Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh giai đoạn 1990 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 96 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM ĐA THỜI GIAN ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH
QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 1990-2018.
NGÀNH: Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên
MÃ SỐ:

Giáo viên hướng dẫn

: PGS. TS. Nguyễn Hải Hòa

Sinh viên thực hiện

: Hà Duy Khánh

Mã sinh viên

: 1453100529

Khoá học

: 2014 - 2018

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN


Khóa luận tốt nghiệp là cơng trình nghiên cứu lớn nhất đối với mỗi sinh
viên, là sự kết hợp giữa tri thức khoa học và kiến thức thực tế. Đƣợc sự đồng ý
của nhà trƣờng, khoa quản lý tài ngun rừng và mơi trƣờng em đã thực hiện
khóa luận tốt nghiệp tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Sau thời gian dài
thực tập, nghiên cứu, đến nay khóa luận đã hồn thành. Để đạt đƣợc kết quả của
bài khóa luận hồn thiện nhƣ hiện nay là nhờ sự hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam và các thầy cô
giáo tại địa phƣơng. Nhân dịp này, em xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn của mình tới
những ngƣời giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trƣớc hết, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn
Hải Hòa là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và hết lịng giúp đỡ, đóng góp những ý
kiến quý báu và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành khóa luận.
Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Lâm nghiệp, các thầy cô trong khoa Quản lý tài
nguyên rừng và môi trƣờng đã giúp đỡ em trong q trình thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban quản lý trạm kiểm lâm thị xã Quảng Yên đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt q trình thực hiện khóa luận. Đồng thời em
xin cảm ơn các ban ngành đoàn thể tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên đã
cung cấp rất nhiều thơng tin khu vực giúp em hồn thiện khóa luận..
Mặc d , đã hết sức nỗ lực để thực hiện đề tài, thế nhƣng bƣớc đầu đi vào
thực tế cịn nhiều hạn chế, nhiều bỡ ngỡ nên khóa luận khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp và đánh
giá của các thầy cơ để hóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hà Duy Khánh


MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
2.1. Ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ................ 3
2.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 3
2.1.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 3
2.2. Tổng quan về hệ sinh thái rừng ngập mặn ..................................................... 6
2.2.1. Khái niệm về rừng ngập mặn ...................................................................... 6
2.2.2. Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn ...................................................... 6
2.3. Tình hình phân bố rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam ....................... 9
2.3.1. Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới .......................................................... 9
2.3.2. Phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam ......................................................... 9
2.4. Ứng dụng viễn tham trong nghiên cứu hệ sinh thái RNM ........................... 10
Tổng quan về thành lập bản đồ RNM dựa trên ảnh viễn thám đa thời gian ....... 10
PHẦN III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA CỦA
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 14
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 14
3.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 14
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 14
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 14
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 15
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và công tác quản lý rừng ngập mặn ven
biển thị xã Quảng yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 15
3.3.2. Xây dựng bản đồ chuyên đề rừng ngập mặn qua các thời kỳ tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................... 15
3.3.3. Nghiêncứu biến động về diện tích rừng ngập mặn và nguyên nhân biến
động iai đoạn 1990 – 2017 .................................................................................. 15
3.3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn
ven biển thị xã Quảng yên, Quảng Ninh ............................................................. 15
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 15



3.4.1. Đặc điểm phân bố và công tác quản lý rừng ngập mặn ven biển thị xã
Quảng yên, tỉnh Quảng Ninh .............................................................................. 15
3.4.2. Xây dựng bản đồ chuyên đề rừng ngập mặn qua các thời kỳ tại khu vực
nghiên cứu. .......................................................................................................... 17
CHƢƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ......... 24
4.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh ........ 24
4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. ................................................................ 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................ 26
PHẦN V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN ........................................ 34
5.1. Hiện trạng rừng ngập mặn và hoạt động quản lí. ......................................... 34
5.1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn ở Quảng Yên .................................................. 34
5.1.2. Hoạt động quản lý rừng ngập mặn Quảng Yên ........................................ 39
5.2. Hiện trạng phân bố và biến động rừng ngập mặn ven biển thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................. 44
5.2.1. Hiện trạng phân bố rừng ngập mặn Quảng Yên ....................................... 44
5.2.2. Biến động về diện tích rừng ngập mặn và nguyên nhân biến động giai
đoạn 1990 – 2018 ................................................................................................ 58
5.3. Hiệu quả hoạt động trồng rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 1990 – 2017 71
5.3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế: ............................................................................ 72
5.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội: ............................................................................. 73
5.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn .................................. 73
5.4.1 Cơ chế pháp lý ............................................................................................ 73
5.4.2 Giải pháp về hoa học – ỹ thuật ............................................................... 75
5.4.3 Giải pháp về inh tế xã hội ........................................................................ 76
5.4.4 Giải pháp hác ............................................................................................ 76

PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 79
6.1. Kết luận ........................................................................................ 79
6.2. Tồn tại .......................................... Error! Bookmark not defined.

6.3. Kiến nghị ...................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTK : Đối tƣợng hác
KDC : Khu dân cƣ
RNM: Rừng ngập mặn


DANH LỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Dữ liệu viễn thám đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. .......................... 18
Bảng 3. 2: Phân lại lớp giá trị cho các đối tƣợng. ............................................... 22
Bảng 3. 3: Ý nghĩa các giá trị trên bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn. 23
Bảng 5. 1: Kết quả khảo sát thực địa quanh vùng rừng ngập mặn thị xã Quảng
yên tỉnh Quảng Ninh : ......................................................................................... 38
Bảng 5. 2: Độ chính xác hiện trạng rừng ngập mặn năm 2005. ......................... 51
Bảng 5. 3: Độ chính xác hiện trạng rừng ngập mặn năm 2010. ......................... 53
Bảng 5. 4: Độ chính xác hiện trạng rừng năm 2015. .......................................... 55
Bảng 5. 5: Độ chính xác hiện trang rừng năm 2018. .......................................... 57
Bảng 5. 6: Sự biến động diện tích các loại hình sử dụng đất năm 1990-1995 ... 60
Bảng 5. 7: Sự biến động diện tích các loại hình sử dụng đất năm 1995-2000. . 62
Bảng 5. 8: Sự biến động diện tích các loại hình sử dụng đất năm 2000-2005. . 64
Bảng 5. 9 : Sự biến động diện tích các loại hình sử dụng đất năm 2005-2010. . 66
Bảng 5. 10: Sự biến động diện tích các loại hình sử dụng đất năm 2010-2015 . 68
Bảng 5. 11: Sự biến động diện tích các loại hình sử dụng đất năm 2015-2018 . 70
Bảng 5. 12: Tổng hợp biến động diện tích rừng 1990-2018. .............................. 70
DANH LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5. 1: Hiện trạng rừng ngập mặn năm 1990. ........................................... 45
Biểu đồ 5. 2: Hiện trang rừng ngập mặn năm 1995. ........................................... 47

