hành thực hiện

đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng lồi bướm ngày (Rhopalocera) tại xã Phình
Giàng, huyện Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên và đề xuất giải pháp quản lý’’

10


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm chung của bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
Lepidoptera (bộ Cánh vảy) được hợp thành từ hai tên Latin đó là Lepido
(vảy) và ptera (cánh) (Harper – Từ điển Côn trùng online), là một bộ lớn gồm
khoảng gần 180.000 loài đã được ghi nhận năm 2007 (Lepidoptera Taxome
Project). Trong số đó, có khoảng 17.500 lồi Bướm ngày, cịn lại là bướm đêm
(Mallet, 2007).
Bộ cánh vảy có cấu trúc cơ thể đa dạng và đã phát triển để đạt tới những
lợi thế trong sinh tồn và phân bố. Theo những đánh giá gần đây, bộ Cánh vảy
cùng với các bộ Cánh màng (Hymenoptera), bộ Hai cánh (Diptera) và bộ Cánh
cứng (Coleoptera) được coi là bốn bộ có mức độ đa dạng về lồi lớn nhất trong
lớp côn trùng (Insecta) (Powell, 2009).
Trong Bộ cánh vảy, dựa vào thời gian hoạt động người ta thường chia làm
hai nhóm: nhóm bướm (Butterfly) và nhóm ngài (Moths). Nhóm bướm hoạt
động ban ngày, thường có màu sắc sặc sỡ; nhóm ngài hoạt động ban đêm,
thường có màu tối. Trong thực tế, nhóm ngài có số lượng nhiều hơn nhóm
bướm, chiếm khoảng 95%, tuy nhiên người ta thường nghĩ đến các lồi bướm
khi nói đến Bộ cánh vảy. Khơng những khác nhau về thời gian hoạt động, giữa
nhóm bướm và nhóm ngài cịn có những đặc điểm khác nhau về hình thái, đó là:
nhóm bướm ln có râu đầu mọc trên ổ chân râu, nhóm ngài có râu đầu thay đổi
và khơng có ổ chân râu; trên cơ thể các lồi bướm thường có lơng ít hơn các lồi
trong nhóm ngài; các lồi bướm khơng có các móc nhỏ hoặc lơng cứng nối cánh
trước và cánh sau như các loài ngài, mấu nhỏ này được dùng để định hướng khi

hoạt động vào ban đêm.
Các lồi cơn trùng thuộc bộ Cánh vảy sinh sống ở tất cả các môi trường
sống trên mặt đất khác nhau, từ sa mạc đến các vùng rừng mưa, từ các đồng cỏ ở
vùng đồng bằng đến các vùng núi cao nguyên, nhưng hầu như luôn gắn liền với
thực vật bậc cao, đặc biệt là cây hạt kín (thực vật có hoa).
11


1.2. Tình hình nghiên cứu về Bướm ngày trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu về đa dạng
Bướm là một trong những nhóm cơn trùng đẹp nhất thuộc bộ Cánh vảy
(Lepidoptera). Chúng khác với các nhóm cơn trùng khác ở màu sắc hấp dẫn và
thân hình phủ đầy vảy (Y. and Mariam, 2009). Bướm là các loài động vật rất
được chú ý trong lĩnh vực bảo tồn bởi các lợi ích cơng cộng, chúng có vai trị là
các sinh vật chỉ thị sinh học, giúp đỡ thực vật thụ phấn và là con mồi cho các
loài khác trong chuỗi thức ăn. Rất nhiều các lồi bướm có giá trị thẩm mỹ rất
cao, vì vậy chúng thường được thu bắt để bán hoặc làm các bộ sưu tập. Chúng
còn được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá đa dạng sinh học ở các vùng nhiệt
đới trong các nghiên cứu bảo tồn rừng. Việc điều tra và giám sát Bướm đã được
chứng minh là rất có hiệu quả trong việc đánh giá cảnh quan trên cạn trong bảo
tồn sinh học.
Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về thành phần loài Bướm trên thế
giới, ví dụ như nghiên cứu về phân loại và định danh Bướm ở Trung Quốc của
Chou (1998); nghiên cứu về lịch sử Bướm châu Á của Igarashi và Fukuda
(1997- 2000); nghiên cứu về Bướm ở Lào của Osada et al. (1999). Nghiên cứu
về bướm ở Thái Lan của Pinratara (Bướm Thái lan 1982, 1996 – 6 tập). Phần
lớn những cơng trình này nói về phân loại các lồi bướm, phần ít trong
chúng có mơ tả về đặc tính sinh học, sinh thái và một số loại cây thức ăn thông
dụng. Hầu hết các nghiên cứu về đa dạng Bướm trên thế giới đều tập trung vào
nghiên cứu đa dạng loài theo sinh cảnh.

