Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng môi trường tại làng nghề thêu ren an hòa xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 84 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của Nhà trƣờng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng & Môi
trƣờng và bộ môn Quản lý môi trƣờng, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng mơi trường tại làng nghề thêu
ren An Hịa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận
đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của các thầy, các cơ, các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hƣớng dẫn là
ThS. Kiều Thị Dƣơng đã định hƣớng, khuyến khích, chỉ dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã Thanh Hà,
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, các phòng ban đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình thực tập.
Nhân dịp này, em cũng xin phép gửi lời cám ơn đến Trung tâm thực hành
thí nghiệm Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trƣờng. Đặc biệt, em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo ThS. Bùi Văn Năng và cơ giáo Nguyễn Thị Ngọc Bích
đã giúp đỡ em trong q trình phân tích mẫu nƣớc.
Tuy nhiên, do bản thân cịn nhiều hạn chế về chun mơn và thực tế, thời
gian hồn thành đề tài khơng nhiều nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cơ và các bạn để khóa
luận hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Phạm Hoài Thu


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG


===================
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải
thiện chất lượng môi trường tại làng nghề thêu ren An Hòa, xã Thanh Hà,
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”.
2. Sinh viên thực hiện:
Phạm Hoài Thu _ 58B – KHMT
Mã sinh viên: 1353070051
3. Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS. Kiều Thị Dƣơng
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Khóa luận thực hiện với các mục tiêu sau:
- Đánh giá đƣợc tình hình ơ nhiễm mơi trƣờng tại làng nghề An Hịa –
Thanh Hà – Thanh liêm – Hà Nam.
- Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao chất lƣợng mơi trƣờng tại khu
vực nghiên cứu.
5. Nội dung nghiên cứu:
Khóa luận thực hiện với các nội dung sau:
- Nghiên cứu và phân tích quy trình sản xuất thêu ren kèm nguồn thải tại
làng nghề An Hòa – Thanh Hà – Thanh Liêm – Hà Nam.
- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng tại làng nghề khu vực
nghiên cứu.
- Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất thêu ren đến tình hình sức khỏe cộng
đồng.
- Đề xuất các biện pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.


6. Những kết quả đạt đƣợc
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích trong phịng thí nghiệm khóa luận đạt
đƣợc những kết quả sau:

- Công nghệ sản xuất của làng nghề thơn An Hịa, xã Thanh Hà cịn rất lạc
hậu, thủ cơng. Quy trình sản xuất thêu ren có sử dụng lƣợng lớn than, củi để đốt
cho lò hơi sinh ra các chất thải tro, bụi, khí độc, nƣớc thải. Ngồi ra, trong cơng
đoạn giặt tẩy cịn sử dụng các hóa chất: Silicat Na2SiO3, Javen, H2SO4 ... đƣợc
các hộ sản xuất sử dụng thủ công đổ thải trực tiếp ra môi trƣờng đã làm môi
trƣờng của làng nghề bị ô nhiễm nhanh chóng và khó khắc phục.
- Hoạt động của làng nghề đã có những tác động gây ơ nhiễm môi trƣờng cục bộ
trong khu vực sản xuất của các hộ dân đặc biệt là môi trƣờng nƣớc. Các ao hồ trong
làng đều không đủ tiêu chuẩn về nƣớc cho sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản. Từ kết
quả phân tích nƣớc mặt cho thấy, nƣớc trong các ao có hàm lƣợng chất hữu cơ
COD cao gấp 1,4 – 1,64 lần, BOD cao gấp 1,32 – 1,71 lần tiêu chuẩn loại B1 theo
QCVN 08:2015/BTNMT. Nƣớc ngầm cũng đang bị ô nhiễm kim loại nặng, một số
nơi không sử dụng đƣợc do nhiễm mặn.
- Kết quả đánh giá của ngƣời dân và quá trình điều tra cho thấy hoạt động sản
xuất thêu ren đã tác động tiêu cực tới sức khỏe ngƣời dân trong khu vực. Các
bệnh ốm đau trong làng nghềliên quan đến hơ hấp, ngồi da, đau đầu...đang có
chiều hƣớng tăng nhanh. Do môi trƣờng sống đang bị ô nhiễm cả về chất lƣợng
cũng nhƣ số lƣợng.
- Đề tài đã đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục vấn đề ô nhiễm môi
trƣờng của khu vực.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3

1.1. Khái niệm về làng nghề.................................................................................. 3
1.2. Tiêu chí làng nghề .......................................................................................... 4
1.3. Đặc điểm chung của làng nghề ...................................................................... 4
1.4. Phân loại làng nghề ........................................................................................ 5
1.5. Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội nông thôn ........................................ 8
1.6. Những vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề........................................... 8
1.6.1. Tổng quan ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề ở Việt Nam .................. 8
1.6.2. Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề.......................... 9
CHƢƠNG II. MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI – GIỚI HẠN – NỘI
DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 16
2.1. Mục tiêu........................................................................................................ 16
2.1.1.Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 16
2.2. Đối tƣợng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu .................................................... 16
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 16
2.2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu.................................................................... 16
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 17
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 17
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu thứ cấp ........................................................ 17
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp........................................................... 18
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ....................................... 20
2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu nội nghiệp...................................................... 29


CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 30
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................................... 30
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 30
3.1.2. Điều kiện khí hậu ...................................................................................... 30
3.1.3. Địa hình thổ nhƣỡng.................................................................................. 31

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ............................................ 31
3.2.1. Đặc điểm dân số và lao động .................................................................... 31
3.2.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 32
3.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã .......................................................... 33
3.3. Những nét đặc trƣng về sản xuất của làng nghề thêu ren An Hòa – Thanh
Hà – Thanh Liêm – Hà Nam ............................................................................... 35
3.3.1. Lịch sử làng nghề ...................................................................................... 35
3.3.2. Quy mô của làng nghề............................................................................... 36
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 38
4.1. Quy trình sản xuất kèm nguồn thải tại làng nghề thêu ren .......................... 38
4.3. Hiện trạng môi trƣờng tại làng nghề thêu ren An Hịa ................................ 43
4.3.1. Mơi trƣờng khơng khí ............................................................................... 43
4.3.2. Môi trƣờng nƣớc ....................................................................................... 46
4.4. Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất thêu ren tại làng nghề đến tình hình sức
khỏe cộng đồng. .................................................................................................. 50
4.5. Đề xuất biện pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng tại làng nghề khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................... 52
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ .............................. 55
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 55
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 55
5.3. Khuyến nghị ................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA

KÍ HIỆU
BOD5


COD

DO

TSS
P
BTNMT

Biochemical oxygen demand
(Nhu cầu ơxy sinh hóa)
Chemical oxygen demand
(Nhu cầu ơxy hóa học)
Dissolvent oxygen
(Hàm lƣợng ơxy hịa tan)
Suspended Soild
(Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng)
Tổng photpho
Bộ Tài nguyên môi trƣờng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT
BNN&PTNT


Thông tƣ
Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

NĐ – CP

Nghị định – Chính phủ

TN&MT

Tài ngun và môi trƣờng

DN
CN - TTCN

Doanh nghiệp
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

WHO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

QCCP

Quy chuẩn cho phép


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất .................... 6
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nƣớc làng nghề thêu ren An Hịa ....................... 19

Hình 4.1. Quy trình sản xuất thêu ren tại làng nghề An Hịa.............................. 38
Hình 4.2. Quy trình chi tiết khâu giặt là.............................................................. 40
Hình 4.3. Mơ hình xử lý nƣớc thải tập trung sử dụng hồ sinh học ..................... 53


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc trƣng nƣớc thải của một số làng nghề dệt nhuộm điển hình ....... 14
Bảng 2.1. Các mẫu nƣớc và chỉ tiêu phân tích.................................................... 20
Bảng 3.1. Số liệu quan trắc khí hậu năm 2016 ................................................... 31
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thanh Hà qua 3 năm 2014 – 2016
............................................................................................................................. 34
Bảng 3.3. Doanh thu từ làng nghề An Hoà qua các năm 2013 – 2016 ............... 36
Bảng 4.1. Bảng quy mô công suất và hóa chất sử dụng của 10 cơ sở sản xuất
thêu ren tại khu vực ............................................................................................. 42
Bảng 4.2. Hệ số phát thải khí đốt than và củi ..................................................... 44
Bảng 4.3. Phát thải ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí do hoạt động đốt nhiên liệu
tại làng nghề thêu ren .......................................................................................... 45
Bảng 4.4. Chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực thôn An Hịa ................................. 46
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nƣớc thải làng nghề An Hoà ................................. 47
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nƣớc ngầm làng nghề An Hịa............................... 49
Bảng 4.7. Các loại bệnh thƣờng mắc phải tại làng nghề An hòa ........................ 51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp
cho GDP của đất nƣớc nói chung và đối với nền kinh tế nơng thơn nói riêng.
Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã đƣợc khôi phục, đầu tƣ phát triển với
quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa khơng những phục vụ nhu cầu trong nƣớc
mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn.
Việc phát triển làng nghề là một phần quan trọng của cơng nghiệp hố,

hiện đại hố nơng nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Phát triển mạnh những ngành nghề, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền
thống có giá trị kinh tế cao, sử dụng đƣợc nhiều lao động là lợi thế của làng
nghề địa phƣơng. Đời sống ngƣời dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nƣớc đã
khấm khá lên do sản xuất nông nghiệp phát triển đồng thời với việc khôi phục
và phát triển các làng nghề.
Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề
là vấn đề môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời lao động, của cộng đồng dân cƣ
đang bị ảnh hƣởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề.
Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nƣớc cũng
nhƣ các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền
vững các làng nghề.
Đã có nhiều làng nghề thay đổi phƣơng thức sản xuất cũng nhƣ quản lý môi
trƣờng và thu đƣợc hiệu quả đáng kể. Song, đối với khơng ít làng nghề, sản xuất
vẫn đang tăng về quy mơ, cịn mơi trƣờng ngày càng ơ nhiễm trầm trọng.
Thêu ren là một nghề thủ công truyền thống đang phát triển mạnh ở Thanh
Liêm, Hà Nam. Công nghệ nấu, tẩy, giặt sợi đã sử dụng nhiều hoá chất gây tác
động xấu đến mơi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí. Để tìm hiểu hiện trạng môi trƣờng
của làng nghề thêu ren huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Tôi đã lựa chọn đề tài:
“ Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng môi trường
tại làng nghề thêu ren An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam”.
1


Đề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng môi trƣờng của
khu vực làng nghề và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi
trƣờng phục vụ cho sự phát triển làng nghề bền vững.

