Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá chất lượng nước ngầm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước ngầm tại xã kim sơn huyện gia lâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận này, trong suốt quá trình thực hiện em đã
nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, cá nhân, tổ chức.
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa, cùng toàn thể các thầy cơ khoa Quản lí tài ngun rừng và môi trƣờng tại
trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Bùi Văn Năng đã định hƣớng, chỉ
dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Đồng thời, em xin cảm ơn
tới sự hỗ trợ của cơ Nguyễn Thị Ngọc Bích đã tạo điều kiện cho em đánh giá
phân tích tại trung tâm Thí nghiệm và Thực hành trƣờng Đại học học Lâm
Nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Kim Sơn –
huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội cùng các hộ gia đình tại địa phƣơng đã tạo
điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cho em hoàn thành đợt thực tập khóa
luận.
Khóa luận này là một trong những thành quả đúc kết trong suốt bốn năm
học tập trên giảng đƣờng. Mặc dù đã rất cố gắng song không tránh khỏi những
sai sót. Chính vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ các thầy cơ
để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Lê Thùy Linh

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: “Đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn –
Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội”.
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thùy Linh
3. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Bùi Văn Năng
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc hiện trạng ô nhiễm nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn – Gia Lâm
– Hà Nội và nghiên cứu, đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm thông qua các
chỉ tiêu: pH, TSS, Độ cứng, COD, NO3-, NO2-, NH4+, Fe, Cl-.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lƣợng
nƣớc ngầm khu vực xã Kim Sơn – Gia Lâm – Hà Nội.
5. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng nguồn nƣớc tại xã Kim Sơn – huyện Gia Lâm –
Thành phố Hà Nội
- Hiện trạng chất lƣợng nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn – huyện Gia Lâm – Tp
Hà Nội
- Xây dựng bản đồ phân vùng ơ nhiễm tại xã Kím Sơn – huyện Gia Lâm –
Thành phố Hà Nội
-

Đề xuất giải pháp xử lí nâng cao chất lƣợng nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn –
huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội.

6. Những kết quả đạt đƣợc
a. Khảo sát đƣợc hiện trạng và sử dụng nƣớc ngầm của xã Kim Sơn
b. Sơ bộ đánh giá đƣợc chất lƣợng nƣớc ngầm ở xã Kim Sơn, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội. Sau phân tích, so sánh số liệu các chỉ tiêu với
QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 01:2009/BYT, QCVN
ii



02:2009/BYT. Các thơng số nƣớc ngầm tồn xã chỉ có độ pH, chất rắn
tổng số (TS), nitrat (NO3-) là nằm trong quy chuẩn cho phép, còn hầu
hết các chỉ tiêu còn lại sắt tổng số, COD, amoni, nitrit, độ cứng, clorua
đều vƣợt quy chuẩn cho phép. Vƣợt quy chuẩn cao nhất là đối với chỉ
tiêu amoni và COD.
c. Nêu đƣợc nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm
tại xã Kim Sơn – Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội.
d. Lập bản đồ phân bố không gian các chỉ tiêu ô nhiễm, các bản đồ cho
thấy các kết quả phân tích sau q trình khảo sát và thực nghiệm. Hầu
hết các chỉ tiêu phân tích đƣợc phân bố khơng đồng đều. Những khu
vực tập trung các lị giết mổ nhƣ thơn Linh Quy Bắc, Linh Quy Đơng
có các chỉ tiêu ô nhiễm cao.
e. Đề xuất đƣợc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất lƣợng nƣớc ngầm
trên địa bàn xã.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC NGẦM................................................. 2
1.1. Tầm quan trọng của nƣớc............................................................................... 2

1.2. Nƣớc ngầm ..................................................................................................... 3
1.2.1. Sự hình thành nƣớc ngầm ........................................................................... 3
1.2.2. Đặc điểm nƣớc ngầm .................................................................................. 4
1.2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm........................................................................... 5
1.2.4. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm ...................... 8
1.2.5. Hiện trạng ô nhiễm nƣớc ngầm ................................................................... 9
1.3. Tình hình nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc ngầm khu vực thành phố Hà Nội.. 13
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI - NỘI DUNG –
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 15
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 15
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu ..................................................................... 15
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp .............................................. 16
2.4.3. Phƣơng pháp lấy mẫu ngoài hiện trƣờng .................................................. 16
2.4.4. Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ....................................... 17
2.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu nội nghiệp....................................................... 26
2.4.6. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ phân bố không gian các chỉ tiêu nghiên
cứu và bản đồ phân vùng ô nhiễm ...................................................................... 26
iv


CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 29
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 29
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 29
3.1.2. Diện tích, địa hình địa mạo ....................................................................... 29
3.1.3. Địa chất cơng trình .................................................................................... 29
3.1.4. Khí hậu thủy văn và tài ngun đất........................................................... 30

