Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và
vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất
trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Chủ nhiệm khoa
Quản lý tài nguyên Rừng và Môi Trường, Trưởng Bộ môn kỹ thuật Môi Trường,
tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý chất thải rắn tại
bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai “.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp
đã được hồn thành.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy, cô giáo và các cán bộ
công tác tại Khoa quản lý tài nguyên ``Rừng & Môi Trường, Trường Đại học
Lâm Nghiệp Việt Nam đã giảng dạy và hướng dẫn trong suốt thời gian tôi học
tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo Ths. Nguyễn Thị Bích
Hảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời tôi xin gửi lời tới các cán bộ, y và bác sỹ của Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Lào Cai, những người đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tập để hồn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo, vì nhiều lý do chủ quan và
khách quan, khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tơi rất mong
nhận được sự thông cảm và nhận xét của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Lào Cai, ngày… tháng… năm 2017
Sinh viên

Trần Văn Đức


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
1. Tên khóa luận: Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý chất thải rắn tại bệnh


viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
2. Sinh viên thục hiện: Trần Văn Đức
3. Gíao viên hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Bích Hảo
4. Mục tiêu nghên cứu:
- Mục tiêu chung
Khóa luận được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
- Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu được hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai;
+ Đánh giá được hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển, và xử lý
chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai;
+ Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài thực hiện những nội dung sau:
- Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai;
- Đánh giá hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển, và xử lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất thải
tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
6. Kết quả đặt đƣợc
Sau gần 3 tháng thực hiện đề tài đặt được những kết quả sau
- Tìm hiểu được hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai;
- Đánh giá được hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển, và xử lý chất


thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai;
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất
thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
Hà Nội, ngày….tháng…..năm 2017

Sinh Viên

Trần Văn Đức


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 2
1.1 Một số vấn đề cơ bản về chất thải rắn y tế ..................................................... 2
1.1.1 Khái niệm chất thải rắn y tế ......................................................................... 2
1.1.2 Phân loại chất thải rắn y tế ........................................................................... 2
1.1.3 Thành phần chất thải rắn y tế ....................................................................... 4
1.2 Hiện trạng về hoạt động quản lý chất thải rắn y tế trên Thế Giới và ở Việt
Nam ....................................................................................................................... 4
1.2.1 Trên thế giới ................................................................................................. 4
1.2.2 Tại việt nam ................................................................................................ 6
CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 15
2.1 Mục tiêu......................................................................................................... 15
2.1.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 15
2.1.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 15
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................... 15
2.3 Nội dung


.................................................................................................... 15

2.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 15
2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu ...................................................................... 15
2.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ..................................................... 16
2.4.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu phỏng vấn ............................................. 17
2.4.4 Lấy mẫu chất thải theo nguyên tắc ¼......................................................... 19
2.4.5 Phương pháp nội nghiệp............................................................................. 19
CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC


NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 21
3.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 21
3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 21
3.1.2 Đặc điểm địa hình ...................................................................................... 22
3.1.3 Đặc điệm khí hậu........................................................................................ 23
3.1.4 Đặc điểm thủy văn...................................................................................... 23
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 24
3.2.1 Điều kiện kinh tế ........................................................................................ 24
3.2.2 Điều kiện văn hóa – xã hội......................................................................... 25
3.2.3 Dịch vụ y tế ................................................................................................ 25
3.3 Giới thiệu trung về bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai .................................... 25
3.3.1 Lịch sử ra đời của bệnh viện ...................................................................... 25
3.3.2 Cơ cấu tổ trức về bệnh viện ....................................................................... 26
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 27
4.1 Hiện trạng chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai ....................... 27
4.1.1 Nguồn phát sinh ......................................................................................... 27
4.1.2 Thành phần chất thải rắn tại bệnh viện ...................................................... 28
4.2. Hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện .......................... 29
4.2.1 Trách nhiệm quản lý chất thải rắn .............................................................. 29

4.2.2 Quy trình quản lý chất thải rắn................................................................... 30
4.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải tại bênh viện ....................... 36
4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại
Bệnh viện đa tỉnh Lào Cai ................................................................................... 40
4.3.1 Giải pháp quản lý ...................................................................................... 40
4.3.2 Công tác xử lý chất thải rắn y tế ................................................................. 42
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 45
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 45
5.2 Tồn tại............................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt

