Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây keo tai tượng tại trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm giống cây nguyên liệu giấy huyện hàm yên tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam,
đến nay khóa học 2013 – 2017 đã kết thúc. Để đánh giá kết quả học tập của sinh
viên khi ra trƣờng, đƣợc sự đồng ý của trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam,
khoa Quản lí tài ngun rừng và Mơi trƣờng tơi đã tiến hành thực hiện đề tài
khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
trên cây Keo tai tượng, tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm giống cây
nguyên liệu giấy huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang”.
Sau thời gian thực tập khẩn trƣơng, nghiêm túc đến nay khóa luận tốt
nghiệp đã đƣợc hồn thành. Để có đƣợc kết quả nhƣ ngày hơm nay, trƣớc hết
cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô hƣớng dẫn tôi, TS. Lê
Bảo Thanh, ThS. Bùi Mai Hƣơng đã tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ bảo hƣớng
dẫn tơi hồn thành đề tài này.
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm giống
cây nguyên liệu giấy huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của Ban giám đốc, tồn thể các bác, cô, chú, anh, chị
cán bộ công nhân viên trong Trung tâm Nghiên cứu để tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ q báu đó.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới Ban giám hiệu Trƣờng Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam, tất cả quý thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý tài
nguyên rừng và môi trƣờng, Bộ môn Bảo vệ thực vật, những ngƣời đã dành
nhiều tâm huyết của mình để cung cấp những kiến thức cho chúng tôi trong suốt
thời gian học tại trƣờng.
Và cuối cùng tôi rất biết ơn những ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Do thời gian, năng lực của bản thân có hạn nên kết quả đạt đƣợc khơng
tránh khỏi sai sót, hạn chế. Tơi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý
báu của quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên để đề tài này của tơi đƣợc hồn
chỉnh hơn.


i


Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Xuân Mai, ngày 14 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Vũ Tuyết Nhung

ii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
1. Tên khóa luận: “Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên
cây Keo tai tượng, tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm giống cây
nguyên liệu giấy huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang”
2. Sinh viên thực hiện: Vũ Tuyết Nhung
3. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Lê Bảo Thanh
ThS. Bùi Mai Hƣơng
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định đƣợc thành phần sâu bệnh hại chính trên cây Keo tai tƣợng tại
Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm giống cây nguyên liệu giấy Hàm Yên.
- Đề xuất đƣợc biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính tại khu vực nghiên
cứu.
5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, tôi tiến hành thực hiện những nội dung nghiên
cứu sau:
- Xác định thành phần sâu bệnh hại trên cây Keo tai tƣợng tại khu vực
nghiên cứu.
- Đặc điểm sinh vật học của loài sâu bệnh hại chính.

- Thử nghiệm một số biện pháp phịng trừ sâu bệnh hại chính.
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp phịng trừ sâu bệnh hại chính.
6. Những kết quả thu đƣợc
Trong thời gian điều tra nghiên cứu (từ ngày 13/02/2017 đến ngày
13/05/2017) tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm giống cây nguyên liệu
giấy huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang, tôi đã phát hiện đƣợc 3 loại bệnh và 2
lồi cơn trùng đó là:
+ Bệnh chết héo (Ceratocystis manginecans)
+ Bệnh thối rễ cám (Phytophthora cinnamomi Rands.)
+ Bệnh tuyến trùng hại rễ (Meloidogyne sp.)
+ Hai lồi cơn trùng: Mọt hại thân (Euwallacea fornicatus) và Mối đất

iii


(Macrotermes sp.)
* Trong số 3 loại bệnh và 2 loài côn trùng bắt gặp:
- Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans đây là bệnh gây hại chính
đối với rừng trồng Keo tai tƣợng và gây hại nghiêm trọng đối với rừng Keo tai
tƣợng.
- Hai bệnh còn lại là các bệnh gây hại chủ yếu ở vƣờn ƣơm.
- Loài mọt Euwallacea fornicatus là lồi cơn trùng chủ yếu gây hại đối với
rừng Keo tai tƣợng.
* Đề đƣợc một số giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại chủ yếu:
- Giải pháp về bẫy pheromone.
- Giải pháp về biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
- Giải pháp sử dụng thuốc hóa học.
- Giải pháp nâng cao tính kháng bệnh của cây.
- Giải pháp về nguồn giống.
- Phòng trừ bệnh thối rễ cám cho cây con ở vƣờn ƣơm.

- Phòng trừ bệnh tuyến trùng hại cây con ở vƣờn ƣơm.

iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 3
1.1.1. Nghiên cứu về sâu hại keo ........................................................................ 3
1.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo ...................................................................... 4
1.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 8

1.2.1. Nghiên cứu về sâu hại keo tại Việt Nam .................................................. 8
1.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo ở Việt Nam .................................................. 9
CHƢƠNG II:MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 17
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 17
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 17
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 17

2.4.2. Phƣơng pháp xác định thành phần sâu bệnh hại và lồi sâu bệnh hại chính.
.............................................................................................................................17
2.4.4. Phƣơng pháp thử nghiệm phịng trừ sâu, bệnh hại. .................................. 23
2.4.5. Phƣơng pháp đề xuất biện pháp phịng trừ sâu, bệnh hại chính. .............. 24
CHƢƠNG III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................... 26
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 26
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 26
3.1.2. Địa hình địa thế ......................................................................................... 26

v


3.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng ................................................................................. 27
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn ....................................................................................... 27
3.1.5. Tình hình tài nguyên và thảm thực vật...................................................... 28
3.2. Tình hình kinh tế xã hội ............................................................................... 29
3.2.1. Dân số ........................................................................................................ 29
3.2.2. Kinh tế xã hội ............................................................................................ 30
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................... 32
4.1. Thành phần loài sâu bệnh hại keo tai tƣợng ................................................ 32
4.2. Đặc điểm sinh vật học của các loài sâu bệnh hại chính ............................... 34
4.2.1. Mọt hại cây (Euwallacea fornicatus) ........................................................ 34
4.2.2. Bệnh chết héo (Ceratocystis manginecans) .............................................. 36
4.3. Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ................................ 39
4.3.1. Thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh .................................................. 39
4.3.3. Lựa chọn thuốc hố học phịng trừ bệnh chết héo .................................... 42
4.4. Đề xuất biện pháp quản lý sâu, bệnh hại...................................................... 46
4.4.1. Phòng trừ bệnh chết héo ............................................................................ 46
4.4.2. Phòng trừ mọt đục thân đối với rừng trồng keo tai tƣợng ........................ 49
4.4.3. Phòng trừ bệnh thối rễ cám cho cây con ở vƣờn ƣơm .............................. 50