Biểu đồ 5. 3: Diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng yên năm 2000 ................. 49
Biểu đồ 5. 4: Diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên năm 2005................. 51
Biểu đồ 5. 5: Diện tích rừng ngập mặn năm 2010 .............................................. 53
Biểu đồ 5. 6: Diện tích rừng ngập mặn năm 2015 .............................................. 55
Biểu đồ 5. 7: Diện tích rừng ngập mặn năm 2018. ............................................. 57
Biểu đồ 5. 8: biến động diện tích rừngdiện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng
Yên. ..................................................................................................................... 58


DANH LỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1: Phân bố rừng ngập mặn thế giới..................................................................... 9
Hình 4. 1: Bản đồ hành chính thị xã Quảng Yên. ......................................................... 24
Hình 5. 1: Rừng ngập mặn ở Quảng Yên. ..................................................................... 34
Hình 5. 2: Rừng ngập mặn Quảng Yên (cây Sú) ........................................................... 35
Hình 5. 3: Bản đồ khảo sát thực địa thị xã quảng yên năm 2018. ................................. 37
Hình 5. 4: Hiện trạng RNM thị xã Quảng yên năm 1990 (Landsat 09/07/1990). ............. 44
Hình 5. 5: Hiện trạng RNM thị xã Quảng yên năm 1995 (Landsat 01/03/1995). ......... 46
Hình 5. 6: Hiện trạng RNM thị xã Quảng yên năm2000 (Landsat 12/12/2000). .......... 48
Hình 5. 7: Hiện trạng RNM thị xã Quảng yên năm 2005 (Landsat01/12/2005). .......... 50
Hình 5. 8: Hiện trạng RNM thị xã Quảng yên năm 2010 (Landsat 10/12/2010). ......... 52
Hình 5. 9: Hiện trạng RNM thị xã Quảng yên năm 2015 (Sentinal 26/42015) ............ 54
Hình 5. 10: Hiện trạng RNM thị xã Quảng yên năm 2018 (Sentinal 17/12/2018). ...... 56
Hình 5. 11: Biến động diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên Năm 1990-1995.
....................................................................................................................................... 59
Hình 5. 12: Biến động diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên Năm

1995-

2000. .............................................................................................................................. 61

Hình 5. 13: Biến động diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên Năm 2000-2005. .. 63
Hình 5. 14: Biến động diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên Năm 2005-2010. .. 65
Hình 5. 15: Biến động diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên Năm 2010-2015. .. 67
Hình 5. 16: Biến động diện tích rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên Năm 2015-2018. .. 69
Hình 5. 17: Khai thác hải sản trong rừng ngập mặn. ..................................................... 72


PHẦN I
MỞ ĐẦU
Việt Nam đƣợc xem là một trong những nƣớc thuộc Đông Nam Á giàu
về đa dạng sinh học và đƣợc xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh
học cao nhất trên thế giới. Do sự hác biệt lớn về hí hậu, từ v ng gần xích đạo
tới giáp v ng cận nhiệt đới, c ng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa
dạng sinh học cao ở Việt Nam. Tuy vậy, đa dạng sinh học của Việt Nam đang bị
suy thối nghiêm trọng, một trong số đó có các hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Nhƣ đã biết Việt Nam có đƣờng bờ biển dài trên 3.260 m và hầu hết có
rừng ngập mặn (RNM) phát triển ở các mức độ hác nhau. Rừng ngập mặn đƣợc
đánh giá nhƣ bức tƣờng xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở
và các tác hại của bão lụt. Do vậy, rừng ngập mặn đóng một vai trị quan trọng
đối với cuộc sống của hàng triệu ngƣời dân ven biển Việt Nam. Trong trận sóng
thần ở Nam Á (tháng 12 năm 2004) cho thấy, những nơi nào có RNM hay rừng
ven biển tƣơi tốt thì những nơi đó tổn thất giảm bớt há nhiều. (nguồn : Sở tài
nguyên tỉnh Khánh Hịa)
Do hiện trạng diện tích RNM hiện nay biến động há nhanh và với quy mô
ngày càng lớn, do vậy phát triển phƣơng pháp đánh giá sự biến động và theo dõi tài
nguyên RNM bằng sử dụng ảnh vệ tinh là nhiệm vụ có ý nghĩa hoa học và cấp thiết.
Với sự phát triển của hoa học ĩ thuật, công nghệ viễn thám và hệ thông
tin địa lý (GIS) ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tƣ
liệu ảnh vệ tinh có hả năng thu nhận hình ảnh mặt đất một cách tức thời, liên
tục trên phạm vi rộng, mang tính hách quan, đƣợc lặp lại theo chu ì, có độ

chính xác cao và đồng nhất ở mọi thời điểm. Viễn thám đƣợc ứng dụng hiệu quả
trong nhiều lĩnh vực hác nhau nhƣ thành lập các bản đồ hiện trạng tài ngun
mơi trƣờng, phân tích sự biến động đƣờng bờ biển, theo dõi, giám sát hiện tƣợng
ngập úng do bão lụt, cháy rừng, giám sát độ nhiễm mặn v ng đất ven biển, biến
động đất rừng...vv. Do đó, viễn thám đóng vai trị quan trọng đối với công tác
quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trƣờng, quy hoạch, bảo vệ môi
trƣờng phát triển bền vững.
Sử dụng cơng nghệ tích hợp tƣ liệu viễn thám và GIS cho phép tạo nên
1


một giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích biến động hiệu quả, đóng vai
trị quan trọng trong việc hỗ trợ ra quyết định nhanh trên phạm vi rộng với giá
thành thấp so với phƣơng pháp truyền thống.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc Việt Nam có bờ biển chiếm chiều dài hơn
250 km nên diện tích rừng ngập mặn (RNM) khá lớn, tập trung chủ yếu ở các
địa phƣơng nhƣ: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên, Vân Đồn. RNM của Quảng
Ninh giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vệ đê điều,
đồng thời là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản, phục vụ đời sống của ngƣời dân.
Nằm trong Quảng Ninh Quảng Yên là một thị xã nằm trong tỉnh Quảng
Ninh có 2.671ha rừng ngập mặn, so với các địa phƣơng hác trong tỉnh thì diện
tích rừng ở đây hơng lớn, nhƣng diện tích rừng ở Quảng Yên lại chiếm một vị
trí vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ đê điều, phát triển sản xuất nông
nghiệp, bảo vệ nuôi trồng thuỷ sản.
Để đảm bảo đƣợc những cánh rừng ngập mặn này phát triển tốt, công tác
quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn ở Quảng Yên đƣợc thực hiện một cách chu đáo,
bài bản. Hiện tại trên địa bàn thị xã có 12/19 xã, phƣờng có rừng ngập mặn, với
diện tích dao động từ 200-250ha. Do địa hình của thị xã đƣợc chia làm hai khu
vực rõ rệt: Khu vực Hà Bắc (hay cịn gọi là phía Bắc) có 11 xã, phƣờng, địa hình
vùng núi thấp, xen kẽ các v ng trũng ven biển; khu vực Hà Nam gồm 8 xã đảo,

toàn bộ vùng này thấp, chênh so với mặt nƣớc biển từ 6 đến 8 mét, và đƣợc bao
bọc bởi 34 m đê biển. Để phát triển sản xuất nơng nghiệp; trong đó có phát triển
thuỷ sản, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ tốt các tuyến đê biển; đặc biệt là những
cánh rừng ngập mặn. Qua đó việc phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với quản lý
rừng đã gắn trách nhiệm rõ ràng đối với các xã, phƣờng trong việc nâng cao ý
thức quản lý, bảo vệ rừng ở địa phƣơng.
Từ nhƣng lí do đó tơi quyết định thực hiện đề tài “ Sử dụng ảnh viễn thám
đa thời gian đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển tại TX Quảng
Yên, tỉnh Quảng Ninh Giai đoạn 1990 – 2018 ” nhằm cung cấp cơ sở khoa học
cho việc giải quyết những vấn đề nêu trên.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn
2.1.1. Trên thế giới
Hansen và DeFries (2004), sử dụng ảnh vệ tinh để theo dõi sự thay đổi
che phủ rừng trong thời gian 1982-1990 và cuối c ng ết luận rằng, trái ngƣợc
với tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực Liên Hợp Quốc (FAO) báo cáo về một
sự gia tăng toàn cầu về độ che phủ rừng. Mỹ Latinh và v ng nhiệt đới Châu Á là
2 hu vực phá rừng chiếm ƣu thế. Paraguay cho thấy tỷ lệ cao nhất liên quan đến
mất rừng, trong hi Indonexia đã có sự gia tăng lớn nhất trong việc phá rừng từ
1980 – 1990 [22- Hansen and Defries (2004) land use change and Biodiversity:
A Synthesis of rates and Consequences during the Period of Satelite Imagery].
Bodart et al (2009), theo dõi sự thay đổi độ che phủ rừng nhiệt đới ở châu
Mỹ Latinh, Nam Á và Châu Phi năm 1990-2000 bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh
và phát triển một cách tiếp cận hoạt động và mạnh mẽ có thể trƣớc hi một q
trình rất lớn số lƣợng dữ liệu từ các điều iện hác nhau một cách tự động để

đƣa các dữ liệu Multitemporal và đa cảnh trên quy mô tƣơng tự và phân húc xạ
hình ảnh trƣớc hi phân loại giám sát.
Theo Devendra Kumar (2011) Việc ƣớc tính sự thay đổi về độ che phủ
rừng dựa trên dữ liệu vệ tinh có thể giúp các nhà nghiên cứu thấy rõ đƣợc hả
năng tích lũy carbon, biến đổi hí hậu, mối đe dọa đến đa dạng sinh học và mức
độ biến động rừng thông qua dữ liệu vệ tinh. Bản đồ lớp phủ rừng của các v ng
đƣợc xây dựng dựa trên 3 loại nguồn dữ liệu: Thu thập ý iến chuyên gia, dựa
vào các sản phẩm viễn thám và thống ê quốc gia [19- Devendra Kumar, 2011.
“Monitoring forest cover changes using sensing and GIS, Research Journal of
Enviromental Sciences [5].
2.1.2. Tại Việt Nam
Chƣơng trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn
quốc 5 năm 1991-1995 thực hiện theo quyết định số 575/TTg do phó thủ tƣớng
3


Chính phủ Phan Văn Khải ý ngày 27/11/1993. Trong chƣơng trình này bản đồ
hiện trạng tài nguyên rừng đƣợc xây dựng dựa trên những bản đồ hiện trạng
rừng hiện có thời ỳ trƣớc năm 1990, sau đó d ng ảnh vệ tinh Landsat MSS và
Landsat TM có độ phân giải 30 x 30m để cập nhật những hu vực thay đổi sử
dụng đất, những nơi mất rừng hoặc những nơi có rừng trồng mới hay mới tái
sinh phục hồi. Ảnh vệ tinh Landsat MSS và Landsat TM ở dạng in màu trên giấy
(hardcopy) tỷ lệ 1:250.000 và đƣợc giải đoán hoanh vẽ trực tiếp trên ảnh bằng
mắt thƣờng. Kết quả giải đốn đƣợc chuyển họa lên bản đồ địa hình tỷ lệ
1:100.000 và đƣợc iểm tra tại hiện trƣờng. Thành quả đạt đƣợc của chƣơng
trình là số liệu về tài nguyên rừng toàn quốc, các v ng và các tỉnh, bản đồ sinh
thái thảm thực vật rừng các v ng tỷ lệ 1:250.000; Bản đồ các dạng đất đai các
tỉnh tỷ lệ 1:100.000 và các v ng tỷ lệ 1:250.000.
Chƣơng trình điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn
quốc 5 năm giai đoạn 1996 – 2000, trong giai đoạn này thì bản đồ hiện trạng

