Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của cá đối lá (mugil kelaartii gunther, 1861) ở sông gianh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 80 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 11
1.Lí do chọn đề tài 11
2. Mục đích của đề tài 11
TỔNG QUAN 13
CHƯƠNG 1 13
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ 13
1.1. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam 13
1.2. Tình hình nghiên cứu cá ở Quảng Bình 17
CHƯƠNG 2 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 20
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 21
2.2.2.1. Về chỉ tiêu hình thái phân loại: 21
2.2.2.2. Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá: 21
2.2.2.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá: 23
2.2.2.4. Nghiên cứu về sinh sản của cá: 23
2.2.2.5. Nghiên cứu về sinh thái phân bố của loài cá Đối lá 24
2.2.2.6. Nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp khả thi phát triển bền vững nguồn lợi cá 24
2.2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu: 24
CHƯƠNG 3. 25
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI 25
3.1. Điều kiện tự nhiên 25
3.1.1. Vị trí địa lý 25
3.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 25
3.1.2.1. Nhiệt độ 27
3.1.2.2. Độ ẩm 28


3.1.3.3. Lượng mưa 28
3.1.3.4. Số giờ nắng – lượng bốc hơi 29
3.1.3.5. Gió và hướng gió 29
3.1.4. Chế độ thủy văn 30
3.1.4.1. Đặc điểm thuỷ văn 30
1
3.1.4.2. Đặc điểm về chế độ thuỷ triều 30
3.1.4.3. Hải lưu 30
3.1.4.4. Độ mặn 31
3.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ 31
3.2.1. Thực vật thủy sinh 31
3.2.2. Động vật thủy sinh 31
3.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VEN BỜ SÔNG GIANH 32
3.3.1. Dân số, lao động 32
3.3.2. Mức sống, thu nhập, trình độ dân trí 32
3.3. 3. Giáo dục, y tế 33
CHƯƠNG 4 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 34
4.1. ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG CỦA CÁ ĐỐI LÁ 34
4.1.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng 34
4.1.2. Cấu trúc tuổi của quần thể 36
4.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Đối lá 37
4.2. ĐẶC TÍNH DINH DƯỠNG CỦA CÁ ĐỐI LÁ 39
4.2.1. Thành phần thức ăn của cá Đối lá 39
4.2.2. Cường độ bắt mồi của cá Đối lá 41
4.2.2.1. Cường độ bắt mồi của cá theo thời gian 41
4.2.2.2. Cường độ bắt mồi của cá theo tuổi 43
4.2.3. Hệ số tích lũy chất dinh dưỡng 44
4.2.3.1. Độ mỡ của cá Đối lá theo thời gian 44
4.2.3.2. Hệ số béo 46

4.3. ĐẶC TÍNH SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI LÁ 47
4.3.1. Đặc điểm phát triển của tuyến sinh dục 47
4.3.2. Tỷ lệ đực cái theo nhóm tuổi của cá Đối lá 52
4.3.3. Sự chín muồi sinh dục theo nhóm tuổi của cá Đối lá 53
4.3.4. Thời gian sinh sản của cá Đối lá 54
4.3.5. Sức sinh sản của cá Đối lá 56
4.4. SINH THÁI PHÂN BỐ CỦA CÁ ĐỐI LÁ 57
4.4.1. Sự phân bố của cá Đối lá trong các thủy vực theo thời gian 57
4.4.2. Sự phân bố của cá Đối lá theo không gian 60
4.4.2.4. Phân bố cá Đối lá con ở sông Gianh- tỉnh Quảng Bình 62
4.5. TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ ĐỐI LÁ 63
4.5.1. Ngư cụ khai thác cá Đối lá 63
4.5.2. Sản lượng khai thác cá Đối lá 65
4.5.3. Một số giải pháp phát triển nguồn lợi cá Đối lá ở Sông Gianh 68
4.5.3.1. Vấn đề quản lý khai thác và nuôi thủy sản của tỉnh Quảng Bình 68
4.5.3.2. Một số giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi cá Đối lá 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
A. KẾT LUẬN 72
B. ĐỀ NGHỊ 74
2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
3
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1: CÁC VÙNG THU MẪU Ở SÔNG GIANH 20
BẢNG 3.1. NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NGÀY CÁC THÁNG TRONG NĂM 2012 Ở SÔNG
GIANH 28
BẢNG 3.2. ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM 2012 Ở SÔNG GIANH.28
BẢNG 3.3. LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM 2012 TẠI SÔNG
GIANH 29
BẢNG 3.4. SỐ GIỜ NẮNG TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM 2012 TẠI SÔNG