4.4.4. Phòng trừ bệnh tuyến trùng hại rễ cây con ở vƣờn ƣơm .......................... 50
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ....................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 1

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng số liệu về đặc điểm các ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu ... 20
Bảng 4.1. Danh mục các loài sâu bệnh hại Keo tai tƣợng trong khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................................... 32
Bảng 4.2: Tình hình sâu, bệnh hại chính keo tai tƣợng ...................................... 33
Bảng 4.3. Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại của biện pháp kỹ thuật lâm sinh .... 41
Bảng 4.4. Hiệu quả phòng trừ bệnh hại bằng chế phẩm MF1 trên cây Keo tai
tƣợng.................................................................................................................... 42
Bảng 4.5: Hiệu lực ức chế nấm gây bệnh của các loại thuốc ............................. 43
Bảng 4.6: Hiệu lực phòng trừ của thuốc trên cây Keo tai tƣợng ........................ 44
Bảng 4.7: Tình hình bệnh hại của giống Keo tai tƣợng sau khi gây bệnh nhân tạo
............................................................................................................................. 46

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Mọt hại Keo tai tƣợng ............................................................................ 34
Hình 2. Mọt hại thân cây keo .............................................................................. 35
Hình 4: Triệu chứng bệnh chết héo trên cây keo ................................................ 38
Hình 5: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh................................................................... 40
Hình 6: Chế phẩm MF1 và khu vực thí nghiệm ở vƣờn ƣơm............................. 42
Hình 7: Thí nghiệm trừ bệnh chết héo cho cây keo tai tƣợng............................. 45

Hình 8: Khảo nghiệm giống cây keo bị sâu bệnh hại ......................................... 47
Hình 9: Bẫy panel và bẫy lƣới với chất dẫn dụ là para methanol ....................... 50

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu/

Giải nghĩa đầy đủ

Từ viết tắt
CFU

Đơn vị tính bào tử vi sinh vật tạo khuẩn lạc (Colony Forming
Unit)

Fpr

Xác suất kiểm tra của F

Lsd

Khoảng sai dị

PDA

Môi trƣờng PDA (Potato Dextrose Agar)

P%


Tỷ lệ bị bệnh (%)

R%

Mức độ bị hại

Sd

Sai tiêu chuẩn

TB

Trung bình

V%

Hệ số biến động

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh doanh rừng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã
hội. Tuy nhiên, việc kinh doanh rừng theo hƣớng trồng thuần loài với quy mô
lớn đã phát sinh một số dịch hại. Đối với Keo tai tƣợng, những năm gần đây đã
xuất hiện sâu bệnh gây hại. Hiện nay các loài nấm Ceratocystis spp. đang gây
bệnh chết héo rừng trồng keo ở một số nƣớc vùng Đơng Nam Á nhƣ ở
Indonexia có hàng nghìn ha rừng keo bị chết héo, dẫn đến năng suất trung bình
của rừng trồng từ 22-35m3/ha/năm giảm xuống dƣới 15m3/ha/năm (Carroline,

2015). Tại Malaysia, bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại cũng đang
gây tổn thất lớn cho ngành Lâm nghiệp nƣớc này. Chính phủ Malaysia đang hạn
chế trồng một số giống keo, ở một số vùng ảnh hƣởng lớn. Còn ở Việt Nam,
theo đánh giá của Carroline (2015), tỷ lệ bị bệnh chết héo trung bình của rừng
trồng các loài keo khoảng 20%. Từ năm 2014, bệnh chết héo do nấm
Ceratocystis sp. xuất hiện và gây hại các loài keo trên khắp các địa phƣơng của
Việt Nam. Điển hình nhƣ ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Bắc Giang, Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dƣơng và Đồng
Nai đã xuất hiện bệnh chết héo gây hại nhiều, trong đó có những lơ rừng keo bị
hại nặng, với tỷ lệ bị hại lên đến 85%, các cây bị bệnh sau một thời gian ngắn
đều bị chết gây tổn thất lớn về năng suất rừng. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ
thực vật, tổng hợp báo cáo của 33/63 tỉnh trên cả nƣớc Việt Nam, đến cuối năm
2015 đã có 17 tỉnh ghi nhận có bệnh chết héo gây hại rừng keo, với tổng diện
tích nhiễm bệnh gần 2.000 ha, trong đó có hơn 90 ha bị chết do bệnh hại.
Bên cạnh đó, rừng càng đƣợc trồng trên quy mô lớn là những điều kiện
thuận lợi về thức ăn cho sâu bệnh phát sinh và phát triển tần suất cao hậu quả
khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc. Mọt đục thân gây hại Keo tai tƣợng, Keo lai và
Keo lá tràm từ 3 tuổi trở lên tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú
Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai và Bình

1


Dƣơng đã ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây, chất lƣợng
của gỗ keo. Loài mọt này đƣợc giám định Euwallacea fornicatus (Eichhoff,
1868), thuộc phân họ Scolytinae, họ Curculionidae, bộ Coleoptera. Loài mọt này
mới phát hiện có tiềm năng gây hại nghiêm trọng cho rừng Keo tai tƣợng, Keo
lai và Keo lá tràm ở Việt Nam. Mọt mang theo nấm đƣợc xác định là Fusarium
euwallacea, loài nấm có thể lây nhiễm ra tồn bộ cây và có thể gây chết cây.

Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm giống cây nguyên liệu giấy Hàm
Yên có chức năng, nhiệm vụ chính là: vừa nghiên cứu, vừa thực nghiệm ứng
dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, cung cấp giống cây phục vụ trồng rừng
nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng - Tổng Công ty Giấy Việt Nam, trong
những năm gần đây các loài sâu bệnh hại đã và đang diễn biến khá phức tạp,
nhiều diện tích rừng cũng nhƣ cây con bị các loài sâu bệnh hại gây hại nghiêm
trọng nhƣ sâu ăn lá keo, mọt hại thân keo, bệnh chết héo cây, bệnh thối cổ rễ, ...,
vấn đề đặt ra là cần có những nghiên cứu có tính hệ thống và chun sâu để
quản lý tốt các lồi sâu bệnh hại tại đây.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào cơng tác quản lý bảo vệ rừng của
địa phƣơng, nhằm ngăn chặn sự gây hại của các lồi sâu bệnh hại tơi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu bệnh
hại trên cây Keo tai tượng, tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm
giống cây nguyên liệu giấy huyện Hàm Yên” đƣợc thực hiện nhằm xác
định nguyên nhân gây bệnh và loài sâu hại, đề xuất giải pháp quản lý sâu
bệnh hại rừng trồng Keo tai tƣợng.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về sâu hại keo
Côn trùng học đã có một q trình hình thành cách nay khá lâu. Ngay từ
năm 300 trƣớc công nguyên, các sách cổ Syrie đã có dẫn chứng về các cuộc bay
khổng lồ và sự phá hoại ghê gớm của châu chấu sa mạc (Schistocera gregaria).
Năm 1882 – 1883, Nhà côn trùng Nga Keppen đã xuất bản cuốn sách gồm
3 tập về côn trùng lâm nghiệp trong đó đề cập nhiều đấn cơn trùng thuộc bộ
cánh cứng.

Trong tài liệu này đề cập đến các lồi cơn trùng thuộc bộ cánh cứng nhƣ:
mọt, xén tóc và các cơn trùng cánh cứng ăn hại lá khác.
Năm 1948, A.L.Ilisnki đã xuất bản cuốn “ Phân loại cơn trùng bằng trứng,
sâu non, nhộng, của các lồi sâu hại rừng”.
Nă 1950, Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô đã xuất bản tập “ Phân loại côn
trùng ở các dải rừng phòng hộ”, của các tác giả L.v.Ap-non-di và G.A.Baybienco.
Năm 1958, các nhà côn trùng Trung Quốc đã nghiên cứu về đặc tính sinh
vật học, sinh thái học của các loài sâu hại rừng. Năm 1959, đã cho ra đời cuốn
“Sâm lâm cơn trùng học và biện pháp phịng trừ các loài sâu hại rừng”.
Năm 1965, Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô đã cho ra đời cuốn “Phân loại
côn trùng thuộc bộ cánh cứng phần Châu Âu thuộc Liên Xơ”, trong đó có tập
thứ 5 chun về phân loại Bộ cánh cứng (Coleoptera).
Năm 1965 và năm 1975 N.N Pađi, A.N Boronxop đã viết giáo trình Cơn
trùng rừng trong các tác phẩm này đã đề cập đến nhiều loài cơn trùng Bộ cánh
cứng hại rừng nhƣ: mọt, xén tóc, sâu đinh và bọ lá.
Năm 1966, Bey- Bienko đã phát hiện và mơ tả đƣợc 300.000 lồi cơn trùng
thuộc Bộ cánh cứng.

3


1.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo
1.1.2.1. Các nghiên cứu về tình hình và nguyên nhân gây bệnh chết héo
 Các nghiên cứu về bệnh chết héo
Bệnh chết héo đƣợc xác định do hai nguyên nhân chính bao gồm: (1) chết
héo do nấm Phytophthora sp. gây hại, (2) chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây
hại. Trong đó: bệnh chết héo do nấm Phytophthora sp. có triệu chứng điển hình
là hệ rễ cám bị thối (Kile, 1993).
Trong khi đó bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại có điển hình là
thân hoặc cành bị nứt, xì nhựa hoặc xì nƣớc, vỏ và gỗ ở quanh vết bị biến màu.

Cây bị bệnh có vỏ cây ở phần gốc và rễ lớn bị thối, gỗ bị biến màu (Ake et al.,
1992; Wingfile et al.,1996).
 Các nghiên cứu về bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp.
Các loài nấm Ceratocystis sp. thƣờng gây bệnh nguy hiểm trên nhiều cây chủ
với một số bệnh điển hình nhƣ: bệnh thối rễ, thối gốc, loét thân cành và gây thối
quả trên nhiều cây nhiệt đới (Kile, 1993). Loài Ceratocystis fimbriata gây chết héo
hàng loạt rừng bạch dàn ở Cộng hịa Cơng gơ (Roux et al., 2000); gây hại nghiêm
trọng đối với cây cà phê ở Colimbia và Venezuela (Marin et al., 2003).
Nấm C. fimbriata đƣợc xác định là tác nhân gây bệnh chết héo cây keo tại
Nam Phi, loài nấm này cũng đồng thời là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên
nhiều loài cây khác trên thế giới (Ake et al., 1992; Wingfield et al., 1996).
Ngoài ra, nhiều triệu chứng bệnh khác nhau đƣợc ghi nhận trên Keo đen tại
Nam Phi nhƣ bệnh bồ hóng, nứt vỏ, chết ngƣợc... Trong số các sinh vật gây
bệnh đã phân lập đƣợc, hai loài nấm Phytophthora parasitica và Ceratocystis
albofundus gây bệnh nghiêm trọng nhất (Jolanda và Wingfield, 1997).
Bệnh chết héo do nấm C. acaciivora gây dịch hại rất nghiêm trọng tại
Malaixia, đặc biệt là đối với rừng trồng Keo tai tƣợng. Bệnh chết héo đã gây chết
hàng nghìn ha Keo tai tƣợng tại phía Đơng Sabah, Malaixia (Brawner et al., 2016).
Tại Indonexia, nấm Ceratocystis spp. đƣợc ghi nhận đầu tiên thuộc lồi
C. fimbriata (cịn có tên khoa học là Rostrella cofeae) gây bệnh trên cây Cà
4


phê vào năm 1900 ở đảo Java (Zimmerman, 1990). Nấm Ceratocystis spp.
đƣợc xác định là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên nhiều lồi cây trồng tại
Indonexia, trong đó có rừng trồng các loài keo (Tarigan et al., 2010; Tarigan et
al., 2011). Những năm gần đây, rừng trồng keo tại Indonexia xuất hiện một số
loại bệnh gây hại nghiêm trọng trên diện rộng, trong đó có bệnh chết héo do
nấm Ceratocystis sp. gây ra (Hardiyanto, 2014; Yong et al., 2014) với hàng chục
nghìn ha rừng bị chết trong những năm qua, gây tổn thất nghiêm trọng đến hoạt