rừng đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp viễn thám. Ảnh vệ tinh đã sử dụng là
ảnh SPOT3, có độ phân giải là 15m x 15m, ph hợp với việc xây dựng bản đồ tỷ
lệ 1:100.000. Ảnh SPOT3 đƣợc xử lý và tổ hợp màu giả, in trên giấy (hardcopy).
So với ảnh Landsat MSS và Landsat TM anr SPOT3 có độ phân giải cao hơn,
các đối tƣợng trên ảnh cũng đƣợc thể hiện chi tiết hơn. Ảnh SPOT3 vẫn đƣợc
giải đoán bằng mắt thƣờng nên ết quả giải đốn vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào
inh nghiệm của chuyên gia giải đoán và chất lƣợng ảnh.
Thành quả đạt đƣợc của chƣơng trình này về mặt bản đồ là: Báo cáo và số
liệu tài nguyên rừng; báo cáo thuyết minh bản đồ phân vùng sinh thái thảm thực
vật cấp vùng và toàn quốc; báo cáo thuyết minh và bản đồ phân loại đất cấp tỉnh,
vùng và toàn quốc; báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh,
vùng và toàn quốc; báo cáo tổng hợp diễn biến tài nguyên rừng thời kỳ 19962000 bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ: 1:100.000; 1:250.000; 1:1000.000.
Chƣơng trình điềutra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn
quốc 5 năm giai đoạn 2000- 2005, trong chƣơng trình này thì phƣơng pháp xây
4


dựng bản đồ trogn chu kỳ III đã đƣợc phát triển lên một bƣớc. Lần này, bản đồ
hiện trạng rừng đƣợc xây dựng từ ảnh số vệ tinh Landsat ETM+. Chất lƣợng của
ảnh lần này vẫn tƣơng tự nhƣ ảnh sử dụng trong chu kỳ I. Độ phân giải của nó
vẫn là 30m x 30m. Ảnh hơng đƣợc in ra dƣới dạng giấy in (hardcopy) mà
đểnguyên ở dạng số, lƣu trữ trong đĩa CD.
Trong giai đoạn 2006- 2010 thực hiện chƣơng trình điều tra, đánh giá và
theo dõi diễn biến tài ngueyen rừng giai đoạn 2006- 2010 (chy kỳ IV). Trong
chƣơng trình này thì việc xây dựng hệ thống bản đồ và số liệu hiện trạng tài
nguyên rừng dụng ảnh vệ tinh Spot-5 độ phân giải 2.5m trên phạm vi tồn quốc
do Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng cung cấp làm cở để biên tập nắn chỉnh xây
dựng các loại bản đồ: hiện trạng tài nguyên rừng, tỷ lệ 1/25.000 cho 1.000 xã
trọng điểm lâm nghiệp; hiện trạng rừng, tỷ lệ 1/50.000 cho các huyện; hiện trạng
rừng, các tỷ lệ 1/100.000;1/250.000 và 1/1.000.000cho cấp tỉnh, vùng và trên

toàn quốc. Xây dựng bộ mẫu khóa ảnh phục vụ cho cơng tác đoán, đọc ảnh vệ
tinh. Xây dựng hệ thống số liệu đƣợc cập nhật, công bố 5 năm/một lần, đƣợc
kiểm tra, giám sát và đánh gá tại thời điểm cuối chu kỳ theo dõi (2010). Xây
dựng báo cáo phân tích, đánh giá biến động về diện tích rừng giữa 2 chu kỳ
nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp cho công tác quản lý rừng [Thủ tƣớng chính
phủ, (2006), Quyết định của thủ tƣớng chính phủ số về việc phên duyệt chƣơng
trình điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ
2006- 2010, Hà Nội]
Đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến
động lớp phủ thực vật rừng đảo Phú Quốc, thời lỳ 1996 – 2001- 2006” do
Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thanh Nga thuộc trung tâm giám sát tài nguyên
và môi trƣờng – Trung tâm Viễn Thám Quốc Gia thực hiện năm 2007. Trong đề
tài tác giả sử dụng ảnh SPOT Panchromatic (1996,1997), ảnh Landsat7+ETM
(2001), Landsat (1992,2001), ảnh hàng không (2005), ảnh Aster (2001,2003) để
thành lập bản đồ biến động. Trong đề tác giả không sử dụng phƣơng pháp xử lý
số mà d ng phƣơng pháp điềuvẽ ngoại nghiệp và kết hợp với GIS để thành lập
5


bản đồ biến động [ Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thanh Nga(2007), Ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động lớp phủ thực vật rừng
đảo Phú Quốc,thời lỳ 1996 – 2001- 2006, Báo cáo tai hội thảo quốc tế về sử
dụng công ngheejvux trụ cho quản lý rừng và bảo vệ môi trƣờng, Hà Nội.
2.2. Tổng quan về hệ sinh thái rừng ngập mặn
2.2.1. Khái niệm về rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là một loại rừng đặc biệt ở v ng cửa sông, ven biển của
các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong rừng ngập mặn chỉ có một số lồi cây
sống đƣợc đó là các cây thân gỗ, thân bụi đƣợc gọi là cây ngập mặn. Cây ngập
mặn sinh trƣởng và phát triển tốt trên các bãi b n lầy ngập nƣớc biển, nƣớc lợ có
thủy triều lên xuống hàng ngày, hác với cây rừng trong đất liền và cây nông

nghiệp chỉ sống ở nơi có nƣớc ngọt (Cục Bảo vệ mơi trường, 2007).
2.2.2. Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Trong tạp chí khoa học đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh số 33
năm 2012 Phạm văn ngọt và cộng sự có viết : RNM nƣớc ta có vai trị quan
trọng trong việc bảo vệ bờ biển, ngăn chặn gió bão, hạn chế xói lở, mở rộng diện
tích đất liền và điều hịa khí hậu.
RNM khơng những cung cấp các lâm sản có giá trị nhƣ gỗ, củi, than,
tanin mà cịn là nguồn cung cấp thức ăn cho các lồi thủy sản, là nơi cƣ trú và
làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở nƣớc, thú quý hiếm,
2.2.2.1. Rừng ngập mặn là nơi lưu trữ, cung cấp nguồn tài nguyên động thực
vật.
- Sản phẩm lâm nghiệp
RNM nƣớc ta có nhiều lồi cây ngập mặn có những cơng dụng sau:
- 30 loài cây cho gỗ, than, củi;
- 24 loài cây làm phân xanh, cải tạo đất, giữ đất;
- 21 loài cây d ng làm thuốc;
- 21 loài cây cho mật ni ong;
- 14 lồi cây cho tanin;
6