GIANH 29
BẢNG 3.5. DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ CÁC HUYỆN VEN BỜ SÔNG GIANH NĂM
2012 32
BẢNG 3.6. THU NHẬP BÌNH QUÂN LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN 33
BẢNG 4.1 . TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀI VÀ KHỐI LƯỢNG THEO TỪNG NHÓM
TUỔI 34
BẢNG 4.2. CẤU TRÚC TUỔI CỦA QUẦN THỂ CÁ ĐỐI LÁ 36
BẢNG 4.3. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HẰNG NĂM VỀ CHIỀU DÀI CỦA CÁ ĐỐI LÁ 38
BẢNG 4.4. CÁC THÔNG SỐ SINH TRƯỞNG VỀ CHIỀU DÀI VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA CÁ
ĐỐI LÁ 39
BẢNG 4.5. THÀNH PHẦN THỨC ĂN CỦA CÁ ĐỐI LÁ 40
BẢNG 4.6. ĐỘ NO CỦA CÁ ĐỐI LÁ QUA CÁC THÁNG NGHIÊN CỨU 42
BẢNG 4.7. ĐỘ NO CỦA CÁ ĐỐI LÁ THEO ĐỘ TUỔI 43
BẢNG 4.8. MỨC ĐỘ TÍCH LŨY MỠ CỦA CÁ ĐỐI LÁ THEO THÁNG NGHIÊN CỨU 45
BẢNG 4.9. HỆ SỐ BÉO CỦA CÁ ĐỐI LÁ THEO TỪNG NHÓM TUỔI 46
BẢNG 4.10. TỶ LỆ ĐỰC CÁI CHIA THEO NHÓM TUỔI CỦA CÁ ĐỐI LÁ 52
BẢNG 4.11. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍN MUỒI SINH DỤC THEO NHÓM TUỔI CỦA CÁ ĐỐI
LÁ 53
4
BẢNG 4.12. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍN MUỒI SINH DỤC THEO THÁNG CỦA CÁ ĐỐI LÁ
55
BẢNG 4.13. SỨC SINH SẢN TUYỆT ĐỐI VÀ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁ ĐỐI LÁ 56
BẢNG 4.14. SẢN LƯỢNG CÁ ĐỐI LÁ KHAI THÁC THEO MÙA 59
BẢNG 4.15. NĂNG SUẤT KHAI THÁC TRUNG BÌNH CÁ ĐỐI LÁ THEO MÙA TRONG
NĂM 62
BẢNG 4.16. SỐ LƯỢNG, CHỦNG LOẠI NGƯ CỤ PHÂN THEO ĐỊA BÀN TẠI CÁC
ĐIỂM THU MẪU 64
BẢNG 4.17. SỐ NGÀY VÀ SẢN LƯỢNG TRUNG BÌNH CÁ ĐỐI LÁ KHAI THÁC THEO
THÁNG 65
BẢNG 4.18. SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN KHAI THÁC CÁ ĐỐI LÁ TẠI

SG8 – SG10 67
BẢNG 4.19. SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN KHAI THÁC CÁ ĐỐI LÁ TẠI
SG4-SG7 67
BẢNG 4.20 SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN KHAI THÁC CÁ ĐỐI LÁ TẠI
SG1-SG3 68
5
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 2.1. HÌNH THÁI CÁ ĐỐI LÁ (MUGIL KELAARTII GUNTHER, 1861) 19
HÌNH 2.2. SƠ ĐỒ CÁC VÙNG LẤY MẪU Ở SÔNG GIANH, TỈNH QUẢNG BÌNH 20
THÁNG 28
1 28
2 28
3 28
4 28
5 28
6 28
7 28
8 28
9 28
10 28
11 28
12 28
CẢ NĂM 28
ĐỘ ẨM TUYỆT ĐỐI (MB) 28
TUYÊN HÓA 28
19,3 28
20,0 28
22,7 28
6
26,8 28

29,2 28
29,7 28
29,0 28
29,8 28
29,3 28
26,7 28
22,5 28
19,2 28
25,35 28
QUẢNG TRẠCH 28
19,8 28
19,9 28
23,3 28
27,6 28
29,3 28
29,7 28
30,1 28
30,7 28
30,5 28
27,5 28
23,6 28
7
23,4 28
26,28 28
ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI (%) 28
TUYÊN HÓA 28
90 28
89 28
88 28
85 28

80 28
76 28
73 28
79 28
88 28
90 28
90 28
89 28
85 28
QUẢNG TRẠCH 28
89 28
90 28
89 28
87 28
8
82 28
75 28
72 28
78 28
86 28
88 28
87 28
87 28
84 28
35
HÌNH 4.1. TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀI VÀ KHỐI LƯỢNG CÁ ĐỐI LÁ 35
HÌNH 4.2. BIỂU ĐỒ TỶ LỆ (%) SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CẢ CÁ ĐỐI LÁ THEO TỪNG
NHÓM TUỔI 37
HÌNH 4.3. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ LỆ (%) CÁC NHÓM THỨC ĂN CỦA CÁ ĐỐI LÁ 41
HÌNH 4.4. BIỂU ĐỒ CÁC BẬC ĐỘ NO CỦA CÁ ĐỐI LÁ THEO CÁC THÁNG NGHIÊN

CỨU 43
HÌNH 4.5. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ NO CỦA CÁ ĐỐI LÁ THEO NHÓM TUỔI
44
HÌNH 4.6. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ TÍCH LŨY MỠ CỦA CÁ ĐỐI LÁ QUA CÁC
THÁNG 46
HÌNH 4.7. LÁT CẮT TINH SÀO Ở GĐ I. HÌNH 4.8. LÁT CẮT BUỒNG TRỨNG Ở GĐ I.
47
HÌNH 4.9. LÁT CẮT TINH SÀO Ở GĐ II. HÌNH 4.10. LÁT CẮT BUỒNG TRỨNG
Ở GĐ I 48
HÌNH 4.11. LÁT CẮT TINH SÀO Ở GĐ III. HÌNH 4.12. LÁT CẮT BUỒNG TRỨNG Ở
GĐ III 49
9
HÌNH 4.13. LÁT CẮT TINH SÀO Ở GĐ IV. HÌNH 4.14. LÁT CẮT BUỒNG TRỨNG
Ở GĐ IV 50
HÌNH 4.15. LÁT CẮT TINH SÀO Ở GĐ V HÌNH 4.16. LÁT CẮT TINH SÀO Ở GĐ V
51
HÌNH 4.17. LÁT CẮT TINH SÀO Ở GĐ VI. HÌNH 4.18. LÁT CẮT TINH SÀO Ở GĐ VI.
52
HÌNH 4.19. BIỂU ĐỒ TỶ LỆ ĐỰC – CÁI CỦA CÁ ĐỐI LÁ THEO NHÓM TUỔI 53
54
HÌNH 4.20. BIỂU ĐỒ BIỂU HIỆN SỰ CHÍN MUỒI SINH DỤC CỦA CÁ ĐỐI LÁ THEO
NHÓM TUỔI 54
HÌNH 4.21. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CÁC GIAI ĐOẠN CHÍN MUỒI SINH DỤC CỦA CÁ ĐỐI
LÁ THEO THÁNG 55
HÌNH 4.22. SƠ ĐỒ PHÂN BỐ CỦA CÁ ĐỐI LÁ Ở SÔNG GIANH, TỈNH QUẢNG BÌNH
59
HÌNH 4.23. ĐỒ THỊ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC CÁ ĐỐI LÁ THEO MÙA 60
HÌNH 4.24. SƠ ĐỒ PHÂN BỐ CÁ ĐỐI LÁ Ở DỌC SÔNG GIANH VÀO MÙA MƯA 61
HÌNH 4.25. SƠ ĐỒ PHÂN BỐ CÁ ĐỐI LÁ Ở DỌC SÔNG GIANH VÀO MÙA KHÔ 61
HÌNH 4.26. SƠ ĐỒ PHÂN BỐ CÁ ĐỐI LÁ CON Ở SÔNG GIANH – TỈNH

