Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tính đa dạng của thực vật ngành dương xỉ tại vườn quốc gia ba vì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TAI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG

TÍNH ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT NGÀNH DƢƠNG XỈ
TẠI VQG BA VÌ- TP. HÀ NỘI

NGÀNH

: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

MÃ NGÀNH : 310

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Phạm Thanh Hà
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Đắc

Lớp

: 57-QLTNTN (C)

Msv

: 1253101893

Khóa học

: 2012-2016

Hà Nội - 2016



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học
Lâm Nghiệp Việt Nam, em luôn nhận được sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo ân
cần của các thầy giáo, cô giáo, sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn
học cùng với sự động viên khích lệ của gia đình và người thân đã giúp em
vượt qua những trở ngại và khó khăn để hồn thành chương trình đào tạo đại
học chính quy chuyên ngành: Quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình
chuẩn). Nhân dịp này, em xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới ThS.
Phạm Thanh Hà - Trường đại học Lâm Nghiệp Việt Nam thầy đã hướng dẫn
nghiên cứu và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong q trình thực hiện đề
tài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn! Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy, các cô
đã tham gia giảng dạy em trong xuốt quá trình học tập và rèn luyện tại
Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Em Xin cảm ơn! Ban quản lý và cán bộ cơng nhân viên VQG BaVì,
huyện Ba Vì- Tp. Hà Nội đã giúp đỡ em trong việc điều tra nghiên cứu thực
tế. Sự hoàn thành tốt đề tài này sẽ là niềm cổ vũ lớn, nguồn động lực lớn và là
bước khởi đầu cho những sinh viên sắp ra trường như chúng em. Mặc dù đã
có những cố gắng trong q trình nghiên cứu thực hiện khóa luận nhưng do
điều kiện hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cịn ít, hơn nữa đây là đề tài ít
được quan tâm do vậy tài liệu tham khảo rất hạn chế và nhiều những khó
khăn khách quan như địa hình, thời tiết,…vì vậy đề tài khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè cùng trường để đề tài
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Đắc



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................ 3
1.1. Đặc điểm của ngành Dƣơng xỉ ( Polypodiophyta) ............................. 3
1.2.Các cơng trình nghiên cứu Trên thế giới............................................. 4
1.3. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc ............................................... 5
CHƢƠNG II .................................................................................................... 6
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG & PHAM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 6
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 6
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu & phạm vi nghiên cứu .................................... 6
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 6
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 7
2.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp............................................... 7
2.4.2. Phương pháp nôi nghiệp .............................................................. 11
CHƢƠNG III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 13
3.1.Vị trí địa lý ............................................................................................ 13
3.2. Địa hình - Địa mạo .............................................................................. 13
3.3. Khí hậu,thủy văn ................................................................................ 14
3.4. Hệ sinh vật ........................................................................................... 15
3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội. .................................................................. 16
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ........................... 18
4.1 Thành phần loài Dƣơng xỉ tại khu vực nghiên cứu .......................... 18



4.2. Dạng sống và cơng dụng của các lồi Dƣơng xỉ trên khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................... 22
4.2.1. Dạng sống của các lồi Dương xỉ tìm thấy trên khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................ 22
4.2.2 Giá trị sử dụng của từng loài Dương xỉ trên khu vực nghiên cứu ..... 23
4.3. Đánh giá yếu tố địa lý của các loài Dƣơng xỉ trên khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................... 31
4.4. Xác định đặc điểm phân bố các loài Dƣơng xỉ theo sinh cảnh. ...... 33
4.5. Đề xuất các giải pháp góp phần quản lý và phát triển bền vững tài
nguyên ngành Dƣơng xỉ cho VQG Ba Vi ................................................ 37
KẾT LUÂN-TỒN TẠI- KHUYÊN NGHỊ .................................................. 39
Kết luận ....................................................................................................... 39
Tồn tại ......................................................................................................... 41
Khuyến nghị ............................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Danh mục các loài Dương xỉ nghiên cứu ....................................... 18
Bảng 4.2. Tổng hợp số chi và số loài theo các họ thực vật thuộc ngành Dương
xỉ tại khu vực nghiên cứu.................................................................... 21
Bảng 4.3.Dạng số của các loài Dương xỉ nghiên cứu ..................................... 22
Bảng 4.4. Giá trị sử dụng của các loài Dương xỉ trên khu vực nghiên cứu .... 25
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp giá trị sử dụng của Dương xỉ ................................. 29
Bảng 4.6. Bảng đánh giá yếu tố địa lý của các loài thuộc ngành Dương xỉ tại
khu vực nghiên cứu ............................................................................. 31
Bảng 4.7. Bảng phân bố Dương xỉ theo các sinh cảnh ................................... 34


