Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý môi trường dựa trên cơ sở cộng đồng tại xã đức thắng huyện tiên lữ tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 69 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đƣợc sự đồng ý của trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, khoa Quản lý Tài
nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môi quản lý môi trƣờng, tôi đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu và đề xuất giải pháp Quản lý môi trường dựa trên cơ sở
cộng đồng tại xã Đức Thắng huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên”
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn
TS. Ngô Duy Bách, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa QLTNR&MT, bộ mô QLMT đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn các cán bộ môi trƣờng, nhân dân xã Đức Thắng cùng
các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng do trình độ và kinh nghiệm của bản
thân có hạn, hơn nữa do thời gian thực hiện ngắn không cho phép và cũng là
bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu cho nên đề tài khơng tránh khỏi
những sai sót và hạn chế. Tơi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo và các bạn sinh viên cùng thực hiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đức Thắng, ngày... tháng... năm 2017
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLMT DỰA TRÊN CƠ SỞ CỘNG
ĐỒNG ............................................................................................................... 3


1.1 Khái niềm về quản lý môi trƣờng dựa trên cơ sở cộng đồng (CBEMCommunity Based Environment Management)............................................... 3
1.2 Vai trò của ngƣời dân trong quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng......... 3
1.3 Các nguyên tắc trong quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng. .................. 5
1.4 QLMT dựa trên cơ sở cộng đồng tại Việt Nam. ......................................... 7
1.4.1 Quá trình phát triển QLMT dựa trên cộng đồng tại Việt Nam. ............... 7
1.4.2 Tình hình nghiên cứu xây dựng các mơ hình QLMT cộng đồng ở Việt
Nam ................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 10
2.1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 10
2.2 Nội dung nghiên cứu. ................................................................................ 10
2.3 Thời gian, địa điểm nghiên cứu. ............................................................... 10
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 10
2.4.1 Quan điểm nghiên cứu. .......................................................................... 10
2.4.2 Phƣơng pháp luận................................................................................... 11
2.4.3 Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................................... 17
2.4.4 Phƣơng pháp điều tra. ............................................................................ 18
2.4.5 Phƣơng pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của ngƣời dân (PRA) ..... 18


2.4.6 Phƣơng pháp sử lý số liệu nội nghiệp. ................................................... 19
CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 20
3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu. ................................................... 20
3.1.1 Vị trí địa lý. ............................................................................................ 20
3.1.2 Địa hình. ................................................................................................. 20
3.1.3 Khí hậu. .................................................................................................. 20
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội. ........................................................................... 21
3.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội. ...................................................... 21
3.2.2 Dân số và lao động. ................................................................................ 22

3.2.3 Hiện trạng môi trƣờng. ........................................................................... 24
3.2.4 Hạ tầng kỹ thuật. .................................................................................... 24
Chƣơng 4 KẾT QUẢN NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 26
4.1 Tổng quan đối tƣợng điểu tra .................................................................... 26
4.2 Thực trạng công tác quản lý môi trƣờng. Tổ chức mạng lƣới công tác
quản lý môi trƣờng. ......................................................................................... 27
4.2.1 Hiện trạng hoạt động của mạng lƣới QLMT ......................................... 30
4.2.2 Chính sách chung cho CBQL và ngƣời dân tham gia QLMT ............... 32
4.2.3 Đánh giá chung về công tác QLMT ở khu vực...................................... 33
4.3 Các yếu tố thúc đẩy và hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong QLMT
......................................................................................................................... 34
4.3.1 Các yếu tố thúc đẩy. ............................................................................... 34
4.3.2 Các yếu tố hạn chế ................................................................................. 35
4.4 Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong QLMT .................................. 39
4.4.1 Đánh giá sự tham gia của cộng đồng đối với các chƣơng trình dự án về
Mơi trƣờng tại khu vực ................................................................................... 39
4.4.2 Đánh giá sự tham gia của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu bằng biểu
đồ SAM, chỉ số bền vững sinh thái Downjone và độ đo sự tham gia của cộng
đồng - CPM (Community Participatory Measure).......................................... 40


4.5 Đề xuất giải pháp ...................................................................................... 51
Chƣơng 5 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ......................................... 55
5.1 Kết luận. .................................................................................................... 55
5.2 Tồn tại. ...................................................................................................... 55
5.3 Kiến nghị. .................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC VIẾT TẮT

MT:

Môi trƣờng.

BVMT:

Bảo vệ môi trƣờng.

QLMT:

Quản lý môi trƣờng.

CBQL:

Cán bộ quản lý.

CBQLMT: Cán bộ quản lý môi trƣờng.
CQQLMT: Cơ quan quản lý môi trƣờng.
PTBV:

Phát triển bền vững.

CĐ:

Cộng đồng.

TN&MT:

Tài nguyên và môi trƣờng.


NN:

Nông nghiệp.


