Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 111 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI
CÂY THUỐC QUÝ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LNG,
TỈNH THANH HĨA

Ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Mã ngành : 302

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khố học

: PGS. TS. Hồng Văn Sâm
: Hà Văn Lĩnh
: 1153020134
: 56B - QLTNR
: 2011 - 2015

Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập, đào tạo tại trƣờng và củng cố thêm kiến
thức kĩ năng thực hành đồng thời vận dụng tổng hợp những kiến thức đó vào


thực tế,đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng,sự phân cơng của khoa Quản lí tài
ngun rừng và mơi trƣờng và thầy giáo hƣớng dẫn,tôi tiến hành thực hiện để
tài: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số lồi cây thuốc tại khu BTTN
Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa”.
Trong q trình thực hiện đề tài,ngồi sự nỗ lực của bản thân,tơi đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS.Hồng Văn
Sâm.Đồng thời tơi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ to lớn của khu và cán bộ địa
ban đã giúp tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn của mình tới tồn thể thầy cơ
trong khoa,đặc biết là Thầy giáo PGS.TS Hồng Văn Sâm cũng đã giúp tơi
thực hiện đề tài này.
Tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo BQL Khu BTTN Pù Luông và các đơn
vị liên quan đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình điều tra,thu thập
số liệu cũng nhƣ cung cấp tài liệu có liên quan đến đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè,đồng nghiệp và gia đình đã động viên
giúp đỡ tơi cả về tinh thần lẫn vật chất trong quá trình học tập và xây dựng đề
tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 07 tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Hà Văn Lĩnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................0
MỤC LỤC ...................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................3
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trên thế giới...................................3
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ...................................7
1.2.1. Tình hình điều tra, nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ....................7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam .............................................................................11
1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Lng, tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................................13
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................15
2.1. Mục tiêu .............................................................................................................15
2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................15
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................15
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................15
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................15
2.3. Nội dung .............................................................................................................15
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................16
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu ...........................................................................16


2.4.2. Phƣơng pháp bảo tồn cây thuốc, Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái,
sinh học, sinh thái,vật hậu, kĩ thuật nhân giống, kĩ thuật gây trồng một số cây thuốc
quý. ............................................................................................................................18

2.4.3. Phƣơng pháp xử lí nội nghiệp. ........................................................................18
CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ .............................20
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng ................................20
3.1.1. Vị trí địa lí và ranh giới ...................................................................................20
3.1.2. Địa hình- địa thế ..............................................................................................20
3.1.3. Địa chất - đất đai .............................................................................................20
3.1.4. Đặc điểm khí hậu thủy văn..............................................................................21
3.1.5. Tài nguyên thực vật .........................................................................................22
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ............................................29
3.2.1. Dân số và lao động ..........................................................................................29
3.2.2. Đặc điểm phân bố và tình hình phát triển kinh tế chung ................................30
3.2.3. Văn hóa- xã hội ...............................................................................................31
3.2.4. Tập quán sinh hoạt và sản xuất ở các tiểu khu rừng đặc dụng........................32
3.2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng .................................................................................33
3.2.6. Nguồn lực nhân văn khác ................................................................................35
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................36
4.1. Tính đa dạng và hiện trạng bảo tồn các lồi cây thuốc q tại khu BTTN Pù
Lng ........................................................................................................................36
4.1.1. Tổng số loài cây thuốc quý tại khu BTTN Pù Lng .....................................36
4.1.2. Hiện trạng bảo tồn các lồi cây thuốc quý tại khu BTTN Pù Luông ..............37
4.1.3. Một số phát hiện mới ở khu Bảo tồn ...............................................................42
4.2. Thực trạng khai thác và thị trƣờng cây thuốc trong khu bảo tồn .......................43
4.2.1. Thực trạng khai thác ở khu bảo tồn.................................................................43
4.3. Đặc điểm lâm học, kĩ thuật trồng, sơ chế của một số cây thuốc quý đƣợc
nghiên cứu trong khu vực..........................................................................................44
4.3.1. Cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb.) .................................44
4.3.2. Cây Khơi tía (Ardisia sylvestris Pitard) ..........................................................48
4.4. Đánh giá các mối tác động đến các loài cây thuốc quý trong KBT ...................51



4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bên vững nguồn tài nguyên cây
thuốc tại khu vực nghiên cứu. ...................................................................................52
4.5.1. Đối với tài nguyên thực vật làm thuốc tại khu vực .........................................53
4.5.2. Đối với các loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu .........................56
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ..................................................................57
5.1. Kết luận ..............................................................................................................57
5.2. Tồn tại ................................................................................................................57
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................1

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

ha

Héc ta

BQL

Ban quản lý

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới


KBT

Khu bảo tồn

KBTTN

Khu Bảo tồn thiên nhiên

NĐCP

Nghị định chính phủ

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

VQG

Vƣờn Quốc gia

HGĐ

Hộ gia đình

ĐDSH

Đa dạng sinh học


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất loại rừng....................................................... 22
Bảng 3.2: Số lƣợng các nhóm thực vật rừng ghi nhận đƣợc tại Khu BTTN Pù
Luông .............................................................................................................. 27
Bảng 3.3: Đa dạng các họ của hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Lng ............. 27
Bảng 3.4: Diện tích, dân số và mật độ dân số của 9 xã vùng đệm ................. 30
Bảng 3.5: Hiện trạng dân số, lao động tại các thôn bản của các xã vùng đệm
31
Bảng 4.1.Tổng số lồi cây thuốc q ở khu BTTN Pù Lng ....................... 36
Bảng 4.2. Danh lục các loài cây thuốc trong diện bảo tồn đã phát hiện ở
khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa ............................................................ 38