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. So sánh tỷ lệ % giá trị cơng dụng.................................................... 29
Hình 4.2. Tỷ lệ phần trăm các lồi Dương xỉ theo các yếu tố địa lý .............. 32
Hình4.3. Phân bố Dương xỉ theo sinh cảnh .................................................... 36


CÁC KÝ TỰ VIẾT TĂT

BUI

: Cây bụi

VQG

: Vườn quốc gia

ĐVCXS: Đơng vật có xương sống
OTC

: Ơ tiêu chuẩn


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
I. Tên khóa ln: Tính đa dạng của thực vật ngành Dương xỉ tai VQG Ba vì Tp. Hà Nội
II. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đắc
1. Giáo viên hưỡng dấn: ThS. Phạm Thanh Hà
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, đặc điểm phân bố theo sinh cảnh, đặc tính sinh
thái, các yếu tố địa lý và giá trị sử dung của các loài thực vật ngành Dương xỉ
tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần quản lý và phát triển nguồn tài
nguyên ngành Dương xỉ cho VQG Ba vì.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài Dương xỉ tại khu vực nghiên cứu.
- Xác đinh dạng sống, giá trị sử dụng của các lồi Dương xỉ tìm thấy.
- Đánh giá các yếu tố địa lý của các loài Dương xỉ điều tra.
- Đặc điểm phân bố qua các sinh cảnh của các loại Dương xỉ tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý và phát triển tài nguyên thuộc
ngành Dương xỉ cho VQG Ba vì.
4. Những kết quả đạt được
Đề tài đã xác định được 22 loài Dương xỉ thuộc 18 chi và 13 họ trong đó
Các họ có số chi xuất hiện nhiều nhất là: Dryopteridaceae, Polypodiaceae
Thelypteridaceae,Woodsiaceae.
Gần như 100 % dạng sống các loài Dương xỉ tìm thấy trên khu vực nghiên
cứu ở dạng cây bụi, chưa thấy các lồi có dạng bị và dạng dây leo hay dạng
bèo nổi.
Dương xỉ nghiên cứu tại khu vực đa phần năm trong khu hệ thực vật nhiệt
đới châu Á.


Các loài Dương xỉ năm trên 8 sinh cảnh đặc trưng của khu vực VQG Ba
Vì, đa số các lồi xuất hiện dưới độ tàn che 0,3- 0,8 và mức độ che phủ từ 10
% - 90%.
Một số giải pháp chính giúp bảo tồn và quản lý tơt ngng tài nguyên này
là: sự tuyên truyền tốt nâng cao ý thức của khách du lịch và người dân địa
phương; đồng tời xây dựng các dự án, các nghiên cứu về bảo tồn các lồi
Dương xỉ nơi đây một cách có hệ thống.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai
trò to lớn đối với đời sống con người như: cung cấp nguồn gỗ, thực phẩm,
dược liệu, củi, điều hịa khí hậu, tạo oxy, điều hịa nước, bảo vệ mơi trường, là
nơi cư trú của các loài động thực vật và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm.
Chức năng của rừng chỉ được phát huy khi rừng có kết cấu và sự tổ thành
hợp lý.
Trong tổ thành rừng mưa nhiệt đới, Dương xỉ là thành phần chủ yếu của
tầng thảm tươi gần mặt đất nên chúng đóng vai trị khá quan trọng trong các
chức năng của rừng. Chúng khác với các thực vật có hạt ( hạt trần, hạt kín) ở
phương thức sinh sản do khơng có hoa và hạt. Dương xỉ hiện nay thường là
những loài cây thân cỏ bé nhỏ nhưng vơ cùng đa dạng về hình thái, thành
phần và dạng sống. Trong đời sống hàng ngày đặc biệt là là trong y học rất
nhiều loài Dương xỉ được sử dụng làm thuốc, làm thức ăn cho người và gia
xúc, làm cảnh…
Nhìn chung cho tới nay, ngồi một số tài liệu phân loại Dương xỉ chung
trong phạm vi cả nước thì ít các cơng trình nghiên cứu nào sâu về sự đa dạng
các loài Dương xỉ cho một khu vực nghiên cứu nhỏ. Vườn quốc gia Ba Vì
được coi là một “ phòng tiêu bản sống” với nhiều mẫu chuẩn của hệ thực vật
Việt Nam. Do hệ thực vật Ba Vì phân bố theo độ cao nên khá phong phú, đa
dạng, với nhiều trạng thái rừng khác nhau đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều
loài Dương xỉ sinh sống và phát triển.
Vì vậy việc nghiên cứu về tính đa dạng của hệ thực vật ngành Dương xỉ
góp phần bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về đa dạng tài nguyên thực vật của Việt
Nam nói chung và tài nguyên thực vật VQG Ba Vì nói riêng. Các nghiên cứu
đã được tiến hành từ lâu nhưng diễn biến theo thời gian, số liệu cần ngày càng
được bổ sung nhưng chưa có một cơng trình nghiên cứu tổng thể và thống
nhất với các cơng trình trước đó nên số liệu về đa dạng hệ thực vật ngành
Dương xỉ tại Ba Vì khác nhau theo các công bố khác nhau.
1