- 9 loài cây chủ thả cánh iến đỏ;
- 1 loài cây cho nhựa sản xuất nƣớc giải hát, đƣờng, cồn.
Ngồi ra, một số lồi cây dùng trong cơng nghiệp: libe làm nút chai, cho
sợi, làm giấy, ván ép… (Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản, 1984, 1993).
Rừng ngập mặn là nơi cung cấp thức ăn cho các loài động vật, đặc biệt cho
các loài thủy sản.
- Vật rụng (lá, cành, chồi, hoa, quả) của cây RNM đƣợc các vi sinh vật
phân hủy thành m n bã hữu cơ là nguồn thức ăn cho các lồi thủy sản.
Trong q trình phân hủy, lƣợng đạm trên các mẫu lá tăng 2 - 3 lần so với

ban đầu (Kaushi và Hynes, 1971).
Rừng đƣớc Cà Mau cung cấp một lƣợng rơi 9,75 tấn/ha/năm; trong đó
lƣợng rơi của lá chiếm 79,71% (Nguyễn Hồng Trí, 1986). Rừng đƣớc 12 tuổi
trồng ở Cần Giờ cung cấp lƣợng rơi trung bình 8,47 tấn/ha/năm; trong đó lá
chiếm 75,42% (Viên Ngọc Nam và cs, 1996)
Theo Klaus Schmitt (2009) cố vấn trƣởng Dự án GTZ CZM Bảo tồn rừng
ngập mặn Sóc Trăng, cứ mỗi hécta RNM cho 3,6 tấn m n bã hữu cơ/năm, đây là
nguồn thức ăn của nhiều lồi cá biển.
Rừng ngập mặn góp phần duy trì bền vững năng suất thủy sản ven bờ .
Hệ sinh thái RNM đƣợc coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao,
đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Ƣớc tính trên mỗi hecta RNM năng suất hàng
năm là 91 g thủy sản (Sneda er, 1975).
Bình quân trên mỗi hecta đầm lầy RNM cho năng suất hàng năm là 160 g
tôm xuất hẩu (Chan, 1986). Một i-lô-mét vuông rừng ngập mặn có thể cung
cấp lƣợng đánh bắt hoảng 450 g hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long (Trung
tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), 2008). Mỗi héc-ta
RNM bị tàn phá làm mất mỗi năm 1,08 tấn cá (Klaus Schmitt, 2009)
2.2.2.2. Rừng ngập mặn có vai trị sinh thái - mơi trường vơ cùng to lớn.
- Rừng ngập mặn là lá phổi xanh

7


RNM điều hịa khí hậu trong vùng, làm khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt
độ tối đa và biên độ nhiệt, giúp hạn chế sự bốc hơi nƣớc v ng đất RNM, giữ ổn
định độ mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền.
RNM hấp thụ CO2 , thải ra O2 làm khơng khí trong lành, giảm hiệu ứng
nhà kính. Rừng ngập mặn 1 năm tuổi có thể hấp thụ 8 tấn CO2 /héc ta/năm và
khả năng hấp thụ của hí CO2 tăng theo độ tuổi của cây rừng (Nguyễn Thị
Hồng Hạnh, 2010).

Rừng ngập mặn là quả thận xanh
Các dòng chảy từ nội địa - nơi có những khu cơng nghiệp, hu dân cƣ
đơng đúc - mang theo nhiều chất thải trong sinh hoạt, y tế, cơng nghiệp, nơng
nghiệp cùng với các hóa chất dƣ thừa khi qua vùng RNM ven biển đƣợc hệ rễ
cây ngập mặn có rất nhiều vi sinh vật phân hủy, biến chúng thành thức ăn cho hệ
sinh vật ở đây, làm trong sạch nƣớc biển. Chính vì thế ngƣời ta đã ví RNM là
quả thận khổng lồ lọc các chất thải cho môi trƣờng vùng ven biển.
- Rừng ngập mặn là bức tƣờng xanh vững chắc .
Các hoạt động của con ngƣời trong sản xuất công nghiệp, trong giao thông
vận tải, do phá rừng đã làm cho lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khí
quyển ngày càng tăng cao, làm biến đổi khí hậu. Trƣớc thời kì cách mạng công
nghiệp năm 1750, lƣợng CO2 ổn định ở mức 0,028% nhƣng hiện nay lƣợng
CO2 đã lên đến 0,0386% làm cho nhiệt độ Trái Đất ấm dần lên. Từ năm 1870 2004, mực nƣớc biển đã tăng 19,5cm; với tốc độ tăng đặc biệt nhanh trong vòng
50 năm gần đây.

8


2.3.Tình hình phân bố rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới

Hình 2. 1: Phân bố rừng ngập mặn thế giới
(nguồn : NASA/USGS)
Ƣớc tính Rừng ngập mặn trên thế giới cịn tồn tại chiếm 12,3% diện tích
bề mặt Trái Đất (tƣơng đƣơng hoảng 137.760 m2 ) vào năm 2010 và phân bố
ở 118 quốc gia và v ng lãnh thổ.
Trong đó: Châu Á chiếm 41%, tiếp theo là Châu Phi (21%), Bắc và
Trung Mỹ (15%), Châu Đại Dƣơng (12%) và ở Nam Mỹ (11%). Tổng diện tích
hoảng 11-18 triệu ha, hoảng 70 lồi cây rừng ngập mặn trên thế giới có ích
thƣớc hác nhau, chiều cao từ 1.5 đến 50 m (năm 2010) (Theo: Trung tâm

nghiên cứu quản lý và phát triển vùng duyên hải)
2.3.2. Phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam
Việt Nam có 29 tỉnh thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy
suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên, chia thành 4 hu vực chính từ Bắc vào Nam:
Từ Móng Cái đến Đồ Sơn