DANH MỤC BẢNG V

N

ẢN

Bảng 3.1: Bảng thể hiện phân bố số dân trong toàn xã................................... 24
Bảng 4.1: Bảng phân bố phiếu điều tra trên toàn xã. ...................................... 26
Bảng 4.2: Kết cấu tuổi đối tƣợng điều tra. ...................................................... 27
Ảnh 1: Ảnh chụp một khúc sông bị ngƣời dân vất rác thải gây mất mỹ quan,
và ô nhiễm nguồn nƣớc ................................................................................... 30
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp đánh giá của cán bộ quả lý..................................... 32
Bảng 4.4: Bảng lƣợng hóa mức độ tham gia của cộng đồng trong công tác
QLMT.............................................................................................................. 43
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp mức độ tham gia của cộng đồng trong công tác
QLMT.............................................................................................................. 45
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp kết quả điều tra ngƣời dân bằng chỉ số CPM......... 49
Bảng 4.7: Tổng hợp mức độ tham gia của cộng đồng theo CPM ................... 50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt
động dịch vụ, sinh hoạt đã xuất hiện tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng có tính
chất nghiêm trọng ở khu vực nông thôn nƣớc ta. Nguyên nhân là do tốc độ
cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày

càng nặng nề đối với tài nguyên nƣớc trong vùng lãnh thổ. Môi trƣờng nƣớc ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nƣớc
thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất
công nghiệp đang gây ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc do khơng có cơng trình và
thiết bị xử lý chất thải. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nƣớc ở sông, hồ, kênh, mƣơng bị ô nhiễm,
ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng nƣớc và sức khỏe nhân dân. Do nuôi trồng
thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, khơng tn theo quy trình kỹ thuật nên đã gây
nhiều tác động tiêu cực tới môi trƣờng nƣớc. Cùng với việc sử dụng nhiều và
không đúng cách các loại hóa chất trong ni trồng thủy sản khiến các thức
ăn thừa lắng xuống đáy ao, hồ, lịng sơng làm cho môi trƣờng nƣớc bị ô
nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất
hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều đỏ ở một số
vùng ven biển Việt Nam.
Nhận thức của công dân và cộng đồng đang sống và làm việc tại các
khu vực nơng thơn về vấn đề mơi trƣờng cịn chƣa cao. Ngƣời dân nơng thơn
chƣa có ý thức BVMT. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất;
việc xả nƣớc, rác thải; sử dụng nƣớc không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tƣ các
cơng trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nƣớc, cống rãnh thốt nƣớc, hố
xí...), việc tham gia công tác vệ sinh môi trƣờng cộng đồng… còn hạn chế.
Đặc biệt, trong hoạt động quản lý, BVMT cịn nhiều bất cập. Nhận thức của
nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức cá nhân có trách nhiệm về
nhiệm vụ BVMT chƣa đầy đủ, chƣa thấy rõ đƣợc nguy cơ ô nhiễm môi

1


trƣờng khu vực nơng thơn sẽ có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã
hội nông thôn, trong đó có sức khỏe ngƣời dân. Đội ngũ cán bộ quản lý mơi
trƣờng cịn ít về số lƣợng, bất cập về chất lƣợng. Hiện nay Việt Nam mới chỉ

có gần 30 cán bộ quản lý môi trƣờng/1 triệu dân so sánh với một số nƣớc
trong khối ASEAN là 70 ngƣời/1 triệu dân.
Xã Đức Thắng đang trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa trong sản xuất kéo theo đó là những tác động khơng nhỏ đến mơi
trƣờng nhƣ ô nhiễm nguồn nƣớc, chất thải rắn,.. đang ngày càng trở lên
nghiêm trọng
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trƣờng nhiều dự án đã đƣợc triển khai.
Tuy nhiên nhiều dự án không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến thất bại là do thiếu sự tham gia của cộng đồng
dân cƣ - những ngƣời trực tiếp chịu tác động phản hồi lại của môi trƣờng.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý môi trường dựa trên cơ sở
cộng đồng tại xã Đức Thắng - Tiên Lữ - Hưng Yên”.

2


C ƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLMT DỰA TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG
1.1 Khái niềm về quản lý môi trƣờng dựa trên cơ sở cộng đồng (CBEMCommunity Based Environment Management)
Theo Arnstein (1969) các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai
hình thức cơ bản là quản lý hành chính nhà nƣớc và quản lý cộng đồng. Ngồi
ra đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng(QLNLDVCĐ) là
hình thức quản lý trung gian giữa hai hình thức trên. QLNLDVCĐ là một
hình thức hợp tác giữa cộng đồng và nhà chức trách trong việc chia sẻ quyền
và trách nhiệm trong quản lý và lợi ích.
Theo Đỗ Kim Chi Community - Based Environment Managerment
(CBEM) là phƣơng pháp bảo vệ môi trƣờng dựa trên cơ sở vấn đề môi trƣờng
cụ thể của từng địa phƣơng thông qua việc tập hợp các cá nhân, tổ chức cần

thiết để giải quyết vấn đề đó. Phƣơng pháp này sử dụng các cơng cụ sẵn có để
tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài ngun nào đó hay tạo ra lợi ích về môi
trƣờng nhƣ tái tạo năng lƣợng, phục hồi lƣu vực... Và đồng quản lý tài ngun
đó thơng qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ
chức phi chính phủ và cộng đồng dân cƣ.
Phƣơng pháp quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng là lấy cộng đồng
làm trọng tâm trong việc quản lý môi trƣờng. Đƣa cộng đồng tham gia trực
tiếp vào hệ thống quản lý môi trƣờng, họ trực tiếp tham gia vào nhiều cơng
đoạn của q trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch
thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện.
Đây là hình thức quản lý đi từ dƣới lên, thực hiện theo nguyên vọng, nhu cầu
thực tế và ý tƣởng của chính cộng đồng trong đó các tổ chức quần chúng đóng
vai trị nhƣ một cơng cụ hỗ trợ, thúc đẩy cho các hoạt động cộng đồng
1.2 Vai trị của ngƣời dân trong quản lý mơi trƣờng dựa vào cộng đồng.
Sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng làm cho dự án phù hợp hơn với
đặc điểm nhu cầu của địa phƣơng. Thông qua việc tham khảo ý kiến của
3


