Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh landsat để xác định sự thay đổi diện tích rừng tại huyện năm căn huyện ngọc hiển của tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.09 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Nhà trường, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trường và Bộ môn Quản lý mơi trường, tơi thực hiện khóa luận tốt nghiệp
“Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat để xác định sự thay đổi diện
tích rừng tại huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển của tỉnh Cà Mau”
(Research on the application of Landsat satellite imagery to determine
changes in the forest area in Nam Can and Ngoc Hien districts, Ca Mau
province)
Trong thời gian thực hiện khóa luận, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp, hướng dẫn tận tình của các thầy, cơ, các tổ
chức và cá nhân trong và ngồi trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn là
PGS.TS.Phùng Văn Khoa đã định hướng, khuyến khích, chỉ dẫn và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tơi cũng xin phép gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo
trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường đã tạo mọi điều kiện động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, người thân và tồn thể bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu, hồn thành
h a luận này
Tuy nhiên, do bản thân còn nhiều hạn chế về chun mơn và thực tế,
thời gian hồn thành khóa luận khơng nhiều nên khóa luận sẽ khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cơ
giáo và các bạn để khóa luận hồn thiện hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xn Mai, ngày 08 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà My

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 3
1.1. Những vấn đề chung về viễn thám và GIS ........................................ 3
1.1.1. Các khái niệm.................................................................................. 3
1.1.2. Bản chất của công nghệ viễn thám và GIS ………………………5
1.1.3. Đặc điểm và thông số kỹ thuật của ảnh vệ tinh………………… ..7
1.2. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng viễn thám, GIS trong và ngồi nƣớc.12
1.2.1. Tình hình nghiên cứu viễn thám kết hợp với GIS trên thế giới……… 12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu viễn thám thám kết hợp GIS ở Việt Nam…14
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 18
2.2. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu.......................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu. ......................................................................... 18
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 19
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ........................................................ 19
2.4.2. Phương pháp phân loại ảnh.......................................................... 20
2.4.3. Phương pháp thành lập bản đồ biến động diện tích rừng. .......... 21
CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 24
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................. 24
3.1.2. Địa hình......................................................................................... 25

ii


3.1.3. Khí hậu ..................................................................................

26

3.1.4. Thủy văn. ....................................................................................... 27
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên. ................................................................. 27
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 28
3.2.1. Dân cư lao động ............................................................................ 28
3.2.2. Kinh tế ........................................................................................... 29
3.3. Rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn. ............................. 29
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 32
4.1. Nghiên cứu đặc điểm tư liệu ảnh Landsat cho khu vực nghiên cứu ... 32
4.1.1. Tư liệu và thông số kỹ thuật của ảnh vệ tinh Landsat .................. 32
4.1.2.Ứng dụng của ảnh vệ tinh Landsat……………………….………….32
4.2. Nghiên cứu xác định sự thay đổi diện tích rừng qua các giai đoạn
tại huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.................................... 35
4.2.1. Thành lập bản đồ phân bố rừng ngập mặn. .............................. 35
4.2.2. Thành lập bản đồ biến động rừng ngập mặn................................ 37
4.3. Nghiên cứu xác định nguyên nhân thay đổi (biến động) diện tích
rừng tại khu vực nghiên cứu và đề suất giải pháp. ................................ 40
4.3.1 Nguyên nhân thay đổi diện tích rừng ngập mặn tại khu vực nghiên
cứu…………………………………………………..……………………………. 39
4.3.2. Đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn .... 41
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .................................. 45
5.1. Kết luận ............................................................................................... 45
5.2. Tồn tại ................................................................................................. 46
5.3. Kiến nghị ............................................................................................. 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ETM

Enhanced TM

GIS

Geographic information system (Hệ thống thong tin địa lý)

HXLA

Hệ xử lý ảnh

UNDP

United Nation Development Programme

RNM

Rừng ngập mặn

iv



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Quan hệ giữa độ phân giải và kích thước vật cần xác định .............. 8
Bảng 2.1. Dữ liệu ảnh Landsat thu thập trong khóa luận ............................... 19
Bảng 4.1. Diện tích rừng ngập mặn theo từng năm tại khu vực nghiên cứu .. 35
Bảng 4.2. Biến động rừng ngập mặn huyện Năm Căn giai đoạn 2000 - 2015 ..... 38
Bảng 4.3. Biến động rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển giai đoạn 2000 – 2015 .... 39

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đặc trưng độ phản xạ phổ của một số đối tượng theo bước sóng .... 5
Hình 2.1. Tổng quan phương pháp phân loại và xử lý ảnh viễn thám............ 22
Hình 3.1. Địa điểm khu vực nghiên cứu ......................................................... 25
Hình 4.1. Tư liệu ảnh Landsat ......................................................................... 31
Hình 4.2. Phân bố rừng ngập mặn huyện Năm Căn giai đoạn 2000 – 2015. . 36
Hình 4.3. Phân bố rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển giai đoạn 2000 - 2015 . 36
Hình 4.4. Biến động rừng ngập mặn giai đoạn 2000 – 2015… ……………38

