Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu và phân bố của loài vượn siki nomascus siki delacour 1951 tại khu đề xuất bảo tồn khe nước trong quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 99 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tập tại trƣờng và
tiếp cận với công tác nghiên cứu, đƣợc sự đồng ý của Trƣờng Đại học Lâm
Nghiệp, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng,
PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh và ThS. Trần Văn Dũng, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp
“Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu và phân bố của loài Vượn siki Nomascus siki
(Delacour, 1951) tại khu đề xuất bảo tồn Khe Nước Trong, Quảng Bình”.
Khóa luận đƣợc thực hiện từ ngày 15/01/2018 đến ngày 07/05/2018.
Đến nay, sau thời gian 4 tháng thực hiện nghiên cứu, bằng sự nỗ lực của
bản thân cũng nhƣ sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn đến nay khóa
luận đã hồn tất và đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản đề ra.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trƣờng Đại
học Lâm Nghiệp đã dìu dắt chúng tơi trong suốt 4 năm qua để tơi có đƣợc kết
quả nhƣ ngày hơm nay. Đặc biệt nhân dịp này, cho tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến PGS.TS Vũ Tiến Thịnh và Th.S Trần Văn Dũng, ngƣời đã tận tình
chỉ bảo, hƣớng dẫn trực tiếp cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu, phân tích
và tổng hợp số liệu để hồn thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do thời gian và trình độ có hạn nên đề
tài khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ
bảo, góp ý và bổ sung của thầy cơ giáo để khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 07 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Tố Nhƣ

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iv


DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 3
1.1 Trên thế giới ................................................................................................ 3
1.2 Ở Việt Nam ............................................................................................... 11
1.3 Vƣợn siki tại khu đề xuất bảo tồn Khe Nƣớc Trong ................................. 14
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 16
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ........................................ 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu................................................................. 16
2.4.2 Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp........................................................ 17
2.4.3.Phƣơng pháp xử lí số liệu nội nghiệp .................................................... 19
CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 22
3.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 22
3.1.2. Địa chất, địa hình .................................................................................. 23
3.1.3. Thổ nhƣỡng ........................................................................................... 23
3.1.4. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 24
3.1.5. Tài nguyên động thực vật rừng ............................................................. 25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28
4.1. Đặc điểm tiếng kêu của loài Vƣợn siki .................................................... 28
4.1.1. Tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki đực ...................................................... 28
ii


4.1.2. Tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki cái ....................................................... 29

4.1.3. Độ dài tiếng kêu của loài Vƣợn siki tại khu đề xuất BTTN Khe Nƣớc
Trong ............................................................................................................... 31
4.2 Thời gian loài Vƣợn siki thƣờng phát ra tiếng kêu trong ngày ............... 31
4.3 Đặc điểm phân bố của loài Vƣợn siki (Nomascus siki) tại khu đề xuất BTTN
Khe Nƣớc Trong.............................................................................................. 33
4.4 Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn loài Vƣợn siki tại khu đề xuất
BTTN Khe Nƣớc Trong .................................................................................. 34
KÊT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 37
1. Kết luận ....................................................................................................... 37
2. Tồn tại.......................................................................................................... 37
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IB
IUCN
KBTTN
NĐCP

RPH
SĐ IUCN
VQG

Thuộc nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích
thƣơng mại trong nghị định 32 của chính phủ năm 2006
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế
Khu bảo tồn thiên nhiên
Nghị định chính phủ
rừng phịng hộ
Sách đỏ Thế giới của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế
Vƣờn quốc gia

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Các thông số loại tiếng kêu của Vƣợn siki đực ............................... 29
Bảng 4.2 Các thông số về tấn số tiếng kêu của Vƣợn siki cái ....................... 30
Bảng 4.3 Các thông số về thời gian phát ra tiếng kêu của Vƣợn siki ............. 31

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sự khác biệt về âm học của các lồi Vƣợn mào ................................... 8
Hình 1.2 Phân bố của các lồi Vƣợn thuộc giống Nomascus ............................... 9
Hình 1.3 Vƣợn siki Nomascus siki ...................................................................... 10
Hình 1.3: Các khu vực ghi nhận sự tồn tại của Vƣợn siki ở VN ........................ 13
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các máy ghi âm trong quá trình điều tra thực địa ........... 18

Hình 2.2: Bản đồ vị trí đặt máy ghi âm. .............................................................. 19
Hình 2. 3. Giao diện phần mềm Raven phiên bản 1.5.0 ..................................... 20
Hình 2.4 Phổ âm thanh của các lồi Vƣợn mào .................................................. 20
Hình 3. 1. Bản đồ khu đề xuất Bảo tồn thiên nhiên Khe Nƣớc Trong .............. 22
Hình 4.1 Phổ âm thanh tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki đực (dạng 1) ................ 28
Hình 4.2 Phổ âm thanh tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki đực (dạng 2) ................ 29
Hình 4.3 Phổ âm thanh tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki cái ................................ 30
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tần suất phát ra tiếng kêu trong ngày ........................ 32
Hình 4.5 Bản đồ các khu vực ghi nhận đƣợc Vƣợn siki ..................................... 33