ngƣời dân, hay ngƣời dân đóng góp ý kiến sẽ cung cấp những thơng tin có giá
trin cho dự án. Do vậy dễ đƣợc chấp nhận và khả năng bền vững cao hơn.
Bởi lẽ họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, chính vì vậy họ nắm rõ các
đặc thù điều kiện tự nhiên cũng nhƣ vấn đề văn hóa, xã hội ở địa bàn, nắm rõ
các nhu cầu cũng nhƣ các phƣơng tiện hiện có của quản lý. Các quyết định có
sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây là căn cứ đảm
bảo cho tính khả thi của các quyết định về quản lý môi trƣờng về mặt kinh tế.
Ngƣời dân tham gia vào dự án sẽ giúp dự án có thể tiếp tục vẫn hành tốt và có
hiệu quả sau khi dự án kết thúc. Bởi vì dự án đem lại lợi ích cho họ và có thể
nhân rộng ra nhằm giải quyết vấn đề trên phạm vi rộng hơn.
Sự tham gia của ngƣời dân sẽ góp phần điều tiết trong sử dụng nguồn

lực đảm bảo tính bền vững trong quản lý môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên
đƣợc sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến thức của ngƣời dân và huy
động đƣợc các nguồn lực tài chính có sẵn trong cộng đồng vào việc làm kinh
tế, từ đó tạo cơ hội tăng thu nhập cho ngƣời dân.
Có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo giám sát và đánh giá các
chƣơng trình liên quan đến quản lý tổng hợp, duy trì đƣợc các hoạt động
thơng qua hợp tác trong cộng đồng và thể chế hóa sự tham gia của cộng đồng.
Những dự án từ khi bắt đầu đến khi vận hàn thì đều phải gắn với môi trƣờng
dân cƣ trong vùng, ngƣời dân trong vùng là ngƣời hiểu rõ nhất những nảy
sinh, những hiện tƣợng khi dự án hoạt động. Họ sẽ là ngƣời đƣa ra những
đánh giá chugn thực nhất, sát sao nhất về dự án qua đó đánh gia đƣợc thực
chất của dự án.
Sự tham gia của cộng đồng vào dự án sẽ giải quyết đƣợc vấn đề về
nhận thức của ngƣời dân thông qua sự tác động lẫn nhau giữa các thành viên
trong cộng đồng. Ngƣời dân sống trong cộng đồng nên họ dễ dàng chia sẻ và
bảo ban nhau vì vậy khi có ngƣời vi phạm hay đƣợc ngƣợc lại hoạt động của
quản lý thì họ là ngƣời tác động đem lại hiệu quả nhất.

4


1.3 Các nguyên tắc trong quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng.
Nguyên tắc: Xác định danh giới rõ ràng.
Nguyên tắc này cho rằng việc tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng phải
đựa phân bố rõ ràng, cụ thể tới từng đối tƣợng. Xác định đƣợc đối tƣợng cần
quản lý từ đó tiếp tục chia nhỏ đối tƣợng quản lý để dễ phân chia công việc.
Phải phân bố rõ ràng từng công việc tới từng đối tƣợng nếu không dễ dẫn tới
tình trạng khơng biết đƣợc mình quản lý những gi hay đối tƣợng thuộc ai
quản lý. Tránh tình trạng “Cha chung khơng ai khóc”. Trong q trình phân
cơng công việc, phân công trách nhiệm phải chú ý là phân công đƣợc tất cả

công việc tới tất cả đối tƣợng tham gia khơng đƣợc sảy ra tình trạng ngƣời
muốn tham gia không đƣợc tham gia hay công việc dồn quá nhiều vào một
ngƣời, nhƣ thế dễ sảy ra xung đột trong quản lý.
Nguyên tắc :Cân đối giữa chi phí và lợi ích.
Để lơi kéo đƣợc ngƣời dân tham gia vào cơng việc quản lý mơi trƣờng
cần có cơ chế tăng thu nhập cho họ. Tức là cần gắn kết giữa mục tiêu quản lý
môi trƣờng và thu nhập của ngƣời dân. Ngƣời dân tham gia vào công việc
quản lý MT khi họ tìm thấy ở đó lợi ích đem lại cho họ mà ngồi lợi ích gián
tiếp là lợi ích trực tiếp thu nhập hàng ngày của họ.Khi ngƣời dân tham gia vào
các hoạt động kinh tế mà do các dự án tổ chức thì họ phải thu đƣợc thu nhập
từ các hoạt động này để duy trỳ đời sống của mình và gia đình, vì thế mà các
dự án ngoài việc đầu tƣ cho các hoạt động phục vụ mục đích chính cần hỗ trợ
ngƣời dân ở đó phát triển kinh tế đảm bảo ngƣời dân tham gia là có lợi ích về
mặt kinh tế.
Ngun tắc : Được đưa ra, được tiếp thu ý kiến.
Cộng đồng dân cƣ đƣợc phép và đƣợc khuyến khích đƣa ra ý kiến của
mình trong các cuộc thảo luận. Họ đƣợc đƣa ra nhứng đánh giá về hoạt động
của hệ thống quản lý. Ngƣời dân địa phƣơng thơng q việc đóng góp những
ý kiến sẽ cung cấp cho cơ quản quản lý cao hơn những thơng tin, những phản
hồi từ phía họ. Những vấn đề mà ngƣời dân có thể gặp phải khi hệ thống đi
5


vào vận hành. Những ý kiến từ phía ngƣời dân là rất quan trọng vì khi hệ
thống hoạt động sẽ ảnh hƣởng tới lợi ích, cuộc sống của họ, và không ai hơn
họ là ngƣời cung cấp thông tin đúng đắn và xác thực nhất. Đồng thời ngƣời
dân địa phƣơng là ngƣời sống lâu tại địa bàn, họ có kinh nghiệm về địa bàn
sinh sống vì vậy họ có thể đƣa ra các giải pháp đơn giản mà hiệu quả cho
những vấn đề đặt ra.
Nguyên tắc : Người dân tham gia giám sát.

