Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo vệ chất lượng nước biển ven bờ tại các khu vực cảng tàu thuộc tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 93 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG








SINH VIÊN: ĐỖ THỊ THANH HUYỀN







ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
BẢO VỆ CHẤT LƢỢNG NƢỚC BIỂN VEN BỜ
TẠI CÁC KHU VỰC CẢNG TÀU THUỘC TỈNH
KHÁNH HÒA




ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG






GVHD: TS. TRẦN QUANG NGỌC







Nha Trang, tháng 6/2013
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài đồ án này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của mọi ngƣời để hoàn thành kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô Bộ môn kỹ thuật môi trƣờng và giảng viên trƣờng Đại học Nha
Trang trong suốt 4 năm học vừa qua đã cung cấp kiến thức để tôi có thể thực hiện
bài đồ án.
T.S Trần Quang Ngọc – Bộ môn Hóa, trƣờng Đại học Nha Trang đã hƣớng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trƣởng phòng quan trắc – Trung tâm Quan trắc Tài Nguyên và Môi trƣờng
Khánh Hòa – chị Quách Thanh Thủy và các anh chị phòng lấy mẫu, phòng thí
nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ngƣời thân và bạn bè đã luôn
ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 15 tháng 6 năm 2013

Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Thanh Huyền




ii
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
Đặt vấn đề 1
Mục tiêu 2
Nội dung 2
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Khánh Hòa 3
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 5
1.2. Tổng quan về vùng biển và cảng biển Khánh Hòa 8
1.2.1. Cảng Nha Trang 9
1.2.2. Cảng Cam Ranh 12
1.2.3. Cảng Hòn Khói 15
1.3. Các hoạt động ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại một số khu
vực cảng tàu tỉnh Khánh Hòa 17
1.3.1. Việc xây dựng, sửa chữa, bảo trì các công trình tại cảng 17
1.3.2. Hoạt động của các tàu thuyền 18

1.3.3. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa 18
1.3.4. Hoạt động du lịch 19
1.3.5. Hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân xung quanh 19
1.4. Khái quát về quan trắc môi trƣờng 21
1.4.1. Định nghĩa 21
1.4.2. Mục tiêu 21
iii
1.4.3. Tình hình quan trắc ở Việt Nam và Khánh Hòa 22
1.4.4. Các giai đoạn của một chƣơng trình quan trắc nƣớc biển 26
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tƣợng và cơ sở lý thuyết 31
2.2. Phạm vi nghiên cứu 31
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu 32
2.3.2. Khảo sát thực địa 32
2.3.3. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá 32
2.3.4. Lấy mẫu và bảo quản mẫu 34
2.3.5. Một số phƣơng pháp phân tích thông số trong phòng thí nghiệm 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 52
3.1. Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại các khu vực cảng tàu –
Khánh Hòa 52
3.1.1. Kết quả và đánh giá các thông số hiện trƣờng 52
3.1.2. Kết quả và đánh giá các chỉ tiêu phân tích trong PTN 54
3.2. Đề xuất biện pháp 66
3.2.1. Biện pháp chung 66
3.2.2. Biện pháp riêng đối với các hoạt động 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC i
I. Phụ lục 1
II. Phụ lục 2
III. Phụ lục 3
IV. Phụ lục 4

iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. AAS (Atomic Absorption Spectrophotometric): Máy Quang Phổ Hấp
Thu Nguyên Tử
2. BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng
3. COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học
4. CV (Cheval-Vapeur): Mã lực
5. DO (Dissolved Oxygen): Lƣợng Oxy hòa tan trong nƣớc
6. DWT (Deadweight Tonnage): Là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của
tàu thủy tính bằng tấn.
7. ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific):
Các Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á và Thái Bình Dƣơng
8. GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
9. GMT (Greenwich Mean Time): Giờ Trung bình tại Greenwich
10. GT (Gross Tonnage): Tổng dung tích
11. ICD (Inland Container Depot): Cảng nội địa
12. KH: Khánh Hòa
13. QTMT: Quan Trắc Môi Trƣờng
14. QA/QC (Quality Assurance/ Quality Control): Đảm bảo chất lƣợng và
Kiểm soát chất lƣợng
15. TP: Thành Phố
16. TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn
17. TSS (Total Suspended Solids): Tổng chất rắn lơ lửng

18. TT: Thông Tƣ



v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
CHƢƠNG 1
Bảng 1. 1. Phƣơng pháp đo, phân tích một số thông số tại hiện trƣờng 29
Bảng 1. 2. Phƣơng pháp phân tích một số thông số trong phòng thí nghiệm 30

CHƢƠNG 3
Bảng 3. 1. Một số đặc điểm khí tƣợng, hiện trƣờng khi đi lấy mẫu 52
Bảng 3. 2. Kết quả các thông số đo tại hiện trƣờng 53
Bảng 3. 3. Kết quả phân tích mẫu nƣớc biển tại cảng Nha Trang, Cam Ranh, Hòn
Khói 55