2



CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về làng nghề
Khái niệm làng nghề đƣợc hiểu theo nhiều cách thức khác nhau. Các nhà nghiên
cứu đã đƣa ra nhiều quan niệm về làng nghề, dƣới đây là một số quan niệm.
- Làng nghề là hình thức phân cơng giữa công nghiệp và nông nghiệp sớm
nhất trong nông thôn. Từ đó phát huy nội lực, huy động tiềm năng các hộ trong
nông thôn để phát triển ƣu thế của làng nghề, là một giải pháp cơ bản nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006)
- Làng nghề là các làng nông thôn Việt Nam đang tồn tại hoạt động của các
nghề tiểu thủ cơng, phi nơng nghiệp có ít nhất 30% so với tổng số hộ và lao
động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động, đóng góp ít nhất 50% tổng giá trị sản
xuất và thu nhập chung của làng, doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất 300
triệu đồng. (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006)
- Làng nghề đƣợc phân thành làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề
truyền thống và làng nghề mới...
+ Làng một nghề là những làng ngồi nghề làm nơng nghiệp ra thì chỉ có
thêm duy nhất một nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm ƣu thế tuyệt đối nhƣ: làng
lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng...
+ Làng nhiều nghề giống nhƣ tên gọi của nó, ngồi nghề nơng nghiệp ra thì
làng cịn có thêm một số nghề tiểu thủ công nghiệp khác nhằm tăng thêm thu
nhập cho ngƣời dân sống trong làng nhƣ: Ninh Hiệp, Đồng Văn...
+ Làng nghề truyền thống là làng nghề xuất hiện từ rất lâu đời trong lịch
sử, vẫn còn duy trì và phát triển tới ngày nay, gìn giữ nét đẹp văn hóa qua từng
thời kỳ, có thể tồn tại hàng trăm năm thậm chí là hàng nghìn năm...
+ Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện phát triển, lan tỏa của các làng
nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ
chuyển dịch sang kinh tế thị trƣờng. (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006)


3


1.2. Tiêu chí làng nghề
Theo thơng tƣ số 116/2006/TT – BNN ngày 18/12/2006 của BNN&PTNT
hƣớng dẫn một số nội dung của Nghị Định số 66/2006/NĐ -CP ngày 07/07/2006
của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, một số tiêu chí cơng nhận
nghề truyền, làng nghề và làng nghề truyền thống nhƣ sau:
- Tiêu chí cơng nhận làng nghề: Làng nghề đƣợc cơng nhận phải đạt 03 tiêu
chí sau:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị cơng nhận.
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
- Tiêu chí cơng nhận làng nghề truyền thống:
+ Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định tại Thông tƣ này.
+ Đối với những làng chƣa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí cơng nhận làng nghề
nhƣng có ít nhất một nghề truyền thống đƣợc cơng nhận theo quy định của
Thơng tƣ này thì cũng đƣợc công nhận là làng nghề truyền thống.
1.3. Đặc điểm chung của làng nghề
Ở mỗi làng nghề đều có sự khác nhau về quy mơ sản xuất, quy trình cơng nghệ,
tính chất sản phẩm nhƣng đều có chung một số đặc điểm sau:
- Lực lƣợng lao động trong làng nghề đa số là ngƣời dân sống trong làng.
Các ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho ngƣời
dân tăng thu nhập trong lúc nông nhàn.
- Hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực từ thành viên
trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có. Nhờ vào nhân lực gia đình đã tạo cho các

hộ gia đình khả năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới tính vì nó đáp
ứng nhu cầu chung của các thành viên trong gia đình. Do đó, nó có thể huy động

4


mọi ngƣời trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng sản phẩm sản xuất của
gia đình.
- Cơ sở sản xuất dịch vụ tại làng xã là nơi có nhiểu hộ gia đình cùng tham
gia. Điều này tạo nên tính chất riêng biệt của làng nghề, dẫn đến xu thế độc
quyền những nghề nghiệp, sản phẩm.
- Tính chun mơn hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau trong các làng nghề rất rõ
rệt. Một số trƣờng hợp, sự phân chia lao động trong làng nghề phụ thuộc vào
từng khâu trong quy trình sản xuất. Nghề càng phức tạp, càng có nhiều cơng
đoạn sản xuất thì tính chun mơn hóa càng cao. Sự phân chia này không chỉ
trong một làng mà cịn có thể mở rộng trong nhiều làng.
- Phần lớn kỹ thuật - cơng nghệ của làng nghề cịn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử
dụng các thiết bị thủ công, bán cơ khí hoặc đã đã đƣợc cải tiến một phần, đa số
mua lại từ các cơ sở công nghiệp quốc doanh, các thiết bị này đã cũ, không đồng
bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện làm việc cho ngƣời lao
động. Công nghệ sản xuất đơn giản (đơi khi cịn lạc hậu), cần nhiều sức lao
động (với kỹ thuật cũ mang lại lợi nhuận thấp so với sức lao động đã bỏ ra).
- Biết tận dụng nguyên vật liệu và nhân lực thông qua kỹ năng lao động và
sự khéo léo để tạo thu nhập trong điều kiện thiếu vốn.
1.4. Phân loại làng nghề
Trên cả nƣớc, làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng Sơng Hồng
(chiếm khoảng 60%), cịn lại là ở Miền Trung (chiếm khoảng 30%) và Miền
Nam (khoảng 10%). (Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2008)
Theo Báo cáo môi trƣờng quốc gia năm 2008, dựa trên các tiêu chí khác nhau,
có thể phân loại làng nghề theo một số dạng nhƣ sau:

- Làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm
- Theo quy mơ sản xuất, theo quy trình cơng nghệ
- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
- Theo mức độ sử dụng nguyên nhiên liệu
5


- Theo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích
mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi
trƣờng làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm
là phù hợp hơn cả, gồm 6 nhóm ngành nghề chính (hình 1.1), mỗi ngành
chính lại bao gồm nhiều ngành nhỏ. Mỗi nhóm ngành làng nghề có các
đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ gây ảnh hƣởng khác nhau tới
môi trƣờng.
Thủ công mỹ nghệ

5%

Tái chế phế liệu

15%
39%

17%
20%

4%


Chế biến lương thực,
thực phẩm, chăn nuôi
giết mổ
Dệt nhuộm, ươm tơ
thuộc da
Vật liệu xây dựng, khai
thác đá
Các nghề khác

Hình 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
( Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp, 2008)
* Làng nghề chế biến lƣơng thực phẩm, đi kèm với chăn nuôi có số lƣợng
làng nghề lớn (chiếm 20% số lƣợng làng nghề) phân bố đều trên cả nƣớc, phần
nhiều sử dụng lao động nơng nghiệp, khơng u cầu trình độ cao, hình thức sản
xuất thủ cơng, ít có thay đổi về quy trình sản xuất. Nƣớc ta có nhiều làng nghề
thủ công truyền thống nhƣ nấu rƣợu, làm bánh đa nem, đậu phụ... với các
ngun liệu chính là gạo, ngơ, khoai, sắn, đậu... các nghề này thƣờng gắn với
hoạt động chăn ni ở quy mơ gia đình.

6


* Làng nghề thêu, dệt nhuộm, ƣơm tơ, thuộc da đã có từ lâu đời, nhiều sản
phẩm đã gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hoá đậm nét địa phƣơng. Những
sản phẩm nhƣ lụa, tơ tằm, thổ cẩm, thêu ren, dệt may... khơng chỉ là những sản
phẩm hàng hố có giá trị mà cịn là những tác phẩm nghệ thuật đƣợc đánh giá
cao. Tại các làng nghề nhóm này, lao động nghề thƣờng là lao động chính
(chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nông nghiệp) .
* Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá có từ lâu đời, tập
trung ở các vùng có sẵn nguyên liệu xây dựng. Lao động loại làng nghề này chủ

yếu là thủ cơng, quy trình cơng nghệ thơ sơ, tỷ lệ cơ khí hố thấp. Khi nhu cầu
về xây dựng nhà cửa, cơng trình tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát
triển mạnh đặc biệt là các vùng núi đá vôi.
* Làng nghề tái chế phế liệu chủ yếu mới hình thành, nên số lƣợng ít nhƣng
lại đƣợc phát triển nhanh về loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy nhựa, vải
đã qua sử dụng). Ngoài ra, các làng nghề cơ khí, chế tạo và đúc kim loại phế liệu
sắt vụn, cũng là loại hình làng nghề.
* Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thuỷ
tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, chạm mạ vàng bạc, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ
nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm
tỷ lệ lớn về số lƣợng (khoảng 40% tổng số làng nghề) có truyền thống lâu
đời, sản phẩm có giá trị cao, đậm nét văn hố dân tộc, có tính địa phƣơng
cao. Quy trình sản xuất của các làng nghề này gần nhƣ không thay đổi, lao
động thủ cơng nhƣng địi hỏi tay nghề cao, địi hỏi chun mơn hố và có tính
chuẩn trong sáng tạo.
* Các nhóm ngành khác: Bao gồm các làng nghề chế tạo công cụ thô sơ nhƣ
cầy bừa, quốc xẻng, liềm hái, đóng thuyền, làm quạt giấy, đan vó đan lƣới, làm
lƣỡi câu... những làng nghề nhóm này có từ lâu đời, sản phẩm phục vụ trực tiếp
cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phƣơng. Lao động chủ yếu thủ công,
thu hút nhiều lao động, sản phẩm ít có cải tiến thay đổi.

7


1.5. Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội nơng thơn
Có thể nói đây là một trong những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất
hiệu quả, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Do tốc độ đơ thị hóa
ngày càng nhanh, bình qn ruộng đất sản xuất nơng nghiệp tính theo đầu
ngƣời/ngày càng thấp tạo ra áp lực về việc làm ngày càng nặng nề thêm. Do áp
lực này mà ngày càng có nhiều lao động nông thôn di chuyển một cách ồ ạt ra