1

CTR

Chất thải rắn

2

CTRYT


Chất thải rắn y tế

3

CTYT

Chất thải y tế

4

TW

Trung ương

5

KHCN

Khoa học công nghệ

6

STT

Số thứ tự

7

TT


Thứ tự


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần chất thải y tế ...................................................................... 4
Bảng 1.2. Khối lượng CTYT phát sinh theo mức thu nhập của người dân .......... 5
Bảng 1.3. Một số kiểu lò đốt chất thải ................................................................ 13
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát thực địa về chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Lào Cai ................................................................................................................ 17
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát thực địa về dụng cụ vệ sinh môi trường tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Lào Cai .......................................................................................... 17
Bảng 2.3 Kết quả điều tra phỏng vấn đối với công nhân vệ sinh môi trường .... 18
Bảng 2.4 Kết quả điều tra phỏng vấn đối với cán bộ y tế ................................... 18
Bảng 2.5 Kết quả điều tra thành phần chất thải y tế sinh hoạt............................ 20
Bảng 4.1 Nguồn phát sinh chất thải và khối lượng ............................................. 27
Bảng 4.2. Thành phân chất thải không nguy hại tại bệnh viện ........................... 28
Bảng 4.3. Dụng cụ thu gom chất thải rắn bệnh viện ........................................... 32
Bảng 4.4. Kết quả điều tra phỏng vấn đối với công nhân vệ sinh ...................... 37
Bảng 4.5. Kết quả điều tra phỏng vấn đối với cán bộ y tế .................................. 38
Bảng 4.6. Dụng cụ thu gom chất thải rắn bệnh viện ........................................... 39


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu chất thải rắn ................................................................. 19
Hình 3.1. Bản đồ thành phố Lào Cai................................................................... 21
Hình 3.2 Sơ đồ phân bố các bậc độ cao địa hình trên địa bàn tỉnh Lào Cai ...... 22
Hình 3.3. Bản đồ phân bố lưu vực của thành phố Lào Cai ................................. 24
Hình 3.4. Bộ máy điều hành của bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai ..................... 26
Hình 4.1. Thành phần chất thải nguy tại bệnh viện ............................................ 29
Hình 4.2 Quy trình quản lý chất thải rắn y tế...................................................... 30

Hình 4.3. Phân loại chất thải tại nguồn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai ..... 31
Hình 4.4. Tuyến vận chuyển chất thải nguy hại .................................................. 33
Hình 4.5. Tuyến vận chuyển chất khơng thải nguy hại ....................................... 34
Hình 4.6. Quy trình đốt chất thải rắn tại bệnh viện............................................. 36
Hình 4.7 Sơ đồ lị đốt chất thải nguy hại............................................................. 43
Hình 4.8 Thống xử lý khí thải từ đốt................................................................... 43


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng và
đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của con người. Do vậy, việc bảo vệ môi
trường và phát triển biền vững trở cấp thiết hơn bao giờ. Bên cạnh việc đảm bảo
chất lượng môi trường và sức khỏe của con người, nhu cầu khám chữa bệnh
ngày càng cao, điều này khiến lượng chất thải rắn y tế tăng lên. Bệnh viện có thể
trở thành một trong những nguồn gây nguy hại cho môi trường và cộng đồng
nếu hoạt động quản lý chất thải rắn y tế không hiệu quả.
Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý chất thải rắn y tế, Bộ Y Tế
đã chỉnh sửa lại quy chế „„Quản lý chất thải y tế” năm 1999 và theo quyết
định43/QD-BYT năm 2007 đưa ra quy chế “Quản lý Chất Thải Y Tế”. Quy chế
mới có nhiều điểm mới về hệ thống quản lý chất thải rắn từ khi chất thải y tế
phát sinh cho đến khi chúng được tiêu hủy. Tuy nhiên, việc thực hiện tại các
bệnh viện còn tồn tại nhiều vấn đề.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là tuyến cao nhất của tỉnh Lào Cai, và là
trung tâm y tế có nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho người dân trong và ngồi
tỉnh, với quy mơ hơn 600 giường bệnh. Biện viện có vị trí đặc biệt ở trung tâm
thành phố Lào Cai, xung quanh là khu vực dân cư đông đúc, cùng với các
trường trung cấp chuyên nghiệp. Chất thải rắn y tế của bệnh viện được quản lý
bởi 2 cơ quan độc lập, sự không đồng nhất và thiếu kết hợp trong quản lý và xử
lý chất thải y tế có thể dẫn tới những vấn đề mơi trường trong tương lai. Ngồi
ra, việc nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện

chưa được tiến hành, các giải pháp cải thiện chưa được đề xuất và áp dụng. Xuất
phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
hoạt động quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai’’. Kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất
thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

