Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thử nghiệm nhân giống cây giổi ăn hạt tại trung tâm giống cây trồng vật nuôi và thủy sản tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 49 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG CÂY GIỔI ĂN HẠT TẠI TRUNG
TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN
TỈNH HỊA BÌNH

NGÀNH

: QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG

MÃ SỐ

: 302

Giáo viên hướng dẫn : NGƯT. PGS.TS. Trần Ngọc Hải
Sinh viên thực hiện

: Hoàng Văn Long

Lớp

: K59D - QLTNR

Mã sinh viên

: 1453021048

Khóa học



: 2014 - 2018

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học tại Trường đại học Lâm nghiệp với
mong muốn hoàn thiện kiến thức đồng thời đánh giá quá trình học tập tại
trường và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu thực tế, được sự cho
phép của khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Bộ môn Thực vật
rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi đã tiến hành
thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài :
“ Thử nghiệm nhân giống cây Giổi ăn hạt tại Trung Tâm giống cây
trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hịa Bình ”
Sau thời gian thực tập tốt nghiệp nghiêm túc và khẩn trương, với tinh
thần nghiên cứu, học hỏi, đến nay đề tài của tơi đã hồn thành. Nhân dịp này,
tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu săc đến thầy giáo hướng dẫn
NGƯT.PGSTS.Trần Ngọc Hải đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời tơi cũng xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới tất cả các bác, cô, chú tại Trung tâm giống cây trồng,
vật nuôi và thủy sản tỉnh Hịa Bình đã tạo điều kiện để cho tơi thực hiện đề tài
này.
Trong q trình thực hiện khóa luận, măc dù bản thần tơi đã có nhiều cố
gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tế và kiến thức
chun mơn cịn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi những sai sót. Vì vậy,
tơi kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và các bạn để
bài khóa luận này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, Ngày28 tháng 04 năm 2018

Sinh viên thực hiện
Hoàng Văn Long


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3
1.1 . Một số nghiên cứu về gieo hạt và ghép cây trên thế giới ......................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về gieo hạt trên thế giới ....................................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu về ghép cây trên thế giới...................................................... 4
1.1.3. Nghiên cứu về gieo hạt ở Việt Nam ........................................................ 4
1.1.4 Nghiên cứu về ghép cành ở Việt Nam ...................................................... 5
1.2. Nghiên cứu về cây Giổi ăn hạt ................................................................... 6
1.2.1. Đặc điểm chung về loài Giổi ăn hạt ....................................................... 6
1.2.2. Nghiên cứu về nhân giống Giổi ở Việt Nam ........................................... 7
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG – MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 11
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 11
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.3.1. Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống của loài cây Giổi ăn hạt ........ 11
2.3.2. Thử nghiệm nhân giống bằng hạt ......................................................... 11
2.3.3. Thử nghiệm nhân giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép cành ... 15

CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 22


3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 22
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 23
3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 23
3.1.4. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 24
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .......................................................................... 24
3.2.1. Kinh tế ................................................................................................... 24
3.2.2. Xã hội .................................................................................................... 26
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 27
4.1. Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống của loài cây Giổi ăn hạt ............ 27
4.1.1. Kỹ thuật thu hái hạt giống..................................................................... 27
4.1.2. Kỹ thuật bảo quản hạt giống ................................................................. 27
4.2. Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt và quá trình sinh trưởng của cây con .... 28
4.2.1. Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt : ................................................... 28
4.2.2. Đánh giá quá trình sinh trưởng của cây con :...................................... 29
4.3. Đánh giá tỷ lệ sống của cây sau khi tiến hành ghép và quá trình sống của
cây sau khi ghép chồi ...................................................................................... 31
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ..................................................... 40
1. Kết luận ....................................................................................................... 40
2. Tồn tại ......................................................................................................... 40
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt


Từ viết tắt

Nghĩa các từ viết tắt

1

TB

Trung bình

2

ĐHNNI

Đại học nơng nghiêp1

3

THCS

Trung học cơ sở

4

LNĐT

Lâm nghiệp đơ thị

5


CTTN

Cơng thức thí nghiệm

6

CT

Cơng thức

7

Chiều cao chồi

8

S

Sai tiêu chuẩn

9

S%

Hệ số biến động

10

P(f)


Xác xuất


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt sau các ngày thí nghiệm ...................... 14
Bảng 2.2: Tỷ lệ sống của cây mầm ................................................................. 14
Bảng 2.3. Bảng theo dõi sự phát triển của cây con qua thời gian .................. 14
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn cây gốc ghép ................................................................ 15
Bảng 2.5. Bảng theo dõi tỷ lệ chồi ghép sống của chồi ghép ......................... 19
Bảng 2.6. Bảng theo dõi sự phát triển của của cây giổi sau khi ghép qua thời
gian ............................................................................................................ 19
Bảng 4.1. Tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt sau các ngày thí nghiệm ...................... 28
Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cây mầm ................................................................. 30
Bảng 4.3. Bảng theo dõi sự sinh trưởng của cây con qua thời gian............... 30
Bảng 4.4: Bảng theo dõi tỷ lệ chồi ghép sống của các nhân tố thí nghiệm .... 31
Bảng 4.5. Bảng theo dõi sự phát triển của của cây giổi sau khi ghép qua thời
gian ............................................................................................................ 33
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến khả năng sinh trưởng cây ghép
Giổi ăn hạt trong vườn ươm...................................................................... 35
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của bón thúc đến khả năng sinh trưởng cây ghép Giổi
ăn hạt trong vườn ươm .............................................................................. 38