thành phố và các trung tâm thành phố kiếm việc làm, tạo ra những khó khăn
nhất định trong cơng tác quản lý xã hội. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền
thống góp phần tạo đƣợc việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, ổn định đời sống
cho cộng đồng dân cƣ ở địa phƣơng, không chỉ đối với lao động trong độ tuổi,
mà còn giải quyết đƣợc một số đối tƣợng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và
ngồi độ tuổi lao động. Trƣớc tình hình này việc phát triển các làng nghề truyền
thống là một trong những chính sách khả thi để giải quyết vấn đề việc làm ở
nông thôn.
Tạo thu nhập cho ngƣời lao động. Làng nghề truyền thống tạo công ăn việc
làm cho ngƣời lao động ở nơng thơn, góp phần để phát triển kinh tế nơng thôn.
Làng nghề thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động nơng thơn theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Phần lớn các làng nghề truyền thống đã đem lại thu nhập và việc làm cho ngƣời
dân ở nông thôn, đối với từng thành viên trong một nông hộ. Đối với chủ cơ sở làng
nghề có thể tìm nguồn nguyên liệu tại địa phƣơng và lao động tại địa phƣơng.
Bên cạnh đó những ngƣời phụ nữ trong gia đình có thể vừa làm việc nhà vừa
lao động sản xuất trong làng nghề, đảm nhiệm đƣợc công việc nội trợ. Tận dụng
triệt để thời gian lao động. Đối với các trƣờng hợp khác thì lao động sản xuất tại
địa phƣơng sẽ hạn chế đƣợc các khoản chi phí đi lại và sinh hoạt.
1.6. Những vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
1.6.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam
Bên cạnh mặt tích cực và những đóng góp lớn cho nền kinh tế - xã hội thì sự
phát triển của hoạt động sản xuất làng nghề cũng mang lại nhiều bất cập. Đặc
8


biệt về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, tác động trực tiếp tới sức khỏe ngƣời dân và
ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ơ nhiễm mơi trƣờng làng nghề có một số
đặc điểm sau:
- Ơ nhiễm mơi trƣờng tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm

vi một khu vực (thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen
với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ơ nhiễm khó quy hoạch và kiểm sốt.
- Ơ nhiễm mơi trƣờng tại các làng nghề thƣờng khá cao tại các khu vực sản
xuất, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ ngƣời lao động.
Chất lƣợng môi trƣờng tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà ngƣời lao động tiếp xúc khá cao: 95%
ngƣời lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6%
tiếp xúc với hoá chất. (Đề tài KC 08.09, 2005)
Qua kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nƣớc của đề tài KC
08.09 (2005) thì có tới có 46% làng nghề có mơi trƣờng bị ơ nhiễm nặng (đối
với khơng khí, nƣớc, đất hoặc cả 3 dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm
nhẹ. Đáng báo động là mức độ ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề khơng
giảm mà cịn có xu hƣớng gia tăng nhanh theo thời gian.
1.6.2. Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC 08.09 (2005) khoa công nghệ và
môi trƣờng trƣờng đại học Bách Khoa Hà Nội, tình hình ơ nhiễm tại các làng
nghề diễn ra khá nghiêm trọng, các chỉ tiêu phân tích nƣớc thải nhƣ COD, BOD,
SS... hàm lƣợng các chất khí thải CO2, SO2, bụi, tiếng ồn đều vƣợt quá tiêu
chuẩn cho phép. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm các môi trƣờng nƣớc, khơng khí,
đất do sản xuất ngành nghề gây ra là không giống nhau giữa các phân ngành.
Mức độ ô nhiễm diễn ra phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, tính chất sản phẩm và
thành phần chất thải, thải ra môi trƣờng. Do đó, để tìm hiểu về tình hình ơ nhiễm
môi trƣờng ở các làng nghề, trƣớc tiên ta phải biết về tải lƣợng và thành phần
chất thải của mỗi ngành sản xuất. Kết quả tính tốn tải lƣợng các chất ô nhiễm
do hoạt động sản xuất làng nghề.
9


Ơ nhiễm mơi trƣờng có những ảnh hƣởng rất lớn đối với đời sống con
ngƣời và thực tế ô nhiễm môi trƣờng luôn phát triển cùng chiều với các hoạt

động sản xuất.
Ở các làng nghề do quá trình hình thành và phát triển mang tính tự phát,
thiết bị đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên
liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tƣ cho xây dựng các hệ thống sử
lý nƣớc, khí thải hầu nhƣ khơng đƣợc quan tâm. Ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh thái
và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của ngƣời lao động cịn rất hạn chế. Do đó
vấn đề ơ nhiễm mơi trƣờng làng nghề nƣớc ta trở nên bức xúc nhất hiện nay.
Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất làng nghề một cách đầy
đủ hơn cả là tìm hiểu theo các nhóm nghề. Theo cách này hiện trạng ơ nhiễm ở
các làng nghề đƣợc xét theo các nhóm sau:
- Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trƣờng làng nghề chế biến NSTP:
Ngành chế biến nơng sản là ngành có nhu cầu nƣớc rất lớn và thải ra một
lƣợng nƣớc không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. Tùy theo quy
trình chế biến, nƣớc thải chế biến nơng sản thực phẩm có BOD 5 lên tới 2500 5000mg/l, COD 13300 - 20000mg/l (nƣớc tách bột đen trong sản xuất tinh bột
sắn). Nƣớc thải cống chung của các làng nghề này đều vƣợt quy chuẩn cho phép
từ 5 - 32 lần.
Chất thải trong nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm rất đa dạng. Nhìn
chung chất thải trong nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm là những chất hữu cơ
dễ bị phân hủy. Trong khu vực các làng nghề này thƣờng có thêm ngành nghề
chăn ni gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản để tận thu các nguồn nguyên liệu cịn
thừa ra. Chất thải của ngành nghề chăn ni gia súc, gia cầm chất thải chủ yếu là
chất hữu cơ, định mức chất thải rắn đối với gia súc, gia cầm (lợn thải ra
1,5kg/con/ngày, gà, vịt, ngan thải ra 0,1kg/con/ngày, trâu, bị thải ra
3kg/con/ngày). Chất thải ngành chăn ni là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy,
gây ô nhiễm mơi trƣờng, tạo mùi khó chịu, nếu khơng đƣợc xử lý tốt sẽ gây ô
nhiễm cả 3 môi trƣờng: đất, nƣớc và khơng khí.
10