1


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số vấn đề cơ bản về chất thải rắn y tế
1.1.1 Khái niệm chất thải rắn y tế
Quy chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số
43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 đã đưa ra khái niện về chất thải rắn y tế như sau:
Chất thải rắn y tế là vật chất ở thể rắn được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm
chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và mơi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ, phóng xạ, dễ cháy nổ,
dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được
tiêu hủy an toàn.
1.1.2 Phân loại chất thải rắn y tế
Hầu hết chất thải rắn trong quá trình khám chữa bệnh đều là chất thải độc
hại và mang đặc thù riêng. Chúng cần được phân loại cẩn thận trước khi thải
chung với các loại chất thải rắn thải sinh hoạt khác, nếu không sẽ gây ra nhưng
hậu quả ảnh hưởng tới cộng đồng như bệnh, lây lan vào các mơi trường khác...
Vì vậy khâu phân loại rất là quan trọng để đạt hiệu quả xử lý chất thải, hạn chế
gây ô nhiễm môi trường.
Ở Việt Nam, theo quyết định 43/2007 của Bộ Y Tế chất thải được chia
làm 05 loại sau:
(1) Chất thải lâm sàng

Nhóm A: Chất thải nhiễm khuẩn chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ
gây bệnh, bị bệnh khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, năm … bao gồm các
vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của bệnh nhân như gạc, bông, găng
tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu…
Nhóm B: là các vật sắc nhọn: bơm tiêm, lưỡi, cán dao mổ, mảnh thuỷ tinh
vỡ và mọi vật liệu tạo vết cắt hoặc chọc thủng.
Nhóm C: Chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm:
2


găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu…
Nhóm D: Chất thải dược phẩm, dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn,
dược phẩm bị bỏ, khơng cịn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào.
Nhóm E: là mơ, cơ quan người bệnh, động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn
hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai…
(2) Chất thải gây độc tế bào
Vật liệu bị ô nhiễm như bơm tiêm, gạc, lọ thuốc… thuốc quá hạn,
nướctiểu, phân… chiếm 1% chất thải bệnh viện.
(3) Chất thải phóng xạ
Chất thải có hoạt độ riêng như chất phóng xạ. chất thải phóng xạ phát sinh
từ hoạt động chuẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu. chất thải phóng xạ gồm
chất thải rắn, lỏng, khí.
Chất thải phóng xạ rắn: vật liệu sử dụng trong xét nghiệm, chuẩn đốn
như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm…
Chất thải phóng xạ lỏng: dung dịch chứa nhân tố phóng xạ, tham gia điều
trị, chất bài tiết.
Chất thải phóng xạ khí: khí dùng trong lâm sàng, khí từ kho chứa chất
phóng xạ.
(4) Chất thải hoá học
Chất thải từ nhiều nguồn, chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán

bao gồm: formaldehyd, hoá chất quang học, dung mơi, etylen, hỗn hợp hố
chất…
Các loại bình chứa có áp
Bình chứa khí có áp như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, bình
khs dùng 1 lần… các bình dễ gây cháy nổ, khi thiêu đốt cần thu riêng.
(5) Chất thải sinh hoạt
Chất thải không bị coi là chất thải nguy hại, phát sinh từ bệnh viện, phịng
làm việc… giấy báo, tài liệu đóng gói, thùng, túi nilon, thức ăn dư thừa...

3


1.1.3 Thành phần chất thải rắn y tế
Theo kết quả điều tra của Bộ Y Tế và Tổ chức y tế Thế Giới (2009), thành
phần chất thải rắn y tế được trình bày trên bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần chất thải y tế
STT

Thành phần CTRYT

TỶ LỆ (%)

1

Chất thải rắn hữu cơ

52

2


Đất đá và các loại chất thải rắn khác

32

3

Giấy các loại

3

4

Kim loại, vỏ hộp

0.7

5

Thủy tinh, bơm tiêm nhựa, chai lo thuốc, ơng
tiêm

3

6

Bơng băng, bột bó gẫy xương

9.5

7


Chai, túi nhựa

10

8

Bệnh phẩm

0.8

(Nguồn: Bộ y tế và Tổ chức y tế Thế Giới, 2009)
Như vậy, phần lớn chất thải rắn y tế là chất thải hữu cơ (hơn 50%) và có
đến 10.3 % là chất thải liên quan tới người bệnh.
1.2 Hiện trạng về hoạt động quản lý chất thải rắn y tế trên Thế Giới và ở
Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới, quản lý chất thải rắn bệnh viện được nhiều quốc gia quan
tâm và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính
sách quy định, đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các
hiệp ước quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại,
trong đó có cả chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện trên hầu
hết các quốc gia trên thế giới.
Công ước Basel: Công ước này được ký kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định
4


về sự vận chuyển các chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng, cả với chất thải
y tế, Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại từ
các quốc gia không có điều kiện và cơng nghệ thích hợp sang các quốc gia có điều