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân bố khắp Việt Nam, vƣợn đƣợc xem là họ hàng gần nhất của loài
ngƣời và cũng là một chỉ số để chúng ta cân nhắc cách chung sống trong sự đa
dạng đáng kể của hệ động, thực vật mà trong đó Việt Nam là một địa điểm nổi
tiếng về điều này. Việt Nam là một đất nƣớc đã và đang có sự chuyển đổi chóng
mặt để phát triển kinh tế do đó các lồi vƣợn hiện nay đang phải trải qua một
cuộc khủng hoảng. Trong vài thập kỷ qua, hiện tƣợng săn bắn và mất môi
trƣờng sống đã làm vƣợn suy giảm nghiêm trọng trên khắp đất nƣớc. Ở những
nơi tốt nhất, các quần thể Vƣợn còn lại cũng tồn tại với mật độ thấp hơn đáng kể
so với mật độ tự nhiên, còn tại những nơi tồi tệ nhất chúng đang phải đối mặt
với sự tuyệt chủng cục bộ. Khi có sự săn bắt bằng súng tại một khu vực nào đó,
vƣợn thƣờng là những lồi biến mất đầu tiên mặc dù chúng không hẳn là các
mục tiêu chính, tuy nhiên chúng là một phần trong những sản phẩm săn bắn khi
các thợ săn có cơ hội chặt các cây là nơi cƣ trú của các lồi hoang dã mà họ có
thể thấy đƣợc (Rawson và cộng sự., 2011). Tốc độ sinh sản chậm ở vƣợn đồng
nghĩa với việc các quần thể suy giảm nhanh chóng kể cả khi áp lực săn bắn thấp,
nghĩa là các quần thể nếu có thể phục hồi thì cũng chậm chạp. Bởi vậy những gì

đang xảy ra với vƣợn lại rất quan trọng đối với sự dồi dào của đa dạng sinh vật
tại Việt Nam và ngày càng trở nên quan trọng hơn khi mà môi trƣờng tự nhiên
đang phải chịu thêm nhiều áp lực từ các sức ép về phát triển.
Hiện nay, tại Việt Nam, các nhà khoa học đã ghi nhận đƣợc sáu loài Vƣợn
mào Nomascus. Sự đa dạng về vƣợn cho thấy sự đa dạng về sinh vật của nói
chung của Việt Nam. Tuy nhiên, các quần thể vƣợn ở Việt Nam đang suy giảm
và đó cũng là xu hƣớng của các quần thể động vật hoang dã nói chung (Rawson
và cộng sự., 2011).
Theo Rawson (2011), khu phân bố của Vƣợn siki (Nomascus siki), bị cho
là đã hạn hẹp hơn rất nhiều. Và khơng có đủ dữ liệu để đánh giá một cách định
lƣợng xu hƣớng của Vƣợn siki tuy nhiên tất cả chỉ số đều cho thấy rằng săn bắn

1


đang là nguy cơ chủ yếu của sự suy giảm liên tục về số lƣợng của loài này ở
Việt Nam.
Cho tới nay, giới hạn phân bố về phía Bắc của Vƣợn siki chƣa đƣợc biết rõ,
có thể nằm ở gần Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Khe Nét, tỉnh
Quảng Bình và KBTTN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh; về phía Nam đến sơng Thạch
Hãn, tỉnh Quảng Trị (Rawson và cộng sự., 2011). Loài này đƣợc xếp ở mức
Nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và thuộc nhóm IB của Nghị
định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Khe Nƣớc Trong nằm ở miền Trung Việt
Nam chứa một khu hệ động vật đa dạng, phong phú. Khu đề xuất bảo tồn thiên
nhiên (BTTN) Khe Nƣớc Trong nằm ở huyện Lệ Thủy, phía Tây Nam tỉnh
Quảng Bình, giáp với biên giới Việt Nam - Lào và KBTTN Bắc Hƣớng Hóa,
tỉnh Quảng Trị. Khu vực này có diện tích 19.188 ha, bao gồm chủ yếu là rừng
nhiệt đới thƣờng xanh nằm trong vùng sinh thái đất thấp miền Trung rộng lớn
(khoảng 500.000 ha) kéo dài dọc biên giới Việt - Lào từ huyện Minh Hóa nối

liền với các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình sang
huyện Hƣớng Hóa tỉnh Quảng Trị. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên
trên đất thấp liên tục lớn nhất ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, Khu đề xuất BTTN
Khe Nƣớc Trong còn bảo tồn đƣợc một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới ẩm
thƣờng xanh nguyên sinh trên vùng đất thấp.
Sự hiện diện của Vƣợn siki trong khu vực đã đƣợc ghi nhận trong nhiều
năm gần đây. Để hiểu rõ hơn về tập tính, đặc điểm tiếng kêu, vùng phân bố của
các quần thể Nomascus siki nói chung ở Việt Nam và đặc biệt ở khu đề xuất bảo
tồn Khe Nƣớc Trong tại Quảng Bình từ đó cung cấp những dẫn liệu khoa học
góp phần vào việc bảo tồn lồi linh trƣởng q giá này, tơi đã tiến hành thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu và phân bố của loài Vượn siki
Nomascus siki (Delacour, 1951) tại khu đề xuất bảo tồn Khe Nước Trong,
Quảng Bình”