1.2.2. Nghiên cứu về sinh học và sinh thái
Trên thế giới đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học
của các loài Bướm như hình thái, tập tính, vịng đời, phân bố và cây chủ.
Trong đó một số lồi Bướm q hiếm, có giá trị kinh tế hoặc phổ biến được
đặc biệt quan tâm như các loài Troides aeacus, Troides helena, Papilio dialis,
Chilasa slateri, Delias posithoe, Danaus chrysippus, Cethosia biblis, Papilio
demoleus Papilio ikusa, Graphium weiskei, Idea lambusisiana (Okano và
12


Kikumaro, 1985). Qua 105 tháng nghiên cứu suốt 49 năm, Finn và Colin (2003)
đã xem xét lại tình trạng của 915 loài và 910 loài phụ Bướm đã được ghi nhận ở
Philippines. Các tác giả đã xác định được 133 loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu
và các taxon đặc hữu ở Philippines. Hiện tại, hệ thống gồm 18 khu bảo tồn được
ưu tiên của đất nước này ít nhất đã có 1 khu dành cho việc bảo tồn 65 lồi, tuy
nhiên số cịn lại là 29 lồi và 39 lồi phụ vẫn chưa có một khu bảo tồn nào quan
tâm tới.
Bướm ngày tồn tại trong những sinh cảnh rất cụ thể, và sinh cảnh này bị
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố phi sinh vật và sinh vật. Sinh cảnh bị tác động cũng
ảnh hưởng rất lớn đến thành phần và số lượng quần thể các loài Bướm.
Các lồi Bướm có phạm vi phân bố rộng thường được bắt gặp ở những khu
vực rừng thấp, thường bị tác động của con người. Trong khi đó, các lồi Bướm đặc
hữu thường giới hạn ở các sinh cảnh rừng trên đai cao lớn hơn 500m.
Trang trại nuôi Bướm phục vụ cho mục đích bảo tồn các lồi q, hiếm,
thương mại và du lịch cũng được phát triển ở nhiều nước như Ở Đài Loan hàng
năm có khoảng 15 đến 500 triệu con Bướm được bán ra thị trường. Việc bảo tồn
các loài Bướm quý hiếm trong danh lục sách đỏ của CITES hay IUCN được tiến
hành ở nhiều nước trên thế giới. Bởi kích thước lớn, màu sắc đẹp, dễ quan sát và
đa dạng, họ Bướm phượng (Papilionidae) được quan tâm nhiều hơn trong sinh
học và bảo tồn so với tất cả các họ Bướm (Lepidoptera: Rhopalocera). Họ

Papilionidae có nhiều lồi bướm q, hiếm do nhiều lồi có kích thước lớn, màu
sắc đẹp, có giá trị thẩm mỹ, ln hấp dẫn những người sưu tầm nên hầu hết các
loài bướm có trong danh lục của CITES và IUCN thuộc họ bướm phượng. Họ
bướm cải Pieridae là họ chiếm ưu thế thứ 2 sau họ Papilionidae, nhưng đến nay
những nghiên cứu về họ này còn rất hạn chế (New & Collins, 1991).
Sinh cảnh bị tác động cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần và số lượng
quần thể các loài Bướm. Sự đa dạng loài và sự phong phú của các loài trong
quần xã bướm cao nhất ở nơi rừng bị tác động vừa phải và giảm rất mạnh ở khu
vực rừng bị đơ thị hố, đặc biệt các lồi đặc hữu bị biến mất khi sinh cảnh của
chúng bị đô thị hố (Blair & Launer, 1997). Ngồi biến động theo sinh cảnh và
13