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Cây Giảo cổ Lam ............................................................................ 45
Hình 4.2.Cây Lá Khơi mọc tự nhiên ............................................................... 48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây thuốc là tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho ngƣời dân địa
phƣơng nhất là ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng.Từ xƣa, con ngƣời đã biết
sử dụng cây cỏ trong phòng và chữa trị các bệnh. Cùng với sự phát triển của
xã hội loài ngƣời, cây thuốc ngày càng trở nên quan trọng đối với đời sống
của con ngƣời. Việc sử dụng cây thuốc vừa có tính hiệu quả cao, vừa khơng
gây tác dụng phụ nhƣ các loại thuốc Tây hiện nay. Tại các quốc gia đang phát
triển một tỷ lệ lớn dân số đã và đang sử dụng cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh.
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Việt Nam cịn là cái nơi của thực vật hạt kín, đồng thời là giao điểm của nhiều
luồng thực vật di cƣ từ các khu hệ thực vật lân cận, cùng với sự đa dạng về
địa hình đã làm cho hệ thực vật nói chung và thực vật rừng nói riêng của nƣớc
ta vơ cùng đa dạng và phong phú về phân bố cũng nhƣ thành phần loài. Bao
gồm các loài gỗ, nứa, song mây… Đặc biệt là thực vật làm thuốc. Theo thống

kê hiện nay ở Việt Nam đã biết gần 4000 loài thực vật có cơng dụng làm
thuốc. Trong đó, có tới hơn 90% là cây mọc tự nhiên và tập trung chủ yếu
trong các quần xã thực vật rừng. Phần lớn cây làm thuốc ở Việt Nam mọc tự
nhiên ở vùng rừng núi, nơi mà nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm
do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ sự gia tăng dân số, đốt nƣơng làm rẫy,
khai thác khơng hợp lí, cơng tác quản lí chƣa hiệu quả… đã dẫn đến sự đe dọa
tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật.
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) của
thế giới, với hệ động, thực vật rất phong phú và nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa rất thuận lợi cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc
nói riêng. Theo thống kê của Viện Dƣợc Liệu –Bộ Y Tế năm 1996-2004 Việt
Nam có 3948 lồi thực vật và nấm thuộc 307 họ có thể sử dụng làm
thuốc,trong đó có 80% cây thuốc là mọc tự nhiên trong rừng. Trong những
năm gần đây, dƣới áp lực của phát triển kinh tế và sự bùng nổ dân số nên
nguồn tài nguyên rừng nói chung và nguồn tài nguyên thực vật sử dụng làm
1


thuốc nói riêng ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Những lồi có giá trị
khơng những ngƣời dân khai thác để sử dụng mà nguyên nhân chính dẫn đến
suy giảm mạnh trong những năm gần đây là do khai thác vì mục đích thƣơng
mại. Những lồi ít giá trị hoặc chƣa đƣợc nghiên cứu cũng bị tán phá nhƣờng
chỗ cho việc sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp. Bên cạnh đó những kiến
thức bản địa đang ngày càng bị mai một và dần quên lãng, việc nghiên cứu
gây trồng còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tế cũng là nguy
cơ rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của những loài cây thuốc trong tự
nhiên. Do vậy, việc tìm giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc
là việc cấp thiết hàng đầu đƣợc đặt ra.
Các Vƣờn Quốc gia (VQG) và Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) gần
nhƣ là thành lũy cuối cùng bảo vệ cho tƣơng lai của các loài động, thực vật

nói chung, các cây làm thuốc nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề trên cũng
nhƣ để góp phần tìm hiểu các lồi cây có giá trị làm thuốc, Tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa”.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Lƣợc sử nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Trong tất cả các nền văn hóa của nhân loại từ thời thƣợng cổ đến nay,

con ngƣời vẫn luôn coi trọng cây cỏ nhƣ là một nguồn thuốc chủ yếu để chữa
bệnh và bảo vệ sức khỏe.Cây thuốc là tài nguyên thực vật có giá trị thiết
thực cho ngƣời dân địa phƣơng nhất là ngƣời dân sống phụ thuộc vào
rừng.Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, cây thuốc ngày càng trở
nên quan trọng đối với đời sống của con ngƣời.Sử dụng cây thuốc gắn liền
với sự phát triển của nhân loại . Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, con ngƣời
đã sử dụng các loài thực vật để duy trì sự sống. Trong q trình đó, ngƣời ta
đã phát hiện ra những lồi có khả năng phịng và chữa bệnh. Dần dần các kinh
nghiệm đƣợc tích luỹ và phổ biến...v.v. Đó là q trình hình thành cơ sở sử
dụng cây thuốc trong y học truyền thống của dân tộc. Càng ngày tri thức của
nhân loại ngày càng đƣợc nâng cao, nhất là khi khoa học phát triển, việc sử
dụng cây thuốc ngày càng mở rộng hơn và mang lại hiệu quả to lớn trong việc
bảo vệ sức khoẻ con ngƣời. Việc sử dụng cây thuốc vừa có tính hiệu quả cao,
vừa không gây tác dụng phụ nhƣ các loại thuốc Tây hiện nay. Tại các quốc
gia đang phát triển một tỷ lệ lớn dân

