Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và giải pháp bảo tồn các loài bướm quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông huyện bá thước tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 84 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Được sự đồng ý của Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường cùng
với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS. Bùi Văn Bắc, tơi thực hiện đề
tài khóa luận tốt nghiệp:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và giải pháp bảo
tồn các loài bướm quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Lng, huyện
Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”.
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này tơi đã nhận được sự
chỉ đạo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, của thầy cô giáo trong Bộ môn Bảo
vệ thực vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, cùng với sự
giúp đỡ tận tình của cán bộ Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đến nay khóa luận tốt nghiệp đã được
hồn thành.
Nhân dịp này cho phép tơi được cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, các cán bộ Ban quản lý Khu
Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là
thầy hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Bắc, đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hồn
thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Do bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên khóa luận tốt
nghiệp này khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến
của thầy cơ.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 07 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Vân


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: Look at some of the characteristics of biological, ecological
and conservation measures of rare butterflies in Nature Reserve of Pu


Luong, Ba Thuoc district, Thanh Hoa province.
2. Sinh viên thực tập: Lê Thị Vân
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Bắc
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đặc điểm thành phần, phân bố và đặc điểm sinh thái học và
các mối đe dọa tới các loài bướm quý hiếm.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài bướm quý hiếm.
5. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần, phân bố các loài bướm quý hiếm
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái các loài bướm quý hiếm
- Đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn của các loài bướm quý hiếm
- Đánh giá các tác động tới các loài bướm quý hiếm
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài bướm quý hiếm trong khu vực
nghiên cứu
6. Kết quả thu được
- Xác định được 12 lồi bướm q hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt
Nam năm 2000, năm 2007, và trong phụ lục IIB của Nghị Định số
32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ, và là những lồi có giá trị
thẩm mỹ, ít bắt gặp trong q trình điều tra.
- Xác định phân bố của các loài bướm quý hiếm theo sinh cảnh, theo độ
cao và theo khu vực
+ Sinh cảnh rừng ven suối cây gỗ lớn, rừng tự nhiên trạng thái IIb, rừng
ven suối trên núi đá vơi có tính đa dạng cao nhất. Rừng tre nứa có tính đa
dạng thấp nhất.
+ Hầu hết các loài bướm quý hiếm thường tập trung ở đai cao từ 400600m. Ở đai cao dưới 400m chỉ bắt gặp ở họ Bướm phượng hai loài. Ở đai


cao trên 400m bắt gặp loài thuộc họ Bướm phấn, các loài thuộc họ Bướm
rừng và họ Bướm phượng. Đai cao trên 600m ít bắt gặp các lồi, họ Bướm
phấn khơng bắt gặp lồi nào, họ Bướm rừng và họ Bướm phượng bắt gặp một

lồi.
+ Khu vực làng Cốc có số lượng lồi nhiều nhất (5 lồi). Khu vục thơn
Nủa và Kho Mường điều tra được 4 loài. Khu vực thơn Đơng Điểng có số
lượng lồi thấp nhất (3 lồi).
- Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bướm
quý hiếm tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho công tác bảo tồn các loài
bướm quý hiếm.
- Nguồn thức ăn của các loài bướm đa dạng và phong phú. Hầu hết các
loài cây thức ăn này đang bị khai thác mạnh. Một số loài đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam 2000, 2007 cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
- Ảnh hưởng các hoạt động của con người bao gồm khai thác lâm sản,
chăn thả gia súc, chặt phá rừng, khai thác vàng…đã và đang làm suy ngiamr
các loài bướm đặc biệt là các loài bướm quý hiếm
- Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn, thành
lập tổ bảo vệ rừng do người dân đứng ra tổ chức, bảo vệ các trảng cỏ cây bụi,
tầng cây bụi thảm tươi…
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Vân


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.Tình hình nghiên cứu bướm trên thế giới ...................................................... 3

1.1. Nghiên cứu về đa dạng loài và phân bố của các loài bướm....................... 3
1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái và bảo tồn các loài bướm ...... 4
2. Nghiên cứu về bướm tại Việt Nam ............................................................... 5
2.1. Nghiên cứu về đa dạng bướm ở Việt Nam ................................................ 5
2.2. Nghiên cứu về bướm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.................... 9
CHƢƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HÔI CỦA KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LNG ......................................................... 10
2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng ................................................. 10
2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn ...................................................................... 11
2.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng ................................................................... 12
2.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật................................................................ 14
2.5. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 14
CHƢƠNG III MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................... 17
3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 17
3.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 17
3.1.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 17
3.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp xác định thành phần, phân bố các loài bướm quý hiếm .. 17


3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái các loài bướm
quý hiếm ............................................................................................................................ 31
3.4.3. Phuơng pháp đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn ........................................ 32
3.4.4. Phương pháp đánh giá các tác động tới các loài bướm quý hiếm ........... 33
3.4.5. Phương pháp đề xuất giải pháp bảo tồn các loài bướm quý hiếm .......... 33
CHƢƠNG IV KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ............................... 34
4.1.Điều tra thành phần, phân bố các loài bướm quý hiếm ............................ 34