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng hiện nay là một trong những vấn đề nóng hổi cần
được quan tâm đặc biệt. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích thu được từ việc khai thác,
sử dụng nguồn lợi từ rừng, các hoạt động của con người đã gây ra rất nhiều
tác động đối với tài nguyên và môi trường. Hiện nay, con người đang phải
đương đầu với những vấn đề về sự suy thối của nguồn lợi tự nhiên và mơi

trường. Sự phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường phục vụ phát triển bền vững đang là vấn đề hết sức cấp thiết được các
nhà quản lý đặt ra Để làm tốt công việc này, công tác điều tra, theo dõi và
đánh giá biến động rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
Ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như hoa học kỹ
thuật, trong đ

hông thể không kể đến sự ra đời của ảnh vệ tinh và công

nghệ viễn thám GIS đã hỗ trợ con người rất nhiều trong việc nghiên cứu
những biến động, đồng thời tìm hiểu và đề suất các biện pháp quản lý về môi
trường và tài nguyên thiên nhiên mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Ảnh tư liệu viễn thám với những ưu việt là tính cập nhật và đồng bộ về thơng
tin, tính khái qt hóa tự nhiên các đối tượng và khả năng phủ trùm rộng (một
tấm ảnh chụp từ vệ tinh Landsat TM phủ trùm diện tích 32.400 km2, một tấm
ảnh chụp từ vệ tinh SPOT phủ trùm diện tích 3.600 km2 ) và đã phủ trùm khắp
mọi nơi trên Trái đất, cùng với sự phát triển mạnh về công nghệ như cung cấp
thông tin ngày càng nhanh ch ng, chính xác hơn trong nghiên cứu mối quan
hệ và tác động qua lại của các đối tượng, hiện tượng như các đối tượng biến
động thảm thực vật, tài nguyên rừng,...
Tuy nhiên, việc sử dụng các bức ảnh viễn thám c độ phân giải thấp
cùng với những phương pháp giải đoán ảnh bằng mắt thường mang lại kết quả
c độ chính xác khơng cao. Việc kết hợp sử dụng ảnh viễn thám c độ phân
giải cao trong việc quản lý tài nguyên đã và đang là một hướng đi mới phục
1


vụ cho công tác quy hoạch tài nguyên thiên nhiên n i chung cũng như tài
nguyên rừng nói riêng.
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nơi c tiềm năng to

lớn về du lịch sinh thái. Cảnh quan thiên nhiên hoang dã cùng với bạt ngàn
thảm rừng ngập mặn xanh thẳm vươn xa ra phía biển. Cùng với những lợi thế
về tài nguyên thiên nhiên phong phú như vậy, thì cũng c

hơng ít những bất

lợi mà Cà Mau phải đối mặt đ là: tình trạng xâm nhập mặn, ơ nhiễm, tình
trạng sạt lở bờ sơng, kênh, rạch, tình trạng bồi lắng lịng dẫn v v… xảy ra trên
phạm vi toàn tỉnh Đặc biệt trong thời gian gần đây, tình trạng biến động diện
tích rừng ngập mặn đang là vấn đề cấp bách không chỉ riêng đối tỉnh Cà Mau
n i chung mà còn đối với hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển nói riêng.
Xuất phát từ ý nghĩa hoa học và thực tiễn trên tôi đã thực hiện khóa luận
tốt nghiệp: “Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat để xác định sự thay
đổi diện tích rừng tại huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển của tỉnh Cà Mau”

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề chung về viễn thám và GIS
1.1.1. Các khái niệm
Viễn thám (Remote sensing): là một ngành khoa học và nghệ thuật để
thu nhận thông tin về một đối tượng, một khu vực hoặc một hiện tượng thơng
qua việc phân tích tài liệu thu nhận được bằng các phương tiện. Những
phương tiện này khơng có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, khu vực hoặc
với hiện tượng được nghiên cứu. [8]
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ngày nay đã trở thành một trong những
ứng dụng quan trọng, cùng với sự phát triển của công nghệ tin học, các thiết
bị phận cứng, phần mềm đã đưa GIS thành một công cụ mạnh trong nghiên

cứu môi trường, lập dự án và trợ giúp ra quyết định
Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information
System) xuất hiện từ những năm 1960 và cho đến nay GIS đã và đang được
ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo định nghĩa, GIS (Geographic
Information System) hay hệ thống địa lý được hình thành từ ba khái niệm địa
lý, thơng tin và hệ thống.
+ Khái niệm “địa lý” liên quan đến các đặc trưng về khơng gian. Chúng
có thể là vật lý, văn h a, inh tế,…trong tự nhiên.
+ Khái niệm “thông tin” đề cập đến dữ liệu được quản lý bởi GIS Đ
là các dữ liệu về thuộc tính và khơng gian của đối tượng.
+ Khái niệm “hệ thống” là hệ thống GIS được xây dựng từ các môđun
Việc tạo các môđun giúp thuận lợi trong việc quản lý và hợp nhất.
GIS đem lại sự thuận tiện nhờ sự phát triển nhanh của kỹ thuật và ứng
dụng tin học, sức chứa dữ liệu cũng như hả năng phân tích dữ liệu. Dữ liệu ở
đây là dữ liệu không gian liên quan đến thế giới thực. Trong đ thế giới thực bao
gồm nhiều yếu tố địa lý được thể hiện như những lớp dữ liệu quan hệ.