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 30
3.2.1. Dân số và lao động .................................................................................... 30
3.2.2. Hiện trạng đất đai ...................................................................................... 33
3.2.3. Cơ sở hạ tầng xã hội .................................................................................. 34
3.2.4. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật................................................................................ 37
3.2.6. Vấn đề nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng .................................................. 40
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 43
4.1. Thực trạng sử dụng nguồn nƣớc tại xã Kim Sơn – huyện Gia Lâm – Thành
phố Hà Nội .......................................................................................................... 43
4.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn – huyện Gia Lâm – Thành
phố Hà Nội .......................................................................................................... 44
4.2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nƣớc ngầm ................................................................ 44
4.2.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu ................................................................... 45
4.3. Xây dựng bản đồ phân vùng ơ nhiễm tại xã Kím Sơn – huyện Gia Lâm –
Tp Hà Nội ............................................................................................................ 52
4.3.1. Phân bố không gian hàm lƣợng sắt tổng số .............................................. 53
4.3.2. Phân bố không gian hàm lƣợng Amoni (NH4-) ......................................... 54
4.3.3. Phân bố không gian hàm lƣợng Nitrit (NO2-) ........................................... 54
4.3.4. Phân bố không gian hàm lƣợng COD ....................................................... 56
4.3.5. Phân bố không gian hàm lƣợng Clorua (Cl-) ............................................ 57
4.3.6. Phân bố không gian hàm lƣợng độ cứng................................................... 58
4.4. Nguồn gốc và nguyên nhân ô nhiễm nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn – huyện
Gia Lâm – Thành phố Hà Nội ............................................................................. 58

v


4.4.1. Nguồn gốc ô nhiễm nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn ....................................... 58
4.4.2. Nguyên nhân ô nhiễm nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn – huyện Gia Lâm – Hà
Nội ....................................................................................................................... 62

4.5. Đề xuất giải pháp xử lí nâng cao chất lƣợng nƣớc tại xã Kím Sơn – huyện
Gia Lâm – Tp Hà Nội.......................................................................................... 63
4.4.1. Biện pháp quản lý...................................................................................... 63
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ .................................... 73
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 73
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 74
5.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

KÍ HIỆU

Ý NGHĨA

1

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

2

COD

Nhu cầu oxy hóa học


3

TDS

Chất rắn hịa tan

4

TS

Tổng hàm lƣợng chất rắn

5

TSS

Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng

6

DO

Oxy hòa tan

7

TVS

Chất rắn bay hơi


8

SS

Các chất rắn lơ lửng

9

EC

Độ dẫn điện

10

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

11

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng dân số các thôn, xóm và khu dân cƣ ................................. 31

Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng dân số và lao động xã Kim Sơn ....................... 32
Bảng 3.3. Thống kê hiện trạng các trạm biến áp................................................. 40
Bảng 4.1. Vị trí lấy mẫu nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn – Gia Lâm – Hà Nội........ 44
Bảng 4.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu của 20 mẫu nƣớc ngầm ...................... 45
Bảng 4.3. Bảng kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu ..... 46

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu nƣớc .................................................................. 45
Hình 4.2. Giá trị sắt tổng sơ tại các điểm nghiên cứu ......................................... 48
Hình 4.3. Giá trị Amoni (NH4+) tại các điểm nghiên cứu ................................... 49
Hình 4.4. Giá trị Nitrit (NO2-) tại các điểm nghiên cứu ...................................... 50
Hình 4.5. Giá trị COD tại các điểm nghiên cứu .................................................. 51
Hình 4.6. Giá trị clorua (Cl-) tại các điểm nghiên cứu ........................................ 51
Hình 4.7. Giá trị độ cứng tại các điểm nghiên cứu ............................................. 52
Hình 4.8. Bản đồ phân bố khơng gian chỉ tiêu sắt tổng số ................................. 53
Hình 4.9. Bản đồ phân bố không gian chỉ tiêu amoni......................................... 54
Hình 4.10. Bản đồ phân bố khơng gian chỉ tiêu nitrit ......................................... 55
Hình 4.11. Bản đồ phân bố khơng gian chỉ tiêu COD ........................................ 56
Hình 4.12. Bản đồ phân bố khơng gian chỉ tiêu clorua....................................... 57
Hình 4.13. Bản đồ phân bố khơng gian chỉ tiêu độ cứng.................................... 58
Hình 4.14. Q trình chuyển hóa của các hợp chất nito trong nƣớc. ................ 60
Hình 4.15. Cấu tạo dàn ống phƣơng pháp làm thống bề mặt ............................ 68
Hình 4.16. Kích thƣớc ngăn chứa nƣớc sạch ...................................................... 69
Hình 4.17. Cấu tạo bể lọc cát .............................................................................. 70

ix



ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Gia Lâm là vùng kinh tế trọng điểm, ở phía Đơng của Thủ đơ Hà
Nội. Cùng với sự phát triển đẩy mạnh nền công nghiệp kéo theo nhu cầu sinh
hoạt của ngƣời dân cũng tăng lên, điều này là một vấn đề lớn đối với các nhà
hoạt định môi trƣờng về việc cân bằng giữa sản xuất kinh tế mà vẫn đáp ứng
nhu cầu thiết yếu cho con ngƣời.
Trong đó, nhu cầu về sử dụng nƣớc khơng ngừng tăng. Thống kê sơ bộ
cho thấy, lƣợng nƣớc ngầm khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài trăm đến
hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nƣớc cung cấp cho các đô thị
đƣợc khai thác từ nguồn nƣớc ngầm. Các nguồn nƣớc ngầm đƣợc khai thác nằm
ngay trong đô thị hoặc ven đô thị. Bởi vậy, theo thời gian, nhiều nguồn nƣớc đã
cạn kiệt hoặc đang bị ô nhiễm bởi sự xâm lấn quá nhanh của đô thị, mực nƣớc
của các tầng chứa nƣớc khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian.
Có tới 80% dân số nông thôn sử dụng nƣớc ngầm, với các loại cơng trình: giếng
đào, giếng khoan và mạch lộ. Nƣớc ngầm đƣợc sử dụng cho những nhu cầu thiết
yếu của con ngƣời trong sinh hoạt, ăn uống, tƣới tiêu…Có thể nói, nƣớc ngầm
có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng nhƣ phát triển dân sinh.
Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nƣớc ngầm và vấn
đề ô nhiễm nƣớc ngầm nghiêm trọng tại huyện Gia Lâm, với rất nhiều lò giết
mổ tập trung và sự quản lý chƣa đồng bộ tại khu vực xã Kim Sơn, tôi đã chọn đề
tài :” Đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn – huyện Gia Lâm – thành phố Hà
Nội”.