4.1.1. Tiêu chí lựa chọn lồi q hiếm ...................................................................... 34
4.1.2. Phân bố các loài bướm quý hiếm .................................................................... 36
4.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái các loài bướm quý hiếm ............................ 40
4.2.1. Bướm rừng đuôi trái đào ( Zeuxidia masoni M. ) ....................................... 40
4.2.2. Bướm chúa rừng (Stichophthalma howqua) ............................................... 40
4.2.3. Bướm vua rừng sâu ( Thauria lathyi)............................................................. 41
4.2.4. Bướm trắng lớn chót cam đỏ ( Hebmoia glaucippe ) ................................. 42
4.2.5. Bướm phượng cánh đuôi nheo ( Lamproptera curius F. ) ........................ 43
4.2.6. Bướm phượng đốm kem (Papilio noblei N. ) .............................................. 44
4.2.7. Bướm phượng đuôi lá cải (Byasa crassipes O.) .......................................... 45
4.2.8. Bướm phượng cánh chim chấm rời (Troides helena C&R. ).................. 46
4.2.9. Bướm phượng cánh chim chấm liền ( Troides aeacus) ............................. 47
4.2.10. Bướm phương Pari (Papilio paris) ............................................................... 48
4.2.11. Bướm ngụy trang (Chilasa clytia) ................................................................ 49
4.2.12. Bướm lá khô (Kallima inachus) .................................................................... 50
4.3. Đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn .......................................................... 51
4.4.Đánh giá các tác động ............................................................................... 56
4.4.1.Nguyên nhân trực tiếp ......................................................................................... 56
4.4.2. Nguyên nhân gián tiếp ....................................................................................... 56
4.5. Đề xuất các biện pháp bảo tồn ................................................................. 60
4.5.1. Các biện pháp chung........................................................................................... 60
4.5.2. Các biện pháp cụ thể........................................................................................... 62


KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ........................................................... 64
1. Kết luận ....................................................................................................... 64
2. Tồn tại ......................................................................................................... 65
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC BIỂU
Mẫu biểu 3.01. Hiện trạng nguồn thức ăn của các loài bướm quý hiếm tại khu
vực nghiên cứu................................................................................................33
Biểu 2.1. Dân số và diện tích của các xã thuộc vùng lõi và vùng đệm........... 15
Biểu 3.1. Đặc điểm các tuyến khảo sát, điểm điều tra tại khu vực nghiên cứu24
Biểu 4.1. Danh lục các loài bướm quý hiếm tại KBTTN Pù Luông............... 34
Biểu 4.2. Sự phân bố các loài bướm quý hiếm theo các sinh cảnh tại KBTTN
Pù Lng ......................................................................................................... 36
Biểu 4.3. Sự phân bố các lồi bướm quý hiếm theo độ cao............................ 37
Biểu 4.4. Sự phân bố các loài bướm theo khu vực ......................................... 38
Biểu 4.5. Hiện trạng nguồn thức ăn của các loài bướm quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 52
Biểu 4.6. Biểu thống kê các vụ vi phạm về phá rừng, khai thác rừng trái pháp
luật ................................................................................................................... 57


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Vợt bắt bướm .................................................................................. 18
Hình 3.2: Cách gấp bao giữ mẫu ..................................................................... 19
Hình 3.3. Rừng tre luồng tự nhiên .................................................................. 20
Hình 3.4. Rừng cọ tự nhiên ............................................................................. 21
Hình 3.5. Rừng ven suối cây gỗ lớn................................................................ 23
Hình 3.6. Trảng cỏ .......................................................................................... 21
Hình 3.7. Đồng ruộng bản làng ....................................................................... 21
Hình 3.8. Thung lũng đồng ruộng ................................................................... 21
Hình 3.9. Rừng ven suối trên núi đá vơi ......................................................... 21
Hình 3.10. Sinh cảnh rừng tự nhiên trạng thái IIb .......................................... 22
Hình 3.11. Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác ......................................... 22
Hình 3.12. Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy........................................ 22

Hình 3.13. Hệ thống tuyến khảo sát và điểm điều tra ..................................... 27
Hình 3.14. Quá trình chỉnh cánh bướm (bên trái); tư thế chuẩn (bên phải) .. 29
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ bắt gặp các lồi bướm q hiếm tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 35
Hình 4.2. Phân bố theo khu vực của một số loài bướm đại diện .................... 39
Hình 4.3. Bướm rừng đi trái đào Zeuxidia masoni M................................. 40
Hình 4.4. Bướm chúa rừng Stichophthalma howqua...................................... 40
Hình 4.5. Bướm vua rừng sâu Thauria lathyi ................................................. 41
Hình 4.6. Bướm trắng lớn chót cam đỏ Hebmoia glaucippe...........................42
Hình 4.7. Bướm phượng cánh đuôi nheo Lamproptera curius F. .................. 43
Hình 4.8. Bướm phượng đốm kem Papilio noblei N..................................... 44
Hình 4.9. Bướm phượng đuôi lá cải Byasa crassipes O. ................................ 45
Hình 4.10. Bướm phượng cánh chim chấm rời Troides helena C&R. ........... 46
Hình 4.11. Bướm phượng cánh chim chấm liền Troides aeacus................... 47
Hình 4.12. Bướm phương Pari Papilio paris ................................................. 48
Hình 4.13. Bướm ngụy trang Chilasa clytia ................................................... 49
Hình 4.14. Bướm lá khơ Kallima inachus ...................................................... 50
Hình 4.15. Q trình làm đường ở Son, Bá, Mười ......................................... 58



ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới côn trùng vô cùng phong phú và đa dạng, chúng là sản phẩm kì
diệu của thiên nhiên. Trong tự nhiên khơng lớp động vật nào có thể so sánh với
côn trùng về độ phong phú đến kì lạ của thành phần lồi. Các nhà khoa học đã
ước tính cơn trùng có 7-8 triệu lồi, với khoảng 1 triệu lồi đã biết, cơn trùng
chiếm 78% số lồi của toàn bộ thế giới động vật được biết đên trên trái đất [14].
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, trong hơn một triệu lồi cơn trùng
chỉ có khoảng 1÷3% tổng số lồi là gây hại, cịn đại đa số cơn trùng đều có
lợi. Cơn trùng có vai trị là mắt xích trong chuỗi thức ăn. Có trên 80% cơn