3


Dữ liệu viễn thám là nguồn cung cấp cơ sở dữ liệu cho GIS trên cơ sở
các lớp thông tin chuyên đề hác nhau, sử dụng các chức năng chồng lớp hay
phân tích của GIS để tạo ết quả phong phú hơn Do đ , việc phối hợp viễn
thám và GIS sẽ trở thành cơng nghệ tích hợp rất hiệu quả để xây dựng và cập
nhật dữ liệu hông gian phục vụ cho nhiều lĩnh vực hác nhau
Cơ sở của viễn thám:
Bức xạ điện từ: Thành phần đầu tiên của một hệ thống viễn thám là
nguồn năng lượng để chiếu vào đối tượng, năng lượng này ở dạng bức xạ điện
từ. Tất cả bức xạ điện từ đều có một thuộc tính cơ bản và phù hợp với lý
thuyết s ng cơ bản. Bức xạ điện từ bao gồm điện trường (E) c hướng vng

góc với hướng của bức xạ điện từ di chuyển và từ trường (M) hướng về phía
bên phải của điện trường. Cả hai cùng di chuyển với tốc độ của ánh sáng (c).
C 2 đặc điểm của bức xạ điện từ đặc biệt quan trọng mà chúng ta cần hiểu nó
là bước sóng và tần số.
Bước sóng (λ): Bước s ng là quãng đường mà sóng truyền đi trong 1
chu kỳ, đơn vị của bước s ng thường là mét (m) Đôi hi sử dụng các đơn vị
khác của mét như micromet…
Tần số (f): Tần số là số chu kỳ s ng đi qua một điểm cố định trong một
đơn vị thời gian Thông thường tần số được tính bằng herzt (Hz) tương đương
với 1 chu kỳ trên một giây. Ngồi ra tần số cịn được tính bằng một số đơn vị
khác của Hz như MHz, KHz…
Trong viễn thám, các s ng điện từ được sử dụng với các dải bước sóng
của quang phổ điện từ. Quang phổ điện từ là dải liên tục của các tia sáng ứng
với các bước sóng khác nhau, sự phân chia thành các dải phổ c liên quan đến
tính chất bức xạ khác nhau [7].

4


1.1.2. Bản chất của công nghệ viễn thám và GIS
Nguyên lý cơ bản của viễn thám đ là đặc trưng phản xạ hay bức xạ của
các đối tượng tự nhiên tương ứng với từng giải phổ hác nhau Kết quả của việc
giải đốn các lớp thơng tin phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về mối tương quan
giữa đặc trưng phản xạ phổ với bản chất, trạng thái của các đối tượng tự nhiên
Những thông tin về đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên sẽ cho phép
các nhà chuyên môn chọn các ênh ảnh tối ưu, chứa nhiều thông tin nhất về đối
tượng nghiên cứu, đồng thời đây cũng là cơ sở để phân tích nghiên cứu các tính
chất của đối tượng, tiến tới phân loại chúng

Hình 1.1. Đặc trưng độ phản xạ phổ của một số đối tượng theo bước s ng

Dữ liệu ảnh viễn thám là dữ liệu ảnh thu được từ các bộ cảm đặt trên
mặt đất, máy bay (ở khoảng cách vài trăm mét) hoặc vệ tinh. Dữ liệu ảnh có
thể ở dạng ảnh tương tự hoặc ảnh số.
Dữ liệu ảnh viễn thám có thể được phân loại theo độ phân giải, bao gồm:
+ Độ phân giải cao (<10m): IKONOS (1,4m), Quickbird (0,7; 2.8m),
SPOT 5 (2,5; 5; 10m), Thaichote/THEOS (2m), OrbView-3 (1, 4m), IRS (2,5;
5 m), Corona, LiDAR
+ Độ phân giải trung bình (15 – 100m): SPOT (20m…); Landsat
TM/ETM+ (15; 30; 60m), Thaichote/THEOS (15m), ASTER (15; 30; 90m),
IRS, Envisat, RADARSAT
+ Độ phân giải thấp (>100m): MODIS (250m, 1km); MERIS (250m);
NOAA-AVHHR (1,1 m)…
5


Một số khái niệm phân loại ảnh khác:
+ Ảnh đa phổ (3 – 10 kênh phổ): Landsat, SPOT, ASTER,…
+ Ảnh siêu phổ (hàng trăm ênh phổ): AVIRIS, HyMap, ARES,…
Ảnh viễn thám sau khi phân loại sẽ thể hiện sự phân bố của các đối
tượng theo không gian và thời gian. Kết quả xử lý ảnh viễn thám sẽ chỉ ra
hiện trạng lớp phủ tại thời điểm chụp ảnh. Bằng việc chồng xếp và phân tích,
GIS cho phép tích hợp các kết quả phân loại của nhiều thời điểm chụp để
thành lập nhanh và chính xác bản đồ. Với chức năng tự động cung cấp thông
tin về sự thay đổi giữa các loại hình lớp phủ theo từng thời điểm yêu cầu hoặc
theo đơn vị hành chính.
Đặc trưng phản xạ phổ của một số đối tượng tự nhiên như sau [8]:
 Đặc trưng phản xạ phổ của lớp phủ thực vật:
Khả năng phản xạ phổ của thực vật phụ thuộc vào chiều dài bước sóng
và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của thực vật. Các trạng thái lớp phủ thực
vật khác nhau sẽ c đặc trưng phản xạ phổ hác nhau Đặc điểm chung phản

xạ phổ của các trạng thái thực vật là phản xạ mạnh ở vùng sóng hồng ngoại
gần (µ>0,72µm) và hấp thụ mạnh ở vùng s ng đỏ (0,68µm <µ<0,72µm) [8].
Bức xạ mặt trời (EI) khi tới bề mặt lá cây thì một phần sẽ bị phản xạ
ngay (E1). Bức xạ ở vùng sóng lục khi gặp diệp lục trong cây sẽ bị phản xạ lại
(EG). Bức xạ ở vùng sóng hồng ngoại cũng bị phản xạ mạnh khi gặp diệp lục
trong lá cây (EIR) Như vậy, năng lượng phản xạ từ thực vật là:
ER = E1 + EG + EIR
Trong đ thành phần năng lượng (EG + EIR) chứa đựng các thông tin
quan trọng về bản chất và trạng thái của thực vật. Sắc tố Chlorophyl - là một
tổng thể các thành phần hữu cơ c chứa sắt, là một chất xúc tác đối với quá
trình quang hợp ánh sáng của thực vật. Chức năng của Chlorophyll là hấp thụ
bức xạ mặt trời và cung cấp nó cho quá trình quang hợp Năng lượng bị hấp
thụ trong khoảng từ 0,45 - 0,67µm tức là phần xanh lơ và đỏ của phổ nhìn
thấy, trong vùng ánh sáng này, vùng sóng ánh sáng có phản xạ mạnh nhất là
6