động sản xuất lâm nghiệp của nƣớc này.
Loài C. fimbriata gây chết hàng loạt bạch đàn ở Brazil (Roux et al.,
2000), nấm Ceratocystis sp. đã gây nên dịch bệnh khô cành ngọn trên cây bạch
đàn tại Brazil, sau đó quy mơ và mức độ của dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Đây cũng chính là nấm gây bệnh trên cây Xoài ở Brazil (Ploetz, 2003) và đã
đƣợc xác định là nguyên nhân gây bệnh loét thân trên các loài sồi, các loài cây lá
kim ở châu Âu (Ferreira et al., 2011).
Bào tử nấm Ceratocystis sp. xâm nhiễm vào cây thông qua véc tơ truyền
bệnh là các loài bọ cánh cứng, khi chúng gây hại cây trồng đã đồng thời đƣa nấm
bệnh xâm nhập vào cây và gây bệnh. Ngoài ra, các loài nấm gây bệnh này có thể
xâm nhiễm trực tiếp từ các vết thƣơng hoặc vết tỉa cành (Harrington, 2009).
C. manginecans đƣợc xác định là loài nấm gây bệnh chết héo nghiêm trọng
trên Keo tai tƣợng ở Indonesia, đồng thời cũng gây bệnh chết héo Keo lá tràm,
keo lai và Keo tai tƣợng tại một số tỉnh ở Việt Nam (Thu et al., 2014; Barnes và
Wingfield, 2016; Fourie et al., 2016).
1.1.2.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của nấm Ceratocystis sp.
Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái của nấm Ceratocystis sp. đƣợc
nhiều tác giả thực hiện. Các loại bào tử của nấm Ceratocystis sp. đƣợc mô tả
rõ ràng, cụ thể nhƣ sau:
Nấm Ceratocystis sp. có nhiều thể hình cầu chứa bào tử mầu đen có sợi
cổ nấm dài, phía trên đỉnh phun bào tử màu vàng bóng. Bào tử hữu tính có
hình mũ. Bào tử vơ tính đƣợc sản sinh từ sợi sơ sinh có hình trụ, hình trống. Bào
5


tử áo có chiều dài từ 10,6 - 16,5µm, chiều rộng từ 8,2 - 12,5µm (Harrington và
Wingfield, 1998; Barnes et al., 2005; Tarigan et al., 2010; Tarigan et al., 2011)
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của nấm Ceratocystis sp. đã đƣợc
thực hiện ở trong phịng thí nghiệm. Từ đó đã đƣa ra các kết luận về mơi
trƣờng thích hợp với các loài nấm gây bệnh chết héo ở 25-30oC, độ ẩm 8090% (Harrington và Wingfield, 1998; Barnes et al., 2005; Tarigan et al., 2010).

1.1.2.3. Biện pháp phòng trừ bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp.
 Các nghiên cứu phòng trừ sinh học:
Đến nay, nhiều nghiên cứu về vi sinh vật nội sinh đƣợc cơng bố, trong đó
nhiều tác giả cho rằng vi sinh vật nội sinh có khả năng kiểm soát hoặc ức chế
các vi sinh vật gây bệnh trên thực vật (Sturz và Matheson, 1996; Duijff et al.,
1997). Vi sinh vật nội sinh có thể mở ra một hƣớng mới trong công tác quản lý
sâu bệnh hại (Rebecca et al., 2008).
Thí nghiệm phản ứng của cây hom với ba chủng Ceratocystis ulmi gây
bệnh trên Du sam Hà Lan cho thấy cây hom thu từ các cây kháng vẫn sinh
trƣởng tốt khi tiếp xúc với dịch chiết nhiễm bệnh, nhƣng hom của cây mẫn cảm
đều bị chết (Paula et al., 1990).
Thí nghiệm nhiễm nấm Trichoderma cho cây con Keo tai tƣợng ở giai đoạn
vƣờn ƣơm tại Malaixia giúp hạn chế đáng kể các bệnh hại rễ cho cây và tăng
sinh trƣởng tới 30% so với đối chứng (Hill et al., 2014)
 Quản lý dịch hại bền vững thông qua việc phát triển giống kháng bệnh:
Nghiên cứu chuyển gen kháng bệnh cho các lồi cây trồng nơng nghiệp đã
góp phần tăng đáng kể khả năng đề kháng của cây (Fabienne et al., 1998). Giải
pháp chuyển gen để tăng năng suất và tăng tính kháng đƣợc đánh giá rất triển vọng
(Yan et al., 2013). Tuy nhiên các kỹ thuật biến đổi gen có thể làm giảm độ bền của
hầu hết hệ gen kháng sẵn có trong cây (Dionne et al., 2009) và việc sử dụng các
sản phẩm biến đổi gen vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi (Yan et al., 2013).
Nghiên cứu chọn giống Keo tai tƣợng kháng bệnh chết héo do nấm C.
acaciivora đang đƣợc thực hiện ở Malaixia. Tuy nhiên, kết quả bƣớc đầu cho
6


thấy khả năng chống chịu bệnh chết héo của Keo tai tƣợng rất thấp (Brawner et
al., 2016). Đây là một thách thức lớn đối với công tác chọn giống kháng bệnh
chết héo nói chung và ở Malaixia nói riêng.
Chƣơng trình chọn giống keo kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp.