QUẢNG BÌNH 63
HÌNH 4.27. BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI NGƯ CỤ PHÂN THEO ĐỊA BÀN TẠI CÁC
ĐIỂM THU MẪU 64
HÌNH 4.28. SẢN LƯỢNG CỦA CÁ ĐỐI LÁ KHAI THÁC THEO THÁNG 66
10
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn
từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017m thuộc dãy trường sơn, chảy qua địa phận các
huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch và đổ ra biển Đông tại cửa Gianh.
Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là Tây Nam
- Đông Bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu
chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó
tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía
dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía
hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh là nơi cung cấp
nguồn lợi thủy sản rất lớn cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong vùng cũng
như xuất khẩu. Nguồn lợi động vật nói chung và cá nói riêng ở đây rất phong phú –
thành phần loài động vật cũng như thành phần loài cá khá đa dạng. Chúng có vai trò
rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là cá Đối lá (Mugil kelaartii
Gunther, 1861), không chỉ là món ăn quen thuộc được mọi người ưa thích, mà còn
là nguồn thực phẩm toàn diện và giàu đạm cần cho sự phát triển trí tuệ và thể chất
của con người. Chính vì lợi ích đó mà con người không ngừng tác động đến nguồn
lợi, tạo sức ép khai thác lớn đối với cá Đối lá, làm ảnh hưởng đến sự phân bố, suy
giảm số lượng quần thể.
Để góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Đối lá, một trong những vấn
đề quan trọng là phải chủ động nguồn giống, hướng được sự sinh sản tự nhiên của
cá vào sinh sản nhân tạo. Muốn vậy, cần phải có những nghiên cứu về đặc điểm
sinh học sinh sản và sinh thái của loài. Đề xuất được những giải pháp bảo vệ nguồn
lợi, khai thác và sử dụng hợp lý loài cá kinh tế này.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm sinh học và phân bố của cá Đối lá (Mugil kelaartii Gunther, 1861)
ở Sông Gianh, tỉnh Quảng Bình”
2. Mục đích của đề tài
- Có được dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học của cá Đối lá (Mugil
kelaartii Gunther, 1861) ở Sông Gianh – tỉnh Quảng Bình.
11
- Đánh giá được đặc điểm sinh thái phân bố của cá Đối lá (Mugil kelaartii
Gunther, 1861) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Nam.
- Tìm hiểu tình hình khai thác, đề xuất các giải pháp khả thi trong việc bảo
tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá Đối lá (Mugil kelaartii Gunther, 1861).
Nội dung nghiên cứu
- Các chỉ tiêu về hình thái, phân loại cá Đối lá (Mugil kelaartii Gunther, 1861).
- Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá.
- Nghiên cứu đặc tính dinh dưỡng của cá.
- Nghiên cứu đặc tính sinh sản của cá.
- Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái phân bố của loài.
- Nghiên cứu tình hình khai thác, đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý
nguồn lợi.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phụ, luận văn được trình bày trong 81 trang, bố cục bao gồm các
phần sau:
* MỞ ĐẦU
* NỘI DUNG: gồm bốn chương
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
* KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC
12
TỔNG QUAN
Chương 1
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ
1.1. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam
Việt Nam có chiều dài bờ biển rất dài, khoảng 3.260 km, có hệ thống sông
ngòi dày đặc, nhiều ao hồ, đầm phá , nên có tiềm năng lớn về nguồn lợi thuỷ sản.
Các công trình nghiên cứu về cá ở nước ta bắt đầu muộn hơn so với các nước
tiên tiến, nhưng cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Theo Bộ Thủy sản (1996),
công trình đầu tiên nghiên cứu về cá nước ngọt ở Việt Nam là của H.E. Sauvage
(1881), công bố trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả một số
loài mới ở Đông Dương”. Trong báo cáo của mình, ông đã thống kê được 139 loài cá
chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam. Đến năm
1884, ông thu thập và công bố thêm 10 loài cá nước ngọt ở Hà Nội, trong đó có 7 loài
mới [8], [9]. Trong thời gian này nhiều công trình nghiên cứu khác về cá nước ngọt ở
Việt Nam cũng được công bố nhưng chủ yếu là của các tác giả người nước ngoài, tiêu
biểu là: L. Vaillant (1891) đã thu thập ở Lai Châu được 6 loài cá và mô tả 4 loài mới.
Năm 1904, ông thu thập ở sông Kỳ Cùng được 5 loài, trong đó có 01 loài mới. Năm
1907, kết quả phân tích mẫu cá thu thập ở Hà Nội của Đoàn thường trực Khoa học
Đông Dương đã công bố 29 loài và mô tả 2 loài mới và đến năm 1934 công bố thêm
33 loài mới [56].
Từ năm 1930 đến năm 1937, P. Chevey đã có công trình nghiên cứu cá ở các
sông suối miền Bắc Việt Nam và phát hiện ra sự có mặt của cá Chình nhật (Anguilla
japonica) ở sông Hồng. Đặc biệt là vào năm 1937, P. Chevey và J. Lemasson đã công
bố công trình nghiên cứu tổng hợp cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam : “Góp phần
nghiên cứu về các loài cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam”. Công trình này giới thiệu
98 loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam thuộc 17 họ và được xem là công trình tổng
hợp đầy đủ nhất lúc bấy giờ [56]. Nhiều tác giả nước ngoài khác như J. Henry (1865),