kiện vật chất kỹ thuật để xử lý an toàn một số chất thải đặc biệt.
Hiện tại, trên thế giới, ở hầu hết các quốc gia phát triển, trong các bệnh
viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều có
thiết lập hệ thống xử lý loại phế thải y tế. Đó là các loại lị đốt ở nhiệt độ cao tùy
theo loại phế thải từ 10000 C đến trên 40000 C. Tuy nhiên phương pháp này hiện
nay vẫn cịn đang tranh cãi về việc xử lý khí bụi sau khi đốt đã được thải hồi vào
khơng khí.
Ngồi ra, cịn có phương pháp khác để giải quyết vấn đề này đã được các
quốc gia lưu tâm đến vì phương pháp đốt đã gây ra nhiều bất lợi do lượng khí
độc hại phát sinh thải vào khơng khí, đó là phương pháp nghiền nát phế thải và
xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao để tránh việc phóng thích khí thải.
Bảng 1.2 cho thấy trên thế giới, sự phát sinh chất thải y tế trên đầu người
ở các nước có sự khác sau, đất nước có thu nhập càng cao thì có lượng chất thải
y tế càng tăng.
Bảng 1.2. Khối lƣợng CTYT phát sinh theo mức thu nhập của ngƣời dân

STT

Mức thu nhập

1
2
3

Chất thải y tế chung Chất thải y tế nguy hại
(kg/đầu người/năm)

(kg/đầu người/năm)

Nước có thu nhập cao


1.2 - 12

0.4 - 5.5

Nước có thu nhập trung bình

0.8 - 6

0.3 - 0.4

Nước có thu nhập thấp

0.5 - 3

0.2 - 0.3

(Nguồn: Uỷ ban liên minh Châu Âu, 2004)
Đối với các nước đang phát triển, việc quản lý mơi trường nói chung vẫn
chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, các quốc gia

5


như Ấn Độ, Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ mơi trường, và có
nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở bệnh viện. Đặc biệt ở Ấn Độ, từ
năm 1998, chính phủ đã ban hành luật về “Phế thải y tế: Lập thủ tục và Quản
lý". Trong bộ luật này có ghi rõ ràng phương pháp tiếp nhận phế thải, phân loại
phế thải, cùng việc xử lý và di dời đến các bãi chất thải rắn… Do đó, vấn đề phế
thải y tế độc hại của quốc gia này đã được cải thiện rất nhiều.

1.2.2 Tại việt nam
1.2.2.1 Hiện trạng
Một số bệnh viện lợi dụng sự lỏng công tác quản lý giám sát để nhân
viên hợp đồngcung cấp chất thải rắn thải y tế cho các cơ sở tái chế tư nhân chưa
qua xử lý.
Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam được xây dựng trong giai đoạn đất
nước còn chưa phát triển, nhận thức về vấn đề môi trường chưa cao nên các
bệnh viện đều khơng có hệ thống xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình kỹ
thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để các loại chất thải độc hại cịn bị
thiếu thốn. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý cịn lỏng lẻo và chưa có quy trình xử
lý triệt để.Chất thải y tế được các Công ty Môi trường Đô thị thu gom, xử lý
hoặc được xử lý bằng các lị đốt thơ sơ, khơng đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi
trường rồi tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang, trong các khuôn viên bệnh
viện. Rất nhiều loại chất thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi chất
thải rắn mà không qua bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào,
Thấy rõ được u cầu cấp thiết phải hồn thiện cơng tác thu gom và quản
lý chất thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của ngành, năm 1998 Bộ Y tế đã
thành lập ban chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng
trong công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh viện
trong phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở đó, ngày 27/08/1999 Bộ trưởng Bộ Y tế đã
ban hành “Quy chế quản lý chất thải y tế” sau được điều chỉnh lại ngày 30
tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý
chất thải y tế), đến năm 2002 Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành tiếp “Quy chế bảo
6


vệ môi trường tại các cơ sở y tế “.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có 13.511 cơ sở y tế, trong đó có
1.361 cơ sở khám chữa bệnh. Mỗi ngày lượng chất thải rắn y tế phát sinh
khoảng 140 tấn, trong đó có hơn 30 tấn chất thải rắn y tế nguy hại.Tuy nhiên,