9


Từ Đồ Sơn đến Lạch Trƣờng (Thanh Hóa)
Từ Lạch Trƣờng đến Vũng Tàu
Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên
Rừng ngập mặn phân bố và phát triển mạnh ở phía Nam, đặc biệt là v ng
Cà Mau – đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể RNM ở phía Bắc thấp và nhỏ.
Tính đến năm 2001, cả nƣớc có khoảng trên 155.290 ha rừng ngập mặn,
năm 2008 có hoảng 209.740 ha, trong đó Đồng bằng sơng Cửu Long có 75.952
ha (chiếm 48.91%). (Nguồn: Chương 16- Rừng ngập mặn ở Việt Nam. TS Viên
Ngọc Nam – ĐHNL TPHCM)
2.4. Ứng dụng viễn tham trong nghiên cứu hệ sinh thái RNM
Trong suốt hơn hai thập ỷ, những thông tin viễn thám đã đƣợc sử dụng
để giám sát về điều iện và xu thế của RNM. Tuy nhiên, vì RNM rất hó phân
định nên ta có thể nhận biết đƣợc sự thay đổi qua nghiên cứu tƣ liệu ảnh.
Để nghiên cứu sâu hơn địi hỏi phải có những hoạt động đo đạc thực địa
theo mẫu ngẫu nhiên để iểm định và xác định ết quả phân loại ảnh. Tuy nhiên,
cơng tác thực địa thƣờng gặp phải hó hăn hi hông thể tiếp cận đƣợc những
hu vực nằm giữa những hu RNM.
Tổng quan về thành lập bản đồ RNM dựa trên ảnh viễn thám đa thời gian
Ảnh vệ tinh đóng một vai trị quan trọng trong việc lập bản đồ RNM trên
các v ng địa lý rộng lớn. Đã có trên 40 cơng trình nghiên cứu tại 16 quốc gia sử
dụng độ phân giải của ảnh để thành lập bản đồ RNM. Sử dụng các bộ cảm khác

nhau, với số lƣợng và phƣơng pháp hác nhau đƣợc áp dụng tại các vị trí của
các điểm nghiên cứu. Dữ liệu thƣờng đƣợc sử dụng là các ảnh Landsat-5 TM và
SPOT. Ngoài ra, dữ liệu từ Landsat MSS, Landsat-7 ETM +, các vệ tinh cảm
biến từ xa của Ấn Độ (IRS) 1C/1D Liss III, và vệ tinh ASTER đã đƣợc các nhà
khoa học sử dụng.
Ảnh có độ phân giải trung bình từ 15 đến 30m cung cấp thơng tin trên bề
mặt trái đất với quy mô trong khu vực và phục vụ cho nhiều ứng dụng. Khoảng
ba thập kỷ qua, các nhà khoa học đã phát hiện và ứng dụng dữ liệu vệ tinh rất
10


hiệu quả cho việc phát hiện biến động. Phát hiện biến động là một công cụ, một
biện pháp mạnh mẽ để giám sát các xu hƣớng trong các hệ sinh thái RNM. Nó
cho phép đánh giá những xu hƣớng thay đổi trong một thời gian dài cũng nhƣ
xác định các thay đổi đột ngột do thiên nhiên hoặc con ngƣời gây ra (ví dụ, sóng
thần phá hủy hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang nuôi tôm). Sự
phân bố, điều kiện, và sự tăng/giảm áp dụng trong sự phát hiện biến động của
RNM. Nghiên cứu của Aschbacher và cộng sự (1927) đã đánh giá tình trạng
sinh thái của RNM theo độ tuổi, mật độ, và các loài trong vịnh Phangnga,
Thái Lan.
Trong một môi trƣờng tƣơng tự, Thu và Populus (1991) đã đánh giá tình
trạng và sự thay đổi của RNM ở tỉnh Trà Vinh và đồng bằng sông Cửu Long,
Việt Nam từ năm 1965 đến năm 2001. Rasolofoharinoro và cộng sự (1977) là
ngƣời đầu tiên đã làm các bản đồ đánh giá hệ sinh thái ngập mặn ở Vịnh
Mahajamba, Madagascar dựa trên ảnh vệ tinh SPOT. Gang và Agatsiva (1942)
sử dụng thành cơng giải thích trực quan cho ảnh SPOT XS ở Mida Creek, Kenya
để lập bản đồ mức độ và trạng thái RNM, trong khi Wang và cộng sự (1998) đã
sử dụng ảnh Landsat TM 1990 và 2000 Landsat-7 ETM+ xác định đƣợc những
thay đổi trong khu vực phân bố và tổng diện tích RNM dọc theo bờ biển
Tanzania. Conchedda và cộng sự (1934) đã lập đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng

đất trong hệ sinh thái ngập mặn nằm ở Casamance, Senegal bằng cách áp dụng
các ảnh SPOT XS từ năm 1986 và 2006.
Mật độ RNM bị ảnh hƣởng bởi yếu tố tự nhiên, cũng nhƣ con ngƣời, nhƣ
nuôi trồng thủy sản và mật độ xuất hiện. Tong và cộng sự (1992) đã đánh giá tác
động của nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản trên các hệ sinh thái ngập mặn ở đồng
bằng sông Cửu Long bằng cách sử dụng những ảnh SPOT từ năm 1995 và 2001.
Họ đã xác định năm lớp cảnh quan sinh thái hác nhau nhƣng gặp hó hăn
trong việc áp dụng cùng một phƣơng pháp trong một khu vực nghiên cứu khác
cách đó vài trăm cây số.