độ cao, các lồi Bướm cịn là nhóm động vật dễ bị tác động bởi những thay đổi
của thời tiết. Sự phong phú của các loài Bướm thường tăng lên trong những
ngày có thời tiết ấm áp(Roy et al., 2001).
1.3. Tổng quan nghiên cứu về bướm ngày trong nước
1.3.1. Nghiên cứu về đa dạng
Những mẫu Bướm ngày được thu thập sớm nhất ở Miền nam Việt Nam từ
năm 1864 đến 1868 hiện có trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Paris
(Monastyrskii và Devyatkin, 2003).
Năm 1976, kết quả điều tra côn trùng Miền Bắc Việt Nam của Viện Bảo
vệ Thực vật đã xác định 181 loài thuộc 9 họ Bướm ngày. Tuy nhiên, cơng trình
chủ yếu là xác định các lồi cơn trùng gây hại (Đặng Thị Đáp và cs, 2008).
Theo thống kê của Đặng Thị Đáp và cs (2008), các cơng trình nghiên cứu
về Bướm ngày đã được tiến hành ở các Vườn Quốc gia của Việt Nam, như: Ba
Bể, Bắc Cạn (Đặng Thị Đáp và Hoàng Vũ Trụ, 2003; Hoàng Liên, Lào Cai (Vũ
Văn Liên, 2003); Tam Đảo, Vĩnh Phúc (Phạm Văn Lầm, 2005): Cát Bà, Hải
Phòng (Đặng Ngọc Anh và Vũ Văn Liên, 2005); Phong
Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình (Đặng Thị Đáp, 1997),....

Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Đáp và Hoàng Vũ Trụ (2001) về nhóm
Bướm ngày (Lepidoptera; Rhopalocera) đã phát hiện được 72 loài thuộc 10 họ ở
Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cị và 98 lồi thuộc 9
họ ở Vườn quốc gia Ba Bể. Cả hai khu vực nghiên cứu đều là vùng núi đá vơi
có độ cao trên 100m so với mực nước biển.
Báo cáo khoa học của Phạm Văn Lầm về xác định tên khoa học cho các
loài Bướm ngày tại Vườn Quốc gia Tam Đảo năm 2001 - 2002 đã định danh
được 136 loài, 87 giống của 11 họ Bướm ngày. (Phạm Văn Lầm, 2005). Qua 4
năm nghiên cứu, nhóm tác giả Hồng Vũ Trụ và Tạ Huy Thịnh (2007 đã ghi
nhận 282 loài bướm ngày thuộc 148 giống, 10 họ ở phía tây các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.
Các cơng trình xuất bản dưới dạng sách có kèm theo ảnh minh họa về
bướm ở riêng từng Vườn Quốc gia hay tồn bộ Việt Nam cịn rất hạn chế. Chỉ
14


có một số cơng trình về bướm Vườn Quốc gia Cúc Phương (Lương Văn Hào et
al., 2004); các loài bướm phổ biến ở Việt Nam (Monastyrskii et Devyatkin,
2001); Các loài bướm ngày ở Phú Quốc (Bùi Hữu Mạnh, 2007). Monastyrskii và
Devyatkin (2003b) xây dựng danh lục các loài bướm Việt Nam, trong đó có 994
lồi bướm, đây cũng là danh lục có nhiều lồi nhất về bướm Việt Nam (dẫn
trong Đặng Thị Đáp và nnk, 2008).
1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học
Phần lớn các công trình nghiên cứu về Bướm ở Việt Nam đều tập trung
vào việc xây dựng danh sách lồi, các cơng trình nghiên cứu về sinh học và sinh
thái Bướm cịn ít (Đặng Thị Đáp và nnk, 2008). Các tác giả Vũ Văn Liên, Vũ
Quang Côn, Tạ Huy Thịnh (2007) đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của 10 loài
bướm tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc, trong đó có 9 loài lần đầu tiên
được nghiên cứu ở Việt Nam. Nghiên cứu này cũng phát hiện lần đầu về cây
thức ăn của hai lồi bướm có trong danh lục của CITES (Troides aeacus và T.