cũng đang đƣợc tiến hành tại Indonexia. Cây con 12 tuần tuổi của các loài A.
auriculiformis, A. mangium, A. crassicarpa, A. aulacocarpa và Acacia hybrid đã
đƣợc gây bệnh nhân tạo. Hai tuần sau khi gây bệnh nhân tạo, cây con của Keo lá
tràm (A. auriculiformis) và Keo lá liềm (A. crassicarpa) thể hiện khả năng
chống chịu tốt hơn các loài còn lại (Tarigan et al., 2016).
 Các biện pháp khác:
Các biện pháp phòng trừ nấm Ceratocystis spp. đƣợc nhiều tác giả nghiên
cứu và đƣa ra một số biện pháp nhƣ: Sử dụng thuốc hóa học để phun hoặc tiêm,
có thể diệt nấm nhƣng rất khó khả thi khi triển khai diện rộng (Blaedow et al.,
2010). Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là tránh gây tổn thƣơng cây, trong trƣờng
hợp chăm sóc, tỉa cành cần tránh thực hiện trong mùa mƣa và khi thời tiết ẩm
ƣớt (Haugen et al., 2009), nên trồng rừng hỗn giao và đặc biệt nên tránh trồng
rừng thuần loài đối với những loài cây mẫn cảm với bệnh hại. Trong hồn cảnh
cụ thể, có thể phải tiến hành đào rãnh để cách ly bệnh (Gray và Appel, 2009).
Biện pháp phòng trừ bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại trên rừng
trồng keo tại Indonexia đã đƣợc khuyến cáo nên áp dụng một số biện pháp chính
nhƣ: không sử dụng hạt giống thu từ các cây mẹ nhiễm bệnh; Xây dựng các
chƣơng trình cải thiện giống kháng bệnh; Cải thiện chất lƣợng vƣờn cây mẹ cung
cấp vật liệu hom và thay đổi cơ cấu cây trồng sau mỗi luân kỳ (Yong et al., 2014).
Các biện pháp phòng trừ tổng hợp nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo
chƣa có kết quả nổi bật và đến nay vẫn chƣa có một giải pháp nào chính thức
đƣợc cơng bố và khuyến cáo áp dụng trong sản xuất.

7


1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về sâu hại keo tại Việt Nam
Cuốn “Cơn trùng chí Đông Dương” là một sản phẩm khoa học đầu tiên về
cơn trùng ở nƣớc ta.

Năm 1976, xuất bản giáo trình “Côn trùng Lâm nghiệp” của Phạm Ngọc
Anh.
Năm 1987, Thái Bang Hoa và Cao Chu Lâm đã xuất bản cuốn “Côn trùng
rừng Việt Nam” đã xây dựng một bảng tra của 3 họ phụ của Họ Bọ lá
(Chrysomelida) cụ thể họ phụ Chrysomelida đã giới thiệu 35 loài, họ phụ
Alticinae đã giới thiệu 39 loài và họ phụ Galirucinae đã giới thiệu 93 lồi.
Năm 1993, xuất bản giáo trình “Kỹ thuật phịng trừ các lồi sâu hại rừng”.
Năm 1997, xuất bản giáo trình “Cơn trùng rừng”, của Trần Cơng Loanh,
Nguyễn Thế Nhã.
Năm 1998, Trần Công Loanh đã giới thiệu trong thông tin khoa học của
trƣờng Đại học Lâm nghiệp số 2/1998, kết quả nghiên cứu về loài sâu gấp mép,
thuộc giống Coleophora, họ Ngài bao (Coleophridae), bộ cánh vẩy
(Lepidoptera).
Năm 1998, Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số 1 Quảng Ninh đã giới thiệu
kết quả nghiên cứu sơ bộ về một số đặc điểm hình thái, tạp tính sinh hoạt của 3
loài sâu hại: sâu đo hại keo tai tƣợng, bọ ăn lá keo tai tƣợng “Ambrostoma
quadrimpressum Mots), Ngài túi nhỏ ăn lá keo tai tƣợng (Acanthopsyche sp.).
Năm 2001, Nguyễn Thế Nhã, Trần Cơng Loanh, Trần Văn Mão: “Điều tra
dự tính dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp”. Giáo trình ĐHLN, NXB Nông
Nghiệp.
Năm 2004, Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão: “Bảo vệ thực vật” giáo trình
ĐHLN.
Năm 2016, Phạm Quang Thu (Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) nghiên cứu “Mọt Euwallacea fornicatus đục
thân keo ở Việt Nam”: Mọt đục thân gây hại Keo tai tƣợng, keo lai và Keo lá
8


tràm từ 3 tuổi trở lên tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ,
Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng

Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai và Bình Dƣơng
đã ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây, chất lƣợng của gỗ
keo. Loài mọt này đƣợc giám định Euwallacea fornicatus (Eichhoff, 1868),
thuộc phân họ Scolytinae, họ Curculionidae, bộ Coleoptera. Trƣởng thành cái
chiều dài từ 1,83 đến 1,90 mm, cơ thể màu đen; trƣởng thành đực dài từ 1,45
đến 1,55 mm, cơ thể màu nâu. Râu đầu của con đực và con cái đều có dạng hình
chuỳ với 4 đốt. Trứng hình oval dài từ 0,23 đến 0,40 mm; sâu non có 3 tuổi, ở
tuổi 1 chiều dài cơ thể từ 0,90 đến 0,97 mm, ở tuổi 2 chiều dài cơ thể từ 1,3 đến
1,36 mm và ở tuổi 3 cơ thể dài từ 1,80 đến 1,85 mm; nhộng dài từ 1,97 đến 2,07
mm, rộng từ 0,97 đến 1,07 mm, màu nâu đến vàng nhạt. Lồi mọt này mới phát
hiện có tiềm năng gây hại nghiêm trọng cho rừng Keo tai tƣợng, keo lai và Keo
lá tràm ở Việt Nam. Mọt mang theo nấm đƣợc xác định là Fusarium
euwallacea, lồi nấm có thể lây nhiễm ra tồn bộ cây và có thể gây chết cây.
1.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo ở Việt Nam
1.2.2.1. Các nghiên cứu về tình hình và nguyên nhân gây bệnh chết héo
 Các nghiên cứu về bệnh chết héo.
Bệnh chết héo các loài keo ở Việt Nam cũng đã đƣợc xác định do hai
nguyên nhân chính bao gồm: (1) Chết héo do nấm Phytophthora sp. gây hại, (2)
Chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại. Cả hai nguyên nhân này cũng đều
khiến cây trồng bị chết héo. Trong đó bệnh chết héo do nấm Phytophthora
sp. thƣờng có triệu chứng điển hình là hệ rễ bị thối (Phạm Quang Thu, 2016).
Trong khi đó bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại có triệu chứng
điển hình là thân hoặc cành bị nứt, xì nhựa hoặc xì nƣớc, vỏ và gỗ ở quanh
vết bệnh bị biến màu. Keo lai và keo tai tƣợng ở Việt Nam khi thấy triệu
chứng này trên thân thì cây có thể sẽ bị chết rất nhanh (Phạm Quang Thu et
al., 2012; Phạm Quang Thu et al., 2016).
 Các nghiên cứu về bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp.
9