Trên quan điểm xây dựng một bộ số liệu cập nhật trên phạm vi nhỏ làm
cơ sở cho việc đánh giá, rà sốt tính đa dạng hệ thực vật ngành Dương xỉ của
VQG Ba vì, cả về mặt đa dạng loài, đa dạng giá trị sử dụng, dạng sống ..nhằm
phục vụ công tác quản lý bảo tồn ngành Dương xỉ có hiệu quả hơn.Vì lý do
đó em đã chon đề tài “ Tính đa dạng thực vật thuộc ngành Dƣơng xỉ tại
VQG Ba Vì - Tp. Hà Nội ” với mong muốn góp một phần nhỏ làm phong
phú hơn nguồn tài liệu về nghiên cứu các loài thực vật ngành Dương xỉ.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm của ngành Dƣơng xỉ ( Polypodiophyta)
Theo phân loại của Takhtajan thì Dương xỉ thuộc phân lớp thực vật bậc
cao nhưng còn mang dáng dấp nguyên thủy, chúng sinh sản bằng bào tử qua
cơ chế phân chia thân, rễ, lá rõ ràng. Tuy nhiên, nhờ khả năng thích ứng tốt
với mơi trường sống chúng luôn đảm bảo được lượng tái sinh và phân bố ở
nhiều dạng sinh cảnh khác nhau.Trong nghiên cứu xác định loài Dương xỉ,
người ta đặc biệt chú trọng vào những đặc điểm cơ bản về hình thái gồm có
thân , rễ, lá và túi bào tử. Đặc biệt là sự sắp xếp của ổ túi bào tử trên lá sinh
sản. Chúng là chỉ tiêu nhận dạng và phân biệt các loài Dương xỉ với nhau và
cũng là chỉ tiêu phân biệt Dương xỉ với các loài thực vật bậc cao khác.
Thân của Dương xỉ có thể là thân gỗ hay thân có dạng bụi. Hầu hết các
lồi Dương xỉ đều có thân ngầm dưới đất hay gầm mặt đất, một số loài ở dạng
thân nổi cao và dây leo. Dương xỉ thường sống ở những vùng ẩm thấp trên
mặt đấy có khi bám trên đá hoặc trên thân cây khác. Những loại có rễ phụ
thường có rễ bám dạng dẹt rất chắc chắn, những loại khác có rễ mọc thành bụi

lớn hay thưa thớt. Lá Dương xỉ thường chứa phân hóa sinh dưỡng và lá sinh
sản, ít khi mang 2 loại lá trên. Chúng có nguồn gốc từ cành thối hóa lá đơn
chia thùy nhiều lần lúc cịn non cuốn lại thành dạng thoa. Cấu tạo gân phiến
thay đổi theo lồi.
Bào tử của Dương xỉ hình cầu, trái xoan hoặc hình trứng bên ngồi được
bao bọc bởi lớp vỏ là túi bào tử, trên túi có vịng cơ là cơ quan chuyển hóa để
mở bào tử. Các bào tử sắp xếp lại thành các ổ túi bào tử hay thành dãy dài. Sự
sắp xếp túi bào tử trên lá là một chỉ tiêu quan trọng để phân loại Dương xỉ.
Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ dựa vào sự sắp xếp của các túi bào
tử hay dãy bào tử để nhận dạng chứ khơng đi sâu tìm hiểu cấu tạo của bào tử.

3


1.2.Các cơng trình nghiên cứu Trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu ngành Polypodiophyta là một quá trình phát triển
phức tạp của các quan điểm nghiên cứu của các nhà Khuyết thực vật trên thế
giới. Ở thế kỷ thứ 18 có một số các nhà phân loại thực vật như M.Adámon và
D Jussieu đã sử dụng đặc điểm cấu tạo của túi bào tử làm dấu hiệu phân loại
chính cho chi Rang đây được coi là phân loại đơn giản nhất mở đầu cho lịch
sử nghiên cứu ngành Polypodiophyta. Tiếp đến là 2 cơng trình quan trọng và
có giá trị của Linneaus là Genera Plantarum (1737) và Species Plantarum
(1753) . Ngoài ra cịn rất nhiêu nghiên cứu và các cơng trình sau đó như
Mirbel (1811-1871), Swartz (1760-1818), C.Presl (1794-1852), W.J.Hooker
(1785-1865), Fée (1789-1874), Mettenius (1823-1866), Moore (1808-1879)...
Giải đoạn tiếp theo vào 25 năm sau thế kỉ 18 và tới nay thì do ảnh hưởng
nhiều của học thuyết tiên hóa của Darwin (1859) thì các nghiên cứu về ngành
Dương xỉ phải xét tới các mối quan hệ về chủng loại các nghiên cứu tiêu biểu
như: C.Christensen (1872-1942), Dickason 1946... các nghiên cứu đều có
nhưng đóng góp quan trong và làm cở sở phân loại cho ngành Dương xỉ của