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình thái thân cây, quả và hạt của cây Giổi ..................................... 6
Hình 2.1: Dụng cụ ghép .................................................................................. 16
Hình 2.2: Ghép nêm ........................................................................................ 17
Hình 2.3: Minh họa của một mối ghép nêm cho thấy hom cây khi nhìn xéo. .... 18
Hình 2.4: Minh họa của một mối ghép nêm cho thấy các phần tượng tầng tiếp

xúc nhau tại hai điểm.................................................................................. 18
Hình 3.1: Vị trí địa lý của Thành phố Hịa Bình trên bản đồ.......................... 22
Hình 3.2: Địa hình đồi núi ở thành phố Hịa Bình .......................................... 23
Hình 4.1: Hạt giổi nảy mầm ............................................................................ 29
Hình 4.2: Số lượng chồi ghép cịn sống và đã chết......................................... 32
Hình 4.3: Chồi ghép bị chết ............................................................................ 32
Hình 4.4: Chồi ghép sau 21 ngày .................................................................... 33
Hình 4.5: Chồi ghép sau 35 ngày .................................................................... 34
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ sống của chồi ghép cây Giổi ăn hạt trọng vườn ươm ở
các thời vụ khác nhau ................................................................................. 36
Hình 4.7: Biểu đồ chiều cao của chồi ghép của cây Giổi ăn hạt trong vườn
ươm ở các thời vụ ghép khác nhau............................................................. 36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 16 vĩ độ, kéo dài theo hướng Bắc – Nam,
nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Đơng Nam
Á, đã tạo điều kiện cho đất nước Việt Nam có nguồn tài nguyên dộng thực vật
phong phú và đa dạng, đứng trong 10 nước đa dạng sinh học nhất trên thế giới.
theo thống kê đến hết năm 2016, tổng diện tích rừng nước ta có khoảng 14,38
triệu ha, trong đó khoảng 10,24 triệu ha là rừng tự nhiên và 4,14 triệu ha là
rừng trồng, tỷ lệ che phủ đạt 41,19% (Bộ NN&PTNN 2017) hằng năm không
những chỉ cung cấp hang triệu m3 gỗ, hang tram nghìn tấn lâm sản ngồi gỗ.
Tuy diện tích rừng trồng tăng hang năm khá nhanh, nhưng chủ yếu là diện
tích gây trồng ác loài cây mọc nhanh ngoại nhập như Keo, Bạch đàn,… nhằm
mục đích kinh doanh gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp
trọng điểm như dăm gỗ, bột giấy, ván nhân tạo,… cồn rừng trồng các loài cây
bản địa cung cấp gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ phục vụ phát triển kinh tế xã hội,
mà cịn góp phần xóa đói giảm nghèo cho hang triệu đồng bào và bảo vệ môi
trường sinh thái ở vùng nông thôn, miền núi Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất

nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu của đề án tái cơ cấu ngành nhất là thời kỳ
đóng cửa rừng tự nhiên như hiện nay.
Trong những năm gần đây, các nước nhiệt đới đặc biệt là các nước ở
vùng Đông Nam Á và Mỹ Latinh dành nhiều quan tâm đến việc sử dụng cây
bản địa cho trồng rừng cung cấp gỗ và các sản phẩm khác. Ở Việt Nam hiện
nay diện tích rừng tự nhiên khơng cịn nhiều nên việc sử dụng cây bản địa vào
trồng rừng để cung cấp gỗ cũng đang được quan tâm rất nhiều. Giổi ăn hạt
(Mechilia tonkinensis A.chev) là loài cây gỗ bản địa thường xanh, có thể cao
25-30 m với đường kính ngang ngực 70-80 cm, có phân bố ở cac tỉnh miền
Bắc đến Bắc Tây Nguyên (FIPI, 1996). Gỗ có thớ mịn, màu vàng nhạt rất
được ưa chuộng để làm gỗ xây dựng và đóng đồ mộc dùng trong nước và xuất
khẩu.

1


Giổi ăn hạt (Mechilia tonkinensis A.chev) là loài cây gỗ bản địa, đa tác
dụng, thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae). Hạt có tinh dầu và là loại gia vị
truyền thống của nhân dân vùng núi phía Bắc, giống như hạt tiêu ở các tỉnh
phía Nam. Trong quả có tinh dầu mùi thơm cumarin và hơi có mùi long não.
Hạt dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống khơng tiêu, xoa bóp khi đau
nhức, tê thấp. Vỏ cây dùng làm thuốc chữa sốt, ăn uống không tiêu.
Mặc dù cây Giổi ăn hạt là loài cây mang lại nhiều giá trị, nhưng cho đến
nay các nghiên cứu về lồi cây này cịn rất hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu
về kỹ thuật nhân giống. Để có thể góp phần nhỏ vào nâng cao giá trị nhân
giống và hiệu quả hơn, tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài : “ Thử
nghiệm nhân giống cây Giổi ăn hạt tại Trung tâm giống cây trồng, chăn
ni và thủy sản tỉnh Hịa Bình ”.