Việc trồng rừng ở Việt Nam đang đƣợc thực hiện chủ yếu với một số lồi
cây mọc nhanh, trong đó Keo tai tƣợng, keo lai và Keo lá tràm chiếm tỷ trọng
rất lớn. Tính đến nay, trong tổng số hơn 3,6 triệu ha rừng trồng, nhóm lồi keo
chiếm khoảng 1,3 triệu ha (Phạm Quang Thu, 2016).
Tuy nhiên, việc kinh doanh rừng theo hƣớng trồng thuần lồi, trên quy mơ lớn
đã tạo một sinh cảnh mới thuận lợi cho một số dịch hại phát sinh mạnh, bùng phát
thành dịch ở nhiều nơi nhƣ dịch sâu hại các loài keo tại Tuyên Quang, Thái
Nguyên (Nguyễn Thế Nhã et al., 2000; Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trƣờng,
2004). Bệnh hại rừng trồng Keo tai tƣợng Lâm Đồng (Phạm Quang Thu, 2002).
Kết quả điều tra bệnh hại rừng trồng keo tại Việt Nam xác định đƣợc 20
lồi vi sinh vật gây hại. Trong đó, bệnh gây hại chính là bệnh phấn hồng, bệnh
chết héo và bệnh thối cổ rễ (Phạm Quang Thu, 2016).
Một nghiên cứu khác về thành phần và mức độ gây hại của các loại bệnh
hại các loài keo trên 5 vùng sinh thái chính đƣợc thực hiện, kết quả nghiên cứu
giai đoạn 2006 - 2010 xác định bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor
và bệnh héo lá do nấm Ceratocystis sp. là hai bệnh gây hại chính đối với rừng
trồng các loài keo ở Việt Nam. Kết quả thuộc giai đoạn 2011 - 2013 xác định
đƣợc 14 loài sinh vật gây bệnh trên Keo lá tràm tại vùng Đông Bắc và vùng
Trung tâm, 11 loài ở khu vực miền Trung và Tây Ngun, 10 lồi ở vùng Đơng
Nam Bộ, trong đó bệnh phấn hồng và bệnh chết héo vẫn là hai bệnh gây hại
chính và nguy hiểm nhất (Nguyễn Hồng Nghĩa, 2015).
Những năm gần đây, xuất hiện hiện tƣợng cây keo bị chết héo ở một số
vùng trồng keo trọng điểm tại miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ. Kết quả giám định nguyên nhân gây bệnh là do loài nấm Ceratocystis
sp. gây ra. Nghiên cứu bệnh hại rừng trồng keo tại vùng Đông Bắc, Bắc Trung
Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phân lập đƣợc 26 chủng nấm gây bệnh chết
héo keo lai, Keo tai tƣợng và Keo lá tràm, bƣớc đầu xác định là loài
Ceratocystis sp. đồng thời cũng cho thấy chúng có phạm vi phân bố rộng. Qua
điều tra, thu mẫu phát hiện ở nhiều địa phƣơng gồm Đồng Nai, Bình Dƣơng,
10



Bình Phƣớc, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang và Quảng Ninh (Phạm
Quang Thu et al., 2012c).
Theo báo cáo của 33/63 tỉnh trên cả nƣớc, đến cuối năm 2015 đã có 17 tỉnh
ghi nhận xuất hiện bệnh chết héo gây hại rừng keo với tổng diện tích nhiễm
bệnh gần 2.000ha, trong đó có hơn 90ha bị chết do bệnh hại (Cục Bảo vệ thực
vật, 2015b), đến cuối năm 2015, tại Cà Mau xuất hiện thêm một ổ bệnh trong
rừng trồng keo lai tại tiểu khu 38, ấp 13, xã Nguyên Phích, U Minh, Cà Mau với
diện tích 27ha và tỷ lệ bị bệnh trên 30% (Sở NN&PTNT Cà Mau, 2015). Các
kết quả nghiên cứu trong những năm qua khẳng định các mẫu nấm gây bệnh
chết héo trên Keo lá tràm, keo lai và Keo tai tƣợng thu tại một số tỉnh ở Việt
Nam là C. manginecans (Fourie et al., 2016). Kết quả nghiên cứu bệnh chết héo
Keo lá tràm, keo lai và Keo tai tƣợng tại Việt Nam xác định bệnh chết héo do
nấm C. manginecan gây hại nghiêm trọng trên cả ba loài keo đang đƣợc trồng
nhiều với quy mô đạt khoảng 1,3 triệu ha (Phạm Quang Thu, 2016). Tỷ lệ cây bị
bệnh trung bình trên rừng trồng Keo lá tràm tại 18 tỉnh từ 7,1% - 12,5%, trên
rừng trồng keo lai tại 23 tỉnh từ 10,2% - 18,2% và trên rừng trồng Keo tai tƣợng
tại 24 tỉnh từ 9,2% - 18,4%. Trong đó, các tỉnh miền Trung và Đơng Nam Bộ có
diện tích trồng Keo lá tràm tập trung nhiều hơn nên tỷ lệ và mức độ bị bệnh cao
hơn so với ở các tỉnh miền Bắc (Phạm Quang Thu et al., 2016). Tuy nhiên, các
kết quả này chƣa đƣợc thực hiện trên diện rộng, chƣa bao quát cho toàn quốc mà
mới chỉ tập trung nghiên cứu, thu mẫu tại một số tỉnh thành. Việc nghiên cứu
loài sinh vật gây bệnh chết héo các loài keo ở Việt Nam cần đƣợc thực hiện bổ
sung để xác định chính xác lồi gây bệnh chính.
Trong những năm gần đây, bệnh chết héo do nấm Ceratocystis spp. xuất
hiện trên toàn cầu, có xu hƣớng lan rộng nhanh và tăng nặng (Phạm Quang Thu,
2016). Điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam là mơi trƣờng thuận lợi cho nhiều
lồi nấm phát triển, đặc biệt là các loài nấm Ceratocystis sp. xuất hiện và gây hại
rừng trồng các loài bạch đàn (Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016),