PHỤ LỤC
Bảng phụ lục 1. Giá trị giới hạn của các thông số trong nƣớc biển ven bờ
Bảng phụ lục 2. Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc biển tại hiện trƣờng
Bảng phụ lục 3. Phƣơng pháp đo, phân tích các thông số tại hiện trƣờng
Bảng phụ lục 4. Phƣơng pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm
Bảng phụ lục 5. Kết quả xây dựng đƣờng chuẩn của đồng (Cu)
Bảng phụ lục 6. Kết quả xây dựng đƣờng chuẩn của kẽm (Zn)
Bảng phụ lục 7. Kết quả xây dựng đƣờng chuẩn của chì (Pb)
Bảng phụ lục 8. Kết quả xây dựng đƣờng chuẩn của cadimi (Cd)




vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
CHƢƠNG 1
Hình 1. 1. Du lịch Khánh Hòa 6
Hình 1. 2. Bờ biển Khánh Hòa 8
Hình 1. 3. Bản đồ khu vực xung quanh cảng Nha Trang 10
Hình 1. 4. Cảng Nha Trang đón khách du lịch 11
Hình 1. 5. Bản đồ khu vực xung quanh cảng Cam Ranh 13
Hình 1. 6. Bản đồ khu vực xung quanh cảng Hòn Khói 15

CHƢƠNG 2
Hình 2. 1. Các dụng cụ chứa mẫu 34
Hình 2. 2. Các máy đo pH, DO, độ mặn tại hiện trƣờng 35
Hình 2. 3. Lấy mẫu phân tích vi sinh 36
Hình 2. 4. Đo các thông số ở hiện trƣờng 37
Hình 2. 5. Giấy lọc sau khi lọc 40
Hình 2. 6. Máy bơm chân không 40
Hình 2. 7. Hệ thống chƣng cất 41
Hình 2. 8. Máy chƣng cất nƣớc 2 lần 41
Hình 2. 9. Tủ hút khí độc 46
Hình 2. 10. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 48
Hình 2. 11. Máy phân tích dầu mỡ 49
Hình 2. 12. Máy thu hồi dung môi S – 316 51

CHƢƠNG 3
Hình 3. 1. Hình ảnh hoạt động tại khu vực cảng Nha Trang 69
Hình 3. 2. Hình ảnh hoạt động tại khu vực cảng Cam Ranh 70

vii
Biểu đồ 3. 1. Biểu đồ thể hiện giá trị pH tại khu vực 3 cảng 54
Biểu đồ 3. 2. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng amoni tại các khu vực cảng tàu tỉnh

Khánh Hòa 57
Biểu đồ 3. 3. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng asen (As) tại các khu vực cảng tàu tỉnh
Khánh Hòa 58
Biểu đồ 3. 4. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng cadimi (Cd) tại các khu vực cảng tàu tỉnh
Khánh Hòa 59
Biểu đồ 3. 5. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng chì (Pb) tại các khu vực cảng tàu tỉnh
Khánh Hòa 60
Biểu đồ 3. 6. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng đồng (Cu) tại các khu vực cảng tàu tỉnh
Khánh Hòa 61
Biểu đồ 3. 7. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng kẽm (Zn) tại các khu vực cảng tàu tỉnh
Khánh Hòa 62
Biểu đồ 3. 8. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng dầu mỡ tại các khu vực cảng tàu tỉnh
Khánh Hòa 63
Biểu đồ 3. 9. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng coliforms tại các khu vực cảng tàu tỉnh
Khánh Hòa 64

PHỤ LỤC
Hình phụ lục 1. Biểu thị mối tƣơng quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của đồng (Cu)
Hình phụ lục 2. Biểu thị mối tƣơng quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của kẽm (Zn)
Hình phụ lục 3. Biểu thị mối tƣơng quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của chì (Pb)
Hình phụ lục 4. Biểu thị mối tƣơng quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của cadimi
(Cd)
1
LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Biển có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời.
Với tổng diện tích chiếm 71% diện tích trái đất, biển là nơi bắt nguồn của sự
sống, nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của loài ngƣời, nơi có
những nguồn của cải phong phú nuôi sống con ngƣời trƣớc kia, hiện nay và nhất là
trong tƣơng lai.

Nhận ra đƣợc sự đa dạng, phong phú của tài nguyên biển, con ngƣời đã và đang
tiếp tục khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế biển đƣợc chọn là một trong những ngành mũi nhọn cho nên việc xây dựng
và phát triển hệ thống cảng biển quốc gia có vai trò to lớn, góp phần xứng đáng vào
thành quả của đất nƣớc.
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều lợi thế biển, đảo. Hệ
thống cảng biển đƣợc hình thành khá sớm và hoạt động rất mạnh mẽ. Chính vì lẽ đó
mà nền kinh tế cũng nhƣ ngành du lịch của Khánh Hòa cũng đƣợc thúc đẩy, tăng
cƣờng giúp nâng cao đời sống nhân dân cả tỉnh.
Tuy nhiên song hành với sự phát triển cảng biển thì các nhà môi trƣờng phải đối
mặt với nguy cơ ô nhiễm chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại các khu vực cảng biển
nhiều hơn tại Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng.
Để phát hiện kịp thời và đƣa ra các biện pháp bảo vệ sớm, thì các nhà môi
trƣờng cần phải giám sát, theo dõi thƣờng xuyên dựa vào các cơ sở về quan trắc
chất lƣợng môi trƣờng tại các khu vực cảng tàu.
Vì vậy, tôi xin mạnh dạn tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện
pháp bảo vệ chất lượng nước biển ven bờ tại các khu vực cảng tàu thuộc tỉnh
Khánh Hòa”.