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 1985, trên
thế giới đã có khoảng 20.000 lồi thực vật bậc cao có mạch và bậc thấp trong
số các lồi đã biết đƣợc sử dụng trực tiếp làm thuốc, hoặc là nguyên liệu để
cung cấp các hoạt chất tự nhiên dùng làm thuốc. Hiện nay số loài cây thuốc
đƣợc sử dụng trên thế giới ƣớc tính từ 30.000 đến 70.000 lồi. Trong đó, ở
vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 lồi thực vật có hoa đƣợc dùng làm
thuốc. Ở Ấn Độ 6.000 loài, ở Trung Quốc là 5.136 loài. số đã và đang sử
dụng cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh.
Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên
quy mơ tồn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều cơng trình nghiên cứu cây thuốc
3


của các nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Điều
tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc đƣợc coi là có nhiệm vụ trọng tâm
của tất cả các quốc gia.
Trong cuốn “Lịch sử niên đại cây cỏ” ấn hành năm 1878, Charles
Pickring đã chỉ rõ: Ngay từ năm 4271 trƣớc công nguyên ( TCN ) ngƣời dân
trong khu vực Trung Cận Đông đã sử dụng nhiều loài (sung, vả, cau dừa…)
để làm lƣơng thực và chữa bệnh. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ học,
Borisova B (1960) chỉ ra rằng, vào khoảng 5000 năm TCN cây thuốc đã đƣợc
sử dụng rộng rãi và vì vậy là mục tiêu chiếm đoạt trong các cuộc chiến tranh
giữa các bộ tộc. Nhƣ vậy, tầm quan trọng của các loài cây thuốc đƣợc loài
ngƣời nhận thức từ rất sớm, việc thu thập, nhập nội các giống cây thuốc quý
đƣợc thực hiện ngay từ thời kỳ Cổ đại và đƣợc thực hiện bởi các chiến binh.
Cho đến nay có khoảng 80% dân số thế giới dựa vào dƣợc phẩm mang
tính truyền thống lấy từ các lồi động, thực vật để sử dụng cho những sơ cứu
ban đầu khi nhiễm bệnh (Fansworth, 1988).nhiều tài liệu quý ghi chép kinh
nghiệm sử dụng của ngƣời xƣa vẫn còn lƣu truyền tại Trung Quốc - quốc gia
có truyền thồng lâu đời trong việc sử dụng cây cỏ để trị bệnh. Trong tập

“Thần nông bản thảo” chỉ rõ khoảng 5000 năm trƣớc đây ngƣời Trung Hoa cổ
đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Vào đời nhà
Hán (năm 168 trƣớc CN) trong cuốn sách “Thủ Hậu cấp phƣơng”, tác giả
thống kê 52 đơn thuốc trị bệnh từ các loài cây cỏ. Tới giữa thế kỷ XVI, Lý
Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong tập “Bản thảo cƣơng mục”.
Các tài liệu cổ xƣa về sử dụng cây thuốc cũng đƣợc ngƣời Ai Cập cổ
đại ghi chép cách đây khoảng 3600 năm trƣớc với 800 cây thuốc và trên 700
bài thuốc. Nguời Ấn Độ cổ đại cách đây 2000 năm để lại tài liệu về công
dụng của cây cỏ làm thuốc của ngƣời Hindu.
Các nhà thực vật ngƣời Pháp đƣợc coi là những ngƣời đầu tiên của Châu Âu
nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới
còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chƣơng
4


trình nghiên cứu về thực vật Đơng Dƣơng, Perry cơng bố 1.000 lồi cây và
dƣợc liệu tại Đơng Nam Á đã đƣợc kiểm chứng và gần đây (1985) tổng hợp
thành cuốn sách “Medicinal Plants of Eats and Southeast Asia”.
Trung Quốc là nƣớc đơng dân nhất thế giới, lại có nền y học dân tộc
phát triển, nên trong số các loài cây thuốc đã biết hiện nay có đến 80% số loài
(khoảng 4.200 loài) là đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân
tộc.
Bên cạnh các phƣơng thức dùng cây thuốc theo cách cổ truyền nhƣ sắc,
thuốc cao, thuốc ngâm rƣợu, thuốc bột, thuốc chƣờm – bó và xoa bóp,… từ
nhiều năm nay, ngƣời ta cịn chế tạo ra hàng trăm loại thuốc hiện đại, có hiệu
lực chữa bệnh cao, mà nguồn gốc là các hợp chất tự nhiên đƣợc chiết xuất từ
cây cỏ.
Ngƣời Bulgary dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc tan huyết ứ và bệnh
phù thũng. Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy trong cánh Hoa hồng có
chứa một lƣợng tamin, glycosyd, tinh dầu.

Ngƣời Ấn Độ đã dùng lá cây Ba chẽ (Desmodium triangulare) sao
vàng, sắc đặc để chữa kiết lỵ, tiêu chảy. Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa) có nhiều
cơng dụng để chữa bệnh. Ngƣời Philippine dùng vỏ cây này sắc uống cầm
máu rất hiệu quả, tán bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét…
Còn ở Malaysia thì họ đã biết lấy cây Húng chanh (Coleus amboinicus) sắc
lấy nƣớc cho sản phủ uống; trị các chứng ho gà, đau cổ họng, sổ mũi ở trẻ em.
Theo điều tra ở Mỹ có đến 25% đơn thuốc có sử dụng những chế phẩm có
dƣợc tính mạnh đƣợc điều chế từ loài Hoa hồng (Cathanthus roseus) đặc biệt
của Madagasca, dùng rất tốt cho việc chữa bệnh máu trắng và các loại bệnh
ung thƣ khác, theo kết quả gần đây của các nhà khoa học cho biết sử dụng chế
phẩm này để điều trị bệnh máu trắng cho trẻ đã làm tăng tỉ lệ sống của trẻ từ
10% lên đến 90%.
Việc phát hiện ra hố chất có trong cây Thuỷ tùng ở vùng Thái Bình
Dƣơng, có thể chữa trị bệnh ung thƣ rất hiệu nghiệm, đó là một lồi cây bản
5