Mọi hoạt động, muốn thực hiên có hiệu quả cần có sự giám sát, khi
ngƣời dân tham gia vào hệ thống quản lý thì họ có quyền đƣợc giám sát. Sự
giám sát của ngƣời dân là hoạt động giám sát đối với hệ thống quản lý, cấp
trên giám sát đối với đối tƣợng quản lý và giám sát lẫn nhau. Ngƣời dân tham
gia giám sát giúp cho dự án hoạt động hiệu quả về thời gian và chất lƣợng.
Giám sát của ngƣời dân là một nguyên tắc giúp cho dự án vận hành tốt, không
đi chệch hƣớng khi dự án kết thúc. Sự giám sát của ngƣời dân giúp phản ánh
kịp thời những sai phạm của các khâu khi thực hiện dự án vấp phải, nêu nên
mong muốn của ngƣời dân trong quá trình triển khai dự án.
Nguyên tắc : Thưởng, phạt rõ ràng.
Những cá nhân trong cộng đồng chịu sự giám sát của các tổ chức, đặc
biệt là sự giám sát của cộng đồng mình về các hoạt động của mình. Nếu có
hành vi vi phạm sẽ bị phạt, cịn nếu lập cơng sẽ đƣợc thƣởng. Những cá nhân
khơng tham gia vào dự án có thể bị loại trừ khỏi các hoạt động công khai
khác, đây là cơ chế khuyến khíchngƣời dân tham gia vào mơ hình quản lý.
Đồng thời cuốn hút ngƣời dân tham gia nhiệt tình hơn. Nhƣng cơ chế thƣởng
phạt phải thật sự rõ ràng và đủ khả năng khuyến khích và lơi kéo sự tham gia
của cộng đồng.
Nguyên tắc: Công nhận quyền tối thiểu đối với các tổ chức.
Ngƣời dân đƣợc phép đƣa ra ý kiến của mình đối với các cơ quan quản
lý nhà nƣớc trong hệ thống quản lý môi trƣờng mà không bị cản chở bởi các
tổ chức nào khác. Có nghĩa là khi ngƣời dân đƣa ra ý kiến của mình họ khơng
6


phải bận tâm đến việc có ảnh hƣởng đến các tổ chức nhà nƣớc khác khơng, và
nếu có động chạm thì họ có phải chịu trách nhiệm gì khơng? Điều này có ý
nghĩa rất quan trọng vì vấn đề ngƣời dân đƣa ra nhiều khi có liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác chứ khơng phải chỉ có vấn đề mơi trƣờng. Vì thế ngun
tắc này đƣa ra nhằm khuyến khích ngƣời dân đƣa ra ý kiến của mình một cách

chung thực nhất.
1.4 QLMT dựa trên cơ sở cộng đồng tại Việt Nam.
1.4.1 Quá trình phát triển QLMT dựa trên cộng đồng tại Việt Nam.
Việt Nam đặt vị trí quan trọng của công tác QLMT trong hoạt động
phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này đƣợc thể hiện rõ trong chỉ thị số
36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998: “Bảo vệ mơi trƣờng là sự nghiệp của
tồn Đảng, tồn qn và toàn dân”
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTG, ngày 2-12-2003 của thủ tƣớng
chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc Bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm
2010 và định hƣớng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trƣờng là
nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và
của mọi ngƣời dân”.
Các tổ chức bao gồm nhiều loại hình nhƣ các tổ chức kinh tế, các tổ
chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,... Cộng đồng có thể đƣợc
hiểu theo nghĩa rộng trên phạm vi toàn xã hội, nhƣng thƣờng đƣợc hiểu là
một cộng đồng ở cơ sở, tức là nhóm ngƣời sống tại cùng một địa phƣơng hoặc
dƣới sự quản lý của cùng một chính quyền địa phƣơng. Các tổ chức, cộng
đồng tuy có tính chất và đặc điểm khác nhau nhƣng đều phát huy vai trò trong
hoạt động bảo vệ mơi trƣờng.
Tuy khơng có hệ thống tổ chức đến tận cơ sở nhƣng các tổ chức vẫn
có thể tổ chức thực hiện nhiều hoạt động tại các địa phƣơng trong cả nƣớc,
thông qua các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển trong các lĩnh vực sản
xuất, xã hội và BVMT. Các chƣơng trình lớn của quốc gia có liên quan đến
MT nhƣ chƣơng trính 327 về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chƣơng trình 5
7


triệu ha rừng, chƣơng trình Nƣớc sạch và vệ sinh nơng thơn... có thành cơng
hay khơng phần lớn dựa vào các hoạt động của cộng đồng ở địa phƣơng.
1.4.2 Tình hình nghiên cứu xây dựng các mơ hình QLMT cộng đồng ở Việt