thế giới. Theo hệ thống phân loại của Nayar thì trên thế giới có khoảng
12.838 loài, 316 chi, 58 họ,19 bộ, 3 lớp thuộc ngành Dương xỉ ( Hasseler và
Swale,2001).Trong đó ở Đơng Nam Á có khoảng 4400 lồi.
Thời kỳ thuộc Pháp, những nhà nghiên cứu người Pháp đã tìm hiểu hệ
thực vật Việt Nam nói riêng và của Đơng Dương nói chung. Lúc này họ bắt
đầu chú trọng đến phân loại học. Tác giả Lacongdo Gagnepanh (1907-1943)
cùng nhiều tác giả khác cơ bản đã hồn thành tập “ Thực vật chí Đơng
Dương”, thống kê hầu hết các loài thực vật thượng đẳng trừ Ngành Rêu
(Bryophyta).
Một số chuyên đề, bài báo của bà Tacdibolo đã được giới thiệu các lồi
Dương xỉ ở Đơng Dương. Trong cơng trình “ Yunnan Ferns of China” của
các giả Jiao Yu và Li Chengsen đã mô tả sơ bộ kèm hình ảnh nhận biết 288
lồi thuộc 37 họ trong ngành Dương xỉ, đây là cuốn sách rất có ích cho q
trình điều tra thực địa vì có hình ảnh đẹp, đặc tả rõ ràng.

4


Ngồi ra cịn có cơng trình nghiên cứu về Dương xỉ trong bộ thực vật chí
Trung Quốc và Đài Loan. Trong các tài liệu này rất nhiều loài Dương xỉ được
mơ tả chi tiết và kèm theo hình vẽ.
1.3. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, Dương xỉ được đề cập đến cùng với các loài cây cỏ khác.
Chúng được tìm hiểu từ rất sớm. Danh y Tuệ Tĩnh (TK 14) đã mơ tả một số
lồi Dương xỉ như loại Bổ cốt toái ,Cốt rắn trong “ Nam dược thần hiệu”. Tuy
nhiên ông cũng chỉ coi chúng như các loại cây thuốc có dạng cỏ giống như
579 lồi cây đã mơ tả.
Sau giải phóng, các nha khoa học Việt Nam đã tìm hiểu, nghiên cứu tồn
bộ hệ thực vật trên toàn quốc. Họ tiến hành phân vùng phân bố và xác định
nhóm yếu tố cho hầu hết các loài thực vật phát hiện được. Hàng loạt các bài

báo, sách chuyên khảo về thực vật của các tác giả Võ Văn Chí, Lê Khả Kế,
Trần Hợp, Phạm Hồng Hổ, Phan kế Lộc… đã đánh giá được mức độ phong
phú của hệ thực vật trên toàn quốc, riêng ngành Dương xỉ đã thống kê được
621 loài thuộc 126 chi và 29 họ.
Phạm Hồng Hộ từ 1991-1993 đã mơ tả những lồi cây cỏ Việt Nam
trong đó có 645 lồi và lồi phụ ngành Dương xỉ và là cơng trình đầu tiên mơ
tả tồn bộ hệ thực vật Việt Nam.
Trong tài liệu “ Cây cỏ có ích ở Việt Nam” của tác giả Võ Văn Chi và
Trần Hợp đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái và cơng
dụng của 182 lồi thực vật thuộc ngành Dương xỉ.
Ngoài ra một số loài Dương xỉ cũng được đề cập tới trong “ Cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi.
Ở tại khu vực VQG Ba vì thì chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về tính
đa dạng loại thực vật ngành Dương xỉ mà chỉ có chỉ có danh mục phân lồi
Dương xỉ của vườn chưa đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm phân loài cụ thể.
Như vậy hầu hết các tác giả Việt Nam đều nghiên cứu thực vật trong
phạm vi toàn quốc và có xu hướng nghiên cứu tính đa dạng sinh vật chứ chưa
đi sâu vào các nhóm lồi nên các tài liệu phục vụ tra cứu, phân loài Dương xỉ
cịn khá ít ở Việt Nam.
5