hiện mới chỉ có khoảng 95,6% bệnh viện thực hiện phân loại và khoảng 91%
bệnh viện thu gom chất thải rắn hàng ngày. Nhưng việc phân loại và thu gom
vẫn chưa thực hiện đúng quy định, vẫn còn hiện tượng phân loại nhầm chất thải
nguy hiểm cho môi trường, tỷ lệ BV có nơi lưu giữ chất thải đảm bảo vệ sinh
theo qui định mới đạt khoảng 45% tổng số BV trong tồn quốc.
Việc xử lí chất thải rắn y tế nguy hại hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu,
mới có khoảng 73% bệnh viện xử lí bằng lị đốt, trong số đó chỉ có một số nơi áp
dụng cơng nghệ hiện đại, còn lại gần 27% bệnh viện đang sử dụng bệnh pháp đốt
ngồi trời hoặc chơn lấp trong khn viên bệnh viện hoặc bãi chất thải rắn chung
của địa phương.
Đa số các bệnh viện tuyến huyện các tỉnh miền núi, vùng đồng bằng đều
chưa có cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải y tế nguy hại, vì vậy người ta chủ yếu tự
thiêu đốt bằng các lò thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện.
Qua thực tế kiểm tra, Bộ Y tế đã chỉ ra 6 bất cập đang tồn tại tại các bệnh
viện trong vấn đề quả lý chất thải đó là:
- Việc phân loại chất thải rắn y tế còn chưa đúng quy định
- Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa
đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn
- Xử lý và tiêu hủy gặp nhiều khó khăn
- Thiếu các cơ sở tái chế chất thải
- Thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất
thải rắn và nước thải bệnh viện
- Vấn đề quản lý chất thải y tế thơng thường có thể tái chế cịn bất cập:
Một số bệnh viện lơi lỏng công tác quản lý giám sát để nhân viên hợp đồng cung
cấp chất thải rắn thải y tế cho các cơ sở tái chế tư nhân chưa qua xử lý.
7


Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam được xây dựng trong giai đoạn đất
nước còn chưa phát triển, nhận thức về vấn đề môi trường chưa cao nên các

bệnh viện đều khơng có hệ thống xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình kỹ
thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để các loại chất thải độc hại cịn bị
thiếu thốn. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý cịn lỏng lẻo và chưa có quy trình xử
lý triệt để.
Chất thải y tế được các Cơng ty Môi trường Đô thị thu gom, xử lý hoặc
được xử lý bằng các lị đốt thơ sơ, khơng đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường rồi
tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang, trong các khuôn viên bệnh viện. Rất nhiều
loại chất thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi chất thải rắn mà không
qua bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào.
Thấy rõ được u cầu cấp thiết phải hồn thiện cơng tác thu gom và quản
lý chất thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của ngành, năm 1998 Bộ Y tế đã
thành lập ban chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng
trong công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh viện
trong phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở đó, ngày 27/08/1999 Bộ trưởng Bộ Y tế đã
ban hành “Quy chế quản lý chất thải y tế” sau được điều chỉnh lại ngày 30 tháng
11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải
y tế), đến năm 2002 Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành tiếp “Quy chế bảo vệ môi
trường tại các cơ sở y tế”.
Theo niên giám thống kê năm 2007, ngành y tế cả nước có 13.438 cơ sở
khám chữa bệnh với 136.542 giường bệnh, trong đó 956 bệnh viện từ tuyến
huyện trở lên, khối y tế tư nhân có 1.631 cơ sở y tế từ phòng khám tới bệnh viện
tư hoạt động. Số lượng và mạng lưới y tế như vậy là lớn so với các nước trong
khu vực, song vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải tại các cơ sở
từ trung ương tới địa phương còn quá yếu, hầu hết chưa có hệ thống xử lý chất
thải, một

vài nơi tuy có hoạt động nhưng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật. 92,5% số

bệnh viện có thu gom chất thải rắn thường kỳ, 14% số bệnh viện có phân loại
chất thải rắn y tế để xử lý. Tuy nhiên phân loại chất thải rắn từ khoa phòng khám

8


và điều trị bệnh nhân chưa trở thành phổ biến.
Hầu hết chất thải rắn ở các bệnh viện không được xử lý trước khi chơn lấp
hoặc đốt. Một số ít bệnh viện có lị đốt chất thải rắn y tế song quá cũ, hoặc đốt lộ
thiên gây ô nhiễm môi trường.
1.2.2.2 Quy trình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
1.2.2.2.1Phân loại và thu gom
Theo kết quả của Viện y học lao động và vệ sinh môi trường (NIOEH)
năm 2006, về quản lý và xử lý chất thải bệnh viện với sự tham dự của tất cả các
bệnh viện TW phía Bắc. Kết quả điều tra của NIOEH tại 700 bệnh viện trên cả
nước trong năm 2006 cho thấy hầu hết các bệnh viện đã thực hiện phân loại
CTYT.
Trong việc quản lý chất thải rắn, tuy đã có quy định về phân loại tại các
cơ sở y tế, tuy nhiên cơ sở bệnh viện vẫn còn để xảy ra hiện tượng phân loại
nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường đưa vào chất thải y tế nguy
hại gây tốn kém trong việc xử lý.
Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, đa số các bệnh viện
(81,25%) đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại
còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên tham gia công tác này chưa được
đào tạo đầy đủ về kỹ năng chuyên môn. Theo kết quả điều tra khác của Viện
KHCN Xây dựng, có khoảng 80% số bệnh viện tiến hành phân loại chất thải từ
khoa - phòng- buồng bệnh, trong số đó có 63% bệnh viện có khu để chất thải y
tế riêng biệt với chất thải sinh hoạt.
Tại một số bệnh viện còn xảy ra hiện trạng để chất thải nguy hại cùng
chung với chất thải sinh hoạt, chất thải thơng thường. Việc phân loại cịn chưa
theo đúng quy cách như tách các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế, còn lẫn
nhiều chất thải sinh hoạt và chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu
sắc của túi, thùng đựng chất thải chưa đúng quy chế quản lý chất thải bệnh viện,