Pellagin (1906, 1907, 1923, 1928, 1932, 1934), P. Worman (1925), Gruvel (1925), P.
Chabanaud (1926), R. Bourret (1927), … cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về cá
ở các sông suối và đầm phá ven biển ở nước ta [8].
13
Có thể nói thời kì đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945, nghiên cứu cá nước
ngọt ở Việt Nam đều do người nước ngoài tiến hành. Các mẫu chuẩn phần lớn lưu
trữ tại viện bảo tàng Paris. Thời kỳ này mới dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê
thành phần loài, còn nghiên cứu về nguồn lợi chưa được thực hiện.
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), việc nghiên cứu cá
bị gián đoạn. Khi hòa bình lặp lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955 – 1975),
việc nghiên cứu cá được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành [2].
Trong giai đoạn 1955 – 1975, công tác điều tra cơ bản sinh vật nước ngọt nội
địa nói chung, cá nói riêng ở miền Bắc Việt Nam do các cơ quan: Trạm nghiên cứu
thủy sản nước ngọt Đình Bảng thuộc tổng cục Thủy sản (nay là Bộ Thủy sản), Khoa
Sinh học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Khoa Nuôi trồng Thủy sản Trường
Đại học Thủy sản thực hiện [9]. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các
tác giả như: Mai đình Yên (1960, 1962, 1964, 1966, 1969) [57], [58]; Hoàng Đức
Đạt (1964) chủ yếu nghiên cứu về khu hệ và một số đặc điểm sinh học của các loài
cá miền Bắc [9].
Trong thời kỳ này, ở miền Nam cũng có một số công trình do cán bộ khoa
học Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu
(1964); Fourmanvir (1965); M. Yamamura (1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trương
và Trần Thị Túy Hoa (1972); Y. Taki (1975) [63].
Cũng trong thời kỳ này, cùng với các nghiên cứu về khu hệ, các công trình
nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cũng được chú ý nhiều hơn. Tiêu biểu có các
tác giả: Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1960): Sinh học và giá trị kinh tế cá Mòi
sông Hồng; Nguyễn Dương (1963): Sinh học cá Ngạnh sông Lô; Mai Đình Yên
(1964): Đặc điểm sinh học các loài cá sông Hồng; Mai Đình Yên (1966): Đặc điểm
sinh học một số loài cá ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam [57].
Công tác điều tra nguồn lợi về nghề cá thời kỳ này cũng được tiến hành ở

một số thủy vực: Trần Công Tam (1959): Nguồn lợi thủy sinh vật chủ yếu của sông
Hồng; Mai Đình Yên (1963): Ý nghĩa kinh tế ngư giới sông Hồng; Nguyễn Văn
Hảo (1964): Nguồn lợi cá hồ Ba Bể; Nguyễn Anh Tạo (1964): Nguồn lợi thủy sản
của sông Lạch Trường và sông Mã [8], [57].
14
Từ 1975 đến nay, công tác điều tra nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi
cả nước do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (NCNTTS) I Bắc Ninh, Viện
NCNTTS II thành phố Hồ Chí Minh, Viện NCNTTS III Nha Trang thuộc Bộ Thuỷ
sản tổ chức thực hiện. Ngoài ra còn có sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các
trường đại học như: Đại học Nha Trang, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Trường Đại học sư phạm I Hà Nội,
Đại học Tổng hợp Huế, Đại học sư phạm Vinh Nghệ An,
Các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các tỉnh phía Nam, các kết quả
tiêu biểu gồm: Nguyễn Hữu Dực (1982): Thành phần loài cá sông Hương, đã thống kê
58 loài [6]; Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991): Thành phần loài cá sông Thu
Bồn (85 loài), sông Trà Khúc (47 loài), sông Vệ (34 loài), sông Côn (43 loài), sông Ba
(48 loài), sông Cái (25 loài) [59]; Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn
Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992): Thành phần loài cá sông: sông Tiền,
sông Hậu, sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (255 loài) [60].
Hai công trình mang tính tổng hợp những kết quả nghiên cứu của các thời kỳ
trước được công bố là: “Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của
Mai Đình Yên (1978) đã lập danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc điểm
phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nước ngọt ở miền Bắc nước ta [56] và
“Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” do Mai Đình Yên cùng các cộng sự
Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992)
gồm 255 loài cá ở Nam Bộ Việt Nam [60].
Những kết quả đã nghiên cứu về đặc tính sinh học của cá phải kể đến các
công trình của các tác giả: Võ Văn Phú và Đặng Thị Diệu Tâm (1978): Đặc tính
sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm phá Thừa Thiên Huế [20];
Nguyễn Duy Hoan (1979): Đặc điểm sinh học của cá Quả (Ophiocephalus striatus);

Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú (1980): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Dìa
(Siganus guttatus) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; Võ Văn Phú (1991): Dẫn liệu
về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở vùng đầm phá, tỉnh thừa Thiên Huế
[29]; Võ Văn Phú (1991): Góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học của cá Mòi Cờ chấm
(Konosirus punctatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [30]; Nguyễn Văn Hảo,
Nguyễn Hữu Dực (1994): Thành phần loài của một số thuỷ vực ở Tây Nguyên (82
15
loài); Võ Văn Phú (1994): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Căng bốn sọc
(Pelates quadrilineatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [31]; Võ Văn Phú
(1995): Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của 10 loài cá kinh tế ở hệ đầm phá, tỉnh
Thừa Thiên Huế [32]; Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền, Phan Văn Cư (1996): Đặc
điểm sinh học của cá Móm gai dài (Gerres filamentosus Cuvier) ở hệ đầm phá tỉnh
Thừa Thiên Huế [29]; Vũ Trung Tạng (1997): Thành phần các loài cá ở đầm Trà Ồ
và sự biến đổi của nó liên quan tới diễn thế của đầm; Nguyễn Duy Chinh và Võ
Văn Phú (1998): Sức sinh sản của cá Rô phi vằn đơn tính trong ao nuôi ở vùng
Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế; Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá
Sặc Rằn (Trichogaster pertoralis Regan) của Lê Như Xuân và Nguyễn Trọng Nho
(1999); Đặc tính sinh sản của cá Dầy (Cyprinus centralus) của Võ Văn Phú và Hồ
Thị Hồng (2001) [33]; Nguyễn; Tác dụng của 17α – Hydroxy – 20β –
Dihydroprogesteron (17,20p) lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá Trôi Ấn Độ
(Labeo rohita) của Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007) [5].
Nguyễn Phi Nam, Lê Đức Ngoan, Lê Văn Dân (2007): Kết quả bước đầu nghiên
cứu sinh sản nhân tạo cá Dầy (Cyprinus centralus) [23]. Các nghiên cứu của Võ
Văn Phú cùng Huỳnh Quang Huy (2007): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá
Diếc (Carassius auratus) ở thủy vực Thừa thiên Huế; Dương Thị Nga (2008):
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Nâu –Scatophagus argus Linnaeus, ở đầm
phá Thừa Thiên Huế; Biện Văn Quyền (2008): Nghiên cứu đặc điểm sinh học và
tình hình khai thác loài cá Ong Căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775) ở đầm phá và
vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế; Phan Thị Hạnh Nguyên (2009): Nghiên cứu
đặc điểm sinh học và tình hình khai thác cá Đối Lá (Mugil kelaartii Günther, 1861)

ở đầm phá Thừa Thiên Huế [25]; Nguyễn Ngọc Thôi (2009): Nghiên cứu đặc tính
sinh học của cá Dìa Tro (Siganus fuscescen Houttuyn, 1782) ở đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế; Võ Thị Bảo Ý (2009): Nghiên cứu đặc điểm sinh học
loài cá Đối nhọn (Mugil strongylocephalus Richardson, 1846) ở đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế [55]; Lê Thị Hoàn (2010): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Chỉ Vàng
–Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Thừa Thiên Huế [11]; Lê Văn Dân
(2010): Đặc tính sinh sản, kích thích chín và rụng trứng bằng Steroid
C21
trên cá Trắm
Cỏ và cá Trôi Ấn Độ; Nguyễn Thị Phi Loan, Võ Văn Phú, Vũ Trung Tạng (2010): “
16
Đặc tính sinh trưởng của cá Tráp vây vàng (Acanthopagrus latus) tại đầm Ô Loan,
tỉnh Phú Yên [18]. Lê Thị Hoàn (2010): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Chỉ
Vàng (Selaroides leptolepis) ở vùng biển Thừa Thiên Huế [11] ; Lê Văn Dân (2010):
Đặc tính sinh sản, kích thích chín và rụng trứng bằng Steroid
C21
trên cá Trắm Cỏ và
cá Trôi Ấn Độ; Võ Văn Thiệp (2011): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá
Đục (Sillago sihama) ở vùng ven biển Quảng Trị; Trần Văn Phước, Nguyễn Đình
Trung, Võ Thành Đạt, Hà Lê Thị Lộc (2012): Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến
sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Khoanh cổ đỏ (Amphirion fernatus) dưới 60 ngày tuổi;
Trần Văn Cường (2012): Tuổi và sinh trưởng của cá Miễn sành gai (Evynnis
cardinalis) ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ; Cao Ngọc Hải (2012): Nghiên cứu
đặc điểm sinh học của cá Bóng Thệ (Oxyurichthys tentacularis) ở Tam Giang – Cầu
Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế; Lê Thị Hương (2012): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của
cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus) ở Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
[14]… Đây là những tư liệu quý về sinh học, sinh thái, sinh lý các loài cá kinh tế
nội địa Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu cá ở Quảng Bình
Vào năm 1977, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Bình