trùng ăn cây xanh và bản thân nó lại là thức ăn cho của nhiều động vật khác
như chim, thú, ếch nhái, bị sát… Thậm chí có đến 96% thức ăn của chim là
côn trùng. Côn trùng phân hủy xác chết, cải tạo đất. Cơn trùng thụ phấn cho
các lồi thực vật thượng đẳng, làm tăng năng suất cây trồng, tạo dịng tiến hóa
mới. Ngồi ra cơn trùng cịn giúp con người tiêu diệt sâu hại, bảo vệ mùa
màng, nhiều loài cơn trùng cịn cho những sản phẩm q hiếm khơng thể thay
thế...[11]. Trong đó đáng chú ý là nhóm bướm, thuộc bộ Cánh vẩy
(Lepidoptera), chúng đa dạng về chủng loại, có màu sắc sặc sỡ, hình dạng kỳ
thú, mang giá trị thẩm mỹ, có ý nghĩa chỉ thị mơi trường, tơ thêm vẻ đẹp
hoang sơ của tự nhiên góp phần thu hút khách du lịch.
Tuy nhiên, ngày nay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của
con người đã tác động vào tự nhiên quá mức làm suy thoái các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, làm giảm nơi cư trú, giảm nguồn thức ăn của cơn trùng
nói chung và các lồi bướm nói riêng. Thực trạng các lồi bướm đẹp đang bị
khai thác mạnh ở nhiều khu vực dẫn đến một số lồi bị suy giảm và có nguy
cơ bị tuyệt chủng, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến đa dạng sinh
học.
Hiện nay ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Lng, các lồi bướm đẹp và
q hiếm đang bị đe dọa bởi nhiều hoạt động của con người như: khai thác

1


bướm phục vụ du lịch, thương mại, đốt rừng làm rẫy gây chia cắt sinh cảnh
dẫn đến một số loài có nguy cơ diệt vong, mất cân bằng sinh thái, gây hoang
mang cho các nhà quản lý... Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các biện pháp bảo
vệ các loài bướm đẹp, quý hiếm chưa được nghiên cứu cụ thể. Xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn và muốn góp phần phục hồi, phát triển và bảo tồn cơn trùng
nói chung và các lồi bướm q hiếm nói riêng, tơi đã tiến hành khóa luận
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và giải pháp bảo tồn các

loài bướm quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hóa”.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Tình hình nghiên cứu bƣớm trên thế giới
1.1. Nghiên cứu về đa dạng loài và phân bố của các loài bƣớm
Bướm thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), là nhóm cơn trùng được rất
nhiều người quan tâm. Trên thế giới, hiện có khoảng 14.000 lồi bướm ngày
đã được mô tả, tập trung nhiều ở Châu Mỹ và khu vực Amazon. Chu Nghiêu
(1994) đã xuất bản quyển Bướm ngày chí Trung Quốc gồm 2 tập với tổng số
880 trang, đã thống kê được tại Trung Quốc có 1225 loài bướm ngày với
5000 bức ảnh màu. Đây được xem là cơng trình nghiên cứu về bướm ngày
đầy đủ nhất của Trung Quốc từ trước cho đến thời điểm đó. Năm 1997, ơng
cũng đã ghi nhận 400 lồi bướm tại Đài Loan. Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân
(1997) thống kê tại đảo Hải Nam có 609 lồi. Các tài liệu này chủ yếu mơ tả
đặc điểm hình thái, phân bố của các lồi. Dr.Benard d’ Abrera (2003) đã mơ
tả đặc điểm hình thái và đặc điểm phân bố của 969 loài bướm ngày trên thế
giới [10]. Nghiên cứu của Warren (1985) đã chỉ ra rằng, những khu rừng có
tán rậm thường ít các lồi bướm cư trú hơn những khu rừng thưa. Sự đa dạng
của các loài bướm tăng lên với sự tăng thêm về quy mô sinh cảnh và sự đa
dạng của thực vật (Price, 1975), hầu hết trong số chúng phụ thuộc vào sự
khép tán của rừng (Collins & Morris, 1985; Sutton & Collins, 1991) [17],
[20].
Ngoài biến động theo sinh cảnh và độ cao, các loài Bướm cịn là nhóm
động vật dễ bị tác động bởi những thay đổi của thời tiết. Sự phong phú của
các loài Bướm thường tăng lên trong những ngày có thời tiết ấm áp (Roy et

al., 2001; Pollard, 1988) [19]. Thời tiết thuận lợi làm tăng số lượng cá thể của
các loài bướm trong những năm sau (Brunzel & Elligsen, 1999) [16]. Theo
nghiên cứu của Pollard (1988) ở Anh, vào những năm mùa hè ấm áp và khô
ráo, quần thể của các loài bướm tăng, trong khi Janzen & Schoener (1968) lại

3


nhận thấy, vào mùa khô ở rừng nhiệt đới, khu vực ẩm có sự phong phú cũng
như đa dạng cơn trùng cao hơn so với khu vực khô.
1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái và bảo tồn các loài bƣớm
Bướm tồn tại trong những sinh cảnh rất cụ thể, và sinh cảnh này bị ảnh
hưởng bởi nhiều nhân tố phi sinh vật và sinh vật (Ramos, 2000; Spitzer et al.,
1993 & 1997; Leps & Spitzer, 1990) [18]. Các lồi bướm rất dễ bị tổn thương
vì phân bố hẹp, đời sống gắn liền vơi rừng. Vì vậy, muốn bảo tồn các loài
bướm chúng ta cần bảo vệ rừng. Thomas (1991) nghiên cứu bướm ở Co-xta
Ri-ca đã xác định các lồi bướm phân bố hẹp về địa lý có khả năng sống ở
môi trường bị thay đổi kém hơn so với các loài phân bố rộng. Sự giới hạn của
các loài này ở các sinh cảnh chưa bị thay đổi chỉ ra rằng việc phá rừng có ảnh
hưởng bất lợi cho sự tồn tại của chúng.
Sinh cảnh bị tác động cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần và số
lượng quần thể các loài Bướm. Sự đa dạng loài và sự phong phú của các loài
trong quần xã bướm cao nhất ở nơi rừng bị tác động vừa phải và giảm rất
mạnh ở khu vực rừng bị đô thị hố, đặc biệt các lồi đặc hữu bị biến mất khi
sinh cảnh của chúng bị đơ thị hố (Blair & Launer, 1997; Brown, 1996).
Nghiên cứu của Schulze et al. (2004a, b) cho thấy, sinh cảnh rừng thứ sinh có
sự đa dạng quần xã Bướm cao hơn rất nhiều so với ở khu đất canh tác nông
lâm nghiệp. Tuy nhiên, ở những sinh cảnh rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh
có thảm thực vật gần giống nhau thì sự khác biệt về thành phần lồi Bướm là
khơng đáng kể. Các lồi Bướm có phạm vi phân bố rộng thường được bắt gặp