còn tùy tiện.
Còn nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất
9


thải rắn y tế làm tăng nguy cơ rủi ro cho những người trực tiếp vận chuyển và
tiêu hủy chất thải. Trong số các bệnh viện đã thực hành tách riêng vật sắc nhọn,
có tới 11,4% bệnh viện tuy có tách vật sắc nhọn nhưng chưa thu gom vào các
hộp đựng vật sắc nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định, đa số các bệnh viện
(88,6%) thường đựng các vật sắc nhọn vào chai truyền dịch, lọ thủy tinh, chai
nhựa đựng nước, hộp cactong hay vật dụng tự tạo. Dụng cụ thu gom chất thải tại
các khoa phòng rất đa dạng, chủ yếu là các loại thùng nhựa, xơ nhựa có nắp. Có
93% các bệnh viện dùng túi nilon lót thùng, khi thu gom sẽ nhấc túi nilon ra.
Theo quy định, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được hộ lý và y
công thu gom hằng ngày tại khoa phịng. Theo kết quả của Viện KHCN Xây
dựng có 100% các bệnh viện đều đã thu gom chất thải tại các phịng ban và
buồng bệnh 1 lần/ngày, có thể nhiều hơn 2 - 3 lần khi cần, và tiến hành thu gom
ngay sau các ca phẫu thuật. Quy trình thu gom ở các bệnh viện không giống
nhau và cũng chưa triệt để, nguyên nhân là do các đối tượng được giao nhiệm vụ
phân loại, thu gom còn chưa được giáo dục, huấn luyện chuyên môn tốt để tham
gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện
khơng có đủ các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào
quá trình phân loại và thu gom.
1.2.2.2.2. Lƣu trữ, và vận chuyển để xử lý
Hầu hết các điểm tập trung chất thải rắn đều nằm trong khuôn viên bệnh
viện, vệ sinh khơng đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi do vật sắc nhọn rơi vãi,
nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viên. Một số nhà lưu
giữ chất thải khơng có mái che, khơng có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những
người khơng có nhiệm vụ dễ xâm nhập.
Sau khi đã được phân loại và thu gom, chất thải y tế được vận chuyển về

khu vực trung chuyển tại bệnh viện - thường là các nhà chứa chất thải rắn thuộc
quản lý của bệnh viện.
Hiện nay theo Quy chế quản lý chất thải y tế tại Quyết định số 43/2007
của Bộ Y tế ban hành ngày 30/11/2007, nơi lưu trữ chất thải y tế phải đảm bảo
10


các điều kiện như có mái che, sàn khơng thấm nước, có cửa khóa chống cơn
trùng, gặm nhấm xâm nhập… và quá trình vận chuyển chất thải y tế cũng phải
theo quy định. Những nơi lưu trữ của một số bệnh viện vẫn chưa đạt chuẩn.
Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2007 về tình hình thực hiện Quy chế quản lý
chất thải y tế, khi vận chuyển chất thải chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận
chuyển trong xe có nắp đậy; 53,4% bệnh viện nơi lưu trữ chất thải có mái che… đây
là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và mơi trường. Tuy nhiên, vẫn
cịn khoảng một nửa số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu
vực bệnh nhân và khơng đựng trong xe thùng có nắp đậy.
Đa số các bệnh viện tự tiến hành thu gom chất thải y tế và sau đó thì tự xử
lý bằng cách thiêu đốt, và chôn lấp trong khu đất của bệnh viện. Chỉ có chất
thải sinh hoạt và tại một số ít bệnh viện có hợp đồng thu gom xử lý với Công ty
Môi trường đô thị.
1.2.2.2.3. Một số phƣơng pháp xử lý chất thải rắn y tế
Theo quy định của Bộ Y tế về xử lý chất thải y tế, mỗi phân nhóm, mỗi
loại chất thải đều phải có phương pháp xử lý riêng phù hợp cho từng đối tượng.
Mục đích của việc xử lý chất thải rắn y tế là loại bỏ những đặc tính nguy
hiểm như lây nhiễm, truyền bệnh để biến chúng thành chất thải rắn thải thơng
thường và có thể xử lý giống như các loại chất thải thông thường khác.
(1) Phương pháp khử trùng
Phương pháp này được áp dụng để khử trùng đối với chất thải rắn y tế có
nguy cơ lây nhiễm cao nhằm hạn chế xảy ra tai nạn cho nhân viên thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trong bệnh viện.