2
Mục tiêu
Đề tài nhằm các mục tiêu sau:
 Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại một số khu vực cảng tàu
thuộc tỉnh Khánh Hòa: Cảng Nha Trang, cảng Cam Ranh, cảng Hòn Khói
trong 3 tháng: tháng 3, 4, 5 năm 2013.
 Từ đó đề xuất một số biện pháp sử dụng và bảo vệ hợp lý chất lƣợng nƣớc
biển ven bờ khu vực này.
Nội dung
 Khảo sát hiện trƣờng, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và các hoạt
động gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại các khu vực cảng

Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói.
 Tiến hành lấy mẫu, phân tích thí nghiệm, xử lý số liệu quan trắc.
 Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại các khu vực cảng tàu
thuộc tỉnh Khánh Hòa nhƣ cảng Nha Trang, cảng Cam Ranh, cảng Hòn
Khói.
 Đề xuất biện pháp bảo vệ chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại các khu vực cảng
tàu thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu có thể là sẽ là một nguồn tƣ liệu và là cơ sở để có cái nhìn
đúng đắn hơn về chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại một số khu vực cảng tàu thuộc
tỉnh Khánh Hòa, từ đó có hƣớng sử dụng, khai thác và bảo vệ hợp lý.





3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Khánh Hòa
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
 Vị trí địa lý
Khánh Hoà là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nƣớc ta. Phía Bắc giáp tỉnh Phú
Yên, điểm cực Bắc có tọa độ 12
0
52'15'' vĩ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận,
điểm cực Nam có tọa độ 11
0
42' 50'' vĩ Bắc. Phía Tây giáp các tỉnh Đắk Lắk và Lâm
Đồng, điểm cực Tây có tọa độ 108
0

40’33'' kinh Đông. Phía Đông giáp biển với
chiều dài khoảng 385 km, điểm cực Đông tại mũi Hòn Đôi thuộc bán đảo Hòn
Gốm, huyện Vạn Ninh với tọa độ 109
0
27’55'' kinh Đông, đây cũng là điểm cực
Đông trên đất liền của nƣớc ta. Lãnh thổ tỉnh gồm hai phần đất liền và hải đảo.
Trong đó quần đảo Trƣờng Sa có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng của cả
nƣớc. [14]
 Địa hình
Địa hình của tỉnh Khánh Hoà tƣơng đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông
với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phía Tây
là sƣờn đông dãy Trƣờng Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ dốc lớn và địa hình bị
chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và
thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển
thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Với chiều dài 385 km bờ biển khúc khuỷu,
Khánh Hòa có điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nƣớc sâu, nhiều vùng đất
rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10
đầm vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều hình thù khác nhau.
Đặc điểm địa hình Khánh Hoà đã tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng
vừa mang tính đặc thù của mỗi tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập. Việc
4
khai thác tài nguyên phải phù hợp với các dạng hình cảnh quan nhằm bảo đảm tính
bền vững và có hiệu quả.
 Khí hậu
Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa
mang tính chất của khí hậu đại dƣơng nên tƣơng đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình
năm 26
o
C. Do có những vùng núi cao trên 1000 m nên có các đặc trƣng của khí hậu
nhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà và mát mẻ quanh năm, không có các hiện tƣợng thời

tiết đặc biệt nhƣ gió nóng, sƣơng muối… Ở những tiểu vùng khí hậu này, sƣơng mù
thƣờng xuất hiện vào lúc sáng sớm và chiều tối cuối tháng 7 và 8 tăng thêm vẻ
huyền ảo của tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch núi
và trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới.
Lƣợng mƣa trung bình trên dƣới 2000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa
mƣa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 – 80% lƣợng mƣa cả năm. Riêng khu vực
Nha Trang mùa mƣa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho
mùa du lịch kéo dài. Gió với tần suất khác nhau xuất hiện theo mọi hƣớng, gió tây
khô nóng và gió Tu Bông thƣờng xảy ra bất lợi cho cây trồng. [7]
 Tài nguyên thiên nhiên
Đất: Đất đai của tỉnh Khánh Hoà bao gồm nhiều loại. Trong đó chiếm phần lớn
diện tích là đất đỏ vàng với khoảng 84.4% rất thích hợp cho hoa màu và cây công
nghiệp. Kế đến là đất phù sa, chiếm 7.5% thích hợp cho trồng lúa. Đất xám bạc màu
chiếm 4.6%. Đất cát và cồn cát chiếm 2%, chủ yếu sử dụng cho khu dân cƣ, trồng
cây ăn quả và đồng bằng ven biển. Đất mặn và phèn mặn chiếm 1.5%, thích hợp
cho làm muối, nuôi trồng thuỷ sản.
Rừng: Diện tích rừng hiện có 155.8 nghìn ha, trữ lƣợng gỗ 18.5 triệu m
3
. Trong
đó có 64.8% là rừng sản xuất, 34% là rừng phòng hộ và 1.2% là rừng đặc dụng.
Rừng sản xuất chiếm nhiều song chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Rừng
5
phòng hộ chiếm 34%, hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện
Khánh Vĩnh, Vĩnh Sơn và Ninh Hoà. Rừng có nhiều gỗ quý: cẩm lai, trắc mun.
Biển: Bờ biển dài hàng trăm kilomet với những bãi tắm tuyệt đẹp. Vùng biển có
thể đánh bắt nhiều loài hải sản có giá trị nhƣ: sò huyết, tôm hùm, cá thu, cá mực, cá
ngừ, san hô…; lâm sản: lim, gụ, mật ong, mây, song, lá buông. Các vịnh biển vùng
có tiềm năng du lịch vừa là nơi nuôi trồng thuỷ sản nhƣ: vịnh Nha Trang, vịnh Vân
Phong, vịnh Cam Ranh. Tổng trữ lƣợng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hoà khoảng
150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%), cho phép khai thác hàng năm