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG & PHAM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, đặc điểm phân bố theo trạng thái rừng, đặc
tính sinh thái,các yếu tố địa lý và giá trị sử dung của các loài thực vật ngành
Dương xỉ tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần quản lý và phát triển nguồn tài

nguyên thuộc ngành Dương xỉ cho Vườn quốc gia Ba vì.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu & phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu
Là các lồi thực vật thuộc ngành Polypodiophyta có trong tự nhiên
hiện diện trong hệ thực vật Vườn quốc gia Ba vì, trên cơ sở các tư liệu, các
ảnh chụp và các mẫu tươi sống được thu thập qua các chuyến khảo sát thực
địa.
*Phạm vi nghiên cứu
Là khu vực từ cốt 400- cốt 600 ( Động Ngọc Hoa- Nhà Thờ Cổ )
thuộc Vườn quốc gia Ba vì - xã Tản Lĩnh- huyện Ba Vi - tp. Hà Nội. Lý do
Vườn quốc gia Ba vì năm trên vùng đồi núi cao có sương mù, khí hậu ẩm ướt
( độ ẩm khơng khí 83%), có hệ thơng suối và khe giơng nhiều vơi lượng mưa
trung bình năm lớn làm nên thảm thực vật ẩm ướt thích hợp với nhiều lồi cây
bui dây leo sinh sống và phát triển mạnh như Dương xỉ, rồ ô và một số loại
dây leo.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng được các mục tiêu đề ra đề tài triên khai các nội dung
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần lồi trong ngành Dương xỉ
tại khu vực nghiên cứu

6


- Xác đinh dạng sống, giá trị sử dụng của các loài Dương xỉ trên khu vực
nghiên cứu
- Đánh giá các yếu tố địa lý của các loài điều tra được trong khu vực
nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm phân bố qua các sinh cảnh của các loại Dương xỉ
tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý và phát triển tài nguyên
thuộc nhóm Dương xỉ cho Vườn quốc gia Ba vì
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thu được những kết quả, chính xác phủ hợp với mục đích và u cầu
nội dung của khóa luận trong thơi gian quy định, em đã chọn phương pháp
điều tra theo tuyến ( mở các tuyến điều tra qua các sinh cảnh đặc trưng của
khu vực nghiên cứu). Nhằm điều tra tính đa dạng và thành phần lồi , đặc
điểm phân bố của Dương xỉ. Đồng thời điều tra phỏng vấn người dân và các
nhân viên quản lý VQG xung quanh địa điểm nghiên cứu để tìm hiểu về tên
địa phương các giá trị sử dụng của các loài Dương xỉ nơi đây.
2.4.1.Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Quy trình điều tra nghiên cứu thực địa áp dụng theo phương pháp được
Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong “ Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật
” (1997), “ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ” (2004), và “ Các phương pháp nghiên
cứu thực vật ” (2008).
 Dụng cụ và trang thiết bị phục vụ khảo sát thực địa
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1 25.000; máy định vị toàn cầu: GPS Garmin,
GPS Magellan 315; các bảng biểu để ghi chép thông tin điều tra.
- Thước dây, địa bàn, nhãn, dây buộc ,máy ảnh, bút ghi ; máy ảnh, ống
nhòm; kẹp tiêu bản…
-Thu thập các tài liệu liên quan tới các loài thực vật ngành Dương xỉ
trong khu vực nghiên đã có và các tài liệu về địa hình,địa chất, khí hậu...

7


 Phương pháp kế thừa
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu nghiên cứu trước đây về vấn đề đa
dạng hệ thực vật ngành Dương xỉ của khu vực Ba Vì, các tài liệu đảm bảo độ
chính xác về thơng tin.

 Điều tra sơ thám
Dựa vào bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa hình tơi đã tiến hành điều
tra sơ thám nhằm :
- Xác định ranh giới, phạm vi khu vực điều tra
- Xác định sinh cảnh rừng có trong khu vực nghiên cứu
- Nắm được địa hình, giao thơng đi lại trong khu vực từ đó xác định
được hướng đi của tuyến điều tra.
- Nắm được thông tin phân bố các loài thực vật ngành Dương xỉ trong khu
vực nghiên cứu qua các thông tin trện mạng, nghiên cứu trước đó... từ đó ước tính
được thời gian và khối lượng công việc để lên kế hoạch điều tra phù hợp.
 Xác định tuyến nghiên cứu và điểm nghiên cứu
Bản đồ hiện trạng rừng VQG Ba vì năm 2010

8


Dựa địa hình, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng của VQG Ba Vì,
tiến hành vạch tuyến khảo sát. Sử dụng la bàn, máy định vị vệ tinh GPS và
bản đồ để xác định vị trí của tuyến điều tra, các điểm nghiên cứu ngoài thực
địa, yêu cầu đặt ra là các tuyến điều tra cần đi qua các sinh cảnh sống và trạng
thái rừng khác nhau.
Tổng số tuyến điều tra: 4 tuyến chiều dài 2,5 km bề rộng quan sát khoảng
4-5 m, khoảng cách giữa các tuyến là từ 50-100m theo độ cao cụ thể là:
Tuyên 1: Toàn bộ đường đi vào Động Ngọc Hoa.
Tuyến 2: Toàn bộ đoạn đường nhựa đối diện vườn thực vật
Tuyến 3. Toàn bộ đường đi vào suối Ngọc Hoa.
Tuyến 4. Toàn bộ đường đi vào khu nhà thờ cổ thời pháp thuộc
Trên mỗi tuyến điều tra khi phát hiện loài Dương xỉ ta sẽ tiến hành thu
thập mẫu, chụp ảnh và hoàn thành các các thông tin theo mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 01: Điều tra Dƣơng xỉ trên tuyến

Số tuyến:...........................