Nam
 Mơ hình hƣơng ƣớc bảo vệ mơi trƣờng ở Thừa Thiên - Huế
Hƣơng ƣớc môi trƣờng làng Chiết Bi – Thủy Tân – Hƣơng Thủy (Thừa
Thiên - Huế) là một sáng kiến của ba vị trƣởng họ trong làng đƣợc đề xuất khi
thảo luận xây dựng làng văn hoá mới.
Triết lý của họ là trở thành làng văn hố mới là một q trình lâu dài,
phải biến đổi nhiều khâu, trong khi nguồn lực hạn chế nên phải chọn khâu
then chốt nhất, có tính đột phá - đó là giải quyết các vấn đề mơi trƣờng - triết
lý "có thể sạch trƣớc khi giàu".
Với sự giúp đỡ của Quỹ Mơi trƣờng Sida Thuỵ Điển, đội tình nguyện
xanh của xã đã đứng ra làm chủ dự án bảo vệ môi trƣờng. Một nửa số tiền
đƣợc dùng để đầu tƣ xây dựng giếng khoan theo hình thức "dùng tiền dự án
để ni dự án".
Có nghĩa là đầu tƣ tiền cho các hộ dân để khoan giếng, xây bể lọc, và
hàng tháng hộ dân đó trả dần vốn đầu tƣ cho ban quản lý dự án. Các trƣởng
họ trong làng họp lại với nhau và quyết định gia đình nào sẽ đƣợc nhận giếng
khoan, bể lọc trong khi vốn của dự án vẫn đƣợc bảo tồn.
Phần tiền cịn lại của dự án đƣợc sử dụng trong việc tập huấn tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về môi trƣờng trong nhân dân, xây dựng hƣơng
ƣớc bảo vệ môi trƣờng làng Chiết Bi.
Bản hƣơng ƣớc đƣợc 12 trƣởng họ thống nhất xây dựng với các nội
dung, việc làm cụ thể trong đời sống hàng ngày của ngƣời dân góp phần bảo
vệ và gìn giữ môi trƣờng trong lành. Bản hƣơng ƣớc đã động viện đƣợc toàn
thể nhân dân trong làng tham gia thi đua với tinh thần nhà nhà thi đua, ngƣời
ngƣời thi đua, họ họ thi đua gìn giữ xóm làng sạch đẹp, xanh tƣơi.

8


 Mơ hình hợp tác xã nước sạch và vệ sinh môi trường ở Bắc Giang

Năm 1998, hợp tác xã nƣớc sạch và vệ sinh mơi trƣờng (ở Hiệp Hịa –
Bắc Giang) đƣợc thành lập và hoạt động mơ hình hợp tác xã (HTX) cổ phần
trên cơ sở Luật HTX. Ban đầu, HTX có 15 thành viên với 10 lao động hoạt
động tập trung vào hai vấn đề bức xúc nhất của địa phƣơng là nƣớc sạch và vệ
sinh môi trƣờng, lấy hiệu quả công việc để các cấp lãnh đạo và nhân dân ghi
nhận, tự giác tham gia ủng hộ phong trào.
Số vốn ban đầu của HTX là 30 triệu đồng (mỗi thành viên đóng góp 2
triệu); và nguồn thu hàng tháng là từ lệ phí vệ sinh mơi trƣờng của các hộ dân,
và phí cung cấp nƣớc sạch.
Với số vốn ít ỏi, HTX đã áp dụng những biện pháp giảm chi phí, chủ
nhiệm HTX cho mƣợn nhà làm trụ sở, các phƣơng tiện làm việc, liên lạc và
một xe ôtô chở rác thải; tiền lƣơng, lãi cổ phần, xã viên tự nguyện đóng góp
thêm vào để tạo điều kiện cho HTX mua sắm trang thiết bị.
Mơ hình HTX nƣớc sạch và vệ sinh mơi trƣờng Hiệp Hồ đã đƣợc duy
trì, đứng vững và trƣởng thành từ năm 1998 đến nay, ln đƣợc nhân dân
nhiệt tình đóng góp và ủng hộ.
Và ngƣời chủ nhiệm HTX - ông Nguyễn Minh Châu đã đƣợc nhận giải
thƣởng môi trƣờng là sự ghi nhận của Bộ Tài Nguyên&Môi trƣờng với những
nỗ lực của bản thân ơng Châu và HTX Hiệp Hồ..

9


C ƢƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ
P ƢƠNG P ÁP NG IÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
 Mục tiêu chung: Góp phần nâng cao sức khỏe và đời sống cộng đồng
tại nơi nghiên cứu
 Mục tiêu cụ thể: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trƣờng dựa

vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.
2.2 Nội dung nghiên cứu.
 Xác định thực trạng công tác quản lý môi trƣờng ở khu vực nghiên
cƣu.
 Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy và hạn chế sự tham gia của cộng
đồng trong công tác quản lý MT ở khu vực NC.
 Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong công tác QLMT bằng biểu
đồ SAM và chỉ số CPM.
 Đề suất giải pháp giúp lôi cuốn sự tham gia tích cực của ngƣời dân
trong cơng tác QLMT ở khu vực nghiên cứu
2.3 Thời gian, địa điểm nghiên cứu.
Khóa luận đƣợc thực hiện và hoàn thành trong năm 2017. Quá trình
điều tra và thu thập số liệu đƣợc thực hiện tại xã Đức Thắng huyện Tiên Lữ
tỉnh Hƣng Yên.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.4.1 Quan điểm nghiên cứu.
Môi trƣờng bền vững là tiền đề cho sự phát triển bền vững các mặt
kinh tế - xã hội của con ngƣời. QLMT nhằm mục tiêu bảo vệ môi trƣờng
không bị tổn hại và xâm phạm, đồng thời tạo điều kiện cho ngƣời dân phát
triển kinh tế phục vụ đời sống vật chất. Do đó, QLMT phải biết hài hịa, cân
bằng lợi ích mơi trƣờng và lợi ích KT-XH của cộng đồng.
10


QLMT xoay quanh các lợi ích của cộng đồng, lấy cộng đồng làm
trung tâm của sƣ phát triển, Do đó, cộng đồng là nhân tố cực kì quan trọng,
quyết định sự thành công hay thất bại của công tác quản lý. Vì vậy, yêu cầu
đặt ra là làm sao để lôi kéo ngƣời dân tham gia vào công tác QLMT một cách
toàn diện và hiệu quả nhất. Muốn vậy cần gắn liền quyền lợi và nghĩa cụ của
ngƣời dân với môi trƣờng mà họ đang sống và phát triền bằng những quy