ở những khu vực rừng thấp, thường bị tác động của con người. Trong khi đó,
các lồi Bướm đặc hữu thường giới hạn ở các sinh cảnh rừng trên đai cao lớn
hơn 500m (Lewis et al., 1998). Vì vậy, chiến lược để bảo tồn bướm tốt nhất là
bảo vệ nhiều loại sinh cảnh nếu có thể.
Khi nghiên cứu Bướm trên quy mơ lớn như theo dõi tập tính di cư tránh
đơng của nhóm Danaidae tại Đài Loan, Wang và Emmel (1990) đã tìm hiểu
được ngun nhân và cách thức cơn trùng di trú, trong đó có lồi bướm chúa

4


Monarch (Danaus plexippus) là loài di cư nổi tiếng do màu sắc đẹp và số
lượng cá thể đông đúc.
Trong khi đó, Kitahara (2008) với những khảo sát chú trọng vào mối liên
hệ giữa Bướm và thảm thực vật, đã khẳng định sự phong phú của Bướm trong
một khu vực tỉ lệ thuận với sự phong phú của các thực vật có hoa.
Nhằm cung cấp thêm thơng tin về ảnh hưởng của con người trong nỗ lực
bảo tồn Bướm, Lian Pin Koh (2007) đã tìm hiểu ảnh hưởng của việc chuyển
đổi sử dụng đất rừng khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, Danielsen và
Treadaway (2004) xem xét, chỉ ra những bất cập trong công tác bảo tồn
Bướm ở quần đảo Philippine và từ đó đề xuất thêm những vùng cần được ưu
tiên bảo vệ.
Qua 49 năm nghiên cứu, Finn và Colin (2003) đã xem xét lại tình trạng
của 915 lồi và 910 loài phụ Bướm đã được ghi nhận ở Philippines. Các tác
giả đã xác định được 133 loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu và các taxon đặc
hữu ở Philippines. Hiện tại, hệ thống gồm 18 khu bảo tồn được ưu tiên của
đất nước này ít nhất đã có 1 khu dành cho việc bảo tồn 65 lồi, tuy nhiên số
cịn lại là 29 lồi và 39 lồi phụ vẫn chưa có một khu bảo tồn nào quan tâm
tới.
2. Nghiên cứu về bƣớm tại Việt Nam

2.1. Nghiên cứu về đa dạng bƣớm ở Việt Nam
Giai đoạn những năm đầu thế kỷ 20, nghiên cứu về Bộ cánh vẩy
(Lepidoptera) có cơng trình nghiên cứu của J.de Joannis mang tên
“Lepidopteres du Tonkin” xuất bản ở Paris năm 1930. Tác giả đã thống kê
được 1798 loài thuộc 746 giống và 45 họ.
Danh sách khu hệ bướm của Việt Nam được công bố vào năm 1957,
trong danh sách này có 454 lồi. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Đáp và
Hoàng Vũ Trụ (2001) về nhóm Bướm (Lepidoptera; Rhopalocera) đã phát
hiện được 72 loài thuộc 10 họ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò và

5


98 loài thuộc 9 họ ở Vườn quốc gia Ba Bể. Cả hai khu vực nghiên cứu đều là
vùng núi đá vơi có độ cao trên 100m so với mực nước biển.
Báo cáo khoa học của Phạm Văn Lầm về xác định tên khoa học cho các
loài Bướm ngày tại Vườn Quốc gia Tam Đảo năm 2001 - 2002 đã định danh
được 136 loài, 87 giống của 11 họ Bướm ngày. Trong đó Họ Bướm giáp có số
lồi đã định tên nhiều nhất (44 loài), tiếp theo là các họ Bướm phượng (17
loài), họ Bướm nhảy (16 loài) và họ Bướm phấn (15 loài). Các họ Libytheidae
và Acraeidae, mỗi họ mới chỉ có 1 lồi (Phạm Văn Lầm, 2005).
Vũ Văn Liên (2005c) khi nghiên cứu về thành phần và độ phong phú
của các loài Bướm ngày (Lepidoptera: Rhopalocera) ở rừng Hòn Bà, Khánh
Hòa đã bước đầu xác định được 175 loài bướm thuộc 9 họ.
Theo khảo sát của các tác giả Monastyrskyii, Đỗ Anh Tuấn và Phạm
Minh Hưng năm 2005, khu hệ bướm tại sinh cảnh vùng núi thấp ở tỉnh Thừa
Thiên Huế có sự đa dạng rất cao. Các tác giả đã ghi nhận được 402 lồi, đặc
biệt có một số lồi mới được phát hiện có phân bố ở trong tỉnh, bao gồm: Họ
Amathusiidae có 2 lồi là Zeuxidia sapphires Monastyrskii & Devyatkin,
Stichophthalma louisa eamesi Monastiskii, Devyatkin & Uemura; Họ