2



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 . Một số nghiên cứu về gieo hạt và ghép cây trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về gieo hạt trên thế giới
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á khi nghiên cứu về giá
thể cho cây con, việc phối trộn rêu than bùn và chất khoáng cho giá thể phù
hợp nhất đối với sinh trưởng và phát triển của cây con.
Trấu hun và trấu đốt cũng được sử dụng như thành phần của giá thể.
Trung tâm này vào năm 1992, đã được giới thiệu cách phối trộn giá thể dung
làm bầu cho cây con gồm đất + phân + cát + trấu hun theo tỷ lệ 5:3:1:1. Cây
con trồng trên giá thể này có thể đạt tỷ lệ sống 100%, có bộ rễ phát triển
mạnh, lá nhiều hạn chế tỷ lệ chết của cây sau khi trồng ra ngoài đồng ruộng.
Theo lawtence, Neverell (1950) cho biết, ở Anh thường sử dụng hỗn hợp
gồm đất mùn+ than bùn + cát khơ (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 làm giá
thể để gieo hạt. Bên cạnh đó giá thể cũng bao gồm các thành phần trên với tỷ
lệ phối trộn (tính theo thể tích ) là 7:3:2 sử dụng để trồng cây.
Tác giả Northen (1974) cho rằng giá thể bao gồm 3 phần vỏ thông xay
nhuyễn + 1 phần cát (hoặc 8 phần asminda xay nhuyễn ) + 1 phần than bùn,
phù hợp cho việc cấy cây phong lan lấy từ ống nghiệm. Giá thể này cho tỷ lệ
sống cây lan con cao và cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Tác giả Bunt (1965) đã sử dụng để gieo hạt (tính theo thể tích ) 1 than
bùn + 1 cát + 2/3kg/m3 đá vôi nghiền đều cho cây con mập, khỏe mạnh.
Kết quả nghiên cứu của Kaplinna (1976 ) đối với cùng một loại cây
nhưng với thành phần giá thể khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau:
 Để gieo hạt cải bắp, cải xanh sử dụng gồm : 3 phần mùn + 1 phần đất đồi
+ 0,3 phần phân bò và bổ sung vào 1 kg hỗn hợp trên them 1g N, 4g
, và 1g


thì năng suất sớm đạt 238 tạ/ha.

 Nếu thành phần giá thể gồm 4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất
sớm đạt 189 tạ/ha.
3


Tác giả Roe và cộng sự (1993 ) việc ứng dụng sản xuất giá thể đặt nền tảng
cho việc phòng trừ cỏ dại sinh trưởng giữa các hang rau ở các thời vụ. Việc sử
dụng giá thể trên vùng đất nghèo dinh dưỡng làm tăng độ màu mỡ cho đất.
Masstalerz (1997 ) cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn ( tính theo thể
tích ) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm mùn, cát sét và mùn cát có tỉ lệ 1:2:2
; 1:1:1 hay 1:2:0 dùng làm bầu cho cây con đều cho cây có tỷ lệ sống và sinh
trưởng phát triển tốt
1.1.2. Nghiên cứu về ghép cây trên thế giới
Trong những tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất giống
cây ăn quả, người ta đặc biệt quan tâm đến gốc ghép. Việc dùng các gốc ghép
lùn và nửa lùn được coi là một cuộc cáchmạng trong nghề trồng táo ở châu
Âu, vì khi ghép lên các gốc ghép đó cây táo khơng to lớn như trước nữa, mà
tán cây nhỏ lại, trồng được dày hơn, cây sớm cho quả, sản lượng trên đơn vị
diện tích tăng đến 45% do có thể trồng dày tối đa 4.000 cây/ha, trồng 2 - 3
hàng 1 băng, thậm chí 10.000 cây/ha. Đặc biệt nhờ có gốc ghép lùn đã giảm được
đáng kể công cắt tỉa, phun thuốc trừ sâu, v.v.và đặc biệt là công thu hoạch. Tiến
bộ kỹ thuật và gốc ghép táo này đã được phổ biến rộng rãi ở châu Âu.
Nghề trồng cam của Braxin và một số nước nam Mỹ một thời điêu đứng
vì sự tàn phá có tính hủy diệt của bệnh virut Tristeza, ở Braxin phải hủy bỏ 3
triệu cây và thị trường cam thế giới vắng hẳn sản phẩm cam của nước này
trong thời gian dài.Những cơng trình nghiên cứu về gốc ghép chống bệnh và
các tổ hợp mắt ghép, gốc ghép sạch bệnh virut đã phục hồi lại được các vườn
cam của Braxin. Người ta chọn được Poncirus trifoliata và các giống lai giữa

P. trifoliata và cam chanh nh-Troyer citrange, v.v. làm gốc ghép chống bệnh.
1.1.3. Nghiên cứu về gieo hạt ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn thị Phương Thảo (1998) cho biết, việc xác định môi
trường dinh dưỡng rất quan trọng. Loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng quyết
định đến tỷ lệ sống khi đưa cây con ra từ ống nghiệm. sử dụng giá thể tráu
hun kết hợp phun EM đối với hoa loa kèn cho hiệu quả tốt nhất.
4