helena) là Aristolochia balansae.
Những nghiên cứu về sinh thái học của các loài Bướm ngày ở Việt Nam
đều tập trung vào việc đánh giá phân bố theo độ cao và sinh cảnh như số lồi
bướm có quan hệ thuận với số lồi thực vật có mạch ở rừng khơ Khánh Hịa
(dẫn trong Đặng Thị Đáp và nnk, 2008). Ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Vũ Văn
Liên và Đặng Thị Đáp (2002) đã xác định rừng thứ sinh có thành phần lồi cao
hơn so với thành phần lồi ở rừng nguyên sinh. Nghiên cứu này cũng nhận thấy,
các loài phân bố hẹp hay chủ yếu sống trong các sinh cảnh rừng có thể được sử
dụng như chỉ thị sinh thái. Rừng có vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp
mơi trường sống duy nhất cho các lồi này. Mất rừng và mất thảm thực vật, các
loài này cũng sẽ mất theo. Chính vì vậy cần phải có chính sách ưu tiên bảo tồn
các lồi này.
Tạ Huy Thịnh và Hoàng Vũ Trụ (2004) đã so sánh độ tương đồng về
thành phần loài bướm giữa một số Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên
của Việt Nam và xác định yếu tố địa lý - khí hậu là yếu tố quyết định và độ cao
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tương đồng về thành phần loài bướm
15


giữa các khu vực (dẫn trong Đặng Thị Đáp và nnk, 2008). Vũ Văn Liên và Vũ
Quang Côn (2007) đã nghiên cứu về biến động quần thể một số loài bướm
(Lepidoptera: Rhopalocera) theo mùa ở Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động quần thể của các loài bướm ở khu vực
núi Tam Đảo nói chung đạt đỉnh cao ở vào hai thời điểm là tháng 5 hoặc 6 và
tháng 9 hoặc 10.
Vũ Văn Liên và Vũ Quang Côn (2011) nghiên cứu về tổng họ Bướm
phượng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã nhận thấy: các lồi hiếm gặp có xu
hướng giảm dần từ rừng tự nhiên đến rừng ven suối hoặc từ rừng có tầng tán dày
hơn đến rừng có tầng tán mỏng hơn; các loài phổ biến lại tăng từ rừng tự nhiên
đến rừng ven suối và ở hai sinh cảnh rừng ven suối và rừng tre nứa thì các lồi

này cũng khá tương đồng; các lồi khơng phổ biến ở các sinh cảnh khác nhau thì
sai khác khơng có ý nghĩa.

16


CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Phình Giàng là xã vùng cao của huyện Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên,
có diện tích tự nhiên 10.399.87 ha. Nhân dân sống tập trung tại 12 bản và điểm
dân cư với tổng số hộ, số khẩu trên địa bàn xã là 700 hộ 3.710 khẩu (Thời điểm
31/12/2019). bản và có vị trí địa lý như sau: có tọa độ địa lý là 21°03’- 21°44’ vĩ
độ Bắc, 103°06’-103°44’ kinh độ Đơng.
+ Phía Bắc giáp xã Keo Lơm, xã Phì Nhừ;
+ Phía Đơng giáp xã Háng Lìa;
+ Phía Tây giáp xã Mường Nhà, huyện Điện Biên.
+ Phía Nam giáp xã Pú Hồng
Xã Phình Giàng nằm trên tuyến giao thơng Phình Giàng – Pú Hồng –
Mường Nhà là tuyến giao thơng quan trọng góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế
giữa huyện Điện Biên Đông và huyện Điện Biên.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Phình Giàng là xã vùng núi cao có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều
núi cao và khe sâu; có độ cao trung bình từ 600 m đến 1.600 m so với mặt nước
biển. Hai dãy núi Pú Hồng và Phì Sua chia tách địa hình thành 2 khu. Phình
Giàng có địa hình thấp dần từ Tây Bắc sang Đơng Nam. Kiểu địa hình phức tạp
này rất khó khăn cho việc đi lại và quản lý đất đai.
2.1.3. Khí hậu
Khí hậu xã mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Tây Bắc, chịu ảnh

hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đơng
khơ lạnh , ít mưa. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm mưa nhiều; Mùa
đông từ tháng 13 đến tháng 3 năm sau lạnh và khơ hanh điểm hình cho khí hậu
gió mùa.