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại
1.1.1. Phân loại học thú linh trưởng Việt Nam
Cũng giống nhƣ hệ thống phân loại Linh trƣởng trên thế giới, phân loại linh
trƣởng ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các tác
giả (bảng 1.1)
Bảng 1.1 Tổng kết phân loại thú Linh trƣởng ở Việt Nam theo thời
gian
Năm

Họ


Số lồi và phân lồi

Nguồn thơng tin

2001

3

24

Groves (2001)

2002

3

25

Phạm Nhật (2002)

2003

3

24

Roos (2004)

2004


3

24

Groves (2004)

Mặc dù có sự khác nhau về quan điểm, các tác giả đều cơ bản thống nhất
rằng Linh trƣởng Việt Nam có 3 họ chính: họ Cu li (Loridae), họ khỉ
(Cercopithecidae) và họ Vƣợn (Hylobatidae); số loài và phân loài dao động từ
24 đến 25.
Trong hệ thống phân loại của Roos (2004) và Groves (2004) đã xếp một số
phân loài trƣớc đây thành các loài riêng biệt và đƣa ra hệ thống phân mới cho
Linh trƣởng Việt Nam. Đây là hệ thống phân loại phản ánh đầy đủ phân loại học
của thú Linh trƣởng Việt Nam và đƣợc các nhà khoa học đang sử dụng rộng rãi
(bảng 1.2)

3


Bảng 1.2 Phân loại khu hệ thú Linh trƣởng Việt Nam
Tên lồi

TT

Phổ thơng

Khoa học

1


Cu li lớn

Nycticebus bengalensis

2

Cu li nhỏ

Nycticebus pygmaeus

3

Khỉ cộc

Macaca arctoides

4

Khỉ mốc

Macaca assamensis

5

Khỉ đuôi lợn

Macaca leonine

6


Khỉ vàng

Macaca mulatta

7

Khỉ đuôi dài

Macaca fascicularis

8

Voọc xám

Trachypithecus crepusculus

9

Voọc bạc

Trachypithecus obscurus

10

Voọc gec manh

Trachypithecus germaini

11


Voọc đen má trắng

Trachypithecus francoisi

12

Voọc đầu trắng

Trachypithecus poliocephalus

13

Voọc gáy trắng

Trachypithecus hatinhensis

14

Voọc đen tuyền

Trachypithecus ebenus

15

Voọc mông trắng

Trachypithecus delacouri

16


Chà vá chân nâu

Pygathrix nemaeus

17

Chà vá chân đen

Pygathrix nigripes

18

Chà vá chân xám

Pygathrix cinerea

19

Voọc mũi hếch

Rhinopithecus avunculus

20

Vƣợn đen tuyền

Nomascus concolor

21


Vƣợn đen Hải Nam

Nomascus nasutus

22

Vƣợn đen má trắng

Nomascus leucogenys

23

Vƣợn siki

Nomascus siki

24

Vƣợn má hung

Nomascus gabriellae
(Nguồn: Grove, 2004)

4


Trong các quan điểm phân loại học Geissmann, Nguyễn Xuân Đặng (2000),
Phạm Nhật (2002), hay của Roos và Grove (2004) đều cho rằng ở Việt Nam loài
Nomascus gabriellae là Vƣợn má hung hay Vƣợn má vàng và chỉ có một lồi
phân bố chủ yếu ở Phía Nam Việt Nam. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu

mới đây nhất của Văn Ngọc Thịnh (2010), Roos (2011) đã thống nhất xác định
loài Nomascus gabriellae bao gồm hai loài khác nhau là: Vƣợn má vàng phía
Bắc (Nomascus annamensis) và Vƣợn má vàng phía Nam (Nomascus
gabriellae). Theo đó, ở nƣớc ta hiện nay có 6 loài Vƣợn và đều thuộc về giống
Vƣợn mào (Nomascus).
1.1.2 Trên thế giới
Họ Vƣợn - Hylobatidae
Họ Vƣợn bao gồm các lồi thú cỡ nhỏ và cỡ trung bình (chiều dài cơ thể từ
38-65 cm), khơng có đi, tay dài q đầu gối. Bộ lông cá thể đực màu đen, cá
thể cái có màu vàng tƣơi hoặc vàng nhạt (Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự,
2009).
Tất cả các loài Vƣợn đều phát ra tiếng hót rất lớn vào buổi sáng sớm. Tiếng
hót của Vƣợn mang đặc trƣng giới (đực và cái). Ở hầu hết các loài, mỗi cặp đực
và cái thƣờng phối hợp tiếng hót với nhau. Chức năng chủ yếu của tiếng hót để
xác lập vùng lãnh thổ của mình, thu hút bạn tình và duy trì mối quan hệ gia đình
(Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự, 2009).
Các nghiên cứu trƣớc đây về phân loại Vƣợn chia thành hai nhóm:
Symphalangus và Hylobates. Sự khác nhau dễ nhận thấy là nhóm Symphalangus
nặng hơn và chúng có giọng hót sâu hơn, có bao cổ họng bên ngồi và màng
chân giữa các ngón 2 và 3. Hiện nay các nghiên cứu về di truyền học, các đặc
điểm giải phẫu xƣơng sọ và âm thanh đã phân họ Vƣợn thành các giống
Symphalangus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 50, giống Nomascus có bộ nhiễm sắc
thể 2n = 52 giống Bunopithecus có 2n = 38 và giống Hylobates có 2n = 44 (
Geissmann và cộng sự, 2000).

5


1.1.3 Một số đặc điểm của giống Nomascus
Kích thƣớc cơ thể: những cá thể vƣợn mào hoang dã có trọng lƣợng cơ thể

trung bình là 7 - 8 kg, nặng tƣơng đƣơng với trọng lƣợng của giống
Bunopithecus (7kg), lớn hơn trọng lƣợng của giống Hylobates (khoảng 5kg) và
nhỏ hơn trọng lƣợng của giống Symphalangus (khoảng 11kg) (Geissmann và
cộng sự, 2000).
Đặc điểm sọ: Trán cao và tròn, các cạnh trên ổ mắt phẳng.
Số lƣợng bộ nhiễm sắc thể lƣỡng bội 2n = 52
Đặc điểm hình thái: Túm lơng trên đầu dựng đứng, ở con đực phát triển
hơn tạo thành một cái mào, những con cái trƣởng thành có đám lơng đen trên
đầu tƣơng phản với phần lông màu nhạt ở xung quanh. Có sự lƣỡng sắc giới tính
thể hiện rõ ở những cá thể trƣởng thành: con đực thƣờng có màu lơng đen (có
hoặc khơng có các mảng lơng má màu sáng), cá thể cái có lơng màu vàng nhạt
hoặc màu vàng da cam hoặc màu be nhạt, thƣờng có mảng lơng chấm màu đen,
có hoặc khơng có đám lơng bụng màu tối. Những thay đổi về màu sắc của bộ
lông trong quá trình phát triển cá thể: con non sinh ra có bộ lơng màu đen, gần
tƣơng tự nhƣ màu của con đực trƣởng thành. Đến thời gian trƣởng thành sinh
dục (khoảng 5 - 8 năm tuổi), con cái thay đổi màu lơng lần thứ hai và có bộ lơng
màu sáng đặc trƣng của con cái trƣởng thành (Grove, 2001).
Các loài trong giống Nomascus:
Cũng giống nhƣ theo phân loại học về thú Linh trƣởng, các tác giả khác
nhau cũng đƣa ra những quan điểm khác nhau về số lƣợng loài thuộc giống
Nomascus. Theo Geissmann và cộng sự, (2000) bao gồm 5 loài:
1. Vƣợn đen (chƣa định tên) Nomascus. sp. cf. nasutus
2. Vƣợn đen tuyền (Nomascus concolor)
3. Vƣợn má trắng (N. l. leucogenys)
4. Vƣợn má trắng siki (N. l. siki)
5. Vƣợn má vàng (N. gabriellae)

6



Đến năm 2002, Phạm Nhật đã đƣa ra quan điểm tƣơng đối đồng nhất với
Geissmann. Số loài thuộc giống Nomascus gồm 5 loài, chỉ khác là Vƣợn đen hải
nam (Nomascus concolor ssp) đƣợc thay cho Vƣợn đen (chƣa định tên) và tên
khoa học của Vƣợn đen tuyền là (Nomascus concolor concolor) thay cho
(Nomascus concolor).
Năm 2004, Grove trong bảng phân loại thú Linh trƣởng, tác giả vẫn giữ
nguyên 5 loài Vƣợn thuộc giống Nomascus theo phân loại của Phạm Nhật. Tuy
nhiên, tên khoa học một số lồi đã có sự thay đổi.
Vƣợn đen tuyền