Năm 1998, Nguyễn thị Phương Thảo, Nguyễn Quang Trạch tiế hành
trồng cay hoa lity được nhân giống bằng phương pháp invitro trên các giá thể
khác nhau. Các tác giả đã kết luận, loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng quyết
định đến tỷ lệ sống khi đưa cây con ra từ ống nghiệm. sử dụng trấu hun +
phun dinh dưỡng và EM ở các công thức: Trấu hun+ phun dinh dưỡng,trấu
hun + phun dinh dưỡng + em, trấu hun+phun EM, tỏ ra thích hợp các giá thể
cịn lại. chất lượng cây con đạt cao nhât ở các công thức này.
Năm 2016 Nguyễn Văn Thành K57-LNĐT thực hiện đề tài phương pháp
gieo ươm hoa dừa cạn có kết quả như sau CTTN4 với thành phần 40% đất
màu+ 15% xơ dừa + 10% trấu hun+15% xỉ than + 20% đất tribat cho chỉ tiêu
về kết quả sinh trưởng tốt.
Năm 2016 Hoàng trung Âu 57 –LNĐT thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh
hưởng của giá thể tới quá trình sinh trưởng của cây con hoa dạ yến thảo có kết
quả như sau : thành phần giá thể ở CTTN1 40% đát màu + 20% trấu hun
+20% xỉ than + 20% phân truồng hoai mục thích hợp với q trình sinh
trưởng và phát triển của cây.
1.1.4 Nghiên cứu về ghép cành ở Việt Nam
Năm 1974 tại vườn cây ăn quả của trường ĐHNNI Hà Nội đã có sự thử
nghiệm ghép hồng đầu tiên thành cơng trên cành các cây hồng giống Thạch
Thất sẵn có bằng phương pháp ghép mắt cửa sổ. Năm 1975, 1976, 1977, liên
tục thí nghiệm về kỹ thuật ghép hồng và cuối cùng khẳng định: có thể ghép

hồng bằng 3 phương pháp là ghép mắt cửa sổ, ghép mắt có gỗ và ghép vát
cành. Từ đó đến nay cây hồng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu từ
nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến quả. Sản phẩm
hồng quả trên thị trường khá dồi dào.
Phạm Văn Cơn. 1978. Hồn thiện kỹ thuật ghép táo. Năm 1973, được sự
gợi ý của GS. Vũ Công Hậu và dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo trường, các cán
bộ chuyên ngành Cây ăn quả tiến hành thí nghiệm nhân giống táo bằng
phương pháp ghép. Áp dụng phương pháp ghép kiểu cửa sổ (tài liệu nước
5


ngồi gọi là kiểu chữ U) thì đảm bảo cây ghép sống với tỉ lệ khá cao, ). Nhờ
kết quả nghiên cứu hoàn thiện về kỹ thuật ghép táo nên hàng loạt giống táo
mới được thu thập bảo tồn và phổ biến vào sản xuất quả táo thực sự đã trở
thành một trong những loại quả hàng hóa.
1.2. Nghiên cứu về cây Giổi ăn hạt
1.2.1. Đặc điểm chung về loài Giổi ăn hạt
 Tên khoa học : Mechilia tonkinensis A.chev
 Tên thường gọi : Giổi ăn hạt
 Họ thực vật : Ngọc lan (Magnoliaceae)
 Phân bố : các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên.
a, Đặc điểm hình thái

Hình 1.1: Hình thái thân cây, quả và hạt của cây Giổi
Hình dạng thân cây: Giổi ăn quả có cấu trúc đơn trục, trịn thẳng, gốc có
bạnh vè nhỏ, thân chính rõ ràng, vỏ nhẵn, màu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều
vết địa y hình bản; thịt vỏ vàng hay xanh nhạt, giịn, có mùi thơm nhẹ, phân
cành cao, cành mọc chếch, cành non nhẵn, có nhiều vết sẹo do lá kèm để lại
và có nhiều lỗ vỏ rải rác.
Tán cây: Tán cây thường trịn có độ dày từ 1/5 ÷ 1/4 chiều cao vút ngọn

Lá đơn, mọc cách, xếp đều trên cành; phiến lá dai, cứng mùi thơm giống
lá hồi khi vò nát. Cuống lá dài 1,3 -1,9cm, mặt trên lõm nhẹ. Lá dài từ 10 ÷ 27
cm, rộng 4 ÷ 9,5 cm, có dạng trứng ngược tới xoan - trứng ngược, hai mặt có
màu lục tươi gần giống nhau, bóng và khơng lơng. Gốc lá hình nêm rộng, đầu
lá tù với phần chóp tù dài khoảng 2 ÷ 5mm, gân bên 10 -12 đôi nổi rõ, gân
6


tam cấp hình mạng dày, dễ nhận thấy bằng mắt thường. Lá kèm nhọn, sớm
rụng để lại vết sẹo trên cành non.
Hoa : Giổi ăn hạt có hoa đơn, mọc ở đầu cành hay đối diện với chỗ đính
của cuống lá; cuống hoa dài 2,5 ÷ 3,5 cm; bao hoa nhiều, mọc vịng, chưa
phân hố thành đài và tràng, hoa có màu trắng hay vàng nhạt, có mùi thơm,
nhị nhiều, trung đới có mũi nhọn, ngắn. Lá nỗn nhiều, cả nhị và lá noãn đều
xếp xoắn ốc trên một trục hoa hình trụ
Quả đại kép đặc trưng, gồm 3 -5 đại được phát triển tới trưởng thành,
dạng củ lạc có eo thắt thường có mũi, đại khi chín mở thành 2 mảnh, vỏ các
đại dày, nạc. Quả khi non có màu xanh, khi chín có màu nâu nhạt.
b, Đặc điểm sinh thái
Giổi ăn hạt ưa đất sâu ẩm, tốt, thoát nước. Nó mọc trên nhiều loại đất
feralit phát triển trên gnai, micasit, phiến thạch sét, phiến thạch mica, macma
axit.
Cây ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh, tái sinh hạt tốt. Cây non chịu
bóng nhẹ.
c, Giá trị sử dụng của cây giổi ăn hạt
Hạt Giổi được dùng làm gia vị trong các món ăn của của dân tộc Tây
Bắc
Gỗ Giổi được dùng làm xây dựng và đóng đồ mộc dùng trong nước và
xuất khẩu.
Nguồn trích dẫn : Kỹ thuật trồng Giổi xanh của Viện khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam
1.2.2. Nghiên cứu về nhân giống Giổi ở Việt Nam
Nhân giống Giổi xanh
Từ năm 2008 đến năm 2010, Nguyễn Đức Kiên và Ngô Văn Chính của
Trug tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã thực hiện đề tài “nghiên cứu, nhân
giống và kỹ thuật gây trồng cây Giổi xanh và Re rừng “ đã đưa ra các kết quả
sau :
7