Ngày điều tra:....................

Người điều tra:..................

Dạng sinh cảnh:.................

Địa hình:............................

Trạng thái rừng:................

Đặc điểm tuyến.......................................................................................
Dạng sống
Stt

Nơi sống

Vị trí
Độ

Tên

Ghi

tàn

lồi
Bụi


Leo

Bị

che

Chân

Sƣờn

Đỉnh

Đất

Dƣới
nƣớc

Ven
bờ
nƣớc

1

2
3
...
( Ghi theo cách đánh dâu “ x ” vào các ô trên biểu điều tra).
9

Đá


chú


Đối với những loài thu thập làm mẫu vật cả cây và ép khô kết hợp chụp
ảnh khi mẫu tươi để phục vụ cho cơng tác giám định tên lồi yêu cầu là phải
có đủ lá sinh sản , sinh dưỡng, thân rễ và ghi số hiệu tiêu bản trên Etiket bằng
bút chì.
 Lập ơ tiêu chuẩn điều tra
Cùng với lập tuyến điều tra em đồng thời lập các ô tiêu chuẩn cho từng
sinh cảnh sống và trạng thái rừng đặc trưng ở các đai độ cao khác nhau, theo
các hướng sườn khác nhau của núi Ba Vì. Bậc độ cao xác định trên bản đồ địa
hình và kiểm tra bằng GPS ngồi thực địa. Cơng việc này giúp điều tra phát
hiên bổ xung thêm các loài cho tuyến điều tra đồng thời mô tả đặc điểm khu
vực phân bố của loài.
OTC phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đặt tại vị trí điển hình đại diện cho trạng thái rừng khác nhau, mỗi trạng thái
tiến hành điều tra OTC.
- Diện tích mỗi OTC: 25m2 (5m x 5m).
Các chỉ tiêu được ghi chép trong biểu sau:
Mẫu biểu 02: Điều tra Dƣơng xỉ trong OTC
Số hiệu tuyến điều tra :.................

Độ dốc:...........................

Trạng thái rừng

:..................

Hướng dốc:....................


Đặc điểm tuyến

:..................

Độ cao tuyệt đối:...........

Tọa độ OTC

:..................

Ngày điều tra:...............

Số
Tên Dạng
Stt
lƣợng
loại sống
cây
1

Sinh trƣởng
Tốt

Tb

Xấu

Độ
tàn

che

Độ
che
phủ

Ghi chú

2
...

Trong đó độ tàn che, độ che phủ xác định bằng phương pháp đo 100 điểm.

10


( Sử dụng kính ngắm đo tàn che và che phủ bề mặt).
Xác định sinh trưởng dựa vào chỉ tiêu:
- Cây sinh trưởng tốt: là những cây không bị sâu bệnh, thân và lá gần
như nguyên vẹn.
- Cây sinh trưởng trung bình: Cây bị sâu bệnh, < 2/3 số lượng lá trên
thân bị hại.
- Cây xấu: Bị sâu bệnh, > 2/3 số lượng lá trên thân bị hại.
2.4.2. Phương pháp nơi nghiệp
 Phương pháp xây dựng danh lục các lồi Dương xỉ trong khu vực
nghiên cứu.
- Giám định mẫu vật: Các loài chưa biết tên hoặc chưa chắc chắn được
kiểm tra và gíam định dựa trên mẫu vật khơ và ảnh chụp. Đối chiếu đặc điểm
mẫu vật với phần mô tả qua các tài liệu tham khảo sau [ 9,12,13,14,15,] ( xem
phần tài liệu tham khảo) để xác định tên lồi. Ngồi ra cơng tác giám định cịn

sử dụng phương pháp đối chiếu với các mẫu vật trong phòng tiêu bản của
trường Đại học Lâm Nghiệp.
- Lập danh mục và xắp xếp các loài đã được phát hiện tại khu vực
nghiên cứu và các họ thực vật. Các họ trong ngành được xắp xếp theo thứ tự
a,b,c.Trong mỗi họ các loài cũng được sắp xếp theo vần a,b,c của tên La tinh.
Mẫu biểu 03: Danh mục các loài thực ngành Dƣơng xỉ tại VQG - Ba Vì
TT