17


Nhiệt độ: Trung bình cả năm 22°C, nhiệt độ tối thấp trung bình năm 17,8°C,
nhiệt độ tối cao bình quân năm 29°C biên độ nhiệt ngày đêm tương đối lớn.
Lượng mưa: Trung bình cả năm là 559mm, phân bố khơng đều. Mưa lớn
tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm và chiếm 80% lượng mưa cả năm. Do
mưa tập trung nên thường gây ra lũ quét, sạt lở đất và gây hiện tượng rửa trơi,
xói mịn. Ngược lại mùa khơ lượng mưa ít chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa cả
năm, vào thời kỳ này lượng bốc hơi cao, gây ra tình trạng khơ hạn ảnh hưởng
lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Sương mù: Là hiện tượng khá phổ biến ở vùng núi Tây Bắc. Số ngày có
sương mù tại xã lên tới trên ngày/năm. Sương mù xuất hiện nhiều nhất vào các
tháng 12 đến tháng 1 (khoảng 10-20 ngày/tháng) và ít nhất vào tháng 6 và tháng
7 ( khoảng 02-05).
Sương muối: Với đặc điểm mùa đông lạnh, khơ hanh và ít gió là điều kiện
thuận lợi cho sự hình thành và xuất hiện sương muối. Vào tháng 12 đến tháng 1
hàng năm có xuất hiện sương muối nhưng ít tập trung nhiều ở các thung lũng,
các khe đồi thấp tại các xã vùng cao.
Nhìn chung trong những năm gần đây nhiệt độ có xu hướng tăng, độ ẩm
giảm so năm trước đây so với khí hậu thuận lợi cho sản xuất là sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên có những bất lợi cần khắc phục, như hạn hán, nắng nóng kéo
dài, thỉnh thoảng có dơng, mưa đá, sạt lở đất, gây khơng ít khó khăn cho sản
xuất và đời sơng.
Độ ẩm trung bình năm là 84%. Lượng bốc hơi trung bình 850 mm/năm.

2.1.4. Thuỷ văn
Nước mặt: Nhìn chung, lượng nước mặt của xã tương đối dồi dào; có
sơng Mã chảy qua, đồng thời, hệ thống sông suối đan xen khá dầy. Trên địa bàn
xã có các con suối chính là suối Huổi Có, suối Nà Nén, suối Huổi Xa, ... các con
suối này là nơi tích tụ nước từ các khe và suối nhỏ chảy về.
Hệ thống suối trên địa bàn xã Phình Giàng có độ dốc lớn do địa hình chia
cắt mạnh nên vào mùa mưa thường gây lũ quét, rửa trôi đất. Do vậy, việc trồng
rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn nhằm hạn chế thiên tai là việc làm cấp thiết và rất
cần thiết.
18


Nước ngầm: Hiện nay chưa có tài liệu nào khảo sát về nguồn nước ngầm
của vùng nói chung và của xã nói riêng. Nhìn chung, nguồn nước ngầm chưa
được khai thác sử dụng.
2.1.5. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của tỉnh Lai Châu cũ tỷ lệ 1/100.000, xã
Phình Giàng có 4 loại đất thuộc 2 nhóm. Cụ thể:
Bảng 2.1. Phân loại các loại đất tại xã Phình Giàng
STT

Nhóm, loại đất



Diện tích

hiệu

(ha)


Tổng diện tích tự nhiên

Cơ cấu %

10.434,90

100

6343,81

60,79

A

Nhóm đất đỏ vàng

1

Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

2 056,85

19,71

2

Đất đỏ vàng trên đá sét


Fs

4 286,96

41,08

B

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

3990,45

38,24

1

Đất mùn đỏ vàng trên đá sét

Hs

543,10

5,20

2

Đất mùn vàng nhạt trên đá cát

Hq


3 447,35

33,04

C

Đất núi đá khơng có rừng cây

67,50

0,65

D

Đất sơng suối

33,14

0,32

Nguồn: UBND xã Phình Giàng
2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
2.2.1. Đất nơng nghiệp
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 8.886,33 chiếm 85,45% tổng diện
tích tự nhiên tồn xã. Cụ thể như sau:
2.2.1.1. Đất sản xuất nơng nghiệp
Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của xã là 7.452,54 ha chiếm 83,87% diện
tích đất sản xuất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
2.2.1.2. Đất trồng cây hàng năm

Diện tích 7.428,11 ha chiếm 99,67% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, Trong
đó cụ thể như sau:
19