Nguồn gây ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí đặc trƣng nhất của các làng

nghề chế biến NSTP là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng
rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nƣớc thải sinh ra. Các khí ơ nhiễm gồm H 2S,
CH4, NH3 đặc biệt là làng nghề sản xuất nƣớc mắm do phơi cá ngồi trời nên
mùi hơi tanh bốc lên rất khó chịu, làm giảm chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí và
ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động. Mặt
khác, tại các làng nghề chế biến NSTP sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải
vào khơng khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2... tuy nhiên do đƣợc phát
tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ
hơn tiêu chuẩn cho phép.
Hiện trạng môi trƣờng đất và chất thải rắn tại các làng nghề chế biến nơng
sản có sự khác nhau giữa các làng nghề. Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong
thải ra lƣợng chất thải rắn nhƣ vỏ, sơ. Hiện nay bã thải sắn đƣợc tận dụng làm
thức ăn cho cá và chăn nuôi. Bã dong chứa hàm lƣợng sơ cao, một phần đƣợc
đem phơi khô làm nhiên liệu, phần lớn đƣợc đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn,
khi bị phân hủy gây mùi xú uế. Nguồn thải này góp phần chính làm ơ nhiễm mơi
trƣờng đất và trực tiếp gây ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí cũng nhƣ ảnh hƣởng
đến chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm ở làng nghề.
Các làng nghề nấu rƣợu, làm tƣơng, đậu phụ và nƣớc mắm có nguồn chất
thải rắn chủ yếu là bỗng rƣợu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dƣỡng
cho gia súc, gia cầm. Vì vậy, tại các làng này thƣờng phát triển chăn nuôi để tận
dụng nguồn bã thải đó và chất thải chăn ni cũng góp phần làm tăng mức độ ơ
nhiễm làng nghề. Cịn tại các làng nghề sản xuất bún, bánh lƣợng chất thải rắn
không đáng kể, chủ yếu chỉ có xỉ than.
- Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trƣờng các làng nghề sản xuất vật liệu
xây dựng:
Các làng sản xuất vật liệu xây dựng ở nƣớc ta hiện nay, cơng nghệ sản
xuất cịn thơ sơ, tỷ lệ cơ khí hố thấp, lao động giản đơn là chủ yếu, sản xuất vật
liệu tiêu thụ một lƣợng rất lớn nhiên liệu là than và củi.
11



Ở các làng này mức độ ơ nhiễm khơng khí là nghiêm trọng nhất. Bụi phát
sinh từ quá trình khai thác, gia cơng ngun liệu, vận chuyển vào lị, ra lị và bốc
dỡ sản phẩm là rất lớn. Khói độc và sức nóng toả ra từ các lị nung, tiếng ồn do
hoạt động giao thông làm cho môi trƣờng không khí bị ơ nhiễm nặng, ảnh
hƣởng lớn đến sức khoẻ ngƣời dân, cây cối và hoa màu.
Trong quá trình khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói thiếu quy
hoạch đã gây huỷ hoại thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh hƣởng lớn tới
quá trình tƣới tiêu và làm giảm diện tích canh tác.
- Làng nghề tái chế phế thải:
Làng nghề tái chế phế thải gồm: tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế
nhựa... là một ngành mới đƣợc hình thành tuy nhiên trong những năm qua đã
phát triển khá nhanh.
Ở các làng nghề này ô nhiễm môi trƣờng nƣớc diễn ra khá nghiêm trọng,
do đặc điểm sử dụng nhiều nƣớc. Trong quá trình rửa sạch chất thải, nƣớc thải
mang theo khá nhiều các tạp chất làm ô nhiễm môi trƣờng. Một kết quả nghiên
cứu tại làng nghề Dƣơng Lỗ (Bắc Ninh) nƣớc có hàm lƣợng COD là 630 - 1260
mg/l vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 12 lần, ngoài ra hàm lƣợng Phenol rất
cao (0,2mg/l) vƣợt tiêu chuẩn cho phép 10 lần. Ở làng nghề tái chế kim loại
nƣớc thải của quá trình tẩy rửa và mạ kim loại chứa hoá chất axit, xút, các kim
loại nhƣ: Cr2+, Pb2+... gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nƣớc. Một kết quả
nghiên cứu năm 2002 tại làng nghề Phƣớc Kiều - Quảng Nam, hàm lƣợng Pb2+
là 0,6 mg/l vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép 6 lần.
Ngoài ra ở những làng này phải thƣờng xuyên chịu nhiệt độ cao, tiếng ồn
lớn, bụi và khí độc nhiều.
- Làng nghề dệt nhuộm:
Trong cơ cấu làng nghề dệt nhuộm nói chung, nghề nhuộm chiếm một vị
trí quan trọng. Hoạt động của các làng nhuộm không chỉ tạo ra những giá trị
về mặt kinh tế xã hội, mà còn tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc.
Cũng nhƣ các làng chế biến nông sản thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi

trƣờng nƣớc là vấn đề lớn nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm. Đây là ngành
12


sử dụng nhiều nƣớc, nhiều hố chất, thuốc nhuộm. Thơng thƣờng khoảng 30%
thuốc nhuộm và 85 - 90% hoá chất cịn lại, sau quy trình cơng nghệ nhuộm đƣợc
thải vào trong nƣớc, vì vậy nƣớc thải có pH, COD, TS, BOD, độ màu rất cao.
- Làng nghề thêu ren: Phát thải ra trong hoạt động tẩy trắng các sản phẩm,
nƣớc thải có chứa các hố chất tẩy, các chất hữu cơ, các xơ sợi.
Theo đánh giá của Sở công nghệ và môi trƣờng Hà Nam năm 2008. Để
tẩy trắng sản phẩm, lƣợng hoá chất dùng để sản xuất cho 100m vải cần khoảng
0,25kg Javen, 0,2kg silicat, 0,2 kg H2O2. Phẩm màu công nghiệp dùng để nhuộm
hấp xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, ngƣời dân làm nghề không nắm đƣợc
thành phần, độc tính của thuốc nhuộm. Nguồn thải làng nghề dệt nhuộm, ngồi
nƣớc thải có thành phần thơng thƣờng nhƣ: các chất hữu cơ, NH3, NO2-, PO3-,
cịn có một lƣợng lớn các hoá chất là thành phần thuốc nhuộm (trong đó có một
số hợp chất rất độc với con ngƣời và môi trƣờng sinh thái nhƣ các hợp chất
diazô), các chất màu làm cho nƣớc nhiễm màu. Thông thƣờng lƣợng thuốc
nhuộm đi cùng nƣớc thải chiếm tới 25%. Ô nhiễm mơi trƣờng khơng khí, bụi do
sử dụng than và các loại khí sinh ra khi phân huỷ chất thải.
Tại làng nghề dệt nhuộm các chỉ tiêu phân tích nƣớc thải nhƣ COD, BOD,
SS đều vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1- 4 lần. Độ ồn do các thiết bị dệt gây ra
từ 75 - 90dB cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

13


Bảng 1.1. Đặc trƣng nƣớc thải của một số làng nghề dệt nhuộm điển hình
Lƣợng
STT


1

2

3

4

5

6

7

Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải

nƣớc thải

Tên làng nghề

(m3/ngày)

pH

COD

BOD5

SS


Độ màu

100

-

6076

2400

764

4110

960

8 – 9,7

14

77 – 139

1266

-

-

-


-

-

50

7,8

1020

780

215

466

20

7,2

632

241

517

69

-


8,2

372

212

375

260

-

6,9

312

272

205

195

-

5,5 – 9

100

50


100

Ƣơm tơ Cố Chất –
Nam Định
Dệt nhuộm Phƣơng
La – Thái Bình
Dệt nhuộm Tƣơng
Giang – Bắc Ninh
Ƣơm tơ Bảo Lộc –
Lâm Đồng
Ƣơm tơ Đơng n –
Quảng Nam
Dệt đũi Nam Cao –
Thái Bình
Dệt nhuộm Thái
Phƣơng – Thái Bình
TCVN 5945 – 1995
(nƣớc loại B)

320 – 900 72 – 410

-

( Nguồn: Đề tài KC 08-09 về môi trường – làng nghề )
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng các thơng số pH, BOD, COD, độ
đục, độ màu, TSS đều vƣợt quá TCVN 5945 – 1995 (nƣớc loại B) rất nhiều lần.
Quá đó cũng thấy đƣợc chất lƣợng nƣớc thải tại các làng nghề đã và đang là vấn
đề khá nghiêm trọng gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng xung quanh, cũng nhƣ chất
lƣợng cuộc sống của ngƣời dân nơi đây.

- Làng nghề ƣơm tơ: Sản xuất 1kg kén tơ cần sử dụng 1,5kg than, 0,08kg
củi, 1 tạ kén sử dụng 1m3 nƣớc, chất thải phát sinh từ sản xuất tơ tằm, nƣớc thải
có chứa các chất hữu cơ, nitơ, tơ sợi vì thế nƣớc thải dễ phân huỷ và gây mùi
khó chịu tại khu vực làng nghề này. Ơ nhiễm khơng khí từ các lò hơi, các lò than
sinh ra bụi và các khí độc.
14