Hesperiidae có 6 lồi là Pintara capiloides Devyatkin (1998), Thoressa
monastyrskii annamita Devyatkin (1999), Darpa inopinata, Devyatkin
(2001), Tagiades hybridus, Devyatkin (2001), Geosis tristis gaudialis,
Devyatkin (2001), Capila lineate magna, Devyatkin & Monastyskii (1999).
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã ghi nhận có 3 lồi lần đầu tiên được phát
hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là các loài trước đây đã được mô tả từ các
mẫu vật thu được ở nơi khác, bao gồm: Họ Satyridae có lồi Elymnias saola
Monastyrskii, 2004 (Pù Mát, Nghệ An) và Lethe melisana Monastyrskii, 2005
(Ngọc Linh, Kon Tum); Họ Amathusiidae có lồi Aemora simulatrix
Monastyrskii & Devyatkin, 2003 (Gia Lai).
Năm 2006, báo cáo kỹ thuật số 7 đánh giá khu hệ động thực vật tại
vùng cảnh quan Hành lang xanh của Dickinson và Văn Ngọc Thịnh đã ghi
6


nhận được 336 loài Bướm thuộc 10 họ. Kết quả đánh giá cũng ghi nhận về sự
phân bố mới, có nhiều loài lần đầu tiên ghi nhận ở Miền Trung Việt Nam mà
trước đây nó chỉ được tìm thấy ở Miền Bắc hoặc Miền Nam Việt Nam như
các loài Lethe minerva (Satyridae), Paralaxita thuisto (Riodinidae), Arhopala
abseus, A.rama, A. agaba, A. fulla và A. aurelia (Lycaenidae) (trước đây chỉ
được tìm thấy ở miền Nam Việt Nam); Ypthima praenubila (Satyridae),
Heliophorus epicles và Tajuria ister (Lycaenidae) trước đây được coi là phân
bố ở miền Bắc Việt Nam. Có 5 lồi bướm q thuộc họ Hesperiidae: Bibasis
miracula Evans, Capila penicillatum kiyila Fruhstorfer, Capila lineata magna
Devyatkin & Monastyrskii, Seseria dohertyi salex Evans, Salanoemia noemi
de Niceville chỉ tìm thấy ở Thừa Thiên Huế từ các nghiên cứu năm 1996.
Các cơng trình xuất bản sách có kèm theo ảnh minh họa về bướm còn
rất hạn chế ở riêng từng Vườn quốc gia hay toàn bộ Việt Nam. Nhưng đó
cũng làm người đọc dễ hiểu, dễ nhận biết các lồi bướm. Đó là một số cơng
trình về bướm Vườn quốc gia Cúc Phương (Lương Văn Hào et al., 2004;

Ikeda et al., 1998, 1999, 2000); các loài bướm phổ biến ở Việt Nam
(Devyatkin et Monastyrskii, 2001) [1].
Qua 4 năm nghiên cứu, nhóm tác giả Hồng Vũ Trụ và Tạ Huy Thịnh
(2007) đã thu được 1434 mẫu bướm ngày ở phía tây các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Kết quả phân tích đã ghi nhận tại
khu vực nghiên cứu bắt gặp 282 loài bướm ngày thuộc 148 giống, 10 họ; số
lượng loài ở khu vực chiếm tỷ lệ 28,3% tổng số loài bướm ngày đã biết ở Việt
Nam tại thời điểm nghiên cứu.
Tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu vực năm trong dãy núi đá vơi
Cúc Phương – Pù Lng đã có nhiều nghiên cứu về khu hệ bướm ngày.
Những khảo sát đầu tiên về khu hệ bướm ở Cúc Phương đã được tiến hành
bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản do Kiyoho Ikeda dẫn đầu, họ đã
thu thập mẫu vật theo mùa ở khu vực này từ năm 1992 đến năm 1999. Kết
quả của nghiên cứu này được thể hiện trong một loạt các bài viết (Ikeda và
7


cs., 1998-2002). Danh mục hay đúng hơn là bản mô tả của họ đã cơng bố gồm
251 lồi: trong đó Papilionidae-25 loài, Pieridae–22 loài, Danaidae–16 loài,
Satyridae–23 loài, Amathusiidae–6 loài, Acraeidae–1 loài, Nymphalidae–56
loài, Libytheidae–1 loài, Riodinidae–3 loài, Lycaenidae–50 loài và
Hesperiidae-47 loài. Những nghiên cứu này cũng ghi nhận lần đầu ở Việt
Nam 4 loài thuộc các họ Satyridae và Lycaenidae. Trong ấn phẩm đó, những
nghiên cứu về hiện trạng sinh thái, phân bố nơi sống, cây chủ của mỗi loài
bướm đã ghi nhận tại khu vực này cũng được mô tả. Các nơi sống ở Vườn
Quốc gia Cúc Phương được phân chia thành ba loại: rừng, khu vực đồng cỏ
và khu vực chịu tác động của con người (có hoạt động cánh tác nông nghiệp).
Rừng tự nhiên là nơi ghi nhận được số loài bướm phong phú nhất với 228 loài
(chiếm 91,2%), sau đó đến các khu vực đồng cỏ với 41 loài, và cuối cùng là
các vùng đất canh tác nơng nghiệp với 15 lồi được ghi nhận. Nghiên cứu thứ

hai về bướm ở Cúc Phương được tiến hành bởi các nhà khoa học Việt Nam
trong quãng thời gian 2 năm (Đặng Thị Đáp và cs., 1995) và đã ghi nhân được
94 loài thuộc 8 họ. Tuy nhiên, phần lớn những lồi và dưới lồi được nói đến
trong bài báo này đã được xếp vào những synonyms (tên đồng nghĩa) khơng
có giá trị hoặc dưới những tên taxon phân loại tương tự nhau phân bố chủ yếu
ở đảo Sunda. Hơn nữa, những nghiên cứu của danh lục này đã cho thấy những
dạng khác của loài đã được xếp vào các taxon phân loại khác biệt. Khi xem
xét lại kết quả trên, số lượng lồi thực chỉ có 80 lồi ở nghiên cúu này. Phần
lớn số loài của danh lục đã chỉnh lại là những loài phổ biến ở Việt Nam, ngoại
trừ lồi Papilio elephenor (Papilionidae) có thể đã được định loại nhầm.
Nghiên cứu thứ ba về bướm tại khu vực này được tiến hành từ tháng 1 đến
tháng 12 năm 1998 bởi Chương trình FFI Việt Nam thuộc dự án Bảo tồn Cúc
Phương, với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật và Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Hà Nội (Hill vàcs,. 1999).
Một số kết quả nghiên cứu về sinh học, sinh thái và bảo tồn bướm ở Vườn
quốc gia Tam Đảo. Đó là một số dẫn liệu bước đầu về sinh học của một số loài
8