Nomascus concolor

Vƣợn đen Hải Nam

Nomascus nasutus

Vƣợn đen má trắng

Nomascus leucogenys

Vƣợn siki

Nomascus siki

Vƣợn má hung

Nomascus gabriellae

Văn Ngọc Thịnh và cộng sự, (2010) thông qua tổng hợp các nghiên cứu
vào dữ liệu phân tích về gen, âm học và hình thái mới nhất tại Việt Nam đã đƣa

ra kết luận có 6 lồi thuộc giống Nomascus đƣợc liệt kê gồm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Vƣợn đen tuyền
Vƣợn đen Hải Nam
Vƣợn đen má trắng
Vƣợn siki
Vƣợn má vàng phía bắc
Vƣợn má vàng phía nam

Nomascus concolor
Nomascus nasutus
Nomascus leucogenys
Nomascus siki
Nomascus annamensis
Nomascus gabriellae

7


Hình 1.1: Sự khác biệt về âm học của các loài Vƣợn mào
Nguồn: Văn Ngọc Thinh và cộng sự, 2010.

Phân bố:
Thú họ Vƣợn phân bố ở hầu khắp các khu rừng nhiệt đới Đơng Nam Á. Ở

Việt Nam, chỉ có giống duy nhất là giống Vƣợn mào (Nomascus). Các loài
Vƣợn phân bố ở khắp các khu vực rừng mƣa nhiệt đới Đơng Nam Á, trong khi
các lồi Vƣợn mào (giống Nomascus) chỉ phân bố ở Đơng Dƣơng và phía Nam
Trung Quốc. Cịn phía Tây của sơng Mekong lại là vùng phân bố của một nhánh
khác thuộc giống Hylobates.

8


Hình 1.2 Phân bố của các lồi Vƣợn thuộc giống Nomascus
(Nguồn: Văn Ngọc Thịnh và cs, 2010)
Có thể thấy, vùng phân bố của các loài Vƣợn là một khu vực rộng lớn và
liên tục, có lẽ đây là khu vực phân bố ban đầu của chúng. Tuy nhiên, do hậu quả
của việc mất sinh cảnh, cũng nhƣ nạn săn bắt của con ngƣời, nên vùng phân bố
của chúng bị chia cắt mạnh. Hiện nay, các lồi Vƣợn chỉ cịn sót lại tại một số
mảng rừng nguyên sinh, ít tác động của con ngƣời. Các trạng thái này hiện khá
biệt lập và có diện tích rất nhỏ.

9


Một số đặc điểm của Vượn siki
Vƣợn siki nằm trong hệ thống phân loại nhƣ sau:
Giới (regnum) : Động vật (Animalia)
Ngành (phyum) : Động vật có dây sống (Chordata)
Lớp (class): Lớp thú (Mammalia)
Bộ (ordo): Linh trƣởng (Primates)
Họ (familia): Vƣợn (Hylobatidae)
Chi (genus): Nomascus
Lồi (species): Vƣợn siki - Nomascus siki (Delacour, 1951)

Hình thái
- Thân hình thon nhẹ, chân tay dài.
- Con đực có màu đen tồn thân, hai má lơng màu trắng, mọc hƣớng lên
trên,
nhỏ, chỉ cao bằng nửa vành tai, nối nhau bằng vệt trắng dƣới cằm.
- Con cái lông màu vàng sẫm, lông quanh mặt tủa ngang, đỉnh đầu màu
xám hoặc tua đen (Jonathan, 2016).

(Đực)

(Cái)

Hình 1.3 Vƣợn siki Nomascus siki
Nguồn: Jonathan, 2016

10


Sinh thái và tập tính
Các quần thể Vƣợn siki ở Việt Nam ƣa thích rừng thƣờng xanh nhiệt đới
ẩm trên đất thấp, phân bố theo độ cao giới hạn từ khoảng 30-100m trên mực
nƣớc biển (Geissmann và cộng sự, 2000). Tuy nhiên đã ghi nhận đƣợc loài này ở
độ cao 176-600m trên mực nƣớc biển tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng (Ruppell,
2007) và lên đến 1,900m trên mực nƣớc biển ở khu bảo tồn quốc gia Nakai-Nam
Theun, Lào (Rawson và cộng sự,2011) điều đó cho thấy sự linh hoạt và khả
năng tồn tại trong rừng thƣờng xanh trên núi. Cho đến nay hầu nhƣ chƣa có
nghiên cứu nào về sinh thái hay tập tính của lồi đƣợc thực hiện. Tƣơng tự nhƣ
các loài Vƣợn mào khác ở Việt Nam, Vƣợn siki kiếm ăn trên cây cao, thức ăn là
quả, hạt, lá, chồi cây, côn trùng, trứng chim. Tuổi thành thục vào khoảng 8 - 9
tuổi, thời gian mang thai khoảng 200 - 214 ngày, mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa

đẻ một con. Sống thành từng đàn khoảng 3 cá thể nhƣ một gia đình. Hoạt động
kiếm ăn ban ngày vào buổi sáng và chiều, di chuyển nhẹ nhàng nhanh nhẹn trên
cây, ít khi xuống mặt đất (IUCN, 2008).
1.2 Ở Việt Nam
1.2.1 Tình trạng của lồi Vượn siki từ năm 2000
Các thông tin mới đáng quan tâm về phân loại, phân bố và sinh thái của
Vƣợn siki ở Việt Nam đã đƣợc ghi nhận từ bản đánh giá tình trạng Vƣợn ở
Việt Nam đầu tiên. Vƣợn siki trƣớc đó đƣợc cho là xuất hiện tại 5 tỉnh thuộc
Bắc miền Trung Việt Nam với giới hạn phân bố về phía Bắc và phía Nam
tƣơng ứng là sơng Cả (tỉnh Nghệ An) và Vƣờn quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa
Thiên Huế). Tuy nhiên, từ kết quả của việc nâng cấp lên thành loài cũng
nhƣ sự tách ra của một dạng mới ở miền Trung Việ t Nam (N. annamensis),
làm cho sự phân bố quốc gia của của loài này đã bị giảm xuống thành một
khu vực nhỏ hơn từ tỉnh Hà Tĩnh về phía bắc đến khoảng sơng Thạch Hãn
thuộc tỉnh Quảng Trị về phía Nam. Giới hạn phân bố về phía Bắc của N. siki ở
Việt Nam chƣa đƣợc biết rõ, khu vực ranh giới giữa N. siki và N. leucogenys
nằm ở gần Khu đề xuất BTTN Khe Nét (tỉnh Quảng Bình) và KBTTN Kẻ Gỗ
11


(tỉnh Hà Tĩnh) nhƣng tình trạng phân loại của các quần thể Vƣợn ở các khu
vực này vẫn chƣa đƣợc xác định. Từ năm 2000, các khảo sát về N. siki đã
đƣợc tiến hành ở tất cả các khu vực của Việt Nam mà trƣớc đó đƣợc biết là có
sự xuất hiện của lồi này. Mặc dù vậy, có rất ít các hoạt động bảo tồn để bảo vệ
các quần thể cịn lại đƣợc thực hiện. Hiện nay khơng có bất kì một sự bảo vệ
đặc biệt hay giám sát nào đƣợc dành cho N. siki tại bất kỳ địa điểm nào ở Việt
Nam. Các hoạt động săn bắt không kiểm soát và sự mất sinh cảnh vẫn là
những mối đe dọa lớn nhất đối với N. siki. Loài này đang bị suy giảm trên
phạm vi quốc gia và rõ ràng là khơng có trƣờng hợp bảo tồn thành cơng nào
kể cả trực tiếp hay là một phần của các sáng kiến đa dạng sinh học khác. Quần

thể ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng có thể đang ổn định nhƣng số liệu không rõ
ràng do dữ liệu cơ bản về một số phần của VQG này mới có đƣợc trong các
năm gần đây.
1.2.2 Điểm ghi nhận có Vượn siki tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Vƣợn siki phân bố tại 3 tỉnh là Quảng Bình, Hà Tĩnh và
Quảng Trị trong đó chủ yếu phân bố ở Quảng Bình. Có 6 khu vực đã ghi nhận
đƣợc các quần thể là: Khu đề xuất BTTN Khe Vẽ, Khu Dự trữ thiên nhiên Giang
Màn, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, lâm trƣờng Trƣờng Sơn, lâm trƣờng Khe
Giữa, KBTTN Bắc Hƣớng Hóa.

12


Hình 1.3: Các khu vực ghi nhận sự tồn tại của Vƣợn siki ở VN
Nguồn: Rawson và cộng sự, 2011

Vƣợn siki (Nomascus siki) trƣớc kia đƣợc cho là loài phụ của Vƣợn đen má
trắng (Nomascus leucogenys), sau này đƣợc tách ra thành loài độc lập. Đây là
loài đặc hữu, chỉ phân bố trong một khu vực rất nhỏ ở Trung Việt Nam và Nam
Lào. Loài Vƣợn siki (Nomascus siki) đƣợc phân bố ở miền Nam Lào và phía
Bắc Trung Bộ phía Đơng của sơng Mê Cơng, và đƣợc tìm thấy trong khoảng
17°N và khoảng 19,3°N (Geissmann và cộng sự,2000). Có sự chồng chéo rõ
ràng hoặc sự liên đới giữa các dãy Nomascus siki và Nomascus leucogenys giữa
khoảng 19 và 20°N. Theo truyền thống, phạm vi của Nomascus siki bao gồm
miền Trung Việt Nam ở phía Nam nhƣ Bạch Mã, nhƣng ở đây ít hơn về phía
nam để loại trừ các lồi động vật, ít nhất là kiểu hình (màu) là Nomascus
gabriellae , sao cho phạm vi chỉ kéo dài phía nam Savannakhet ở phía nam Lào
và Quảng Bình, và có thể là Quảng Trị ở miền Trung Việt Nam (Geissmann và
cộng sự, 2000). Và trong Sách đỏ thế giới (IUCN Redlist), Nomascus siki thuộc
danh mục nguy cấp (Endangered A2cd), trong Sách đỏ Việt Nam 2007: Nguy