trong một cuộc điều tra về hiện trạng khu bảo tồn ở Phong Nha – Kẻ Bàng đã xác
định được 61 loài cá thuộc 32 họ của 11 bộ, trong đó có 35 loài cá kinh tế, 4 loài
phân bố hẹp . Sau đó, một nhóm các tác giả như: Hồ Thanh Hải, Đặng Ngọc Thanh,
Nguyễn Kiêm Sơn, Phan Văn Mạnh, Lê Hùng Anh, Nguyễn Khắc Đỗ, Dương Ngọc
Cường trong một cuộc khảo sát về môi trường nước và khu hệ thuỷ sinh vật ở các
thuỷ vực động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình đã thu được 36 loài thuộc 17 họ của 9
bộ cá. Như vậy, cuộc điều tra này đã xác định thêm 7 loài mới ở Phong Nha và một
loài mới cho nước ta. Cũng vào năm này, nhóm tác giả Nguyễn Thái Tự, Lê Viết
Thắng, Nguyễn Xuân Khoa đã tiến hành nghiên cứu khu hệ cá ở khu vực Phong
Nha – Kẻ Bảng, tỉnh Quảng Bình và phát hiện thêm hai loài mới tại Phong Nha –
Kẻ Bàng, đó là loài Lissochilus yeni và Lissochilus carongensis [37].
Năm 2003, nhóm tác giả gồm Võ Văn Phú, Trương Thu Hà, Hoàng Thị
Thuý Liễu thực hiện công trình: “Nghiên cứu cấu trúc về thành phần các loài cá
17
ở sông Nhật Lệ” đã xác định được 169 loài nằm trong 103 giống thuộc 63 họ của
17 bộ.
Năm 2007, Hồ Thị Nhi Min, “Nghiên cứu đa dạng sinh học về thành phần loài
cá ở hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình” đã xác định được 216 loài trong 132
giống thuộc 63 họ của 17 bộ khác nhau. Công trình này đã bổ sung được 47 loài mới
cho thành phần loài khu hệ cá trong tổng số loài cá ở hệ thống sông Nhật Lệ [21] .
Năm 2011, công trình “ Nghiên cứu thành phần loài cá ở sông Long Đại, tỉnh
Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Giang Nam đã xác định được 101 loài trong 69 giống
thuộc 32 họ của 10 bộ khác nhau [22] và công trình “Nghiên cứu thành phần loài cá ở
sông Roòn, tỉnh Quảng Bình” của tác Trần Đại Nghĩa đã xác định được 135 loài trong
91 giống thuộc 54 họ của 17 bộ khác nhau [24]; Nguyễn Thị Diệu Hà (2011): Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học của cá Phèn hai sọc (Upeneus sulphureus) ở vùng ven
biển Quảng Bình.
Mới đây năm 2012, công trình “Nghiên cứu khu hệ cá ở sông Gianh, tỉnh
Quảng Bình” của tác giả Lê Thị Thu Phương đã xác định được 157 loài trong 97 giống
thuộc 55 họ của 18 bộ khác nhau.

Tuy nhiên, các đề tài mới chỉ tập trung ở một số sông trên địa bàn, còn mang
tính chất nhỏ lẻ của riêng một số khu vực như Nhật Lệ, sông Ròon. Trong khi đó các
nghiên cứu còn chủ yếu về thành phần loài, ít có đề tài tìm hiểu đầy đủ về đặc điểm
sinh học của các loài cá kinh tế ven biển nói chung và sông Gianh nói riêng.
Nhìn chung những nghiên cứu toàn diện về cá trên cả nước nói chung, ở tỉnh
Quảng Bình nói riêng đang được đẩy mạnh và có những bước tiến vững chắc.
Tình hình nghiên cứu cá ở Quảng Bình những năm gần đây được quan tâm
và đẩy mạnh, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định trong việc bảo tồn
và phát triển các loài cá có giá trị kinh tế. Đưa ra được các giải pháp khả thi về khai
thác hợp lý, đánh bắt thủy sản theo hướng bền vững, phát triển được ưu thế của
vùng duyên hải ven biển miền Trung. Nuôi trồng thủy sản đạt chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân, giảm áp lực khai thác cá ngoài tự nhiên và
không làm hủy hoại cấu trúc thủy sinh vật.
18
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Loài: Cá Đối lá (Mugil kelaartii Gunther, 1861).
+ Giống: Cá Đối thường Mugil Linnaeus
+ Họ: Cá Đối Mugilidae
+ Bộ: Cá Đối Mugiliformes
+ Lớp: Cá Xương Osteichthyes
* Mô tả: D.IV, I.8; A.III, 9; P.15; V.I, 5; C.20.
Thân dài, đầu hơi to dẹp, đỉnh đầu bằng, toàn thân phủ vẩy, không có vẩy
đường bên. Mắt tương đối lớn, màng mỡ ít phát triển, khoảng cách giữa hai mắt
tương đối rộng. Mõm tù, miệng hình vòng cung, góc miệng thấp hơn mắt, miệng có
răng nhỏ. Phần bụng màu trắng, màu lưng màu xanh biển, xanh xám. Vây lưng
trước có 4 gai cứng nhỏ; vây lưng thứ hai nhỏ. Vây ngực dài, bằng 2/3 chiều dài
đầu. Vây hậu môn và vây bụng nhỏ.Vây đuôi phần thùy nông, hai thùy bằng nhau.