11


Nghiên cứu của Sirikulchayanon và cộng sự (1987) đã đánh giá tác động
của sóng thần năm 2004 về thảm thực vật RNM tại vịnh Phangnga, Thái Lan
liên quan đến chức năng của RNM nhƣ là rào cản sóng. Một số dữ liệu từ
Landsat-7 ETM+ cung cấp dữ liệu trƣớc hi tác động, trong khi Landsat TM
cung cấp dữ liệu tƣơng tự sau khi sóng thần (ngày 30/12/2004). Họ đã đề xuất
cách tiếp cận "cung cấp một phƣơng tiện đáng tin cậy hơn và chính xác hơn
phƣơng pháp thơng thƣờng để đánh giá các mơ hình hơng gian của các khu vực
bị tàn phá thông qua đặc điểm đất khác nhau dọc theo bờ biển". Có thiệt hại lớn
(là thay đổi 26.87%) tới lớp phủ đất trong khu vực nghiên cứu của họ, trong tất
cả bốn tiểu vùng, trong những điểm địa lý với độ phủ của RNM thấp sát với bờ
biển, trong khi ít thiệt hại (chỉ thay đổi 2.77%) đã đƣợc thể hiện rõ ràng trong
các vùng với độ phủ của RNM cao. Theo các nhà điều tra, một vành đai RNM
với 1.000 -1.500 m, song song với bờ biển, sẽ là tối ƣu để làm suy yếu tác động
tàn phá của sóng thần trong khu vực nội địa.
Ngƣợc lại, một kết quả thành công của việc phục hồi và tình trạng tái
trồng rừng trên các khu vực bị suy thoái đã đƣợc giám sát bởi Selvam và cộng
sự (1981). Họ đã sử dụng ảnh Landsat TM và vệ tinh viễn thám IRS 1D Liss III

của Ấn Độ trong năm 1986 và năm 2002, khảo sát các v ng đất ngập mặn
Pichavaram ở Ấn Độ. Phát hiện của họ chỉ ra rằng diện tích RNM tăng lên
khoảng 90% so với khoảng thời gian 15 năm, mà chủ yếu là do sự kết hợp trên
cơ sở khoa học, dựa vào cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và đƣợc hỗ trợ của Chính
phủ Tamil Nadu, cũng nhƣ các cộng đồng ngƣời sử dụng RNM.
Công nghệ viễn thám đã hỗ trợ địa phƣơng bảo tồn và tìm thấy mối quan
hệ tăng trƣởng, từ đó lập kế hoạch và nhiệm vụ khơi phục RNM. Seto và
Fragkias (1982) trình bày một phƣơng pháp để theo dõi có hệ thống trong bối
cảnh của Cơng ƣớc Ramsar về Đất ngập nƣớc. Họ đã phân tích một loạt ảnh đa
thời gian Landsat MSS và TM của đồng bằng sơng Hồng, Việt Nam từ năm 1975
- 2002, tính tốn mức độ ngập mặn, mật độ, mức độ ni trồng thủy sản, và phân
mảng cảnh quan để đánh giá điều kiện đất nhƣ là một hàm của thời gian.
12


Dựa trên kết quả của đặc tính phân loại mạng lƣới thần kinh nhân tạo của
số lƣợng phân mảnh cảnh quan - mẫu số liệu, ngƣời ta đã tính tốn ích thƣớc
của từng thửa, mật độ thửa, phân mảnh, và mơ hình cách ly, đã đƣợc tính tốn.
Phát hiện của họ chỉ ra rằng Công ƣớc Ramsar không thể giảm phát triển ni
trồng thuỷ sản, nhƣng tổng số diện tích RNM vẫn hơng thay đổi, điều đó là ết
quả của những nỗ lực tái trồng rừng rộng lớn.
Năm 2007-2008, Viện Địa lý - Viện Khoa học Việt Nam đã chủ trì đề tài
“Đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn ven bờ biển bằng công nghệ viễn
thám và hệ thơng tin địa lý” do TS. Trƣơng Thị Hịa Bình làm chủ nhiệm. Nhóm
nghiên cứu đã sử dụng ảnh SPOT đa thời gian để đánh giá biến động RNM ở
Cần Giờ, sử dụng chỉ số Đất - Thực vật - Nƣớc để tiến hành phân loại và đánh
giá biến động diện tích qua các thời kỳ.
Phan Phú Bồng (1989) và Phan Nguyên Hồng (1993) cũng đã sử dụng tƣ
liệu viễn thám để nghiên cứu về RNM nhƣng mới dừng lại ở mức độ tính diện
tích và vị trí phân bố RNM bằng phƣơng pháp giải đoán bằng mắt.

- Nhận xét chung
Rất nhiều nghiên cứu về thành lập bản đồ dựa trên ảnh viễn thám đã đƣợc
công bố trong hai thập ỷ qua. Họ đã chia thành 5 loại tƣ liệu viễn thám: ảnh
hàng hơng, ảnh quang học có độ phân giải trung bình, ảnh quang học có độ
phân giải cao, siêu phổ, và ảnh radar. Việc lựa chọn các bộ cảm thích hợp phụ
thuộc chủ yếu vào mục đích của điều tra, vào tỷ lệ bản đồ, vào mức độ phân loại
đạt yêu cầu, mức độ đảm bảo về hung thời gian, đặc điểm đặc biệt của các
v ng địa lý. Mặc d ảnh hàng hông và ảnh đa phổ độ phân giải cao, ảnh siêu
phổ, và các dữ liệu radar một phần cung cấp thông tin với các chi tiết hông gian
cao, ph hợp cho việc phát hiện những thay đổi nhỏ trong thành phần loài và
phân phối, mức độ ngập lụt dƣới tán, tình trạng phát triển, mơ hình tăng
trƣởng… là điều quan trọng nhất cho các cơ quan địa phƣơng hoặc hu vực chịu
trách nhiệm về bảo vệ và quản lý RNM.

13


PHẦN III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA CỦA
NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Cung cấp cơ sở hoa học trong việc giám sát đánh giá hiệu quả trồng rừng
và quản lý rừng ngập mặn v ng ven biển Việt Nam.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên , Quảng
Ninh giai đoạn 1990 – 2018
Xây dựng bản đồ biến động rừng tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh giai
đoạn 1990 – 2018.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã
Quảng Yên, Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong Phạm vi hông gian: Ven biển thị xã Quảng Yên
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu biến động rừng ngập mặn trong thời ì từ
năm 1990 đến năm 2018.
Phạm vi khoa học: Khóa luận đi sâu vào công nghệ xử lý ảnh viễn thám
trong thành lập bản đồ biến động rừng ngập mặn và phƣơng pháp phân loại
không kiểm định kết hợp chỉ số thực vật NDVI trên cơ sở đó phân tích hiện
trạng biến động đất rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu.
Về nội dung: Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tiến hành đánh giá
hiệu quả trồng rừng ngập mặn giai đoạn 1990 – 2018, về cơ chế, chính sách
quản lý rừng tại Quảng Yên , Quảng Ninh, đặc biệt ba xã thuộc phạm vi nghiên
cứu của đề tài.