vùng sóng ánh sáng lục (0,55 µm), chính vì vậy mà lá cây tươi c màu xanh
lục. Ở vùng hồng ngoại gần (từ 0,7 - 1,3 µm) thực vật có khả năng phản xạ rất
mạnh, khi sang vùng hồng ngoại nhiệt và vi sóng (Microwave) một số điểm
cực trị ở vùng sóng dài làm tăng hả năng hấp thụ ánh sáng của hơi nước
trong lá, khả năng phản xạ của chúng giảm đi rõ rệt và ngược lại, khả năng
hấp thụ ánh sáng lại tăng lên Đặc biệt đối với rừng có nhiều tầng lá, khả năng
đ càng tăng lên
 Đặc trưng phản xạ phổ của thực vật được xác định bởi các yếu tố bên
trong và bên ngoài của lá cây, thời kỳ sinh trưởng và tác động của ngoại cảnh
như: hàm lượng sắc tố diệp lục, thành phần và cấu tạo mơ bì, biểu bì, hình
thái lá…tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng phát triển… điều kiện sinh trưởng, vị
trí địa lý, điều kiện chiếu sáng [8]
1.1.3. Đặc điểm và thông số kỹ thuật của ảnh vệ tinh

Ảnh vệ tinh hay còn gọi là ảnh viễn thám thường được lưu dưới dạng ảnh
số, trong đ năng lượng s ng phản xạ từ các vị trí trên mặt đất, được bộ cảm biến
thu nhận và chuyển thành tín hiệu số xác định giá trị độ sang của mỗi pixel Ứng
với các giá trị này, mỗi pixel sẽ c độ sáng hác nhau thay đổi từ đen đến trắng để
cung cấp thông tin về các vật thể Tuỳ thuộc vào số ênh phổ được sử dụng, ảnh
vệ tinh được ghi lại theo những dải phổ hác nhau (từ cực tím đến s ng radio) nên
người ta gọi là dữ liệu đa phổ, đa ênh, đă băng tần hoặc nhiều lớp
Ảnh vệ tinh được đặc trưng bởi một số thông số cơ bản sau: [8]
- Tính chất hình học của ảnh vệ tinh:
Trường nhìn hơng đổi IFOV (Instantaneous Field Of View) được định
nghĩa là g c hông gian tương ứng với một đơn vị chia mẫu trên mặt đất.
Lượng thông tin ghi được trong IFOV tương ứng với giá trị của pixel.
Góc nhìn tối đa mà một bộ cảm có thể thu được s ng điện từ được gọi
là trường nhìn FOV (Field Of View). Khoảng không gian trên mặt đất do
FOV tạo nên chính là bề rộng tuyến bay.

7


Diện tích nhỏ nhất trên mặt đất mà bộ cảm có thể phân biệt gọi là độ
phân giải khơng gian. Ảnh c độ phân giải không gian càng cao khi có kích
thước pixel càng nhỏ Độ phân giải này cũng được gọi là độ phân giải mặt đất
khi hình chiếu của 1 pixel tương ứng với một đơn vị chia mẫu trên mặt đất.
Bảng 1.1. Quan hệ giữa độ phân giải và ích thước vật cần xác định
Độ phân giải

Kích thƣớc vật

Độ phân giải


thể

(m)

Kích thƣớc vật

(m)

(m)

thể
(m)

0.5

1.0

5.0

10.0

1.0

2.0

10.0

20.0

1.5


3.0

15.0

30.0

2.0

4.0

20.0

40.0

2.5

5.0

25.0

50.0

- Tính chất phổ của ảnh vệ tinh:
Cùng một vùng phủ mặt đất tương ứng, các pixel sẽ cho giá trị riêng
biệt theo từng vùng phổ ứng với các loại bước sóng khác nhau.
Độ phân giải phổ thể hiện bởi ích thước và số kênh phổ, bề rộng phổ
hoặc sự phân chia vùng phổ mà ảnh vệ tinh có thể phân biệt một số lượng lớn
các bước s ng c


ích thước tương tự, cũng như tách biệt được các bức xạ từ

nhiều vùng phổ khác nhau.
- Độ phân giải thời gian của ảnh vệ tinh:
Độ phân giải thời gian hông liên quan đến thiết bị ghi ảnh mà chỉ liên
quan đến khả năng chụp lặp lại của ảnh vệ tinh. Ảnh được chụp vào những
ngày khác nhau cho phép so sánh đặc trưng bề mặt theo thời gian.
Ưu thế của độ phân giải không gian là cho phép cung cấp thơng tin
chính xác hơn và nhận biết sự biến động của khu vực cần nghiên cứu.
Hầu hết các vệ tinh đều bay qua cùng một điểm vào khoảng thời gian
cố định, phụ thuộc vào quỹ đạo và độ phân giải không gian.