định, chính sách hợp lý. Thực hiện thoe nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện xã
hội hóa cơng tác BVMT.
2.4.2 Phương pháp luận
Quản lý mơi trƣờng dựa trên cộng đồng (Community based Environment
Management - CBEM) là mội trong những hình thức QLMT thu đƣợc hiệu quả
cao đƣợc áp dụng ở nhiều vùng trên Thế giới, đặc biệt la tại các quốc gia phát
triển . Đây là hình thức quản lý theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tƣởng
của chính cộng đồng, các tổ chức quần chúng đóng vai trị hỗ trợ thúc đẩy cho
các hoạt động cộng đồng.
Xây dựng mơ hình là các thức cho ngƣời dân tham gia vào quá trình
ra quyết định nhằm đƣa ra 1 giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá
vỡ những rào cản giữa các bên liên quanvà đƣa ra các mục tiêu rõ ràng, tạo cơ
hội cho cộng đồng tham gia quản lý và xác lập khả năng tự quản lý. Do đó,
tiếp cận và áp dụng CBEM vào QLMT là những bƣớc đi quan trọng hƣớng
tới một xã hộ phát triển bền vững.

11


Tiến trình QLMT dựa vào cộng đồng (CBEM)
Xác định các thách
thức của cộng đồng

Ơ nhiễm đất, nƣớc, khơng khí, cải tạo cơ sở hạ
tầng, tái định cƣ.

Chỉ thị ngƣời triệu
tập(ngƣời đầu tàu)


Cán bộ địa phƣơng, lãnh đạo cộng đồng có uy
tính khác

Chính quyền
Xây dựng nhóm làm
việc cộng đồng(
nhóm CBEM)

Xây dựng sự nhất
trí

Tổ chức
NGO

Doanh nghiệp

Tổ chức các cuộc họp để xác định thách thức
và mục tiêu, xác định thông tin và các yếu tố
cần thiết đề ra các hƣớng giải quyết có thể

Kinh tế
Đề các mục tiêu

Mơi
trƣờng

Xã hội

Xây dựng kế hoạch hoạt động
Xây dựng giải pháp tích


Các đối tác kinh tế: Hoạt động, Nguồn
lực. Lịch trình, Biện pháp thực hiện

Kí kết thỏa thuận

Phục hồi lƣu vực.
Cải thiện việc quản lý chất thải
Sản xuất sạch hơn.
Giáo dục/tham gia của cộng đồng.

Thực hiện dự án

12


 Xác định thách thức của cộng đồng:
Quá trình xác định thách thức của cộng đồng là sự tham gia của nhiều
bên liên quan, các bên cùng thảo luận để đƣa ra vấn đề môi trƣờng cụ thể của
khu vực nhƣ các vấn đề về ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí, cải tạo cơ sở hạ
tầng... Từ đó xác định các vấn đề ƣu tiên, tim kiếm các giải pháp để xây dựng
sự đồng thuận rộng rãi trong cộng đồng. Trong suốt quá trình cộng đồng ra
quyết định thì việc thảo luận đƣợc tiến hành với nhiều mức độ khác nhau,
hình thức và tỷ lệ khác nhau. Điều này có thể đƣa ra nhiều vấn đề khác nhau
nhƣng cuối cùng sẽ tập trung chủ yếu vào ý kiến tổng hợp của một tỷ lên dân
cƣ rộng lớn.
 Chỉ định ngƣời triệu tập:
Việc bổ nhiệm ngƣời triệu tập có thể thơng qua bảng câu hỏi nhƣ một
hƣớng dẫn để lựa chọn ngƣời triệu tập cho dự án. Có thể đƣa ra một số ví dụ
khi lựa chọn ngƣời triệu tập, bằng việc đƣa ra các câu hỏi sau cho nhóm cộng

đồng trả lời:
 Ai là ngƣời trong cộng đồng có thể tham gia là ngƣời triệu tập.
 Ai có đƣợc sự hỗ trợ từ địa phƣơng, có mối liên quan tới quản lý nhà
nƣớc để bênh vực dự án?
 Ai có thể đóng vai trị lãnh đạo? có kỹ năng điều phối và biểu lộ sự
tập trung?
 Ai có đủ thời gian tham gia?
 Chính quyền có bằng lịng bổ nhiệm ngƣời triệu tập không?
Sau 5 câu hỏi trên, ngƣời trả lời tốt nhất sẽ đƣợc lựa chọn làm ngƣời
triệu tập của dự án.
 Xây dựng nhóm cộng đồng:
Nhóm cộng đồng bao gồm các thành phần sau:
 Nhà tài trợ: Đó là một nhà lạnh đạo, cơ quan, cộng đồng hoặc danh
nghiệp.... Trách nhiệm của họ là nhận diện vấn đề và đƣa ra đánh giá.