14


3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và công tác quản lý rừng ngập mặn ven
biển thị xã Quảng yên, tỉnh Quảng Ninh
Tìm hiểu những dự án, chính sách đƣợc ban hành và cơ cấu tổ chức quản
lý rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu.
Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý rừng ngập mặn.
 Nhân tố cơ chế chính sách
 Nhân tố kinh tế - xã hội
 Yếu tố về địa lý
3.3.2. Xây dựng bản đồ chuyên đề rừng ngập mặn qua các thời kỳ tại khu vực
nghiên cứu
Xây dựng bản đồ phân bố khơng gian và diện tích rừng ngập mặn ven

biển năm 1990, 1995, 2000, 2005, 2010, 2015, 2016, 2017.
3.3.3. Nghiên cứu biến động về diện tích rừng ngập mặn và nguyên nhân biến
động giai đoạn 1990 – 2017
Xây dựng bản đồ biến động rừng ngập mặn về diện tích giai đoạn 19901995, 1995- 2000, 2000- 2005, 2005- 2010, 2010- 2015, 2015- 2016, 20162017.
Xác định nguyên nhân biến động qua từng thời kỳ.
3.3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập
mặn ven biển thị xã Quảng yên, Quảng Ninh
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Đặc điểm phân bố và công tác quản lý rừng ngập mặn ven biển thị xã
Quảng yên, tỉnh Quảng Ninh
Để thu thập thông tin liên đến phân bố và công tác quản lý rừng ngập
mặn, đề tài sử dụng một số phƣơng pháp sau:

15


a) Phƣơng pháp thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu
Sử dụng bảng phỏng vấn điều tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại
khu vực nghiên cứu . Điều tra tình hình trồng, bảo vệ , phát triển của rừng ngập
mặn tại khu vực nghiên cứu
Sử dụng bảng phỏng vấn điều tra tình hình suy giảm , suy thoái rừng
ngậm nặm tại khu vực nghiên cứu
b) Thu thập dữ liệu kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu
Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhằm thống kê số liệu thu thập, tổng hợp
đƣợc các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu qua các phƣơng tiện thơng
tin internet, báo, các cơng trình nghiên cứu khoa học,….
+ Tạo độ địa lý
+ Điều kiện tự nhiên
+ Thông số ĩ thuật của ảnh vệ tinh Landsat
- Sử dụng dử liệu viễn thám

+ Sử dụng dử liệu arcGIS có sử dựng tƣ liêu ảnh viển thám ( ảnh vệ tinh
Sentinel-2A/2B, và Landsat 7/8, Landsat 4/5)
c) Kế thừa số liệu:
Nghiên cứu tiến hành thu thập các tài liệu các liên quan đến vùng nghiên
cứu tại phòng kinh tế và hạt kiểm lâm thị xã Quảng Yên. Các tài liệu thu thập
chủ yếu liên quan đến biến động, hiện trạng diện tích rừng, đất ngập mặn trong
khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat đa thời gian đƣợc sử
dụng , dữ liệu này đƣợc hiệu chỉnh và cung cấp bởi Trung tâm Khoa học và
Quan sát Trái đất, Cục Địa chất Hoa Kỳ (USGS).
 Các loại dữ liệu thu thập gồm có:
Số liệu hơng gian: Ảnh vệ tinh Landsat TM tổ hợp màu tự nhiên hu vực
thị xã Quảng Yên chụp từ năm 1990 - 2017 độ phân giải hông gian 30 x 30 m .
Số liệu phi hông gian: Đây là loại số liệu thuộc tính của hu vực cũng
nhƣ của đối tƣợng nghiên cứu. Các báo cáo, văn bản, luận văn, tạp chí hoa học

16


có liên quan tới v ng nghiên cứu đƣợc tham hảo để hình thành lên cái nhìn
tổng quan về hu vực nghiên cứu.
Thống kê số liệu thu thập, tổng hợp đƣợc các vấn đề có liên quan đến đề
tài nghiên cứu qua các phƣơng tiện thông tin internet, báo, các cơng trình nghiên
cứu khoa học,….
Tọa độ địa lý
Điều kiện tự nhiên
Thông số ĩ thuật của ảnh vệ tinh Landsat
- Sử dụng dử liệu viễn thám
Sử dụng dử liệu ArcGIS có sử dụng tƣ liêu ảnh viển thám (Sentinel2A/2B, , và Landsat 8, Landsat 7, Landsat 4/5)
3.4.2. Xây dựng bản đồ chuyên đề rừng ngập mặn qua các thời kỳ tại khu vực
nghiên cứu

3.4.2.1. Điều tra thực địa
Sử dựng GPS – điều tra mô tả khu vực nghiên cứu
Tiến hành lấy 120 điểm phân bố ngẫu nhiên hệ thống theo tuyến trong
khu vực nghiên cứu. Vị trí ơ tiêu chuẩn đƣợc xác định theo tọa độ địa lý tại tâm
ô bằng máy định vị tồn cầu cầm tay (GPS) có độ sai số từ 2 - 5m.
3.4.2.2. Thành lập bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu: từ dữ liệu ảnh viễn
thám và Landsat đa thời gian từ năm 1990 đến các năm 2018.

17


Bảng 3. 1: Dữ liệu viễn thám được sử dụng trong nghiên cứu
TT

Mã ảnh

1

LT05_L1TP_126046_19900907_20170214_01_T1

2

LT05_L1TP_126046_19961025_20170103_01_T1

3

LT05_L1TP_126046_20001223_20161212_01_T1

4


LE07_L1TP_126046_20051010_20170112_01_T1

5

LT05_L1TP_126046_20101101_20161012_01_T1

6

7

Thời gian
07/09/
1990

03/01/
1995
12/12/
2000
12/01/
2005
12/10/
2010

S2A_OPER_PRD_MSIL1C_PDMC_20160426T073124

26/04/

_R118_V20150820T033001_20150820T033001.SAFE

2015

17/12/

L1C_T48QXJ_A012985_20171217T033108

2018

Độ phân
giải (m)

Path/Row

30

126/45

30

126/45

30

126/45

30

126/45

30

126/45


10

T48QYJ

10

T48QYJ

(Nguồn: )

18


×