bướm (họ Papilionidae, Pieridae, Danaidae, và Nymphalidae) của Đặng Thị Đáp
(chủ biên) và Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng [8].
2.2. Nghiên cứu về bƣớm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Theo kết quả điều tra của Alexander L. Monastyrskii trong tháng 10 và
11 năm 2003, có 158 loài bướm ngày thuộc 10 họ tại khu vực đã được mơ tả:
Pailionidae (12 lồi); Pieridae (17 lồi); Danaidae (7 loài); Satyridae (24 loài);
Amathusiidae (5 loài); Acraeidae (1 loài); Nymphalidae (34 loài); Riođiniae
(4 loài); Lycaenidae (21 loài); và Hesperiidae (33 loài) [2].
Dự án “Điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng” năm 2012 2013 đã ghi nhận được 170 loài bướm thuộc 82 giống, 18 họ. Trong đó, 72
lồi đã được ghi nhận trước đây ở số liệu cơng bố năm 2004 (158 lồi, 10 họ),
86 lồi đã được ghi nhận trước đây (2004) khơng thấy trong đợt điều tra 2012

- 2013. Điều này cho thấy mơi trường sống của nhiều lồi đã bị thay đổi nên
khơng bắt gặp trong đợt điều tra này. Các lồi bướm ngày là sinh vật chỉ thị
quan trọng cho việc đánh giá tổng thể về đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, kết
quả điều tra 2012 - 2013 đã bổ sung thêm được 98 loài trước đây chưa được
ghi nhận [5].
Dự án “Điều tra cơ bản về các nhóm động vật: Bướm ngày, Cá” năm
2013-2014 đã ghi nhận được 190 lồi bướm thuộc 10 họ. Trong đó có 5 lồi
có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2000 và năm 2007 và trong phụ lục IIB
của Nghị Định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ. Bổ sung
được 43 lồi cho các lần điều tra trước đây. Số lồi khơng bắt gặp so với
những đợt điều tra trước là 11 loài [3].
Ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Lng đã có một số nghiên cứu về đa dạng
sinh học, đa dạng thực vật, động vật bậc cao, nhưng nghiên cứu các biện pháp
bảo vệ các loài bướm đẹp, bướm quý hiếm chưa được nghiên cứu cụ thể. Từ
những lí do trên tôi thực hiện đề tài này nhằm nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học, sinh thái, từ đó làm cơ sở cho các giải pháp bảo tồn các loài bướm
quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
9


CHƢƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HÔI CỦA KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PÙ LNG
2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhƣỡng
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (
-

21′ -

vĩ độ Bắc,


02′

20′ kinh độ Đông) thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước,

phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ Việt Nam. Khu bảo tồn bao gồm
phía Tây của dãy núi đá vơi Pù Lng – Cúc Phương và phía Bắc tiếp giáp
với cá huyện Mai Châu, Tân Lạc của tỉnh Hịa Bình.
Khu bảo tồn thiên nhiên gồm các phần đất thuộc địa phận của 9 xã :
Phú Lệ, Phú Xuân, Thành Lâm, Hồi Xuân, Phú Nghiêm thuộc huyện Quan
Hóa và Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng và Lũng Cao thuộc huyện Bá
Thước. Trụ sở của khu bảo tồn này nằm gần thị trấn Cành Nàng của huyện Bá
Thước và dễ dàng đến bằng mọi con đường trong mọi thời tiết.
Khu bảo tồn là một phần của dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương,
bao gồm hai dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và ngăn
cách với nhau bởi thung lũng ở giữa (đường 15C đi qua thung lũng).
Hai dãy núi có kiểu địa mạo tương phản một cách rõ ràng do khác nhau
về nền địa chất. Dãy nhỏ hơn ở phía Tây Nam được hình thành chủ yếu từ đá
lửa và đá biến chất, dãy này bao gồm các đồi bát úp có rừng che phủ và các
thung lũng nơng. Dãy lớn hơn ở phía Đơng Bắc lại hình thành bởi những
vùng đá vôi bị chia cắt mạnh, đây là một phần của dãy núi đá vôi liên tục
chạy từ Vườn Quốc gia Cúc Phương đến tỉnh Sơn La. Độ cao của khu vực
biến động từ 60m đến 1667 m, đỉnh cao nhất là núi Pù Lng.
Do sự có mặt của nhiều loại đá vôi khác nhau đã tạo nên nhiều dạng địa
hình karst và karst-xâm thực trong KBTTN Pù Luông như; cao nguyên karst,
thung lũng karst-xâm thực, cánh đồng karst,... Tuy nhiên, các dạng địa hình
xâm thực và kiến tạo như sườn xâm thực, bề mặt san bằng, pediment, rãnh

10



xói,... phát triển trên đá macma và đá lục nguyên mới làm nên sự khác biệt
giữa KBTTN Pù Luông và Vườn Quốc gia Cúc Phương. Theo diện phân bố;
60% diện tích khu bảo tồn là đá vơi, 37% là đá macma và chỉ có 3% là đá lục
nguyên (Trần Tân Văn và các cộng sự, 2003).
Do đặc điểm địa chất, địa mạo khá đa dạng nên lớp đất phủ ở KBTTN
Pù Luông phong phú. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO, WRB và
của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu trên có
thể chia thành các kiểu loại chính sau: (1) Đất Renzit mầu nâu vàng, mầu đen,
phát triển trên đá vôi; (2) Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên đá vôi;
(3) Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sườn đá vôi; (4) Đất
Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá macma; (5) Đất
Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá macma; (6) Đất Acrisol mầu vàng
xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên và (7) Đất Fluvisol và Gleysol
mầu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng (Trần Tân Văn và
các cộng sự, 2003).
2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
KBTTN Pù Lng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, và có gió mùa Đông
Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, gió mùa Đơng Nam từ tháng 3 đến
tháng 10. Gió Lào khơ nóng thổi từ hướng Tây xuất hiện vào giữa tháng 4 và
tháng 5 (Anon, 1998a).
Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động trong khoảng từ 20-250C. Nhiệt
độ tối đa đạt xấp xỉ 370C đến 390C, trong khi nhiệt độ tối thiểu trong khoảng từ
5-100C. Nhiệt độ trên các vùng cao như khu vực Sơn- Bá- Mười có thể xuống tới
điểm đóng băng. Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, từ 1.5001.600 mm. Lượng mưa tối đa ước đạt 2.540 mm, tập trung từ tháng 7 đến tháng
9 (chiếm 65-70%). Mưa phùn tập trung vào mùa Xuân (từ tháng 12 đến tháng 2
năm sau). Lượng mưa tối thiểu khoảng 1.000 mm (Anon, 1998a).
Chế độ thủy văn ở dãy núi đá vôi tương đối phức tạp, ở đây có rất ít
hay gần như khơng có mặt nước thường xuyên. Dãy núi phía Tây Nam, các
11