địa của các rừng cổ Bắc Mỹ đã mang lại giá trị dƣợc liệu và lợi nhuận kinh tế
rất cao. Trong vịng 20 năm qua ngành cơng nghiệp chế biến Thuỷ tùng thành
thuốc chữa ung thƣ đã mang lại một lợi nhuận là 500 triệu USD/năm, những
thuốc này đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Châu Á. Hãng dƣợc
phẩm danh tiếng Biotech của Bỉ mỗi năm điều tra nghiên cứu sàng lọc khoảng
1500 đến 2000 loài cây thuốc từ các quốc gia trên thế giới.
Ngày nay, con ngƣời đang dần huỷ hoại nguồn tài nguyên quý giá mà
họ khơng biết rằng nó có ý nghĩa rất lớn đối với sức khoẻ và sự sinh tồn của
họ và cả thế hệ con cháu. Việc điều tra nghiên cứu bảo tồn và sử dụng bền
vững một số loài cây thuốc có giá trị đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho tồn
thế giới. Vì vậy,,lo ngại trƣớc tình hình vốn tài nguyên cây thuốc, cùng những
kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng đang bị mai một, nên ngay
từ hội nghị lần thức 40 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tháng 5 năm 1987

đã tái xác định những quan điểm chính đƣợc đƣa ra ở Hội nghị Alma – Ata từ
năm 1979, là: “cần phải khởi xƣớng những chƣơng trình nhằm nhận biết về
giá trị, bào chế và trồng trọt, cùng với việc bảo tồn cây thuốc”.
Tiếp theo Hội nghị Quốc tế Bảo tồn cây thuốc, tổ chức ở Thái Lan năm
1988, năm 1993 WHO, IUCN và WWF đã đƣa ra một tài liệu “Hƣớng dẫn
bảo tồn cây thuốc” (Giudeline on Conservation of Medicinal Plants).
Nghiên cứu cây thuốc truyền thống của các dân tộc thiểu số trên thế
giới:
Các dân tộc thiểu số trên thế giới hiện đang lƣu giữ và sở hữu nhiều tri
thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo, đặc biệt là các bài thuốc dân
tộc có hiệu quả điều trị cao. Các bài thuốc dân tộc đƣợc sử dụng và đánh giá
qua thực tế hàng nghìn năm, nên có độ tin cậy và an tồn cao. Vì vậy, điều tra
thành phần loài và tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc dân tộc (Ethnomedical
plants) là một hƣớng nghiên cứu đang đƣợc quan tâm và triển khai mạnh ở
nhiều nƣớc.

6


Ngoài việc điều tra, thu thập và đánh giá tri thức, kinh nghiệm sử dụng
cây thuốc của các dân tộc đã đƣợc triển khai từ lâu, những năm gần đây các
nhà nghiên cứu tập trung vào việc tìm kiếm các bài thuốc, các kinh nghiệm
bài thuốc, các kinh nghiệm sử dụng độc đáo hiện đang đƣợc sử dụng trong
các cộng đồng dân tộc thiểu số để nghiên cứu bào chế các biệt dƣợc mới điều
trị các bệnh hiểm nghèo. Các nƣớc thuộc Châu Phi, Châu Á và các bộ tộc thổ
dân Châu Mỹ đang đƣợc các tập đoàn dƣợc phẩm lớn của thế giới đặc biệt
quan tâm.
Theo hƣớng nghiên cứu này, nhiều tri thức dƣợc học độc đáo của một
số dân tộc hoặc bộ tộc thiểu số đã đƣợc phát hiện, nghiên cứu và đƣa vào ứng
dụng. Từ việc nghiên cứu sử dụng vỏ cây Mận (Prunus africanum) của thổ

dân vùng Bắc Phi, các nhà dƣợc học Mỹ đã sản xuất thành cơng dƣợc phẩm
để điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Trong khoảng 50 năm gần đây hàng
loạt biệt dƣợc quý đƣợc sản xuất trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cây thuốc
của các cộng đồng dân tộc thiểu số: Serenoa chiết xuất từ cây Cọ lùn (Serenoa
repens) để điều trị ung thƣ tuyến tiền liệt theo kinh nghiệm của thổ dân Bắc
Mỹ; Kavatone chiết xuất từ cây Kava (Piper methysticum) để làm thuốc kích
thích hƣng phấn và điều trị bệnh trầm cảm theo kinh nghiệm của thổ dân ở
Papua New Ghine; Taxol đƣợc chiết xuất từ cây Thông đỏ (Taxus sp) làm
thuốc chữa ung thƣ theo kinh nghiệm của các thổ dân da đỏ vùng Amazon,…
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình điều tra, nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam nằm dọc trên bán đảo Đông Dƣơng, kéo dài theo hƣớng bắc
nam với hơn 1.600 km trên đất liền, từ 8o30’ ở mũi Cà Mau – tỉnh Cà Mau
đến Lũng Cú – tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích phần đất liền là 325.360 km2,
ngồi ra còn nhiều đảo và quần đảo lớn, nhƣ Cát Bà, Cồng Cỏ, Bạch Long Vĩ,
Hòn Mê, Cù Lao Chàm, Hồng Sa, Trƣờng Sa, Cơn Đảo, Phú Quốc, Thổ
Chu,… Nƣớc Việt Nam có hình dạng hẹp về chiều ngang, nơi rộng nhất chỉ
khoảng 600 km, nơi hẹp nhất là hơn 40 km. Trên đó, có tới 3/4 lãnh thổ là đồi
7