Khử trùng bằng hóa chất: Clo, Hypoclorite… là phương pháp rẻ tiền, đơn giản
nhưng có nhược điểm là thời gian tiếp xúc ít khơng tiêu hủy hết vi khuẩn.
Khử trùng bằng nhiệt ở áp suất cao: là phương pháp đắt tiền, đòi hỏi chế độ
vận hành, bảo dưỡng cao, xử lý kim tiêm khi nghiền nhỏ, làm biến dạng. Nhược
điểm của phương pháp là tạo mùi hôi nên với bệnh viện có lị đốt thì kim tiêm đốt
trực tiếp.
11


Khử trùng bằng siêu cao tần: có hiệu quả khử trùng tốt, năng suất cao.
Tuy nhiên, đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị đắt tiền và yêu cầu có chuyên mơn, là
phương pháp chưa phổ biến.
(2) Phương pháp chơn lấp
Có 2 phương pháp chơn lấp: chơn lấp hồn tồn và chơn lấp có xử lý:
Chơn lấp hồn tồn: phương pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhưng không vệ
sinh, dễ gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm và tốn diện tích đất chứa bãi chất
thải rắn. Đối với chất thải nguy hại cần phải đảm bảo sao cho bãi chôn lấp cần
tách biệt hồn tồn với mơi trường xung quanh.
Chơn lấp có xử lý: Chất thải rắn thải thu gom về được phân ra làm 2 loại:
chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ. Đối với chất thải rắn vơ cơ được đem
đi chơn lấp, cịn chất thải rắn hữu cơ được xử lý và ủ làm phân bón.
(3) Phương pháp đốt
Phương pháp thiêu đốt chỉ sử dụng khi chất thải là chất độc sinh học, không bị phân
hủy sinh học và bền vững trong môi trường. Và một số chất thải không thể tái chế,
táisử dụng hay dự trữ an tồn trong bãi chơn lấp. Phần tro sau khi đốt được chôn
lấp.
Chất thải được đốt ở nhiệt độ cao, được sử dụng như một bệnh pháp xử lý
để giảm tính độc, thu hồi năng lượng và có thể xử lý một lượng lớn chất thải.
Nhìn chung dung lị đốt là phương pháp sạch nhưng chi phí cao.
Nhìn chung các lò đốt CTR y tế nguy hại còn nhiều hạn chế, tập trung vào

các vấn đề sau: Chi phí đầu tư, hiệu suất vận hành, chi phí xử lý khí thải lớn. Giá
nhiên liệu quá cao dẫn đến nhiều cơ sở không đốt hoặc đốt không đảm bảo.
Thiếu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất đốt và chất thải (khí, tro,
nước thải từ bồn ngưng tụ xử lý khí) . Hơn nữa, do chất đốt thường được sử
dụng là dầu Diezel nên rất khó đảm bảo đủ và đúng yêu cầu nhiệt độ khi vận
hành (nhiệt trị của dầu thấp, và bắt buộc phải lưu thơng khí khi đốt) . Nếu phân
loại chất thải rắn không đúng sẽ gây tốn kém khi đốt cả chất thải rắn thường,
khơng kiểm sốt được khí thải lị đốt, dẫn đến phí xử lý khí thải lớn.
12


Hiện nay có hai loại cơng nghệ thân thiện với mơi trường chủ yếu được
lựa chọn thay thế các lị đốt chất thải y tế là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm
(autoclave) và cơng nghệ có sử dụng vi sóng. Trong đó, cơng nghệ sử dụng vi
sóng kết hợp hơi nước bão hịa là loại cơng nghệ tiên tiến nhất hiện nay bởi có
hiệu quả khử tiệt khuẩn cao và thời gian xử lý nhanh, hiện đang được áp dụng
tại Trung tâm y tế Viesovpetro Vũng Tàu. Định hướng trong tương lai sẽ hạn
chế việc sử dụng các lò đốt để xử lý chất thải y tế nguy hại, từng bước thay thế
chúng bằng các thiết bị sử dụng cơng nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng
hoặc các phương pháp tiên tiến khác. Một số lò đốt được ứng dụng trên cả nước
được trình bầy ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Một số kiểu lò đốt chất thải
STT Các kiểu lò

Đối tƣợng áp

Nguyên lý

đốt


Nhiệt độ

đốt (0C) gian lƣu
650 - 1370 Vài giờ

dụng

1 Lò đốt thùng Chất thải nguy hại Đốt bất cứ loại
quay

Thời

được đốt trong ống chất thải nguy hại
trụ gạch chịu nhiệt nào.