8


Dữ liệu ảnh số được lưu trữ trên băng từ tương thích cho máy tính hoặc
trên CD - ROM dưới khn dạng của các tệp ảnh số mà máy tính có thể đọc
được Thơng thường, ảnh số được lưu trữ theo các khuôn dạng sau đây:
+ Theo BIL (Band Interleaved by Lines):
Từng hàng được ghi theo thứ tự của số kênh, mỗi hàng được ghi tuần tự
theo giá trị của các kênh phổ và sau đ lặp lại theo thứ tự của từng hàng, như
vậy sẽ tạo ra các file dữ liệu ảnh chung cho các kênh phổ.
+ Theo kiểu BSQ (Band Sequential):
Là khuôn dạng trong đ các ênh phổ được lưu tuần tự hết kênh này
sang ênh hác Nghĩa là mỗi ảnh ứng với một kênh.
+ Theo kiểu BIP (Band Inteleaved by Pixel):
Mỗi pixel được lưu tuần tựtheo các ênh, nghĩa là các ênh phổ được
ghi theo hàng và cột của từng pixel. Sau khi kết thúc tổ hợp phổ của pixel này
lại chuyển sang tổ hợp phổ của pixel khác.
Thông tin ảnh được lưu theo đơn vị bit, bit là đơn vị cơ bản của tin.

Thông thường các tư liệu viễn thám số được ghi theo 6, 7, 8 hoặc 10 bit.
Trong xử lý số, đơn vị xử lý thường là byte, 1 byte = 8 bit. Do vậy đối với tư
liệu được mã với số bit nhỏ hơn hoặc bằng 8 thì được lưu ở dạng 1byte (byte
type) và tư liệu có số bit lớn hơn 8 được lưu ở dạng 2 byte hay trong một từ
(word type). Trong một byte có thể lưu được 256 (tương đương 28) cấp độ
xám cịn trong một từ có thể lưu được 65536 (tương đương 216) cấp độ xám.
Khối lượng tư liệu lưu trữ được xác định như sau: A (byte) = số hàng x số cột
x số kênh x số byte.
1.1.4. Phƣơng pháp xử lý ảnh số viễn thám
1.1.4.1.Giải đoán ảnh bằng mắt
Giải đoán bằng mắt là sử dụng mắt người cùng với trí tuệ để tách chiết
các thơng tin từ tư liệu viễn thám dạng hình ảnh. Trong việc xử lý thơng tin
viễn thám thì giải đốn bằng mắt (Visual Interpretaion) là công việc đầu tiên,
phổ biến nhất và có thể áp dụng trong mọi điều kiện có trang thiết bị từ đơn
9


giản đến phức tạp Đây là phương pháp dựa trên kinh nghiệm của người phân
tích và các tài liệu có sẵn để giải đoán ảnh.
- Các yếu tố giải đoán ảnh [7], [8]:
Giải đoán ảnh được hiểu là một quy trình tách thơng tin từ ảnh viễn
thám tạo ra bản đồ chuyên đề dựa trên các tri thức chuyên môn hoặc kinh
nghiệm của người giải đốn (hình dạng, vị trí, cấu trúc, chất lượng, điều kiện,
mối quan hệ giữa các đối tượng…). Để giải đốn ảnh, ngồi sự trợ giúp của
máy tính và phần mềm để xác định các đặc trưng phổ phản xạ, người giải
đốn cịn căn cứ vào một số dấu hiệu giải đoán, đặc trưng của các đối tượng
cũng như inh nghiệm chun gia.
- Khóa giải đốn ảnh
Khóa giải đốn là chuẩn giải đốn cho đối tượng nhất định bao gồm
tập hợp các yếu tố và dấu hiệu do nhà giải đoán thiết lập, nhằm trợ giúp cho

cơng tác giải đốn nhanh và đạt kết quả chính xác thống nhất cho các đối
tượng từ nhiều người khác nhau [7].
1.1.4.2. Xử lý ảnh vệ tinh
- Hiệu chỉnh bức xạ:
Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do ảnh hưởng của bộ cảm biến
hoặc có thể do ảnh hưởng của địa hình và góc chiếu của mặt trời hoặc do ảnh
hưởng của khí quyển… làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ảnh thu được.
Để đảm bảo nhận được những giá trị chính xác của năng lượng bức xạ và
phản xạ của vật thể trên ảnh vệ tinh, cần phải thực hiện việc hiệu chỉnh bức xạ
nhằm loại trừ các nhiễu trước khi sử dụng ảnh [8].

-

- Hiệu chỉnh hình học ảnh:
Bản chất của hiệu chỉnh hình học là xây dựng mối quan hệ giữa hệ tọa
độ ảnh và hệ tọa độ quy chiếu chuẩn (có thể là hệ tọa độ mặt đất vng góc
hoặc địa lý) dựa vào các điểm không chế mặt đất, vị thế của sensor, điều kiện
khí quyển…Để hiệu chỉnh hình học ảnh vệ tinh cần phải dựa trên bản chất
của sự biến dạng để c phương pháp hiệu chỉnh cho phù hợp [7].
10


- Tăng cường chất lượng ảnh:
Tăng cường chất lượng ảnh có thể được định nghĩa là một thao tác làm
nổi bật hình ảnh sao cho người giải đốn ảnh dễ đọc, dễ nhận biết nội dung
trên ảnh hơn so với ảnh gốc Phương pháp thường được sử dụng là biến đổi
cấp độ xám, biến đổi histogram, biến đổi độ tương phản, lọc ảnh, tổ hợp màu,
chuyển đổi giữa 2 hệ RGB và HI [7]…
- Phân loại ảnh:
Phương pháp phân loại ảnh được thực hiện bằng cách gán tên loại (loại