1


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NƢỚC NGẦM
1.1. Tầm quan trọng của nƣớc
Sự có mặt của nƣớc là điều kiện đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự
sống. Ở đâu có nƣớc thì ở đó có sự sống. Đối với sự sống của con ngƣời, nƣớc
là nền tảng cho tất cả các hoạt động. Nƣớc cho ta uống, tạo ra thực phẩm cho
chúng ta ăn, tạo ra năng lƣợng hỗ trợ nền kinh tế hiện đại của chúng ta, duy trì
các dịch vụ sinh thái và các yếu tố khác mà tất cả chúng ta đều phụ thuộc.
Nƣớc là thành phần không thể thiếu đƣợc trong đời sống của con ngƣời,
có vai trị tƣơng đƣơng với khơng khí và ánh sáng. Trong quá trình hình thành
sự sống trên Trái đất thì nƣớc và mơi trƣờng nƣớc tham gia vào vai trị tái sinh
thế giới hữa cơ bằng cách có mặt trong q trình quang hợp. Bên cạnh đó, nƣớc
đóng vai trị trung tâm trong q trình trao đổi chất, rất nhiều phải ứng lí hóa học
diễn ra bắt buộc cần sự tham gia của nƣớc. Nƣớc là dung môi của rất nhiều chất
và đóng vai trị dẫn đƣờng cho các muối đi vào cơ thể. Trong khu dân cƣ, nƣớc
phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân.
Nƣớc đóng vai trị thiết yếu trong sản xuất công nông nghiệp, đặc biệt đối với
cây trồng nƣớc là nhu cầu điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dƣỡng,
vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất.
Nƣớc là tài nguyên vật liệu quan trọng của loài ngƣời và mọi sinh vật tồn
tại trên Trái đất. Con ngƣời cần trung bình 250 lít nƣớc cho sinh hoạt, 1500 lít
nƣớc cho hoạt động cơng nghiệp và 2000 lít nƣớc cho hoạt động nơng nghiệp.
Nƣớc chiếm 99% trọng lƣợng sinh vật sống trong môi trƣờng nƣớc và 44%
trọng lƣợng cơ thể con ngƣời. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nƣớc, 1 tấn
đạm cần 600 tấn nƣớc và 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nƣớc.
Ngồi chức năng tham gia vào chu trình sơng, nƣớc còn là yếu tố mang năng
lƣợng, vật liệu và là tác nhân điều hịa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hồn

2



vật chất trong tự nhiên. Có thể nói, cuộc sống của con ngƣời và mọi sinh vật đều
phụ thuộc vào sự có mặt của nƣớc.
Trên thế giới, tài nguyên nƣớc đƣợc tính tồn là 1,39.103 tỷ m3, tập trung
trong thủy quyển khoảng 97,2% cịn lại là khí quyển và thạch quyển. Trong đó,
94% lƣợng nƣớc là nƣớc mặn, 2% nƣớc ngọt tập trung trong băng ở hai cực,
0,6% là nƣớc ngầm cịn lại là nƣớc sơng và hồ. Lƣợng nƣớc trong khí quyển
khoảng 0,001% trong sinh quyển là 0,002%, trong sống suối 0,00007% tổng
lƣợng nƣớc trên Trái đất. Lƣợng nƣớc con ngƣời sử dụng xuất phát từ nƣớc mƣa
(ƣớc tính tổng lƣợng mƣa trên Trái đất khoảng 105.106 m3/năm. Lƣợng nƣớc
con ngƣời sử dụng trong một năm khoảng 35.106 m3, trong đó 8% cho nƣớc sinh
hoạt, 23% cho cơng nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp.
Mặc dù lƣợng nƣớc trên thế giới là rất lớn nhƣng lƣợng nƣớc ngọt mà con
ngƣời có thể sử dụng đƣợc là rất ít (1/100000) và sự phân bố của nó khơng đồng
về khơng gian và thời gian. Chính vì vậy, đối với nhiều quốc gia, nƣớc là nguồn
tài nguyên đặc biệt cần đƣợc bảo vệ và sử dụng hợp lý.
1.2. Nƣớc ngầm
1.2.1. Sự hình thành nước ngầm
Nƣớc ngầm đƣợc hình thành do nƣớc trên bề mặt ngấm xuống, không thể
ngấm qua tầng đá mẹ nên trên nó nƣớc sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến
tạo địa chất mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nƣớc tập trung
nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các khoang túi nƣớc khác nhau dần
dần hình thành các mạch nƣớc ngầm lớn nhỏ, tuy nhiên việc hình thành nƣớc
ngầm phụ thuộc vào lƣợng nƣớc ngấm xuống và phụ thuộc vào lƣợng mƣa, khả
năng trữ nƣớc của đất.
Nƣớc ngầm có nguồn gốc nội sinh : Nƣớc đƣợc sinh ra trong điều kiện
nhiệt độ cao và áp suất lớn của các hoạt động xâm nhập nông á núi lửa trẻ.