13


 Ngƣời triệu tập, nhà lạnh đạo: Có thể là nhà lập pháp, chủ tịch
UBND, đại biểu hội đồng nhân dân, ngƣời đứng đầu trong cộng đồng đƣợc
kính trọng... Với trách nhiệm tập hợp mọi ngƣời bàn bạc cùng nhau (quá trình
đồng thuận của tất cả các đối tác tham gia) viết văn bản thỏa thuận của tất cả
các đối tác, đảm bảo sự phát triển bền vững, hiệu quả và q trình tiến hành
lâu dài của dự án.
 Nhóm trung lập : Đó là các tổ chức dân sự, các trƣờng đại học, trung
tâm đồng thuận, chƣơng trình mở rộng,...
Các nhóm trên chính là nhóm làm việc cộng đồng, trong q trình thực
hiện dự án cần phải có sự phối hợp đồng bộ và có sự phân chia trách nhiệm rõ
ràng cho các nhóm.
 Xây dựng sự nhất trí:

Sự nhất trí đƣợc xây dựng trên nguyên tắc hoạt động là : công bằng,
cởi mở và tin cậy lẫn nhau. Tiến hành bằng cach tổ chức các cuộc họp, hội
thảo để xác định các thách thức và mục tiêu, xác đinh các thông tin và các yếu
tố cần thiết để đƣa ra hƣớng giải quyết cụ thể.Sự hình thành sự nhất trí phải
thơg qua bằng các hình thức tìm hiểu, giải thích, cùng bàn bạc và đi đến quyết
đinh cuố cùng. Tạo khơng khí thân mật, cởi mở để mọi nƣời đƣa ra ý kiến của
mình.
 Đề ra các mục tiêu:
Việc đƣa rac các mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trƣờng nhằm giúp dự
án xác định rõ kết quả đạt đƣợc về từng lĩnh vực cụ thể là nhƣ thế nào, từ đó
càng thấy rõ tầm quan trọng của dự án cũng nhƣ của cộng đồng trong việc
phối hợp giải quyết các vấn đề về môi trƣờng. Việc đề ra các mục tiêu chính
là cơ sở để đƣa ra các mục tiêu nhỏ, cụ thể đề từng bƣớc thực hiện các mục
tiêu lớn. Có thể đề ra các mục tiêu trên thông qua việc xác đinh các chỉ tiêu
chính. Các chỉ tiêu đƣa ra phải đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng những điều kiện có
thể có những chỉ tiêu phù hợp, nếu chỉ tiêu đề ra quá cao hoặc q thấp đều
khơng có tác dụng thúc đẩy các hoạt động.
14


 Xây dựng các giải pháp tích hợp.
Việc xây dựng các giải pháp tích hợp đƣợc thực hiện thơng qua việc lập
kế hoach. Chúng bao gồm các bƣớc sau:
 Xác định hoạt động của dự án.
Là bƣớc quan trọng nhất trong giai đoạn lên kế hoạch của dự án. Thời
gian và lỗ lực đầu tƣ cho bƣớc này giúp dự án có nhiều khả năng thành cơng.
Việc xác đinh các hoạt động cần có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan
và phải dựa trên các mục tiêu cụ thể của dự án, kể cả những nguồn lực và trở
ngại. Dự án đƣợc thực hiện một cách có hệ thống khi các dự án đƣợc vạch ra
một cách chi tiết và kỹ lƣỡng ở giai đoạn chuẩn bị. Khả năng quyết định một

loạt các hoạt động theo trình tự với nhau và những đề mục hoạt động là một
kỹ năng quan trọng mà nhà lập kế hoạch cần phải có.
 Trình tự các hoạt động.
Khi đã định đƣợc các hoạt động thì vấn đề cần thiết là lập đƣợc một
trình tự đúng đắn cho các hoạt động. Xây dựng một trình tự đúng đắn sẽ tránh
lãng phí thời gian và nguồn lực. Thông thƣờng một dự án đƣợc thực hiện bởi
một nhóm cá nhân, do đó khi đã có khởi động thì cần phải có sự giám sát và
phối hợp các hoạt động để tiến hành theo một trình tự hợp lý. Vì vậy sắp xếp
các hoạt động phải đƣợc làm trong giai đoạn chuẩn bị. Việc vạch kế hoạch về
thời gian cho từng hoạt động chính, phụ sẽ giúp giám sát các hoạt động của
dự án trong q trình thực hiện, kiểm tra xem xét các cơng việc có tiến triển
theo đúng kế hoạch hay khơng.
 Phân cơng trách nhiệm.
Việc phân cơng trách nhiệm cần có phƣơng án cụ thể để đảm bảo sự
tham gia đầy đủ của cộng đồng. Khi phân công trách nhiệm điều quan trọng là
động cơ của ngƣời thực hiện, các cá nhân sẽ có động lực tốt nếu họ đƣợc phân
cơng cơng việc mà họ muốn thực hiện và hoàn thành. Do đó cần phải tìm hiểu
kĩ năng, chun mơn, sở thích của mỗi thành viên, nhóm cộng đồng để có sự
phân công hợp lý.
15


 Ký kết thỏa thuận.
Ký kết thỏa thuận áp dụng sau hội thảo lập kế hoạch hành động nhầm
mục đích dẫn chứng bằng văn bản các vai trò và sự giao phó cho mỗi đối tác
chủ yếu có liên quan đến quy trình CBEM.
Quy trình thực hiện ký kết thỏa thuận có thể thực hiện bao gồm các
bƣớc:
 Ngƣời triệu tập xác nhận lại các đối tác chủ yếu đã ký tên vào bảng
công bố.

 Điều phối viên dự án chuẩn bị bảng công bố và thu nhập ý kiến tán
thành của từng thành viên, nhóm.
 Ngƣời triệu tập họp các đối tác để cùng nhau ký thỏa thuận chính
thức.
Bản ký kết sẽ diễn đạt tất cả các thông tin cần thiết để thuyết phục và
dẫn chứng sự thỏa thuận mà các đối tác đạt đƣợc trong việc thực hiện mơ hình
CBEM.
 Thực hiện dự án
Thực hiện dự án là quá trình triển khai các kế hoạch đã lập ra trong các
cuộc hội thảo trƣớc đó dựa trên sự đóng góp của các bên theo thỏa thuận, bao
gồm các hoạt động phối hợp của nhiều bên nhằm đảm bảo sự tham gia của
các lực lƣợng vào quá trình triển khai mơ hình. Để triển khai mơ hình thành
cơng cần chú ý các vấn đề sau:
 Cần xác định rõ vấn đề môi trƣờng cần giải quyết.
 Lựa chọn các công cụ phù hợp dƣới cái nhìn tồn diện
 Trong q trình thực hiện cần điều trình linh hoạt và phơid hợp tốt
giữa các đối tác.
 Đạt đƣợc cam kết của các bên liên quan, cần thiết trong phơid hợp của
chính quyền với nhân dân.