thông tin) cho các khoảng cấp độ sáng nhất định (loại phổ) thuộc một nhóm
đối tượng nào đ c các tính chất tương đối đồng nhất về phổ nhằm phân biệt
các nh m đ với nhau trong khuôn khổ ảnh. Tùy thuộc vào số loại thông
tin yêu cầu, loại phổ trên ảnh được phân thành các loại tương ứng dựa theo
một quy luật xác định. Có 2 hình thức phân loại ảnh là phân loại có kiểm
định (Suppervised Classification) và phân loại không kiểm định
(Unsuppervised Classification) [7].
- Phân loại không kiểm định:
Là việc phân loại thuần túy theo tính chất phổ mà khơng biết rõ tên hay
tính chất của lớp phổ đ và việc đặt tên chỉ mang tính tương đối. Khác với
phân loại có kiểm định, phân loại khơng kiểm định không tạo các vùng thử
nghiệm mà chỉ là việc phân lớp phổ (Chistens) và quá trình phân lớp phổ
đồng thời là quá trình phân loại. Số lượng và tên các lớp được xác định một
cách tương đối khi so sánh với tài liệu mặt đất [8]. Một số phương pháp phân
loại không kiểm định thường gặp như IsoData, K-Means…
- Phân loại có kiểm định:
Là phân chia một cách có kiểm định các giá trị DN (Digital Number)
của các pixel ảnh theo từng nh m đơn vị lớp phủ mặt đất bằng việc sử dụng
máy tính và các thuật tốn. Để thực hiện việc phân loại có kiểm định, phải
tạo được “chìa hố phân tích phổ” nghĩa là tìm được tính chất phổ đặc trưng
cho từng đối tượng lớp phủ mặt đất và đặt tên cho chúng. Công việc xác định
11


chìa khố phân tích phổ được gọi là tạo các vùng mẫu (vùng kiểm tra Trainning Areas). Lựa chọn vùng mẫu là bước quyết định sự chính xác của
các kết quả phân loại. Từ các vùng này, các pixel khác trong toàn ảnh sẽ được
xem xét và sắp xếp theo nguyên tắc “giống nhất” (Loo must li e) để đưa về
các nh m đối tượng đã được đặt tên. Các mẫu phân loại được nhận biết qua
vùng mẫu để thành lập các chìa khóa cho giải đốn ảnh. Mỗi pixel ảnh trong
lớp dữ liệu sau đ được đối chiếu về số với các chìa khóa giải đốn được đặt

tên mà chúng có xác suất thuộc về nhóm lớn nhất. Có rất nhiều cách thức để
đối chiếu giá trị của pixel chưa biết để sắp xếp thành lớp tương ứng với các
chìa khóa được giải đốn trong phân loại [7].
Trong phân loại có kiểm định, một số phương pháp thường được sử
dụng là Phân loại hình hộp (Parallelpiped Classification), Phân loại theo
khoảng cách nhỏ nhất (Minimum distance Classification), Phân loại hàm xác
suất cực đại (Maximum Likelihood Classification)...
1.2. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng viễn thám, GIS trong và ngồi nƣớc.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu viễn thám kết hợp với GIS trên thế giới.
Viễn thám là một ngành hoa học thực sự phát triển mạnh mẽ qua ba thập
ỷ gần đây hi mà công nghệ vũ trụ đã cho ra đời các ảnh số, bắt đầu được thu
nhận từ các ảnh vệ tinh trên quỹ đạo của Trái đất từ năm 1960 Sự phát triển của
ỹ thuật viễn thám gắn liền với sự phát triển của ỹ thuật chụp ảnh
Năm 1859 G.F.Tounmachon người Pháp đã sử dụng khinh khí cầu bay
ở độ cao 80 mét để chụp ảnh từ trên không, từ việc sử dụng này vào năm
1858 được coi là năm hai sinh ngành ỹ thuật viễn thám Năm 1894 Aine
Laussedat đã hởi dẫn một chương trình sử dụng ảnh cho mục đích thành lập
bản đồ địa hình (Thomas, 1999). Sự phát triển của ngành hàng hông đã tạo
nên một công cụ tuyệt vời trong việc chụp ảnh từ trên không những vùng lựa
chọn và c điều khiển. Những bức ảnh đầu tiên được chụp từ máy bay do
Xibur Wright thực hiện năm 1990 trên vùng Centocal ở Italia. Các máy ảnh tự
động c độ chính xác cao, dần dần được đưa vào thay thế các máy ảnh chụp
12


bằng tay Đến năm 1929 ở Liên Xô cũ đã thành lập Viện nghiên cứu ảnh hàng
không Leningrad, viện đã sử dụng ảnh hàng hông để nghiên cứu địa mạo,
thực vật, thổ nhưỡng.
Có thể nói lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực đầu tiên áp dụng
thành tựu của công nghệ viễn thám. Khoảng ba thập kỷ qua, các nhà khoa học

đã phát hiện và ứng dụng dữ liệu vệ tinh rất hiệu quả cho việc phát hiện các
biến động, đặc biệt trong việc giám sát các xu hướng trong các hệ sinh thái
rừng ngập mặn N cho phép đánh giá những xu hướng thay đổi trong thời gian
dài cũng như c thể xác định các xu hướng thay đổi đột ngột do thiên nhiên hoặc
con người gây ra. Hiện nay, việc sử dụng tư liệu viễn thám trong thành lập bản
đồ rừng, theo dõi biến động, chặt phá rừng