3



Nguồn nƣớc này một phần đƣợc phun lên mặt đất khi núi lửa hoạt động, phần
còn lại đƣợc lƣu giữ trong lòng đất tạo thành nƣớc ngầm.
1.2.2. Đặc điểm nước ngầm
Đặc điểm chung của nƣớc ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các
lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình.
 Độ sâu
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nƣớc ngầm thành 2 loại:
 Nƣớc ngầm tầng mặt: khơng có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt,
rất dễ bị ô nhiễm
 Nƣớc ngầm tầng sâu: nằm trong lớp đất đá xốp đƣợc ngăn cách bên
trên và phía dƣới bởi các lớp khơng thấm nƣớc. Theo không gian
phân bố, một lớp nƣớc ngầm tầng sâu thƣờng có ba vùng chức
năng:
- Vùng thu nhận nƣớc
- Vùng chuyển tải nƣớc
- Vùng khai thác nƣớc có áp
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nƣớc thƣờng khá xa,
từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nƣớc ở vùng khai thác thƣờng có áp
lực. Đây là loại nƣớc ngầm có chất lƣợng tốt và lƣu lƣợng ổn định.
Nƣớc ngầm mạch sâu từ 100 m đến 180 m, chất lƣợng tốt, có thể sử dụng
cho nƣớc sinh hoạt. Nƣớc ngầm mạch nông từ 5 – 30 m lƣu lƣợng phụ thuộc
vào nguồn nƣớc mƣa, nƣớc bị nhiễm phèn và mặn vào mùa khơ.
 Thành phần
Nƣớc ngầm có thành phần rất phức tạp và đa dạng về cả ion chính và các
nguyên tố vi lƣợng trong nƣớc. Thành phần các ion chính của nƣớc ngầm chủ
yếu phụ thuộc vào nguồn gốc chiếm ƣu thế. Mức độ pha trộn các nguồn gốc

4



khác nhau tạo nên sự đa dạng về kiểu của nƣớc ngầm. Về các thành phần vi
lƣợng ngoài chịu ảnh hƣởng của nguồn gốc còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm
địa chất, địa hóa riêng biệt của khu vực.
- Về khí hịa tan và kim loại vi lƣợng: nƣớc ngầm thƣờng nghèo oxi và
giàu CO2 tự do hơn nƣớc mặt vì vậy khác với nƣớc mặt (thƣờng có pH trung
tính – tính kiềm yếu và mơi trƣờng oxi hóa cao, kim loại vi lƣợng có hàm lƣợng
nhỏ) có thể gặp nhiều trƣờng hợp nƣớc ngầm có tính axit và mơi trƣờng khử do
có hàm lƣợng đáng kể các kim loại vi lƣợng. Ngồi ra trong nƣớc ngầm cịn có
thể chứa các khí có hàm lƣợng rất nhỏ trong khí quyển nhƣ: metan, sunfuahidro
và các khí hiếm nhƣ Heli, neon…các khí này có thể từ sự phân hủy yếm khí chất
hữu cơ trong đất đi lên theo các khe nứt kiến tạo hịa tan vào nƣớc.
- Nƣớc ngầm ít bị ơ nhiễm chất hữu cơ và vi khuẩn, do chất hữu cơ ở
trong nƣớc mặt đã đƣợc keo đất hấp phụ trong quá trình nƣớc ngấm qua các tầng
đất. Nƣớc ngầm ở dƣới sâu có thể hầu nhƣ khơng chứa chất hữu cơ và vi khuẩn.
Tuy nhiên, khả năng ô nhiễm Fe, Mg, As, F, Br, Sunfua….của nƣớc ngầm là rất
cao.
1.2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm
a. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước ngầm
Nƣớc ngầm là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia
và vùng dân cƣ trên thế giới. Do vậy, ơ nhiễm nguồn nƣớc ngầm có ảnh hƣởng
rất lớn đến chất lƣợng nƣớc môi trƣờng sống của con ngƣời. Ơ nhiễm nƣớc
ngầm có ngun nhân chủ yếu là từ nguồn gốc ô nhiễm nƣớc mặt, nƣớc ô nhiễm
sẽ ngấm vào trong đất và di chuyển tới mạch nƣớc ngầm sau đó gây ra ơ nhiễm
nƣớc ngầm.
 Nguồn gốc tự nhiên
- Các tạp chất hòa tan do ảnh hƣởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, các
quá trình phong hóa và sinh hóa trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện
5