khoảng 70 nghìn tấn. Nƣớc biển có nồng độ muối tƣơng đối cao, thuận lợi cho việc
sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp. Biển
Khánh Hoà còn là nơi cƣ trú của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác
khoảng 2000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý hiếm ít tỉnh trong cả nƣớc có,
không chỉ đóng góp trực tiếp cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho
công nghiệp chế biến dƣợc liệu bổ dƣỡng cao cấp.
Khoáng sản: Có nhiều loại nhƣ than bùn, môlíp đen, cao lanh, vàng sa khoáng,
nƣớc khoáng, sét chịu lửa, cát, đá vôi, san hô, đá granít…Đặc biệt vùng Cam Ranh
và Nha Trang có nhiều cát trắng dùng nấu thuỷ tinh cao cấp với trữ lƣợng 34.3 triệu
tấn, cát bán đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh) trữ lƣợng khoảng 1 tỷ tấn. Ngoài ra, nhiều
loại khoáng sản khác cũng có trữ lƣợng lớn nhƣ: inmenhit trữ lƣợng 26 vạn tấn, đá
granít trữ lƣợng 2 tỷ tấn, nƣớc khoáng đƣợc phân bố rải đều trên địa bàn. [14]
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Khánh Hoà là một tỉnh đất không rộng, ngƣời không đông nhƣng đƣợc thiên
nhiên ƣu đãi đặc biệt - khí hậu ôn hoà: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27
o
C, lƣợng
mƣa trung bình hàng năm 1737 mm, cảnh quan xinh đẹp, bờ biển dài trên 385 km,
trong đó gần 100 km là bãi cát trắng, có nhiều bán đảo và vịnh lớn, trong đó vịnh
Nha Trang đƣợc công nhận là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất
thế giới; Cam Ranh là vịnh có vị trí chiến lƣợc nổi tiếng thế giới; Vân Phong là vịnh
có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế du lịch trong tƣơng lai. Khánh Hoà có
6
nhiều đảo ven bờ, có vùng núi cao, đồi trung du, đồng bằng và nhiều sông ngòi. Với
những lợi thế đó, Khánh Hoà hoàn toàn có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh
tế với đủ các thành phần nhƣ: Nông lâm ngƣ nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại và du
lịch. [14]
 Về du lịch
TP. Nha Trang là trung tâm du
lịch nổi tiếng trong và ngoài nƣớc

với đầy đủ các loại hình du lịch tự
nhiên, sinh thái, văn hoá lịch sử.
Hàng năm khách du lịch đến tỉnh lên
đến 600000 lƣợt, trong đó có 200000
khách quốc tế, tốc độ tăng hàng năm
15%.
 Về thuỷ sản
Vùng biển Khánh Hoà có dòng hải lƣu Bắc – Nam Thái Bình Dƣơng chảy qua, là
vùng biển giàu tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Những loại hải sản có trữ
lƣợng lớn là: tôm hùm, tôm sú, mực, cá thu, cua, ghẹ Diện tích nuôi trồng thuỷ
sản khoảng 7500 ha, sản lƣợng thuỷ sản hàng năm khoảng 85 ngàn tấn; đặc biệt
Khánh Hoà có điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng nhƣ về cơ sở và đội ngũ nghiên
cứu chuyên ngành (nhƣ Viện Hải dƣơng Học, Đại học Nha Trang) để phát triển tôm
giống nên Bộ Thuỷ sản đã đặt tại đây Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản III và đang
xây dựng vùng nuôi tôm giống tập trung để cung cấp cho cả nƣớc.
 Công nghiệp nhẹ
Hiện nay Khánh Hoà có 10 công ty sản xuất trong lĩnh vực sợi dệt may với năng
suất kéo sợi đạt 12000 tấn/năm; năng suất dệt 10 triệu mét vải/năm; dệt kim đạt trên
3000 tấn/năm; trên 30 dây chuyền may, công suất 10 triệu sản phẩm/năm; dây khoá
Hình 1. 1 Du lịch Khánh Hòa
(Nguồn: dulich.chudu24.com)[16]

7
kéo có công suất 20 triệu m/năm…Tuy còn rất nhỏ nhƣng với những hạt nhân này,
Khánh Hoà mong muốn sẽ xây dựng một trung tâm sợi - dệt – may của khu vực
Nam Trung bộ. Các sản phẩm công nghiệp hiện có: Thuốc lá 500 triệu bao/năm, bia
50 triệu lít/năm, hàng thủ công và mỹ nghệ tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu tƣơng
đƣơng 18 triệu USD/năm, gỗ 20000 m
3
/năm, rừng trồng 20000 ha, lƣơng thực