13


cấp A1cd C2a và tình trạng pháp lý tại Việt Nam: thuộc nhóm 1B Nghị định
32/2006 NĐ-CP (đƣợc xem là loài phụ của Nomascus Leucogenys.
1.3 Vƣợn siki tại khu đề xuất bảo tồn Khe Nƣớc Trong
Trong quá trình điều tra, khảo sát các nhà khoa khọc đã phát hiện hàng
chục đàn Vƣợn siki ở rừng Động Châu - Khe Nƣớc Trong. Qua điều tra khảo sát
tại khu vực rừng nói trên đã ghi nhận 58 đàn vƣợn siki tại 7 tiểu khu của vùng
dự án Khe Nƣớc Trong, 2 đàn Vƣợn siki ngoài ranh giới khu vực điều tra (tại
các tiểu khu 532, 539) (Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt và Liên hiệp các hội
khoa học kỹ thuật Việt Nam). Các chuyên gia nhận định, đây là khu vực có số
lƣợng đàn và cá thể vƣợn siki nhiều nhất so với các khu vực khác trong vùng
Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, các nhà khoa học đến từ Liên hiệp các hội Khoa học kỹ
thuật Việt Nam đánh giá khu vực này là nơi có sự đa dạng sinh học cao với
nhiều lồi động vật, trong đó nhiều lồi đang bị đe dọa ở mức nguy cấp và rất
nguy cấp trên toàn cầu nhƣ: sao la, tê tê, mang lớn, chà vá chân nâu...
1.4 Một số nghiên cứu về âm thanh của các động vật hoang dã
Mỗi loài động vật đều có những đặc trƣng tiếng kêu khác nhau, ln chứa
đựng những sắc thái riêng riêng vốn có của nó mà khơng có lồi nào giống lồi
nào cả. Chính vì thế mà tiếng kêu của động vật từ trƣớc đến nay ln là những
bí ẩn mà con ngƣời đang muốn đƣợc khám phá và nắm bắt nó. Ở trên thế giới
chúng ta đã ghi nhận khá nhiều đề tài nghiên cứu về tiếng kêu của các lồi động
vật nhƣ:
Nhóm nghiên cứu về sự giao tiếp bằng âm thanh của CNPS (Centre de
neurosciences de Paris-Sud-trƣởng nhóm là Thierry Aubin ) đã tiến hành nghiên
cứu về loài chim piha ở Brazil. Bởi vì mỗi cá thể có ký hiệu âm thanh riêng, nên
hệ thống đã dựa vào đó để xác định lồi chim.
Busnel (1963) đã nghiên cứu về đặc tính âm thanh của động vật và xuất
bản cuốn Acoustic Behavior of Animals. Cuốn sách đã đề cập đến phƣơng pháp

trên ngôn ngữ âm sinh học và kĩ thuật sử dụng cho nghiên cứu vật lí âm sinh
học.
14


Feng và các cộng sự, (2006) đã tiến hành thí nghiệm phát lại âm thanh
trong môi trƣờng sinh sống tự nhiên của ếch, nhận thức sóng siêu âm từ động
vật lƣỡng cƣ và xây dựng mơ hình trung bình thính giác - gợi lên tiềm năng
(AEP) dữ liệu.
Miguel Martinez Rach và cộng sự, (2013) đã tiến hành nghiên cứu dựa trên
sự theo dõi âm thanh của các ấu trùng bên trong loài cây Cọ để phát hiện ra loài
mọt Red falm. Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc báo cáo đến trạm kiểm sốt để cho
các nhà quản lí vƣờn có thể phát hiện ra cây Cọ bị loài mọt tấn công.
Coudrat và cộng sự, (2015) đã tiến hành nghiên cứu về âm thanh của loài
Vƣợn đen má trắng (Nomascus sp) tại dãy núi Annamite Lào
Julia Ruppell (2007) nghiên cứu về tính đa dạng và phân loại âm thanh của
Nomascus tại miền Trung Việt Nam và miền nam Lào
Văn Ngọc Thịnh và cộng sự, (2011) đã nghiên cứu về tính đa dạng về âm
thanh và gen trong loài Vƣợn mào.