Phương pháp bảo quản tốt nhất là cất trữ hạt tươi (không hút ẩm) ở nhiệt
độ -30 độ C cũng chỉ duy trì được khả năng nảy mầm của hạt đến 6 tháng. Hạt
Giổi xanh có khả năng cất trữ lâu hơn Re rừng, nhiệt độ bảo quản thích hợp
nhất với Giổi xanh - 30 độ C với hạt không hút ẩm hoặc rút ẩm đến 25%.
Trong điều kiện không có tủ lạnh sâu thì vẫn có thể cất trữ hạt trong tủ lạnh
thường 5 độ C đến 1 năm.
Các thí nghiệm xác định loại thuốc và nồng độ thuốc và thí nghiệm mùa
vụ giâm hom cho Giổi xanh. Sử dụng IBA với nồng độ 1-1.5% thì cho tỷ lệ ra
rễ và chất lượng hom cao nhất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giâm hom
vào vụ thu có tỷ lệ ra rễ cao nhất.
Về khả năng nhân giống bằng hom: Giổi xanh là lồi cây khó nhân giống
bằng hom. Sử dụng IBA với nồng độ 1-1.5% thì cho tỷ lệ ra rễ đạt 36%. Giâm
hom vào vụ thu có tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 58%.
Từ năm 2011 đến 2015, tác giả Phan văn Thắng đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật chọn tạo giống
và gây trồng rừng Giổi (michelia mediocris dandy ) và đã đưa ra được các kết
quả sau :
Hạt trước khi đem gieo được xử lý bằng cách ngâm hạt Giổi trong nước
ấm khoảng (35 độ C ) từ 6 – 8 giờ hoặc nước lạnh trong 12 giờ và vớt ra cho
ráo nước, đem gieo trên luống có tỷ lệ che phủ khoảng 80 - 90 %, sẽ cho tỷ lệ

nảy mầm hạt cao.
Sau khi hạt nảy mầm, thường xuyên chăm sóc, điều chỉnh tỷ lệ che bóng
khoảng từ 60% đến 70%. Sau từ 2 – 3 tháng tuổi, cây con đạt chiều cao trung
bình từ 15 – 20 cm, sau từ 6 – 9 tháng tuổi cây có chiều cao trung bình
khoảng từ 35 – 40cm. Sau từ 12 – 15 tháng tuổi cây có chiều cao khoảng > 60
cm, đường kính khoảng 5cm
Nhân giống giổi ăn hạt
Năm 2012, tác giả Đỗ Anh tuấn đã thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của che
sáng và thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Giổi ăn
hạt (Michelia tonkinensis A.Chev)” và đã đưa ra kết luận :
8


Các nhân tố che sáng và thành phần ruột bầu có ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống và sinh trưởng của cây Giổi ăn hạt ở giai đoạn vườn ươm. Việc che sáng
có ảnh hưởng rõ rệt đối với cả tỷ lệ sống và sinh trưởng đường kính gốc và
chiều cao vút ngọn.
Các nhân tố che sáng và thành phần ruột bầu có ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống và sinh trưởng của cây Giổi ăn hạt ở giai đoạn vườn ươm. Việc che sáng
có ảnh hưởng rõ rệt đối với cả tỷ lệ sống và sinh trưởng đường kính gốc và
chiều cao vút ngọn.
Mức che sáng phù hợp biến động theo giai đoạn tuổi của cây con Giổi ăn
hạt. Ở giai đoạn 4 tháng tuổi mức che sáng 75% là phù hợp nhất, đến giai
đoạn 6 và 8 tháng tuổi thì mức che sáng tốt nhất là 50%.
Trộn thêm phân bón vào đất mặt làm ruột bầu nuôi cây chưa ảnh hưởng
rõ đối với chỉ tiêu tỷ lệ sống, nhưng có tác dụng làm tăng sinh trưởng về
đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Giổi ăn hạt, trong đó cơng
thức ruột bầu tạo từ 95% đất mặt và 5% phân vi sinh có ảnh hưởng tốt nhất
với các chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc.
Về nghiên cứu đặc điểm sinh lý giống, Nguyễn Huy Sơn và cộng sự

(2007), cho rằng độ ẩm tự nhiên của hạt Giổi xanh khi chín trung bình là 27%,
trọng lượng trung bình của 1.000 hạt là 258,55g, 1kg hạt có khoảng từ 3383 –
4514 hạt, trung bình có khoảng 3868 hạt/kg. Khi độ ẩm của hạt càng thấp thì
càng nhanh mất sức nảy mầm, nhất là trong điều kiện nhiệt độ phòng. Điều
kiện bảo quản tốt nhất là dộ ẩm của hạt từ 27 – 33% và nhiệt độ bảo quản vào
khoảng từ 5 – 15C. Với điều kiện này, có thể cất trữ hạt Giổi trong thời gian
9 tháng với tỷ lệ hạt nảy mầm đạt từ 55 – 71%. Các tác giả cũng cho thấy hạt
Giổi ăn hạt có dầu thường khó bảo quản nên tốt nhất hạt thu hái xong đem
gieo ươm ngay. Nếu để lâu thì nên bảo quản trong cát ẩm 20% với tỷ lệ 1 hạt
4 cát, để trong thời hạn 3 tháng vẫn đạt tỷ lệ nảy mầm 60%.
Năm 2010 – 2013, Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản đã có đề
tài nghiên cứu về chọn giống cây Giổi, Sấu, Tai chua tại tỉnh Hịa Bình. Đề tài
9