rừng trồng các lồi keo trên khắp Việt Nam, đặc biệt là những địa phƣơng có
11


diện tích rừng trồng tập trung với quy mơ lớn (Phạm Quang Thu, 2016). Khi cây
bị nhiễm bệnh, gỗ sẽ bị biến màu, xì nhựa, xì mủ ở vỏ, tồn bộ những cây bị
nhiễm bệnh chỉ sau một thời gian ngắn sẽ chết làm ảnh hƣởng đến năng suất và
chất lƣợng rừng trồng (Phạm Quang Thu et al., 2012c; Phạm Quang Thu, 2016).
Do vậy, việc nghiên cứu quản lý dịch bệnh do nấm Ceratocystis sp. gây bệnh
chết héo keo là rất quan trọng nhằm ngăn chặn bệnh dịch phát triển, hạn chế lan
rộng, giảm nguy cơ thiệt hại về kinh tế và môi trƣờng.
1.2.2.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của nấm Ceratocystis
Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái của nấm Ceratocystis sp. đã đƣợc
một số tác giả thực hiện tại Việt Nam. Các loại bào tử của nấm Ceratocystis
sp. cũng đã đƣợc mô tả rõ ràng, cụ thể nhƣ sau:
Cấu trúc chứa bào tử túi hình cầu hoặc gần cầu có mầu nâu đen đến đen,
đƣờng kính từ 145-280µm – 95-195µm với chiếc cổ dài từ 250µm đến 660µm phía
đầu cổ có miệng xung quanh có những sợi tua ra là nơi phát tán bào tử hữu tính.
Bào tử hữu tính có hình mũ chiều dài từ 4,2µm đến 8,8µm chiều rộng từ 2,1µm đến
4,8µm. Bào tử vơ tính đƣợc sản sinh từ sợi sơ sinh có hình trụ chiều dài từ 11,5µm
đến 18,6µm chiều rộng từ 1,6µm đến 4,8µm, bào tử vơ tính đƣợc sản sinh từ sợi
thứ sinh có hình trống chiều dài từ 4,5µm đến 9,6µm chiều rộng từ 2,7µm đến
6,1µm. Bào tử áo có chiều dài từ 20,5µm đến 24,5µm chiều rộng từ 10,1µm đến
13,5µm (Phạm Quang Thu et al., 2012; Phạm Quang Thu et al., 2016).
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái của nấm Ceratocystis sp.
cũng đã đƣợc thực hiện với các thí nghiệm ở trong phịng thí nghiệm. Từ đó
đã đƣa ra các kết luận về mơi trƣờng ni cấy thích hợp với các lồi nấm gây
bệnh chết héo ở 25-28oC, độ ẩm 80-90% (Phạm Quang Thu et al., 2012;
Phạm Quang Thu et al., 2016). Bào tử nấm gây bệnh chết héo có phát tán
trong khơng khí dƣới tán rừng keo lai, keo tai tƣợng và keo lá tràm, mật độ

bào tử tập trung nhiều ở độ cao 110-120cm so với mặt đất (Nguyễn Minh Chí
và Phạm Quang Thu, 2016).

12


1.2.2.3. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại và phòng trừ chết héo do nấm
Ceratocystis sp.
 Các nghiên cứu phòng trừ sinh học:
Các nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học và vi sinh vật nội sinh để
phòng trừ bệnh hại cho cây trồng đƣợc tiến hành cho nhiều loài sinh vật gây
bệnh, trong đó có bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp.
Một số chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại trên cây trồng nông, lâm nghiệp
đã đƣợc sản xuất, điển hình nhƣ: Chế phẩm đối kháng Trichoderma có khả năng
hạn chế bệnh héo lạc, bệnh khô vằn lúa, bệnh lở cổ rễ cây trồng cạn… với hiệu quả
đạt từ 76 - 91%; Chế phẩm xạ khuẩn Ditacin; Nấm đối kháng Kentamium có thể
hạn chế 61 - 70% bệnh héo xanh vi khuẩn trên Cà chua và các loài thuộc họ bầu bí
và nấm đối kháng Kentamium có thể hạn chế nấm Phytophthora palmivora hại
cam quýt từ 66 - 70% (Nguyễn Văn Tuất et al., 2006).
Việc phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng nấm Fusarium oxysporum
và nấm Phytopthora sp. gây bệnh vùng rễ cây thông phân lập đƣợc 70 chủng vi
khuẩn và xác định đƣợc chủng vi khuẩn MD2 phân lập từ cây Mẫu đơn có hiệu
lực ức chế cao nhất đối với cả hai loại nấm gây bệnh (Phạm Quang Thu và Trần
Thanh Trăng, 2002).
Nghiên cứu phịng trừ bệnh sọc tím trên cây Luồng bằng vi khuẩn nội sinh
chọn đƣợc 12 chủng có khả năng sinh kháng sinh ức chế sự phát triển của nấm
Fusarium equiseti gây bệnh sọc tím trên cây Luồng (Nguyễn Thị Thúy Nga và
Phạm Quang Thu, 2006).
Đối với nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây bệnh đốm lá bạch đàn, Phạm
Quang Thu và Nguyễn Thị Thúy Nga (2007) đã phân lập và chọn đƣợc 5 chủng

vi khuẩn nội sinh có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh rất mạnh, làm cho
nấm không thể sinh trƣởng và phát triển đƣợc trên môi trƣờng PDA.
Nghiên cứu về cơ chế kháng bệnh loét thân, cành do nấm Collectotrichum
gloeosporioide gây hại trên keo lai tại Tuyên Quang cho thấy Cây khơng bị bệnh
có mật độ vi khuẩn nội sinh cao hơn cây bị bệnh nhẹ và cây bị bệnh trung bình,
13