- Đất trồng lúa: Đất trồng lúa 1915,87 ha chiếm 25,79% tổng diện tích đất
trồng cây hàng năm. Trong đó:
+ Đất chuyên trồng lúa nước 26,0 ha chiếm 0,35% diện tích đất trồng lúa
+ Đất trồng lúa nước cịn lại 94,83 ha chiếm 1,29% diện tích đất trồng lúa
+ Đất trồng lúa nương 1795,04 ha chiếm 24,33 % diện tích đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 5512,24 ha chiếm 74,21% diện
tích đất trồng cây hàng năm. Trong đó:
+ Đất bằng trồng cây hàng năm khác 3,84 ha chiếm 0,07% diện tích đất trồng
cây hàng năm khác
+ Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 5508,40 ha chiếm 99,93% diện
tích đất trồng cây hàng năm khác
2.2.1.3. Đất trồng cây lâu năm
Diện tích đất trồng cây lâu năm 24,43 ha chiếm 0,33% tổng diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp
2.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn xã là 1429,18 ha chiếm 16,08%
tổng diện tích đất nơng nghiệp của xã
- Đất rừng sản xuất: Diện tích 322,37 chiếm 22,56 % tổng diện tích đất lâm
nghiệp. Cụ thể:
+ Hộ gia đình cá nhân là 23,93 ha chiếm 7,42% tổng diện tích đất rừng
sản xuất
+ Cộng đồng dân cư là 293,19 ha chiếm 90,95% diện tích đất rừng sản xuất
+ Ủy ban nhân dân xã quản lý 5,24 ha chiếm 1,63% tổng diện tích đất rừng
sản xuất
- Đất rừng phịng hộ: Diện tích 1106,82 chiếm 77,44 % tổng diện tích đất

lâm nghiệp của tồn xã. Cụ thể:
+ Hộ gia đình cá nhân là 22,60 ha chiếm 2,04% tổng diện tích đất rừng
phịng hộ;
+Cộng đồng dân cư là 1041,77 ha chiếm 94,12% tổng diện tích đất rừng
phòng hộ;
20


+Ủy ban nhân dân xã quản lý 42,44 ha chiếm 3,83% tổng diện tích rừng
phịng hộ
Trong đó diện tích đất rừng phòng hộ đã được giao cho các hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cứ là 1064,12 ha (đạt 91,94%)
2.3. Tình hình dân số dân tộc và lao động
Năm 2019 tồn xã có 61.787 người. Mật độ phân bố dân cư không đồng
đều, mật độ dân số cao tập trung ở thị trấn huyện Điện Biên Đông (160,5
người/km2) các xã cịn lại có mật độ dân số thấp, dao động trong khoảng 31-83
người/km2).
2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.4.1. Thuận lợi
Ủy ban nhân dân xã Phình Giàng ln nhận được sự qn tâm của Đảng
và nhà nước, thơng qua Chương trình dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trở
sản xuất nơng lâm nghiệp, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo và giữ vững tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo, nhân dân
trong xã, nhân dân các dân tộc trong xã có truyền thống đồn kết ln tin tưởng
vào sự lãnh đạo của chủ trương. Đường lỗi chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước. Hệ thống chính trị được củng cố, đội ngũ cán bộ, công chức được đào
tạo về chun mơn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị do đó hiệu quả cơng
việc ngày càng được nâng lên.
2.4.2. Khó khăn
Do địa hình đồi núi dốc, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh

thường xuyên xẩy ra cả trên cây, vật nuôi gia súc, gia cầm, giá cả hàng hóa, vật
tư nơng nghiệp tăng cao bất lợi để sản xuất nông nghiệp. Các vấn đề xã hội được
quan tâm, giải quyết nhưng nhân tố tiềm ẩn phức tạp của các thế lực thù địch và
thực hiện âm mưu chiến lược diễn biến hịa bình bạo loạn lật đổ trên các vấn đề
kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội.

21


CHƯƠNG III.
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giai đoạn trưởng thành của các lồi bướm ngày tại xã Phình Giàng, huyện
Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ phong phú và đa dạng về khu hệ bướm ngày cũng như
phân bố của chúng theo sinh cảnh, làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn các
loại bướm ngày có ích và giá trị kinh tế tại xã Phình Giàng, huyện Điện Biên
Đơng. tỉnh Điện Biên, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, góp phần
Quản lý có hiệu quả tài nguyên côn trùng rừng.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Xác định được thành phần loài Bướm ngày tại khu vực nghiên cứu và
đánh giá tính đa dạng lồi của các lồi bướm ngày tại khu vực nghiên cứu.
2. Xác định được một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các lồi
chủ yếu tại khu vực nghiên cứu để có các giải pháp quản lý.
3. Đề xuất được giải pháp quản lý các loài Bướm ngày phù hợp với điều
kiện của khu vực nghiên cứu.
3.3. Nội dung nghiên cứu
1. Xác định thành phần các loài bướm ngày tại tại xã Phình Giàng, huyện