đã trở thành cơng nghệ phổ biến

trên thế giới. Tích hợp dữ liệu viễn thám với hệ thống thông tin địa lý GIS có thể
dự báo nguy cơ cháy rừng, nguy cơ suy giảm diện tích rừng trên quy mơ tồn
cầu dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số.
Trong những năm 70, đứng trước sự gia tăng về nhu cầu quản lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường, chính phủ các nước, đặc biệt là ở
Bắc Mỹ, bên cạnh thiết lập hàng loạt cơ quan chuyên trách về môi trường đã
bầy tỏ sự quan tâm nhiều hơn nữa đến việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển
GIS. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX cn được đánh dấu bởi sự phát triển
mạnh mẽ của các hệ xử lý ảnh (HXLA) của kỹ thuật viễn thám. Việc quản lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như quản lý dữ liệu n i chung được
chú trọng và phát triển trong GIS và HXLA.
Trong nghiên cứu địa chất người ta sử dụng tư liệu viễn thám kết hợp
với GIS đề thành lập bản đồ kiến tạo, các cấu trúc địa chất.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và sử dụng đất đai : đối với nhiều quốc gia
trên thế giới để quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý, họ đã
sử dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS Như ở Nhật Bản để đưa ra
những đánh giá về năng suất thực ban đầu cho các nước Châu Á người ta sử
dụng viễn thám và GIS kết hợp với dữ liệu thống kê và các sản phẩm nông
13



nghiệp [14]. Hay ở Trung Quốc đã sử dụng ảnh SAR ở các thời điểm khác
nhau trên cơ sở kết hợp với bản đồ địa hình, bản đồ sử dụng đất để cập nhật
nhanh bản đồ đất trồng lúa cho các tỉnh [15].
Trong nghiên cứu môi trường và tài nguyên thiên nhiên: trong vài năm
trở lại đây thiên nhiên c nhiều biến động bất thường xảy ra và đã gây hậu
quả thiệt hại về người và của vô cùng to lớn đối với con người. Những thảm
họa xảy ra như s ng thần, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính... Xuất phát từ thực tế đ
việc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu mơi trường tồn
cầu là vô cùng cần thiết, c ý nghĩa quan trọng. Những ứng dụng quan trọng
được kể đến là thành lập bản đồ sâu ngập lụt, dự báo nguy cơ trượt lở đất...
1.2.2. Tình hình nghiên cứu viễn thám kết hợp với GIS ở Việt Nam
Tại Việt Nam, viễn thám mới được quan tâm từ năm 1980 hi nước ta
tham gia tổ chức vũ trụ quốc tế Intercomos [9]. Tuy nhiên vì điều kiện kinh
phí và kỹ thuật nên trước những năm 1990 việc ứng dụng ảnh vệ tinh còn hạn
chế. Chỉ một số cơ quan, viện nghiên cứu thông qua các chương trình dự án
có sử dụng ảnh viễn thám để nghiên cứu nhưng cịn nhỏ lẻ, rời rạc, mang
nặng tính nghiên cứu. Từ nhưng năm 1990 trở lại đây, nhận thức được vai trò
to lớn của ảnh vệ tinh, nhiều bộ ngành, viện nghiên cứu, trường đại học như
Bộ Nông Nghiệp & phát triển nông thôn; Bộ tài nguyên môi trường; Tổng cục
hí tượng thủy văn;

đã đầu tư ảnh, trang thiết bị, đào tạo con người và

thường xuyên ứng dụng cơng nghệ này để phục vụ cho nhiều mục đích nghiên
cứu cũng như phục vụ đời sống dân sinh xã hội.
Cho đến nay Việt Nam đã c nhiều cơng trình khoa học và các ứng
dụng công nghệ viễn thám và GIS của các bộ ngành, viện nghiên cứu, trường
đại học vào trong lĩnh vực theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên để bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Ngày 29/12/1998 tại Hà Nội, hội đồng khoa học cấp Nhà nước đã tổ

chức nghiệm thu dự án “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác
quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường”. Trong thời gian thực
14


hiện dự án đã triển khai tại 33 tỉnh và 10 bộ ngành và kết quả khoa học của dự
án là cơ sở dữ liệu số thống nhất cho hệ thống thông tin địa lý về tài nguyên
môi trường phủ sóng trên tồn lãnh thổ Việt Nam.
+ Việc ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám vào trong lĩnh vực điều
tra quy hoạch rừng đã đạt được những thành tựu đáng ể như xây dựng bản
đồ lập địa và xác định vùng thích nghi cây trồng cho cơng trình quy hoạch
vùng nguyên liệu nhà máy giấy Tân Mai, Đồng Nai Đã xác định cấp xung yếu
phòng hộ đầu nguồn và xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ phục vụ cơng
trình 327 cho các tỉnh Ninh Thuận, Bình Phước, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng
Tàu, theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại thời kỳ 1998 - 2002 và
công nghệ này đã được ứng dụng để theo dõi diễn biến thảm thực vật rừng tại
nhiều vườn quốc gia như vườn quốc gia Tam Đảo, vườn quốc gia Côn Đảo [5].
+ Trong chương trình iểm kê rừng tồn quốc năm 2002, công nghệ
GIS và viễn thám đã được cục kiểm lâm phối hợp với viện điều tra quy hoạch
rừng ứng dụng khá thành cơng. Tồn bộ các ảnh vệ tinh Landsat ETM với độ
che phủ toàn lãnh thổ Việt Nam, khoảng thời gian chụp cuối năm 2001 và
trong năm 2002 đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn mua để phục
vụ cho công tác này và kết quả là một bộ bản đồ hiện trạng rừng 2002, bản đồ
về sự thay đổi diện tích rừng 1998-2002 cùng các số liệu thống kê rừng, đất
trống năm 2002 đã được xây dựng và được Bộ nông nghiệp & phát triển nơng
thơn thẩm định phê duyệt vào tháng 7/2003.
Ngồi các chương trình trên cịn rất nhiều chương trình, đề tài khác ứng
dụng kỹ thuật viễn thám như:
+ Dự án của UNDP ứng dụng viễn thám ở Việt Nam là nâng cao năng
lực về thống kê rừng ở Viện Điều tra Quy hoạch Rừng vào những năm 80