núi, với nhiều dãy núi lớn và cao. Xen kẽ với các vùng núi kể trên là là một hệ
thống các sông suối chằng chịt.
Sự chia cắt mạnh và phức tạp của bề mặt địa hình là nhân tố quan trọng
tạo nên sự đa dạng cao trong bản đồ sinh khí hậu ở Việt Nam. Nằm ở khu vực
Đơng Nam Á, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Trong đó,
tính nhiệt đới gió mùa điển hình thấy rõ ở các vùng núi thấp phía Nam và
thiên dần sang khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi hay gần nhƣ á nhiệt đới ở
các vùng núi cao phía Bắc.
Tất cả những nhân tố về địa lý, địa hình và khí hậu kể trên,… đã góp

phần tạo nên ở Việt Nam có nguồn tài nguyên động – thực vật phong phú đa
dạng. Theo ƣớc tính có cơ sở của các nhà khoa học, về thực vật bậc cao có
mạch có tới 12.000 lồi. Bên cạnh đó cịn 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn
2.000 loài Tảo (Phan Kế Lộc, 1998; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997…). Trong đó,
có rất nhiều lồi đã và đang có triển vọng đƣợc sử dụng làm thuốc (Nguyễn
Tập, 2002).
Nƣớc ta có 54 dân tộc, trong quá trình tồn tại và phát triển, từ lâu đời
cộng đồng các dân tộc đã biết sử dụng nhiều lồi cây cỏ có sẵn để chữa bệnh
và bồi bổ sức khỏe. Vốn kinh nghiệm quý báu với bề dày lịch sử mấy ngàn
năm của các dân tộc đã góp phần tạo dựng nền y học cổ truyền Việt Nam.
Ngay từ thời Hùng Vƣơng dựng nƣớc (năm 2900 TCN), Tổ tiên ta đã
biết sử dụng Riềng, Gừng để làm gia vị ăn cho ấm cơ thể; uống nƣớc vối,
nƣớc chè vằng giúp sản phụ “ thông máu, ngon cơm”. Theo Long Úy ghi lại,
đầu thế kỷ thứ II TCN, có hàng trăm vị thuốc đã đƣợc phát hiện và sử dụng ở
nƣớc ta nhƣ quả Giun (Sử quân tử), Sắn dây (Cát căn)…
Thời nhà Trần (1225- 1399), tƣớng Phạm Ngũ Lão đã trồng và thu thập
một vƣờn thuốc lớn trên núi chữa bệnh cho quân sĩ theo lệnh của Hƣng Đạo
Vƣơng Trần Quốc Tuấn. Vào giai đoạn này, cuốn sách thuốc đầu tiên của
nƣớc ta ra đời vào năm 1429 do Chu Tiên biên soạn có nhan đề là “Bản thảo
cƣơng mục toàn yếu”.
8


Ở thế kỷ XVI Tuệ Tĩnh đƣợc coi là ngƣời thầy thuốc Việt Nam đầu tiên
dƣơng cao ngọn cờ “Thuốc Việt Nam chữa ngƣời Việt Nam”. Cuốn sách đầu
tiên của ông đƣợc nhiều ngƣời biết đến là bộ sách “Nam dƣợc thần hiệu” với
11 quyển, nói tới cơng dụng của 496 vị thuốc Nam trong đó có 241 vị thuốc là
thực vật, 3873 bài thuốc chữa 182 chứng bệnh. Tiếp theo là tác phẩm “Hồng
Nghĩa Giác Tƣ Y” với 2 bài Hán - Nơm, trong đó tóm tắt của 130 loài cây
thuốc cùng cách trị 37 chứng sốt khác nhau (Thƣơng hàn tam thấp trùng

pháp).
Đến thế kỷ XVIII đại danh y Lê Hữu Trác đã dày công sƣu tầm và bổ
sung 305 vị thuốc Nam, thu thập hơn 2854 phƣơng thuốc hay và bài thuốc các
vị tiền bối đã lƣu tryền trong dân gian. Ông để lại bộ “Hải Thƣợng Y Tơng
Tâm Tĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển nói về lý luận cơ bản, phƣơng pháp chuẩn
đoán, trị bệnh với các phƣơng thuốc Đơng Y- Tây Phƣơng do Ơng sáng chế
cùng các phƣơng thuốc dân tộc. Ngồi ra, Ơng cịn mở trƣờng dạy nghề y,
truyền bá tƣ tƣởng của mình. Ông đƣợc mệnh danh là ngƣời sáng lập ra nghề
thuốc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với phƣơng châm của
Đảng đề ra tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, ngành Y tế đã đƣợc đƣa thuốc
nam vào phát huy vai trị to lớn của nó, xây dựng nên “Toa căn bản”, nêu các
phƣơng pháp chữa bệnh bằng 10 vị thuốc thông thƣờng. Đặc biệt, các nhà
dƣợc học Việt Nam đã nghiên cứu và sử dụng sáng tạo nhiều cây thuốc để
phục phụ công tác chữa bệnh trong kháng chiến (sản xuất thuốc an thần từ củ
Bình vôi, điều trị nhiễm trùng bằng cây Ráy lá rách,..v.v.).
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, công tác sƣu tầm các nguồn tài liệu
về thuốc nam, tổ chức điều tra cây thuốc và nghiên cứu thành phần hoá học
của cây thuốc đƣợc triển khai mạnh mẽ. Trong số các cơng trình đƣợc công
bố đáng chú ý bộ “Dƣợc liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập do Đỗ
Tất Lợi biên soạn năm 1957, năm 1961 tái bản in thành 2 tập. Trong đó tác
giả mơ tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam [44]. Từ 1962 – 1965
9


Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm
6 tập. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của Ông nghiên cứu đã lên tới
792 loài và gần đây nhất là lần tái bản thứ 13 (2005). Đây là một bộ sách có
giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa
học hiện đại.

Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng đã giới thiệu 519 lồi cây
thuốc, trong đó có 150 lồi mới phát hiện trong “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”.
Viện Dƣợc liệu (Bộ Y tế) cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dƣợc liệu, điều
tra ở 2.795 xã, phƣờng, thuộc 351 Huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong
cả nƣớc, đã có những đóng góp đáng kể trong các điều tra sƣu tầm nguồn tài
nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong Y học cổ truyền
dân gian. Kết quả đƣợc đúc kết trong “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt
Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Atlas (bản đồ) cây thuốc”.
Võ Văn Chi năm 1976, trong luận văn PTS. khoa học của mình, Ơng đã
thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc.
Đến năm 1991, trong một báo cáo tham gia Hội thảo quốc gia về cây thuốc
lần thứ II tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh
sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 lồi cây thuốc bậc cao có mạch,
thuộc 254 họ trong 8 ngành. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của mình và
các tài liệu đã công bố, năm 1997 ông đã biên soạn và xuất bản “Từ điển cây
thuốc Việt Nam”. Có thể nói tài liệu này đã giới thiệu một số lƣợng loài cây
thuốc lớn nhất và đầy đủ nhất của nƣớc ta cho tới nay,..v.v. Bên cạnh đó, các
cơng trình nghiên cứu thành phân loài cây thuốc của nhiều vùng nƣớc ta đã
đƣợc thực hiện. Sau nhiều năm điều tra, nghiên cứu, tới nay chúng ta đã biết
đƣợc số lƣơng các loài thực vật làm thuốc ở Việt Nam lên tới 3.948 loài.
Hiện nay, triển vọng sử dụng cây thuốc ở Việt Nam để điều chế các
loại thuốc mới điều trị các bệnh hiểm nghèo (HIV/AIDS, ung thƣ, tiểu
đƣờng…) đang đƣợc tập trung nghiên cứu tại Viện Khoa học Công nghệ Việt
Nam và tại một số cơ quan y tế (Viện Dƣợc liệu, Đại học Y Hà Nội, Đại học
10


Dƣợc Hà Nội). Từ hạt của cây Chay (Artocarpus tonkinensis) các nhà khoa
học đã điều chế thành công chất Auronon Glycozit làm thuốc ức chế miễn
dịch để chữa các loại bệnh liên quan đến hệ miễn dịch (Bệnh nhƣợc cơ, luput

ban đỏ, đào thải các tạng ghép…), từ lá cây Bùm bụp (Mallotus apelta), đã
chiết xuất thành công chất Maloapelta và sản xuất dạng thuốc tiêm để kìm
hãm sự phát triển một số loại ung thƣ,…
Trong những năm gần đây đƣợc sự hỗ trợ và khuyến khích của Nhà
nƣớc, nhiều đề tài nghiên cứu và cây thuốc trong các cộng đồng dân tộc trong
cả nƣớc ra đời, nhiều bài thuốc dân tộc có hiệu quả cao đƣợc thu thập và
nghiên cứu thực nghiệp. Có thể thấy rằng nghiên cứu cây thuốc Việt Nam
trong những năm gần đây đạt nhiều thành tựu to lớn và rực rỡ. Tiếp cận đƣợc
với xu thế và trình độ của thế giới.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của
các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có Việt Nam, do đời sống còn
gắn liền với việc khai thác và sử dụng thực vật nên có nhiều kinh nghiệm và
tri thức quý trong lĩnh vực chế biến, sử dụng thực vật; đặc biệt là những kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc. Tuy nhiên, các tri thức và kinh nghiệm sử dụng
thƣờng chỉ đƣợc sử dụng và lƣu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dịng
họ, gia đình), vì vậy, không đƣợc phát huy để sử dụng phục vụ cho xã hội và
có nguy cơ thất thốt rất cao. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này trong
khoảng gần hơn 10 năm lại đây nghiên cứu cây thuốc dân tộc (Ethnomedical
plants), đƣợc đặc biệt quan tâm tại một số cơ sở của nƣớc ta và đã thu đƣợc
nhiều kết quả khả quan.
Nhiều cơng trình điều tra thành phần lồi và kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc của các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta đƣợc tiến hành trong những năm vừa
qua. Trong thời gian 1994 – 2005, phòng Thực vật dân tộc học thuộc Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã triển khai nghiên cứu tại các cộng đồng
dân tộc ngƣời H’ Mơng, Dao, Tu Dí, Mƣờng, Thái, Khơ Mú, Tày, Nùng,
11