đã chọn được một số cây trội Giổi ăn hạt về sản lượng quả tại xã Nuông Dăm
huyện Kim Bôi, bước đầu xác định được phương pháp ghép và thời vụ ghép,
xây dựng được vườn giống cây ghép tại Tại Sản xuất giống cây trồng Hịa
Bình thuộc trung tâm giống cây trồng ( nay là Trung tâm giống cây trồng, vật
ni và thủy sản) tỉnh Hịa Bình. Năm 2014 – 2015, Viện Cải thiện giống và
Phát triển lâm sản tiếp tục có đề tài nghiên cứu cấp tỉnh “ bảo tồn và phát triển
nguồn gen cây giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev, 1918 ) tại huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hịa BÌnh”. Đề tài đã tuyển chọn được 20 cây trội và đánh giá được
tính đa dạng di truyền của các cây được tuyển chọn, xây dựng được mơ hình
bảo tồn nguồn gen được trồng bằng cây ghép tại 14 hộ gia đình xã Chí Đạo
huyện Lạc Sơn tỉnh Hịa Bình. Xây dựng và hướng dẫn kỹ thuật nhân giống
bằng hạt và ghép cây Giổi ăn hạt tại huyện Lạc Sơn, Hòa Bình.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về bảo quản hạt giống và nhân
giống còn rất hạn chế. Kết quả mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về một
số phương pháp như giâm hom và nuôi cấy mô, có ít thơng tin cụ thể về nhân

giống sinh trưởng bằng phương pháp ghép cho loài Giổi ăn hạt. Đây là một
trong những khâu quan trọng trong công tác chọn giống Giổi ăn hạt.
Tóm lại : Điểm qua các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
về cây Giổi ăn hạt cho thấy đã có một số cơng trình nghiên cứu, đi sâu vào
giải quyết một số vấn đề cơ bản như đặc điểm hình thái, phân loại, tên gọi,
phân bố, sinh thái,... những kết quả nghiên cứu này không chỉ làm cơ sở khoa
học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng Giổi ăn hạt thông
qua một số nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng trong từng điều kiện cụ
thể khác nhau mà còn định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo trong từng
trường hợp cụ thể ở mỗi địa phương, mỗi vùng sinh thái hay quốc gia. Tuy
nhiên một số kết quả nghiên cứu về chọn, nhân giống và trồng cây Giổi ăn hạt
trên thế giới khơng nhiều, cịn một số nội dung nghiên cứu ít được đề cập đến
đặc biệt chọn và nhân giống. Đây cũng là một trong những tồn tại cần được
nghiên cứu bổ sung.
10


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG – MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
 Mục tiêu nghiên cứu là góp phần bảo tồn và phát triển loài giổi ăn hạt
(Mechilia tonkinensis A.chev),
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định được khả năng nảy mầm của hạt Giổi ăn hạt
 Xác định được tỷ lệ sống của cây sau khi tiến hành ghép
 Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của cây giống
2.2. Nội dung nghiên cứu
 Tìm hiểu kỹ thuật thu hái và bảo quản vật liệu giống.

 Thử nghiệm nhân giống cây Giổi ăn hạt bằng hạt.
 Thử nghiệm nhân giống cây Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống của loài cây Giổi ăn hạt
Kế thừa số liệu :
 Kỹ thuật trồng Giổi xanh của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
 Kỹ thuật ươm trồng của Viện cây giống trung ương
2.3.2. Thử nghiệm nhân giống bằng hạt
2.3.2.1. Phương pháp thu hái hạt
Khi chuẩn bị thu hái cần thu dọn thực bì, trải bạt nilon để dễ phát hiện ra
quả,hạn chế mất quả trong khi thu hái.
Sử dụng màn thang để trèo lên những ngọn cây Giổi ( lựa chọn những
cây tre đực già, trên mỗi đốt có một nhánh đâm ra để người thu hái dùng đặt
chân vào), sử dụng dây bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho người thu hái, sào
nứa để thu hái những quả ở đầu cành

11


Giống được thu hái bằng cách trèo lên cây lấy quả nhưng không được bẻ
cành làm ảnh hưởng đến tán cây.
2.3.2.2. Phương pháp sơ chế hạt giống
Sau khi thu hái, ủ quả 1-2 ngày sau đó phơi trong nắng nhẹ để tách hạt
Hạt được ngâm trong nước 1-2 ngày sau đó sát nhẹ đãi sạch tử y trong
nước lấy hạt đen
Chỉ thu những hạt đen mẩy, đều, phôi cứng, tử y có màu đỏ; khơng thu
những hạt có tử y đã chuyển sang màu vàng.
Phần thịt bao bọc quanh hạt có thể đem sấy khơ để làm gia vị trong thực
phẩm
2.3.2.3. Phương pháp bảo quản hạt giống