200000 tấn/năm, cây ăn quả nhƣ: Chuối, dừa, xoài, dứa, thanh long … 60000
tấn/năm.
 Công nghiệp nặng
Hiện ở Khánh Hoà có 2 nhà máy lớn đóng tàu mới và sữa chữa tàu biển tại Ninh
Hoà và Nha Trang, chuẩn bị xây dựng nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh; ngoài ra
còn có nhiều cơ sở đóng tàu gỗ để đánh bắt hải sản. Đặc biệt Công ty liên doanh tàu
biển Hyundai Vinashin có khả năng đóng mới và sữa chữa các loại tàu biển lên tới
400000 tấn, cũng nhƣ đóng mới và sửa chữa các dàn khoan – khai thác dầu mỏ lớn.
 Vận tải
Hệ thống cảng biển: Ngoài các cảng biển hiện nay nhƣ Nha Trang, Cam Ranh,
Hòn Khói và 1 khu vực để trung chuyển dầu, thì tiềm năng phát triển cảng trung
chuyển container là rất lớn. Đến nay quy hoạch xây dựng hệ thống cảng trung
chuyển quốc tế tại bán đảo Hòn Gốm - Vịnh Vân Phong đã đƣợc Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt và dự án đang đƣợc xúc tiến kêu gọi đầu tƣ, huy động nhiều nguồn
lực. Khu vực Cảng trung chuyển container có vị trí gần đƣờng hàng hải quốc tế
nhất, là khu vực tránh bão, tốt nhất của tàu thuyền quốc tế, luồng lạch vào ra rộng
nhất, kín gió và độ sâu tốt nhất Việt Nam (từ 15 đến 26 m sâu).
 Giao thông
Khánh Hoà có hệ thống cơ sở hạ tầng tƣơng đối phát triển, nằm trên các trục
giao thông quan trọng của cả nƣớc: có Quốc lộ 1A và đƣờng sắt Bắc Nam nối liền
với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, Quốc lộ 26 nối với Đắk Lắk và các tỉnh Tây
Nguyên.
8
Khánh Hoà có 3 cảng biển cho tàu có trọng tải l0000 - 30000 tấn cập bến, có ga
đƣờng sắt chính, có 2 sân bay, đặc biệt sân bay Cam Ranh có thể nâng cấp thành
sân bay quốc tế, thuận lợi cho việc giao lƣu trong nƣớc và quốc tế; mạng điện quốc
gia đã và có thể đáp ứng mọi nhu cầu về điện năng cho các nhà đầu tƣ; hệ thống
thông tin liên lạc đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến. [14]
1.2. Tổng quan về vùng biển và cảng biển Khánh Hòa
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đƣờng bờ biển đẹp của Việt Nam. Đƣờng

bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh
tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ
dài khoảng 385 km tính theo
mép nƣớc với nhiều cửa lạch,
đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo
lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có
sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại
Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn
Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha
Trang (Cù Huân) và vịnh Cam
Ranh.
Khánh Hòa có nhiều vùng
vịnh kín gió, nƣớc sâu lại nằm ở
cực Đông của Việt Nam gần với
tuyến hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Hiện tại trên địa
bàn tỉnh có các cảng biển nhƣ: Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói, Đá Tây, Trƣờng
Sa. Trong đó những cảng đƣợc xây dựng sớm nhất: cảng Cam Ranh năm 1925,
cảng Nha Trang năm 1927. Những năm qua Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh Khánh
Hòa đã tập trung nhiều nguồn lực khai thác và phát huy hiệu quả những tiềm năng,
lợi thế để phát triển kinh tế biển.
Hình 1. 2. Bờ biển Khánh Hòa
(Nguồn: baokhanhhoa.com [15])
9
Thực hiện Chƣơng trình phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2006 – 2010, sau 5 năm thực hiện, so sánh với các chỉ tiêu đề ra chƣơng trình đã thu
đƣợc những kết quả khả quan: tỷ lệ GDP kinh tế biển chiếm 29% so với GDP toàn
tỉnh; hệ thống cảng biển tổng hợp đƣợc hình thành và hoàn thiện nhƣ: cảng Cam
Ranh tiếp nhận tàu có trọng tải 30000 tấn, cảng Nha Trang tiếp nhận đƣợc tàu có
trọng tải 40000 tấn.
Phát huy những kết quả đạt đƣợc, những năm tới tỉnh huy động tối đa nội lực

khai thác tiềm năng, lợi thế biển đảo trên địa bàn một cách đồng bộ, hiệu quả và bền
vững, đƣa kinh tế biển và ven biển chiếm tỷ lệ cao trong GDP toàn tỉnh.
1.2.1. Cảng Nha Trang
Cảng Nha trang là cảng một biển nằm trong vịnh Nha Trang thuộc tỉnh Khánh
Hoà, là một cảng hàng hóa kết hợp du lịch, đầu mối giao thông quan trọng bằng
đƣờng biển của thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam
Trung Bộ nói chung.
1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Cảng Nha Trang là một cảng biển đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về nhiều phƣơng diện,
lại nằm trong khu vực hấp dẫn gồm tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắc Lắk và một
phần tỉnh Phú Yên và Lâm Đồng. Là một khu vực có nhiều tiềm năng và thế mạnh
xuất nhập khẩu và dịch vụ, du lịch. Đƣờng bộ nối liền từ cảng với Quốc lộ I đã và
đang đƣợc mở rộng và nâng cấp phục vụ cho chiến lƣợc phát triển xã hội của tỉnh.
Cảng cách sân bay Nha Trang cũ khoảng 2 km và gần đƣờng hàng hải quốc tế.
Cảng Nha Trang nằm ở vĩ độ 12⁰12' Bắc và kinh độ 109⁰13' Đông nằm trong
vịnh Nha Trang thuộc phƣờng Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang. Bờ biển hƣớng
theo hƣớng Bắc - Nam, trƣớc mặt có một số đảo che chắn nhƣ Hòn Tre, Hòn Miễu,
Hòn Tằm nhƣng đều cao không quá 300 m, có 2 luồng chính vào ra cảng theo 2
hƣớng Bắc, Nam, nhờ có đảo che chắn nên cảng Nha Trang ít bị ảnh hƣởng của
bão. [17]
10
 Múi giờ: GMT + 7h
 Khu vực neo đậu: Khu vực cho tàu chở hàng nguy hiểm ở Đông Bắc đảo Hòn
Một với độ sâu tối đa là 20 m. Các tàu chở hàng khác neo đậu cách cầu cảng
0.5 dặm ở độ sâu là 15 m.