đạt từ 8 - 11x105CFU/gam. Với mật độ vi khuẩn này, nấm gây bệnh đã bị tiêu
diệt hoặc bị ức chế khơng phát triển đƣợc trong cây chủ (Nguyễn Hồng Nghĩa
và Phạm Quang Thu, 2006).
Kết quả nghiên cứu về vi khuẩn nội sinh kích kháng nấm gây bệnh khơ
cành ngọn trên Keo tai tƣợng phân lập đƣợc 40 chủng vi khuẩn nội sinh có khả
năng ức chế nấm Collectotrichum gloeosporioide từ trung bình đến rất mạnh
(Vũ Văn Định et al., 2012).
Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh có khả năng ức chế nấm gây bệnh trên các
dòng Keo tai tƣợng khảo nghiệm tại Thừa Thiên Huế cho thấy có 8 chủng vi
khuẩn nội sinh và 13 chủng nấm nội sinh đƣợc phân lập từ 35 dịng Keo tai
tƣợng, trong đó có 15 chủng vi khuẩn và nấm nội sinh có hoạt tính ức chế nấm
Ceratocystis sp. ở mức độ mạnh đến rất mạnh (Phạm Quang Thu et al., 2012b).
Trong một nghiên cứu mới nhất về tính kháng bệnh chết héo của 57 dịng Keo
lá tràm thơng qua vi sinh vật nội sinh đã xác định đƣợc hai chủng vi khuẩn nội
sinh (B1, B15) và một chủng nấm nội sinh (F5) có khả năng ức chế rất mạnh
đối với nấm C. manginecans gây bệnh chết héo keo. Ở các dòng Keo lá tràm
khỏe mạnh đều tập trung hai chủng vi khuẩn nội sinh B1 và B15 với mật độ
cao. Đồng thời chủng nấm nội sinh F5 cũng chỉ có ở 6 dịng Keo lá tràm đã
đƣợc xác định là hồn tồn khơng bị bệnh tại hiện trƣờng (Nguyễn Minh Chí et
al., 2016). Các chủng vi sinh vật nội sinh nói trên đã giúp tăng tính kháng của
các dịng Keo lá tràm rất rõ.
Sử dụng chế phẩm MF1 (Chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén) với

liều lƣợng 1,7g/bầu cho cây con ở giai đoạn vƣờn ƣơm giúp giảm tỷ lệ bị bệnh
đốm lá bạch đàn do nấm Cryptosporiopsis eucalypti và bệnh thối cổ rễ thông do
nấm F. oxysprorum từ 88 - 93% và tăng tỷ lệ cộng sinh từ 70,8 - 98,3% so với
đối chứng khơng bón (Nguyễn Hồi Thu et al., 2009). Đánh giá ảnh hƣởng của
chế phẩm MF1 đối với dòng bạch đàn PN14 tại rừng trồng sau 24 tháng tuổi cho
thấy bón 7g chế phẩm/cây có ảnh hƣởng tốt nhất, làm tăng sinh trƣởng 28,7% về
chiều cao, 38,2% đƣờng kính và giảm tỷ lệ cây bị bệnh tới 83,1% so với đối
14


chứng; Cịn với rừng trồng Thơng nhựa sau 19 tháng tuổi, cơng thức bón 7g chế
phẩm/cây cũng làm tăng sinh trƣởng về chiều cao 16,1%, đƣờng kính là 40,1%,
và giảm tỷ lệ cây bị bệnh tới 88,8% (Phạm Quang Thu, 2010).
Thí nghiệm ảnh hƣởng của phân bón và chế phẩm vi sinh đối với cây con
hữu tính của Keo lá tràm trong giai đoạn vƣờn ƣơm cho thấy, ở giai đoạn 30 ngày
tuổi, các cơng thức bón 4g chế phẩm MF1/cây đã giúp giảm hoàn toàn bệnh thối
cổ rễ so với đối chứng và ở giai đoạn 60 ngày tuổi, bón chế phẩm đã giúp tăng từ
34,9 - 44,5% về sinh trƣởng chiều cao (Phạm Quang Nam et al., 2015).


Quản lý dịch hại bền vững thông qua việc phát triển giống kháng bệnh:
Đối với cây trồng lâm nghiệp, với những đặc thù nhƣ chu kỳ kinh doanh

dài đến rất dài (từ vài năm đến hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm), quy mô
rất lớn, điều kiện canh tác thƣờng ở vùng xa dân cƣ, độ dốc lớn, có thể ở các
vùng đồi núi cao, giao thơng khó khăn… nên việc quản lý sâu, bệnh hại gặp
nhiều khó khăn.
Trong khoảng hai mƣơi năm trở lại đây, các nghiên cứu về chọn giống
kháng bệnh cho cây trồng Lâm nghiệp đã tiến hành chọn lọc, khảo nghiệm và
xác định đƣợc hàng trăm dòng bạch đàn, keo lai, Keo tai tƣợng và Keo lá

tràm có triển vọng cả về khả năng sinh trƣởng và khả năng chống chịu bệnh,
đến nay đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống
(giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật) cho hàng chục giống bạch đàn, keo
lai, Keo tai tƣợng và Keo lá tràm có năng suất cao và có khả năng kháng một
số bệnh hại nguy hiểm.
Đối với các loài keo, từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu chọn
các dịng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng
kinh tế”, đến hết năm 2010, nhóm tác giả đã chọn lọc và khảo nghiệm hàng chục
giống có triển vọng cả về khả năng sinh trƣởng và khả năng chống chịu bệnh, đã
đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận 2 giống quốc gia cho
keo lai (AH1, AH7), 2 giống quốc gia cho Keo lá tràm (AA1, AA9) và hàng
chục giống tiến bộ kỹ thuật với năng suất đều tƣơng đƣơng hoặc vƣợt so với các
15


giống sản xuất. Ngoài khả năng sinh trƣởng nhanh, các giống Keo lá tràm nói
trên đã đƣợc đánh giá và công nhận về khả năng chống chịu bệnh tốt, không bị
bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor gây hại (Nguyễn Hoàng Nghĩa
và Nguyễn Văn Chiến, 2007; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2011).
Kết quả khảo nghiệm mở rộng các giống keo mới đƣợc công nhận giống trên
năm vùng sinh thái trọng điểm cho thấy các giống keo lai, Keo lá tràm đƣa vào
khảo nghiệm đều không bị bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor và
bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây hại mà chỉ bị bệnh hại lá
gồm: bệnh thán thƣ do nấm Colletotrichum gloeosporioides, bệnh bồ hóng do nấm
Meliola brisbanensis, bệnh khô đầu lá do nấm Pestalotiopsis acaciae, bệnh khô
mép lá do nấm Pestalotiopsis neglecta, bệnh phấn trắng do nấm Oidium acaciae,
bệnh đốm lá do nấm Phomopsis sp., bệnh đốm tảo do nấm Cephaleuros virescens
gây ra ở mức độ nhẹ ở một số giống (Nguyễn Hoàng Nghĩa et al., 2013).
- Các biện pháp phòng trừ khác.
Các biện pháp phòng trừ bệnh chết héo khác nhƣ biện pháp lâm sinh, biện

pháp hóa học và đặc biệt là biện pháp phòng trừ tổng hợp vẫn chƣa đƣợc nghiên
cứu thực hiện ở Việt Nam.

16


×