16


 Cần xác định rõ vai trò của ngƣời đứng đầu và có uy tính trong cộng
đồng. Ngƣời đứng đầu phải quan tâm đến những tác động tích cực và tiêu cực
của dự án, và hoạt động vì lợi ích chung.
Nhƣ vậy:
Con ngƣời và mơi trƣờng có mối quan hệ hết sức mật thiết và gắn bó
với nhau. Các hoạt động nhân sinh là nguyên nhân gây ra những biến đổi sâu
sắc về MT. CBEM là hình thức QLMT xuất phát từ cộng đồng dân cƣ, hoạt

động vì lợi ích của cộng đồng (cân bằng lợi ích kinh tế - xã hội và lợi ích MT)
động lực của CBEM chính là tiềm lực cực kì to lớn của cộng đồng.
Để đánh giá đƣợc tác động của cộng đồng đến môi trƣờng đòi hỏi
phải đứng trên quan điểm hệ thống và cái nhìn tồn diện. Do đó, đề tài tiến
hành thu thập và phân tích hệ thống số liệu liên quan đến các lĩnh vực kinh tế
- xã hội và MT, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
QLMT hƣớng tới phát triển bền vững.
2.4.3 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu có sẵn của khu vực nghiên cứu về
các vấn đề nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp
giúp giảm bớt nội dung điều tra cũng nhƣ thời gian thực hiên, bổ xung các nội
dung khôgn điều tra đƣợc hay không tiến hành đƣợc.
Một số tài liệu thứ câp có sẵn nhƣ:
 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu.
 Hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực nghiên cứu.
 Những cơng trình nghiên cứu, báo cao khoa học về tài nguyên thiên
nghiên, môi trƣờng liên quan đến khu vực nghiên cứu.
 Những chính sách định hƣớng, quy hoạch xây dựng phát triện kinh tế
xã hội tại khu vực nghiên cứu.

17


2.4.4 Phương pháp điều tra.
Phƣơng pháp điều tra chủ đạo của đề tài là phiếu điều tra. Đây là
phƣơng pháp điều tra thích hợp với 1 khu vực đơng dân tập trung vào cùng
mội chủ đề và đƣợc thực hiên trong một thời gian ngắn.
Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi đƣợc soạn sẵn theo một trình tự
nhất định. Các câu hỏi có dạng nhƣ sau:
Các câu hỏi mở: câu hỏi tạo khả năng giao tiếp 2 chiều trong quá

trình phỏng vấn. câu hỏi mở sẽ tạo cho ngƣời dân suy nghĩ cân nhắc để có thể
lựa chọn câu trả lời chính sác nhất và có thể có giải thích kèm theo.
Câu hỏi gián tiếp: Loại câu hỏi này không đề cập trực tiếp đến vấn
đề (nội dung) cần phỏng vấn mà đƣợc diễn đạt theo một khía cạnh khác, từ đó
ngƣời dân nắm bắt ý đồ để giải thích hơn là trả lời.
câu hỏi “có” hay “khơng”: loại câu hỏi này đã đƣợc định sẵn câu trả lời
(có, khơng hay khơng biết) và thƣờng hay khơng có lời giải thích kèm theo.
Nó giúp tiết kiệm thời gian, câu trả lờikhông bị lệch vấn đề , thuận tiện xử lý
số liệu và thông tin thu đƣợc.
Câu hỏi trợ giúp: đây là các câu hỏi nhƣ Ai? Cái gi? Ở đâu? Khi
nào? Tại sao? Bao nhiểu? Như thế nào? Câu trả lời phụ thuộc vào ngƣời
phỏng vấn. loại câu hỏi này đƣợc sử dụng để thu thập những ý kiến của ngƣời
đƣợc phỏng vấn, những hoạt động mà họ tham gia, những lý do hạn chế sự
tham gia của họ trong công tác QLMT, những ý kiến của họ nhằm tham gia
nhiều hơn vào hoạt động QLMT.
Phiếu điều tr đƣợc xây dựng cho 2 đối tƣợng:
- Cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng.
-Cán bộ quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng.
2.4.5 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA)
PRA là tập hợp các kĩ thuật và cách tiếp nhận cho phép cộng đồng
chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về cuộc sống và môi trƣờng
xung quanh đồng thời tự lập kế hoạch và hành động
18


PRA đƣơc sử dụng để xác định những nhu cầu của cộng đồng với các
nguồn tài nguyên môi trƣờng. Trên cơ sở đó đề suất giải pháp lơi cuốn sự
tham gia của ngƣời dân vào hoạt động QLMT.
PRA là những cách để ngƣời dân trong thơn làng bàn:
• Xác định các khó khăn cần giải quyết - Dân biết

• Lập kế hoạch phát triển thơn bản - Dân bàn
• Tổ chức đóng góp vật lực, nhân tài và thực hiện - Dân làm
• Tiến hành kiểm tra và giám sát - Dân kiểm tra
2.4.6 Phương pháp sử lý số liệu nội nghiệp.
Tổng hợp các phiếu điều tra, phân tích số liệu thu thập đƣợc từ nhiều
nguồn: Phiếu điều tra - phỏng vấn ngƣời dân, các loại tài liệu thứ cấp, các tài
liệu tham khảo, tổng hợp tất cả lại và viết thành luận văn.

19


×