 Luồng vào cảng
 Dài: 5 km
 Độ sâu luồng: -12.0 m

 Độ sâu trƣớc bến: -11.8 m
 Chế độ thuỷ triều: nhật triều, chênh lệch bình quân 1.4 m
 Năng lực tiếp nhận: Tàu hàng 40000 DWT giảm tải, tàu khách dài 240 m tải
trọng 60870 GT.
1.2.1.2. Chức năng
Cảng Nha Trang hiện đƣợc sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải
hành khách và chuyển tải hàng hóa các loại. Cảng có chiều dài cầu tàu 172 m, rộng
Hình 1. 3. Bản đồ khu vực xung quanh cảng Nha Trang

11
20 m. Công suất bình quân hàng năm là 6000 hành khách, công suất bốc dỡ 800000
tấn/năm. [17]
Cảng Nha Trang có tên gọi chính thức là công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn)
một thành viên Cảng Nha Trang - một thƣơng cảng quốc tế với chức năng nhiệm vụ
sau:
 Kinh doanh bốc xếp, bảo quản và giao nhận hàng hóa
 Dịch vụ đƣa đón tàu ra vào cảng, hỗ trợ, lai dắt tàu biển, cứu hộ hàng hải
 Kinh doanh kho bãi, vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng thủy và đƣờng bộ
 Kinh doanh dịch vụ logistics, kinh doanh kho ngoại quan, kho ICD
 Dịch vụ đại lý vận tải đƣờng biển, môi giới hàng hải
 Dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển và cảng biển
 Quản lý, khai thác, cho thuê cầu cảng, kho bãi chứa hàng, thiết bị xếp dỡ,
phƣơng tiện vận tải thuỷ, bộ và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác.
 Cung ứng tàu biển và các loại dịch vụ hàng hải khác
Hình 1. 4. Cảng Nha Trang đón khách du lịch
(Nguồn: www.baokhanhhoa.com.vn)
12
 Cung ứng các dịch vụ phục vụ chủ tàu và khách du lịch qua cảng
 Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
1.2.1.3. Tiềm năng phát triển

Cảng Nha Trang nằm trong vịnh Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa, là đầu mối
giao thông quan trọng bằng đƣờng biển của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực
Nam Trung Bộ nói chung.
Với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển, gần Quốc lộ 1A
và trục hàng hải quốc tế. Cảng Nha Trang đã và đang đầu tƣ, đổi mới hệ thống công
nghệ sẽ trở thành một trong những cảng biển hiện đại, với sản lƣợng hàng hoá
thông qua năm sau cao hơn năm trƣớc phục vụ cho sự phát triển của thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hoà và khu vực Nam Trung Bộ.
1.2.2. Cảng Cam Ranh
1.2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Cảng Cam Ranh (tên cũ cảng Ba Ngòi) là cảng thƣơng mại quốc tế nằm trong
vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển nhƣ mực nƣớc sâu, kín gió, diện tích lớn, nằm
gần đƣờng hàng hải quốc tế và sân bay Cam Ranh, cách quốc lộ 1A 1.5 km và tuyến
đƣờng sắt Bắc – Nam 3 km nên từ lâu cảng Cam Ranh đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động giao thƣơng hàng hóa giữa các tỉnh trong khu vực với các vùng
miền trên cả nƣớc và thế giới.
Cảng biển thuộc vịnh Cam Ranh, đã đƣợc đánh giá là một trong ba cảng biển có
vị trí thuận lợi và điều kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, nằm ở cực Nam tỉnh Khánh
Hòa. Vịnh Cam Ranh có diện tích 185 km
2
, bề ngang của vịnh khoảng từ 6 – 8 km,
bề dài ăn sâu vào đất liền từ 12 đến 13 km. Độ sâu vịnh từ 18 – 20 m. Vịnh có 2 cửa
ra vào là Cửa Lớn và Cửa Nhỏ phía bên ngoài 2 cửa ra vào vịnh do núi tạo thành
còn có một hòn đảo gọi là đảo Bình Ba (đảo chắn sóng).
Gặp khi sóng to gió lớn, bão tố, thì vịnh Cam Ranh là nơi trú ngụ tốt và an toàn
nhất cho tàu thuyền. Cửa biển Ba Ngòi (Cam Ranh) là một cửa biển thiên nhiên ổn
13
định nhất. Hai bên cửa biển có núi đứng ngoài, ở giữa lại có dãy núi cao che chở
cho vịnh ở trong. Vịnh Cam Ranh có hai cửa, trong núi lại chia làm ba vùng sâu và

lặng gió có thể chứa đƣợc 1000 tàu đậu.
Qua các giai đoạn đầu tƣ, đến năm 2007 cảng Cam Ranh đã có cầu cảng dài 182
m với tổng chiều dài bến khai thác là 308 m, độ sâu trƣớc bến -11.6 m, có khả năng
tiếp nhận các loại tàu có trọng tải đến 30000 tấn. Các trang thiết bị phục vụ sản xuất
và hệ thống kho bãi mới đƣa năng lực xếp dỡ hàng tại cảng lên 1500000 tấn/năm.
[18]