Bảo quản hạt trong điều kiện lạnh: Với khối lượng hạt khơng lớn có thể
bảo quản hạt trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 5-15oC
Bảo quản trong cát ẩm: hạt được trộn đều với cát có độ ẩm 8-10% (nắm
cát trong tay khi bỏ ra cát không bị rơi) với tỷ lệ 1hạt: 3 cát theo thể tích, trên
phủ một lớp cát ẩm.
Định kỳ 10-15 ngày đảo hạt 1lần, tưới nước bổ sung nhằm đảm bảo độ
ẩm ban đầu.
2.3.2.4. Phương pháp sử lý hạt giống
Hạt được xử lý bằng cách: ngâm hạt đen trong nước ấm khoảng 35 độ C
từ 4-6 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch, ủ trong bao vải, hoặc bao cát 7-10 ngày, khi
hạt nứt nanh hoặc có 2 lá mầm thì cấy vào bầu.
Vỏ bầu làm bằng Polyetylen có kích thước 10x18cm, xung quanh đục lỗ
thốt nước. Ruột bầu có tỷ lệ 89% đất vườn ươm hoặc đất rừng, 10% phân
chuồng hoai, 1% NPK có thành phần 5:10:5 hoặc 10:10:5. Đất trộn thêm ít
phân và mùn hoặc trấu. Khi cấy mầm vào bầu phải tưới nước trên luống,
dùng que tạo hố để cắm mầm vào bầu tránh rễ cây bị hỏng , làm dàn che
nắng cho cây , tưới một lượng nươc vừa đủ cho cây khi thấy bầu khô.

12


2.3.2.5. Bố trí thí nghiệm gieo hạt
2.3.2.5.1. Làm đất đóng bầu.
Khu vực ươm cần được phát quang, làm sạch cỏ, tung vôi bột khử bệnh,
lên luống cao tầm 15 cm để lấy chỗ đặt bầu.
Cây dổi non, không chịu được nắng gay gắt cho nên khu ươm cần đặt ở
nơi có độ chiếu sáng tầm 60% hoặc làm dàn che lọt nắng 60%.
Bầu có kích thước 10x18cm, xung quanh đục lỗ thốt nước. Ruột bầu có
tỷ lệ 89% đất vườn ươm hoặc đất rừng, 10% phân chuồng hoai, 1% NPK có
thành phần 5:10:5 hoặc 10:10:5. Đất trộn thêm ít phân và mùn hoặc trấu.

2.3.2.5.2. Chuẩn bị luống
Cuốc, xới, làm sạch cỏ sau đó lên luống có chiều cao 10-20 cm để không
bị úng nước , rộng trừng 1m, chiều dài tuỳ theo chiều dài của vườn
ươm,đóng bầu , xếp bầu trên luống để cấy cây. Có làm dàn che lọt nắng 60%
Tiến hành làm 2 luống : một luống gieo để sử dụng làm cây gốc ghép,
một luống gieo để sử dụng lấy chồi ghép
2.3.2.5.3. Xử lý hạt giống
Hạt được xử lý bằng cách: ngâm hạt đen trong nước ấm khoảng 35 độ C
từ 4-6 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch, ủ trong bao vải, hoặc bao cát 7-10 ngày, khi
hạt nứt nanh hoặc có 2 lá mầm thì cấy vào bầu.
2.3.2.5.4. Gieo hạt
Lấy hạt đã ủ từ 7-10 ngày khi hạt đã nứt nanh hoặc có 2 lá mầm đem cấy
vào bầu
Tưới ẩm luống rồi đặt bầu lên trên, lấy que nhỏ vừa cỡ hạt chọc lỗ chính
giữa bầu sâu khoảng 1cm rồi đặt hạt vào và vùi một lớp đất bầu mỏng lên
trên.
Sau khi cấy hạt tưới một lớp nước nhẹ lên mặt bầu và tiếp tục như vậy
hàng ngày.
Gieo theo hàng : gieo vào mỗi bầu 1 hạt, gieo theo hàng để tiện chăm sóc
Tiến hành gieo 2 luống, mỗi luống 65 hạt.
13


2.3.2.5.5 Phương pháp thu thập số liệu
Thí nghiệm được theo dõi định kỳ theo tuần để xác định tỷ lệ hạt nảy
mầm,. Kết quả thu được tỷ lệ hạt nảy mầm và phát triển như thế nào.
Bảng 2.1. Tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt sau các ngày thí nghiệm
ST

Số hạt


T

thí

Tỷ lệ nảy mầm của hạt sau các ngày thí nghiệm
2 ngày

4 ngày

6 ngày

8 ngày

10 ngày

nghiệ

Hạt

Tỷ

Hạt

Tỷ

Hạt

Tỷ


Hạt

Tỷ

Hạt

Tỷ

m

nảy

lệ(%

nảy

lệ

nảy

lệ

nảy

lệ

nảy

lệ


mầ

)

mầ

(%

mầ

(%

mầ

(%

mầ

(%

m

)

m

)

m


)

m

)

m

Bảng 2.2: Tỷ lệ sống của cây mầm
Sau 5 ngày
Tổng số

Cây

cây

Sau 10 ngày

Tỷ lệ

Cây

Sau 15 ngày

Tỷ lệ

sống (%)

Cây


sống (%)

Tỷ lệ
sống (%)

Bảng 2.3. Bảng theo dõi sự phát triển của cây con qua thời gian
Tổng số

ngày

cây

Số cây

Tỷ lệ

Chiều

Số lá

Kích thước TB của

sống

cao

cây




cây(cm) TB/cây

Chiều

Chiều

dài(cm) rộng(cm)
7 ngày
14 ngày
21 ngày
28 ngày
35 ngày

14


2.3.3. Thử nghiệm nhân giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép cành
2.3.3.1. Bố trí thí nghiệm ghép cành
Hạt sau khi được gieo khoảng 5 tháng đến 6 tháng, cao khoảng từ 20
đến 30 cm có thể đem ghép
Tiến hành ghép 40 cây
 Tiêu chuẩn cây gốc ghép
Lựa chọn những cây có phẩm chất tốt, khỏe mạnh, khơng bị sâu bệnh
 Tiêu chuẩn cây gốc ghép ðýợc quy ðịnh trong bảng 1.
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn cây gốc ghép
Tên chỉ tiêu
1. Hình thái
chung

u cầu

Cây khỏe mạnh, khơng bị sâu bệnh hại. Vỏ thân khơng có
vết trầy xýớc phạm vào phần gỗ. Phần thân từ vị trí ghép trở
xuống gốc và cổ rễ phải thẳng và khơng có chồi phát sinh