Hoa… tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình, Hà Giang. Nguyễn

Nghĩa Thìn và cộng sự nghiên cứu khá chi tiết thành phần loài cây thuốc của
dân tộc Thái tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Trần Văn Ơn nghiên cứu
kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại VQG Ba Vì.
Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu khác đƣợc cơng bố: Ty Thị
Hoàn nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của ngƣời Cao Lan tại
Tuyên Quang, Trần Thị Dung nghiên cứu kinh nghiếm sử dụng cây thuốc của
dân tộc Bru – Vân Kiều tại Quảng Trị.
Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy các dân tộc nƣớc ta có nhiều
tri thức quý giá và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo để phòng và chữa
bệnh. Nhiều bài thuốc dân tộc có hiệu quả điều trị cao đã đƣợc thu thập và
đƣa vào nghiên cứu thực nghiệm. Đồng thời, đã phát hiện nhiều loài cây
thuốc mới; đặc biệt là các cơng dụng mới của nhiều lồi cây thuốc.
Nhƣ vậy, nghiên cứu cây thuốc truyền thống của các dân tộc thiểu số
đã góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên cây thuốc nƣớc ta. Cùng
với việc điều tra về thành phần loài, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các
cộng đồng thiểu số; nghiên cứu sàng lọc các bài thuốc dân tộc để ứng dụng
rộng rãi góp phần chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội
đƣợc chú trọng phát triển trong những năm gần đây. Từ kinh nghiệm truyền
thống của dân tộc Tày, nhóm nghiên cứu của Đại học Dƣợc Hà Nội đã sản
xuất thành công thuốc chữa đau dạ dày từ cây Chè Dây (Ampenopsis
cantoniensis). Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên sản xuất thành công
thuốc chữa viêm dạ dày từ củ Nghệ vàng (Curcuma longa) dựa trên cơ sở bài
thuốc dân gian. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đƣa vào thử nghiệm
lâm sàng bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt TLC – 02 đƣợc phát triển từ
bài thuốc dân gian của dân tộc Tày ở Cao Bằng.
Hiện nay, nhiều bài thuốc dân tộc đang đƣợc đánh giá và nghiên cứu
thực nghiệm ở nhiều cơ quan nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt chất ức chế ung
thƣ của dịch chiết từ cây Ngái (Ficus hispida) tại Đại học Khoa học tự nhiên,
12



nghiên cứu các bài thuốc dân tộc chữa sỏi thận, viêm gan tại Viện Y học cổ
truyền Trung ƣơng… Có thể nhận thấy, nghiên cứu cây thuốc dân tộc không
chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc của đất nƣớc, mà
còn là cơ sở để sản xuất các loại dƣợc phẩm mới để điều trị các bệnh hiểm
nghèo. Đây thực sự là hƣớng nghiên cứu có triển vọng lớn trong tƣơng lai.
1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù
Luông, tỉnh Thanh Hóa
Trƣớc đây, Khu BTTN Pù Lng cũng nhƣ nhiều vùng núi khác, việc
chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho ngƣời dân cịn rất hạn chế và gặp
nhiều khó khăn. Ngƣời dân đã tự tìm hiểu và tìm ra đƣợc nhiều lồi cây rừng
có tác dụng chữa bệnh. Những giá trị sử dụng các sản phẩm cây thuốc dùng
chữa bệnh đã đƣợc ngƣời dân lƣu giữ và truyền lại qua nhiều đời, nhiều thế
hệ. Về sau, một phần nhỏ ngƣời dân, chủ yếu là các Ông lang, Thầy Lang,
Thầy cúng và một số ngƣời dân ở đây đã đƣa các cây thuốc về trồng trong
vƣờn nhà. Tuy nhiên, đó chỉ là số lƣợng nhỏ, một số lồi khơng thể đem về
trồng đƣợc nên họ vẫn tiếp tục vào rừng khai thác cây thuốc để chữa bệnh
hoặc trao đổi, mua bán.
Năm 2011, Đậu Bá Thìn và cộng sự đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu
thực vật có giá trị làm thuốc của dân tộc Thái trong Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Lng – Thanh Hóa”. Trong đó, tác giả đã điều tra, nghiên cứu về tri thức
bản địa và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào ngƣời Thái tại khu
vực.
Năm 2012, Đậu Bá Thìn, Nguyễn Nghĩa Thìn và Phạm Hồng Ban đã
tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực vật có giá trị làm thuốc tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Lng – Thanh Hóa”, trong đó tác giả đã điều tra đƣợc một số
loài thực vật đƣợc cộng đồng dân cƣ trong khu vực sử dụng làm thuốc chữa
bệnh.

13



Năm 2013, Đậu Bá Thìn, Phạm Hồng Ban và Hồng Triệu Chánh cũng
đã thực hiện đề tài “Nguồn lâm sản ngồi gỗ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Lng, tỉnh Thanh Hóa”.
Nhƣ vậy, cho đến nay vẫn chƣa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể
nào về giá trị sử dụng của các loài cây làm thuốc của khu vực dùng trong việc
chữa bệnh và chăm lo cho sức khỏe ngƣời dân đƣợc xuất bản, chƣa có dự án
nào về bảo tồn các lồi cây thuốc hiện có trong nguồn gen thực vật của Khu
BTTN này đƣợc triển khai.

14


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Cung cấp cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển cây thuốc tại khu
BTTN Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc tính đa dạng thành phần lồi lồi cây thuốc trong khu
BTTN Pù Lng.
- Xác định đƣợc thực trạng khai thác và thị trƣờng cây thuốc trong khu
vực.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài
nguyên cây thuốc có giá trị tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các loài cây thuốc quý tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Lng, tỉnh
Thanh Hóa.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng.
2.3. Nội dung
- Nghiên cứu tính đa dạng thành loài và thực trạng bảo tồn các cây
thuốc quý tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù luông.
- Thực trạng khai thác và thị trƣờng cây thuốc trong khu bảo tồn.
- Đánh giá các mối tác động đến các loài cây thuốc quý trong khu bảo
tồn.
- Nghiên cứu hiện trạng và đặc điểm một số loài cây thuốc quý tại khu
vực nghiên cứu.