phong hóa tốt, có nhiều chất bẩn và lƣợng mƣa lớn thì chất lƣợng nƣớc ngầm dễ
bị ơ nhiễm bởi các chất khống hịa tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo
nƣớc mƣa ngấm vào đất.
- Các phản ứng hóa học xảy ra trong nƣớc cũng góp phần làm ơ nhiễm
nƣớc: phản ứng hịa tan, oxi hóa – khử, trao đổi, tạo phức…Khi trong nƣớc có
các chất hữu cơ còn xảy ra các phản ứng giữa các cation và axit humic, axit
fulvic.
- Cấu tạo của kết cấu đất chứa nhiều quặng sắt làm tăng nồng độ của các
kim loại nặng trong đất và trong nƣớc ngầm gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm.
 Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo
Nguồn gốc gây ô nhiễm nƣớc ngầm nhân tạo gây ra chủ yếu là do xả thải
các chất thải từ hoạt động của con ngƣời trong đó chủ yếu là hoạt động sinh hoạt
chiếm đến 80% lƣợng chất thải, còn lại là do hoạt động sản xuất công - nông
nghiệp (nhà máy, khu sản xuất, lị giết mổ, sử dụng phân bón,..). Những loại
chất thải này sẽ theo mạch dẫn xuống nguồn nƣớc ngầm và gây ra ô nhiễm
nguồn nƣớc ngầm.
b. Tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nƣớc ngầm là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt chủ yếu đối với các quốc
gia và các cụm dân cƣ trên thế giới. Do vậy, ơ nhiễm nƣớc ngầm có ảnh hƣởng
rất lớn tới môi trƣờng sống của con ngƣời. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy
thoái nƣớc cụ thể là:
- Các tác nhân tự nhiên: nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lƣợng Fe, Mn và
một số kim loại khác.
- Các tác nhân nhân tạo nhƣ: nồng độ kim loại nặng cao, hàm lƣợng NO3, PO43-…vƣợt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. Suy thoái trữ lƣợng
nƣớc ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực nƣớc ngầm, lún
đất.

6



 Nƣớc ngầm bị ô nhiễm bởi kim loại nặng
Kim loại nặng (Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn,…) khơng tham gia
hoặc ít tham gia vào q trình sinh hóa của các cơ thể sinh vật và thƣờng tích
lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại đối với sinh vật
Kim loại nặng có trong nguồn nƣớc thải cơng nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt,
nƣớc thải làng nghề, nƣớc rỉ rác,…đƣợc thải trực tiếp ra nguồn nƣớc mặt. Khi
nƣớc mặt bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nƣớc
ngầm, vào đất và các thành phần môi trƣờng liên quan khác, có tác động tiêu
cực tới mơi trƣờng sống của sinh vật và con ngƣời. Kim loại nặng sẽ tích lũy
theo chuỗi thức ăn và thâm nhập vào cơ thể con ngƣời. Để hạn chế ô nhiễm
nƣớc, cần phải tăng cƣờng biện pháp xử lí nƣớc thải cơng nghiệp, quản lí tốt vật
ni trong mơi trƣờng có nguy cơ bị ô nhiễm nhƣ nuôi cá, trồng rau bằng nguồn
nƣớc thải
 Nƣớc ngầm bị ô nhiễm bởi vi sinh vật
Sinh vật có mặt trong mơi trƣờng nƣớc ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh
các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho
ngƣời và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các lồi vi khuẩn, siêu vi khuẩn
và kí sinh trùng bệnh tả, lỵ, thƣơng hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu
vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun,…
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trƣờng nƣớc chủ yếu là phân rác,
nƣớc thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nƣớc thải bệnh viện,…Những loại vi
khuẩn từ các nguồn này sẽ xâm nhập vào nguồn nƣớc ngầm sau đó theo chuỗi
thức ăn đi vào cơ thể ngƣời và tác động tới sức khỏe con ngƣời gây ra các bệnh
về đƣờng ruột.
 Nƣớc ngầm bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, tại
các vùng cơng nghiệp thâm canh, một lƣợng đáng kể thuốc và phân không đƣợc
7



cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nƣớc và các sản
phẩm nông nghiệp dƣới dạng dƣ lƣợng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Nhƣng dƣ lƣợng theo nƣớc mƣa và thời gian sẽ ngấm vào mạch nƣớc ngầm gây
ra nguy hiểm và ô nhiễm mạch nƣớc ngầm.
1.2.4. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá chất lượng nước ngầm
a. Chỉ tiêu vật lí
Các chỉ tiêu vật lí dùng để phân tích mẫu nƣớc ngầm là độ đục, nhiệt độ
đánh giá về mặt định tính nhiễm bẩn từ nguồn nƣớc thải.
Hàm lƣợng chất rắn gồm hàm lƣợng chất rắn lơ lửng, hàm lƣợng chất rắn
hòa tan đƣợc sử dụng để đánh giá về mặt định lƣợng hàm lƣợng chất rắn trong
nƣớc ngầm.
b. Chỉ tiêu hóa học
Chỉ tiêu pH đƣợc tiến hành đo nhanh bằng máy Exstick III – Extech
Intrucment
Chỉ tiêu hàm lƣợng chất hữu cơ đƣợc xác định gián tiếp bằng cách đo
lƣợng oxi tiêu thụ do q trình nhờ chất oxi hóa mạnh: K2Cr2O7 (COD theo
bicromat kali), KMnO4 (COD theo pecmanganat Kali). Các chỉ tiêu này cho biết
mức độ nhiễm bẩn nƣớc thải chức chất hữu cơ và khả năng phân hủy của chúng
trong nƣớc ngầm).
Các chỉ tiêu Amoni (NH4+), Nitrit (NO2-), Nitrat (NO3-), Phospho (PO43-)
dùng để đánh giá các quá trình phân hủy các chất hữu cơ chứa nito, phospho
trong nguồn nƣớc ngầm.
Các chỉ tiêu tổng lƣợng muối, clorua (Cl-) có thể dùng để đánh giá mức độ
nhiễm bẩn do nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải từ bãi chôn lấp rác có chứa chất
thải sinh hoạt (nhƣ chất tẩy rửa..) ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc ngầm.