1.2.2.2. Hoạt động của cảng
Qua 20 năm xây dựng và phát triển (từ 1992 - 2011), cảng Cam Ranh đã trở
thành một trong những cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối giao thông đƣờng biển
quan trọng của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với cơ sở hạ tầng, phƣơng
tiện, thiết bị đƣợc đầu tƣ khá hoàn chỉnh.
Sau thời gian hoạt động, Cảng Cam Ranh nhanh chóng thực hiện chuyển đổi
thành công ty TNHH Một thành viên Cảng Cam Ranh. Việc chuyển đổi thành công
ty TNHH là bƣớc khởi đầu của quá trình đổi mới toàn diện đối với hoạt động của
Hình 1. 5. Bản đồ khu vực xung quanh cảng Cam Ranh
14
cảng. Mô hình mới tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để cảng phát huy tối đa quyền tự
chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động huy động và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực…
Cảng Cam Ranh vừa đóng vai trò là cảng xuất nhập hàng hóa, cũng vừa tiếp
nhận tàu chở khách du lịch.
Theo đó, cảng Cam Ranh tiếp tục đƣợc đầu tƣ 18000 m
2
nhà kho và 30000 m
2

bãi chứa nhằm đáp ứng tốt nhu cầu lƣu giữ hàng hóa của khách hàng. Quy trình
công nghệ xếp dỡ liên tục đƣợc cải tiến, đƣa năng suất xếp dỡ hàng rời đạt từ 4000 -

6000 tấn/ngày, hàng bao từ 2000 - 2500 tấn/ngày, đảm bảo giải phóng tàu nhanh.
Mọi công đoạn bốc dỡ từ tàu lên xe hoặc nhập kho, lƣu bãi và ngƣợc lại đƣợc thực
hiện theo quy trình khép kín. Bên cạnh đó, cảng cũng rất coi trọng việc bảo vệ môi
trƣờng: Đầu tƣ, cải tiến công nghệ mới chống hàng rơi vãi; những nhà máy chế biến
dăm gỗ đƣợc di dời xa khu ven biển; những dự án mới (bến phao hàng lỏng) đƣợc
thẩm tra kỹ về công tác phòng cháy, chữa cháy; có kế hoạch ứng cứu kịp thời sự cố
tràn dầu…
1.2.2.3. Tiềm năng phát triển
Để đƣa cảng Cam Ranh lên một tầm cao mới, phục vụ tốt các nhu cầu của khách
hàng và hội nhập thành công với thế giới, cảng đã và đang tiếp tục đƣợc đầu tƣ xây
mới 1 cầu cảng tổng hợp và container có chiều dài 230 m, chiều rộng 30 m cho tàu
có trọng tải 50000 DWT và 1 bến phao hàng lỏng cho tàu 5000DWT phục vụ xếp
dỡ đƣợc tất cả các loại hàng hóa, đáp ứng đầy đủ và chất lƣợng các dịch vụ hậu cần
cảng biển cho khách hàng; lắp đặt 2 cẩu xoay cố định trên cầu cảng có sức nâng 40
tấn, 1 cẩu di động có sức nâng từ 60 - 100 tấn; xây dựng 2 nhà kho có diện tích
6000 m
2
, tôn tạo 60000 m
2
bãi chứa hàng để đáp ứng nhu cầu lƣu chứa hàng hóa tại
cảng. Cảng cũng tiếp tục đầu tƣ cải tiến quy trình công nghệ làm hàng để tăng năng
suất xếp dỡ, giảm thiểu tỷ lệ hao hụt rách vỡ hàng hóa.
Theo lộ trình đến năm 2020, cảng Cam Ranh sẽ chuyển đổi cầu cảng tổng hợp và
container hiện hữu thành cầu cảng container chuyên dụng, xây dựng thêm 1 cầu
15
cảng mới cho hàng tổng hợp; đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống bãi chứa container, khu
vực sửa chữa container và các trang thiết bị, công nghệ xếp dỡ hàng hóa.
Có thể nói, với sự đầu tƣ đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân
lực… một cơ hội lớn đang mở ra đối với cảng Cam Ranh, đƣa cảng phát triển lên
một tầm cao mới, sớm trở thành trung tâm dịch vụ cảng biển quan trọng của khu

vực.
1.2.3. Cảng Hòn Khói
1.2.3.1. Đặc điểm tự nhiên
Cảng Hòn Khói nằm trên bán đảo Hòn Khói, phía Nam vịnh Vân Phong, cách
Quốc lộ 1 khoảng 12 km.
Địa chỉ: Thôn Đông Hòa - xã Ninh Hải - huyện Ninh Hòa - Khánh Hòa - Việt
Nam.