Tên khoa học

Tên việt nam

Mẫu

Ghi chú

1
2
3
...
Từ danh mục đã lập tổng hợp số liệu và phân tích về tính đa dạng
thành phần lồi, dạng sống, công dụng đưa ra các kết luận cho khu vực điều
tra. Áp dụng hệ thống phân loại các đơn vị thảm thực vật có ngành Dương xỉ

11


trên quan điểm của Thái Văn Trừng (1978) để đánh giá tính đa dạng của thảm
thực vật nơi đây.
 Điều tra giá trị sử dụng của Dương xỉ

Dựa vào quá trình phỏng vấn người dân và các cán bộ kiểm lâm
quản lý VQG Ba vì kết hợp tham khảo các tài liệu cụ thể như: “ Tên cây rừng
việt nam của PGS.TS Triệu Văn Hùng”, các tài liệu cây thuốc trong dân gian,
cây cảnh...[ 4,7,8,11 ] và cộng với sự hiểu biết của bản thân để xác đinh giá
trị sử dụng của từng lồi tìm thấy và hồn thành kết quả theo mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 04: Biểu diều tra giá tri sử dụng các loài Dƣơng xỉ
Giá trị sử dụng

Stt

Thức

Tên Tên
họ

lồi

Làm

Làm Thức

thuốc cảnh

ăn

ăn
cho
ĐV

1

2
3
...

12

Bộ
Làm
vật
liệu

phận
Phân
xanh

sử
dụng

Nguồn
thơng
tin


CHƢƠNG III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
3.1.Vị trí địa lý
VQG Ba Vì có tọa độ địa lý:
Từ 20 055′ – 21 007′ Vĩ độ Bắc
Từ 105 018′ – 10 5 030′ Kinh độ Đơng.

VQG Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai
Thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hịa Bình, cách thủ đơ Hà
Nội 60Km theo đường Quốc lộ 21A, 87.
- Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì –
TP Hà Nội.
- Phía Nam giáp giác xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã
Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình.
- Phía Đơng giáp các xã Vân Hịa, n Bài thuộc huyện Ba Vì, xã Yên
Quang thuộc huyện Lương Sơn, các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân
thuộc huyện Thạch Thất, xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, Thành phố
Hà Nội.
- Phía Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà
Nội, và xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình.
Tổng diện tích rừng và đất rừng 10.814,6 ha.
Vườn Quốc Gia Ba vì được chia làm 3 phân khu chức năng :
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
- Phân khu phục hồi sinh thái
- Phân khu dịch vụ hành chính
3.2. Địa hình - Địa mạo
Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với
vùng bán sơn địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ
cách hợp lưu sông Đà và Sông Hồng 20Km về phía Nam.Trong Vườn quốc
13


gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1000m như Đỉnh Vua (1296),
đỉnh Tản Viên (1227m), đỉnh Ngọc Hoa (1131m), đỉnh Viên Nam (1081m) và
một số đỉnh thấp hơn như đỉnh Hang Hùm 776, đỉnh Gia Dê 714m…
Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dơng chính. Dải dông thứ nhất chạy
theo hướng Đông – Tây từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh

Hang Hùm dài 9km. Dải dông thứ 2 chạy theo hướng Tây – Bắc – Đông –
Nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11km, sau đó dảy này
chạy tiếp sang Viên nam tới dốc Kẽm (Hịa Bình).
Ba Vì là một vùng núi có độ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ cuống sơng
Đà, dốc hơn so với sườn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là
250, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là
350, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vườn là khơng thuận lợi.
3.3. Khí hậu,thủy văn
 Khí hậu
Khu vực VQG Ba Vì có khí hậu phong phú và đa dạng, chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố sinh khí hậu đặc thù. Do nằm ở vĩ độ Bắc và chiu tác động của
chế độ gió mùa, khí hậu khu vực thuộc loại khí hậu nhiệt đới ẩm với 2 mùa điể
hình là mùa hè nóng ẩm, mùa đơng lạnh. Tuy nhiên , địa hình núi cao khu vực
Ba Vì đã làm cho khí hậu điển hình trên bị phân hóa thành các vàng đai khí
hâu, đặc biệt thuận lợi cho hoạt động du lịch, Nghỉ ngơi vào mùa hè.
 Chế độ nhiệt
- Phân bố nhiệt trung bình năm ở các vùng thấp dưới 100m khoảng 2323.5 oC, tương ứng với tổng nhiệt 8300-8400 oC. Càng lên cao 500 m nhiệt độ
trung bình la 20 oC cịn ở 100m là 18 oC.sự biến đổi nhiệt đi kèm với biến đổi
khí hậu cảnh quan từ nóng ẩm dưới thấp lên khô lạnh ở trên 500m.
- Biến đổi nhiệt theo mùa trong năm khá cao, khoảng 12 oC. Mùa lạnh
ở vùng chân núi kéo dài từ tháng 11-3, còn lại là mùa nóng. Tháng nóng nhất
nhiệt độ lên tới 28-29 oC, tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình 16-16.55 oC. Ở
vùng núi cao trên 1000m, nhiệt độ trung bình tháng không vượt quá 23 oC.
14