8


Chỉ tiêu kim loại nặng (Fe, Cd, As,…) dùng để đánh giá hàm lƣợng kim

loại nặng có trong nƣớc ngầm và mức độ ơ nhiễm các chỉ tiêu đó trong nƣớc
ngầm do nƣớc thải từ các khu công nghiệp, nƣớc thải từ nông nghiệp, nƣớc thải
từ bãi chôn lấp rác.
c. Chỉ tiêu vi khuẩn
Các chỉ tiêu vi khuẩn nhƣ chỉ số coli (coliform) đánh giá mức độ tồn tại vi
khuẩn gây bệnh trong nƣớc, tổng số vi khuẩn kị khí đánh giá mức độ nhiễm bẩn
các chất hữu cơ có nguồn gốc phế thải sinh hoạt, tổng số vi khuẩn hiếu khí đánh
giá khả năng phân hủy chất hữu cơ trong nguồn nƣớc.
1.2.5. Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm
Theo dự báo đến năm 2030, có khoảng 60 quốc gia thiếu nƣớc ngầm.
Trong khi đó, những năm gần đây tại một số thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh mạch nƣớc ngầm đã bị ô nhiễm và gây sụt lún.
Thống kê tại Việt Nam cho thấy, nƣớc sử dụng cho mục đích sinh hoạt là
70 % nƣớc mặt và 30 % nƣớc ngầm. Tuy nhiên, những năm gần đây do việc
khai thác quá mức nên mạch nƣớc ngầm tại một số thành phố lớn là Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh đã bị ơ nhiễm chất hữu cơ gây sụt lún. Ở các vùng ven
biển nƣớc giếng khoan đã bị mặn hóa và tình trạng nhiễm mặn ngày càng gia
tăng.
Dân số thế giới đang tiếp tục tăng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị
hóa, thâm canh nơng nghiệp sử dụng nƣớc ngày càng nhiều trong khi số lƣợng
và chất lƣợng nƣớc đang ngày càng suy giảm gây khó khăn đối với nhiều quốc
gia. Hiện nay, tại Việt Nam, mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng nhƣng tình
trạng ơ nhiễm nƣớc là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hóa và đơ thị hóa khá nhanh cùng với sự gia tăng dân
số gấy áp lực nặng nề đối với nguồn tài nguyên nƣớc trong vùng lãnh thổ. Môi

9



trƣờng nƣớc ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ơ nhiễm
bởi nƣớc thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản
xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm mơi trƣờng nƣớc do khơng có cơng trình và
thiết bị xử lý chất thải. Đáng kể đó là ơ nhiễm nguồn nƣớc ngầm do việc sản
xuất công nghiệp gây ra, điển hình trong ngành cơng nghiệp dệt may, cơng
nghiệp giấy và bột giấy thƣờng có các chỉ tiêu COD lên đến 700 mg/l – 2500
mg/l, hàm lƣợng chất rắn lơ lửng cao gấp rất nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lƣợng nƣớc thải của các ngành công nghiệp giấy và bột giấy có chứa
xyanua (CN-) vƣợt đến 84 lần, H2S vƣợt 4,2 lần, hàm lƣợng NH3 vƣợt 84 lần
tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nƣớc mặt trong
vùng dân cƣ. Mức độ ô nhiễm nƣớc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm
công nghiệp tập trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lƣơng, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nƣớc
bị nhiễm bẩn bởi nƣớc thải công nghiệp với tổng lƣợng nƣớc thải ƣớc tính
500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái
Nguyên, nƣớc thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang
thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lƣợng nƣớc thải khu vực
thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lƣu lƣợng sông Cầu; nƣớc thải từ
sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lƣợng NH4 là 4mg/1, hàm lƣợng chất hữu
cơ cao, nƣớc thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhơm, chì, giấy, dệt nhuộm
ở Bắc Ninh cho thấy có lƣợng nƣớc thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý,
gây ô nhiễm nguồn nƣớc và môi trƣờng trong khu vực.
Tình trạng ơ nhiễm nƣớc ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nƣớc thải sinh hoạt khơng có
hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sơng, hồ, kênh,
mƣơng). Mặt khác, cịn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nƣớc thải, phần lớn
các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải; một lƣợng rác
10



thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết đƣợc… là những nguồn quan
trọng gây ra ô nhiễm nƣớc. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ
ở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lƣợng nƣớc thải của thành phố lên tới 300.000 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nƣớc thải,
chiếm 25% lƣợng nƣớc thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nƣớc thải;
lƣợng rác thải sinh hoại chƣa đƣợc thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào
các khu đất ven các hồ, kênh, mƣơng trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hồ tan,
các chất NH4+, NO2-, NO3- ở các sơng, hồ, mƣơng nội thành đều vƣợt quá quy
định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lƣợng rác thải lên tới gần 4.000
tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nƣớc thải; khoảng 3.000 cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Khơng chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đơ thị khác nhƣ
Hải Phịng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dƣơng… nƣớc thải sinh hoạt cũng
không đƣợc xử lý độ ô nhiễm nguồn nƣớc nơi tiếp nhận nƣớc thải đều vƣợt quá
tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thơng số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ơ xy
hồ tan (DO) đều vƣợt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. Về tình trạng ơ
nhiễm nƣớc ở nơng thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam
có gần 76% dân số đang sinh sống ở nơng thơn là nơi cơ sở hạ tầng cịn lạc hậu,
phần lớn các chất thải của con ngƣời và gia súc không đƣợc xử lý nên thấm
xuống đất hoặc bị rửa trơi, làm cho tình trạng ơ nhiễm nguồn nƣớc về mặt hữu
cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thơn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.5003.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới
380012.500MNP/100ML ở các kênh tƣới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nƣớc ở sông, hồ, kênh, mƣơng bị ô nhiễm, ảnh hƣởng lớn đến môi
trƣờng nƣớc và sức khoẻ nhân dân.

11



Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nƣớc sử dụng cho
nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2005 của cả nƣớc là 959.900 ha [8]. Do nuôi trồng
thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây
nhiều tác động tiêu cực tới môi trƣờng nƣớc. Cùng với việc sử dụng nhiều và
khơng đúng cách các loại hố chất trong ni trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dƣ
lắng xuống đáy ao, hồ, lịng sơng làm cho mơi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm các chất
hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc;
thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt
Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng nƣớc, nhƣ sự gia tăng dân số, mặt trái của q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của ngƣời
dân về vấn đề mơi trƣờng cịn chƣa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trƣờng. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan
quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ mơi trƣờng nƣớc
chƣa sâu sắc và đầy đủ; chƣa thấy rõ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là loại ô nhiễm
gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con
ngƣời cũng nhƣ sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Các quy định về quản lý và
bảo vệ mơi trƣờng nƣớc cịn thiếu (chẳng hạn nhƣ chƣa có các quy định và quy
trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nƣớc). Cơ chế phân
công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phƣơng chƣa đồng bộ, còn
chồng chéo, chƣa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chƣa có chiến lƣợc, quy hoạch
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc theo lƣu vực và các vùng lãnh thổ
lớn. Chƣa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và
bảo vệ mơi trƣờng nƣớc, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi
cho bảo vệ môi trƣờng nƣớc.
Ngân sách đầu tƣ cho bảo vệ mơi trƣờng nƣớc cịn rất thấp (một số nƣớc
ASEAN đã đầu tƣ ngân sách cho bảo vệ mơi trƣờng là 1% GDP, cịn ở Việt


12


Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chƣơng trình giáo dục cộng đồng về mơi trƣờng
nói chung và mơi trƣờng nƣớc nói riêng cịn q ít. Đội ngũ cán bộ quản lý mơi
trƣờng nƣớc cịn thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng (Hiện nay ở Việt Nam
trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trƣờng/1 triệu dân, trong khi đó ở
một số nƣớc ASEAN trung bình là 70 ngƣời/1 triệu dân)... [7].
1.3. Tình hình nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc ngầm khu vực thành phố Hà
Nội
Tại thành phố Hà Nội, tổng lƣợng nƣớc ngầm đƣợc khai thác là 1.100.000
m3/ngày đêm. Trong đó, phía Nam sơng Hồng khai thác với lƣu lƣợng 700.000
m3/ngày đêm. Theo thống kê đến năm 2014, có khoảng trên 100.000 giếng
khoan khai thác nƣớc kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan
của công ty nƣớc sạch thành phố quản lý và 500 giếng khoan khai thác nƣớc của
các trạm cấp nƣớc sạch nơng thơn.
Tốc độ đơ thị hóa q nhanh, các nguồn cung cấp nƣớc mặt chƣa khai
thác đƣợc, nhiều giếng khoan cũ bị suy giảm lƣu lƣợng. Kết quả điều tra năm
2014 của Đề án Bảo vệ nƣớc dƣới đất thành phố Hà Nội cho thấy diện tích có
cốt cao mực nƣớc tầng < -10m tƣơng ứng với các năm 1995, 2000, 2005, 2010
và 2014 là 36,5km2, 85,6 km2, 144,5 km2, 235,6 km2 và 230,4 km2. Diện tích có
cốt cao mực nƣớc tầng < -20m tƣơng ứng với các năm 1995, 2000, 2005, 2010
và 2014 là 0 km2, 0m, 8,2 km2, 16,2 km2, 14,8 km2.
Nhƣ vậy có thể thấy q trình khai thác nƣớc tăng theo các giai đoạn từ
1995 đến 2010 làm cho phạm vi hạ thấp mực nƣớc tăng lên. Giai đoạn từ 2010
đến 2014 do điều chỉnh công suất khai thác của một số cơng trình khai thác nƣớc
ở trung tâm nên mực nƣớc có xu hƣớng ổn định, phạm vi và quy mô hạ thấp
mực nƣớc dần ổn định và giảm dần.
Hiện tƣợng suy giảm chất lƣợng nƣớc cũng khá rõ, đặc biệt là ô nhiễm
Asen và vật chất hữu cơ, các hợp chất nitơ. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra

rằng, sự nâng cao của nồng độ Asen trong nguồn nƣớc ngầm tại Hà Nội là rất
13


đáng báo động. Các thành phần hóa học khác nhƣ NH4+, NO2- cũng có sự biến
động rõ rệt.
Số liệu quan trắc thực nghiệm hiện tƣợng lún bề mặt đất từ năm 1991 đến
nay do Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội, trực thuộc Sở
Xây dựng Hà Nội tiến hành tại 10 trạm đo lún bề mặt đất đặt tại các nhà máy
nƣớc và trạm tăng áp thuộc Công ty Kinh doanh nƣớc sạch và Công ty Kinh
doanh nƣớc sạch số 2 Hà Nội cho thấy: Tại những trạm có tồn tại lớp đất yếu,
tốc độ lún bề mặt đất tƣơng đối lớn nhƣ Thành Công (41,02 mm/năm), Ngô Sĩ
Liên (27,14 mm/năm), Pháp Vân (22,02 mm/năm). Những trạm khơng tồn tại
lớp đất yếu có tốc độ lún bề mặt nhỏ nhƣ Ngọc Hà (1,80 mm/năm), Mai Dịch
(2,28 mm/năm), Đơng Anh (1,41 mm/năm). Những trạm có vị trí gần sơng
Hồng có độ lún bề mặt đất nhỏ hơn vì mực nƣớc ngầm đƣợc nƣớc sơng bù phụ
một phần nhƣ Lƣơng Yên (16,85 mm/năm), Gia Lâm (12,99 mm/năm). Kết quả
quan trắc tại 10 trạm nói trên có độ chính xác cao và có thể khẳng định rằng q
trình hạ thấp mực nƣớc ngầm đã gây nên hiện tƣợng sụt lún bề mặt đất tại những
vị trí khai thác. Vì những trạm đo lún nói trên hầu hết đƣợc đặt tại tâm phễu lún
(trong các nhà máy nƣớc) nên nó chỉ phản ánh đƣợc độ lún riêng lẻ tại nơi khai
thác nƣớc ngầm mà chƣa thể hiện đƣợc phạm vi ảnh hƣởng (bán kính) của phễu
lún cũng nhƣ khả năng ảnh hƣởng của các phễu lún.[12]

14


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI - NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc hiện trạng ô nhiễm nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn – Gia
Lâm – Hà Nội và nghiên cứu, đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm thông qua các chỉ
tiêu: pH, TSS, Độ cứng, COD, NO3-, NO2-, NH4+, Fe, Cl-.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lƣợng
nƣớc ngầm khu vực xã Kim Sơn – Gia Lâm – Hà Nội.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nƣớc ngầm xã Kim Sơn – Gia Lâm – Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng nguồn nƣớc tại xã Kim Sơn – huyện Gia Lâm –
Thành phố Hà Nội
- Hiện trạng chất lƣợng nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn – huyện Gia Lâm –
Tp Hà Nội
- Xây dựng bản đồ phân vùng ô nhiễm tại xã Kím Sơn – huyện Gia Lâm
– Thành phố Hà Nội
- Đề xuất giải pháp xử lí nâng cao chất lƣợng nƣớc ngầm tại xã Kim Sơn
– huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa tài liệu là sử dụng những tƣ liêu có sẵn đã đƣợc cơng bố của các
cơng trình nghiên cứu khoa học, những văn bản mang tính pháp lí, những tài
liệu điều tra cơ bản của các cơ quan có thâm quyền…liên quan đến lĩnh vực

15


nghiên cứu của đề tài. Kế thừa số liệu nhằm giảm bớt khối lƣợng công việc mà
vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng hoặc làm tăng chất lƣợng của đề tài.
Phƣơng pháp kế thừa số liệu đƣợc sử dụng để thu thập các số liệu sau :
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Kim Sơn – Huyện

Gia Lâm – Hà Nội.
- Tƣ liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lƣợng nƣớc ngầm Việt Nam.
- Các tài liệu thu thập trên internet.
- Sơ đồ, bản đồ vị trí xã Kim Sơn – Huyện Gia Lâm – Hà Nội.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
- Khảo sát vị trí địa lý khu vực xã Kim Sơn – Huyện Gia Lâm – Hà nội để
lựa chọn địa điểm lấy mẫu
- Tiến hành đánh dấu vị trị lấy mẫu trên bản đồ và sử dụng máy đo tọa độ
GPS đo tọa độ các điểm đã đánh dấu và ghi lại kết quả.
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường
* Nguyên tắc lấy mẫu
- Dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu phải đƣợc rửa sạch bằng các
chất tẩy rửa và dung dịch axit để tránh sự biến đổi của mẫu đến mức tối thiểu.
- Khi lấy mẫu nƣớc ngầm tại các giếng khoan, dùng dụng cụ lấy mẫu lấy
trực tiếp trong giếng vào chai đựng mẫu nƣớc và nắp đầu chai. Tránh có hiện
tƣợng bọt khí trong chai đựng mẫu ảnh hƣởng tới kết quả phân tích. Nếu sai quy
trình phải lấy mẫu lại.
* Lựa chọn các điểm lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích
- Đề tài lựa 20 điểm mẫu phân bố tại 9 thôn và 1 cụm dân cƣ thuộc xã
Kim Sơn – Huyện Gia Lâm – Hà Nội.
- Mẫu đƣợc chọn lấy trực tiếp từ giếng khoan của hộ dân

16


×