Cá Đối lá phân bố rộng ở các vùng ven biển nhiệt đới. Ở vịnh Bắc Bộ và ven
bờ Việt Nam đều khai thác được loài này.
Hình 2.1. Hình thái cá Đối lá (Mugil kelaartii Gunther, 1861).
19
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng X/2012 đến tháng IX/2013.
- Địa điểm: Sông Gianh – tỉnh Quảng Bình. Số vùng thu mẫu: 10 vùng thu
mẫu, các vùng thu mẫu được đánh số từ SG1→SG10, bắt đầu từ cửa biển đi ngược
lên phía thượng nguồn.
Bảng 1: Các vùng thu mẫu ở sông Gianh
STT Vùng thu mẫu Ký hiệu
1 Cửa Gianh – Tân Mỹ - Quảng Phúc SG1
2 Xuân Lộc – Quảng Phúc SG2
3 Văn Phú – Quảng Văn SG3
4 Giáp Tam – Quảng Minh SG4
5 Cồn Kéc – Quảng Thuận SG5
6 Cồn Sẻ - Quảng Lộc SG6
7 Cồn Ngựa – Quảng Tiên SG7
8 Xuân Sơn – Phù Hóa SG8
9 Kinh Nhuận – Cảnh Hóa SG9
10 Kinh Châu – Châu Hóa SG10
Hình 2.2. Sơ đồ các vùng lấy mẫu ở sông Gianh, tỉnh Quảng Bình
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
20
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi thực địa thu mẫu và phỏng vấn mỗi
tháng 2 đợt. Đợt I từ ngày 2 - 6, đợt II từ ngày 19 - 23 của mỗi tháng.
* Phương pháp thu thập mẫu cá
- Thu mẫu cá Đối lá (Mugil kelaartii Gunther, 1861) bằng cách trực tiếp
đánh bắt với ngư dân, mua mẫu của các ngư dân đánh cá ở các địa điểm nghiên cứu.

- Mẫu thu ngẫu nhiên nhằm đại diện cho quần thể cá đánh bắt trong thời gian
nghiên cứu. Những thông tin liên quan đến mẫu thu như thời gian thu, địa điểm thu,
phương tiện đánh bắt, … được ghi lại trong sổ nghiên cứu.
- Mẫu thu được xử lý ngay khi cá còn tươi.
* Phương pháp điều tra qua ngư dân
- Điều tra về tên cá (tên phổ thông, tên địa phương), kích thước và khối
lượng tối đa của cá mà họ gặp, điều kiện sống, tập tính sinh học, sự phân bố
- Điều tra về biến động năng suất, sản lượng khai thác của loài; Điều tra các
ngư cụ khai thác và đời sống của các ngư dân chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp.
- Điều tra về năng suất sản lượng cá, mùa vụ, khả năng đánh bắt và giá trị
sản phẩm.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.2.2.1. Về chỉ tiêu hình thái phân loại:
- Quan sát, mô tả các hình thái bên ngoài của cá.
- Xác định các chỉ số theo hướng dẫn nghiên cứu cá của P.I Pravdin, 1963
* Các chỉ số đo:
Lt: chiều dài thân đến chạc vây đuôi; SL: chiều dài kinh tế đến hết phần phủ
vẩy của thùy đuôi cá; BD: chiều cao lớn nhất thân cá; HL: chiều dài đầu, từ mút
mõm đến cuối xương nắp mang; AO: chiều dài mõm từ mút mõm đến cạnh trước
của mắt; O: đường kính của mắt.
* Các chỉ số đếm: đếm số lượng các tia vây cứng và các tia vây mềm: D
(Dosalis): Vây lưng; A (Analis): Vây hậu môn; C (Caudalis): Vây đuôi; P
(Pectolalis): Vây ngực; V (Ventralis): Vây bụng.
+ Xác định khối lượng cá bằng cách cân có độ chính xác đến gram.
+ Xác định kích thước cá bằng cách đo có độ chính xác đến milimet.
2.2.2.2. Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá:
21
* Xác định tương quan giữa chiều dài và khối lượng
- Dựa vào số đo chiều dài và khối lượng thực tế của cá để tính tương quan
theo phương trình của R.J.H Beverton – S.J. Holt (1956):

W = a.L
b
Trong đó: W: Khối lượng toàn thân cá (g).
L: Chiều dài toàn thân cá (cm).
a, b: Các hệ số tương quan.
Các hệ số a, b được dựa trên phương trình toán học thực nghiệm và kết quả
thực tế.
* Xác định tuổi:
Tuổi của cá được xác định bằng vẩy. Mẫu vẩy quan sát được ngâm vào dung
dịch NaOH 4% trong thời gian 30 đến 60 phút; sau đó rửa vẩy bằng nước sạch,
dùng giấy thấm khô nước, để vẩy lên lam kính quan sát. Mỗi lam kính có thể soi 5 –
7 vẩy một lần. Dùng kính hiển vi có nhiều mức độ phóng đại để quan sát vòng năm.
* Tốc độ tăng trưởng: sử dụng phương pháp của Rosa Lee (1920) để xác
định mức tăng trưởng chiều dài của cá Đối lá theo công thức:
( )
t
t
V
L L a a
V
= − +
Trong đó: L
t
: chiều dài của cá ở tuổi t (cm)
V
t
: kích thước vẩy đo trên trắc vi thị kính (từ tâm đến vòng tuổi t)
V: bán kính vẩy (kích thước từ tâm đến mép vẩy)
L: chiều dài cá hiện tại (cm)
a: kích thước cá bắt đầu có vẩy

* Lập phương trình sinh trưởng của cá về chiều dài và khối lượng theo Von
Bertalanfly (1956)
- Về chiều dài:
0
( )
1
k t t
L L e
t
 
 
 
− −
= −

- Về khối lượng:
0
( )
W W 1
b
k t t
e
t
 
 
 