2. Bộ lá

Có từ 6 ðến 7 lá trýởng thành, các lá có màu xanh ðậm

3. Ðýờng kính

Từ 0,6 cm ðến 1,0 cm, ðýợc ðo tại vị trí cách mặt bầu 20

than

cm

4. Chiều cao

Từ 30 cm trở lên, ðýợc ðo từ mặt bầu tới ngọn

5. Tuổi cây

Từ 3 ðến 5 tháng kể từ ngày gieo hạt

 Yêu cầu về chồi ghép
 Chồi thuần thục (bánh tẻ) lấy ở phần ngoài tán trên cây ðầu dòng hoặc
cây trên výờn cây ðầu dòng.
 Sau khi cắt, chồi ðýợc xử lý bằng cách cắt bớt phần cuống lá sát thân
chồi, tránh cho chồi không bị trầy xýớc.
 Sau khi xử lý ðem chồi ði ghép ngay. Trýờng hợp phải bảo quản, có thể

ðể chồi trong giấy ẩm và ðặc trong thùng xốp nhýng không quá 72 h.
2.3.3.2. Các bước ghép giổi

15


Làm vệ sinh gốc ghép trước một tuần: Cắt cành phụ, làm sạch cỏ vườn,
bón phân, tưới nước lần cuối để nhựa lưu thông tốt trên cây. Chọn những
đoạn cành có màu xanh xen kẽ với những vạch màu nâu (bánh tẻ), lá to, có từ
2 -3 mầm ngủ. Giữ trong bẹ chuối tươi hoặc giẻ ẩm để đem đến vườn ươm.
 Dụng cụ chuẩn bị
1. Dụng cụ chuẩn bị


Băng ghép cây tự dính khi quấn, Dao ghép cây sắc

Băng keo tự dính

Dao ghép cành cây

Hình 2.1: Dụng cụ ghép
Để nâng cao tối đa mức độ thành công của mối ghép cũng như để ngăn
ngừa lan truyền bệnh từ cây này sang cây khác, một điều tối quan trọng là
phải tiệt trùng dụng cụ ghép giữa mỗi lần ghép.
Lựa chọn hom cây nào có đường kính gần bằng cành mục tiêu nhất.
Gốc ghép: dùng dao sắc nhọn cắt ngang cành tạo ra mặt cắt bằng phẳng,
tại tâm của mặt cắt chẻ dọc cành dài khoảng 2cm.
Cành ghép: đoạn cành ghép sử dụng dài khoảng 6cm có đường kính
tương đương với đường kính cành gốc ghép, dùng dao sắc nhọn cắt vát tạo
thành cái nêm dài khoảng 2cm.


16


2. Tiến hành các bƣớc ghép nêm

Hình 2.2: Ghép nêm
Gốc ghép: dung dao sắc nhọn cắt ngang cành tạo ra mặt cắt bằng phẳng,
tại tâm của mặt cắt chẻ dọc cành dài khoảng 4cm.
Cành ghép: đoạn cành ghép sử dụng dài khoảng 6 cm có đường kính
tương đương với đường kính cành gốc ghép, dung dao sắc nhọn cắt vát tạo
thành cái nêm dài khoảng 2 cm.
Dùng dây nilon quấn vòng quanh cành cây từ dưới lên rồi từ trên xuống
buộc chặt lại, đảm bảo kín hết vết ghép.
Sau ghép khoảng 30 ngày cành ghép bắt đầu nhú lá non thì tháo dây
nilon buộc.
 Mục đích khi ghép cây là giúp cho phần tượng tầng của hom cây
được tiếp xúc với phần tượng tầng của cành mục tiêu. Phần tượng tầng là một
lớp mô rất mỏng nằm giữa vỏ cây và gỗ. Khoảng cách của phần thượng tầng
17


đến phần vỏ bên ngồi có khuynh hướng tùy thuộc vào đường kính của gỗ
phía bên trong.
 Để tăng mức độ thành công khi ghép cần điều chỉnh các phần tượng
tầng từ hai góc độ
 Hom cây được điều chỉnh lệch xuống một ít để cả hai phần tượng
tầng được tiếp xúc.

Hình 2.3: Minh họa của một mối ghép nêm cho thấy hom cây khi nhìn éo.

Minh họa dưới đây cho thấy minh họa bên trên sau khi vỏ cây đã được
bóc rời để lộ ra các phần tượng tầng. Các phần tượng tầng tiếp xúc nhau tại
hai điểm. Nên nhớ là các phần tượng tầng không cần phải tiếp xúc hết dọc
theo chiều dài của hom cây. Hai điểm tiếp xúc này đủ giúp cho mối ghép
thành công. Trong khi mối ghép lành lại, mô sẹo sẽ phát triển và nối lại các
phần tượng tầng khơng dính.

Hình 2.4: Minh họa của một mối ghép nêm cho thấy các phần tƣ ng tầng
tiếp xúc nhau tại hai điểm.

18


×