Sau đ , UNDP tiếp tục tài trợ dự án thứ hai mà đối tượng chính là các nhà
khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong vài năm Vào
những năm 90, Việt Nam đã thu hút một số lớn các dự án quốc tế trong lĩnh

15


vực nâng cao năng lực quản lý môi trường và tài nguyên trong đ GIS luôn là
hợp phần quan trọng.
+ Luận án tiến sĩ chuyên ngành hoa học địa lý của Trần Văn Thuy
(1996) với đề tài “Ứng dụng phương pháp viễn thám để thành lập bản đồ
thảm thực vật tỉnh Thanh Hoá, tỷ lệ 1/200 000” Tác giả sử dụng phương
pháp giải đoán ảnh bằng mắt trên ảnh tổ hợp màu của tư liệu vệ tinh Landsat
TM, KFA-1000, Landsat MSS, KT-200 và ảnh máy bay đen trắng để thành
lập bản đồ thảm thực vật tỉnh Thanh Hoá [11].
+ Luận văn tiến sĩ ỹ thuật chuyên ngành Trắc địa ảnh và viễn thám
của Phạm Việt Hòa (2012) với đề tài “Ứng dụng cơng nghệ tích hợp viễn
thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động rừng ngập mặn” Đề tài
sử dụng ảnh SPOT 5 qua các thời kỳ kết hợp với sử dụng chỉ số thực vật
NDVI để thành lập và đánh giá sự biến động rừng qua các thời kỳ.
+ Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Đắc Triển chuyên ngành Lâm học
(2009): “Nghiên cứu sử dụng tư liệu viễn thám để theo dõi mất rừng do làm
nương rẫy tại hun Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình” Trong đề tài, tác giả đã sử
dụng ảnh Landsat+ETM năm 1999, 2003, 2007 và sử dụng phương pháp phân
loại theo chỉ số thực vật để theo dõi mất rừng do làm nương rẫy [6].
+ Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý đất đai của Lê Thị Thùy Vân
(2010) với đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để xác định biến
động đất đai trên địa bàn phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn giai đoạn
2003 - 2008” Đề tài sử dụng bình đồ ảnh viễn thám SPOT 5 với độ phân giải
2,5x2,5m, kết hợp với việc giải đoán ảnh bằng phần mềm ENVI để xác định

biến động đất đai trên địa bàn phường [4]
+ Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp của Nguyễn Thị Thơ (2009)
với đề tài “Ứng dụng hệ thống thong tin địa lý (GIS) trong đánh giá biến động
diện tích rừng tại xã Đạo Trù, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc”.
Nhìn chung, có thể thấy rằng công nghệ viễn thám và GIS được các nhà
khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam áp dụng khá sớm, đồng thời được
16


áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý môi trường
và tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, hệ thống các bản đồ tài nguyên rừng ở
Việt Nam hiện nay, do được xây dựng tại các thời điểm hác nhau và đã sử
dụng nhiều nguồn thông tin tư liệu, nhiều nguồn ảnh, từ ảnh vệ tinh Landsat
MSS, TM, SPOT, Aster, Radar, ảnh máy bay và hệ thống phân loại rừng rất
khác nhau qua các thời kỳ, nên đã tạo ra nhiều loại số liệu hông đồng bộ, gây
h

hăn cho người sử dụng, đặc biệt trong việc theo dõi biến động về diện

tích của rừng qua các thời kỳ.

17


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: G p phần làm cơ sở hoa học cho việc áp dụng công
nghệ viễn thám và GIS vào việc đề suất các giải pháp nâng cao công tác quản

lý rừng ở Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
Giải đoán tư liệu ảnh Landsat cho huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, tỉnh
Cà Mau.
Nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng qua thời ỳ 2000 - 2015 tại 2
huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý rừng
bền vững tại hu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp
là diện tích rừng, sự thay đổi diện tích rừng tại 2 huyện Năm Căn và Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau
Phạm vi nghiên cứu: Ảnh vệ tinh Landsat tại huyện Năm Căn và Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau
2.3. Nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu đặc điểm tư liệu ảnh Landsat cho huyện Năm Căn và Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau
Nghiên cứu xác định sự thay đổi diện tích rừng qua các giai đoạn tại
huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Nghiên cứu xác định nguyên nhân thay đổi diện tích rừng tại khu vực
nghiên cứu và đề suất giải pháp.

18


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu và nội dung trên, h a luận tốt nghiệp đã vận
dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa tài liệu là sử dụng những tư liệu được cơng bố từ các cơng

trình nghiên cứu hoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều
tra cơ bản của các cơ quan tổ chức c thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu Việc ế thừa một cách chọn lọc nhằm giảm bớt hối lượng công
việc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của chuyên đề tốt nghiệp Phương pháp
ế thừa tài liệu, được áp dụng để thu thập các số liệu:
+ Điều iện tự nhiên hu vực nghiên cứu.
+ Các thông số ỹ thuật của ảnh vệ tinh Landsat
Dữ liệu ảnh viễn thám: Kh a luận sử dụng các ảnh viễn thám Landsat 7
và Landsat 8 được chụp vào các năm 2000 và 2015
Bảng 2.1. Dữ liệu ảnh Landsat thu thập trong khóa luận
Năm

Mã ảnh

Ngày chụp

Độ phân
giải

Path/Row

2000 LC71250542000359SGS00

06/11/2000

30

125/54

LC71260542000270SGS00


26/11/2000

30

126/54

2015 LC81250542015040LGN00

09/02/2015

30

125/54

LC81260542015063LGN00

04/03/2015

30

126/54

Nguồn: />
19


×