− −
= −

Trong đó: L


, L
t
: Chiều dài tối đa của cá, chiều dài cá ở lứa tuổi t (mm)
W

, W
t
: Khối lượng tối đa của cá, Khối lượng cá ở lứa tuổi t (g)
22
t và t
0
: Khoảng thời gian cá sinh trưởng
b: Hệ số tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá
k: Chỉ số đường cong hay hệ số phân hóa Protein trong cơ thể cá.
2.2.2.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá:
- Mẫu cá thu được phân thành 3 nhóm có kích thước khác nhau. Ở mỗi nhóm,
tiến hành mổ lấy nội quan các cá thể. Xác định thành phần thức ăn khi mẫu vừa mổ,
hoặc mẫu được ngâm vào Formol 4% để đưa vào phòng thí nghiệm phân tích.
- Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số xuất hiện cũng như các mức độ
tiêu hóa thức ăn của cá.
- Xác định cường độ bắt mồi của cá: dựa vào độ no của dạ dày và ruột cá
theo thang 5 bậc (từ bậc 0 đến bậc 4) của Lebedep.
Sử dụng cả hai phương pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định
hệ số béo của cá [32], [35].
Q = W.100/L
3
(Fulton, 1902) và Q
0
= W

0
.100/L
3
(Clark, 1928)
Trong đó: W,W
0
là khối lượng toàn thân và khối lượng bỏ nội quan của cá (g).
L : là chiều dài của cá đo từ mút mõn đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm).
2.2.2.4. Nghiên cứu về sinh sản của cá:
* Xác định tỷ lệ giới tính: Phân tích số lượng cá trong từng nhóm tuổi, tỷ lệ
đực cái trong từng nhóm tuổi trên.
* Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục: Xác định sơ bộ các giai
đoạn chín muồi tuyến sinh dục của cá theo thang 6 bậc của K.A.Kiselevich (1923).
Trên cơ sở đó, đánh giá được thời gian đẻ trứng của cá.
* Xác định sức sinh sản:
Cân khối lượng buồng trứng giai đoạn IV, lấy mẫu ở 3 vùng khác nhau trên
chiều dài tuyến sinh dục để tiến hành đếm trứng. Xác định sức sinh sản tuyệt đối
của cá bằng cách đếm chính xác số lượng trứng có trong buồng trứng. Cần đếm lặp
lại ba lần số trứng ở 3 vùng trên 1 đơn vị khối lượng bằng buồng đếm động vật để
có kết quả chính xác. Dựa vào sức sinh sản tuyệt đối, tính được sức sinh sản tương
đối, đó là số lượng trứng của cá trên một đơn vị khối lượng (g) cơ thể.
Sức sinh sản tương đối: s = S/W (số trứng/gam)
Trong đó : s là sức sinh sản tương đối (trứng/g)
23
S: sức sinh sản tuyệt đối (tế bào trứng)
W: trọng lượng thân cá.
2.2.2.5. Nghiên cứu về sinh thái phân bố của loài cá Đối lá
- Dựa vào năng suất khai thác cá Đối lá của ngư dân trên các loại ngư cụ, kết
hợp với phỏng vấn, quan trắc để ghi chép số liệu. Căn cứ kết quả thu được sẽ mô
phỏng vùng phân bố của loài cá Đối lá Mugil kelaartii Gunther, 1861 theo thời gian

và không gian trên các sơ đồ vùng nghiên cứu.
- Nhận xét về phân bố địa lý của loài.
2.2.2.6. Nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp khả thi phát triển bền vững
nguồn lợi cá
- Tìm hiểu tình hình khai thác, bảo vệ nguồn lợi cá ở khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá Đối lá
(Mugil kelaartii Gunther, 1861) ở khu vực nghiên cứu.
2.2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê và phần mềm Microsoft Exel.
24
Chương 3.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Bình nằm ở tọa độ từ 16
0
55'12'' đến 18
0
05'12'' vĩ độ Bắc và từ
105
0
36'55'' đến 106
0
59'37'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh ; phía Nam giáp
tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp biển với bờ biển dài 116,04 km và có diện tích 20.000
km
2
thềm lục địa; phía Tây giáp nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 201 km
đường biên giới. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8065,26 km
2

, dân số năm 2009 là
846.924 nghìn người, chiếm khoảng 2,45% về diện tích và 1,02% dân số cả nước.
Quảng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa Đông nhiệt độ
trung bình 18-20
0
C, mùa hè có nhiệt độ trung bình khoảng 25-30
0
C. Các tháng nóng
nhất là tháng 4, 5 và tháng 6, vào các tháng này thường có gió Phơn Tây Nam nên
rất nóng bức [50].
Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600-1800 giờ. Bức xạ nhiệt mặt trời
tăng dần khi đi vào phía Nam, trung bình 100-130 Kcal/cm
2
, tháng 5,6 có số giờ
nắng cao nhất (trên 200 giờ), tháng 12 có số giờ nắng thấp nhất (10 giờ) [50].
Lượng mưa trung bình khoảng 2000-3000mm. Mưa thường tập trung vào các
tháng 8,9 và tháng 10, lượng mưa trung bình 500-800mm. Tháng có lượng mưa
thấp nhất là tháng 4,5 và tháng 6, lượng mưa trung bình khoảng 50mm. Mùa mưa
cũng là mùa lũ lụt ở Quảng Bình, lũ lụt đã gây những thiệt hại nặng nề về kinh tế và
đời sống người dân[50].
Chế độ thủy triều của biển Quảng Bình, chế độ bán nhật triều là chủ yếu.
Nước ở các con sông đều có hai lần nước roòng, hai lần nước lên. Độ mặn nước
biển ở mùa hè khoảng 32
0
/
00
- 33
0
/

00
, mùa mưa khoảng 30
0
/
00
.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.
Khu vực nghiên cứu của chúng tôi là phần hạ lưu sông Gianh được trải dài
trên hai huyện: huyện Quảng Trạch và huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
25

×