mạch nước nổi phổ biến hơn và các khe suối có mực nước ít thay đổi theo
mùa hơn. Tuy nhiên, đặc trưng chính của hệ thống thuỷ văn trong khu vực
nằm ở vùng thung lũng. Thung lũng này không liên tục nhưng vùng yên ngựa
ở điểm giữa của thung lũng lại là nơi xuất phát của hai sông nhỏ, một chảy về
hướng Tây Bắc dọc theo thung lũng rồi đổ vào sông Mã ở khu vực xã Phú Lệ,
con sông còn lại cũng chạy dọc theo thung lũng nhưng theo hướng Đông Nam
và đổ vào sông Mã ở vùng hạ lưu.
2.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng
Thảm thực vật rừng tại KBTTN Pù Lng được xác định là rừng kín
thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Dựa vào độ cao, chất đất nền và tác động
của con người được chia ra làm 5 kiểu chính và 3 kiểu phụ thứ sinh nhân tác.
Cụ thể như sau:
+ Rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: Phân bố ở độ cao dưới 700m trên
các sườn và đỉnh núi đá vơi bị bào mịn mạnh, tập trung ở khu vực xã Cổ
Lũng và xã Phú Lệ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng tán, cây lá rộng. Aglaia sp.,
Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla là những loài cây điển hình tại
những nơi ẩm ướt; trong khi Burretiodendron hsienmu và Millettia
ichthyochtona là những loài phổ biến tại những sườn khơ và dốc. Đơi khi, một
số cây thuộc lồi Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla và một vài
loài thuộc chi Ficus đạt tới độ cao 50-55m với đường kính ngang ngực tới 2m
và những rễ chống cao tới 3m.
+ Rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát: Phân bố từ độ cao 400700m. Kiểu rừng này trước đây phân bố rộng khắp trong khu bảo tồn, nhưng
hiện nay chỉ cịn sót lại ở chân các ngọn núi phía Bắc, tại khu vực xã Cổ Lũng.
Những cây gỗ to lớn như Heritiera macrophylla và 2 loài thuộc chi Ficus cao
tới 45-50 m là những cây điển hình, ưu thế. Các lồi thực vật phụ sinh nhìn
chung là phổ biến nhưng không đa dạng.
+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: Phân bố rộng rãi ở khu vực xã Cổ
Lũng và xã Phú Lệ từ độ cao 700- 950m. Kiểu rừng này mọc phần lớn ở các

12


sườn núi cao và đường đỉnh núi đá vôi trong khu vực, chúng ít bị tàn phá hơn
nhiều so với các kiểu rừng khác. Tầng cây gỗ có các lồi như Eriobotrya
bengalensis, Pistacia weinmanifolia, Platycarya strobilacea, Schefflera pesavis và Sinosideroxylon wightianum, đặc biệt lồi Thơng nàng (Dacrycarpus
imbricatus) khá phổ biến trên các sườn núi hướng Nam tại khu vực xã Cổ
Lũng. Tầng cây bụi và cỏ phát triển rất mạnh.
+ Rừng thông núi thấp trên đá vôi: Phân bố ở một vài đỉnh núi thuộc
khu vực xã Cổ Lũng. Pinus kwangtungensis là loài ưu thế, đặc trưng trong
tầng tán của kiểu rừng này. Ngoài ra; ở một vài địa điểm Taxus chinensis là
loài đồng ưu thế trong tầng tán. Thực vật sống bám rất phát triển, chúng nhiều
vô số và thường phủ kín 100% bề mặt các thân cây và các hịn đá. Các lồi
lan như: Coelogyne fimbriata, Dendrobium dentatum, Epigeneium chapaense
và Eria thao xuất hiện khá phổ biến. Kiểu rừng này có tính nhạy cảm cao và
rất dễ bị đe doạ tuyệt chủng.
+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá bazan tại các sườn núi và đường đỉnh:
Trong KBT, đá bazan chỉ có tại dãy núi Pù Lng, ở độ cao trên 900 m.
Trước đây khu vực này được che phủ hoàn toàn bởi các khu rừng nguyên
sinh. Hiện nay rừng nguyên sinh chỉ còn ở độ cao trên 1.200m, những sườn
núi thấp hơn thì được che phủ bởi rừng thứ sinh có chất lượng khác nhau.
Kiểu rừng này có rất nhiều lồi thực vật cổ xưa có từ thời kỳ phấn trắng
muộn. Đó là các lồi thuộc các họ: Actinidiaceae, Annonaceae, Chloranthaceae,
agaceae,

Hamamelidaceae,

Lardizabalaceae,

Lauraceae,


Magnoliaceae,

Menispermaceae và Theaceae cũng như một số chi hiếm thuộc ngành hạt trần
như:

Amentotaxus

(Cephalotaxaceae),

Cephalotaxus

(Cephalotaxaceae),

odocarpus và Nageia (Podocarpaceae). Kiểu rừng này có tính đa dạng thực vật rất
cao và có cả yếu tố đặc hữu. (Furey, N. và Infield, 2005).
+ Rừng phục hồi sau khai thác: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ
này phân bố rải rác trong khu bảo tồn và là sản phẩm của hình thức khai thác
chọn. Bao gồm các trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2.
13


+ Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ
này phân bố gần các khu dân cư, trước đây là nương rẫy nhưng đã được
khoanh nuôi bảo vệ. Bao gồm các trạng thái rừng: IIA, IIB
+ Rừng tre nứa: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Trước đây là kiểu phụ
rừng phục hồi sau khai thác hoặc sau nương rẫy nhưng tầng cây gỗ không tái
sinh, phát triển được do bị các loài tre nứa xâm lấn. Đến nay các loài tre nứa
đã chiếm ưu thế.
2.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật

KBTTN Pù Lng có hệ thực vật rất phong phú và có tính đa dạng cao:
1.579 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc về 447 chi và 152 họ đã được ghi
nhận (Averyanov và các cộng sự, 2003). Họ có số lồi nhiều nhất là họ Lan
(Orchidaceae) với 160 loài được ghi nhận [4].
Về khu hệ động vật: đã ghi nhận được 84 loài thú (gồm cả 24 loài Dơi),
162 loài chim, 28 lồi bị sát và 13 lồi lưỡng cư, 55 lồi cá (Lê Trọng Trải và
Đỗ Tước, 1998; BirdLife International and FIPI, 2001; Mai Dinh Yen et al,
2003; Vu Dinh Thong, 2003; Đặng Ngọc Cần, 2003). Vào tháng 4 năm 2003,
hàng loạt các nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông được tiến hành và tập trung vào sáu nhóm ưu tiên chính. Chúng bao
gồm: Khỉ hầu ( đặc biệt là lồi Vooc mơng trắng ), các loài thú lớn khác, các
loài dơi, cá nước ngọt, động vật không xương sống trong các hang động và
các lồi thân mềm ở cạn ). Sau đó thì một nhóm cơn trùng khác được bổ sung
thêm là các lồi bướm ngày.
2.5. Đặc điểm kinh tế xã hội
Có 17.572 nhân khẩu, 3.525 hộ dân sống trong vùng lõi và vùng đệm
của KBTTN Pù Luông thuộc 9 xã và 2 huyện. Quy mô các xã khác nhau khá
lớn; xã Lũng Cao có nhiều hộ nhất (865 hộ) và cũng là xã có diện tích lớn
nhất trong khu bảo tồn (6.230 ha, chiếm 35,27% tổng diện tích KBT); xã
Thanh Xn có ít hộ nhất (109 hộ) và cũng là xã có diện tích nhỏ nhất trong

14


khu bảo tồn (256 ha, chiếm 1,45% tổng diện tích KBT). Trung bình mỗi hộ có
4,98 nhân khẩu.
Biểu 2.1. Dân số và diện tích của các xã thuộc vùng lõi và vùng đệm
Diện
TT


Huyện



tích

Dân số
Số hộ

(ha)



Diện tích

Số nhân

trong KBT

khẩu

(ha)

1

Phú Lệ

4.263

118


562

1.858

2

Phú Xuân

3.146

136

672

864

3

Quan

Thanh Xuân

7.776

109

502

256


4

Hoá

Hồi Xuân

7.018

198

502

936

5

Phú Nghiêm

1.893

236

1.013

621

6

Lũng Cao


7.868

865

5.356

6.230

Thành Lâm

2.825

741

3.378

1.436

Cổ Lũng

4.899

564

2.665

2.741

Thành Sơn


3.843

558

2.922

2.039

9

43.531

3.525

17.572

16.981

7
8


Thước

9
Tổng

2


(Theo Ban quản lý KBTTN Pù Luông, 2003 trong Furey, N. và Infield, 2005)
Phần lớn người dân địa phương (trên 95%) là các dân tộc Thái, Mường.
Hầu hết người dân sống ở vùng đệm, nhưng có khoảng 387 hộ và 1.822 nhân
khẩu sống trong vùng lõi phía Đơng Bắc của khu bảo tồn tại 8 bản: Kịt, Cao
Hoong, Thành Công, Son, Bá và Mười của xã Lũng Cao và 2 bản: Hiêu,
Khuyn của xã Cổ Lũng.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân trong và xung quanh KBTTN
Pù Luông là sản xuất nông nghiệp. Các loại cây nơng nghiệp chính là lúa, ngơ
và sắn. Một số lượng đáng kể người dân địa phương đang phải đối mặt với
tình trạng thiếu lương thực trong khoảng từ 3-6 tháng/năm (Uhl et al., 2002;
Apel et al., 2002 trong Furey, N. và Infield, 2005). Nhu cầu đất nông nghiệp
tăng cao cùng với việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh việc trồng

15


các cây lương thực, người dân địa phương cũng trồng nhiều các cây lấy gỗ và
tre luồng.
Bên cạnh đấy, dân cư địa phương cũng đang sống dựa vào nhiều sản
phẩm động thực vật trong các khu rừng địa phương. Các lâm sản bao gồm gỗ
làm nhà và xây dựng, cỏ khô và đồng cỏ cho vật nuôi, củi đun nấu và nhiều
loại thức ăn hoang dã khác nhau trong đó bao gồm động vật hoang dã, mật
ong, các lá cây xanh và các loại củ, cây thuốc.
Cả các hộ nghèo và hộ giàu đều dựa vào các kiểu rừng đại phương, dù
đó là rừng thành trên đá vơi, rừng thứ cấp tại những khu vực bỏ hoang hay
khu vực trồng tre được khai thác mạnh. Bất chấp tầm quan trọng của các tài
ngun rừng, khơng có một đội ngũ chun nghiệp nào đi thu hái lâm sản.
Các hộ gia đình luôn thay đổi cho phù hợp với mùa, giá cả thị trường, thị
trường lao động và nhu cầu của họ.


16


×