- Dao động nhiệt ngày đêm có biên độ nhiệt khá lớn khoảng 8 oC
 Chế độ ẩm- mưa
- Lượng mưa trung bình hằng năm tương đối cao và khơng đồng đều. Ở
vùng núi cao và sườn đông của sườn núi lượng mưa từ 2000-2400 mm trên

năm,ở vùng xung quanh núi từ 1600-2000 mm trên năm. Số ngày mưa trong
năm từ 130- 150 ngày, tỉ lệ thuận với lượng mưa. Lượng mưa phân phối
không đều trong năm, Lượng mưa 6 tháng trong mùa mưa chiếm 80% Lượng
mưa phân phối không đều trong năm, lượng mưa 6 tháng trong mùa mưa
chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 7,8,9.
 Các yếu tố khí hậu và thời tiết khác
- Bức xạ hàng năm từ 120-130 Kcal trên 1cm2 trong năm, thấp hơn với
các vùng khác cùng vĩ độ.
- Tốc độ ở vùng khuất núi tương đối yếu, trung bình khoảng 1,0-2,0
trên s.
- Khơng khí khu vực hầu như ẩm ướt quanh năm, độ ẩm trung bình
tháng 80-90%.
* chú ý:
- Gió tây khơ và nóng trong các tháng 5,6,7
- Sương muối
 Thủy văn

- Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu theo hai hướng chính: Hướng Bắc,
Đơng Bắc là phụ lưu của sông Hồng và hướng Tây là phụ lưu của sông Đà
3.4. Hệ sinh vật
 Hệ thực vật
Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ
sung năm 2008, cho tới nay VQG Ba Vì có 1201 lồi thực vật bậc cao có
mạch thuộc 649 chi và 160 họ. như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã
khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn. So với kết quả điều
tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và
15


số loài tăng 389 loài. Nét riêng của vùng cao Ba Vì là tuy cùng nằm trong

vùng có hệ thực vật bản địa của Việt Nam – Nam Trung Hoa như một số nơi
khác nhưng ảnh hưởng của độ cao, số loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á
nhiệt đới và ôn đới nhiều hơn.
 Hệ động vật
Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có
xương sống (ĐVCXS) ở VQG Ba Vì thống kê được 342 lồi.Trong đó, có 3
lồi đặc hữu và 66 lồi ĐVR q hiếm. Trong 342 lồi đã ghi nhận, có 23 lồi
có mẫu được sưu tầm hoặc đang được lưu trữ ở địa phương, 141 loài được
quan sát ngoài thực địa và 183 loài theo phỏng vấn thợ săn hoặc tập hợp qua
tài liệu đã có.Trong số động vật gặp ở Ba Vì, có 70 lồi cho thịt, da, lông và
làm cảnh.Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở Ba Vì ở 2 lớp Bị sát và
Lưỡng thê. Đó là các lồi Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch
vạch (Chaparana delacouri). Nhóm động vật q hiếm ở VQG Ba Vì có 66
lồi, phần lớn là lồi ĐVR nhỏ, hoặc trung bình.
3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội.
 Dân số, dân tộc, lao động
Dân số trong khu vực có 20.569 hộ, 89.981 người. Dân tộc Mường
chiếm 77,3%; dân tộc Kinh 20,4%; dân tộc Dao 2,15% và dân tộc thái 0,15%.
Tổng số lao động là 51.558 người.
 Sản xuất nơng nghiệp
Diện tích đất nơng nghiệp trong vùng chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm
44,9%; diện tích đất nơng nghiệp chiếm 22,04%. Bình qn đất nơng nghiệp
trên đầu người thấp, 996 m2 người (bao gồm cả đất cấy lúa và đất trồng màu).
Sản xuất lương thực: trung bình 4,55 tấn ha năm.
 Sản xuất lâm nghiệp
Trong khu vực khơng có khai thác rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng
do Vườn quản lý, rừng trồng ở các xã theo chương trình 327, 661 và các dự
án khác là rừng phịng hộ do vậy khơng khai thác.
16



 Công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ
Trên địa bàn có 8 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, quy mơ của các cơ sở
nhỏ. Có 11 cơ sở du lịch đang hoạt động.
 Cơ sở hạ tầng
Giáo dục: Tồn vùng đã có 1.309 giáo viên 14.731 học sinh.
Giao thơng: các xã đều có đường liên xã đã được trải nhựa. Hệ thống lưới
điện Quốc gia đã đến tất cả các xã.

17


×