15


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đề tài góp phần cung cấp thơng tin về các lồi động vật hoang dã tại Việt
Nam, làm cơ sở cho việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học.
Mục tiêu cụ thể:

Xác định đƣợc đặc điểm tiếng kêu loài vƣợn siki và vùng phân bố của
chúng tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Loài Vƣợn siki (Nomascus siki)
Địa điểm nghiên cứu: Khu đề xuất bảo tồn Khe Nƣớc Trong, tỉnh
Quảng Bình
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, đề tài tiến hành thực hiện những nội dung
sau:
(1) Nghiên cứu đặc điểm và mơ tả các loại tiếng kêu của lồi Vƣợn siki
(Nomascus siki)
(2) Xác định vùng phân bố của loài Vƣợn siki (Nomascus siki) tại khu đề
xuất bảo tồn Khe Nƣớc Trong
(3) Đề xuất các giải pháp bảo tồn cho loài Vƣợn siki tại khu vực nghiên
cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu và nội dung đề ra, đề tài thực hiện phƣơng
pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với tham khảo, kế thừa các tài liệu và xử
lý số liệu.
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa các đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu

16


Kế thừa các tài liệu, cơng bố khoa học có liên quan đến loài Vƣợn siki cũng
nhƣ các đặc điểm tiếng kêu của chúng ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới.
Đề tài đã thu thập một số file âm thanh về tiếng kêu của loài Vƣợn siki đã
đƣợc nghiên cứu trƣớc đó.
2.4.2 Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp

a.Phương pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc sử dụng nhằm xác định thơng tin nhƣ các
khu vực có thể có Vƣợn siki sinh sống, mùa bắt gặp, số vụ săn bắn Vƣợn trái
phép trong khu đề xuất BTTN, các mối đe dọa chủ yếu , địa hình, địa vật trong
khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các lán trại và điểm nghe đƣợc bố trí một
cách thích thích hợp. Đối tƣợng phỏng vấn bao gồm cán bộ khu đề xuất BTTN,
nhân viên tuần rừng, thợ săn và ngƣời dân địa phƣơng.
Phỏng vấn đƣợc điều tra bằng bộ câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn, gồm có các
câu hỏi bán định hƣớng và câu hỏi định hƣớng.
Câu trả lời đƣợc thu và ghi lại vào mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 01: Loài Vƣợn siki đƣợc ghi nhận từ phỏng vấn
STT

Tên phổ thông

Tên khoa học





Số lƣợng cá
thể

khu vực xuất hiện

Ghi chú

1
2

3





b.Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Các loài vƣợn mào đƣợc biết đến với khả năng tạo ra các tiếng kêu có âm
thanh to, dài, lặp lại và phức tạp, thƣờng đƣợc gọi là tiếng hót (Geissmann,
1993; Geissmann và cộng sự, 2000; Phạm Nhật, 2002). Từ đó, trong q trình
điều tra, đề tài đã lựa chọn phƣơng pháp điều tra theo điểm nghe để xác định
hiện trạng của loài Vƣợn siki tại Khu đề xuất BTTN Khe Nƣớc Trong. Tổng

17


cộng có 5 trại trong đợt điều tra thực địa tại Khu đề xuất BTTN Khe Nƣớc
Trong.
Đề tài đã sử dụng máy ghi âm thanh phổ rộng (SM3, Wildlife Acoustics
Inc.) đƣợc đặt cách nhau khoảng 1km. Có 3 máy ghi âm đƣợc sử dụng để điều
tra, vị trí các máy ghi âm đƣợc đặt gần với khu vực điều tra do con ngƣời tiến
hành. Các máy ghi âm đƣợc gắn và thân cây rừng và cài đặt để ghi âm từ 4h00–
20h00. Pin và thẻ nhớ của máy sẽ đƣợc kiểm tra và thay thế hàng ngày. Các
thông tin ghi nhận đƣợc và xử lý từ máy ghi âm sẽ đƣợc so sánh với các hoạt
động điều tra do con ngƣời tiến hành.

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các máy ghi âm trong quá trình điều tra thực địa
Các điểm đặt máy ghi âm đƣợc phân bố khá đều trên các sinh cảnh ƣa thích
của Vƣợn siki và đại diện cho các sinh cảnh ƣa thích của Vƣợn siki trên toàn bộ
khu vực. Các điểm đặt máy ghi âm đƣợc bố trí cách nhau từ 0,5-1km trên các

giống núi hoặc các đỉnh núi, nơi có thể nghe đƣợc một diện tích rộng.

18


Hình 2.2: Bản đồ vị trí đặt máy ghi âm.
2.4.3.Phương pháp xử lí số liệu nội nghiệp
Sau khi điều tra thực địa và thu đƣợc các file ghi âm, đề tài đã phân tích
kết quả tiếng kêu bằng phần mềm Raven phiên bản 1.5.0 và Excel trên máy tính.
Phần mềm Raven cho phép thể hiện phổ âm thanh nhƣ tần số của 1 tiếng kêu, độ
dài tiếng kêu, số tiếng kêu trong 1 lần kêu, khoảng cách giữa các tiếng kêu... Tần
số là một đặc trƣng của âm thanh, có thể cho chúng ta biết độ cao, thấp của âm
thanh phát ra (đơn vị là Hz). Tiếp theo đó là xác định độ dài tiếng kêu (đơn vị là
giây) và số tiếng kêu liên tiếp giúp ta xác định đƣợc đặc trƣng cơ bản của âm
thanh do loài phát ra.

19


×