Vị trí Cảng (kinh độ, vĩ độ): 12
o
35'00"N, 109
o
13'00"E
Cảng hoạt động 24/24h, 7 ngày/ tuần
Cầu bến và khả năng tiếp nhận tàu:
Hình 1. 6. Bản đồ khu vực xung quanh cảng Hòn Khói

16
 Cầu cảng: Chiều dài 120 m (gồm 2 đoạn: 70 m và 50 m)
 Độ sâu trƣớc bến: -3.2 m
Khả năng tiếp nhận tàu: cho phép tàu biển Việt Nam có trọng tải tối đa đến 1000
DWT có mức nƣớc phù hợp ra vào làm hàng.
1.2.3.2. Hoạt động của cảng
Cảng Hòn Khói là cảng chuyên dùng xuất muối kết hợp với cảng hàng hóa, công
suất khoảng 10 vạn tấn/năm. Trong tƣơng lai, cảng Hòn Khói sẽ đƣợc đầu tƣ nâng
cấp thành cảng đa chức năng để tiếp nhận tàu trên 2000 tấn. Cảng Hòn Khói là cảng
vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.
Khác với 2 cảng trên thì cảng Hòn Khói chỉ sử dụng để tiếp nhận hàng hóa,
không sử dụng với mục đích du lịch.
Dịch vụ là mảng hoạt động mới của công ty đƣợc phát triển trong những năm gần

đây, chủ yếu là các dịch vụ xếp dỡ hàng hóa qua cảng, lƣu kho bãi, vận chuyển
hàng hóa tại cảng Hòn Khói. Trƣớc đây cảng Hòn Khói chủ yếu cung cấp dịch vụ
xếp dỡ muối cho chính công ty khi công ty xuất khẩu hàng ra nƣớc ngoài. Cùng với
sự phát triển của kinh tế đất nƣớc, cảng Hòn Khói dần đƣợc chuyên môn hóa thành
đơn vị kinh doanh, không chỉ phục vụ nhu cầu của chính công ty mà còn phục vụ
các khách hàng bên ngoài.
Cảng biển Hòn Khói ở thị xã Ninh Hòa tuy đƣợc hình thành khá lâu nhƣng do
cảng biển này có mức nƣớc không sâu nên chỉ tiếp có thể tiếp nhận đƣợc tàu có tải
trọng đến 1000 tấn cập cảng. Tuy nhiên, do thực hiện khá linh hoạt việc tiếp nhận
tàu và bốc xếp hàng qua cảng nên từ đầu năm 2012 đến nay, cảng Hòn Khói đã tiếp
nhận 70 lƣợt tàu cập cảng với số lƣợng hàng bốc xếp đạt 87500 tấn; nâng tổng mức
doanh thu trên trên 3.7 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ này năm trƣớc. Để tiếp
nhận các tàu vận tải biển có tải trọng lớn cập cảng an toàn, cảng Hòn Khói tiếp tục
đầu tƣ, nâng cấp các hạng mục nhƣ cải tạo cầu cảng, nạo vét luồng lạch để đón tàu
có trọng tải lớn hơn…[19]
17
1.2.3.3. Tiềm năng phát triển
Hiện tại sản lƣợng hàng qua cảng Hòn khói khoảng 200000 tấn/năm. Dự kiến sau
khi đƣợc cảng Hòn Khói đƣợc đầu tƣ sửa chữa lớn cầu cảng hiện tại 120 m, mở
rộng thêm 100 m cầu cảng và nạo vét luồng vào cảng, khả năng tiếp nhận tàu cập
cảng làm hàng là 2000 tấn; sản lƣợng hàng qua cảng kể từ năm 2011 đạt công suất
là: 500000 tấn/năm.
1.3. Các hoạt động ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại một
số khu vực cảng tàu tỉnh Khánh Hòa
Cảng biển đang đem lại nguồn lợi lớn cho kinh tế cho toàn tỉnh. Hàng năm tàu
thuyền đến các cảng Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói tăng cả về số lƣợng và kích
cỡ, theo đó hàng hóa thông qua hệ thống cảng gia tăng đáng kể. Sự tăng trƣởng trên
ẩn chứa nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng từ các bến cảng. Chính ô nhiễm môi trƣờng đã
tác động xấu cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.1. Việc xây dựng, sửa chữa, bảo trì các công trình tại cảng

Nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng đến từ các hoạt động xây dựng cảng biển hay
cầu cảng, kho bãi mới:
 Đó là việc phải xâm lấn mặt đất, mặt biển làm mặt bằng cho hạ tầng cảng biển,
làm đê chắn sóng, nạo vét luồng hàng hải.
 Đồng thời thƣờng xuyên phải duy trì bảo dƣỡng, làm mới giao thông đƣờng
bộ.
 Một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hại cảng và vùng cảng nữa là phế
liệu xây dựng và sửa chữa cảng đƣợc thải xuống biển, làm ảnh hƣởng đến chất
lƣợng nƣớc.
Các hoạt động có thể dẫn đến phá vỡ quy hoạch và gây ô nhiễm môi trƣờng biển
ngày càng nghiêm trọng nhƣ tăng độ đục, thay đổi dòng chảy và chế độ thủy lý hóa
sinh, mất một phần diện tích rừng ngập mặn, cỏ biển hay bãi triều, mất đi nhiều loài
sinh vật địa phƣơng và suy giảm đa dạng sinh học, gây ô nhiễm bãi tắm biển lân
cận.

×