Điện Biên Đơng, Tỉnh Điện Biên.
2. Đánh giá tính đa dạng của các lồi trong khu vực nghiên cứu theo sinh
cảnh, độ cao, đa dạng về hình thái, về tập tính thức ăn, nơi cư trú, sinh sản.
3. Dẫn liệu đặc điểm sinh học, sinh thái học một số loài chủ yếu
4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn các loài bướm ngày tại khu vực
nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu
Thu thập và kế thừa các tài liệu, báo cáo, tình hình nghiên cứu tài nguyên
rừng tại khu vực nghiên cứu. Cụ thể các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
22


hội, bản thiết kế rừng, các báo cáo về hiện trạng quản lý tài nguyên rừng, các kết
quả nghiên cứu về côn trùng đã được thực hiện tại khu vực nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
3.4.2.1. Thiết lập các tuyến khảo sát và điểm điều tra
Do các loài bướm ngày có miệng hút, thức ăn chủ yếu làm mật hoa và các
chất khoáng nên chúng thường tập trung ở những nơi: Ven đường đi, đám cây
bụi, bụi có nhiều hoa. Nên tơi đã bố trí điều tra theo phương pháp điều tra tuyến,
trên các tuyến bố trí các điểm điều tra.
Cách lập tuyến điều tra: Căn cứ vào kết quả xác định dạng sinh cảnh tôi
tiến hành xác định tuyến điều tra dựa vào địa hình khu vực nghiên cứu, đặc điểm
sinh học của các loài bướm ngày. Các tuyến điều tra cần đảm bảo các tiêu chí
sau: Tuyến điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu;
Đảm bảo tính đại diện; Thuận lợi cho việc điều tra và thu bắt mẫu. Dựa vào tiêu
trí trên tơi xác định được 3 tuyến điều tra.
- Tuyến 1: Từ bản Phì Xua đến bản Phá Khẩu chiều dài là 3,3 km, trên
tuyến sinh cảnh chủ yếu là rừng tự nhiên núi đá, rừng thứ sinh, rừng tre nứa,
Tuyến bố trí 6 điểm điều tra.

- Tuyến 2: Bản Phá Khẩu đi qua trung tâm xã Phình Giàng chiều dài là
1,2km, bố trí 4 điểm điều tra. Sinh cảnh ở đây chủ yếu là rừng thứ sinh, cây
công nghiệp, nương rẫy
- Tuyến 3: Trung tâm xã đến ngã tư Suối Lư Chiều dài khoảng 2,3km, bố
trí 5 điểm điều tra. Sinh cảnh của nhiều loài thực vật được trồng thực nghiệm ở
đây như: Rừng tự nhiên núi đá, cây công nghiệp, nương rẫy
3.4.2.2. Xác định các sinh cảnh trong khu vực
Các dạng sinh cảnh được chọn theo tiêu chuẩn chung là các dạng sinh cảnh
điển hình của khu vực. Trong khu vực nghiên cứu tôi xác định được một số dạng
sinh cảnh sau

23


Rừng tự nhiên núi đá

Rừng thứ sinh

Cây trồng nông nghiệp, nương rẫy

Rừng tre nứa

Sinh cảnh làng xóm ven suối, ao hồ

Hình 3.1. Các dạng sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu
(Nguồn: Thào A Dũng,2020)
3.4.2.3. Tiến hành điều tra thực địa
- Phương pháp xác định đặc điểm của điểm điều tra
+ Cách xác định điểm điều tra: Tiến hành đi dọc tuyến điều tra, khi thấy
có sự thay đổi về trạng thái rừng hay sinh cảnh, lập một điểm điều tra tại đó. Từ

cách bố trí điểm điều tra trên tơi xác định được 15 điểm điều tra.
+ Đặc điểm của các điểm điều tra bao gồm: Loại sinh cảnh. Địa hình (Độ
cao, hướng phơi, dộ dốc)
- Phương pháp điều tra bướm
+ Bướm hoạt động khá rộng và liên tục nên phương pháp điều tra thích
hợp là vợt bắt. Quan sát, chụp ghi lại hình ảnh những lồi khơng thể thu bắt.
24


×