15


- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bên vững nguồn tài
nguyên cây thuốc.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp quý hiếm nhƣ: Sách
đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
- Tài liệu có liên quan đến khu bảo tồn: điều kiện tự nhiên, khí tƣợng
thủy văn, đất đai, địa hình, tài ngun rừng.
- Thông tin tƣ liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, thành
phần dân tộc, tập quán canh tác và các nội dung có liên quan đến cộng đồng
dân cƣ, các loài cây thuốc tại KBTTN Pù Luông.
- Những kết quả nghiên cứu khoa học, các cơng trình nghiên cứu, báo cáo,
tạp chí khoa học và các thơng tin liên quan đến một số lồi cây thuốc tại khu
bảo tồn và các giải pháp bảo tồn cây thuốc quý hiếm.

a. Điều tra sơ thám
Điều tra địa hình, giao thơng đi lại trong khu vực từ đó xác định hƣớng
của tuyến điều tra cụ thể.
b. Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc trong cộng đồng
Đây chính là phƣơng pháp điều tra nhanh về thị trƣờng dƣợc liệu. Mục
đích chủ yếu là nắm đƣợc những lồi cây thuốc nào đang có nhu cầu sử dụng
và khối lƣợng sử dụng của mỗi loài hàng năm là bao nhiêu. Phƣơng pháp này
đƣợc tiến hành bằng việc điều tra phỏng vấn trực tiếp.
Điều tra phỏng vấn cán bộ ngƣời dân địa phƣơng để thu thập thơng tin
tình hình khai thác và sử dụng một số cây thuốc có giá trị trong cộng đồng
(các cơ sở thu mua, chế biến dƣợc liệu trên địa bàn) ngƣời đƣợc phỏng vấn
phải là những ngƣời có hiểu biết về sử dụng các loại cây thuốc trong việc
chữa trị bệnh cho gia đình hoặc bán.

16


Nội dung phỏng vấn phải đầy đủ tên địa phƣơng, bộ phận thu hái, cách
sơ chế bảo quản, công dụng chữa bệnh và tình hình khai thác sử dụng cây
thuốc của ngƣời dân. Kết quả phỏng vấn đƣợc ghi vào mẫu biểu:
Mẫu biểu 01:Điều tra tình hình cây thuốc đƣợc sử dụng trong nhân dân
Họ tên chủ hộ…………………………… Nghề nghiệp:……………..Tuổi……….
Địa chỉ:……………………………………………………………………….…………
Số người trong gia đình………………………………………………………………
Có sử dụng cây thuốc…………………….Bán:…………………………………….
Trong nhà có mấy người biết nhận mặt thuốc…………………………………….
Kinh nghiệm có được do đâu:………………………………………..………………
Nhà có truyền cho con cháu:………………………………………………………
Nhà có gây trồng cây thuốc:…………….……….Diện tích:……..……………..
Cách sơ chế:…………………………………Cách sử dụng:………………………..

Mức độ sử dụng:……………………………………….…………………….…… …
Biểu 02: Một số thông tin đƣợc cung cấp từ phỏng vấn
Tên
TT

phổ
thơng

Bộ
Tên địa Dạng

Nơi

phận

phƣơng

mọc

sử

sống

dụng

Cách

chế

Tình


Mức Giá
độ bán

Cơng

hình

dụng

khai

sử

thác

dụng

/kg

1

Trong q trình phỏng vấn tiến hành hỏi bằng nhiều cách để kiểm tra
chéo, tăng độ tin cậy của thông tin thu thập.
c. Điều tra theo tuyến thực địa
Điều tra theo tuyến thực địa (tuyến điều tra cần phải đi qua tất cả các
kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật khác nhau) để thống kê ghi chép những cây
đã gặp bằng cách quan sát, nhận dạng qua đặc điểm hình thái trên những
tuyến điều tra. Kết quả điều tra đƣợc trình bày vào mẫu biểu sau:


17


Biểu 03: Mẫu biểu điều tra theo tuyến
Tuyến điều tra.....…Ngày điều tra:……..... Ngƣời điều tra................
Địa điểm: ................. Điểm bắt đầu...............Điểm kết thúc................
STT

Tên phổ

Tên địa

thông

phƣơng

Số lần xuất Dạng
hiện

sống

Bộ phận

Giá trị sử

sử dụng

dụng

1


2.4.2. Phương pháp bảo tồn cây thuốc, Phương pháp nghiên cứu đặc điểm
hình thái, sinh học, sinh thái,vật hậu, kĩ thuật nhân giống, kĩ thuật gây
trồng một số cây thuốc quý.
Bảo tồn nguồn gen cây thuốc đƣợc thực hiện theo quy định của IUCN.
a. Phƣơng pháp bảo tồn nguyên vị (in-situ)
- Bảo tồn nguyên vẹn quần thể, tiểu quần thể các lồi cây thuốc hiện có,
ngay trong tồn bộ hệ sinh thái tự nhiên vốn có của nó.
b. Phƣơng pháp bảo tồn chuyển vị (ex-situ)
- Trồng trong các vƣờn thực vật và vƣờn cây thuốc: Thu thập một số cá
thể hoặc hạt giống của các loài cây thuốc trong các KBTTN hoặc đem trồng
tại một số vƣờn thực vật hay vƣờn cây thuốc.
- Bảo quản hạt: Song song với hình thức trồng cây ở vƣờn thu thập,
ngƣời ta còn thu thập bớt một số hạt giống của các loài cây thuốc trong tự
nhiên, về lƣu giữ trong các kho chứa đƣợc làm lạnh.
- Áp dụng quy trình “Kĩ thuật trồng cây thuốc” của Viện Dƣợc liệu,
năm 2013.
- Xử lý số liệu theo chƣơng trình IRRISTAT 4.1.
2.4.3. Phương pháp xử lí nội nghiệp.
* Tổng hợp số liệu
- Xử lí kết quả điều tra, xử lí tài liệu kế thừa chọn lọc các tài liệu có
liên quan để lập danh lục cây thuốc tại khu bảo tồn.

18


×