Ngoài ra, bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề dệt nhuộm, ƣơm tơ đƣợc
gây nên bởi các yếu tố nhƣ: tiếng ồn, bụi, bụi bơng, hóa chất, hơi khí độc, nƣớc
thải chứa Javen và các loại hóa chất độc. Theo một kết quả điều tra tại 4 làng
nghề dệt lụa cho thấy ngƣời lao động có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp là 5,5%,
đau lƣng là 13%, giảm thị lực là 15,8%, bệnh về tai chiếm 9,5% trên tổng
số ngƣời đến khám chữa bệnh tại trạm y tế của địa phƣơng. Trong số
những bệnh cấp tính thì bệnh đau đầu, mất ngủ, suy nhƣợc thần kinh chiếm
tỷ lệ cao nhất (46%) và trong số những bệnh mãn tính thì bệnh xƣơng khớp cũng
chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 30%).
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Các làng nghề này hiện tƣợng ơ nhiễm
mơi trƣờng nƣớc diễn ra ít nghiêm trọng nhƣ các làng nghề chế biến NSTP và
các làng nghề tái chế. Tuy nhiên, sản xuất tại các làng nghề này lại thƣờng
xuyên gây ra bụi và tiếng ồn lớn, hoặc gây ra khí độc khi tẩm sấy các đồ mây,
tre đan.
- Làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu: Thƣờng tạo ra các chất
thải rắn (xỉ than, gạch vỡ, gạch phồng, đất đá thải do khai thác khống sản ...) và
chất thải khí (bụi, SO2, CO, NOx...). Theo phƣơng pháp đánh giá thống kê của
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì lƣợng bụi phát sinh trong q trình khai thác,
chế biến và vận chuyển đá vơi nhƣ sau: khoan nổ mìn 0,4kg bụi/tấn, bốc xếp,
vận chuyển 0,17kg/tấn, nghiền sàng 0,3kg/tấn.
Đánh giá: Trong các thành phần gây ô nhiễm môi trƣờng thì các hoạt động
trong làng nghề cũng là một thành phần gây ô nhiễm môi trƣờng đáng kể.

Có thể nhận thấy đƣợc các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề dệt
nhuộm, thêu ren đã và đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Mặc dù đã
có một số nghiên cứu trƣớc đó nhằm đánh giá mức độ ảnh hƣởng, ô nhiễm của
làng nghề tới môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Tuy nhiên vấn đề mà các làng
nghề gây ra vẫn còn chƣa rõ ràng cụ thể, chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của
các ban ngành đồn thể, chính quyền địa phƣơng. Vì vậy đề tài khóa luận tiếp
tục hƣớng sự quan tâm của mình cho vấn đề này nhằm góp phần đánh giá một
cách khách quan, cụ thể hơn về tình hình ơ nhiễm do hoạt động sản xuất thêu
ren gây ra.
15


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI – GIỚI HẠN – NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng qt
Góp phần nâng cao chất lƣợng mơi trƣờng của các làng nghề ở Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc tình hình ơ nhiễm mơi trƣờng tại làng nghề An Hòa –
Thanh Hà – Thanh liêm – Hà Nam.
- Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tại khu
vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình sản xuất thêu ren của làng nghề khu vực nghiên cứu.
- Chất lƣợng môi trƣờng của làng nghề khu vực nghiên cứu, đánh giá qua
các thông số đặc trƣng.
+ Nƣớc mặt: Chỉ tiêu pH, DO, BOD, COD, Fe, NH4+.
+ Nƣớc thải: Chỉ tiêu pH, TSS, amoni, nitrite, tổng photpho, COD, BOD, H2S.

+ Nƣớc ngầm: Chỉ tiêu pH, amoni, nitrit, sulfat, clorua, Fe, Mn, độ cứng,
chất rắn tổng số.
2.2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Làng nghề thêu ren An Hòa – Thanh Hà – Thanh
Liêm – Hà Nam.
- Giới hạn nghiên cứu: Do điều kiện về thời gian và điều kiện nghiên cứu
còn hạn chế, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, lấy mẫu phân tích đánh giá mơi
trƣờng nƣớc mặt, nƣớc thải, nƣớc ngầm, cịn mơi trƣờng khơng khí khơng lấy
mẫu phân tích mà chỉ mang tính nội suy dựa trên các nghiên cứu trƣớc đó.

16


2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu và phân tích quy trình sản xuất thêu ren kèm nguồn thải tại
làng nghề An Hòa – Thanh Hà – Thanh Liêm – Hà Nam.
- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng tại làng nghề khu vực
nghiên cứu.
- Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất thêu ren đến tình hình sức khỏe cộng
đồng.
- Đề xuất các biện pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp
Đề tài đã sử dụng và kế thừa một số thông tin, dữ liệu đƣợc công bố từ các
nguồn đáng tin cậy. Cụ thể, tài liệu đƣợc kế thừa từ các nguồn nhƣ sau:
- Luận cứ khoa học, định lý, sách giáo khoa, luận văn, luận án, tài liệu
chuyên ngành, sách chuyên khảo liên quan đến môi trƣờng đƣợc thu thập từ thƣ
viện, internet...
- Các số liệu, tài liệu liên quan đến môi trƣờng làng nghề đã công bố đƣợc
tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề

khoa học...
- Số liệu quan trắc đƣợc thu thập từ các: Sở tài nguyên môi trƣờng tỉnh Hà
Nam, Chi cục thống kê huyện Thanh Liêm...
- Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí có liên quan và mang
tính đại chúng cũng sẽ đƣợc thu thập và xử lý.
- Tài liệu về quy trình sản xuất thêu ren tại xã, kết quả của các đề tài nghiên
cứu có liên quan, thơng tin về lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
thông qua các báo cáo đề án xây dựng nông thôn mới của UBND xã Thanh Hà –
Thanh Liêm – Hà Nam.

17


×