2

quay.
Lò đốt một Chất thải nguy hại Chất thải nguy
buồng đứng được phân nhỏ

700 - 1650 0,1 - 1

hại ở dạng bùn có

giây

bằng khí nén hoặc thể bơm được.
hơi áp suất cao và
thảiởnguy

3 Lị đốt nhiều Chất
bó cháy
trạnghại
thái Bùn và các chất 760 - 980
tầng

được
đốt ở chế độ thải nguy hại ở
lơ lửng.
nhiệt tăng dần.

dạng viên.

4 Lò đốt tầng Chất thải nguy hại Chất thải nguy
sôi

Vài giờ

được phun vào

760 - 1100 Vài phút

hại rắn dạng viên.

trong lớp sơi đã
được đốt nóng

(Nguồn: Bộ Y tế, 2006)

Phương pháp đốt xử lý chất thải rất nhanh và đa dạng, nhưng bên cạnh đó

chi phí đầu tư, vận hành khá cao, và bụi được sinh ra là điểm trừ của phương
13


pháp này
1.2.2.2.4 Nghiên cứu đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Trong những năm gần đây, cùng với sự đầu tư mở rộng và cải thiện chất
lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cũng đã
có những đầu tư nhất định cho hoạt động quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, cho
đến thời điểm hiện tại, các hoạt động đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý và xử
lý chất thải rắn tại bệnh viện vẫn chưa được thực hiện.

14


CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI,
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu
2.1.1 Mục tiêu chung
Khóa luận được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu được hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào
Cai.
+ Đánh giá được hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Lào Cai.
+ Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.

2.2 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: chất thải rắn y tế
- Phạm vi: Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
2.3 Nội dung
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài thực hiện những nội dung sau:
- Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai;
- Đánh giá hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển, và xử lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất thải
tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Phƣơng pháp kế thừa số liệu
Kế thừa những số liệu, kết quả nghiên cứu, báo cáo, cơng trình nghiên cứu
đã được công bố trước đến này về hoạt động quản lý chất thải rắn y tế từ trước
đến nay:
15


- Tài liệu về điều kiện kinh tế – xã hội – tự nhiên của bệnh viện, và tỉnh
Lào Cai.
- Các báo cáo, cơng trình nghiên cứu có liên quan tới môi trường bệnh
viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
- Các số liệu tổng quản về quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển, và xử
lý chất thải rắn y tế.
- Các số liệu thu thập từ mơ hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế bệnh
viện: hiện trạng, thu gom, phân loại và xử lý.
Thu thập các số liệu về chất thải rắn y tế như: quy chuẩn, tiêu quẩn, luật
về chất thải rắn y tế, chất thải rắn, chất thải nguy hại.
Các khái niệm về thải rắn y tế, chất thải rắn, chất thải nguy hại.
2.4.2 Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp này được sử dụng để thu thập thơng tin có chất định tính,
bao gồm:
- Q trình thu gom chất thải rắn y tế của bệnh viện, kết quả nghiên cứu
được tổng hợp vào bảng 2.1 và phụ lục II.
- Quá trình vận chuyển chất thải rắn y tế của bệnh viện, kết quả nghiên
cứu được tổng hợp vào bảng 2.2 và phụ lục III.
- Qúa trình xử lý chất thải rắn y tế của bệnh viện kết quả nghiên cứu được
tổng hợp vào bảng 2.3 và phụ lục IV.
- Khảo sát, thu thập số liệu tại bệnh viện.

16


Bảng 2.1 Kết quả khảo sát thực địa về chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Lào Cai
Stt

Loại chất thải rắn

1

Chất thải sinh hoạt

2
3
4

Nguồn phát sinh

Khối lƣợng (kg)


Chất thải khơng
Chất thải
lâm sàng

sắc nhọn
Vật sắc nhọn

Chất thải hóa học nguy hại

Bảng 2.2 Kết quả khảo sát thực địa về dụng cụ vệ sinh môi trƣờng tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
ST

Loại công cụ

Số lƣợng

Đơn vị

1
T

Thùng đựng chất thải rắn

Thùng

2

Số xe đẩy chất thải rắn


Xe

3

Xẻng, cuốc

Cái

4

Chổi quét chất thải rắn

Chiếc

5

Hót chất thải rắn

Chiếc

2.4.3 Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu phỏng vấn
Điều tra phỏng vấn cán bộ y tế và nhân viên vệ sinh của bệnh viện Đa
khoa tỉnh Lào Cai, để tìm hiểu và đánh giá được trình độ và nhận thức của cán
bộ y tế cũng nhân viên được phỏng vấn trong bệnh viện. Phỏng vấn bằng phiếu
điều tra, nội dung điều tra được trình bày ở phụ lục I. Kết quả tổng hợp được
trình bày trong các bảng 2.3, 2.4, và 2.5.
Số lượng phiếu phát ra là 50 phiếu, trong đó, 15 cán bộ, 15 nhân viên và
20 bệnh nhân trong bệnh viện.


17


×